Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.45 MB, 109 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
––––––––––

––––––––––




NGUYỄN TÙNG LÂM





HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ RẦY VÀ SỰ MẪN
CẢM MỘT SỐ LOẠI THUỐC CỦA RẦY LƯNG TRẮNG
Sogatella furcifera (Horvath) TẠI HƯNG NGUYÊN, NGHỆ AN
VỤ MÙA NĂM 2014





LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
––––––––––

––––––––––



NGUYỄN TÙNG LÂM





HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ RẦY VÀ SỰ MẪN
CẢM MỘT SỐ LOẠI THUỐC CỦA RẦY LƯNG TRẮNG
Sogatella furcifera (Horvath) TẠI HƯNG NGUYÊN, NGHỆ AN
VỤ MÙA NĂM 2014







CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM OANH



HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc

Hà Nội, Ngày Tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Tùng Lâm









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thanh đề tài tốt nghiệp ngoai sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tinh của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Oanh – Bộ môn Côn Trùng – Khoa Nông học – Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trinh
thực hiện đề tài và hoàn thanh bản luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Hồ Thị Thu Giang
và các thầy cô trong bộ môn Côn trùng Khoa Nông học, Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả người thân, bạn bè và
những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trinh học tập và
thực hiện luận văn này

Hà Nội, Ngày Tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Tùng Lâm



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
3 Cơ sở khoa học của đề tài 3
4 Mục tiêu của đề tài 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Phân loại, phân bố, ký chủ của rầy lưng trắng Sogatella furcifera
(Horvath) 5
1.2 Triệu chứng gây hại và thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra 6

1.3 Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng 8
1.4 Biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng 10
1.4.1 Biện pháp canh tác
10
1.4.2 Biện pháp giống chống chịu
10
1.4.3 Biện pháp sinh học
12
1.4.4 Biện pháp vật lý cơ giới
12
1.4.5 Biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
13
1.5 Tình hình nghiên cứu tính kháng thuốc 15
1.5.1 Khái niệm tính kháng thuốc và cơ chế kháng thuốc trừ sâu của
côn trùng
15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.5.2 Tình hình kháng thuốc của rầy lưng trắng Sogatella furcifera
đối với các nhóm hoạt chất
18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.2 Đối tượng và vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 22
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
22

2.2.2 Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu
22
2.3 Nội dung nghiên cứu 24
2.4 Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1 Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy tại các vùng trồng lúa
trọng điểm
24
2.4.2 Đánh giá tính kháng đối với một số nhóm hoạt chất của quần
thể rầy lưng trắng Nghệ An
26
3.4.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của rầy lưng rắng
Nghệ An trước và sau thử thuốc.
31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại huyện Hưng
Nguyên, Tỉnh Nghệ An. 33
3.1.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV đối với nông dân tại
huyện Hưng nguyên, tỉnh Nghệ An.
33
3.1.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trừ rầy tại các địa điểm nghiên
cứu của huyện Hưng Nguyên.
37
3.1.3 Số lần phun thuốc trừ rầy trong một vụ lúa tại Huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An (2003– 2013)
40
3.1.4 Nhận thức của Nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV tại
Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă

n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.1.5 Tình hình sử dụng thuốc trừ rầy theo đánh giá của các Đại lý
bán thuốc BVTV
47
3.1.6 Tình hình các loài sâu hại, sử dụng thuốc trừ sâu và cách phòng
trừ, khắc phục kháng thuốc thu thập thông tin từ các Chi cục và
Trạm BVTV tỉnh Nghệ An
50
3.2 Kết quả đánh giá tính kháng đối với một số hoạt chất thuốc trừ
rầy cuả quần thể rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvarth)
Nghệ An 53
3.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của quần thể rầy lưng
trắng Sogatella furcifera (Horvarth) Nghệ An. 57
3.3.1 Thời gian phát triển các pha và vòng đời của rầy lưng trắng
Nghệ An S. furcifera.
57
3.3.2 Sức sinh sản và nhịp điệu sinh sản của quần thể rầy lưng trắng
Nghệ An S. furcifera.
60
3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của rầy lưng trắng
trước và sau thử thuốc. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1 Kết luận 66
2 Đề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVTV Bảo vệ thực vật
STT Số thứ tự
SD Sai số
Ri Chỉ số tính kháng
TB Trung bình
TTC Trưởng thành cái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Các giống lúa có biểu hiện kháng rầy tại huyện Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An năm 2013 34
3.2 Thành phần các loài sâu rầy quan trọng nhất trong các năm 2008
và 2013 tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 35
3.3 Chủng loại hoạt chất trừ sâu được sử dụng để phòng trừ rầy trên
lúa từ 2003 đến nay tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 37
3.4 Số loại thuốc trừ rầy được dùng nhiều nhất từ 2003 đến năm
2013 tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 40

3.5 Số lần phun thuốc trừ rầy trong một vụ lúa tại huyện Hưng
Nguyên, Tỉnh Nghệ An 41
3.6 Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng thuốc dưới dạng hỗn hợp hoặc đơn lẻ
trừ rầy tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (từ 2003 đến 2013) 43
3.7 Ý kiến của Nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV tại huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 44
3.8 Ý kiến của Nông dân về hiệu quả sử dụng thuốc và cách khắc
phục sự giảm hiệu lực của thuốc tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh
Nghệ An. 46
3.9 Tình hình sử dụng thuốc trừ rầy thu thập thông tin từ các đại lý
thuốc BVTV tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 48
3.10 Các loài sâu rầy quan trọng nhất trong các loài theo năm 2008 –
2013 tại tỉnh Nghệ An 50
3.11 Chỉ đạo phòng trừ và khắc phục tính kháng thuốc trừ rầy tại tỉnh
Nghệ An 52
3.12 Hiệu lực của hoạt chất Imidacloprid đối với rầy lưng trắng
(S. furcifera) Nghệ An trong phòng thí nghiệm 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.13 Hiệu lực của hoạt chất Emamectin Benzoate đối với quần thể rầy
lưng trắng (S. furcifera) Nghệ An trong phòng thí nghiệm 54
3.14 Mức độ mẫn cảm của quần thể rầy lưng trắng Nghệ An và dòng
rầy mẫn cảm đối với hoạt chất Imidacloprid 55
3.15 Mức độ mẫn cảm của quần thể rầy lưng trắng Nghệ An và dòng
mẫn cảm đối với hoạt chất Emamectin Benzoate 56
3.16 Thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng Nghệ An (S. fucifera) 57
3.17 Nhịp điệu sinh sản của rầy lưng trắng (S. furcifera) Nghệ An 61

3.18 Tỷ lệ sống sót của các pha trước trưởng thành của rầy lưng trắng
Nghệ An (S. furcifera) trong phòng thí nghiệm 63
3.19 Ảnh hưởng của các hoạt chất thuốc trừ sâu đến một số đặc điểm
sinh học của quần thể rầy lưng trắng Nghệ An 64
3.20 Ảnh hưởng của các hoạt chất thuốc trừ sâu đến tỷ lệ giới tính và
sự hình thành cánh của quần thể rầy lưng trắng Nghệ An 64


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên bảng Trang

2.1 Lồng lưới nhân nuôi nguồn rầy 23
2.2 Bình khí CO
2
gây mê rầy 23
2.3 Dụng cụ micropipettes 10µl 23
2.4 Khu vực nhà lưới 24
2.5 Lồng mica nhân nuôi rầy lưng trắng 27
2.6 Thu bắt rầy trong lồng mica 27
2.7 Quan sát rầy dưới kính lúp soi nổi 27
3.1 Chủng loại hoạt chất trừ sâu được sử dụng phòng trừ sâu hại trên
lúa từ năm 2003 đến nay tại 2 xã Hưng Trung và Hưng Đạo,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 38
3.2 Đồ thị biểu diễn hiệu lực phòng trừ rầy lưng Trắng của hoạt chất

Imidacloprid 54
3.3 Đồ thị biểu diễn hiệu lực phòng trừ rầy lưng Trắng của hoạt chất
Emamectin benzoate 55
3.4 Hình thái rầy non các tuổi của rầy lưng trắng S. furcifera 58
3.5 Trưởng thành của rầy lưng trắng S. furcifera 59
3.6 So sánh hình thái trưởng thành của rầy lưng trắng S. furcifera 59
3.7 Nhịp điệu sinh sản của rầy lưng trắng S. fucifera. 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nền nông nghiệp Việt Nam gắn bó với cây lúa nước từ thủa sơ khai,
sản phẩm gạo là lương thực chính trong hầu hết các bữa ăn của người dân
Việt Nam. Qua thời gian canh tác phát triển diện tích trồng cây lúa nước đã
được mở rộng và thâm canh cao. Ngày nay, diện tích dành cho sản xuất lúa
chiếm tới 60% tổng diện tích trồng trọt của nước ta và số lao động được sử
dụng trong trồng lúa cũng chiếm tới hơn 3/4 tổng số lao động trong ngành
nông nghiệp.
Vai trò của cây lúa ở Việt Nam ngày càng có vị thế cao trên thị trường
quốc tế, góp phần lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Nước
ta trong các năm gần đây luôn đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu,
góp phần quan trọng và chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu. Chính vì tầm
quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ Việt Nam luôn luôn đặt phát
triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp và đã có những
đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi,

nhờ vậy chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành
những vùng đất trồng lúa trù phú cho đất nước. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng,
Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư về khoa học công nghệ và khuyến nông
đối với cây lúa và các chính sách hỗ trợ nông dân. Nhìn lại 20 năm qua, sản
xuất lúa ở Việt Nam đã có những tựu đặc biệt ấn tượng, mà dấu mốc lịch sử là
năm 1989, khi Việt Nam, một nước thiếu lương thực lần đầu xuất hiện là
nước xuất khẩu gạo với số lượng lến đến 1 triệu tấn và sau đó, từ 1990 đến
2010 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn tăng lên 40 triệu tấn, xuất khẩu gạo từ 1,6
triệu tấn tăng lên 6,7 triệu tấn, trong bối cảnh diện tích đất lúa năm 2010 đã
giảm 380.000 ha nếu so với năm 2000. Năng suất lúa bình quân toàn quốc đã
tăng từ 3,18 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm 2010. Từ năm 2002 đến nay,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

năng suất lúa bình quân của Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN và ít
nhất trên nửa triệu ha năng suất lúa Việt Nam đạt trên 7 tấn/ha trong vụ Đông
Xuân là mức năng suất lúa tiên tiến của thế giới hiện nay. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được trong sản xuất lúa vẫn còn tồn tại những vấn đề thách
thức lớn ngay từ khâu sản xuất. Quy trình sản xuất thâm canh trồng lúa trong
thời gian dài đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, đất mất đi kết cấu,
nghèo dinh dưỡng và nhiều côn trùng gây hại đã phát sinh gây hại nặng hơn
trên cây lúa. Loài côn trùng mới nổi và gây hại quan trọng hơn trên lúa phải
kể đến các loài rầy hại thân lúa trong đó phải kể đến loài rầy lưng trắng
Sogatella furcifera (Horvath). Rầy lưng trắng là loài côn trùng có kiểu miệng
chích hút, có kích thước cơ thể nhỏ bé, cả rầy trưởng thành và rầy non đều
tập trung ở phần thân cây lúa phần sát mặt nước để hút nhựa, nếu mật độ cao
có thể gây hại nghiêm trọng tới năng suất. Bên cạnh rầy nâu truyền bệnh virus
vàng lùn lùn xoăn lá thì rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh lùn sọc

đen phương Nam một bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây dịch
trên diện rộng ở nước ta cách đây vài năm. Nhằm đối phó với rầy lưng trắng,
nông dân hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng biện pháp thuốc hóa học.
Qua thời gian dài lạm dụng thuốc hóa học, quần thể rầy lưng trắng đã
thể hiện tính kháng thuốc, kéo theo những thiệt hại kinh tế rất lớn. Tổn hại
kinh tế do tăng lượng thuốc sử dụng, tăng số lần phun thuốc, tăng dư lượng
thuốc trên nông sản, thuốc hóa học thấm sâu vào đất gây ô nhiễm môi trường
đất nước, không khí Do vậy, việc nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy lưng
trắng trở thành trọng điểm quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại ngày
nay. Nhận định vấn đề quan trọng này và mong muốn có thể góp phần phát
triển sản xuất nông nghiệp nước nhà một cách bền vững, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc
của rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvath) tại Hưng Nguyên, Nghệ
An vụ mùa năm 2014”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy lưng trắng tại vùng
trồng lúa của Nghệ An và xác định mức độ mẫn cảm của một số loại thuốc
của quần thể rầy tại đây để từ đó đề xuất biện pháp giảm áp lực kháng thuốc
của quần thể rầy lưng trắng tại vùng nghiên cứu.
2.2. Yêu cầu của đề tài
– Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy lưng trắng tại vùng trồng
lúa của Nghệ An
– Đánh giá mức độ mẫn cảm đối với một số nhóm hoạt chất của quần
thể rầy lưng trắng Nghệ An.

– Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng Nghệ An
trước và sau khi thử thuốc.
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong bảo vệ thực vật tại Việt Nam, thuốc trừ sâu hóa học vẫn còn
chiếm tỷ lệ lớn trong các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, mặc dù đã
có nhiều công trình công bố về ảnh hưởng tiêu cực của thuốc trừ sâu hóa học
đến các hệ sinh thái. Đặc biệt, việc sử dụng thường xuyên và lâu dài thuốc
hóa học đã làm mất cân bằng cho các hệ sinh thái, trong đó làm thúc đẩy
nhanh quá trình hình thành những quần thể sâu hại có khả năng kháng được
thuốc trừ sâu.
2.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã đánh giá được mức độ mẫn cảm của quần thể rầy lưng trắng
Nghệ An với hai nhóm hoạt chất Imidacloprid và Emamectin Benzoate và so
sánh đặc điểm sinh rầy lưng trắng Nghệ An trước và sau thử thuốc. Các kết
quả này là tư liệu khoa học mới để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

+ Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho nông dân sản xuất lúa tại Nghệ
An có phương pháp sử dụng thuốc trừ rầy một cách có hiệu quả hơn và làm
chậm quá trình hình thành tính kháng thuốc của rầy lưng trắng.

























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Phân loại, phân bố, ký chủ của rầy lưng trắng Sogatella furcifera
(Horvath)
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax

furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau đó được
đổi là Sogatella furcifera. Rầy lưng trắng Sogatela fucifera (Horvarth) thuộc
Lớp: Insecta. Bộ: Homoptera. Bộ phụ: Auchenorrhyncha. Tổng họ:
Fulgoroidae. Họ: Delphacidae. Giống: Sogatella furcifera. Ngoài ra loài rầy
này còn có các tên đồng danh như: 1899 – Delphax furcifera Horvath, 1905 –
Liburnica albolineosa Fowler, 1912 – Sogata distinctant Distant, 1917 –
Megamelut furcifera Muir,…1963 – Sogatella furcifera Horvath. Về phân bố,
rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trồng lúa vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,
Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam…và một số nước ở châu Mỹ và một
số nước ở châu Úc và đảo Thái Bình Dương.
So với rầy nâu thì khả năng gây thành dịch và mức độ phổ biến của rầy
lưng trắng ít hơn. Ký chủ chính của rầy lưng trắng là lúa, qua thí nghiệm cho
thấy rầy có thể đẻ trứng trên 37 loại cây khác nhau. Catindig (1993) nhận định
ngoài cây lúa rầy lưng trắng còn có thể hoàn thành pha phát dục của mình trên
ngô (Zea mays), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa cololum), lồng vực nước
(Echinochloa glabrescens), cỏ đuôi phượng(Leptochloa chinensis). Theo Tao
và Ngo,(1986) ký chủ chính của rầy lưng trắng là lúa Oryza sativa L., ngoài
lúa ra rầy lưng trắng còn hoàn thành pha phát dục của mình trên các kí chủ đa
dạng khác. Rầy lưng trắng có đặc điểm đẻ trứng ở phần mô bẹ lá hoặc gân lá
chính của lá, đẻ thành từng ổ, trứng có hình dạng và kích thước tương tự như
nhưng mũi trứng dài hơn, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 300 – 500 trứng, đẻ
tập trung trong 3– 6 ngày và kéo dài khoảng 10 – 15 ngày. (Ammar et al.,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1980). Trưởng thành rầy lưng trắng có hai dạng cánh ngắn và cánh dài, tất
cả con đực đều có cánh dài, con cái có hai dạng cánh ngắn và cánh dài.

Ở nước ta phân bố rông khắp từ bắc vào nam với các ký chủ là lúa, cỏ
lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ đuôi phụng kể cả bắp và mía (Nguyễn Văn Đĩnh,
Hà Quang Hùng và cs., 2012).
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Kiến Quốc
(2008), rầy lưng trắng còn xuất hiện gây hại trên cả ngô.
Năm 1966, rầy lưng trắng đã gây thành dịch nặng ở tỉnh Thừa Thiên;
vụ đông – xuân năm 1974 – 1975, xuất hiện trên đồng ruộng với mật độ cao
tại các tỉnh Gò Công và Tiền Giang; năm 1980, bắt đầu gia tăng mật độ ở
nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Hậu Giang, Tiền
Giang, Minh Hải và Kiên Giang; năm 1987, rầy gây hại trên giống IR42 tại
huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), tỉnh Hậu Giang làm cho nhiều nơi bị mất
trắng; hiện nay, đang xuất hiện và gây hại trên các giống lúa lai của miền Bắc.
1.2. Triệu chứng gây hại và thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra
Rầy lưng trắng có thể gây hại trong toàn bộ giai đoạn phát triển của cây
lúa. Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ
nhánh. Nếu ở thời kì mạ bị gây hại nặng, cây sẽ không phát triển, còi cọc, héo
và chết. (Dale, 1994)
Theo Dale (1994), cả rầy trưởng thành và rầy non đều hút tế bào nhựa
tại thân lúa và bề mặt lá. Các cây bị tấn công chuyển sang màu vàng và sau đó
có màu gỉ sắt, lan rộng từ đầu lá đến phần còn lại của cây. Rầy lưng trắng
Sogatella furcifera với mật độ cao sẽ làm cây lúa bị vàng đỏ, héo khô và
chuyển sang màu đỏ nâu do cây mất quá nhiều nhựa hay còn gọi là hiện
tượng cháy rầy. Con cái mang trứng gây hại nặng bằng cách chọc thủng mô
bẹ lá để đẻ trứng. Dịch ngọt do rầy thải ra còn giúp cho sự phát triển của nấm
đây chính là nguyên nhân gián tiếp chính của bệnh muội đen trên lúa.
Ngoài tác hại trực tiếp, rầy lưng trắng còn là môi giới gây bệnh virus lùn sọc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


đen phương nam.Trong đó vào các năm 1978– 1979, 1982– 1983 và 1987–
1988 thiệt hại do rầy lưng trắng lên tới 1 triệu tấn lúa/năm, đặc biệt vào
những năm 1991 diện tích bị rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại năng lên tới
25 triệu ha (Cheng, 2009)
Một số thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra ở một số nước Châu Á được
Catindig et al (2009) tổng kết như sau:
Ở Trung Quốc, hàng triệu hecta lúa đã bị rầy lưng trắng gây hại liên
tục ra trong vòng 10 năm từ năm 1998 đến năm 2006. Với nghiên cứu ở 5
vùng tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng thiệt hại thấp nhất là 5,1 triệu ha năm
2002 và thiệt hại cao nhất là 8,5 triệu ha năm 2006. Trong năm 2007, 1,5 triệu
ha bị thiệt hại bao phủ chỉ trong một tỉnh. Nhìn chung diện tích bị rầy lưng
trắng gây hại có xu hướng tăng lên.
Ở Malaysia, diện tích bị thiệt hại thấp nhất là 541 ha trong năm 2001,
diện tích cao nhất là 1256 ha trong năm 1999. Không có dữ liệu về thiệt hại từ
năm 2003 đến năm 2007.
Ở Thái Lan thiệt hại do rầy lưng trắng rất hạn chế: 14905 ha trong năm
1999 và 1 ha được ghi nhận trong năm 2001.
Theo Trần Quý Hùng (2003), diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng
trắng gây ra trong cả nước là 263.129 ha (miền Bắc là 141.066 ha, miền Nam
122.063 ha) trong đó diện tích bị hại nặng là 12.317 ha. Nhìn chung, diện tích
lúa bị nhiễm rầy đến nhiễm nặng đều giảm so với cùng kỳ năm 2001 khoảng
22 – 33%. Như vậy diện tích lúa bị hại và bị hại nặng do rầy nâu và rầy lưng
trắng gây ra xếp thứ 4 trong 5 loài dịch hại chủ yếu sâu cuốn lá, sâu đục thân,
bệnh đạo ôn, rầy thân, bệnh khô vằn.
Theo Phạm Văn Lầm (2000), năm 2000, tại tỉnh Thái Bình, rầy hại
thân lúa phát sinh sớm ngay từ đầu vụ với mật độ cao, diện phân bố rộng hơn
so với năm 1999. Diện tích phải phòng trừ khá lớn với tổng số là 58.349 ha
trong vụ xuân và 225 ha trong vụ mùa, trong vụ xuân có diên tích phải phun 2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

lần (11.304 ha) hoặc 3 lần (360 ha). Trong đó tiêu biểu có đợt rầy non xuất
hiện 5/6/2000 – 10/6/2000, tỷ lệ rầy nâu đạt 75 – 80%,25/ 4 – 5/5, 3 – 10/4 có
nơi mật độ rầy tăng cao cục bộ lên 8000 – 1 vạn con/m
2
gây cháy rầy.
Theo báo cáo của Cục Bảo Vệ Thực Vật (2011) tại Việt Nam, năm
2008 – 2010 diện tích nhiễm rầy tăng gấp 2 so trung bình 10 năm trở lại đây
và tăng 4,7 đến 5,2 lần so với năm có diện tích thấp nhất; đặc biệt các tỉnh
phía Bắc diện tích nhiễm rầy tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so với trung bình 10 năm
trở lại đây và tăng 7,2 đến 9,3 lần so với năm có diện tích thấp nhất.
Riêng vụ mùa năm 2009, rầy lưng trắng gây bệnh lùn sọc đen trên lúa tại
Nam Định với diện tích nhiễm 18.000 ha, trong đó diện tích mất trắng là
8.100 ha (Chi cục bảo vệ thực vật Nam Định, 2012).
1.3. Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng
Trứng:
Theo Hongxing Xu et al. (2014), rầy lưng trắng giống như rầy nâu đẻ
trứng ở phần mô bẹ lá hoặc gân chính của lá, đẻ trứng thành ổ, trứng có hình
dạng và kích thước tương tự như rầy nâu nhưng mũi trứng dài hơn, trứng có
màu vàng nhạt trong suốt. Mỗi cá thể cái có thể đẻ 300 – 500 trứng, thời gian
đẻ tập trung trong 3 – 6 ngày thậm chí kéo dài tới 10 – 15 ngày. Ở Nhật Bản,
rầy lưng trắng có số ổ trứng là 4 – 8. Quan sát tại IRRI cho thấy rầy lưng
trắng đẻ 7 – 19 ổ trứng, rầy cái đẻ 300 – 350 quả (Pathak and Khan, 1994).
Thời gian phát dục của pha trứng trung bình là 7,1 ngày ở nhiệt độ 23 –
34
o
C; 9,3 ngày ở 17 – 28

o
C và khoảng 21 ngày ở nhiệt độ 13 – 22
o
C. Tỷ lệ
nở của trứng trung bình là 64,3 – 88,9% (Ammar et al., 1980).
Thời gian trứng ở nhiệt độ 25,3
0
C – 32,7
0
C và ẩm độ từ 83 – 85 % có
thời gian phát dục từ 5 – 8 ngày (Catindig, 1993).
Theo Tao and Ngo (1968) trứng được đẻ vào các mô của bẹ lá với số
lượng lớn, và mỗi ổ gồm 5 đến 20 trứng sắp xếp cạnh nhau. Trứng mới đẻ có
màu trắng đục, gần nở có màu vàng nhạt; Một phần của các mô xung quanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

những quả trứng bị tổn thương do sự đẻ trứng và biến màu thành nâu sẫm. Trứng
phát triển từ 5,2 – 10,5 ngày là pha đầu tiên, dài nhất và không khác biệt đáng kể
Rầy non:
Thời gian phát dục pha ấu trùng rầy lưng trắng khoảng 14 – 16 ngày và
trải qua 5 tuổi, ở tuổi 1 chúng đã bắt đầu gây hại cây lúa bằng cách chích hút
nhựa cây, song từ tuổi 3 chúng có khả năng di chuyển, phát tán sang những cây
lúa xung quanh (Catindig, 1993).
Khi mới nở chúng có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu xám sẫm
hoặc màu đen và trắng xen kẽ, kích thước của chúng từ 0,8 mm – 2,1mm tùy
tuổi.Ấu trùng mới nở ăn chất màu xám trên vỏ trứng của nó từ 3 đến 5 phút,
rầy non phát triển sớm và bắt đầu hút nhựa cây lúa ngay khi mới nở. Thời

gian củuarầy non từ 9,6 – 15,4 ngày, trừ với thế hệ thứ 10 là ngắn nhất (Tao
and Ngo, 1968).
Trưởng thành:
Trưởng thành rầy lưng trắng có hai dạng cánh ngắn và cánh dài, chiều dài
cơ thể của trưởng thành cánh ngắn từ 2,6 – 2,9 mm, cánh dài từ 3,5 – 4 mm
(IRRI).
Theo Tao and Ngo (1968) thì hầu hết các con trưởng thành xuất hiện
vào buổi sáng. Con đực thường xuất hiện sớm hơn 1 – 2 ngày so với con cái.
Con cái đẻ trứng sau 3 hoặc 4 ngày giao phối. Rầy cái trưởng thành thường
sống lâu hơn so với con đực trưởng thành. Tuổi thọ tương đối của các con
trưởng thành bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm trong suốt quá trình quan sát.
Trung bình tuổi thọ của con cái trưởng thành dao động 2,3 – 16,0 ngày và con
đực trưởng thành từ 1,9 – 10,7 ngày.
Tỷ lệ con đực thường là cao nhất trong mỗi thế hệ. Đối với con cái, nó
thay đổi do kiểu gen, con cái đặc biệt rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm và các
yếu tố khác. Theo số liệu, tỷ lệ con cái dao động 7,6 – 49,1% và con đực 40,1
– 63,6%. (Tao and Ngo, 1968).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Theo Hồ Thị Thu Giang (2011), thời gian phát dục các pha của rầy
lưng trắng giảm cùng với sự tăng của nhiệt độ. Nhiệt độ 20 – 21
0
C và ẩm độ
từ 73,4 – 86,7% thời gian phát dục trứng là 9,10 ± 0,31 ngày, nhiệt độ từ 25 –
26
0
C và ẩm độ 73,4 – 86,7% thời gian phát dục trứng là là 7,45 ± 0,68 ngày,

nhiệt độ từ 30 – 31
0
C và ẩm độ 73,4 – 86,7% thời gian phát dục trứng là 5.49
± 0,93 ngày. Vòng đời của rầy lưng trắng từ 25 – 26 ngày khi nuôi trong điều
kiện nhiệt độ từ 25 – 26,6
0
C và ẩm độ từ 73,4 – 86,7% (Hồ Thị Thu Giang,
2011). Còn theo Nguyễn Đức Khiêm (1995), rầy lưng trắng trong điều kiện
nhiệt độ 25 – 28,6
0
C thì vòng đời rầy là 22 ngày
1.4. Biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng
1.4.1. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác được khuyến cáo để hạn chế rầy lưng trắng như:
không trồng quá hai vụ mỗi năm và sử dụng giống trỗ chín sớm. Rầy lưng
trắng không hoàn thành giai đoạn sinh trưởng trên các giống lúa trỗ chín sớm.
Ngoài ra, việc sử dụng phân bón bằng các chia lượng đạm hợp lý cũng làm
giảm khả năng bùng phát của rầy lưng trắng. Phương thức canh tác lúa đồng
bộ bao gồm cả các vùng lân cận trong vòng ba tuần duy trì không có lúa trên
ruộng có thể có hiệu quả tuy nhiên biện pháp này vẫn còn tranh luận. Các
ruộng có thể thoát nước trong 3 – 4 ngày khi ruộng bị nhiễm nặng. Tại Trung
Quốc, việc tiêu thoát nươc trên ruộng khi cây ở giai đoan 8 – 9 lá trong vụ
đầu tiên và ở giai đoan 12 – 13 lá trong vụ thứ hai giúp lúa phát triển cũng
như tăng quần thể kẻ thù tự nhiên góp phần làm hạn chế sự phát triển của
quần thể rầy lưng trắng. (Ammar, E. D và ctv 1980).
Ký chủ của rầy lưng trắng rất đa dang và phổ biến vậy nên chế độ canh
tác có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại, phát sinh phát triển của rầy lưng
trắng: thời vụ, bón phân, chế độ nước
1.4.2. Biện pháp giống chống chịu
Theo Finbarr Horgan (2009), biện pháp dùng giống chống chịu là một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

công cụ có giá trị trong quản lý rầy hại hại thân. Với các thực nghiệm với rầy
nâu đã chỉ ra rằng: Giống kháng rầy áp dụng trên đồng ruộng là có giới hạn vì
rầy thân có thể phá vỡ tính kháng nhanh chóng. Do đó, các nghiên cứu nhằm
nâng cao tác dụng của các giống lúa kháng rầy đang được phát triển từ những
năm 90 của thế kỷ 20. Tại Hàn Quốc, biện pháp kiểm tra sức sống của ấu
trùng và biểu đồ điện tử phân tích chuyên sâu (EPG) trên giống nhiễm và
giống kháng với bốn quần thể rầy được thu ở các thời điểm khác nhau: giai
đoạn những năm 1980 – 1989, 2005, 2006, 2007 và kết quả cho thấy rầy nâu
có tỷ lệ sống sót thấy trên các giống kháng có mang gen Bph1 và bph2. Tuy
nhiên mới đây, quần thể rầy nâu đã có những biểu hiện bẻ gẫy tính kháng trên
các giống kháng (Bo Yoon Seo và ctv, 2009).
Gieo trồng giống lúa kháng rầy được xem là biện pháp chủ động trong
việc hạn chế bệnh lùn sọc đen hại lúa và là biện pháp thân thiện với môi
trường. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên 13 giống
lúa được trồng phổ biến ở miền Trung (QR1, OM7364, OM5976, XT27,
ĐT34, QNam 1, HT1; DH815–6, VN 121, TH6, ML 202, XT28; BT7) và đối
chứng là giống chuẩn nhiễm TN1 để kiểm tra với mục đích tuyển chọn được
các giống lúa có khả năng kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên
Huế. Kết quả cho thấy giống ĐT34 biểu hiện kháng cao với quần thể rầy lưng
trắng Thừa Thiên Huế; 3 giống XT28, VN121, XT27 là các giống kháng vừa;
2 giống OM7364, ML202 nhiễm vừa; 4 giống biểu hiện nhiễm là HT1, QR1,
OM5976, ĐH815–6; các giống QNam1, TH6, BT7 và giống đối chứng TN1
biểu hiện nhiễm nặng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Cần tiến
hành các khảo nghiệm đồng ruộng về khả năng thích ứng, năng suất và mức
độ kháng rầy của các giống ĐT34, XT27, XT28 ở các vùng sinh thái khác

nhau để làm cơ sở cho việc sản xuất đại trà các giống lúa đó tại Thừa Thiên
Huế. (Trần Thị Hoàng Đông và cs 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.4.3. Biện pháp sinh học
Quần thể rầy lưng trắng được duy trì ở mức cần bằng tự nhiên nhờ có
các tác nhân kiểm soát sinh học, các loài ký sinh có thể tồn tại trong các điều
kiện ngoài ruộng lúa, nhờ đó các loài này có thể bảo tồn qua các mùa vụ. Tuy
nhiên, những loài ký sinh thiên địch đòi hỏi có 1 – 2 thế hệ để biến đổi thích
ứng với ký chủ. Trong quá trình di cư, rầy lưng trắng đã mang theo loài bắt
mồi ăn thịt: bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis và nấm ký sinh Erynia
delphacis đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát rầy lưng trắng. Tại Nhật
Bản, tỷ lệ chết của trứng rầy bị ăn và ký sinh khiến trứng không thể nở là từ
30 – 70%, tại Malaysia năm 1989, tỷ lệ chết của trứng rầy trên ruộng lúa gieo
sạ là từ 11 – 90% mà trong đó nhóm ong ký sinh rầy chiếm 69% tổng số trứng
(Zhang. W và ctv, 2012).
Ở Việt Nam rầy lưng trắng cũng có những loài thiên địch trong tự
nhiên. Vùng Hà Nội đã ghi nhận có 18 loại thiên địch của rầy lưng trắng trong
đó nhóm bắt mồi gồm 5 loại nhện, 3 bọ rùa, 2 loại bọ xít, 1 loại bọ 3 khoang
và 1 bọ cánh ngắn, nhóm ký sinh gồm 4 loài kí sinh trứng và 1 loài ký sinh
rầy non, 1 loại bọ cánh cuốn (P.V.Lầm, 1989).
1.4.4. Biện pháp vật lý cơ giới
Biện pháp cơ giới vật lý diễn ra theo nguyên tắc vật lý. Biện pháp này
liên quan tới vận động cơ bắp và các tác động như đặt bẫy côn trùng, bắt côn
trùng bằng tay, các công cụ hoặc máy móc, các biện pháp cơ giới vật lý,canh
tác thường được sử dụng đồng thời để bổ khuyết cho nhau: cầy và bừa đất
trồng lúa là biện pháp canh tác và côn trùng bị chết do tổn thương do va chạm

và nhiệt độ cao khi phơi đất. Các biện pháp cơ giới như: Bắt bằng tay từ cây
trồng, thu bắt hay tiêu diệt bằng dụng cụ, xua đuổi bằng các khua động, đào
bới, cầy lật Biện pháp vật lý được áp dụng gồm: Bẫy ánh sáng, trải rơm
dưới nắng (James, 1994)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.4.5. Biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
Nhiều loại thuốc trừ sâu thuộc hầu hết các nhóm thuốc hóa học được
đánh giá có hiệu quả trong phòng chống rầy lưng trắng. Dịch chiết thực vật,
dầu cây neem, dịch chiết hạt neem điều chế dưới dạng xịt với tên sản phẩm là
Nimbicidin có tác dụng chống lại rầy lưng trắng và có ít ảnh hưởng trên kẻ
thù tự nhiên hơn so với thuốc trừ sâu hóa học thông thường.
Trong điều kiện canh tác lúa ở khu vực nhiệt đới thì việc sử dụng thuốc
trừ sâu hóa học thường không thực sự cần thiết, tuy nhiên, khi buộc phải sử
dụng thuốc trứ sâu thì việc sử dụng phun trên lá có hiệu quả hơn dạng hạt khi
sử dụng trên cây trồng. Thuốc trừ sâu dạng hạt phát huy hiệu quả cao hơn khi
trồng trên đất đã được xử lý. Ngoài ra ứng dụng thuốc trừ sâu qua rễ cần đồng
bộ có hệ thống nhằm kéo dài hiệu quả phòng trừ. Việc phòng trừ rầy lưng
trắng cần hợp lý, hiệu quả, tích kiệm, tránh sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng.
Loại thuốc được khuyến cáo sử dụng là loại thuốc chọn lọc, ít gây hại cho kẻ
thù tự nhiên, thí dụ như Buprofezin nên chọn để bảo vệ thiên địch.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Nam Định (2012) phối hợp với Sở Khoa
học – công nghệ nên diệt rầy bằng thuốc hóa học bằng các loại thuốc khác
nhau tùy theo từng giai đoạn của lúa như:
Giai đoạn lúa chưa trỗ dùng các loại thuốc nội hấp và thuốc ức chế
sinh trưởng: Applaud 25WP, Aperlaur 250WP, Wofara 300WG, Asarasuper
250 WDG, Dantotsu 16WSG, Actara 25WG, Conphai 10WP

Giai đoạn từ đòng già – ngậm sữa, chắc xanh: Chỉ dùng các loại thuốc
tiếp xúc có hoạt chất Fenobucarb (Bassa 50EC, Azora 350EC, Bascide 50EC,
Nibas 50ND ) và nhóm Chlorpyrifos Ethyl (Victory 585EC, Medophos
750EC, Dragon 585EC ). Phải rẽ lúa 4 hàng/băng; nếu lúa tốt, mật độ rầy
cao, rẽ 3 hàng/băng và phun trực tiếp vào nơi cư trú của rầy.
Sau phun 3 ngày đối với rầy lưng trắng; 1 ngày với rầy nâu cần kiểm
tra ruộng, nếu mật độ rầy còn trên ngưỡng phòng trừ phải phun lại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Muốn phòng trừ rầy có hiệu quả cần phải phối hợp tiến hành kết hợp
các biện pháp khác nhau (biện pháp tổng hợp) như sử dụng giống kháng, gieo
trồng không quá 2 vụ trong một năm, phòng trừ sinh học
Về kết quả dùng thuốc hóa học trừ rầy lưng trắng tại Thừa Thiên năm
1960 tại 3 điểm, mỗi điểm xử lý thuốc khoảng 1/10 ha: thuốc dùng ở điểm thứ
nhất là 5% Malathion bột; 10% DDT bột, ở địa điểm thứ hai là 5% Malathion
bột; 10% DDT bột, 0,02% Edrin sữa; 0,005% Malathion sữa, ở điểm thứ ba là
0,004% Edrin sữa; 0,01% Diedrin bột thấm nước; 0,1% Aldrin bột thấm
nước, thuốc bột dùng 30kg/ha, thuốc nước dùng 800lít/ha. Ở điểm 1 và 2
phun thuốc được hai lần, điểm 3 phun được một lần do mật độ rầy quá thấp.
Kết quả ở điểm 1 và 2 thuốc có hiệu quả với rầy còn ở điểm 3 không đánh giá
được vì mật độ rầy quá thấp.
Theo Trần Thị Me và Cs (2011) biện pháp hóa học được áp dụng ngăn
chặn rầy lưng trắng trong thời gian cây lúa non cấn sử lý hạt giống bằng thuốc
Cruiser Plus 312.5FS và Enaldo 40FS. Trong giai đoạn cây lúa từ đẻ nhánh
đến trước trỗ nên dùng thuốc lưu dẫn và tiếp xúc như Elsin 10EC, Oshin
20WG cùng với thuốc bám dính để tăng hiệu quả
Hiện nay biện pháp hóa học cùng với biện pháp dùng giống kháng là 2

biện pháp được đặt lên hàng đầu phòng trừ dịch hại do rầy lưng trắng gây ra.
Tuy nhiên do giống kháng hiện giờ vẫn chưa thể thực hiện được trên diện
rộng nên biện pháp hóa học vẫn là chủ yếu. Song bên cạnh những mặt tích
cực do biện pháp hóa học đem lại thì vẫn còn nhiều mặt tiêu cực như ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm mất cân bằng sinh
thái. Điều đáng lo ngại hơn, quan tâm hơn đó là việc lạm dụng thuốc hóa học
quá nhiều dẫn đến hiện tượng kháng thuốc ở rầy lưng trắng.

×