Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

khảo sát hội chứng m.m.a trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh lên đàn heo con tại trại heo giống trịnh xuân hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.48 MB, 50 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y








LẠI HUỲNH LAM


KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN HEO
NÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH LÊN ĐÀN
HEO CON TẠI TRẠI HEO GIỐNG
TRỊNH XUÂN HƯỚNG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành Thú Y





Cần Thơ, 2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Luận văn tốt nghiệp
Ngành Thú Y
Tên đề tài :
KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN HEO
NÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH LÊN ĐÀN
HEO CON TẠI TRẠI HEO GIỐNG
TRỊNH XUÂN HƯỚNG
Giáo Viên Hướng Dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. Phạm Hoàng Dũng Lại Huỳnh Lam
MSSV : 3103030
Lớp : Thú Y K36
Cần Thơ, 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Khảo sát hội chứng M.M.A trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh lên đàn
heo con”. Do sinh viên : Lại Huỳnh Lam thực hiện tại trại heo giống Trịnh Xuân
Hướng, ấp 4, Xã Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai. Từ 04/08/2014 - 04/10/2014 .
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Duyệt Bộ môn Thú Y Duyện Giáo viên hướng dẫn
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, số liệu hoàn toàn
trung thực và chưa được ai công bố.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lại Huỳnh Lam
iii
LỜI CẢM ƠN
 Kính dâng lên Ông Bà, Cha Mẹ
Suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng con.
 Mãi mãi biết ơn
Thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tình hướng dẫn động viên giúp đỡ, cung cấp kiến
thức và kinh nghiệm cho tôi hoàn thành luận văn này.
 Chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập Lê Hoàng Sĩ đã hết lòng lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Các thầy cô Bộ môn thú y và Chăn nuôi thú y đã hướng dẫn và truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Anh Trịnh Xuân Hướng và các anh chị ở trại heo giống Trịnh Xuân Hướng, ấp 4,
Xã Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong thời gian ở trại.
Thân gửi đến toàn thể các bạn lớp Thú Y khoá 36 với lời chúc tốt đẹp nhất.
Xin chúc sức khoẻ đến tất cả mọi người!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lại Huỳnh Lam
iv
MỤC LỤC
Trang duyệt i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục Lục iv

Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Tóm tắt ix
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
Chương 2: TỔNG QUAN 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Sự sinh sản của heo nái 3
2.1.1.1 Sự thành thục 3
2.1.1.2 Chu kì lên giống 3
2.1.1.3 Sự mang thai 3
2.1.1.4 Nái đẻ và nuôi con 4
2.1.1.5 Sự tiết sữa 4
2.1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản heo nái 5
2.1.2 Đặc điểm sinh lý heo con 5
2.2 Hội Chứng M.M.A 6
2.2.1 Khái niệm 6
2.2.2 Viêm tử cung 6
2.2.3 Viêm vú 7
2.2.4 Mất sữa 8
2.2.5 Các nguyên nhân gây ra hội chứng M.M.A 8
2.3 Phòng ngừa hội chứng M.M.A 9
2.3.1 Dinh dưỡng 9
2.3.2 Điều trị hội chứng M.M.A 10
v
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 11
3.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát và phương tiện tiến hành 11
3.1.1 Thời gian 11
3.1.2 Địa điểm 11

3.1.3 Đối tượng khảo sát 11
3.1.4 Phương tiện tiến hành 11
3.2 Giới thiệu sơ lược về trại heo 12
3.3 Cơ cấu đàn và công tác giống 14
3.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc 14
3.5 Nội dung và phương pháp khảo sát 16
3.5.1 Nội dung khảo sát 16
3.5.2 Phương pháp tiến hành 17
3.5.2.1 Trên heo nái sau khi sinh 17
3.5.2.2 Theo dõi heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa 17
3.6 Công thức tính 17
3.7 Phương pháp xử lý số liệu 18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Hội chứng M.M.A 19
4.1.1 Tỷ lệ mắc hội chứng 19
4.1.2 Thời gian xuất hiện hội chứng 20
4.1.3 Triệu chứng bệnh 21
4.1.3.1 Viêm tử cung 21
4.1.3.2 Viêm vú 22
4.1.3.3 Mất sữa 22
4.1.4 Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo lứa đẻ 22
4.1.5 Thời gian và liệu trình điều trị 24
4.2 Hậu quả hội chứng M.M.A 25
4.2.1 Tỷ lệ tiêu chảy trên heo con từ 0 đến 7 ngày tuổi 25
4.2.2 Tỷ lệ heo nuôi sống đến 21 ngày tuổi 26
4.2.3 Trọng lượng bình quân heo con tính đến 21 ngày tuổi 27
vi
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tỷ lệ mắc bệnh hội chứng M.M.A 19
Bảng 4.2: Thời gian xuất hiện hội chứng M.M.A 20
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo lứa đẻ 22
Bảng 4.4: Thời gian và kết quả điều trị 24
Bảng 4.5: Tỷ lệ tiêu chảy trên heo con từ 0 đến 7 ngày tuổi 25
Bảng 4.6: Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi 26
Bảng 4.7: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi 27
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 : Heo nái Landrace Yorkshire thí nghiệm 11
Hình 2: Heo nái Landrace Yorkshire thí nghiệm 11
Hình 3: Dịch viêm 20
Hình 4: Heo bị viêm tử cung 20
ix
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hội chứng M.M.A trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh
lên đàn heo con tại trại heo giống Trịnh Xuân Hướng, ấp 4, Xã Lộ 25, Thống
Nhất, Đồng Nai” được tiến hành từ 04/08/2014 đến 04/10/2014. Kết quả như sau:
- Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A là 100%, trong đó viêm tử cung dạng nhờn là 85%,
dạng mủ là 15%.
- Ảnh hưởng của bệnh lên đàn heo con: Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con từ 0 đến 7 ngày
tuổi: Viêm tử cung dạng nhờn 12,30%, viêm tử cung dạng mủ là 73,33%. Tỉ lệ heo
con nuôi sống đến 21 ngày tuổi: viêm tử cung dạng nhờn là 91,70%, dạng mủ là
80%. Trọng lượng bình quân của heo con tính đến 21 ngày tuổi: viêm tử cung dạng
nhờn là 6,01 kg, dạng mủ là 5,41 kg.
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đã gia nhập WTO, nền kinh tế
đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, mặc dù vậy nhưng nền nông nghiệp
vẫn đang và giữ vai trò phát triển quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó ngành
chăn nuôi ngày càng phát triển đặc biệt là chăn nuôi heo. Trong những năm gần đây
bên cạnh phương thức chăn nuôi heo truyền thống hộ gia đình với quy mô nhỏ,
chăn nuôi heo với phương thức trang trại, công nghiệp đang có xu hướng phát triển
manh mẽ. Phương thức này đã góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, chất lượng
sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được cải thiện, rút ngắn thời gian chăn
nuôi, hạn chế được tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Ngoài những yếu tố
về con giống tốt thì việc phòng chống dịch bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng,
đặc biệt là những bệnh xảy ra trong quá trình sinh sản.
Với những ý tưởng trên, được sự phân công giúp đỡ của Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng, Bộ Môn Thú Y - Trường Đại Học Cần Thơ và sự chấp nhận
của anh Trịnh Xuân Hướng chủ trại tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài: “Khảo sát hội chứng M.M.A trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh lên
đàn heo con tại trại heo giống Trịnh Xuân Hướng ấp 4, Xã Lộ 25, Thống Nhất,
Đồng Nai ” với mục tiêu: Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái cao sản nuôi tại
trại. Đồng thời khảo sát hội chứng M.M.A (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa) trên
heo nái sau khi đẻ và ảnh hưởng của bệnh lên đàn heo con.
2
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
Mục đích:
Khảo sát hội chứng M.M.A và tác hại của hội chứng M.M.A đến thành tích
sinh sản ở heo nái.
Yêu cầu:
- Khảo sát tỉ lệ nhiễm M.M.A
- Khảo sát thời gian xuất hiện triệu chứng
- Khảo sát nguyên nhân gây hội chứng M.M.A
- Khảo sát hậu quả của hội chứng M.M.A
3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1 Sự sinh sản của heo nái:
2.1.1.1 Sự thành thục:
Sự thành thục đó là tuổi bắt đầu động dục hoặc tuổi bắt đầu xuất noãn hoặc có
thể mang thai. Heo nái thành thục sau khi đạt 6-7 tháng tuổi, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới tuổi thành thục: giống (yếu tố duy truyền), điều kiên dinh dưỡng, thể
trạng từng cá thể,… Những con heo nào tăng trưởng nhanh sẽ thành thục sớm
(Nguyễn Thiện, 2008).
Heo nái sau khi thành thục có khả năng sinh sản, tuy nhiên những nái tơ này sẽ
không được phối giống trong lần động dục đầu tiên do sự thành thục về tầm vóc
thường diễn ra chậm hơn thành thục về giới tính, do đó heo mang thai trong giai
đoạn này thì sẽ dẫn tới khó đẻ và heo đẻ ra sẽ yếu.
2.1.1.2 Chu kỳ lên giống:
Thú cái thành thục sẽ có những thay đổi về mặt sinh lý có tính chu kỳ. Toàn bộ
diễn tiến sinh lý bắt đầu từ lần lên giống này đến lần lên giống kế tiếp gọi là chu kỳ
lên giống. Ở heo chu lỳ lên giống kéo dài từ 17-23 ngày và trung bình là 21 ngày.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lên giống: nhiệt độ, dinh dưỡng,
pheromone, thể trạng từng thú,… Ngoài ra, sự viêm nhiễm, bệnh về đường sinh dục
cũng có thể kéo dài thời gian lên giống trở lại.
2.1.1.3 Sự mang thai:
Sau khi phối giống 21 ngày nếu không thấy heo nái có dấu hiệu động dục trở
lại thì xem như đã đậu thai. Thời gian mang thai trung bình 114 ngày (Lê Hồng
Mận, 2006).
4
Dựa vào sự phát triển của thai, người ta chia ra làm 2 giai đoạn trong kì mang
thai:
- Chữa kì 1 ( kéo dài 84 ngày): Bào thai còn nhỏ, ít sử dụng dưỡng chất, heo
mẹ hấp thụ và dự trữ chất dinh dưỡng. Sự dự trữ này cần thiết cho sự tiết sữa sau

này. Nếu thiếu dưỡng chất ở kì này bào thai bị ảnh hưởng đầu tiên và nái mất sữa
sau khi sinh, nếu dư thừa nái sẽ có nguy cơ mập mỡ và sinh khó sau này.
- Chữa kì 2 (từ ngày 85 đến đẻ): Thời kì này thai đã lớn và sử dụng nhiều
dưỡng chất để phát triển, do đó nếu thức ăn dư thừa bào thai sẽ tăng trọng nhanh,
tầm vóc sẽ lớn dẫn tới nái khó đẻ. Nếu thiếu dưỡng chất thì bào thai nhỏ, sức đề
kháng yếu, khó nuôi. Ở thời kì này rất cần được vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe,
khung xương chậu nở rộng đối với nái đẻ lứa đầu.
2.1.1.4 Nái đẻ và nuôi con
Nái sắp sinh thường có dấu hiệu đi đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, thường
hay làm ổ, có tiếng kêu rất đặc biệt
Cơ quan sinh dục: âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhờn, bầu vú căng đầy sữa.
Nái thường sinh sản vào ban đêm và thường sinh được 8 – 14 con, trung bình
15 – 20 phút nái sanh 1 con, khoảng 3 – 4 giờ nái sẽ đẻ hết con và nhau sẽ tống ra
ngoài cuối cùng
Heo con được cắt rốn, bấm răng nên cho bú sữa đầu vì sữa đậm đặc hơn sữa
thường, nhiều Vitamin A, Protein mà đặc biệt là gamma globulin ( kháng thể).
2.1.1.5 Sự tiết sữa
Heo nái sau khi sinh đã có khả năng tiết sữa cho con bú liền. Sự phát triển bầu
vú cũng như quá trình tạo sữa đã xảy ra trước giai đoạn mang thai, quá trình phát
triển tuyến vú, tạo sữa và tiết sữa được điều tiết bởi thần kinh và các thần kinh thể
dịch.
Sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc vào: Giống, tuổi hay là lứa đẻ của nái, thời kì
tiết sữa trong chu kì, số lượng heo con trong lứa đẻ. Heo nái thường cho sữa từ 6-8
tuần và sự sản xuất sữa cao ở giữa tuần thứ ba và tuần thứ năm của chu kì cho sữa.
Trung bình lượng sữa sản xuất trong tám tuần là 300-400kg. Năng suất sữa hằng
5
ngày tăng theo số con bú, từ 0,9-1kg cho mỗi heo con của ổ có 8 heo con và 0,7-
0,8kg cho ổ có 9-12 heo con. Việc đo lường lượng sữa của heo nái sản xuất rất khó
khăn nên thường được tính dựa theo sự tăng trọng của heo con, mỗi kg tăng trọng
cần 3-3,5kg sữa mẹ (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

2.1.1.6 Các yếu tố ành hưởng tới thành tích sinh sản của nái
Thành tích sinh sản của nái được thể hiện qua khả năng sinh đẻ, nuôi con, chỉ
số tiêu tốn thức ăn, số con đẻ mỗi lứa, trọng lượng heo con sơ sinh, heo con cai sữa
và số lứa đẻ trong năm,… Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của nái là:
di truyền, nuôi dưỡng, môi trường và bệnh tật mà trong đó hội chứng M.M.A rất
được chú ý.
2.1.2 Đặc điểm sinh lý heo con
Cơ thể heo con phát triển chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, tính
thống nhất của cơ thể với ngoại cảnh nhờ vai trò của hệ thần kinh. (Trương Lăng
2003).
Tuy nhiên ở heo con lúc mới sinh các cơ quan đều chưa thành thục về chức
năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó heo con phản ứng rất chậm chạp đối với yếu tố
ngoại cảnh tác động lên chúng. Do chúng chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa
cũng dễ bị rối loạn hoạt động và rất dễ bị bệnh (Đào Trọng Đạt, 1996).
Hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt của heo con chưa phát triển đầy
đủ, mô dưới da chưa phát triển và glycogen trong cơ thể còn thấp, da mỏng lông
thưa nên chống lạnh kém, dễ nhiễm lạnh và rối loạn hoạt động của cơ quan trong đó
có cơ quan tiêu hóa (Lê Hồng Mận, 2002)
Theo Phùng Thị Văn (2004) cho rằng: Heo con dưới 3 tuần tuổi, có khả năng
điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt heo con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh
nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng.
Trên cơ thể heo con, phần thân có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. Ở
phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị
mất nhiệt nhiều nhất.
6
Lúc còn ở trong bụng mẹ, sự trao đổi nhiệt của bào thai được xác định do thân
nhiệt của heo mẹ. Sau khi sinh cơ thể của heo con chưa có thể bù đắp được lượng
nhiệt mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.Vì vậy, hầu như tất cả heo con
sau khi sinh đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên cho nên cần thiết
phải điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho heo con: thích hợp nhất là 32 – 34

0
C trong
tuần đầu và 29 – 30
0
C ở tuần sau (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1996).
Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con dưới 3 tuần tuổi còn kém,
nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra, cho nên nếu nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ
thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của heo con hạ xuống nhanh, sức đề kháng giảm và
dễ bị bệnh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc
vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp
thân nhiệt của heo hạ xuống càng nhanh. Tuổi heo con càng ít thân nhiệt hạ xuống
càng nhiều.
2.2 Hội chứng M.M.A
2.2.1 Khái niệm:
Tình trạng xáo trộn sinh lý của nái sau khi sinh thường được ghi nhận trên
chuẩn đoán lâm sàn gồm có: vú sưng cứng đỏ, sữa giảm hoặc ngừng, tử cung tiết
dịch viêm chảy ra bên ngoài. Những hiện tượng bệnh lý này gọi là hội chứng
M.M.A, thường xảy ra khoảng 12 – 72 giờ sau khi sinh. Viêm vú, viêm tử cung,
mất sữa thường đi kèm với nhau hoặc xảy ra riêng lẻ, khi chúng xảy ra với mức độ
nặng thì có rất nhiều tác hại đối với heo mẹ và heo con. Theo Nguyễn Hữu Phước
và ctv (1985) thường ít thấy ba hiện tượng bệnh lý trên. Trong trường hợp hiện
tượng này nhẹ thì hiện tượng kia nặng.
2.2.2 Viêm tử cung: (Metritis)
Viêm tử cung là hiện tượng heo nái sau khi sanh dịch viêm tiết ra nhiều, tùy
theo mức độ và thành phần dịch viêm mà người ta phân chia ra các dạng viêm: viêm
nhờn, viêm có mủ và viêm có mủ lẫn máu
+ Dạng viêm nhờn: thường xuất hiện rất sớm sau khi sanh, lớp niêm mạc tử cung
bị tổn thương nhẹ, kích thích tiết dịch nhờn tử cung, dịch viêm thường loãng, lợn
7
cợn, có mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần, nhiều khi không cần điều trị cũng

tự khỏi.
+ Dạng viêm mủ: thể viêm này tương đối nặng, niêm mạc tử cung bị tổn thương
nặng, có sự xâm nhập của vi trùng sinh mủ và hầu hết các vi trùng cơ hội, nó đôi
khi là hậu quả của viêm nhờn. Dạng viêm nhờn thường biểu hiện với các triệu
chứng: sốt, chán ăn, tiết dịch viêm nhiều mủ có thể lẫn một ít máu.
+ Dạng viêm mủ lẫn máu: đây là dạng viêm rất nặng, thường đi kèm với nguyên
nhân đẻ khó, sót nhau, tử cung bị tổn thương nặng. Nái có biểu hiện sốt cao, dịch
viêm rất hôi, thường dẫn đến mất sữa… Nếu không can thiệp kịp thời nái rất dễ tử
vong sau một thời gian hoặc không có khả năng nuôi con.
* Tác hại của viêm tử cung:
Heo nái bị suy yếu, giảm sức đề kháng, sữa có thể giảm hoặc ngừng hẳn, khả
năng nuôi con kém, heo mẹ hay đè con và ít cho con bú.
Heo con thiếu nhiều sữa sẽ còi cọc, chậm lớn, khả năng chống bệnh kém, heo
con liếm phải sản dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng sẽ tiêu chảy làm chậm tăng
trưởng, mất sức đề kháng và có thể chết.
Mặt khác, viêm tử cung còn làm cho niêm mạc tử cung bi biến đổi về mặt mô
học, xơ hóa, điều này làm hạn chế sự định vị của thai, làm giảm năng xuất sinh sản
của heo nái ở các lứa sau
Nếu quá trình viêm kéo dài, sự xơ hóa xảy ra trên 1 diện tích lớn, viêm có thể
lan lên phía trên gây viêm dính ống dẫn trứng, những yếu tố viêm dính và xơ hóa là
nguyên nhân gây vô sinh (Cty Rovetco, 2008).
2.2.3 Viêm vú: (matitis)
Thường ít gặp hơn viêm tủ cung, viêm vú xảy ra ở một hay nhiều vú do một
loài vi khuẩn hoặc có thể do phụ nhiễm của các bệnh khác. Vú thường sưng cứng,
màu đỏ bầm, khi ấn con để lại vết, vú không có sữa hoặc sữa có lẫn máu.
Viêm vú thường đi kèm với sốt cao, vú bị đau, heo hay nằm xấp không cho con
bú. Viêm vú ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì tác hại rất lớn vì tác động trực tiếp lên
8
heo con sơ sinh, nếu không chữa trị kịp thời vú sẽ bị teo lại, mất sữa, có khả năng
xơ hóa và mất khả năng cho sữa.

Vi khuẩn gây viêm vú trên heo nái có thể xếp thành 3 nhóm sau: E.coli,
Staphylococcus và Streptococcus, Pseudomonas.
+ Staphylococcus và Streptococcus: ít gây ra thể viêm cấp tính như E. coli,
chúng có khuynh hướng xuất hiện trên từng cá thể nái và thường không gây bệnh
nặng. Ngoài trừ trường hợp viêm cấp tính do Staphylococcus, vú bị viêm sưng tấy,
cứng, đổi màu.
+ Pseudomonas: gây viêm vú trầm trọng, nhiễm trùng huyết và thường
kháng lại thuốc.
+ E.coli: gây viêm vú ở thể cấp tính, làm giảm lượng sữa, nái bệnh nặng, heo
con kém hoạt động, bệnh có thể tiến triển nhanh vì chúng có ở trong phân và nước
tiểu của nái (Cty Rovetco, 2008).
2.2.4 Mất sữa: (Agalactia)
Kém sữa hay mất sữa là hậu quả của 2 chứng viêm tử cung và viêm vú. Những
xáo trộn về sinh lý của 2 chứng trên là cho nái không tạo sữa ở mức bình thường,
biểu hiện là sản lượng sữa giảm và mất hẳn.
Bệnh thường xảy ra từ 1 – 3 ngày sau khi sanh hoặc có thể thấy bất cứ thời
điểm nào trong giai đoạn nuôi con (Cty Rovetco, 2008).
2.2.5 Các nguyên nhân gây hội chứng M.M.A:
- Quản lý – chăm sóc
- Rối loạn sinh sản nội tiết
- Dinh dưỡng
- Sinh đẻ không bình thường
- Do vi khuẩn xâm nhập
- Môi trường dơ bẩn, nóng
9
2.3 Phòng ngừa hội chứng M.M.A:
2.3.1 Dinh dưỡng:
Khẩu phần dinh dưỡng Olmedo (1972), Becker (1974) cho biết để làm giảm
hội chứng M.M.A nên cho nái ăn từ 2,3 – 2,4 kg thức ăn trong giai đoạn mang thai,
giảm thấp còn 1 kg trước khi sanh 1 tuần, kết hợp cho ăn nhiều cỏ tươi. (trích dẫn:

Nguyễn Hữu Lộc, 2001)
Nguyễn Như Pho và cộng tác viên đã tiến hành và công bố lượng thức ăn cho
nái chữa kỳ 1 cho ăn 2 -2,5 kg/ ngày. Từ ngày mang thai thứ 84 đến đến trước khi
sanh 1 tuần, cho heo ăn từ 2,5 – 3 kg/ngày. Trước khi sinh một tuần giảm xuống
còn 1,2 kg/nái/ngày và tăng cường rau xanh, chất xơ, đồng thời tăng cường thêm
vitamin, chất khoáng, thay thế lượng thức ăn giảm xuống bằng chất xơ. Quy trình
này giúp cho nái tránh được hiện tượng giảm ăn sau khi sanh, tránh táo bón và có
hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa hội chứng M.M.A. ( trích dẫn: Nguyễn Ngọc
Thành Minh, 2001).
Chất bột đường và chất xơ:
Cockerill (1970) cho rằng quá nhiều chất bột đường hay lượng chất xơ quá ít
cộng với sự thiếu vận động của heo nái dẫn đến hội chứng M.M.A.
Nguyễn Như Pho và cộng tác viên đã tiến hành thí nghiệm cung cấp chất xơ và
đã công bố khẩu phần ăn chứa 9% chất xơ cùng với những biện pháp vệ sinh chặt
chẽ, bổ sung khoáng chất, vitamin đầy đủ sẽ giảm hội chứng M.M.A.
Khoáng chất:
Có nhiều công bố về phòng ngừa bệnh bằng việc bổ sung và cân đối các chất
khoáng. Theo tác giả Trần Nguyên Hùng (2002) thì việc cung cấp chất khoáng: Cu
100ppm, Zn 200ppm – 250ppm, Mn 100ppm,… có tác dụng tốt trong phòng ngừa
bệnh sinh sản.
Protein:
10
Lief Gornansson (1989) thuộc trung tâm nghiên cứu heo Thụy Điển sử dụng
thức ăn cung cấp đạm có nguồn gốc thực vật vào giai đoạn 3 tuần cuối của thời kỳ
mang thai đã cho biết hội chứng M.M.A giảm 20%.
Nhiều tác giả cung cho rằng sự thiếu hay thừa protein trong khẩu phần, nguồn
cung cấp protein cũng là nguyên nhân gây viêm vú, kém sữa.
Bain (1966) cho rằng bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong thời gian mang thai
chỉ có hiệu quả nhỏ và không đáng kể trong phòng ngừa bệnh này.
Ellis (1969) trộn 50g procain peniciline G vào mỗi tấn thức ăn cho nái 4 – 5

ngày trước khi sanh vào trong thời gian nuôi con đã không làm giảm M.M.A trong
bầy heo.
Ngày nay, do sức đề kháng của vi khuẩn, nhiều kháng sinh không còn tác dụng
với 1 số loài vi khuẩn. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa và chữa trị là 1
vấn đề đáng quan tâm.
2.3.2 Điều trị hội chứng M.M.A:
Các biện pháp điều trị hội chứng M.M.A bằng kháng sinh, sulfamid, tác giả
cho biết để điều trị có hiệu quả cần tiến hành cấp thuốc ngay sau khi nái có dấu hiệu
sốt, kháng sinh hoặc sulfamid nên sử dụng với các loại mẫn cảm với vi trùng gây
bệnh, đồng thời cần hỗ trợ các biện pháp như thục rữa tử cung, chích oxytocin, xoa
bóp đầu vú, tăng cường sử dụng vitamin C và các loại vitamin khác. Trường hợp sốt
cao nên dùng thuốc hạ sốt và truyền dịch.
Đối với một số bệnh khác như: tiêu chảy, xảy thai, đau chân, nóng cảm sốt,…
cũng cần có biện pháp xử lý kịp thời
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát và phương tện tiến hành
3.1.1 Thời gian:
Từ ngày 04/08/20104đến ngày 04/10/2014
3.1.2 Địa diểm:
Thưc hiện tại trại heo giống Trịnh Xuân Hướng, ấp 4, Xã Lộ 25, Thống Nhất,
Đồng Nai
3.1.3 Đối tượng khảo sát:
Đàn heo nái sinh sản Landrace Yorkshire của trại năm 2014, heo ở lứa đẻ từ
lứa 1 đến lứa thứ 16.
Đàn heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa (21 ngày tuổi)
Hình 1: Heo nái LandYork thí nghiệm Hình 2: Heo nái LandYork thí nghiệm
3.1.4 Phương tiện tiến hành
Sổ ghi chép cá nhân, các dụng cụ như: nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây, kiềm

bấm răng, kiềm cắt đuôi, kéo, ống tiêm và kiêm tiêm , thuốc thú y, lồng cân heo
Thành phần hoá học và liều dùng các loại thuốc điều trị:
12
+ Bio-oxytocin:
Oxytocin 1000IU
Nước pha tiêm vừa đủ 100ml
+ Vime-Tobra:
Tobramycin 4500mg
Dexamethasone 100mg
Nước pha tiêm vừa đủ 100ml
+ Bio-penicillin
Procain penicillin G 3000000IU
Potassium penicillin G 1000000IU
+ Bio-amino fort inj:
Dextrose, L-Phenylalanine,Calcium Chloride, L-Valine, Potassium Chloride, L-
Lysine HCl, Magnesium Chloride, L-Leucine,Sodium Acetate, Riboflavin, L-
Methionine, D-Pantothenol, L-Tryptophan, Pyridoxine HCl, L-Cysteine HCl,
Nicotinamide, L-Threonine, Thiamine HCl, L-Isoleucine.
Tiêm bắp 3 ngày liên tục với liều như sau:
Heo: 1ml/15-25kg trọng lượng cơ thể.
3.2 Giới thiệu sơ lược về trại heo:
Trại heo giống Trịnh Xuân Hướng được thành lập năm 2011, xây dựng trên
diện tích khá rộng 5 ha đây là vùng đồi tương đối cao thuận lợi cho việc tiêu thoát
nước tránh ô nhiễm môi trường . Trại nằm cách xa vùng giao thông chính nên hạn
chế được tiếng ồn, lây nhiễm mầm bệnh do cơ giới.
Bên trong trại gồm có 2 khu vực:
+ Khu 1 gồm: Hố sát trùng, trạm cấp nước, nhà ăn, nhà ở, kho cám.
+ Khu 2 gồm: 4 dãy chuồng heo: dãy 1 nuôi heo con cai sữa, dãy 2 nuôi heo
nái nuôi con, dãy 3 nuôi heo nái bầu, dãy 4 nuôi heo nái hậu bị. Bên cạnh đó trại
còn có hệ thống xử lý chất thải. Nguồn điện được sử dụng từ điện lưới Quốc Gia

giúp cho trại duy trì hệ thống chuồng kín một cách hiệu quả.
13
Sơ đồ trại heo giống Trịnh Xuân Hướng
Chú thích:
A : Hố sát trùng F : Dãy heo con cai sữa
B : Nhà ăn G : Dãy heo nái đẻ và nuôi con
A
B
C
D
E
F
G
H
I
K
14
C : Nhà ở công nhân H : Dãy heo nái mang thai
D : Kho cám I : Dãy heo nái hậu bị
E : Nhà vệ sinh K : Hố xử lý nước thải
3.3 Cơ cấu đàn và công tác giống:
- Heo nái sinh sản: 186 con
- Heo hậu bị: 99 con
- Heo đực: 2
- Heo con: 443
Đàn heo nái ở trại thuộc giống heo LandYork nhập từ trại heo giống của công ty CJ
Vina Agri
3.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc:
Heo nái: Nái khô sữa cho ăn 2,0 – 2,5 kg thức ăn mỗi ngày cho đến khi phối
giống. Nái sau khi phối được 28 ngày kiểm tra không động dục trở lại thì chuyển

sang chuồng nuôi nái mang thai, tại đây nái được theo dõi nếu phát hiện động dục
trở lại thì chuyển về lại chuồng nái khô chờ phối.
Nái mang thai cho ăn khoảng 2,5kg thức ăn mỗi ngày, việc cho ăn có thể điều
chỉnh theo thể trạng của nái, những nái mập quá có thể cho ăn ít hơn, những nái gầy
có thể cho ăn thêm.
Heo tắm mỗi ngày một lần vào lúc khoảng 8 giờ 30 phút, cho ăn 2 lần/ngày
vào buổi sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ.
Nái mang thai được chuyển lên chuồng heo đẻ trước khi sanh 10 ngày, tại đây
chúng được chăm sóc cẩn thận hơn, việc cho ăn cũng giống như trước. Các nái nuôi
tại đây không được tắm nhưng làm vệ sinh như: thu dọn phân, rắc bột Mistral
thường xuyên.
Các nái có biểu hiện sắp sanh được chuẩn bị tấm lót sàn có rắc bột Mistral lên
trên, đèn úm, kìm bấm răng, khăn lau nhớt,…Bình thường heo đẻ tự nhiên người
công nhân dùng khăn lau nhớt ở vùng miệng, mũi và rắc lên mình heo con một lớp
bột Mistral, sau đó đặt chúng vào tấm lót sàn, dùng đèn úm đã chuẩn bị sẵn. Việc
bấm răng heo con có thể thực hiện sau khi sanh hoặc đã hoàn tất việc sanh đẻ. Đối

×