Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 87 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN THỊ KIM HIỀN



PHÂN TÍCH NĂNG LỰC
CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 52340101






Tháng 05 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ KIM HIỀN
MSSV: C1201063


PHÂN TÍCH NĂNG LỰC
CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 52340101



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY



Tháng 05 – Năm 2014


LỜI CẢM TẠ

Được sự giúp đỡ của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Cần Thơ và sự chấp nhận của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá đã

cho em được thực tập hai tháng tại công ty. Với vốn kiến thức đã học và có sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy Huỳnh Trường Huy cùng sự giúp đỡ của quý
công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành
gởi lời cảm ơn đến:
Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng
em những kiến thức quý báo làm hành trang bước vào đời.
Giảng viên Huỳnh Trường Huy, thầy đã giành nhiều thời gian và tâm
huyết hướng dẫn, đóng góp và chữa sữa những sai sót của em trong suốt quá
trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.
Quý Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá, đặc biệt là chị Nguyễn
Thị Hồng Trang đã tận tâm chỉ bảo, tạo điều kiện cho em tiếp cận số liệu và
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại công ty.
Xin kính chúc quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ, Công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá nhiều sức khỏe và thành công trong công việc.

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Người thực hiện







ii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tôi và các kết nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày …. tháng…. Năm 2014
Người thực hiện
iii

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ
Có trụ sở tại: Cụm Công Nghiệp Bình Thành – QL30 – Huyện Thanh Bình –
Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: (+84) 67 354 1359 ; (+84) 67 354 1379
Fax: (+84) 67 354 1345
Website: www.hungca.com Email:
Xác nhận:
Anh (Chị) : NGUYỄN THỊ KIM HIỀN
Sinh ngày: 15/11/1991
Mã số sinh viên: C1201063
Học viên lớp: KT1222L1
Ngành: Quản trị kinh doanh
Có thực tập tại Công ty TNHH Hùng Cá trong khoảng thời gian từ ngày 24
tháng 02 năm 2014 đến ngày 24 tháng 4 năm 2014.
Nhận xét:









Đồng Tháp, ngày …. tháng … năm 2014
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Kí tên và đóng dấu)





iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Họ và tên người nhận xét: TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY
- Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
- Cơ quan công tác: Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM HIỀN
- MSSV: C1201063
- Lớp: Quản trị kinh doanh – Tổng hợp
- Tên đề tài: Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty
Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:


2. Hình thức trình bày:


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:



4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:


5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):


6. Các nhận xét khác:


7. Kết luận (Ghi mức độ đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sữa,…)


Cần Thơ, ngày ….tháng … năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

HUỲNH TRƯỜNG HUY
v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



















Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
(Kí và ghi rõ họ tên)



vi

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và các vấn đề có liên quan 4

2.1.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi 5
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HÙNG CÁ 19
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ 19
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 19
3.1.2 Giới thiệu chung về công ty 20
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 22
3.1.4 Chức năng nhiệm vụ 24
3.1.5 Sản phẩm của công ty 25
3.1.6 Quy trình công nghệ 27
3.2 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 28
3.2.1 Thuận lợi 28
3.2.2 Khó khăn 28
3.2.3 Định hướng phát triển 28
vii


3.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ TỪ NĂM 2011 – 2013 29
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ 36
4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG
CÁ QUA BA NĂM TỪ NĂM 2011 – 2013 36
4.1.1 Tình hình xuất khẩu cá tra của công ty từ năm 2011 – 2013 36

4.1.2 Khái quát chung về đặc điểm các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ
lực của công ty từ năm 2011 – 2013 39
4.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 45
4.2.1 Phân tích nguồn lực của công ty 45
4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 59
4.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 62
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ 66
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 66
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ 66
5.2.1 Giải pháp nâng cao lợi nhuận 66
5.2.2 Giải pháp về thị trường 67
5.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực 69
5.2.4 Một số giải pháp khác 69
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 700
6.1 KẾT LUẬN 700
6.2 KIẾN NGHỊ 711
TÀI LIỆU THAM KHẢO 722
PHỤ LỤC 733
viii

DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Phân loại các nguồn lực 7
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Cá qua ba
năm 2011 – 2013 30
Bảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng cá

qua ba năm 2011 – 2013 36
Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường của Công ty TNHH Hùng Cá
qua ba năm 2011 – 2013 42
Bảng 4.3: Đánh giá khái quát mức độc lập tài chính của Công ty TNHH Hùng
Cá từ năm 2011 – 2013 46
Bảng 4.4: Đánh giá khát quát khả năng thanh toán của Công ty TNHH Hùng
Cá từ năm 2011 -2013 48
Bảng 4.5: Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH Hùng Cá 53
Bảng 4.6: Phân tích SWOT của Công ty TNHH Hùng Cá 57
Bảng 4.7: Thị phần sản phẩm của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 –
2013 64
ix

DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1: Sơ đồ Ma trận SWOT 17
Hình 3.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức 23
Hình 3.2: Các sản phẩm của công ty TNHH Hùng Cá 26
Hình 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Hùng Cá 27
Hình 3.4: Biểu đồ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
TNHH Hùng Cá từ năm 2011 -2013 31
Hình 3.5: Biểu đồ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty
TNHH Hùng Cá từ năm 2011 -2013 35
Hình 3.6: Biểu đồ Biểu đồ về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty
TNHH Hùng Cá năm 2011 – 2013 37
Hình 3.7: Biểu đồ Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH
Hùng Cá năm từ năm 2011 – 2013 43



x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp
EU : Châu Âu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
NLCT : Nâng lực cạnh tranh
NLCTDN : Nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
VINAFIS : Hiệp hội nghề cá Việt Nam
VASEP : Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty TNHH Hùng Cá: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá











1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT ĐỀ TÀI
Thủy sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích

sử dụng, trong đó phải kể đến cá tra. Trong dinh dưỡng học, cá tra là một món
ăn quý có nhiều khoáng chất quan trọng và có nhiều loại vitamin, đặc biệt là
vitamin A, D và chứa nhiều DHA rất tốt cho sức khỏe của con người. Khác
với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thủy sản là mặt hàng mang tính thương
mại quốc tế cao.
Sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không ngừng được phát
triển, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều tăng qua
các năm, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể qua thống kê của
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kim ngạch xuất
khẩu cá tra qua các năm như sau: năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 3,76 tỉ
USD, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu là 4,53 tỉ USD, năm 2009 kim ngạch
xuất khẩu là 4,25 tỉ USD, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu là 4,95 tỉ USD. Tuy
kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 có giảm nhưng nhìn chung ta thấy kim
ngạch xuất khẩu cá tra tăng qua các năm. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và sản lượng
xuất khẩu sụt giảm. Theo Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt
Nam, từ năm 2011 - 2013 kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm. Cụ thể, năm 2011
kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 1,8 tỉ USD, năm 2012 phấn đấu đạt
2 tỉ USD nhưng thực tế chỉ đạt hơn 1,75 tỉ USD. Ngành cá tra rơi vào tình
trạng gần như khủng hoảng, kéo dài sang năm 2013. Theo ước tính của Tổng
cục thủy sản giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013 đạt 1,8 tỉ USD. Và theo Hiệp
hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá
tra năm 2014 giảm 5% so với năm 2013.
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, vì vậy
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung cũng gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc xuất khẩu. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì cần
phải có khả năng cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể
hiện qua thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc sản
xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ ra thị trường. Một doanh nghiệp được coi

là có năng lực cạnh tranh khi có khả năng vừa tối đa hóa lợi ích của mình vừa
thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển
kinh tế và là động lực thúc đẩy đổi mới trong sản xuất. Mặc dù tình hình xuất
2

khẩu thủy sản đang gặp khó khăn nhưng riêng Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Hùng Cá (Công ty TNHH Hùng Cá) vẫn giữ được tốc độ phát triển tăng cụ thể
qua các năm như sau: năm 2011 sản lượng xuất khẩu là 17.689.501 tấn và kim
ngạch xuất khẩu là 48.469.233 USD, năm 2012 sản lượng xuất khẩu là
14.954.438 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 41.025.019 USD, đến năm 2013 sản
lượng xuất khẩu là 24.823.516 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 53.154.849
USD. Từ các số liệu trên ta thấy Hùng Cá có tốc độ phát triển tăng. Tuy nhiên,
hiện nay các doanh nghiệp đều tìm cách để có thể đáp ứng được những yêu
cầu của những thị trường khó tính và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
hơn để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường khi mức độ cạnh tranh ngày
càng khốc liệt như hiện nay. Một số công ty lớn trong ngành thủy sản đã
không ngần ngại tìm các đối tác nước ngoài nhằm tăng vốn để mở rộng hoạt
động sản xuất trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình.
Trước tình đó để có thể giữ vững và nâng cao khả năng cạnh tranh xuất
khẩu, cũng như giúp tăng giá trị xuất khẩu và phát triển thêm nhiều thị trường
mới gắn với định hướng phát triển của công ty đưa thương hiệu Hùng Cá đến
với thị trường thế giới. Em quyết định chọn đề tài: “Phân tích năng lực cạnh
tranh xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá
nhằm đề ra những giải pháp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh xuất
khẩu góp phần tăng giá trị xuất khẩu của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty qua ba năm
từ năm 2011 - 2013.
 Mục tiêu 2: Phân tích năng lực cạnh tranh cốt lõi đối với hoạt động xuất
khẩu cá tra sang thị trường các nước.
 Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh. Từ đó, đề xuất
những giải pháp nhằm góp phần tăng giá trị xuất khẩu của công ty sang thị
trường thế giới.



3

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Hùng Cá.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Thanh Bình, Đường quốc lộ 30, Huyện Thanh
Bình, Tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Các số liệu phân tích về tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng
Cá, số liệu được cập nhật từ năm 2011 - 2013.
Đề tài được thực hiện từ ngày 06/01/2014 đến ngày 28/04/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
công ty như: thực trạng, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức và giải
pháp.
4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và các vấn đề có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh, nói chung, là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành
lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng
những tiến bộ khoa học – kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm
mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất. (Trần Sửu, 2006, trang 26).
Cạnh tranh trong kinh tế là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh
tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh và thủ đoạn)
để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh, giành giật thị
trường, khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị
thế của mình. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 101).
2.1.1.2 Vai trò và chức năng của cạnh tranh
 Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đi sâu vào phân tích các chức năng cạnh tranh
như sau:
 Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát
triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất thông qua việc
kích thích các doanh nghiệp (DN) sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất cũng như
hạn chế được những méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập
một cách có hiệu quả hơn và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.
 Trên bình diện DN, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về
chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng lại, cạnh tranh buộc
các DN phải luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý
nhằm nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và
lợi nhuận, qua đó đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của chính các DN.
 Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi
hơn, bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả
tùy tiện. Với khía cạnh đó cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ
cung cầu, góp phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hóa mối quan hệ xã
hội.

 Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích xã hội cho người này, DN này và gây
thiệt hại cho người khác, DN khác; song xét dưới gốc độ toàn xã hội, cạnh
5

tranh luôn có tác động tích cực. Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một
số chức năng quan trọng:
 Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu. Cạnh tranh hướng
việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
 Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến
động của cầu và công nghệ sản xuất.
 Cạnh tranh có tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập.
Cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bốc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc
hình thành thu nhập không tương thích với năng suất. (Lê Nguyễn Đoan Khôi,
2013, trang 102-103).
2.1.1.3 Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu
thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị
trường. Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của
sản phẩm đó. NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả,
tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng
cáo, điều kiện mua bán. (Trần Sửu, 2006, trang 27-28).
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (NLCTDN) là khả năng DN tạo
ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn
đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển
bền vững. Để đánh giá NLCTDN người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần,
doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp
quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của DN đối với xã hội, tài sản của DN nhất
là tài sản vô hình, tỉ lệ công nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngủ quản lý giỏi, nghiên
cứu và sáng tạo,… Những yếu tố đó tạo cho DN có lợi thế cạnh tranh, tức là
tạo cho DN có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối

thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trong
các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp hoặc cả hai. (Trần Sửu, 2006,
trang 27-28).
2.1.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi
2.1.2.1 Năng lực cốt lõi
 Năng lực cốt lõi của của một DN thường được hiểu là những khả năng
mà DN có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện:
 Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng;
 Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước;
 Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị
trường khác.
6

Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân
thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi
tạo nên lợi thế cạnh tranh cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong kinh doanh, khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, DN thường dựa
vào năng lực cốt lõi, tức những thế mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là
ưu tiên hàng đầu đối với nhiều DN khi xem xét các quyết định phát triển sản
phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho sản phẩm, dịch vụ hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ
tạo cho DN lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục
tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại của các
dự án.
Đã từng có không ít tranh luận gay gắt trong các cuộc hợp bàn về chiến
lược là liệu có nhất thiết phải dựa vào năng lực cốt lõi của DN khi muốn phát
triển sản phẩm, dịch vụ hay ngành nghề kinh doanh mới? Kết luận cuối cùng
không phải lúc nào cũng giống nhau và đạt được sự đồng thuận. Các cấp quản
trị thận trọng thường kiên quyết bảo vệ quan điểm phải dựa vào năng lực cốt
lõi – thế mạnh sẵn có của công ty; trong khi một số khác thích mạo hiểm thì
cho rằng không nhất thiết phải như vậy. Tuy năng lực cốt lõi tạo cho DN lợi

thế cạnh tranh, nhưng nếu cho rằng khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới DN
nhất thiết phải dựa vào năng lực cốt lõi là điều không phải lúc nào cũng đúng.
Năng lực cốt lõi không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát
triển trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DN. Năng lực cốt lõi khi đã có
thì chúng cần được tiếp tục xây dựng, phát triển thêm cả về chất lượng lẫn số
lượng. (Ngô Kim Thanh, 2009, trang 123-124).
 Theo CK Prahalad and Gary Hamel (1990), cho rằng “Năng lực cốt lõi
là một yếu tố cụ thể mà một DN xem là trung tâm cho mọi hoạt động của DN
hoặc của con người trong DN. Năng lực cốt lõi đáp ứng ba tiêu chí chính:
 Không dễ cho đối thủ bắt chước
 Có thể khai thác cho nhiều sản phẩm và thị trường
 Phải gia tăng giá trị cho người tiêu dùng sau cùng.
2.1.2.2 Các nguồn lực của doanh nghiệp
 Mọi doanh nghiệp đều có các nguồn lực nhưng không phải tất cả các
nguồn lực là duy nhất và có khả năng dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững. Để
trở thành duy nhất, có NLCT cao thì nguồn lực đó phải khó xây dựng, khó
mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước.
Nguồn lực là những tài sản riêng của DN. Có thể phân nguồn lực làm hai
loại là: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
7

 Nguồn lực hữu hình bao gồm: các nguồn lực vật chất và nguồn lực tài
chính.
 Nguồn lực vô hình bao gồm: Nhân lực, công nghệ, danh tiếng và mối
quan hệ.
Bảng 2.1: Phân loại các nguồn lực
Các nguồn lực tài chính
Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản ròng hiện có, dự
trữ tiền mặt, và bất cứ một tài sản tài chính nào khác.
Các nguồn lực vật chất

Nhà xưởng, thiết bị, đồ đạc, nguyên liệu, thiết bị văn
phòng, phương tiện sản xuất máy móc.
Các nguồn lực nhân lực
Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của nhà quản lý và
nhân viên; Khả năng thích ứng và lòng trung thành của
nhân viên.
Nghiên cứu và phát triển
Các bằng sáng chế phát minh, bản quyền, bí mật công
nghệ.
Danh tiếng
Nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu thương mại; Thương
hiệu, hình ảnh doanh nghiệp, văn hóa của doanh nghiệp.
Mối quan hệ
Quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối
và chính phủ, cộng đồng.
Nguồn: Quản trị chiến lược, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013)
 Các nguồn lực của một DN là đầu vào cần thiết để thực hiện công việc,
chúng sẽ có giá trị hơn nhiều khi được DN sử dụng nhằm trực tiếp giúp cho
DN đạt được bất cứ mục tiêu nào đề ra.
 Như vậy, các nguồn lực khác nhau là đầu vào tạo nên tiềm lực của DN,
tiềm lực có thể được xác định là các công việc thường nhật và các qui trình
của DN quyết định mức độ hiệu quả và hiệu suất làm việc của DN đó trong
việc chuyển hóa đầu vào (các nguồn lực) thành đầu ra (sản phẩm, bao gồm
hàng hóa vật chất và hàng hóa dịch vụ).
 Việc tạo ra tiềm lực cho DN không chỉ đơn giản là vấn đề kết hợp các
nguồn lực mà còn là sự phối hợp phức tạp giữa con người với nhau và giữa
con người với các nguồn lực của DN. Khi các thành viên của DN làm việc, kết
hợp các nguồn lực của DN và trong phạm vi cấu trúc các hoạt động thường
nhật và các qui trình của tổ chức, họ tích lũy những kinh nghiệm và kiến thức
để tìm cách tốt nhất nhằm thu được giá trị từ các nguồn lực và biến chúng

thành những năng lực cốt lõi hoặc tiềm lực riêng của DN. Trên thực tế, trước
khi tiềm lực DN có thể trở thành nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh thì các tiềm
8

lực này phải thật sự là tiêu biểu và phải đóng góp cho sự phát triển NLCT cốt
lõi của DN. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 112-113).
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Năng lưc cạnh tranh của DN chịu tác động của nhiều yếu tố, nó bao gồm
các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, các yếu tố bên trong DN
và cả yếu tố thuộc bản thân sản phẩm dịch vụ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
NLCTDN.
 Sản phẩm dịch vụ: “Chữ tín của sản phẩm dịch vụ quyết định chữ tín
của DN và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh”. Ngày nay, hầu hết
các DN cho rằng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến NLCTDN bởi
nó tác động trực tiếp đến người tiêu dùng. Yếu tố này thường thể hiện chủ yếu
những mặt sau:
 Về trình độ của sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng, tính hữu dụng, mẫu
mã kiểu dáng. Tùy theo những sản phẩm dịch vụ khác nhau mà chúng ta lựa
chọn những chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định cho trình độ sản phẩm.
DN sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ của sản phẩm
dịch vụ ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, khi đó NLCT càng cao.
 Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
cung cấp cho khách hàng tác động trực tiếp đến người tiêu dùng nên nó quyết
định đến NLCTDN. Nó đảm bảo cho DN mở rộng được phần thị trường, tiêu
thụ sản phẩm dịch vụ nhiều hơn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh để sản xuất. (Lê
Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 106).
 Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào: Các nhân tố đầu vào gồm nhân
lực, nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin.
Các yếu tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải có dự trữ đủ số lượng, chủng loại

và chất lượng, để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất – kinh doanh khi
cần. Nếu không sẵn sàng tức là gián đoạn quá trình sản xuất – kinh doanh, làm
giảm năng suất và chất lượng, hậu quả là giảm NLCT. (Trần Sửu, 2006, trang
55).
 Hệ thống phân phối và bán hàng: xây dựng được một hệ thống kênh
phân phối hợp lý sẽ giúp cho DN có điều kiện tập trung đầu tư vào công nghệ
sản xuất của mình, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được nhanh chóng,
nâng cao NLCT. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các
nội dung chủ yếu sau đây:
9

 Khả năng đa dạng hóa các kênh và chọn được kênh chủ lực. Việc
phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối
thiểu hóa chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm.
 Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Điều này có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng, có vốn lớn và đủ sức chi phối lực lượng bán hàng trong kênh
thị trường. Đối với các DN sử dụng nhiều kênh phân phối và trực tiếp quản lý
các kênh phân phối phải tìm ra được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ
chính trong tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của DN.
 Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là có các hệ thống giao
dịch, các trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất
hiện đại.
 Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt những
biện pháp quản lý người bán và người điều khiển người bán đó.
 Có những khả năng hợp tác giữa các người bán trên thị trường, đặc
biệt là trong các thị trường lớn.
 Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.
 Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán hàng và phương thức thanh
toán. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 106-107)
 Quảng cáo, khuyến mại: Quảng cáo và khuyến mại là các hoạt động

không những không thể thiếu mà còn đóng vai trò quan trọng để các DN tồn
tại và phát triển. Ngày nay không một nhà kinh doanh nào có thể chối cãi về
vai trò cực kỳ quan trọng của các công cụ này trong quá trình cạnh tranh của
sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Quảng cáo là đưa thông tin những ý tưởng,
thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua kênh trung gian. Khuyến mại
bán hàng là dạng kích thích tiêu dùng, thường là ngắn hạn. Quảng cáo, khuyến
mại đóng vai trò thông tin đến khách hàng về những giá trị họ có thế nhận
được từ thương hiệu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi ích
cho khách hàng, tác động đến hành vi của người mua và do vậy có ảnh hưởng
lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ cũng như NLCTDN. (Lê Nguyễn
Đoan Khôi, 2013, trang 107-108).
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Để đánh giá NLCTDN trên thị trường cần phải thông qua các chỉ tiêu cụ
thể. Các chỉ tiêu này có thể là định lượng hoặc định tính, song chúng phải
phản ánh rõ ràng nhất khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu của DN trên thị
trường nghiên cứu trong một thời gian nhất định.
10

2.1.4.1 Sản lượng, doanh thu của sản phẩm dịch vụ
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của DN, trong đó sản
lượng và doanh thu là một trong các chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Khi sản
lượng tiêu thụ của một sản phẩm dịch vụ hàng năm tăng cao, tức sản phẩm
dịch vụ đó duy trì và phát triển thị phần. Cũng tương tự như vậy, doanh thu
hàng năm cao và có tốc độ tăng trưởng hợp lý chứng tỏ giá cả sản phẩm được
duy trì ổn định, sản phẩm đó được thị trường chấp nhận và có khả năng cạnh
tranh cao. Còn nếu như khối lượng tiêu thụ lớn nhưng doanh thu không cao,
đều đó chứng tỏ rằng giá cả sản phẩm dịch vụ có sự giảm sút và NLCT của
sản phẩm dịch vụ đó phần nào bị giảm đi. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang
104).
2.1.4.2 Thị phần của sản phẩm dịch vụ

Thị phần là một trong những chỉ tiêu hay dùng nhất để đánh giá NLCT
của sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Thị phần của DN trong một thời kỳ
được tính theo công thức sau:

Thị phần của DN =
(trong một thời kỳ)
Doanh thu của DN
x 100%
Tổng doanh thu trên thị trường
(cùng trong thời kỳ đó)

(2.1)

Hay:

Thị phần của DN =
(trong một thời kỳ)
Lượng bán của DN
x 100%
Lượng tiêu thụ trên thị trường
(cùng trong thời kỳ đó)

(2.2)

Chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng chấp nhận của thị trường đối với
mặt hàng DN đang sản xuất, kinh doanh như thế nào. Thông qua sự biến động
của chỉ tiêu này có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của
DN, sản phẩm của DN có được mở rộng ra thị trường hay không. Thị phần của
DN lớn hơn chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của DN được khách hàng ưa chuộng
và đánh giá cao hơn, điều đó có nghĩa là khả năng cạnh tranh cao. Những DN

có thị phần lớn trên thị trường về mặt hàng hóa nào đó thường là DN có công
11

nghệ tiên tiến, sản xuất mặt hàng đó nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng
tốt, giá cả lại phù hợp, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng. Điều này
chứng tỏ sản phẩm của DN có sức cạnh tranh lớn. Có khả năng đánh bại đối
thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó tốc độ tăng thị phần qua các năm cũng cho thấy
khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngày càng tăng. (Lê Nguyễn Đoan Khôi,
2013, trang 104).
2.1.4.3 Uy tín và thương hiệu của sản phẩm dịch vụ
Ngày nay uy tín của thương hiệu sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên
quan trọng. Cùng một mức chất lượng, giá cả và mẫu mã như nhau, những sản
phẩm có thương hiệu uy tín được nhiều người biết đến với giá cao hơn nhiều.
Không những thế, nhãn hiệu thương mại của công ty càng có uy tín thì sẽ tạo
cho người tiêu dùng lòng tin, độ tin cậy đối với sản phẩm dịch vụ nhiều hơn.
Thương hiệu thể hiện uy tín của DN, nó cũng thể hiện chất lượng sản
phẩm dịch vụ của DN, đặc trưng sản phẩm dịch vụ của DN, nó chính là biểu
tượng hay hình ảnh của DN. Khi thương hiệu sản phẩm dịch vụ, thương hiệu
của DN đã thâm nhập vào được thị trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN,
cụ thể:
 Khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của DN.
 Khi tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ, khách hàng sẽ rất dễ an tâm khi sử
dụng sản phẩm dịch vụ đó.
 Có nhãn hiệu trên thị trường sẽ dễ thu hút khách hàng mới và DN có
thể mở rộng thêm thị trường của mình.
 DN sẽ đạt được lợi nhuận nhiều hơn khi mở rộng thị trường mới vì
được đông đảo khách hàng biết đến.
 Với một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường, DN sẽ tạo ra sự tự hào cho
khách hàng sử dụng sản phẩm đó.
 Tạo ra được uy tín với khách hàng thì DN sẽ có thể thu hút được nguồn

nhân tài quý hiếm và vốn đầu tư từ bên ngoài vào DN dễ dàng hơn.
Như vậy, uy tín sản phẩm dịch vụ thông qua nhãn hiệu, thương hiệu sản
phẩm dịch vụ trên thị trường giúp khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản
phẩm, yên tâm sử dụng và như vậy sẽ phân phối, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó
dễ dàng hơn, giá bán sản phẩm có thể cao hơn. Qua đó DN sẽ nâng cao được
khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường. (Lê Nguyễn Đoan
Khôi, 2013, trang 105).

12

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
Những năm gần đây, việc nghiên cứu NLCT của sản phẩm trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những chủ đề được nhiều
người nghiên cứu ở nước ta. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
Nguyễn Đình Cung (2011), với “Năng lực canh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu trong ba ngành May mặc, Thủy sản, Điện tử ở Việt Nam” đề tài phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản gồm phân tích các nhân tố như: ảnh hưởng của các chính sách
và yếu tố bên ngoài, các yếu tố nội tại của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và
vai trò của các hiệp hội, chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Âu Thái Thái (2010), với “Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thép
của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang” đề tài phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh như: sản phẩm dịch vụ, giá bán của sản phẩm
dịch vụ, hệ thống phân phối và bán hàng, quảng cáo khuyến mãi, các dịch vụ
sau bán hàng, phân tích nguồn lực của công ty như: các ngồn lực tài chính, các
nguồn lực vật chất, các nguồn lực nhân lực, nghiên cứu và phát triển, danh
tiếng, mối quan hệ, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty dựa vào khung
đánh giá ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty, sử dụng mô hình 5 áp lực
cạnh tranh của Michael Porter.

Nguyễn Thị Thu Hương (2008), với “Phân tích tình hình xuất khẩu cá
tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007” đề tài phân tích thực
trạng xuất khẩu cá vào trường EU trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về sản
lượng và giá trị xuất khẩu, phân tích SWOT để nhận biết được cơ hội và đe
dọa cũng như xem xét điểm mạnh, điểm yếu của công ty; Huỳnh Lê Thúy
Hằng (2012), với “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Đông
Xuyên”,…Các công trình trên đã đánh giá hiện trạng và các nguồn lực về
NLCT của công ty, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT như: các yếu
tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài của DN, sử dụng các
phương pháp phân tích như so sánh tuyệt đối và tương đối, đánh giá NLCT
của DN và nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những đánh giá và giải pháp nâng cao NLCT còn khá mờ nhạt.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề
tài cho thấy, việc làm rõ NLCT của mặt hàng thủy sản của Việt Nam và nâng
cao NLCT của mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp nói chung cần được
nghiên cứu một cách có hệ thống. Do đó, luận văn sẽ thực hiện nhiệm vụ này
thông qua đề tài. Đề tài sẽ tập trung phân tích về NLCT của công ty. Trên cơ
13

sở phân tích năng lực cạnh tranh, tình hình xuất khẩu cá tra của công ty qua ba
năm và đánh giá năng lực cạnh tranh cốt lõi, sử dụng ma trận SWOT để phân
tích nhằm thấy các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của công ty. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm ổn định và
nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu góp phần tăng giá trị xuất khẩu của
Công ty TNHH Hùng Cá sang thị trường thế giới.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
 Các số liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trực tiếp
dựa trên cơ sở những số liệu thực tế các báo cáo xuất khẩu, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2013.

 Thu thập số liệu thứ cấp từ: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP), Cổng thông tin Thương mại quốc tế trực tuyến xuất nhập
khẩu Việt Nam, Hiệp hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Tạp chí Thủy sản
Việt Nam, Kênh thông tin Kinh tế - Tài chính Việt Nam (Cafef).
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng các phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để
phân tích qua đó có thể thấy được sự biến động về giá trị, sản lượng và cơ cấu
mặt hàng cá tại các thị trường xuất khẩu của công ty.
 Phương pháp so sánh: là phương pháp phổ biến trên việc phân tích dữ
liệu. Nội dung của phương pháp này là nhìn nhận từng chỉ tiêu cả về tuyệt đối
và tương đối, theo diễn biến về thời gian (kỳ này so với kỳ trước) hay về
không gian (khu vực này so với khu vực khác). Phương pháp này chủ yếu xem
xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
 Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ
tiêu kỳ gốc, là một chỉ tiêu phản ánh qui mô, khối lượng của sự kiện.

(2.3)
Trong đó:
Y
0
: Chỉ tiêu năm gốc
Y
1
: Chỉ tiêu năm phân tích
Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Y = Y
1
– Y
0

×