Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.35 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH








LÊ THỊ ÁNH DƯƠNG


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh Tế Học
Mã ngành:

52310101






Cần Thơ – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ ÁNH DƯƠNG
MSSV/HV: 4104025



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ HỌC
Mã số ngành:
52310101





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU










Cần Thơ - 2013

Trang i

LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại giảng đường trường Đại học Cần Thơ đã
cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học qua. Đồng
thời, cùng với khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lương thực thực
phẩm Vĩnh Long cho em tiếp thu một số kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở đó
giúp em hoàn thành tốt luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Chúc Cô thêm nhiều sức khỏe, may mắn thành công trong sự nghiệp
của mình.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và lãnh đạo các
phòng ban của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long đã nhiệt
tình giúp đỡ, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em để hoàn thành tốt luận văn
của mình.
Do trình độ còn hạn chế, nên bài luận văn này sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong thầy cô và Ban lãnh đạo Công ty góp ý để đề tài
được hoàn
chỉnh.
Sau cùng em kính chúc quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, cùng toàn
thể các cô chú và anh chị trong Công ty dồi dào sức khoẻ, luôn thành đạt trong

công việc và trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn

Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm
2013
Người thực hiện


Lê Thị Ánh Dương


Trang ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện


Lê Thị Ánh Dương

Trang iii

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chon đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi giới hạn đề tài 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 4
2.1.2 Khái niệm về doanh thu 4
2.1.3 Khái niệm về chi phí 5
2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận 6
2.1.5 Khái niêm ma trận EFE 6
2.1.6 Khái niêm ma trận IFE 7
2.1.7 Khái niệm ma trận SWOT 8
2.1.8 Các nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh 8
2.1.9 Sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh 11
2.1.10 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh 12
2.1.11 Lược khảo tài liệu 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC
PHẨM VĨNH LONG 20

Trang iv

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 20

3.1.2 Trình độ của công nhân 22
3.1.3 Quy mô hoạt động của Công ty 22
3.2 Đặc điểm chung 23
3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 24
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 25
3.3 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty 28
3.4 Kết quả hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng
đầu năm 2013 28
3.5 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 31
3.5.1 Thuận lợi 31
3.5.2 Khó khăn 31
3.6 Phương hướng phát triển 32
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 34
4.1 Phân khúc thị trường hoạt động của Công ty 34
4.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty 34
4.3 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty 37
4.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty 40
4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận qua các năm 40
4.1.2 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 41
4.5 Tình hình chung về tài chính của Công ty 42
4.6 Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động của Công ty 44
4.7 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 46
4.7.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của Công ty 46
4.7.1.1 Môi trường vĩ mô 46
4.7.1.2 Môi trường vi mô 51
4.7.2 Phân tích ma trận IFE và EFE 55

Trang v


4.8 Dự báo doanh thu 6 tháng cuối năm 2013 của Công ty 57
Chương 5: GIẢI PHÁP GIÚP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY HIÊU QUẢ HƠN 66
5.1 Những tồn tại cần khắc phục của Công ty 66
5.2 Các giải pháp nâng cao tình hình tài chính của Công ty 66
5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 66
5.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý tốt chi phí 68
5.5 Mở rộng quan hệ cầu nối giữa đơn vị với khách hàng 69
5.6 Phân tích ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược kinh doanh 70
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
6.1 Kết luận 73
6.2 Kiến nghị 73
6.2.1 Đối với nhà nước 73
6.2.2 Đối với Công ty 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 77


Trang vi

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu lao động tại Công ty năm 2012 22
Bảng 3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Lương thực thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 29
Bảng 4.1 Tình hình chi phí của Công ty từ giai đoạn 2010 – 2012 và sáu tháng
đầu năm 2013 35
Bảng 4.2 Bảng tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu
năm 2013 38

Bảng 4.3 Bảng phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013 40
Bảng 4.4 Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010 đến sau
tháng đầu năm 2013 43
Bảng 4.5 Bảng phân tích các tỷ số thanh khoản từ năm 2010 đến sáu tháng đầu
năm 2013 của Công ty 44
Bảng 4.6 Bảng phân tích các tỷ số về quản lý nợ từ năm 2010 đến sáu tháng
đầu năm 2013 của Công ty 45
Bảng 4.7 Bảng phân tích các tỷ số khả năng sinh lời từ năm 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013 của Công ty 46
Bảng 4.8 Bảng phân tích đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 56
Bảng 4.9 Bảng phân tích đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 57
Bảng 4.10 Doanh thu theo quý của Công ty 58
Bảng 4.11 Bảng phân tích sau khi tách yếu tố mùa vụ 59
Bảng 4.12 Bảng danh thu sau khi tách yếu tố mùa vụ 60
Bảng 4.13 Kết quả thực hiện hồi quy bằng phương pháp OLS 61
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tương quan chuỗi 64
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi 65
Bảng 5.1 Kết quả phân tích ma trận SWOT 72


Trang vii

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Đồ thị các dạng hàm xu thế 16
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện mô hình cộng tính 18
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện mô hình nhân tính 18
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm

Vĩnh Long 24
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu thao từng quý của Công ty Cổ phần lươn
thực thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2009 đến Q2 của năm 2013 58
Hình 4.2 Giản đồ tự tương quan của Công ty Cổ phần Lươn thực thực phẩm
Vĩnh Long 59
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo từng quý của Công ty từ năm 2009
đến Q2 năm 2013( Đã loại bỏ tính mùa vụ) 61
Hình 4.4 Giản đồ tự tương quan sau khi tách yếu tố mùa vụ 61
Hình 4.5 Biểu đồ dự báo doanh thu của Công ty 62
Hình 4.6 Biểu đồ kết quả chạy kiểm dịnh phân phối chuẩn 63

Trang viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH Bán hàng
CCDV Cung cấp dịch vụ
CP Cổ phần
DT Doanh thu
DTK Thu nhập từ hoạt động khác
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HCM Hồ Chí Minh
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KH & CN Khoa học và công nghệ
LTTP Lương thực thực phẩm
MTV Một thành viên
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TP Thành phố

SXKD Sản xuất kinh doanh
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
CPI Consumer price index
EBIT Earnings before interest and taxes
EFE External Factor Evaluation Matrix
EU European Union
FDI Foreign direct investment
GDP

Gross Domestic Product
IEF Internal Factor Evaluation Matrix
ROA Return On Assets

ROE Return on equity
UKAS United Kingdom Accreditation Sirvice
WTO World trade Organization








Trang 1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài
Sau khi gia nhập WTO (World trade Organization) nhà nước đã tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập và phát triển cùng với các
doanh nghiệp trên thế giới. Đặc biệt là mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của nước ta phát triển. Bên cạnh những cơ
hội đó thì thách thức đặt ra của các doanh nghiệp cũng lớn hơn đó là phải cạnh
tranh không những với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các nước trên
thế giới.
Trong tình hình kinh tế như hiện nay của nước ta có không ít các doanh
nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ dẫn đến phá sản. Để tồn tại và phát triển doanh
nghiệp cần phải nổ lực hết mình trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng ngành. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong môi trường cạnh
tranh khóc liệt như hiện nay cần phải hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn của
doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó cần phải thấy được hướng phát triển trong
tương lai của doanh nghiệp nói riêng nền kinh tế nước nhà nói chung và để
xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Do đó việc phân
tích hoạt động kinh doanh là một điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp Công ty đánh giá tổng thể quá trình
hoạt động của doanh nghiệp mình, để quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất,
phát huy những mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của đơn vị, góp phần hạn chế
rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
Thành phố Vĩnh Long có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 năm
trước, với tên gọi Long Hồ Dinh. Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua
bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và
các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Là vùng đất ở vị trí trung tâm của Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - nằm phía hữu ngạn sông Tiền, tuyến giao
thông thủy huyết mạch của thành phố Vĩnh Long là vùng đất thuận lợi để phát
triển kinh tế. Đặc biệt ngày 10/4/2009 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 16
thành lập Thành phố Vĩnh Long, đây là một bước xúc tiến cho kinh tế Vĩnh
Long phát triển mạnh.

Đứng trước những cơ hội và thách thức đó Công ty cổ phần Lương thực
thực phẩm Vĩnh Long không ngừng nổ lực đẩy lùi khó khăn và kịp thời nắm
bắt cơ hội đưa doanh nghiệp mình trở thành một trong ba Công ty hàng đầu về
kinh doanh lương thực. Với hệ thống kho với sức chứa 90.000 tấn đặt tại Vĩnh



Trang 2

Long và các vùng nguyên liệu trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long như
Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, hệ thống máy móc đồng bộ gồm 40 dây
chuyền lau bóng với công suất 100 tấn/giờ, hệ thống máy tách màu
(colorsorter) thế hệ mới của Hàn Quốc, cùng với hệ thống máy sấy tiêu chuẩn
và hệ thống băng tải tự động hàng năm Công ty có khả năng sản xuất cung cấp
Gạo xuất khẩu và nội địa từ 400.000 – 500.000 tấn Gạo với chất lượng cao
đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng lợi nhuận thông
qua sự điều hành hiệu quả và mang đến giá trị cho cổ đông. Để nâng cao khả
năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài, Công ty đã áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất và
kinh doanh, đã được Tổ chức UKAS (United Kingdom Accreditation Sirvice)
Vương quốc Anh cấp giấy chứng nhận từ năm 2001.Vì vậy tôi quyết định
chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương
thực thực phẩm Vinh Long” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực, thực
phẩm Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dựa
trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý để Công ty phát triển bền vững
hơn.

1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai
đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Đưa ra các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động của Công ty.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Mục tiêu 4: Dự báo doanh thu của Công ty trong trong sáu tháng cuối
năm 2013.
1.3. Phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh
Long – thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu



Trang 3

Đề tài được thược hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/08/2013 đến
22/11/2013
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các số liệu, thông tin liên quan đến việc phân tích hoạt động kinh doanh
của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long.




Trang 4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) là quá trình nghiên cứu để đánh
giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng
cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ
thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều
loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc
vào đối tượng phân tích.
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông
tin để điều hành hoạt độngkinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp đồng
thời cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài sử dụng. Những thông tin
này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu
nào của doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua
phân tích.
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình
hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh
hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động
kinh doanh ở đây có thể là kết quả đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu
trong tương lai cần phải đạt được.
Ngoài ra, không dừng lại ở việc đánh giá biến động của kết quả kinh
doanh, phân tích HĐKD còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng, tác động
đến sự biến động của chỉ tiêu. Tùy theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với
các chỉ tiêu, mà tác động theo chiều hướng thuận hoặc chiều hướng nghịch
đến chỉ tiêu phân tích.
Vậy muốn phân tích HĐKD trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ

tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác
động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản
ảnh được tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích.
2.1.2. Khái niệm về doanh thu



Trang 5

Doanh thu (DT) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bao gồm ba loại chính đó là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập từ các hoạt động khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT BH và CCDV): là toàn bộ
số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh
doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao
gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.
Doanh thu hoạt động tài chính (DT HĐTC): bao gồm các khoản thu từ các
hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gởi,
lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu,
cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước
nhưng không sử dụng hết.
Thu nhập từ các hoạt động khác (DTK): là những khoản thu từ các hoạt
động xảy ra không thường xuyên như thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi
thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử
dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ,
thu hồi được, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu
khó đòi đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất
thường khác.

Công thức tính tổng doanh thu:
Tổng doanh thu = DT BH và CCDV + DT HĐTC + DTK (2.1)
2.1.3. Khái niệm về chi phí
Chi phí là sự hao phí bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại,
dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lý
đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh
doanh.
Do đó, việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không
thể thiếu được trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua phân tích chi phí sản



Trang 6

xuất kinh doanh có thể đánh giá được mức chi phí tồn tại trong đơn vị, sự khai
thác tiềm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Công thức tính tổng chi phí:
Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán +CP tài chính + CP bán hàng (2.2)
+ CP QLDN + CP khác
2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa
tổng thu và tổng chi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là
phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.
Công thức tính tổng lợi nhuận:


(2.3)

2.1.5. Khái niệm ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix)
Ma trận EFE: EFE là ma trận tổng hợp và đánh giá những cơ hội và
nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Giúp
đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội và nguy cơ.
Từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài
tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bước 1: lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu
mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp
trong ngành/ lĩnh vực kinh doanh.
Bước 2: phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (không quan
trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu
tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực, ngành nghề mà
doanh nghiệp bạn đang sản xuất kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của
tất các các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi
yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4
là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1
là phản ứng yếu.
Tổng lợi nhuận = DT thuần BH và CCDV – Giá vốn hàng
bán + (DT HĐTC - CP HĐTC) + ( DT khác – CP khác)
– CP bán hàng – CP QLDN



Trang 7

Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác
định điểm số của các yếu tố.

Bước 5: cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của
ma trận. Đánh giá tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các
yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1.
Tổng số điểm quan trọng là 4: doanh nghiệp đang phản ứng rất tốt với
các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Có nghĩa là các chiến lược
hiện hành của doanh nghiệp đã tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội từ
môi trường bên ngoài và né tránh, giảm thiểu một cách hiệu quả những thiệt
hại do các nguy cơ do môi trường bên ngoài gây ra.
Tổng số điểm là 2,5: công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội
và nguy cơ.
Tổng số điểm là 1: doanh nghiệp đã phản ứng lại tác động của môi
trường bên ngoài một cách rất yếu kém. Các chiến lược của doanh nghiệp đề
ra không tận dụng được các cơ hội và cũng không né tránh được các nguy cơ
từ môi trường bên ngoài.
2.1.6. Khái niệm ma trận IEF (Internal Factor Evaluation Matrix)
Ma trận IFE: IFE là ma trận tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm
mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tận
dụng, khai thác những điểm mạnh chuẩn bị nội lực đối đầu và cải thiện những
điểm yếu nâng cao thành tích và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ma trận
IFE là một công cụ quan trong để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
Bước 1: lập danh mục từ 10–20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh, yếu
cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh
nghiệp đã đề ra.
Bước 2: phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất
quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc
vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp
trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 ,
trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất
yếu.

Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác
định số điểm của các yếu tố.



Trang 8

Bước 5: cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm ma
trận. Đánh giá tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng.
Từ 1 đến 4 điểm: không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng
trong ma trận.
Tổng số điểm dưới 2,5 điểm: Công ty yếu về những yếu tố nội bộ.
Tổng số điểm trên 2,5 điểm: Công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.
2.1.7. Khái niệm ma trận SWOT
Ma trận SWOT là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp ta tìm hiểu vấn đề
hoặc đề ra quyết định trong việc tổ chức quản lý cũng như kinh doanh. SWOT
là một khung lý thuyết mà dựa vào đó chúng ta có thể duyệt lại các chiến lược,
xác định lại vị thế cũng như hướng đi của doanh nghiệp.
Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2
cột, chia làm 4 phần: Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội
(Opportunities), và nguy cơ (Threats). SWOT đánh giá triển vọng của một vấn
đề hay một chủ thể nào đó.
2.1.8. Các nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh:
Nhóm các tỷ số về thanh khoản
Tỷ số khái quát tình hình công nợ : hệ số này dùng để xem xét sự chiếm
dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp và đối tác.
Công thức:
Hệ số khái quát tình hình công nợ =

Phải thu ngắn hạn

(2.4)

Khoản phải trả ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản nhanh: tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp
trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh đo
lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các
khoản mục tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn .
Hệ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp
càng được tin tưởng và ngược lại, hệ số thanh toán càng thấp thì khả năng
thanh toán của doanh nghiệp khó mà tin tưởng được.
Công thức:
Tỷ số thanh khoản nhanh =

Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho

(2.5)

Giá trị nợ ngắn hạn



Trang 9

Tỷ số thanh khoản hiện thời: tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ
mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ
hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để
thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Gọi H là tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn thì ta có:

H > 1,5 là tốt
1≤ H ≤ 1,5 có thể chấp nhận
0,5 ≤ H < 1 khó chấp nhận
H < 0,5 rất khó khăn
Công thức:
Tỷ số thanh khoản hiện thời =

Giá trị tài sản lưu động
(2.6)

Giá trị nợ ngắn hạn
Nhóm các tỷ số về quản lý nợ
Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản
của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính
của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều
này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó
cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức
là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà
cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để
có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp
cao hơn.
Công thức:
Tỷ số nợ trên tài sản =

Tổng nợ
* 100 (2.7)

Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy
động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít

phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh
nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp
chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm
thuế.
Công thức :



Trang 10

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ
* 100 (2.8)

Giá trị vốn chủ sở hữu
Vì vốn chủ sở hữu (E) bằng tổng tài sản (A) trừ đi tổng nợ (D), nên:
D/E = D / (A - D) = D/A / (1 - D/A) (2.9)
Tỷ số khả năng trả lãi: tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có
khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá
nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi
nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Công thức:
Tỷ số khả năng trả lãi =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(2.10)

Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ: là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh

toán nợ nói chung của doanh nghiệp.
Công thức:
Tỷ số khả năng trả nợ =

Giá vốn hàn bán + Khấu hao + EBIT
(2.11)

Nợ gốc + Chi phí lãi vay
EBIT (earnings before interest and taxes) : Là lợi nhuận trước lãi vay
và thuế hay thu nhập trước lãi vay và thuế là một chỉ tiêu dùng để đánh giá
khả năng thu được lợi nhuận của Công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí,
nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập.
EBIT được đề cập đến như khoản kiếm được từ hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay thu nhập ròng từ hoạt động.
Công thức để tính EBIT là:
EBIT = Thu nhập - Chi phí hoạt động (2.12)
Có thể xem công thức tính EBIT một cách cụ thể hơn như sau:
EBIT = Tổng doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí ( 2.13)
EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh
toán tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho
EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn
và tỷ suất thuế giữa các Công ty khác nhau.



Trang 11

Do đã loại bỏ lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi
nhuận của Công ty, và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với
nhau.

Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu : tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao
nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công
ty kinh doanh có lãi. Tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị
âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

*100 (2.14)

Doanh thu
Tỷ số lợi nhuận của tài sản( ROA) : hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý
nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao
thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Công thức :
ROA =

Lãi ròng
*100 (2.15)

Tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ( ROE ): hệ số suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
Công thức:
ROE =


Lãi ròng
*100 (2.16)

Vốn chủ sở hữu
2.1.9. Sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh.
Đối với người quản lý doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro trong kinh doanh. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi
ro xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của
mình. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính,
lao động, vật tư… Doanh nghiệp cần phải quan tâm phân tích các điều kiện tác
động bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…



Trang 12

Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện
những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là những công
cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong
các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm
tàng chưa được phát hiện, chỉ có thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể
phát hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Thông qua
phân tích mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc các vấn đề phát sinh. Từ đó
có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp lập kế hoạch kinh
doanh kỳ sau hợp lý. Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn,
doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên
các tài liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các
điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh

phù hợp.
Đối với ngân hàng, người đầu tư, người cung cấp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để quyết định có nên cho vay,
đầu tư hay bán chịu hàng hoá hay không.
Đối với Nhà Nước.
Nhà nước dựa vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh để hoạch định
các chính sách vĩ mô nền kinh tế.
2.1.10. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt đông kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả
năng tiềm tàng của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta mới thấy rõ được
các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân
và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công
tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn
về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình.
Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn các mục tiêu và
chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phòng ngừa và
ngăn chặn rủ ro có thể xảy ra.



Trang 13

2.1.11. Lược khảo tài liệu.
Lê Thị Thùy Oanh (2010): Luận văn tốt nghiệp. “Phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiêng Giang”
Đại học Cần Thơ. Tác giả đã phân tích các yếu tố về doanh thu, chi phí của

Công ty từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn chung của Công ty và
kiến nghị các giải pháp thích hợp lên Công ty. Tác giả đã sử dụng phương
pháp so sánh để phân tích đánh giá các chỉ tiêu chung của Công ty và sử dụng
ma trận SWOT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Công ty, tuy nhiên bài
viết vẫn chưa đi sâu vào phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến hoạt động của Công ty.
Nguyễn Thị Ngọc Dung (2010): Luận văn tốt nghiệp. “Phân tích hoạt
động kinh doanh dịch vụ của Công ty Cổ phần Cảng Vĩnh Long” Đại học Cần
Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ số đánh giá
mức độ hiệu quả trong kinh doanh của Công ty. Tác giả đã phân tích hoạt
động kinh doanh, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
Công ty để đưa ra các kiến nghị để Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp và được thu thập trong quá trình
thực tập tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long. Và các số liệu
liên quan khác được thu thập trên báo, tạp chí và Internet. Số liệu sơ cấp được
thu thập thông quá trình trao đổi và phỏng vấn của tác giả với các chuyên gia
của Công ty.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Tùy theo từng mục tiêu mà ta sử dụng phương pháp phân tích số liệu
khác nhau và phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu
trong đề tài này.
Khái niệm phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc so sánh
a) Tiêu chuẩn so sánh
Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.




Trang 14

Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
Các thông số thị trường.
Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
b) Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian,
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và
điều kiện kinh doanh.
Mục tiêu 1: Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận của Công ty ta sử
dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối.
So sánh bằng số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.
Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ
này với kỳ trước.
Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của
sự kiện.
Tác động của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến
động về quy mô, khối lượng.
Công thức: ∆F = F1 – F0
F1: số kỳ phân tích
F0: số kỳ gốc
Mục tiêu 2: đưa ra các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động của Công ty ta
sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối.
So sánh bằng số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để
thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ
tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Công thức: ∆F =


* 100
F1: số kỳ phân tích
F0: số kỳ gốc



Trang 15

Mục tiêu 3: phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của
Công ty bằng phương pháp tìm hiểu thông tin thông qua Internet từ đó đưa ra
các suy luận về các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến Công ty.
Mục tiêu 4: dự báo doanh thu của Công ty trong sáu tháng cuối năm
2013 ta sử dụng phương pháp luận và các quy trình của dự báo định lượng.
Định nghĩa dự báo: là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự
việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã
thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu
trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng
trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng). Tuy nhiên, dự
báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định
tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những
tính chủ quan của người dự báo.
Mô hình xu thế
Dự báo bằng mô hình xu thế được dùng khi:
Không có nhiều dữ liệu chuỗi trong quá khứ.

Không thể thu thập đủ số liệu các biến để dự báo bằng mô hình nhân quả.
Xu thế là sự vận động tăng hay giảm của dữ liệu trong một khoảng thời
gian dài.
Xu thế tuyến tính.
Xu thế phi tuyến (đường cong).
Có thể được biểu diễn: Ŷ
t
= f(t).
Các dạng hàm xu thế
Tuyến tính : Y
t
= β

β

 + u
t

Bậc hai : Y
t
= β
0
+ β
1
t + β
2
t
2
+ u
t


Bậc ba : Y
t
= β
0
+ β
1
t + β
2
t
2
+ β
3
t
3
+ u
t

Tuyến tính-log : Y
t
= β
0
+ β
1
lnt + u
t

Nghịch đảo : Y
t
= β

0
+ β
1
(1/t) + u
t

Tăng trưởng mũ : Yt = e
β 0 + β 1t + ut

Log-tuyến tính : ln(Y
t
) = β
0
+ β
1
t + u
t

Đồ thị của các dạng hàm xu thế.

×