Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 83 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


HUỲNH THỊ NGỌC YẾN


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ RA GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ
Mã số ngành: 52340101




8 – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH THỊ NGỌC YẾN
MSSV: 4104881

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ RA GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành


Mã số ngành: 53240101


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ CẨM LÝ



8 - 2013

i

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Khoa Kinh Tế &
QTKD đã giúp cho sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp để từ đó sinh viên có
thể tiếp cận với vấn đề kinh tế đang diễn ra, vận dụng những lý thuyết đã học
áp dụng vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các quý Thầy Cô trường Đại
học Cần Thơ trong thời gian qua, đặc biệt là Khoa Kinh Tế & QTKD đã giảng
dạy và truyền đạt những tri thức khoa học cần thiết giúp em trưởng thành
trong suốt quá trình theo học để em làm tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Và cuối cùng, em xin chuyển lời tri ân sâu sắc nhất đến cô Huỳnh Thị
Cẩm Lý người đã tận tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện khóa luận này từ khâu làm đề cương, bản nháp đến lúc hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp. Kính chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!
Trân trọng.
Cần Thơ, tháng 8 năm 2013

Người thực hiện



HUỲNH THỊ NGỌC YẾN











ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, tháng 8 năm 2013
Sinh viên thực hiện






HUỲNH THỊ NGỌC YẾN





























iii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn: HUỲNH THỊ CẨM LÝ
 Học vị: Thạc sĩ
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, trường Đại học Cần
Thơ

 Tên học viên: HUỲNH THỊ NGỌC YẾN
 Mã số sinh viên: 4104881
 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ
 Tên đề tài: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
nông nghiệp tỉnh An Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT











Cần Thơ Ngày…tháng…năm 2013

Giáo viên hướng dẫn



Huỳnh Thị Cẩm Lý

iv

MỤC LỤC trang

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi về không gian 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.5 Lượt khảo tài liệu 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Các khái niệm trong du lịch 5
2.1.2 Các loại hình du lịch 7
2.1.3 Tài nguyên du lịch 8
2.1.4 Du lịch nông nghiệp 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu 12
Chương 3: THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TỈNH
AN GIANG 14
3.1 Khái quát chung tỉnh An Giang 14
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14
3.1.2 Vị trí địa lý 15
3.1.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên 16
3.1.4 Tài nguyên du lịch nhân văn 18
3.2 Thực trạng du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang 21
3.2.1 Khách du lịch 21
3.2.2 Doanh thu từ du lịch 21
3.2.3 Đầu tư phát triển du lịch 22
3.2.4 Nguồn lao động 23
3.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 24
v

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP
DẪN CỦA DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG 27
4.1 Đặc điểm của khách du lịch 27
4.1.1 Giới tính 27
4.1.2 Độ tuổi 27
4.1.3 Nơi đến của du khách 28
4.1.4 Trình độ và nghề nghiệp 29
4.1.5 Tình trạng hôn nhân 30
4.1.6 Thu nhập 31
4.1.7 Mục đích chính khi đi du lịch của khách 31
4.1.8 Phương tiện biết đến thông tin du lịch 31
4.1.9 Kinh nghiệm đi du lịch của khách 33
4.1.10 Thời điểm đi du lịch 34

4.1.11 Thời gian lưu trú 35
4.1.12 Loại hình lưu trú 36
4.1.13 Loại hình ăn uống 37
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch nông nghiệp 38
4.2.1 Đánh giá thang đô bằng hệ số tin cậy Cronhbach’s Alpha 38
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 40
Chương 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP 45
5.1 Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp 45
5.1.1 Tăng cường quảng bá về du lịch 47
5.1.2 Nâng cấp các yếu tố tác động từ bên ngoài 47
5.1.3 Kết hợp DLNN với các loại hình khác 48
5.1.4 Đa dạng hóa thành phần khách 48
5.1.5 Giảm tính thời vụ 49
5.1.6 Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực 50
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
6.1 Kết luân 51
6.2 Kiến nghị 52
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 52
6.2.2 Đối với Hội Nông Dân tỉnh An Giang 53
6.2.3 Đối với công ty du lịch 53
6.2.4 Đối với cộng đồng địa phương 54
Tài liệu tham khảo 55
Phụ lục 57
vi



DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang


Bảng 3.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tỉnh An Giang ( 2011- 2012)
22
Bảng 3.2: Nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh An Giang (2010-2012) 23
Bảng 4.1: Nơi đến của du khách 28
Bảng 4.2: Thu nhập của du khách 30
Bảng 4.3: Mục đích chính đi du lịch của du khách 30
Bảng 4.4 : Kết quả kiểm định về thang đo 35
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Kmo và Bartlett’s test 36
Bảng 4.6: Ma trận nhân tố sau khi xoay 37
Bảng 4.7: Ma trận hệ số điểm 38





























vii


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh An Giang 16
Hình 4.1: Giới tính của du khách 27
Hình 4.2: Độ tuổi của du khách 28
Hình 4.3: Trình độ của du khách 29
Hình 4.4: Nghề nghiệp của du khách 29
Hình 4.5: Phương tiện biết đến thông tin du lịch 31
Hình 4.6: Số lần đi của du khách 32
Hình 4.7: Khả năng quay lại của du khách 32
Hình 4.8: Thời gian đi du lịch của du khách 32
Hình 4.9: Thời gian đi du lịch của du khách 33
Hình 4.10: Loại hình lưu trú 34
Hình 4.11: Loại hình ăn uống 34
















viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng sông Cửu Long
DLNN: du lich nông nghiệp
Tp: thành phố


























1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, khi các ngành công nghiệp phát triển đã tạo ra hàng loạt các
vấn đề môi trường nan giải làm đau đầu tất cả những ai quan tâm đến môi
trường. Môi trường bị ô nhiễm đã tạo nên hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh
hưởng không nhỏ tới việc sản xuất trong công nghiệp cũng như đời sống sinh
hoạt của người dân .Trong cùng thời điểm đó hoạt động du lịch được xem là
một ngành công nghiệp không khói vừa mang lại thu nhập cao cho quốc gia,
vừa hạn chế được thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường mà các ngành công
nghiệp khác không làm được. Vì vậy xu thế phát triển du lịch trên thế giới
hiện đang hướng tới các loại hình du lịch giúp bảo tồn và phát triển môi
trường du lịch cùng với sự hợp tác của cộng đồng địa phương. Một trong các
loại hình du lịch hạn chế sự ô nhiễm môi trường có thể kể đến như du lịch

homestay, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp. Nhưng hiện nay mô hình
đang được chú trọng và thu hút nhiều khách du lịch là du lịch nông nghiệp.
Ngoài tên là “du lịch nông nghiệp” thì loại hình du lịch này còn có tên khác Ở
Anh là “du lịch nông thôn”, ở Mỹ là “du lịch trang trại”, Nhật Bản là “du lịch
xanh”, còn ở Pháp là “du lịch với cỏ cây”.
Là một vùng đất có tài nguyên du lịch nông nghiệp giàu có được biết đến
với nhiều phong cảnh đẹp còn mang nét thôn quê, những cánh đồng bát ngát
được vun bồi phù sa từ sông Mekong, ngoài ra đây còn là nơi lưu giữ những
dấu ấn văn hóa và di tích lịch sử cách mạng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ. Với những tiềm năng du lịch phong phú hiện có thì ngành du lịch của tỉnh
An Giang đang từng bước phát triển để thu hút khách du lịch không chỉ là
khách nội địa mà cả khách du lịch quốc tế.
Nhận thấy được lợi thế của tỉnh nhà trong việc phát triển du lịch và lợi
ích của du lịch nông nghiệp thì An Giang đã chọn Mỹ Hòa Hưng làm nơi thực
hiện dự án du lịch nông nghiệp giai đoạn hai, nhằm phát huy lợi thế của vùng,
làm phong phú sản phẩm du lịch, để thu hút khách du lịch tạo thu nhập cho địa
phương và phát triển đời sống người dân của vùng. Tuy nhiên, du lịch nông
nghiệp ở Mỹ Hòa Hưng chỉ mới ở giai đoạn đang phát triển vẫn còn nhiều
những khó khăn, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng và lợi thế của mình. Vì
2

thế việc thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du
lịch nông nghiệp tỉnh An Giang” là hết sức cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề ra các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp thông qua việc đánh
giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh An Giang cùng việc
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của du lịch nông nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp của tỉnh An

Giang
Mục tiêu cụ thể 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của du lịch
nông nghiệp.
Mục tiêu cụ thể 3: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng du lịch nông nghiệp của tỉnh An Giang như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của du lịch nông nghiệp ?
Giải pháp nào phù hợp cho việc phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An
Giang?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu: tỉnh An Giang.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài : tháng 08/2013 đến 11/2013.
Số liệu tác giả sử dụng trong đề tài là từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động du lịch nông nghiệp tại tỉnh An Giang. Phỏng vấn
khách du lịch đã và đang tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của du lịch nông nghiệp; từ đó đề
ra giải pháp phát triển cho du lịch nông nghiệp.
1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
3

Mai Thị Ánh Tuyết,( 2007) . Luận văn thạc sỹ: “Phát triển du lịch tỉnh
An Giang năm 2020”, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu là tìm hiểu về thực trạng ngành du lịch tại
An Giang. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch để làm đòn bẩy
đưa ra giải phát nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm
2020. Ngoài các phương pháp thống kê thông thường thì bài nghiên cứu đã

xây dựng ma trận EFE để đánh giá các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch tại
An Giang, và ma trận IFE để đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch
tỉnh An Giang. Đề xuất các giải pháp từ việc phân tích SWOT. Qua đề tài
nghiên cứu cho thấy ngành du lịch tỉnh An Giang vẫn còn hạn chế chưa phát
huy hết tiềm năng du lịch vốn có của vùng, tác giả đã đề ra 3 nhóm giải pháp
để có thể đẩy mạnh việc phát triển du lịch tỉnh An Giang trong tương lai:
nhóm cải thiện cac yếu tố bên ngoài, nhóm cải thiện các yếu tố bên trong và
nhóm giải pháp hổ trợ.
Vương Tuấn Anh, (2008). Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá tiềm năng du
lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với
tham quan học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang”, trường Đại học Cần Thơ. Nội
dung luận văn nghiên cứu về tiềm năng du lịch để thấy được mặt mạnh, mặt
yếu của du lịch tại Hậu Giang. Sau đó đánh giá mức độ hài lòng của du khách
và tìm hiểu nhu cầu du lịch sinh thái của du khách Hậu Giang và khách du lịch
nội địa bằng cách phỏng vấn trực tiếp, từ đó xây dựng mô hình du lịch sinh
thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan học tập, nhằm tăng thu hút
cộng đồng tham gia vào làm du lịch. Ngoài các phương pháp phân tích số liệu
thông thường thì bài có sử dụng phương pháp WTP (Willingness to pay) để
đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Cuối cùng từ tất cả các nghiên cứu
phân tích tác giả đề ra hai phần giải pháp: giải pháp phát triển mô hình du lịch
sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan học tập, giải pháp thu hút
cộng đồng tham gia làm du lịch.
Lê Thị Bảo Trinh, (2012). Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu
một số giải pháp phát triển du lịch xe đạp tại thành phố Cần Thơ”, khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Nội dung đề tài: đề ra các
giải pháp phát triển du lịch xe đạp dựa vào thực trạng du lịch - du lịch xe đạp
của thành phố Cần Thơ và từ việc nghiên cứu nhu cầu và các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch xe đạp của du khách. Đối với số liệu thứ cấp đề tài
sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để tìm ra sự chênh
lệch các số liệu thứ cấp qua các năm. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng

câu hỏi thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Hệ số Cronbach’s alpha
được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
4

đi du lịch xe đạp, sau đó được nhóm lại bằng phân tích nhân tố khám phá
EFA. Ngoài ra còn sử dụng phân tích SWOT để đề ra giải pháp cho việc phát
triển du lịch xe đạp.

Nguyễn Trọng Nhân và Đặng Ngọc Cảnh,(2011). “ Thực trạng và giải
pháp phát triển du lich chợ nổi Cái Răng – thành phố Cần Thơ”, khoa Xã hội
nhân văn, trường Đại học Cần Thơ. Bài nghiên cứu cho ta thấy được tiềm
năng và thực trạng phát triển du lịch của chợ nổi Cái Răng; những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm
phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu
tác giả không chỉ sử dụng số liệu thứ cấp mà còn có cả số liệu sơ cấp thu từ
khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng để đánh giá xem trong thực thế cảm nhận
của du khách về chợ nổi Cái Răng để kết hợp với thực trạng mà đề ra giải
pháp. Với số liệu thứ cấp tác giả dùng phương pháp phân tích, đánh giá. Riêng
về số liệu sơ cấp dùng phân phối tần số để thống kê và dùng mô hình SWOT
làm cơ sở đề ra giải pháp.



















5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm trong du lịch
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch được hình thành từ thời rất xa xưa trong lịch sử loài
người nhưng chỉ mang tính tự phát nên chưa được chú trọng như ngày nay.
Khi hoạt động du lịch mang lại thu nhập khá cao cho các quốc gia và cũng là
ngành công nghiệp hạn chế được sự ô nhiễm môi trường thì du lịch được chú
trọng nhiều hơn. Tuy nhiên cho đến ngày nay các khái niệm về du lịch chỉ
được chấp nhận một cách tương đối, do có quá nhiều khái niệm liên quan đến
“du lịch”. Hầu như bất kì tác giả nào có nghiên cứu về du lịch đều cho ra các
khái niệm khác nhau về du lịch. Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến
du lịch:
Theo định nghĩa của Kuns, người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện
tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các
phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch.
Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm):“Du lịch
là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng
hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu

của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành
với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm
thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt
động của một cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường
xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ
ngơi, công vụ và mục đích khác”.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh Du lịch của
Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.



6

2.1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Ngày 4-3-1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch (WTO), Hội đồng
Thống kê Liên hiệp Quốc (United Nations Statistical Commission) công nhận
các thuật ngữ về khách du lịch như sau :
Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm:
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người từ
nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbond tourist): gồm những
người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal touist): gồm những người là công
dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của
quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domicstic tourist): bao gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế đến.

Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch
trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Định nghĩa về khách du lịch tại Việt Nam:
Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến”.
Tại điểm 20, Chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa
và khách du lịch quốc tế”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch’.
Cũng có rất nhiều khái niệm liên quan đến khách du lịch nhưng có thể
hiểu một cách đơn giản là khách du lịch là người thực hiên chuyến du lịch đến
một nơi khác không nhằm mục đích kiếm tiền.



7

2.1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch
Điều 4 chương I Luật Du lịch giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến
đi du lịch”.
Theo Michael M.Coltman trong giáo trình Marketing ứng dụng đã định
nghĩa : “Sản phẩm du lịch là tổng thể gồm các thành phần không đồng nhất
hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món quà cụ thể như thức
ăn, hoặc không cụ thể như chất lượng dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ
mát”.

Vậy có thể tổng hợp hai khái niệm trên ta hiểu sản phẩm du lịch là các
dịch vụ đi kèm cùng chuyến du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách du
lịch. Mà các dịch vụ đi kèm là: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ tham quan giải trí, hàng hóa và đồ tiêu dùng.
2.1.2 Các loại hình du lịch
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch được định nghĩa như
sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có
những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ
du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì
chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp
chung theo một mức giá bán nào đó”.
Các loại hình du lịch:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch:
+Du lịch quốc tế: du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế thụ động.
+ Du lịch nội địa.
Căn cứ vào nhu cầu phát sinh hoạt động du lịch: du lịch chữa bệnh; du
lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch thể thao; du lịch văn hóa; du lịch công vụ; du
lịch thương gia; du lịch tôn giáo; du lịch thăm hỏi; du lịch quá cảnh.
Căn cứ vào đối tượng khách du lịch: du lịch thanh, thiếu niên; du lịch
dành cho những người cao tuổi; du lịch phụ nữ, du lịch gia đình.
Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi:
+ Du lịch theo đoàn: du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch; du
lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch.
+ Du lịch cá nhân: du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch; du lịch
cá nhân không thông qua tổ chức du lịch (đi tự do).
8

Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng: du lịch bằng xe đạp;
du lịch bằng xe máy; du lịch bằng ô tô; du lịch bằng tàu hỏa; du lịch bằng tàu
thủy; du lịch bằng máy bay.

Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng: du lịch ở khách sạn, du
lịch ở khách sạn ven đường (Model); du lịch ở lều, trại; du lịch ở làng du lịch.
Căn cứ vào thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày; du lịch ngắn ngày.
Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến du lịch: du lịch nghỉ núi; du lịch nghỉ
biển, sông, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê.
2.1.3 Tài nguyên du lịch
2.1.3.1 Khái niệm tài nguyên
“Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan
mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của
mình” ( Phạm Trung Lương và cộng sự, 2000, trang 5).
Tài nguyên phân thành hai loại là tài nguyên gắn với các nhân tố tự nhiên
và tài nguyên gắn với các nhân tố về con người và xã hội.
Dựa vào khả năng tái tạo tài nguyên du lịch được chia thành hai loại:
Tài nguyên tái tạo được: là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ
sung một cách liên tục nếu được khai thác và quản lý tốt (Jorgensen.SE,
1971). Ví dụ: năng lượng mặt trời, tài nguyên sinh học…
Tài nguyên không tái tạo: là những tài nguyên sẽ bị mất đi hoặc hoàn
toàn bị biến đổi, không còn nguyên bản chất ban đầu sau quá trình khai thác sử
dụng (Phạm Trung Lương và cộng sự, 2000, trang 5-6). Ví dụ: tài nguyên
khoáng sản…
2.1.3.2 Khái niệm tài nguyên du lịch
Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) thì tài nguyên du lịch được
định nghĩa là: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di
tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người
có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình
thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc
sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch.

9

Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà
còn có những giá trị vô hình.
Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác.
Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau.
Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch.
Tài nguyên du lịch này sẽ trở nên sầm uất.
(Phạm Trung Lương và cộng sự, 2000, trang 8-12).
2.1.4 Du lịch nông nghiệp
2.1.4.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi để làm tư liệu và
nguyên liệu lao động để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu
cho công nghiệp. Nông nghiệp bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm luôn cả lâm
nghiệp và thủy sản. Có hai loại nông nghiệp là nông nghiệp thuần nông và
nông nghiệp chuyên sâu.
Nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai) là: lĩnh lực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính
gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng
máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm
nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có đầu vào sản xuất lớn bao gồm cả
việc sử dụng hóa chất, diệt cỏ, diệt sâu, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống,
nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao sản phẩm đầu ra chủ yếu
dùng vào mục đích thương mại, làm ra hàng hóa bán ra thị trường hay xuất
khẩu.

2.1.4.2 Khái niệm du lịch nông nghiệp
“Du lịch nông nghiệp, là sự kết hợp của các sản phẩm nông nghiệp, sản
phẩm sinh thái và sản phẩm văn hóa mà chúng bao hàm các chức năng khác
nhau như kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường, giải trí, chữa bệnh, (Lee
Seong- Woo, Chương trình thông tin Vùng, Viện Nghiên cứu Kiến trúc Cảnh
quan và Quy hoạch Vùng, Đại học Quốc gia Seoul).
10

Nhóm vận hành Du lịch nông nghiệp Kentucky (2001) được Sở nông
nghiệp Kentucky lập ra để thúc đẩy việc phát triển ngành du lịch nông nghiệp
trên toàn bang, định nghĩa du lịch nông nghiệp là bất cứ hoạt động kinh doanh
nào do một nông dân tạo ra nhằm mục đích giải trí hay giáo dục cộng đồng để
thúc đẩy những sản phẩm nông nghiệp và tạo ra thu nhập thêm cho nhà nông.
Tiến sĩ Đào Thế Anh, Giám đốc Casrad đã nêu về đặc điểm và nguyên
tắc hoạt động của DLNN như sau: “Nền tảng của DLNN là nông nghiệp và
nghề truyền thống. Mô hình có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho
phù hợp; thay đổi từ tham quan đến tham gia. DLNN không cạnh tranh mà bổ
sung cho các loại hình du lịch khác. DLNN có tính liên ngành, không tách rời
các hoạt động phát triển nông thôn (nông nghiệp – du lịch – xã hội) và có tính
liên vùng (mạng lưới – hợp tác). Vì thế, cần giữ vững các nguyên tắc trong
phát triển DLNN: đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia; đem lại lợi
ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực; bảo tồn, phát huy vốn di
sản và bảo vệ môi trường; luôn đổi mới và tạo sự khác biệt, liên kết làm phong
phú sản phẩm; giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách; -
đóng góp vào phát triển nông thôn bền vững”.
“Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch
phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông
nghiệp” (Bùi Thị Lan Hương, 2010, trang 51-52).
Tài nguyên du lịch của du lịch nông nghiệp là tất cả các tư liệu sản xuất
phục vụ cho hoạt động sản xuất của người nông dân.

Không gian của hoạt đông du lịch nông nghiệp là đồng ruộng, trang trại,
vườn trái cây, cơ sở thuần dưỡng động vật. Riêng ở Mỹ Hòa Hưng thì không
gian của hoạt động du lịch nông nghiệp là đồng ruộng và vườn cây ăn quả.
2.1.4.3 Lơi ích của du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp cũng như bao loại hình du lịch khác đều mang lại
lợi ích cho cả chính quyền địa phương và thỏa mãn nhu cầu du lịch của du
khách.
Lợi ích của du lịch với người dân địa phương:
- Tạo thêm công việc làm cho người nông dân.
- Giúp xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn.
- Phát triển trình độ và nhận thức của người dân địa phương.
- Mở rộng quy mô sản xuất.
- Thay đổi bộ mặt nông thôn.
11

- Phát triển nông nghiệp nông thôn một cách bền vững lâu dài.
- Phát triển kinh tế của xã Mỹ Hòa Hưng và rộng hơn là phát triển kinh tế
tỉnh An Giang.
- Quảng bá trực tiếp sản phẩm của nông nghiệp của vùng đến du khách.
- Giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị- nông thôn.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương.
Lợi ích đối với du khách:
- Thư giãn, tham quan giải trí thỏa mãn nhu cầu du lịch.
- Tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp vùng thôn dã.
- Có thể tìm hiểu sâu về sinh hoạt của người dân địa phương.
- Hiểu rõ quy trình sản xuất ra một sản phẩm nông nghiệp.
- Biết thêm một vùng đất mới.
- Kinh nghiệm mới, trải nghiệm cuộc sống người nông dân đích thực.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ thống kê của
Hội Nông dân Việt Nam, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh An Giang, Viện
nghiên cứu và Phát triển du lịch, báo, luận văn có liên quan, sách, và các trang
web của các công ty lữ hành, du lịch…
2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua hình thức phỏng
vấn trực tiếp khách du lịch đến với xã Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang bằng bản
câu hỏi.
a. Đối tượng phỏng vấn
Là những khách du lịch đã và đang du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang
bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nước.
b. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện: lấy mẫu dựa trên sự
thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân
viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện
thường được dùng trong nghiên cứu thử nghiệm, thăm dò. Phương pháp chọn
mẫu thuận tiện giúp không mất nhiều thời gian và chi phí.

12

c. Cỡ mẫu
Do bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá thì các biến phải có cỡ mẫu đủ lớn. Theo Hoàng Trọng và Chu Mộng
Ngọc (2005) thông thường thì số quan sát ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến quan
sát. Do đó, đề tài này sẽ lựa chọn cỡ mẫu là 80 (20 biến x4). Trong đề tài đã
thu được 83 mẫu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để tìm ra
sự chênh lệch các số liệu thứ cấp qua các năm đối với số liệu về thực trạng du

lịch.
Các số liệu sơ cấp thu thập từ bản câu hỏi bằng phương pháp lấy mẫu
ngẫu nhiên thuận tiện sẽ được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, sau đó nhóm lại bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Đối với giải pháp từ những phân tích về thực trạng du lịch nông nghiệp
tại tỉnh An Giang kết hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến du
lịch nông nghiệp để đưa ra giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch nông
nghiệp tỉnh An Giang.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ trước đó:
(2.1)
Trong đó:
+ y
0
: chỉ tiêu năm trước
+ y
1
: chỉ tiêu năm sau
+ y: phần tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm này so với năm trước.
Xem xét và đánh giá sự tăng giảm của các giá trị.
Phương pháp so sánh số tương đối: là thương giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ trước đó:

(2.2)

01
yyy 
100
0

1

y
y
y
13

Trong đó:
+ y
0
: chỉ tiêu năm trước
+ y
1
: chỉ tiêu năm sau
+ y: phần tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các giá trị
qua các năm. So sánh số tốc độ biến động của số liệu năm này so với năm
trước.
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Sau khi thu thập đủ dữ liệu, chúng ta dùng hệ số Cronbach’s alpha để
loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-
total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ
tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994). Tuy nhiên cũng cần
lưu rằng nếu Cronbach’s alpha quá cao (>0,95) thì có khả năng xuất hiện biến
quan sát thừa ở trong thang đo, tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong
hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ. (Ngô Thị Huyền, 2012)
Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng
chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố có rất nhiều ứng
dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và xã hội.

Theo Hair (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức nghĩa thiết
thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor
loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có nghĩa thực tiễn.
Hair và các cộng sự (1998) cho rằng nếu chọn tiêu chuẩn factor loading >0,3
thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn
factor loading >0,55; còn nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải >0,75.
(Ngô Thị Huyền, 2012). Bài nghiên cứu này sử dụng cỡ mẫu 83 nên các biến
có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ bị loại tiếp tục.




14

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG TỈNH AN GIANG
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Người dân đến An Giang sinh sống từ bao giờ đến nay chưa có sử sách
nào ghi lại, cũng không có dấu tích nào cho biết sự có mặt tại của con người
tại vùng đất này. Từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chưởng, ta gặp
một số gia đình cố cư, ông bà của họ đến đây cư ngụ từ đời Gia Long, Minh
Mạng hoặc lâu hơn (6 đời). Tương truyền rằng Nguyễn Hữu Cảnh khi vào
Nam kinh lược thì đã thấy có người sống tại vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng
Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng). Ông đến tham hỏi
những gia đình người Việt động viên khích lệ mọi người giữ tình thân thiết,
ông còn cho binh phu của mình được ở lại đây để làm ruộng cày cấy.
An Giang khi mới thành lập, dọc theo hữu ngạn sông Tiền, dân cư khá
đông, tập trung ở cù lao Ông Chưởng. Riêng cù lao Giêng tuy không rộng lắm,

nhưng sanh kế dễ dàng, nên qui tụ được 4 thôn. Phía hữu ngạn sông Hậu, dân
cư thưa thớt. Từ biên giới Việt – Miên xuống Long Xuyên chỉ có các làng
Bình Thạnh Tây (đối diện Bình Thạnh Đông bây giờ), Bình Đức, Mỹ Phước.
Việc di dân ấp tại An Giang người có công lớn nhất là ông Thoại Ngọc
Hầu (Nguyễn Văn Thoại). Năm 1818, theo lệnh triều đình, Nguyễn Văn Thoại
đốc suất đào kinh Đông Xuyên ra đến Rạch Giá, tạo điều kiện canh tác thuận
lợi cho dân khẩn hoang 2 bên bờ kênh. Sau đó là đến đào kênh Vĩnh Tế, đắp
đường từ Châu Đốc lên núi Sam tạo điều kiện cho người dân canh tác và lần
hồi khai thác vùng Tịnh Biên.
Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến
khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837). Hiện con cháu đời thứ 7
còn cư ngụ ở đây. Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là
dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại.
Nguyễn Tri Phương, khi làm kinh lược sứ ở miền Nam, đã có sáng kiến
lập đồn điền biên giới nhằm ngăn giặc, yên dân, tập trung ở vùng Châu Đốc,
Hà Tiên. Năm 1854, Nguyễn Tri Phương báo cáo đã thành lập được 21 cơ đồn
điền. Hai năm sau, tỉnh An Giang và Hà Tiên đã chiêu mộ được 1.646 dân
đinh, lập 159 thôn ấp .Cùng thời đó, người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ
thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao
15

Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845) đã làm tăng thêm dân số vùng
đất An Giang.
An Giang là tỉnh có tới 17 dân tộc cùng sinh sống nhưng đông nhất là
Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Tư liệu trước đây nói về nguồn gốc các dân tộc
thiểu số ở An Giang như sau:
- Người Khmer: Là dân bản địa kì cựu, hầu hết đều sinh ở Việt Nam nên
gọi là người Việt gốc Khmer, tập trung nhiều nhất ở các quận Tri Tôn và Tịnh
Biên. - Người Chăm và người Mã Lai đến ở vùng Châu Đốc từ năm 1840.
Trước kia họ sống ở Cao Miên.

- Người Hoa: Theo dụ số 48 ngày 21/8/1956 của chính quyền Ngô Đình
Diệm sửa đổi bộ luật quốc tịch Việt Nam, thì những người Hoa sinh đẻ tại
Việt Nam kể như dân Việt Nam
- Người Kinh: là những người đến An Giang theo đạo Bửu Sơn Kỳ
Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lực lượng này gồm dân các tỉnh chung quanh
(Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) theo về với đạo, phần lớn tập trung khai
phá vùng Thất Sơn, rừng núi hoang vu.
Đến năm 1930, chấm dứt các chính sách di dân khẩn hoang vào miền
Nam. Qua số liệu niên giám thống kê của Pháp năm 1921, dân số 2 tỉnh Long
Xuyên và Châu Đốc cộng lại đông đứng thứ nhất đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.2. Vị trí địa lý
An Giang thuộc vùng ĐBSCL với diện tích 3536.7 km².Đứng thứ 4 trong
khu vực về diện tích ĐBSCL sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long
An. Tọa độ địa lý của tỉnh là từ 10
0
10

đến 11
0
37

Bắc, từ 104
0
47

đến
105
0
35


kinh độ Đông. Phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây
Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km², phía nam và Tây
Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường biên giới khoảng 69,789 phía đông nam
giáp thành phố Cần Thơ chiều dài đường biên giới gần 44,734 km². Tỉnh có 11
đơn vị hành chính trực thuộc gồm có hai thành phố: thành phố Long Xuyên,
thành phố Châu Đốc,thị xã Tân Châu, huyện An Phú, huyện Châu Phú, huyện
Châu Thành, huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyệnThoại Sơn, huyện Tịnh
Biên, huyện Tri Tôn và 156 đơn vị hành chính cấp xã.



×