Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 156 trang )


- i -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH






LÊ THỊ PHƯƠNG THANH


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI, HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH VÀ LỢI ÍCH KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101










12-2013

- ii -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




LÊ THỊ PHƯƠNG THANH
MSSV: 4105006

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI, HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH VÀ LỢI ÍCH KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 52340101


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. CHÂU THỊ LỆ DUYÊN











12-2013

- i -
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ những người xung quanh.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô Châu Thị Lệ Duyên-
người đã trực tiếp hướng dẫn, đã luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin gửi đến tất cả quý thầy cô bộ môn Quản
trị kinh doanh thuộc khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ
lời cảm ơn sâu sắc nhất, vì các thầy cô đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành tốt đề tài này.
Xin cám ơn gia đình của tôi, cám ơn tất cả những người bạn đã luôn bên tôi,
chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi, đặc biệt là trong thời gian tôi thực hiện nghiên
cứu.
Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô ở Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Do thời gian và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy cô và bạn đọc thông cảm và đóng
góp ý kiến để làm nền tảng cho việc hoàn thành tốt luận văn sau này.


Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện


Lê Thị Phương Thanh

- ii -

CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện


Lê Thị Phương Thanh



- iii -
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1 Cơ sở lý luận 9
2.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 9
2.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 11
2.1.3 Lý thuyết các bên liên quan (stakeholders) 17
2.1.4 Một số bộ quy tắc ứng xử (CoC) phổ biến ở Việt Nam 18
2.1.5 Lợi ích kinh doanh (BB) của doanh nghiệp 24
2.1.6 Hiệu quả tài chính (FP) của doanh nghiệp 29
2.1.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của CSR đến FP trong các nghiên cứu trước 31
2.2 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ của CSR, BB và FP 33
2.2.1 Đo lường khái niệm trách nhiệm xã hội 33
2.2.2 Đo lường sự tác động của CSR đến FP 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 39
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 42
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 51
3.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Cần Thơ 51
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 51
3.1.2 Cơ sở hạ tầng 53

- iv -
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 54
3.1.4 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ 60
3.2 Thực trạng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam 63
3.3 Thực trạng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ 67
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 70
4.1 Mô tả mẫu quan sát 70
4.2 Sự hiểu biết về TNXH của các doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ 71
4.2.1 Sự hiểu biết về TNXH của các doanh nghiệp 71

4.2.2 Nguồn thông tin phổ biến 72
4.2.3 Quan niệm về TNXH 73
4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 74
4.3.1 Thang đo CSR 74
4.3.2 Thang đo BB 78
4.3.3 Thang đo FP 82
4.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 83
4.5 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) các thang đo 85
4.6 Phân tích mối quan hệ giữa CSR và FP 90
4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM 90
4.6.2 Kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap 92
4.6.3 Kiểm định giả thuyết 92
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt theo khu vực kinh tế 94
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TNXH CỦA
DOANH NGHIỆP 96
5.1 Những khó khăn trong việc thiện hiện TNXH của các doanh nghiệp ở TP.
Cần Thơ 96
5.2 Giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH 97
5.2.1 Giải pháp chung 97
5.2.1 Giải pháp dựa trên trách nhiệm đối với nhân viên và khách hàng 99
5.2.1 Giải pháp dựa trên trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng 101
5.2.1 Giải pháp dựa trên trách nhiệm đối với môi trường 102

- v -
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
6.1 Kết luận 105
6.2 Kiến nghị 106
6.2.1 Đối với Chính phủ 106
6.2.2 Đối với các tổ chức phi chính phủ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 115

















- vi -

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân loại doanh nghiệp theo quy mô 11
Bảng 2.2 Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu 36
Bảng 2.3 Phân bổ số lượng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 41
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ năm 2010-2012. 41
Bảng 3.2 Số lượng DN đang hoạt động ở TP. Cần Thơ phân theo loại hình DN
trong năm 2009-2011 61
Bảng 3.3 Số lượng DN đang hoạt động ở TP. Cần Thơ phân theo loại hình DN
khu vực kinh tế trong năm 2009-2011 62

Bảng 3.4 Vốn sản xuất kinh doanh của các DN ở TP. Cần Thơ phân theo khu
vực kinh tế trong năm 2009-2011 61
Bảng 3.5 Doanh thu của các DN ở TP. Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế
năm 2009-2011 63
Bảng 3.6 Lợi nhuận của các DN ở TP. Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế
năm 2009-2011 63
Bảng 4.1 Thông tin về các doanh nghiệp được khảo sát năm 2013 70
Bảng 4.2 Nguồn thông tin về TNXH mà doanh nghiệp tiếp cận 72
Bảng 4.3 Quan niệm về TNXH của các doanh nghiệp 73
Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo CSR 74
Bảng 4.5 Kết quả EFA thang đo CSR lần đầu 75
Bảng 4.6 Kết quả EFA thang đo CSR lần cuối 77
Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB 79
Bảng 4.8 Kết quả EFA thang đo BB lần đầu 79
Bảng 4.9 Kết quả EFA thang đo BB lần cuối 80
Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo FP 83
Bảng 4.11 Kết quả EFA thang đo FP 83
Bảng 4.12 Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo CSR 87
Bảng 4.13 Các trọng số đã chuẩn hóa trong mô hình tới hạn 88

- vii -
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm 89
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mô hình lý thuyết (chưa chuẩn hóa) 91
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) 91
Bảng 4.17 Khả năng giải thích cho biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết 91
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500 92
Bảng 4.19 Kết quả lựa chọn mô hình đa nhóm 95
Bảng 4.20 Kiểm định mô hình khả biến và bất biến 95

Bảng 5.1 Khó khăn của các DN TP. Cần Thơ khi thực hiện TNXH 96

- viii -

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình 3 lợi nhuận (Elkington,1997) 13
Hình 2.2 Kinh doanh trong môi trường xã hội (Mallen, 2004) 14
Hình 2.3 Kim tự tháp TNXH của doanh nghiệp của Carrol (1991) 15
Hình 2.4 Mô hình các bên liên quan của doanh nghiệp (Freeman, 1984) 17
Hình 2.5 Mô hình mối quan hệ trung gian một phần giữa CSR và FP
(Sweeney, 2009) 32
Hình 2.6 Mô hình đo lường tác động của CSP đến FP (Rais và Goedegebuure,
2009) 32
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức – công dân
doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh (Maignan và cộng sự, 1999) 33
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu tác động của CSR đến FP (Ngân, 2013) 33
Hình 2.9 Mô hình lý thuyết mối quan hệ giữa CSR và FP của DN ở TP. Cần
Thơ 35
Hình 2.10 Mô hình khả biến 49
Hình 2.11 Mô hình bất biến 49
Hình 3.1 Cơ cấu GDP (giá so sánh 1994) theo khu vực kinh tế của TP. Cần
Thơ trong năm 2010-2012 55
Hình 3.2 Tình hình phát triển các doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ 2005-2011 60
Hình 4.1 Sự hiểu biết về TNXH của các DN được phỏng vấn ở TP. Cần Thơ 71
Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 84
Hình 4.3 Kết quả mô hình CFA tới hạn (chuẩn hóa) 86
Hình 4.4 Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) 90





- ix -

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BB (Business Benefits): lợi ích kinh doanh
BLĐTBXH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BSCI (Business Social Compliance Initiative): tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ
thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
CFA (Confirmatory Factor Analysis): phân tích nhân tố khẳng định
CoC (Code of Conduct): bộ quy tắc ứng xử
CSP (Coporate Social Performance): hiệu quả xã hội của doanh nghiệp
CSR (Coporate Social Responsibility): trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
DN: doanh nghiệp
DNNN: doanh nghiệp nhà nước
DNNVV: doanh nghiệp nhỏ và vừa
DV: dịch vụ
ĐVT: đơn vị tính
EFA (Exploratory Factor Analysis): phân tích nhân tố khám phá
FP (Financial Performance): hiệu quả tài chính
GCNV (Global Compact Network Vietnam): mạng lưới Hiệp ước toàn cầu
Việt Nam
GMP (Good Manufacturing Practices): Hệ thống thực hành sản xuất tốt
HTX: hợp tác xã
ISO ( International Organization for Standardization): tổ chức tiêu chuẩn quốc
tế
KCN: khu công nghiệp
KH: khách hàng
NFP (Non-Financial Performance): hiệu quả hoạt động phi tài chính

NV: nhân viên
OHSAS (Occupational Health and Safety Assessment Series) : Hệ thống quản
lý an toàn và sức khỏe

- x -
ROA (Return On total Assets): suất sinh lời của tài sản (tỷ suất lợi nhuận ròng
trên tổng tài sản)
ROE (Return On Equity ): suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (tỷ suất lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu)
ROS (Return on sales): hệ số lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu)
SA8000 (Social Accountability 8000): tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
SEM (Structural equation modeling): mô hình cấu trúc tuyến tính
TM: thương mại
TNXH: trách nhiệm xã hội
TP: thành phố
VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): phòng công nghiệp và
thương mại Việt Nam
VNR500: bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

- 1 -
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
(DN) ngày càng gay gắt. Không những phải quan tâm đến chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, ngày nay các DN còn phải càng chú trọng hơn đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động, môi trường xã hội và phúc lợi cộng đồng.
Trên thế giới, trách nhiệm xã hội (TNXH) được các quốc gia phát triển sử
dụng như một rào cản kỹ thuật và thương mại cho các nước đang phát triển
muốn xâm nhập thị trường, trong đó có Việt Nam (Hà, 2009).

Mặc dù ý niệm về TNXH đã xuất hiện khá lâu ở các nước tiên tiến
nhưng vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam. Cho đến nay, phần lớn DN Việt
Nam chưa thật sự chú trọng đến TNXH. Theo thông tin từ hội thảo “TNXH
của DN tại Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn”, vào thời điểm năm 2009, chỉ
có khoảng 50 DN Việt Nam được chứng nhận chuẩn TNXH trong số hơn
200.000 DN đang hoạt động trên cả nước. Phần đông các DN theo quan điểm
chuyên môn hóa cho rằng trách nhiệm môi trường và xã hội thuộc về Nhà
nước. Tuy nhiên, một số khác không đồng tình với quan điểm trên. Họ cho
rằng bên cạnh tìm kiếm lợi ích từ kinh doanh, DN phải có trách nhiệm với mọi
thứ xung quanh như môi trường, đóng góp cho xã hội, người lao động, cổ
đông, người tiêu dùng và nhà cung cấp. Dưới sức ép ngày càng lớn của người
tiêu dùng, môi trường và các tổ chức nhân đạo phi chính phủ, DN ngày nay tỏ
ra thiện chí hơn với yêu cầu TNXH của mình (Thường, 2013).
Bất kể là DN lớn hay nhỏ đều có thể thực hiện được TNXH thông qua
chiến lược phát triển dựa trên những điểm mạnh của mình. Tuy nhiên, việc
triển khai các hoạt động TNXH của DN ở Việt Nam, nhất là DN vừa và nhỏ
(DNVVN) còn gặp nhiều khó khăn. Tại các hội thảo của Công đoàn công
thương Việt Nam năm 2012, khi được hỏi về hiểu như thế nào về TNXH, phần
lớn các đại biểu đều cho rằng TNXH là sự tham gia của DN vào các hoạt động
xã hội, từ thiện. Nhiều DN Việt Nam vẫn xem thực hiện TNXH là gánh nặng
chi phí gây tốn kém cho DN (Thùy, 2012). Rõ ràng, sự thiếu hiểu biết của các
DN là một trong những nguyên nhân khiến các DN không thực hiện hoặc thực
hiện không tốt, không hoàn thiện các tiêu chuẩn về TNXH. Trên thực tế, có rất
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh thực hiện TNXH không
những mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn mang lại lợi ích cho chính DN.
Ngân (2013) đã đưa ra kết luận rằng: “Việc gia tăng CSR có tác động mạnh
trong việc làm tăng những lợi ích kinh doanh của DN như gắn kết NV và KH

- 2 -
với tổ chức, thu hút các nguồn lực phục vụ cho tổ chức, từ đó thúc đẩy hiệu

quả tài chính gia tăng như một lợi ích gián tiếp từ CSR”. Như vậy, không như
nhầm lẫn của nhiều DN, hoạt động TNXH mang lại mặt tích cực về hiệu quả
tài chính cũng như lợi ích kinh doanh lâu dài cho DN.
Là thành phố trực thuộc trung ương, với những lợi thế về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, TP. Cần Thơ đã và đang phát triển vượt
bậc, giữ vai trò thúc đẩy nền kinh tế ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
Sự phát triển trên phải kể đến sự đóng góp của các DN trong thành phố. Tuy
nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các DN ở TP. Cần Thơ vẫn
chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng dù khả năng cạnh tranh đã phần nào
được cải thiện. Liệu việc thực hiện TNXH có phải là phương pháp để giúp các
DN ở TP. Cần Thơ bắt nhịp với xu hướng hội nhập thế giới, nâng cao năng lực
cạnh tranh, đạt được những lợi ích về mặt tài chính và phi tài chính không?
Thiết nghĩ đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR),
hiệu quả tài chính (FP) và lợi ích kinh doanh (BB) của doanh nghiệp ở
thành phố Cần Thơ” sẽ là một đề tài thiết thực nhằm tìm hiểu mối quan hệ
giữa ba yếu tố trên, tạo động lực thực hiện TNXH để nâng cao hiệu quả tài
chính cho DN cũng như nâng cao lợi ích kinh doanh, đồng thời đưa ra các giải
pháp cụ thể tạo cơ sở nhằm đề xuất các kiến nghị đến các ban ngành liên quan
hoàn thiện việc thực hiện TNXH của các DN ở TP. Cần Thơ, từ đó đưa TP.
Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung đáp ứng
những yêu cầu về TNXH của quốc tế để ngày càng phát triển bền vững trong
tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu được thực hiện nhằm vận dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
(SEM) vào đo lường tác động của CSR đến FP của các DN tại TP. Cần Thơ.
Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp các DN trên địa bàn thực hiện CSR có hiệu
quả hơn, đồng thời đề xuất kiến nghị đến các cơ quan ban ngành có liên quan
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện CSR của các DN.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình thực hiện CSR ở các DN tại TP. Cần Thơ.
- Đánh giá tác động của CSR đến FP bằng mô hình SEM.
- Đưa ra giải pháp cho các DN trên địa bàn TP. Cần Thơ và đề xuất kiến
nghị đến các cơ quan ban ngành nhằm giúp các DN thực hiện CSR hiệu quả
hơn.

- 3 -
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Việc thực hành CSR của các DN ở TP. Cần Thơ đang diễn ra như thế
nào?
2. Việc tăng cường thực hiện CSR có tác động như thế nào đến FP của
các DN ở TP. Cần Thơ?
3. Có các giải pháp nào nhằm giúp các DN ở TP. Cần Thơ thực hiện CSR
có hiệu quả?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
TP. Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở trung tâm vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Lợi thế của thành phố không chỉ ở lĩnh vực nông
nghiệp, thủy sản mà ngày nay còn mở rộng sang lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ. Thành phố ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Một trong những nguyên nhân của sự phát triển vượt bậc
ấy phải kể đến sự đóng góp của nhiều khu công nghiệp (KCN) qui mô lớn, các
DN lớn nhỏ với nhiều loại hình sở hữu DN khác nhau. Với những lý do nêu
trên, và trong điều kiện tài chính cùng thời gian có hạn, đề tài chọn phạm vi
nghiên cứu giới hạn tại TP. Cần Thơ để thuận tiện cho việc thu thập số liệu
cũng như điều tra, phỏng vấn, tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời có
thể tăng cường tính đại diện và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong năm 2013. Thời gian thực hiện
nghiên cứu từ là từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Đối tượng nghiên cứu là
mối quan hệ giữa CSR và FP của DN tại TP Cần Thơ, và sự ảnh hưởng của
CSR đến FP giữa các DN thuộc khu vực kinh tế khác nhau.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội (CSR) đến hiệu quả tài
chính (FP) của doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ được thực hiện bởi Nguyễn
Huỳnh Kim Ngân (2013). Nghiên cứu đã đo lường tác động của CSR đến FP
của DN ở TP. Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện với cỡ mẫu là 64. Đối tượng được phỏng vấn là các cấp lãnh đạo trong
DN cụ thể gồm giám đốc, quản lý nhân sự, cán bộ công đoàn hoặc cán bộ
CSR. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân với sự hỗ
trợ của bảng câu hỏi soạn sẵn kết hợp với phỏng vấn qua thư, cụ thể là một
email chứa phiếu phỏng vấn trực tuyến sẽ được gửi đến danh sách email của
các DN trên địa bàn TP. Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao
gồm: phương pháp so sánh, thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha, đánh giá mức độ hội tụ của các quan sát bằng

- 4 -
phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố
khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
CSR được đo lường bởi các thành phần: môi trường, NV, KH, nhà cung
cấp và cộng đồng. FP được đo lường thông qua các chỉ số hiệu quả tài chính:
ROS, ROA và ROE. Nghiên cứu tiến hành xem xét tác động trực tiếp của CSR
đến những lợi ích kinh doanh của DN, từ đó xem xét tác động của những lợi
ích này đến FP, hay “lợi ích kinh doanh” chính là biến trung gian, bao gồm
các thành phần: thu hút giữ chân NV; thu hút, giữ chân KH; danh tiếng của
DN và tiếp cận vốn.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy mức độ thực hiện CSR trên địa bàn
thành phố được đo lường qua ba thành phần gồm: “Chất lượng tổ chức”,
“Quan hệ xã hội” và “Bảo vệ môi trường”. Những lợi ích kinh doanh chịu sự
tác động bởi CSR gồm “Gắn kết với tổ chức” và “Thu hút nguồn lực”. Kết quả
nghiên cứu cũng đã làm rõ mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính rằng
việc gia tăng CSR có tác động mạnh trong việc làm tăng những lợi ích kinh

doanh của DN như gắn kết NV và KH với tổ chức, thu hút các nguồn lực phục
vụ cho tổ chức, từ đó thúc đẩy hiệu quả tài chính gia tăng như một lợi ích gián
tiếp từ CSR.
A study of current practice of Corporate Social Responsibility (CSR)
and an examination of the relationship between CSR and Financial
Performance (FP) using Structural Equation Modelling (SEM) được thực
hiện bởi Sweeney (2009), Viện công nghệ Dublin. Nghiên cứu đã sử dụng mô
hình cấu trúc tuyến tính SEM để đo lường mối liên hệ giữa CSR và FP, trong
đó CSR được đo lường thông qua các bên liên quan bao gồm: môi trường,
cộng đồng, KH và NV. Ban đầu nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 35 trong
tổng 5000 DN ở Ailen bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Sau đó
nghiên cứu tiến hành gửi đi 1300 phiếu khảo sát và thu lại được 222 phiếu trả
lời. Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các nội dung: hiểu biết của DN và CSR, việc
thực hiện CSR của DN, quan điểm về mối liên hệ giữa CSR và FP, và nội
dung chính là đo lường mối liên hệ giữa CSR và FP bằng cách sử dụng thang
đo Likert 5 mức độ.
Tác giả đã sử dụng ba mô hình nghiên cứu để đo lường mối quan hệ giữa
CSR và FP: mô hình quan hệ trực tiếp, mô hình trung gian toàn phần và mô
hình trung gian một phần. Trong đó, trung gian được sử dụng là các biến lợi
ích kinh doanh (khả năng tiếp cận vốn, thu hút và giữ chân NV, thu hút và giữ
chân KH, danh tiếng). Mô hình trực tiếp cho thấy có mối quan hệ tích cực yếu
giữa CSR và hiệu quả tài chính của DN còn các mô hình trung gian thì cho
thấy có mối quan hệ tích cực yếu. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy CSR có

- 5 -
mối liên hệ cùng chiều với danh tiếng xã hội, thu hút, tạo động lực và duy trì
người lao động, thu hút và tạo lòng trung thành của người tiêu dùng, nhưng có
một mối quan hệ yếu hơn với những lợi ích kinh doanh khác là tiếp cận vốn và
danh tiếng kinh doanh.
Corporate social responsibility influences, employee commitment and

organizational performance được thực hiện bởi Ali và cộng sự (2010).
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của CSR đến sự gắn kết với tổ chức của
người lao động và hiệu quả của tổ chức. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn
371 người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau ở Pakistan. Để
kiểm tra sự ảnh hưởng của CSR, nghiên cứu cũng sử dụng mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM. Thang đo Likert được sử dụng để do lường các biến gắn kết
với tổ chức và hiệu quả của tổ chức. Trong đó biến gắn kết với tổ chức được
đo lường thông qua 9 thuộc tính, còn biến hiệu quả của tổ chức được đo lường
thông qua 3 thuộc tính: sự tăng/giảm thị phần so với năm trước, sự thay đổi
tích cực/tiêu cực trong hiệu quả tổng quan của công ty so với đối thủ cạnh
tranh và sự tăng/giảm lợi nhuận trên đầu tư (ROI), lợi nhuận trên tài sản
(ROA), tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Biến độc lập CSR cũng được sử
dụng thang đo Likert để đo lường thông qua 17 biến bao gồm các vấn đề như
trách nhiệm của DN đối với xã hội và ngoài xã hội như NV, KH, Chính phủ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa những hành động CSR
và sự gắn kết với tổ chức của người lao động, CSR và hiệu quả tổ chức, sự gắn
kết với tổ chức của người lao động và hiệu quả tổ chức.
The Corporate Social - Financial Performance Relationship được thực
hiện bởi Preston và O’bannon (1997). Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa
các chỉ tiêu hiệu quả xã hội và tài chính của DN. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu
từ tạp chí Fortune và COMPUSTAT. Trách nhiệm cộng đồng và môi trường,
khả năng chọn và giữ chân người tài, chất lượng sản phẩm dịch vụ được sử
dụng để đánh giá hiệu quả xã hội của DN từ đó phản ánh được lợi ích của ba
bên liên quan là NV, KH và cộng đồng. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư
(ROI) được sử dụng để đo lường hiệu quả truyền thống và các dữ liệu này
được lấy từ 67 công ty được xếp hạng trong cuộc khảo sát thuộc giai đoạn
1982 – 1992. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa các chỉ tiêu hiệu
quả xã hội và hiệu quả tài chính.
Does Corporate Social Responsibility Influence Firm Performance of

Indian Companies? được thực hiện bởi Supriti Mishra và Damodar Suar
(2010). Nghiên cứu này xem xét liệu CSR đối với các bên liên quan có ảnh
hưởng đến hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động phi tài chính (NFP) của

- 6 -
các công ty ở Ấn Độ hay không. Dữ liệu nhận thức về CSR và NFP được thu
thập từ 150 quan chức quản lý cao cấp của Ấn Độ bao gồm cả giám đốc điều
hành thông qua các câu hỏi khảo sát. Dữ liệu về hoạt động tài chính của các
công ty được thu từ nguồn thứ cấp. Một bảng câu hỏi để đánh giá CSR đã
được phát triển đến sáu bên liên quan: NV, KH, nhà đầu tư, cộng đồng, môi
trường và các nhà cung ứng. Một thước đo tổng hợp của CSR được thu thập
bằng cách tập hợp được sáu yếu tố. Kết quả chỉ ra rằng các công ty chứng
khoán được niêm yết có hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và hiệu quả tài
chính tốt hơn hơn so với các công ty chứng khoán không được niêm yết. Sau
khi kiểm soát những ảnh hưởng nhiễu của cổ phiếu niêm yết, quyền sở hữu và
quy mô DN, thì sự nhận thức tốt về quản lý đối với CSR có liên quan với tăng
FP và NFP của các công ty. Phát hiện cho thấy trách nhiệm hoạt động kinh
doanh đối với các bên liên quan có thể mang lại lợi nhuận và lợi ích cho các
công ty Ấn Độ.
Do Investors Value a Firm’s Commitment to Social Activities? được
thực hiện bởi Waymond Rodgers, Hiu Lam Choy và Andrés Guiral (2013).
Nghiên cứu thực nghiệm trước đó đã tìm thấy kết quả khác nhau về tác động
của CSR đối với hoạt động tài chính của công ty. Nghiên cứu này kiểm tra tác
động của CSR và các biện pháp đo lường hiệu quả tài chính dựa vào thị
trường. Từ mẫu của những NV cấp trên của công ty, nghiên cứu cho thấy: (1)
cam kết CSR đóng góp phần vào hoạt động tài chính của DN, (2) sau khi kiểm
soát đầu tư trong hoạt động đổi mới, CSR tiếp tục có tác động tích cực trên
hoạt động tài chính của một DN, (3) KH có tác động tích cực trên cả hai biện
pháp đo lường FP, trong khi NV chỉ có một tác động đáng kể duy nhất về sức
khỏe tài chính, và (4) mối quan hệ cộng đồng chỉ ảnh hưởng đến các biện pháp

đo lường hiệu quả tài chính dựa vào thị trường với cường độ đổi mới cao.
Value Priorities as Combining Core Factors Between CSR and
Reputation – A Qualitative Study được thực hiện bởi Marjo Elisa Siltaoja
(2006). Nghiên cứu này tìm hiểu bản chất của CSR và danh tiếng của công ty
bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Sử dụng dữ liệu thu
được thông qua các cuộc phỏng vấn với 8 NV của một tờ báo Phần Lan, các
dữ liệu sau đó đã được kiểm tra và giải thích cho nội dung liên quan đến CSR
và danh tiếng bằng các phương pháp phân tích nội dung. Mục đích là để kiểm
tra mối liên hệ giữa danh tiếng và CSR từ quan điểm lý thuyết giá trị của
Schwartz (1999), cho rằng mọi người thường chú ý vào các tổ chức mà họ cho
là có những giá trị và chuẩn mực tương đồng. Nghiên cứu đã phát hiện có một
sự liên kết giữa danh tiếng của công ty và CSR dựa trên các giá trị ưu tiên cá
nhân. Những giá trị ưu tiên có ảnh hưởng đến hành động CSR, gây ảnh hưởng

- 7 -
nhất định đến danh tiếng trong bối cảnh DN. Tiêu chí của danh tiếng bao gồm:
(1) đạo đức và luân lý, (2) lịch sử, (3) hiệu quả, (4) các sản phẩm, (5) hình ảnh
công cộng và (6) quản lý nguồn nhân lực. Hạn chế của nghiên cứu là không
cung cấp gợi ý cho các nghiên cứu khác trong tương lai.
The Effects of Corporate Social Responsibility on Brand Performance:
The Mediating Effect of Industrial Brand Equity and Corporate Reputation
được thực hiện bởi Chi-Shiun Lai, Chih-Jen Chiu, Chin-Fang Yang, Da-Chang
Pai (2010). Trong bài viết này, các nhà nghiên cứu khám phá câu hỏi sau: Liệu
CSR và danh tiếng của công ty có thể đem tài sản thương hiệu vào thị trường
giao thương DN không? Nghiên cứu này bàn luận về CSR từ quan điểm của
KH bằng cách lấy mẫu của KH mua hàng công nghiệp từ các DNVVN ở Đài
Loan. Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra: đầu tiên, ảnh hưởng của
CSR và danh tiếng của công ty trên tài sản thương hiệu công nghiệp; thứ hai,
ảnh hưởng của CSR, danh tiếng của công ty và tài sản thương hiệu trên hiệu
năng thương hiệu; và thứ ba, các tác động trung gian của danh tiếng công ty và

tài sản thương hiệu công nghiệp trong mối quan hệ giữa TNXH và hiệu năng
thương hiệu. Kết quả thực nghiệm ủng hộ giả thuyết của nghiên cứu và chỉ ra
rằng CSR và danh tiếng của công ty có ảnh hưởng tích cực trên tài sản thương
hiệu công nghiệp và hiệu năng thương hiệu. Tóm lại, danh tiếng của công ty
và tài sản thương hiệu công nghiệp là trung gian của mối quan hệ giữa CSR và
hiệu năng thương hiệu.
Employee social responsibility practices and outcomes in Kenya’s
tourist hotels được thực hiện bởi Thomas Kimeli Cheruiyot và Loice C. Maru
(2012). Mục đích của bài viết này gồm 3 mục đích. Thứ nhất, để tìm hiểu hoạt
động thực hiện CSR của NV trong phân loại khách sạn ở khu vực ven biển của
Kenya, đặc biệt là liên quan đến môi trường làm việc, công bằng tiền lương,
định hướng CSR của người lãnh đạo và chiến lược truyền thông hiệu quả. Thứ
hai, đánh giá sự hài lòng về công việc, thay đổi NV / duy trì và nỗ lực cam kết
đối với tổ chức. Cuối cùng là khám phá mâu thuẫn vốn có trong nhận thức của
người lao động trên cả hai hoạt động thực hành CSR của NV và kết quả công
việc liên quan. Bài viết này được dựa trên một cuộc khảo sát thăm dò trên
5.595 NV khách sạn từ 20 khách sạn được lựa chọn phân loại. Một kích thước
mẫu của 699 NV đã được lựa chọn một cách hệ thống và dữ liệu thu thập được
sử dụng một bảng câu hỏi trên thang đo Likert 5 mức độ. Thiết bị được đánh
giá thống nhất nội bộ và phân tích thành phần chủ yếu để khám phá các khía
cạnh còn tồn tại.
Nghiên cứu cho thấy với môi trường làm việc kém, thiếu các hướng dẫn
mức lương công bằng, thiếu sự tham gia và thông tin về các vấn đề quan trọng

- 8 -
liên quan đến công việc, có thể kết luận các DN khách sạn được xếp hạng ở
Kenya ít quan tâm đến TNXH cho NV. Bài viết đưa ra kết luận chiến lược
quản lý nhân sự trong tổ chức đòi hỏi phải làm cho việc sử dụng nguồn nhân
lực trong các các mục tiêu của tổ chức tốt nhất. Các tổ chức phải thu hút, duy
trì và tiếp tục giữ vững động cơ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực khác

nhau.
Reputation Risk Management: A Corporate Social Responsibility
Reporting Perspective được thực hiện bởi Li-yuan Meng và Rui Zhao (2010).
Bài viết này khám phá một trong những qui trình quản lý rủi ro danh tiếng
(repution risk management – RRM), thông qua đó báo cáo CSR của công ty có
thể giúp các công ty đạt được danh tiếng, hoặc ít nhất là giảm thiểu thiệt hại về
danh tiếng. Bài viết trình bày và phân tích một nghiên cứu trường hợp (case
study) của báo cáo phát triển bền vững Nippon Steel 2008, là một báo cáo
CSR được xuất bản bởi Nippon Steel Corporation. Các yếu tố chính tiết lộ
trong báo cáo là (1) hoạt động tài chính, (2) chất lượng quản lý, (3) thực hiện
CSR và môi trường, (4) chất lượng NV và (5) chất lượng của hàng hóa dịch vụ
cung cấp. Năm yếu tố trên đóng một vai trò quan trọng trong xếp hạng công ty
theo điểm số danh tiếng của họ.
Most valuable stakeholders: The impact of employee orientation on
corporate financial performance được thực hiện bởi Nigel M. de Bussy và
Lokweetpun Suprawan (2012). Bài viết này trình bày kết quả của hai nghiên
cứu thực nghiệm ở Australia tiến hành trong sáu năm, trong đó cho thấy rằng,
trong kinh doanh, NV là bên liên quan có giá trị nhất. Đặc biệt, nghiên cứu tìm
thấy bằng chứng để ủng hộ cho nhận định rằng, định hướng của NV đóng góp
cho hoạt động tài chính của công ty nhiều hơn so với định hướng bất kỳ các
bên liên quan chính cá nhân khác, bao gồm KH, cộng đồng, các nhà cung cấp
và các cổ đông.
Corporate social responsibility and customer loyalty: A conceptual
framework được thực hiện bởi Yanqiu Liu và Xing Zhou (2009). Để có được
lòng trung thành của KH trong thị trường ngày nay, các công ty phải tập trung
vào việc xây dựng và duy trì lòng trung thành của KH. CSR đã trở thành một
công cụ hữu ích, tuy nhiên, mối quan hệ giữa CSR và lòng trung thành của
KH là phần lớn chưa được khám phá. Bài viết này tìm hiểu ảnh hưởng của
CSR trên lòng trung thành. Kết quả chỉ ra rằng có sự tác động của CSR trên
lòng trung thành nhưng không phải tất cả đều trực tiếp. Hoạt động CSR nhằm

mục đích thông qua đó cải thiện hình ảnh của công ty và niềm tin của KH.


- 9 -
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp
2.1.1.1 Định nghĩa
Theo Luật DN 2005, DN được định nghĩa như sau: “DN là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”.
2.1.1.2 Phân loại
 Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong DN (Tuyết, 2011):
DN nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn. Nhà
nước – người đại diện toàn dân – quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể. DNNN có tư cách pháp nhân,
có các quyền và nghĩa vụ dân sự trong phạm vi số vốn do DN quản lý.
DN hùn vốn (công ty) là một tổ chức kinh tế mà vốn đầu tư do các thành
viên tham gia góp vào, họ cùng chia lời và chịu lỗ tương ứng với phần vốn
góp. Tuy nhiên trách nhiệm pháp lý của từng hình thức có những đặc trưng
khác nhau. Về loại hình công ty có các loại: công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập theo quy
định pháp luật bởi các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân khác (được gọi là
thành viên HTX). Họ cùng chia sẻ nhu cầu và quyền lợi chung, tự nguyện
đóng góp vốn và lao động để tăng cường sức mạnh tập thể và từng thành viên
của HTX nhằm hỗ trợ nhau cùng sản xuất, kinh doanh hiệu quả và cải thiện

cuộc sống vật chất, tinh thần, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và xã
hội của quốc gia.
DN tư nhân: là tổ chức kinh tế do một nguời đầu tư vốn, toàn bộ tài sản
của DN thuộc quyền sở hữu tư nhân. Người quản lý DN do chủ sở hữu đảm
nhận hoặc có thể thuê mướn, tuy nhiên người chủ DN vẫn là người phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản công nợ cũng như các vi phạm trên
các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trước pháp luật.

- 10 -
 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của DN trong nền kinh tế quốc dân,
DN được phân thành các loại (Tuyết, 2011):
DN nông nghiệp: là những DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất
kinh doanh của những DN này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
DN công nghiệp: là những DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tạo
ra sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế
biến nguyên vật liệu thành thành phẩm.
DN thương mại: là những DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho
người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời.
DN thương mại có thể tổ chức dưới dạng buôn sỉ hoặc lẻ và có thể hướng vào
xuất nhập khẩu.
DN hoạt động dịch vụ: những DN trong ngành dịch vụ đã không những
phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và
phong phú của lĩnh vực này.
 Căn cứ vào quy mô DN, DN được phân thành ba loại (Tuyết, 2011):
DN quy mô lớn
DN quy mô vừa
DN quy mô nhỏ
Việc phân biệt các DN theo quy mô thường dựa vào những tiêu chuẩn

như: tổng số vốn đầu tư, số lượng lao động, doanh thu, lợi nhuận hàng năm
của DN. Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động được chú trọng hơn,
còn doanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại. Ở Việt Nam, các
DN được phân loại như ở bảng sau:









- 11 -
Bảng 2.1 Phân loại DN theo quy mô

DN siêu
nhỏ

DN nhỏ DN vừa DN lớn
Số
lao
độ
ng
Tổng
ngu
ồn
vốn
Số
lao

độ
ng
Tổng
ngu
ồn
vốn
Số
lao
độ
ng
Tổng
ngu
ồn
vốn
Số
lao
độ
ng
I. Nông,
Lâm nghiệp
và th
ủy s
ản
10 người
tr
ở xu
ống
20 tỷ
đ


ng trở
xu
ống

từ trên 10
đ
ế
n 200
ngư
ời

từ trên 20
đ
ế
n 100
tỷ
đồ
ng
từ trên
200 đến
300
người

trên 100
tỷ
đồ
ng
trên 300
ngư
ời


II. Công
nghi
ệp v
à
xây d
ựng

10 người
tr
ở xu
ống
20 tỷ
đ

ng trở
xu
ống

từ trên 10
đ
ế
n 200
ngư
ời

từ trên 20
đ
ế
n 100

tỷ
đồ
ng
từ trên
200 đến
300
người

trên 100
tỷ
đồ
ng
trên 300
ngư
ời

III. Thương
m
ại và d
ịch
vụ
10 người
tr
ở xu
ống
10 tỷ
đ

ng trở
xuống

từ trên 10
đ
ế
n 50
người
từ trên 10
đ
ế
n 50 tỷ
đồng
từ trên 50
đ
ế
n 100
người
trên 50 tỷ
đ
ồng

trên 100
ngư
ời

Nguồn: Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ
2.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm
Thuật ngữ TNXH được mỗi tổ chức, DN, Chính phủ định nghĩa khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Nội
dung và phạm vi của TNXH tùy thuộc vào mỗi quan điểm mà cũng khác nhau.
Nhiều nhà quản lý DN đồng ý với một tuyên bố nổi tiếng của Friedman

năm 1970 rằng “có một và chỉ một TNXH của DN - đó là sử dụng nguồn tài
nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận.” Câu
nói này khẳng định mục tiêu chủ yếu của DN là thỏa mãn nhu cầu của các cổ
đông. Tuy nhiên, ngày càng nhiều DN có quan điểm rằng một công ty không
thể hoạt động tốt nếu nó chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải có nghĩa vụ đối
với các bên liên quan và xa hơn nữa, đó là trách nhiệm với xã hội (Thắng,
2010).
Bowen – người được xem như cha đẻ của CSR đã đưa ra định nghĩa ban
đầu về TNXH của doanh nhân: nó liên quan đến những nghĩa vụ của doanh
nhân trong việc theo đuổi các chính sách, đưa ra quyết định hoặc theo đuổi
những lối hành động phù hợp với những mục tiêu và giá trị của xã hội
(Carroll, 1999).
Năm 1971, Ủy ban phát triển kinh tế đã sử dụng phương pháp “ba vòng
tròn đồng tâm” để mô tả TNXH. Vòng tròn ở trong bao gồm các chức năng
tăng trưởng kinh tế cơ bản – tăng trưởng, các sản phẩm, việc làm. Vòng tròn
trung gian cho rằng các chức năng kinh tế phải được thực hiện với nhận thức
nhạy cảm về những thay đổi của các giá trị xã hội và các ưu tiên. Vòng tròn

- 12 -
bên ngoài vạch ra những trách nhiệm mới nổi và còn chưa định hình mà DN
nên đảm nhận để cải thiện môi trường xã hội (Carroll, 1999).
Hội đồng Thương mại thế giới đã định nghĩa TNXH ở nhiều góc độ như
bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, chế
độ đãi ngộ, phát triển NV và hành động vì cộng đồng: “TNXH là một sự cam
kết trong việc ứng xử một cách hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh
tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia
đình họ cũng như của cộng đồng địa phương, của toàn xã hội”.
Gần đây, Liên minh Châu Âu đã đưa ra một định nghĩa toàn diện, cụ thể
hơn về TNXH, theo đó TNXH được xác định là “quá trình kết hợp các vấn đề
xã hội, môi trường, đạo đức, nhân quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào

trong các hoạt động kinh doanh và chiến lược trọng tâm của DN trong mối
quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan”.
Còn theo Ngân hàng thế giới, TNXH là những cam kết của DN đóng góp
vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác với người lao động, gia đình, cộng
đồng, địa phương và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ sao cho
vừa có lợi cho DN vừa có ích cho sự phát triển. Theo đó, TNXH quy định
trách nhiệm của DN trong thực hiện một số nội dung chủ yếu liên quan tới lĩnh
vực lao động và môi trường. Những nội dung này thường được cụ thể hóa
thành những bộ quy tắc ứng xử (CoC). Trên thế giới hiện có hai loại CoC: do
các công ty đa quốc gia đưa ra (có trên 1.000 CoC loại này) và do các tổ chức
độc lập đưa ra như WRAP, SA8000,… (Hà, 2009).
Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra 10 nguyên tắc chung cho việc thực hiện
TNXH, bao gồm các nguyên tắc đề cập đến vấn đề đảm bảo quyền con người
(nguyên tắc (1), (2)), các nguyên tắc đề cập đến nội dung tiêu chuẩn lao động
(nguyên tắc (3),(4),(5),(6)), nguyên tắc về vấn đề bảo vệ môi trường (nguyên
tắc (7),(8),(9)) và nguyên tắc về chống tham nhũng (nguyên tắc (10)) (GCNV,
2010).
Keith Davis (1973) cho rằng TNXH đề cập đến việc DN xem xét và đáp
ứng các vấn đề vượt ra ngoài những yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và pháp lý.
Nghĩa vụ của DN là trong quá trình ra quyết định phải đánh giá những ảnh
hưởng của các quyết định đến xã hội theo hướng thực hiện các lợi ích xã hội
cùng với các lợi ích kinh tế truyền thống mà công ty tìm kiếm. Tức là TNXH
bắt đầu nơi luật pháp kết thúc. Một DN tuân thủ các quy định tối thiểu của
pháp luật chưa phải là DN quan tâm thực hiện TNXH, DN có TNXH sẽ làm
nhiều hơn pháp luật yêu cầu (Carroll, 1999).

- 13 -
Một khái niệm trong khuôn khổ TNXH là ba lợi nhuận (Triple bottom-
lines) của Elkington. Khái niệm về ba lợi nhuận nắm bắt một chuỗi mở rộng
các giá trị và tiêu chuẩn để đo lường thành công của tổ chức: kinh tế, môi

trường và xã hội. Theo đó, các DN ngày nay không nên chỉ chú trọng theo
đuổi lợi nhuận kinh tế (Profit), mà còn phải đảm bảo “lợi nhuận” về con người
(People) và môi trường (Planet) (Hình 2.1). Trong thực tế, ba lợi nhuận nghĩa
là mở rộng khuôn khổ báo cáo truyền thống để đưa vào hiệu quả sinh thái và
xã hội bên cạnh hiệu quả tài chính. Ba lợi nhuận đòi hỏi trách nhiệm của một
DN là với các bên liên quan chứ không phải cổ đông. Các tổ chức kinh doanh
được sử dụng như một phương tiện để kết hợp các lợi ích của các bên liên
quan, thay vì tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Do đó, lý thuyết ba lợi nhuận
đặt ra những hướng dẫn và nguyên tắc để đánh giá và báo cáo thành tựu CSR
của DN. Đây cũng là thước đo cụ thể đối với mức độ cam kết CSR của một
DN (Elkington, 1997).







McWilliams và Siegel (2001) trong nghiên cứu của họ đã sử dụng định
nghĩa TNXH là những hành động xuất hiện để đẩy mạnh những điều tốt cho
xã hội, ngoài lợi ích của công ty và được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Matten và Moon (2004) cho rằng: “TNXH là một khái niệm bao trùm
nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, DN làm từ thiện, công
dân DN, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động
và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”
(Thắng, 2010).
Mallen (2004) đã định nghĩa TNXH là cách thức công ty quản lý tiến
trình kinh doanh của mình để tạo ra một tác động tích cực đối với xã hội.

Hình 2.1: Mô hình 3 lợi nhuận (Elkington, 1997)



Kin
h tế


Môi trường

Con người
Có thể chịu được
Công bằng
Có thể tồn tại
Phát triển bền vững

×