Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của 3 giống đậu nành nhật 17a, mtđ 176, mtđ 7604 bằng phương pháp thủy canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.36 KB, 70 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP




HUỲNH VĂN HẢI




ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA 3 GIỐNG ĐẬU NÀNH NHẬT 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC














Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC





Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA 3 GIỐNG ĐẬU NÀNH NHẬT 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH















Giáo viên hướng dẫn:
Ths: Lê Hồng Giang
Cần Thơ, 2014
Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Văn Hải
MSSV: C1201037
Lớp: TT1219L1

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA 3 GIỐNG ĐẬU NÀNH NHẬT 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4 BẰNG

PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH



Do sinh viên Huỳnh Văn Hải thực hiện và đề nạp.


Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hướng dẫn



ThS. Lê Hồng Giang




ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA 3 GIỐNG ĐẬU NÀNH NHẬT 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH



Do sinh viên Huỳnh Văn Hải thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:



Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thành viên Hội đồng



DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và cán bộ hướng
dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn


Huỳnh Văn Hải















iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Huỳnh Văn Hải Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20/01/1990 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang.
Họ tên cha: Huỳnh Văn Dũng
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Bích
Chỗ ở hiện nay: Ấp Hòa An, Xã Hòa Lạc, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Trung Học Phổ thông
Thời gian: 2006-2009
Trường: THPT Hòa Lạc
Địa chỉ: Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang
2. Cao đẳng
Thời gian: 2009-2012

Trường: Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ
Địa chỉ: An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ
3. Đại Học
Thời gian: 2012-2014
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
Ngày……. Tháng……. Năm 2014
Huỳnh Văn Hải


v
CẢM TẠ

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Cần Thơ, em đã
được quí thầy cô truyền đạt rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Đây sẽ là
hành trang vô cùng quan trọng giúp đỡ em trong quá trình làm việc và công tác về
sau.
Kính dâng
 Cha, mẹ đấng sinh thành đã cho con hình hài và hết lòng yêu thương,
dạy dỗ và nuôi nấng con khôn lớn, nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
 Thầy Nguyễn Phước Đằng, thầy Huỳnh Kỳ cố vấn học tập đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
 Ths Lê Hồng Giang người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
 Các em Nương, Nhi, Kiên, Tiếp, Thảo đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện thí nghiệm và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Thầy PGS. TS Nguyễn Bảo Toàn và quí thầy cô đang công tác tại trại
nghiên cứu và thực nghiệm Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, cùng các

anh chị học viên cao học, các bạn sinh viên đang thực hiện đề tài tại đây đã nhiệt
tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Thân gửi
Các bạn lớp nông học liên thông K38 lời chúc sức khỏe, thành công,
thành đạt trong tương lai.

vi
HUỲNH VĂN HẢI, 2014 “Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của
3 giống đậu nành Nhật 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4 bằng phương pháp thủy canh”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS Lê Hồng Giang.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của 3 giống đậu
nành Nhật 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4 bằng phương pháp thủy canh” được thực
hiện nhằm mục đích chọn ra giống đậu nành có khả năng chịu mặn tốt nhất để trồng
ở các vùng đất bị xâm nhập mặn.
Qua đánh giá nhận thấy ở nồng độ muối 1 g/l và 2 g/l, các chỉ tiêu chiều cao cây,
số lóng, số chồi bên, chiều dài rễ của cả 3 giống đậu nành Nhật 17A, MTĐ 176 và
MTĐ 760-4 đều không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Tuy nhiên nồng độ
muối lại có ảnh hưởng đến chiều dài rễ gây ra sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Cụ
thể, ở giai đoạn 50% số cây ra hoa (khoảng 35 ngày sau khi trồng) chiều dài rễ
trung bình của nghiệm thức có nồng độ muối 2 g/l là 26,74 cm, khác biệt ý nghĩa ở
mức 1% đối với nghiệm thức 0 g/l và nghiệm thức 1 g/l với chiều dài rễ lần lượt là
37,25cm và 37,51cm. Điều này chứng tỏ nồng độ muối có ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của cây đậu nành làm cho rễ bị ngắn lại.
Cả 3 giống đậu nành trên đều có các chỉ tiêu sinh trưởng không khác biệt nhau,
tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm nhận thấy ở nồng độ muối 2 g/l giống đậu nành
MTĐ 176 tỏ ra vượt trội về các chỉ tiêu chiều cao, số lóng, số chồi bên và chiều dài
rễ so với 2 giống đậu nành Nhật 17A và đậu nành MTĐ 760-4.

Từ khóa: Glycine max (L.), thủy canh, độ mặn, NaCl.

vii
MỤC LỤC

Trang bìa
Chấp nhận luận án của Hội đồng ii
Lời cam đoan iii
Tiểu sử cá nhân iv
Lời cảm ơn v
Tóm tắt vi
Mục lục vii
Danh sách bảng ix
Danh sách hình xi
Danh mục từ viết tắt xii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Nguồn gốc cây đậu nành 2
1.2 Giá trị cây đậu nành 2
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng, dược phẩm 2
1.2.2 Giá trị về mặt nông nghiệp 3
1.2.3 Giá trị về mặt công nghiệp 4
1.3 Tình hình sản xuất cây đậu nành 4
1.3.1 Trên thế giới (Faostat, 2012) 4
1.3.2 Ở Việt Nam 5
1.4 Đặc điểm thực vật cây đậu nành 7
1.4.1 Rễ 7
1.4.2 Thân 9
1.4.3 Lá 11
1.4.4 Hoa 12

1.4.5 Quả và hạt 13


viii
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thành phần năng suất 14
1.5.1 Yếu tố ngoại cảnh 14
1.5.2 Sâu hại đậu nành 16
1.5.3 Bệnh hại đậu nành 17
1.6 Giới thiệu về phương pháp thủy canh 20
1.6.1 Khái niệm thủy canh 20
1.6.2 Các hệ thống thủy canh 20
1.6.3 Một số ưu nhược điểm của phương pháp thủy canh 21
1.7 Ngộ độc mặn trên cây trồng 21
1.7.1 Khái niệm đất mặn 21
1.7.2 Ảnh hưởng của mặn đối với cây trồng 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 25
2.1 Phương tiện 25
2.1.1 Giống đậu nành 25
2.1.2 Thời gian thực hiện thí nghiệm 25
2.1.3 Địa điểm thực hành thí nghiệm 25
2.1.4 Vật liệu thí nghiệm 25
2.2 Phương pháp thí nghiệm 25
2.2.1 Chuẩn bị thí nghiệm 25
2.2.2 Bố trí thí nghiệm 28
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 28
2.4 Xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 29
3.1 Ghi nhận tổng quát 29
3.2 Chỉ tiêu theo dõi 29
3.2.1 Tỉ lệ sống 29

3.2.2 Chiều cao cây 29
3.2.3 Số lóng 33
3.2.4 Số chồi bên 36

ix
3.2.5 Chiều dài rễ 39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
4.1 Kết luận 44
4.2 Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

x
DANH SÁCH BẢNG
Tựa Bảng Trang
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành của một số nước
trên thế giới (FAO, 2010) 5
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam từ 2008 – 2014 6
Bảng 1.3 Nhập khẩu đậu nành của Việt Nam 2010 – 2012 7
Bảng 2.1 Thành phần của dung dịch Hoagland
sử dụng để trồng cây (Taiz và Zeige, 2003) 27
Bảng 2.2 Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa tại Thành Phố Cần Thơ
tháng 9-12 năm 2013 28
Bảng 3.1 Sự thay đổi EC (dS/m) theo thời gian thí nghiệm 29
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều cao (cm) của cây đậu nành 7 ngày sau khi trồng 30
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều cao (cm) của cây đậu nành 14 ngày sau khi trồng 31
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều cao (cm) của cây đậu nành 21 ngày sau khi trồng 31
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl

trên chiều cao (cm) của cây đậu nành 28 ngày sau khi trồng 32
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều cao (cm) của cây đậu nành 35 ngày sau khi trồng 33
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số lóng trên thân chính của cây đậu nành 7 ngày sau khi trồng 34
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số lóng trên thân chính của cây đậu nành 14 ngày sau khi trồng 34
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số lóng trên thân chính của cây đậu nành 21 ngày sau khi trồng 35
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl

xi
trên số lóng trên thân chính của cây đậu nành 28 ngày sau khi trồng 36
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số lóng trên thân chính của cây đậu nành 35 ngày sau khi trồng 36
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số chồi bên của cây đậu nành 7 ngày sau khi trồng 37
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số chồi bên của cây đậu nành 14 ngày sau khi trồng 38
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số chồi bên của cây đậu nành 21 ngày sau khi trồng 38
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số chồi bên của cây đậu nành 28 ngày sau khi trồng 39
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên số chồi bên của cây đậu nành 35 ngày sau khi trồng 40
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều dài rễ (cm) của cây đậu nành 7 ngày sau khi trồng 41
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều dài rễ (cm) của cây đậu nành 14 ngày sau khi trồng 41
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl

trên chiều dài rễ (cm) của cây đậu nành 21 ngày sau khi trồng 42
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều dài rễ (cm) của cây đậu nành 28 ngày sau khi trồng 43
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của giống và nồng độ muối NaCl
trên chiều dài rễ (cm) của cây đậu nành 35 ngày sau khi trồng 43

xii
DANH SÁCH HÌNH
Tựa Hình Trang
Hình 2.1 Các dụng cụ dùng làm thí nghiệm 25
Hình 2.2 Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới tại Trại nghiên cứu
và thực nghiệm nông nghiệp 27
Hình 3.1 Tỉ lệ sống của cây đậu nành ở 14 ngày sau khi trồng 30
Hình3.2 Sự phát triển rễ ở giống MTĐ 176 ở 14 ngày sau khi trồng 42

xiii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
FAO: Food and Agricuture Organization
NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NSKT: Ngày sau khi trồng
EC: nồng độ muối khoáng trong dung dịch

1
MỞ ĐẦU
Đậu nành [Glycine max (L.) Merrill] là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng phổ
biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi giá trị kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng cao.
Theo Mai Quang Vinh (1996), với biên độ thích ứng nhiệt độ, bức xạ rộng hơn, ít

kén đất hơn và có tổng tích ôn thấp hơn nhiều loại cây trồng khác, cây đậu nành đã
có vị trí kinh tế không thể thay thế trong cơ cấu cây trồng, cải tạo đất và góp phần
phá vỡ chu kì sâu bệnh trong luân canh trên đất và các vùng sinh thái từ Bắc vào
Nam.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu làm mực
nước biển dâng cao gây ra tình trạng đất đai bị nhiễm mặn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó nguồn nước ngọt khan hiếm nên
việc rửa mặn cải tạo đất rất khó thực hiện. Vì vậy, việc chọn tạo các giống cây trồng
có khả năng thích nghi với những vùng đất bị nhiễm mặn được coi là giải pháp hữu
hiệu nhất và cấp bách hiện nay.
Thí nghiệm “Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của 3 giống
đậu nành Nhật 17A, MTĐ176, MTĐ760-4 bằng phương pháp thủy canh” được
thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng chống chịu mặn của các giống đậu
nành, góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chọn tạo giống đậu nành
có khả năng thích nghi với điều kiện đất đai bị nhiễm mặn hiện nay.


2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC CÂY ĐẬU NÀNH
Đậu nành [Glycine max (L) Merrill] là một trong những loại cây trồng mà loài
người đã biết sử dụng và trồng trọt từ lâu đời. Nguồn gốc cây đậu nành được xác
minh có xuất xứ từ Trung Quốc và người Trung Quốc đã biết đến nó từ hàng nghìn
năm trước Công Nguyên, rồi cây đậu nành được du nhập vào Triều Tiên, qua Nhật
Bản, Malaysia, các nước Đông Nam Á. Ở châu Âu đến cuối thế kỉ 17 và Mỹ sau thế
chiến thứ hai mới biết đến cây lương thực này (Nguyễn Việt Thái, 2003).
Đậu nành được du nhập vào Việt Nam qua các tỉnh miền núi phía Bắc, xuống đồng
bằng và vào Nam Bộ từ xa xưa, cách trồng đậu nành đã được mô tả trong sách “Vân
Đài Ngữ Loại” của tác giả Lê Quý Đôn viết năm 1773 (Mai Quang Vinh, 1996).

1.2 GIÁ TRỊ CÂY ĐẬU NÀNH
Cây đậu nành là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, sử dụng làm
thức ăn cho con người và gia súc, làm nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp
chế biến, cải tạo đất.
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng, dược phẩm
Hạt đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình khoảng
từ 35,5 - 40%. Trong khi đó hàm lượng protein trong gạo chỉ 6,2-12%; ngô: 9,8-
13,2% thịt bò: 21%; thịt gà: 20%; cá: 17-20% và trứng: 13-14,8%, lipid từ 15- 20%,
hydrat carbon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự
sống (Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thị Thư, 2004). Hạt đậu nành là loại thực phẩm duy
nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protid và lipid. Protein của đậu
nành có phẩm chất tốt nhất trong số các protein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng
protein trong hạt đậu nành cao hơn cả hàm lượng protein có trong cá, thịt và cao
gấp 2 lần so với các loại đậu đỗ khác.
Hàm lượng acid amin có chứa lưu huỳnh như methionine và cystein của đậu nành
cao gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng gà. Hàm lượng casein, đặc biệt
lysin cao gần gấp rưỡi lần chất này có trong trứng. Vì thế mà khi nói về giá trị của
protein trong hạt đậu nành là nói đến hàm lượng protein cao và sự cân đối của các
loại acid amin cần thiết. Protein của đậu nành dễ tiêu hoá hơn thịt và không có các
thành phần tạo cholesterol. Ngày nay người ta mới biết thêm hạt đậu nành có chứa
lecithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, tăng thêm trí nhớ, tái tạo các mô, làm
cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể.

3
Hạt đậu nành có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên được
coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipid của đậu nành chứa một tỉ lệ cao
các acid béo chưa no (khoảng 60-70%) có hệ số đồng hoá cao, mùi vị thơm như axit
linoleic chiếm 52-65%, oleic từ 25-36%, linolenolic khoảng 2-3% (Ngô Thế Dân và
cs, 1999). Dùng dầu đậu nành thay mỡ động vật có thể tránh được xơ mỡ động
mạch.

Trong hạt đậu nành có khá nhiều loại vitamine, đặc biệt là hàm lượng vitamine B1
và B2 ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C, Đặc biệt trong hạt đậu
nành đang nảy mầm hàm lượng vitamine tăng lên nhiều, đặc biệt là vitamine C.
Phân tích thành phần sinh hoá cho thấy trong hạt đậu nành đang nảy mầm, ngoài
hàm lượng vitamine C cao, còn có các thành phần khác như: vitamine PP, và nhiều
chất khoáng khác như Ca, P, Fe Chính vì thành phần dinh dưỡng cao như vậy nên
đậu nành có khả năng cung cấp năng lượng khá cao khoảng 4.700 cal/kg (Nguyễn
Danh Đông, 1982).
Hiện nay, từ hạt đậu nành người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác
nhau, trong đó có hơn 300 loại làm thực phẩm được chế biến bằng cả phương pháp
cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men như làm giá, đậu
phụ, tương, xì dầu, đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu nành, bánh
kẹo và thịt nhân tạo, Đậu nành còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu nành
hạt đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đậu nành là thức ăn tốt
cho những người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinh
dưỡng.
1.2.2 Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: Đậu nành là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1 kg hạt đậu
nành đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu nành (thân, lá, quả,
hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể
làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc.
Sản phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phần dinh dưỡng khá cao: N:
6,2%, P
2
O
5
: 0,7%, K
2
O: 2,4%, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt (Ngô Thế Dân
và ctv, 1999).

Cải tạo đất: Đậu nành là cây luân canh cải tạo đất tốt. 1 ha trồng đậu nành nếu sinh
trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30-60 kg N (Phạm Gia Thiều, 2000). Trong
hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu nành vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác
dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà
giảm chi phí cho việc bón N. Thân lá đậu nành dùng bón ruộng thay phân hữu cơ

4
rất tốt bởi hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%, trong lá: 0,19% (Nguyễn Danh
Đông, 1982).
1.2.3 Giá trị về mặt công nghiệp
Đậu nành là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao
su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi
trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu nành được dùng để ép dầu. Hiện
nay trên thế giới đậu nành là cây đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu
đậu nành chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật. Đặc điểm của dầu đậu nành: khô
chậm, chỉ số iốt cao: 120-127 ; ngưng tụ ở nhiệt độ: -15 đến -18
o
C. Từ dầu này
người ta chế ra hàng trăm sản phẩm công nghiệp khác như: làm nến, xà phòng,
nylon
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĐẬU NÀNH
1.3.1 Trên thế giới
Diện tích sản lượng trồng đậu nành gia tăng nhanh chóng và tương đối ổn định đến
nay. Trong những năm 1938–1940, diện tích đậu nành trên thế giới đạt 12,4 triệu
ha, đến 2012 đạt 102,4 triệu ha tăng 825,81%. Năm 1938 tổng sản lượng đạt 12,3
triệu tấn, đến 2012 đạt 261,5 triệu tấn tăng 2126,02% (FAO, 2012).
Một số quốc gia có diện tích trồng đậu nành đứng đầu trên thế giới là Mỹ, Brazil,
Argentina, Ấn Độ, Trung Quốc… (Bảng1.1)
Ở Mỹ, năm 1909 cơ quan nông nghiệp Mỹ nhập 175 giống, cho đến năm 1925 thì
số giống nhập nội đã tăng lên 1.133 (Nguyễn Văn Bình, 1996). Sau khi được coi là

cây trồng có giá trị, sản xuất đậu nành ở Mỹ đã phát triển mạnh trong thế kỷ XX và
trong nhiều năm được coi là cây thức ăn gia súc quan trọng (bằng cách sử dụng thân
lá). Đến năm 1939, mới có 40% diện tích đậu nành thu hoạch hạt và đến năm 1947
là 84,5%. Hiện nay hầu hết diện tích đất trồng để thu hoạch hạt. Như vậy phải sau
1/3 thế kỷ vị trí của cây đậu nành mới được xác lập trong nông nghiệp ở Mỹ là nơi
mà điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp và có tiềm lực khoa học, vật chất. Hiện nay
cây đậu nành chiếm vị trí thứ 2 sau cây ngô trong nền nông nghiệp Mỹ với diện tích
31 triệu ha, chiếm 75% tổng sản lượng thế giới và xuất khẩu hơn 50% sản lượng.

5

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành của một số nước trên thế giới
(FAO, 2010)
Quốc gia
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
Thế giới
Mỹ
Brazil
Argentina
Ấn Độ
Trung Quốc
Canada
98.827
30.907
21.760

16.767
9.600
8.800
1.382
2,25
2,96
2,62
1,85
1,06
1,65
2,54
222.269
91.417
56.961
30.993
10.217
14.500
3.503
1.3.2 Ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Đậu nành được trồng tại 25 trong số 63 tỉnh thành của cả nước, với khoảng 65% tại
các khu vực phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam. Diện tích gieo trồng năm
cao nhất là 250 nghìn ha (2005) và có xu hướng giảm. Năm 2011 diện tích gieo
trồng là 181,5 nghìn ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 266,3 nghìn tấn (Tổng cục
thống kê, 2011). Năm 2012 diện tích trồng đậu nành đạt 122,3 nghìn ha, giảm 59
nghìn ha so với năm 2011, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 183 nghìn tấn, giảm 82
nghìn tấn so với năm 2011. Lượng sản xuất hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 8% nhu
cầu.
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam từ 2008-2014
2008 2009 2010 2011 2012 2013* 2014*

Diện tích canh tác
(1000 ha)
192,1 146,2 197,8 181,1 120,8 180 200
Năng suất
(tấn/ha)
1,39 1,46 1,51 1,47 1,45 1,5 1,5
Sản lượng
(1000 tấn)
267,6 213,6 298,6 266,9 175,3 270 300
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2012) *số liệu dự báo của USDA)

6
Tình hình nhập khẩu
Năm 2012 nhập khẩu đậu nành của Việt Nam tiếp tục tăng. Cụ thể Việt Nam nhập
khẩu 1,29 triệu tấn đậu nành béo nguyên chất, tăng 26% so với năm 2011 do sức
tiêu thụ mạnh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước, trong đó 45% từ
Brazil, 36% từ Hoa Kỳ, 9,5% từ Canada, còn lại là nhập khẩu từ Argentina,
Uruguay, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Kim ngạch nhập khẩu đậu nành từ
Hoa Kỳ năm 2012 đạt 461 nghìn tấn, tăng gấp đôi so với năm 2011. Xét về giá trị
năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu đậu nành nước ta đạt mức kỷ lục là 776 triệu
đô la Mỹ, tăng 41% so với năm 2011 do sức ép giá đậu nành tăng mạnh trên thị
trường thế giới (Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Nhập khẩu đậu nành của Việt Nam 2010 – 2012
2010 2011 2012

Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu

USD)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Tổng Cộng 227,6 106.5 1,025 549.9 1,289.9 777.3
Brazil
Hoa Kỳ
Canada
Argentia
Uruguay
Trung Quốc
Các nước khác
-
178,1
17.8
13.3
-
13.7
4.7
-
87.4

8.5
6
-
2.2
2.4
506.9
227.1
88.2
159.8
26.9
9.8
6.3
258.2
135.9
47.6
87.6
15.4
1.6
3.6
584.6
460.9
122.4
99
8.4
7.2
7.4
345.3
292.4
66.5
62.8

5.3
1.2
3.8
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam (2012).
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY ĐẬU NÀNH
1.4.1 Rễ
Rễ cây đậu nành khác với rễ cây hoà thảo là có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể
ăn sâu 30-50cm và có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2,
cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8 cm rộng 30-40 cm
2
(Nguyễn Danh Đông,
1982). Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp,
số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật
trồng.

7
Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: Phát triển lớp rễ đầu tiên, thời kỳ này rễ cái và rễ phụ đầu tiên
phát triển mạnh kéo dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30-
40 ngày sau mọc.
Thời kỳ thứ hai: Lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con không nhú ra nữa thậm
chí có một số rễ con khô đi. Lúc này gốc thân gần cổ rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và
phát triển cho tới khi gần thu hoạch. Số lượng có thể 30-40 rễ phụ ăn ở phía gần mặt
đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
thân, lá và làm quả. Trong kỹ thuật trồng nên chú ý thời kỳ này, cần vun đất sao cho
lớp rễ này phát triển mạnh.
Một đặc điểm hết sức quan trọng cần lưu ý là trên bộ rễ của cây đậu nành có rất
nhiều nốt sần. Đó là các u bướu nhỏ bám vào các rễ. Nốt sần là kết quả cộng sinh
của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium japonicum với rễ cây đậu
nành. Trong một nốt sần có khoảng 3-4 tỷ vi sinh vật, mà ta chỉ có thể nhìn thấy

chúng qua kính hiển vi phóng đại 600-1000 lần (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Vi sinh
vật thường có dạng hình cầu hoặc hình que.
* Đặc điểm của nốt sần
Nốt sần ở rễ đậu nành thường tập trung ở tầng đất 0-20cm, từ 20-30cm nốt sần ít
dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có. Nốt sần đóng vai trò chính trong
quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây. Lượng đạm cung cấp cho cây khá
lớn khoảng 30-60 kg/ha (Nguyễn Danh Đông, 1982). Nốt sần có thể dài l cm,
đường kính 5-6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồng
(màu globulin có cấu tạo gần giống Hemoglobin trong máu có Fe).
* Quá trình hình thành của nốt sần
Trong đất luôn luôn có nhiều loại vi sinh vật thường tập trung xung quanh bộ rễ (để
sử dụng các chất thải ra làm thức ăn), mặt khác xung quanh rễ do canh tác tạo điều
kiện đất đai thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Có loại cộng sinh, có loại hoại sinh,
ký sinh trong đó có loại có lợi có loại có hại với rễ. Cây họ đậu đều tiết ra các chất
như glucid, đường galactose đã hấp dẫn các loại vi sinh vật trong đó có vi sinh
vật nốt sần. Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình xâm nhập của vi sinh vật
nốt sần vào rễ cây họ đậu.
Có quan điểm cho rằng khi sống vi khuẩn Rhirobium japonicum tiết ra chất acid 3
indole acetic acid. Khi vi khuẩn tiếp xúc với lông hút dưới tác dụng của acid làm

8
cho điểm đó trên lông hút khô cong lên, tạo nên khe hở làm cho vi sinh vật đi sâu
vào lông hút.
Quan điểm khác lại cho rằng vi sinh vật tiết ra men cellulose phân huỷ tế bào lông
hút để đi vào lông hút. Khi đi vào đầu lông hút vi sinh vật tiết ra chất nhầy, từ tổ
chức biểu bì của đầu lông hút tạo thành tuyến xâm nhập hình dải. Sau một thời gian
xâm nhập vào tế bào biểu bì, vào nội bì và sinh sản tại đó. Vi khuẩn tiết ra chất kích
thích làm cho tế bào phân chia không bình thường và hình thành nốt sần.
Nốt sần phát triển đến một giai đoạn nhất định thì cố định đạm. Bản thân nốt sần hút
N còn vi sinh vật như một chất xúc tác. Khi cây già vi sinh vật đi ra ngoài. Quá

trình hình thành nốt sần kéo dài 16-21 ngày. Trường hợp bình thường nốt sần bắt
đầu xuất hiện sau mọc 14-15 ngày, phát triển nhiều và mạnh nhất vào lúc đậu nành
ra hoa và làm quả tập trung nhiều nhất ở lớp rễ thứ nhất.
Số lượng nốt sần nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất trồng, các chất
dinh dưỡng đối với đậu nành. Trồng đậu nành trên đất đã trồng đậu nành, thì nốt sần
hình thành sớm hơn và nhiều hơn. Đất chua quá hoặc kiềm quá nốt sần hình thành
kém. pH thích hợp cho sự hình thành của nốt sần là 6-7, vì vậy việc lựa chọn đất
trồng đậu nành thích hợp rất quan trọng. Điều kiện dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của nốt sần. Nhìn chung bón đầy đủ NPK thì nốt sần phát triển
mạnh, bón P
2
O
5
có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nốt sần, còn hiệu quả kali
không rõ lắm (Trần Văn Điền, 2001). Bón đạm không thích hợp ức chế sự hình
thành và phát triển của nốt sần.
Quan hệ giữa vi sinh vật nốt sần với cây đậu nành là mối quan hệ cộng sinh: cây
cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hoạt động, ngược lại vi khuẩn lại tổng hợp
nitơ tự do của không khí chuyển sang dạng đạm hữu cơ cây có thể sử dụng được.
Cây đậu nành cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động thì vi
sinh vật càng phát triển và tích lũy đạm được càng nhiều cho cây làm cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt.
1.4.2 Thân
• Hình thái và màu sắc của thân
Thân cây đậu nành thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân
khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu
sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu
thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có màu tím
thì hoa có màu tím đỏ.


9
Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới thường ngắn, các lóng ở phía
trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ ngày 35-40 trở đi vào lúc cây
đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tuỳ theo giống và thời vụ gieo mà
chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ 3-10 cm. Cây đậu nành trong
vụ hè thường có lóng dài hơn vụ xuân và vụ đông. Chiều dài của lóng góp phần
quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu nành thường cao từ 0,3-1,0 m. Giống
đậu nành dại cao 2-3 m. Những giống thân nhỏ lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò
thường làm thức ăn cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có
nhiều hạt và chống được gió bão. Toàn thân có một lớp lông tơ ngắn, mọc dày bao
phủ từ gốc lên đến ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống không có lông tơ.
Những giống có mật độ lông tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu
rét khoẻ. Ngược lại những giống không có lông tơ thường sinh trưởng không bình
thường, sức chống chịu kém. Thân có lông tơ nhiều ít dài ngắn, dày thưa là một đặc
điểm phân biệt giữa các giống với nhau.
• Tập tính sinh trưởng của thân
Căn cứ vào tập tính sinh trưởng và đặc điểm của thân người ta chia ra làm 4 loại:
Loại mọc thẳng: thân cứng, đường kính thân lớn, thân không cao lắm, đốt ngắn, quả
nhiều tập trung thường là giống ra hoa hữu hạn.
Loại bò: thân chính phân cành rất nhỏ, mềm, phủ trên mặt đất thành đám dây, thân
rất dài, đốt dài, quả nhỏ phân tán.
Loại nửa bò: là loại trung gian giữa 2 loại mọc thẳng và mọc bò trên.
Loại mọc leo: thân nhỏ rất dài, mọc bò dưới đất hoặc leo lên giá thể khác.
• Tập tính phân cành của thân
Thân đậu nành có khả năng phân cành ngay từ nách lá đơn hoặc kép. Những cành
trên thân chính phân ra gọi là cành cấp 1, trên cành cấp 1 có thể phân ra cành cấp 2.
Số lượng cành trên một cây nhiều hay ít thay đổi theo giống, thời vụ, mật độ gieo
trồng và điều kiện canh tác. Trung bình trên 1 cây thường có 2-5 cành, có một số
giống trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể có trên 10 cành. Thường sau mọc
khoảng 20-25 ngày thì cây đậu nành bắt đầu phân cành. Vị trí phân cành phù hợp là

cao trên 15cm, nếu thấp quá không có lợi cho việc cơ giới hoá. Giống đậu nành có
góc độ phân cành càng hẹp thì càng tốt cho việc tăng mật độ. Căn cứ vào tập tính
sinh trưởng của thân cành và đặc điểm ra hoa người ta chia các giống đậu nành ra
làm 2 loại:

10
Sinh trưởng hữu hạn: khi ngọn thân hoặc ngọn cành đã ra hoa, thì không tiếp tục
sinh trưởng nữa hay cành không cao lên nữa, loại này thường trồng lấy hạt.
Sinh trưởng vô hạn: khi đậu nành ra hoa kết quả và cả khi sắp chín thân cành vẫn
tiếp tục sinh trưởng, thường là loại mọc bò được trồng làm thức ăn cho gia súc.
Quá trình phát triển của thân:
Từ lúc mọc đến khi cây có 5 lá thật (3 lá kép) khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, thân
sinh trưởng với tốc độ bình thường.
Khi cây đã có 6-7 lá thật (4-5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ mạnh
nhất vào lúc ra hoa rộ.
Sự khác biệt của cây đậu nành với cây trồng khác là khi cây ra hoa rộ lại là lúc thân
cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai đoạn 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau dẫn đến khủng hoảng thiếu dinh dưỡng, cho
nên cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi vào thời kỳ này và tạo điều kiện
cho bộ rễ phát triển thuận lợi. Trong kỹ thuật chăm sóc ta phải xới vun kết hợp với
bón thúc phân cho đậu nành vào giai đoạn 3-5 lá kép, lúc cây có đầy đủ hoa thì sinh
trưởng chậm dần rồi dừng hẳn (Trần Văn Điền, 2007).
1.4.3 Lá
Cây đậu nành có 3 loại lá:
Lá mầm (lá tử diệp): Lá mầm mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với
ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng
nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật
trồng đậu nành nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt.
Lá nguyên (lá đơn): Lá nguyên xuất hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và mọc phía
trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu hiện cây

sinh trưởng tốt. Lá đơn to xanh đậm biểu hiện của một giống có khả năng chịu rét.
Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng không bình thường.
Lá kép: Mỗi lá kép có 3 lá chét, có khi 4-5 lá chét. Lá kép mọc so le, lá kép thường
có màu xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi quả chín lá
vẫn giữ được màu xanh, những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. Phần
lớn trên lá có nhiều lông tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những
giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống
lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to
và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép nhiều
hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời

×