Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa và so sánh hiệu quả một số biện pháp phòng trị tại trại heo thành phương, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 70 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
& 










Tên đề tài:
  HEO CON
HEO CON SAU  VÀ SO SÁNH








Ngành: Thú Y








12/2014



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
 







Ngành: Thú Y

Tên đề tài:
  HEO CON
HEO CON SAU  VÀ SO SÁNH





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
 
MSSV: 3102972
Lớp: Thú Y






 12/2014

i






Đề tài: Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa và so sánh
hiệu quả một số biện pháp phòng trị tại trại heo Thành Phƣơng, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai. Do sinh viên: Huỳnh Thanh Phong thực hiện tại trại từ tháng
07/2014 đến tháng 11/2014.



























Cần Thơ, ngày tháng năm 2014


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014


ii


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công
trình luận văn nào trƣớc đây.




Tác giả luận văn

































iii


Ơn cha, mẹ đã hy sinh cả đời mình để dạy bảo, nuôi con khôn lớn và cho con đƣợc
cắp sách đến trƣờng. Anh, chị, em và những ngƣời thân trong gia đình đã chăm lo,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Bộ
môn Thú Y đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại
học Cần Thơ đã ân cần và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt thời gian qua.
Thầy Phạm Hoàng Dũng và thầy Trần Ngọc Bích đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.

Cô, chú và tập thể anh chị em tại trại heo Thành Phƣơng đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ
trợ tôi trong suốt thời gian thực tập.



















iv



 ii
 iii
 1
 2
2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở heo con trong và ngoài nƣớc 2
2.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 2
2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam 2
 4
2.2.1 Chức năng thần kinh và điều nhiệt 4
2.2.2 Hệ miễn dịch 4
2.2.3 Hệ tiêu hóa 5
2.2.4 Hệ vi sinh vật đường ruột 5
2.3 Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy trên heo con 6
2.3.1 Tiêu chảy do vi khuẩn 6
2.3.2 Tiêu chảy do virus 10
2.3.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng 11
2.3.4 Một số nhân tố không truyền nhiễm gây tiêu chảy trên heo 12

 14
 14
 14
 14
 14
 15
3.5.1 Ghi nhận số liệu heo con tiêu chảy, chết loại hằng ngày. 15
3.5.2 Cân trọng lượng heo sơ sinh, 3 tuần tuổi, 6 tuần tuổi. 15
3.5.3 Phương pháp theo dõi kết quả điều trị. 15
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu 16
4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên đàn heo con tại trại heo Thành Phƣơng 17
4.4 Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên heo con theo tuần tuổi tại trại heo Thành Phƣơng 27
4.5 Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên heo con theo số lứa đẻ của heo nái tại trại Thành
Phƣơng 29
4.5 Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên heo con theo số con sinh sống tại trại Thành
Phƣơng 29
4.6 Kết quả khảo sát hiệu quả một số phác đồ điều trị tiêu chảy trên heo con tại trại Thành
Phƣơng 30
4.7 Tăng trọng của heo con ở giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa 32
4.8 Kết quả khảo sát tỷ lệ heo chết và heo còi tại trai heo Thành Phƣơng 32
  34

v
 34
 34
 35
 38

vi





E. coli  7
 12
 17
 18
 20
  21
  21
 26
 16

 26

 28

 29

 30

 31
   32
 i heo Thành
 32


vii




STT


1
AIDA
Adhesin Involved in Diffuse Adherence
2
ETEC
Enterotoxigenic Escherichia coli
3
cGMP
Cyclic guanosine monophosphate
4
EAEC
Enteroaggregative Escherichia coli
5
EAST1
Enteroaggregative heat-Stable Toxin 1
6
EDEC
Edema disease Escherichia coli
7
EHEC
Enterohemorrhagic Escherichia coli
8
EIEC
Enteroinvasive Escherichia coli
9
EPEC

Enteropathogenic Escherichia coli
10
ExPEC
Extraintestinal pathogenic Escherichia coli
11
GC
Guanylyl cylase
12
LT
Heat – labile toxin
13
LTC
Lower Critical Temperature
14
PED
Porcine Epidemic Diarrhea
15
ST
Heat-stable toxin
16
STEC
Shiga like toxin Escherichia coli
17
TGE
Tranmisible Gastroenteritis
18
XLD
Xylose Lysine Deoxycholate
















viii


Qua thời gian thực hiện đề tài khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ, heo con
sau cai sữa và so sánh hiệu quả một số biện pháp phòng trị tại trại heo Thành
Phương, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai từ tháng 07/2014 đến tháng 11/2014, chúng
tôi tiến hành theo dõi trên 95 đàn heo theo mẹ, 108 đàn heo cai sữa. Kết quả theo dõi
cho thấy bệnh tiêu chảy heo con xuất hiện trên hầu hết các đàn heo khảo sát (84,24%)
và tỷ lệ heo con có bệnh tiêu chảy là 13,90%. Ở giai đoạn theo me, heo con bị bệnh
tiêu chảy ở tuần tuổi thứ 2 là nhiều nhất (34,00%) và ở giai đoạn sau cai sữa con bị
bệnh tiêu chảy ở tuần tuổi thứ nhất là nhiều nhất (20,00%). Heo con của nái đẻ ở lứa
thứ nhất và lứa thứ hai tiêu chảy nhiều nhất (19,07%) và heo con của nái đẻ ở lứa thứ
3 đến lứa thứ 6 tiêu chảy ít nhất (8,06%). Heo nái đẻ từ 1 đến 5 con thì heo con tiêu
chảy ít nhất (6,89%) và heo nái đẻ trên 10 con thì heo con tiêu chảy nhiều nhất
(22,22%). Những phác đồ sử dụng kháng sinh Amoxicillin, Colistin, Norfloxacin thì
cho hiệu quả điều trị cao nhất (100%).



















1


Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đáp ứng nguồn thực
phẩm dinh dƣỡng cho con ngƣời. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở nƣớc ta là
24,7% năm 2005 và là 30% năm 2011, trong đó chăn nuôi heo giữ vai trò chủ đạo
trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Hơn nữa, trong chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến
năm 2020 thì chăn nuôi chiếm 42% tổng giá trị ngành nông nghiệp, chăn nuôi heo vẫn
giữ vai trò chủ đạo và sẽ đạt sản lƣợng 35 triệu con (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn).
Tuy nhiên bên cạnh đó còn gặp không ít khó khăn do thời tiết bất lợi và dịch bệnh gây
ra ảnh hƣởng nhiều đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Một trong những bệnh
thƣờng gặp và cũng gây không ít khó khăn và tổn thất cho nhà chăn nuôi đó là bệnh

tiêu chảy của heo con.
Tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi heo.
Xuất phát từ tình hình trên cũng nhƣ đƣợc sự cho phép của Bộ môn Thú Y, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa
và so sánh hiệu quả một số biện pháp phòng trị tại trại heo Thành Phƣơng,
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và heo con sau sai sữa.
Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con.







2



2.1. 
c
Bệnh tiêu chảy heo con rất hay gặp trong chăn nuôi heo. Bệnh gây thiệt hại
không nhỏ cho ngành chăn nuôi, làm giảm tăng trọng, heo con dễ bị suy kiệt và chết.
2.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh tiêu chảy
heo con.
Theo Purvis G.M. và cộng sự (1985) cho rằng phƣơng thức cho ăn không phù
hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở heo.

Niconxki V.V. (1971) đã nhấn mạnh “Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ
làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, giảm
khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”.
Năm 1972, Mouwen đã kết luận niêm mạc ruột non của heo có sự biến đổi lớn
trong trƣờng hợp heo con tiêu chảy do Rotavirus.
Năm 1992, Fairbrother J.M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do E.coli sinh
ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho heo sơ sinh
từ 1 – 4 ngày tuổi.
Akita và cộng sự (1993) đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ
trứng gà dùng trong phòng và chữa tiêu chảy ở heo con.
2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam
Bệnh tiêu chảy heo con ở nƣớc ta đã đƣợc nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở
chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trƣờng quốc doanh).
Năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các
chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vaccine chết dƣới dạng cho uống.
Vaccine dùng cho heo con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3- 5
ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy heo con từ 30- 35% so với đối
chứng.
Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh tiêu chảy heo con là một
hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng
viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli,
ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thƣờng phát mạnh

3
từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột
ngột (từ oi bức chuyển sang mƣa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới
50% và tỷ lệ chết tới 30- 45% (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Lý Thị Liên Khai (2001) đã phân lập và xác định độc tố ruột của các chủng
E.coli gây bệnh tiêu chảy cho heo con. Tác giả cho rằng các chủng K

88
sinh độc tố
ruột LT và ST; K
99
và 987P sinh độc tố ruột ST, độc tố ruột ST trở nên rất độc khi sức
đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho heo con đang bú mẹ, phổ biến ở 1 đến 2
tuần tuổi.
Theo Đỗ Ngọc Thuý và Cù Hữu Phú (2002), các chủng Enterotoxinogenic
Escherichia coli (ETEC) gây bệnh cho heo con ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam thuộc về 5
tổ hợp các yếu tố gây bệnh và 5 nhóm serotype kháng nguyên O (O
149
: K
91
, O
8
: G
7
, O
8
,
O
101
, O
64
). Trong đó chủng O
149
: K
91
mang các yếu tố gây bệnh F4/STa/STb/LT là chủng
phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở heo con trƣớc cai sữa.

Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) công bố heo con theo mẹ đều phân
lập đƣợc E.coli và Cl.perfringens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đó sự có mặt
của E.coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí Cl.perfingens
chỉ đƣợc phát hiện ở gan, và ruột non với một tỷ lệ khá cao. Khi sử dụng các sinh
phẩm E.coli-sữa, Cl.perfringens-toxoit trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy cho heo
con, kết quả thu đƣợc bƣớc đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả khá rõ rệt: đã giảm
đƣợc số heo con bị mắc bệnh (28,12% so với 55,5%), số ngày điều trị cho mỗi heo
bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn 1,8 ngày và khống chế đƣợc tỷ lệ heo con
chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài ra, các sinh phẩm còn cho thấy
hiệu quả kinh tế khi khối lƣợng bình quân lúc cai sữa của heo con đƣợc nâng lên 0,46
kg/con và 1,37 kg/con so với đối chứng.
Đoàn Thị Kim Dung (2003) dùng Apramycin hoặc Apramycin phối hợp với
Bioseptin có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở heo con (dùng riêng khỏi 80%,
dùng phối hợp khỏi 98%). Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đều không thể thiếu đƣợc
việc bổ sung các chất điện giải cho heo bệnh vì nó nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn
thời gian điều trị.
Theo tác giả Đinh Xuân Phát và cộng sự (2005),việc dùng kháng thể chiết tách
từ lỏng đỏ trứng đã khống chế bệnh cho hiệu quả cao. Sau khi chế tạo thành công
kháng thể E.coli dạng bột từ lòng đỏ trứng gà đã đƣợc miễn dịch các chủng K
88
; K
99
;
987P.
Trịnh Quang Tuyên (2005) qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi
sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh của
đàn heo. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%, Staphylococcus spp từ
29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%, giảm xuống khi cơ sở chăn
nuôi đƣợc cải tạo chuồng trại và nguồn nƣớc cấp.


4

2.2 
2.2.1 Chức năng thần kinh và điều nhiệt
Ở heo con sơ sinh sự phát triển và chống chọi với các yếu tố ngoại cảnh đều dựa vào
vai trò của thần kinh. Tuy nhiên bộ não của heo con phát triển chậm. Khi mới sinh,
não heo sơ sinh chiếm 1/43 khối lƣợng cơ thể (Trƣơng Lăng, 2003).Vì vậy hệ thần
kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt ở heo con chƣa phát triển đầy đủ. Thêm vào
đó có một số đặc điểm cơ thể học của heo con làm cho chúng dễ bị mất nhiệt nhƣ:
cấu trúc cơ thể chủ yếu là nƣớc (82%), mô dƣới da chƣa phát triển, glycogen dự trữ
thấp, da mỏng, lông thƣa. Khi cơ thể bị mất nhiệt sẽ gây rối loạn hoạt động của các
cơ quan, trƣớc hết là hệ tiêu hóa (Lê Minh Hoàng, 2002).
Lúc còn ở trong bụng mẹ, sự trao đổi nhiệt của bào thai đƣợc xác định do thân nhiệt
của heo mẹ. Sau khi sinh cơ thể của heo con chƣa có thể bù đắp đƣợc lƣợng nhiệt mất
đi do ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài. Vì vậy, hầu nhƣ tất cả heo con sau khi
sinh đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên cho nên cần thiết phải điều
chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho heo con: thích hợp nhất là 32 – 34
0
C trong tuần đầu và
29 – 30
0
C ở tuần sau (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Bên cạnh việc điều chỉnh nhiệt độ cho đàn heo sơ sinh, việc tiếp nhận lƣợng sữa đầu
đối với nó cũng góp phần quan trọng. Năng lƣợng sữa đầu cao hơn trong sữa bình
thƣờng khoảng 20%, vì vậy trong một giờ sau khi sinh, nếu heo con đƣợc bú sữa đầu
thì 8 – 12 giờ sau thân nhiệt heo con sẽ đƣợc ổn định (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
Heo con dƣới ba tuần tuổi, có khả năng điều nhiệt chƣa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt heo
con chƣa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chƣa cân bằng (Phùng Thị Văn,
2004).
Trên cơ thể heo con, phần thân có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. Ở phần

thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị mất
nhiệt nhiều nhất.
Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con dƣới ba tuần tuổi còn kém, nhất
là trong tuần đầu mới đẻ ra, cho nên nếu nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ thấp
và ẩm độ cao thì thân nhiệt của heo con hạ xuống nhanh, sức đề kháng giảm và dễ bị
bệnh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt
độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt
của heo hạ xuống càng nhanh. Tuổi heo con càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều.
2.2.2 Hệ miễn dịch

5
Trong 24 – 48 giờ đầu tiên sau khi sinh ruột non heo con có khả năng hấp thu các đại
phân tử miễn dịch globulin từ sữa đầu bằng hiện tƣợng ẩm bào tạo miễn dịch thụ động
cho heo con. Hệ thống miễn dịch ở ruột của heo chƣa hoàn chỉnh và phát triển chậm
nên rất mẫn cảm với mầm bệnh. Sự phát triển đầy đủ của mô miễn dịch mất 7 – 9 tuần
và có thể trễ hơn do cai sữa sớm vào 3 – 4 tuần tuổi (Thomson, 2006).
Giảm khả năng miễn dịch gây ra ảnh hƣởng đến sức khỏe heo con và những biến động
trong hệ tiêu hóa của chúng. Lƣợng kháng thể thụ động nhận từ heo mẹ qua sữa đầu
giảm dần đến mức rất thấp ở tuần tuổi thứ tƣ (Slododan and Stanimir, 1989). Trong
thời điểm này thì sự sản xuất kháng thể trên heo con chỉ vừa mới bắt đầu do đó đây là
giai đoạn mà gần nhƣ heo con không có một sự bảo vệ miễn dịch nào.
2.2.3 Hệ tiêu hóa
Heo con trƣớc một tháng tuổi có lƣợng acid chlohydric rất ít trong trong dịch vị làm
hàm lƣợng acid chlorhydric tự do rất ít hoặc không có. Acid chlohydric chỉ xuất hiện
lúc 20 – 30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ ở 40 – 50 ngày tuổi (Trần Cừ, 1972). Acid
chlorhydric có vai trò trong hoạt hóa pepsinogen thành pepsin và tạo môi trƣờng pH
thích hợp cho hoạt động của enzyme pepsin.
Trong hai tuần đầu sau khi sinh sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho heo con. Trong
giai đoạn này hơn một nửa năng lƣợng cung cấp dƣới hình thức lipid. Sữa mẹ đƣợc
tiêu hóa gần nhƣ 100% nhờ vào một lƣợng lớn enzyme lipase, amylase và enzyme

phân giải protein từ tuyến tụy. Hoạt động của amylase, ezyme phân giải protein từ tụy
và maltase từ ruột non phát triển dần theo tuổi của heo và loại thức ăn mà heo đƣợc
cung cấp. Những rối loạn bệnh lý trên heo cai sữa có thể liên quan đến việc thiếu hụt
những enzyme ruột. Aumaître (1969) chỉ ra rằng mức amylase tiết ra từ tuyến tụy rất
thấp trên heo con cai sữa có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy và viêm dạ dày ruột
cấp tính (Slododan and Stanimir, 1989).
Heo con cai sữa phải chịu những ảnh hƣởng bất lợi nhƣ đột ngột không đƣợc cung cấp
sữa từ mẹ, thay đổi thức ăn và những thay đổi của biểu mô ruột non. Những thay đổi
về hình thái trên biểu mô ruột bao gồm sự giảm chiều dài của các lông nhung và tăng
chiều sâu của các tuyến ruột. Chiều dài lông nhung giảm 30 – 40% sau khi cai sữa
4 – 7 ngày và tăng trở lại 94% chiều dài ban đầu ở 14 ngày sau cai sữa. Những thay
đổi về khẩu phần thức ăn đã dẫn đến teo các lông nhung và hình thành các tuyến ruột
làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu của ruột. Những thay đổi về sinh lý này có thể
dẫn đến sự thay đổi về số lƣợng và sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột và thƣờng làm
cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi gây ra những bệnh lý ruột nghiêm trọng nhƣ
colibacillosis (Thomson, 2006).
2.2.4 Hệ vi sinh vật đường ruột

6
Vi sinh vật xuất hiện trong đƣờng ruột heo con ngay từ những giờ đầu tiên sau khi
sinh, chúng bao gồm vi sinh vật có trong sữa đầu và môi trƣờng xung quanh. Các hoạt
động tiêu hóa của heo con phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật cƣ trú trong đƣờng
tiêu hóa từ khi lúc mới sinh và tạo thành vi sinh vật cộng sinh. Thành phần vi sinh vật
trong hệ thống tiêu hóa của heo thay đổi tùy điều kiện chuồng trại, dinh dƣỡng và lứa
tuổi của heo (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2007).
Hệ vi sinh vật ở ruột chủ yếu gồm trực khuẩn E. coli, Enterococcus, trực khuẩn nha
bào, Salmonella, Brucella, những vi khuẩn này theo phân ra ngoài và là yếu tố làm
lây lan mầm bệnh.
Trong điều kiện bình thƣờng, vi sinh vật sống cộng sinh trong đƣờng tiêu hóa của heo
con không làm ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhƣng khi điều kiện sống

thay đổi nhƣ thiếu dinh dƣỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh chăn nuôi kém, thì một số
vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh nhƣ E. coli, Bacillus perfringens (Trần Cừ,
1972).
2.3 khác 
2.3.1 Tiêu chảy do vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho heo thƣờng gặp bao gồm một loại nhƣ E. Coli,
Salmonella, Shigella, Clostridium perfringens…
E. coli
Điều kiện xuất hiện mầm bệnh
Heo con sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn từ chuồng nuôi, da heo mẹ, phân
heo mẹ thải ra. Do đó, trong điều kiện vệ sinh kém hoặc trong hệ thống nuôi liên tục,
mầm bệnh E. coli tồn tại trong môi trƣờng có thể dẫn đến dịch tiêu chảy trên heo con
sơ sinh. Heo con đƣợc sinh ra từ những heo mẹ chƣa đƣợc tiêm phòng hoặc không có
kháng thể chống lại E. coli trong sữa đầu sẽ rất nhạy cảm với bệnh.
Khi động vật non nhận đƣợc sữa đầu không kịp thời, thành phần hệ vi sinh vật đƣờng
ruột thay đổi rất lớn, vì các chủng E. coli gây bệnh sản sinh tự do mà không có sự
ngăn cản nào, chúng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có lợi làm cho bệnh
đƣờng ruột càng trở nên trầm trọng.
Ở heo cai sữa, hệ tiêu hóa chƣa hoàn chỉnh, nếu cho ăn quá nhiều, thức ăn không tiêu
hóa kịp sẽ tích tụ trong đƣờng ruột tạo chất nền cho E. coli phát triển. Do đó, ở giai
đoạn này heo rất dễ nhiễm bệnh. Stress và việc thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột
cũng là yếu tố quan trọng làm cho bệnh tiêu chảy gia tăng.

7
E. coli  (Gyles and Fairbrother, 2006).

Pathotype
Virotypes
O serogroup
Tiêu chảy ở

heo con theo mẹ
ETEC ETEC
Sta:F5:F41,
Sta:F41,
Sta:F6,
LT:STb:EAST1:F4,
LT:STb:STa:EAST1:F4,
STb:EAST1:AIDA
8,9,20,45,64,
101,138,141,
147,149,157
Tiêu chảy ở heo
con sau cai sữa
ETEC
LT:STb:EAST1:F4,
LT:STb:STa:EAST1:F4,
STa:STb,
STa:STb:Stx2e1:F18ac,
STa:F18ac,
LT:STb,
STb:EAST
1
:AIDA,
LT:STb:STa
1
:EAST
1
:F4
1
:

AIDA
1
:Stx2e
1
:F18ac,
AIDA:F18ac
8, 38, 139, 141, 147, 149,
157
Tiêu chảy ở heo
con sau cai sữa
EPEC
Eae:EAST1
1
45, 103
Phù
EDEC
Stx2e:F18ab:AIDA
1

138, 139, 141
1
Không bắt buộc có.
Triệu chứng lâm sàng:
biểu hiện thay đổi tùy theo độc lực của E. coli, tuổi và tình trạng
miễn dịch của heo con. Những trƣờng hợp nặng, triệu chứng lâm sàng gồm mất nƣớc,
toan huyết và chết. Một số trƣờng hợp, heo con có thể chết trƣớc khi xuất hiện tiêu
chảy.
Tiêu chảy có thể xuất hiện 2 – 3 giờ sau khi sinh và có thể ảnh hƣởng trên một con
hay toàn lứa. Heo con của những nái đẻ lứa đầu thì bị ảnh hƣởng nhiều hơn so với
những heo con của những nái đẻ nhiều lứa. Một số lƣợng lớn heo con trong chuồng đẻ

bị ảnh hƣởng và tỷ lệ chết có thể rất cao trong một vài ngày đầu. Tiêu chảy có thể rất
nhẹ và không có dấu hiệu mất nƣớc cho đến nặng và mất nƣớc rõ. Màu phân thay đổi
từ hơi trắng đến hơi xám hoặc nâu sậm. Phân có thể chảy nhỏ giọt từ hậu môn đến
phần dƣới bụng. Trƣờng hợp nặng một số heo có thể ói mửa, 30 – 40% trọng lƣợng cơ
thể bị mất do mất nƣớc. Cơ vùng bụng mất trƣơng lực, heo suy nhƣợc và uể oải, mắt

8
trũng, da xám hơi xanh và khô. Những trƣờng hợp mãn tính hậu môn viêm đỏ do tiếp
xúc với phân mang tính kiềm.
 giống nhƣ ở heo trƣớc cai sữa nhƣng mức độ nhẹ
hơn. Tỷ lệ bệnh tƣơng tự nhƣng tỷ lệ chết thấp hơn. Màu phân từ vàng nhạt đến nâu
nhạt.
Bệnh tích
Có rất ít những thay đổi về bệnh lý trong bệnh viêm ruột do E. coli. Những bệnh tích
đại thể có thể thấy đƣợc gồm mất nƣớc, dãn dạ dày (có thể do chứa sữa hoặc thức ăn
không tiêu), nhồi huyết tĩnh mạch ở đƣờng cong lớn của dạ dày, nhồi huyết và sung
huyết thành ruột non. Trong những trƣờng hợp nhiễm ETEC bệnh phức tạp hơn với
shock, bệnh tích đặc trƣng gồm sung huyết dữ dội ở ruột non và thành dạ dày, bên
trong ruột nhuốm máu.
Bệnh tích vi thể phụ thuộc vào loại E. coli gây bệnh. Trong trƣờng hợp nhiễm ETEC,
những lớp vi khuẩn E. coli bám trên hầu hết những tế bào biểu mô niêm mạc của hồi
tràng và không tràng trong trƣờng hợp đối với chủng F4–ETEC, và ở phần sau của hồi
tràng hay không tràng đối với những chủng ETEC khác.
Chẩn đoán
Cần phân biệt tiêu chảy do E. coli với một số nguyên nhân truyền nhiễm gây tiêu chảy
khác trên heo con cùng lứa tuổi bao gồm bệnh do Clostridium perfringens, TGE,
Rotavirus và cầu trùng.
Chẩn đoán có thể dựa vào pH phân. Tiêu chảy do E. coli phân có pH kiềm trong khi
tiêu chảy do kém hấp thu nhƣ ở bệnh do TGE virus hay rotavirus thì phân có tính acid.
Chẩn đoán bệnh do E. coli có thể dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích vi thể, nuôi

cấy phân lập và định danh vi khuẩn E. coli gây bệnh, xác định các yếu tố độc lực của
vi khuẩn. Sự sản xuất độc tố ruột và độc tố tế bào đƣợc kiểm tra bằng hoạt tính sinh
học. STa đƣợc xác định trên chuột con, STb gây thắt những nút thắt trên ruột heo và
chuột, LT và STx bằng xét nghiệm nuôi cấy tế bào.
Những tiến bộ công nghệ hiện nay cho phép việc kiểm tra những yếu tố độc lực của
E. coli. Sử dụng những kháng nguyên đơn tính để tăng độ chính xác và độ nhạy để
kiểm tra STa, F4, F5, F6, F41. Những kháng nguyên này đƣợc sử dụng để chẩn đoán
trực tiếp và nhanh E. coli gây bệnh từ phân heo hay chất chứa trong ruột.
Điều trị bệnh
Điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli gồm loại trừ vi khuẩn gây bệnh, điều trị triệu chứng
và tạo điều kiện môi trƣờng tốt nhất cho heo con. Các liệu pháp điều trị đƣợc tiến
hành càng nhanh thì hiệu quả điều trị càng cao. Cấp nƣớc có chất điện giải và glucose

9
qua đƣờng uống làm giảm mất nƣớc và nhiễm toan huyết. Thuốc làm giảm hiệu quả
làm tăng tiết dịch của độc tố ruột nhƣ chlorpromazine kết hợp với berberine sulfate có
thể đƣợc sử dụng. Việc sử dụng thuốc giảm tiết dịch nhƣ bencetimide và loperamide
có thể kết hợp với kháng sinh (Fairbrother and Gyles, 2006).
Giữ heo ở nhiệt độ 30 – 34
0
C trong đối với heo nhỏ và heo gần cai sữa là 29,5
0
C.
Phòng bệnh
Để phòng ngừa tiêu chảy do E. coli nên giữ vệ sinh tốt chuồng nuôi, giữ nhiệt độ môi
trƣờng thích hợp.
Cho heo con bú sữa đầu.
Tiêm vaccine cho heo mẹ đƣợc coi là phƣơng pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh tiêu
chảy sơ sinh do ETEC cho heo con.
Chế độ ăn có thể đƣợc thay đổi để làm giảm sự sinh sôi của E. coli trong ruột non.

Cho heo ăn chế phẩm có chứa Streptococcus faecium có thể làm giảm tỷ lệ tiêu chảy.
Sử dụng protease ngoại sinh qua đƣờng uống nhƣ bromelain. Những protease này có
thể ức chế sự tấn công của ETEC chủng F4 do tác dụng làm biến đổi thụ thể trên niêm
mạc ruột non (Fairbrother and Gyles, 2006).
Salmonella
Mầm bệnh : do vi khuẩn Salmonella Cholera suis là chủng chính gây bệnh, tuy nhiên
nhiều chủng khác nhƣ S. typhimurium, S. derby, S. saintpaul, S. typhi suis cũng tham
gia gây bệnh.
Lứa tuổi gây bệnh : heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa hoặc giai đoạn đầu nuôi thịt
có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn heo vỗ béo, heo giống.
Thời gian ủ bệnh 3 – 4 ngày.
Đƣờng truyền lây : đƣờng tiêu hóa do heo ăn thức ăn, nƣớc uống có nhiễm phân, đất
có chứa vi khuẩn hoặc do vi khuẩn có sẵn trong thức ăn.
Triệu chứng : xảy ra ở thể viêm ruột cấp tính trên heo con theo mẹ, heo con mắc bệnh
thƣờng tiêu chảy phân vàng với nhiều nƣớc, kèm theo triệu chứng sốt vừa
(40.6 – 41.5
0
C). Sau vài ngày vi khuẩn xâm nhập vào phổi, sau 5 – 6 ngày mắc bệnh,
heo con suy nhƣợc nặng, nằm liệt, có thể co giật nhẹ rồi chết. Tử số có thể lên đến
100%.
Tiêu chClostridium perfringens type C 
Đặc điểm : bệnh chủ yếu xảy ra trên heo con, heo con dƣới 7 ngày tuổi thƣờng mắc
bệnh ở thể quá cấp hoặc cấp tính với dấu hiệu tiêu chảy ra máu.

10
Đƣờng truyền lây : đƣờng miệng, thƣờng thấy cả bầy mắc bệnh.
Thời gian nung bệnh : 24 giờ.
Triệu chứng và bệnh tích :
Thể quá cấp xuất hiện trên heo mới sinh (khoảng 2 – 4 ngày tuổi). Heo con mệt, lƣời
bú, tiêu chảy ra máu, chết nhanh sau 1 – 2 ngày tiêu chảy, mổ khám thấy xuất huyết

nặng ở ruột non.
Thể cấp tính : thƣờng xảy ra trên heo con 5 – 7 ngày tuổi, heo con tiêu chảy ra máu
(phân màu đen) chết sau 2 – 3 ngày mắc bệnh. Ngoài sự xuất huyết, trên ruột non còn
thấy nhiều vùng bị hoại tử hoặc bị loét.
Thể bán cấp tính : xảy ra trên heo con từ 1 tuần tuổi đến cai sữa, với các đặc điểm :
tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh, không có máu, heo con suy yếu và chết sau 5 – 7
ngày tiêu chảy. Trên ruột non có nhiều vùng bị hoại tử, không thấy có dấu hiệu xuất
huyết.
Shigella
Shigella gây bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và heo cai sữa. Vi trùng đƣợc bài xuất
ra môi trƣờng theo phân, các chủng thƣờng gây bệnh là: Shigella dysentery và
Shigella flexmitia. Chúng xâm nhập vào đƣờng tiêu hóa, sinh sản và tiết độc tố gây
bệnh tiêu chảy.
2.3.2 Tiêu chảy do virus
Tiêu chảy do virus xảy ra trên heo mọi lứa tuổi, đặc biệt là heo con theo mẹ. Một số
loài virus nhƣ : Rotavirus, Coronavirus, Herpesvirus, Pestivirus…

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm là một bệnh đƣờng ruột do virus có tính lây lan
cao.
Virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm thuộc chi Coronavirus trong họ
Coronaviridae, có vỏ bọc và có nhiều hình dạng.
Bệnh có biểu hiện đặc trƣng là : Phân vàng nhiều nƣớc, có các mảnh thức ăn không
tiêu, da hồng đỏ, gầy, mất nƣớc, suy nhƣợc, đi xiêu vẹo, nằm chồng lên nhau.
Lứa tuổi mắc bệnh tập trung từ 3 – 4 ngày đến 21 ngày tuổi.
Tử số : tùy vào lứa tuổi, lứa tuổi càng nhỏ tử số càng cao.
1 – 7 ngày tuổi : tử số 100%
8 – 14 ngày tuổi : tử số 50%
15 – 21 ngày tuổi : tử số 20%

11

Tử số thấp đối với heo lớn hơn 3 tuần tuổi.
Virus xâm nhiễm tự nhiên qua miệng hoặc qua mũi của heo do tiếp xúc với phân của
heo bệnh hoặc thức ăn bị nhiễm virus, sau khi vào cơ thể virus tấn công nhung mao
ruột non và phát triển ở đó, làm nhung mao ruột non bị phá hủy gây tiêu chảy. Bệnh
càng nghiêm trọng khi bị tác động bởi stress, lạnh, ẩm ƣớt và nhiễm kế phát.
Rotavirus 
Đặc điểm bệnh: tiêu chảy phân vàng với nhiều bọt và chất nhày, bệnh rất nặng trên
heo con theo mẹ và nhẹ hơn trên heo con sau cai sữa.
Thời gian nung bệnh: 18 – 24 giờ.
Đƣờng truyền lây: chủ yếu qua đƣờng tiêu hóa.
Tử số: 30 – 40%.
2.3.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng
Một số bệnh do ký sinh trùng gây ra thƣờng gặp nhƣ: Strongyloides ransomic (giun
lƣơn), Isospora suis (cầu trùng),…

Bệnh tập trung ở giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi, tử số có thể lên đến 15 – 20% với các
triệu chứng: phân có màu hơi vàng đến hơi xám.
Mầm bệnh: do 8 chủng cầu trùng, trong đó Isospora và Crytosporidium là hai chủng
phổ biến.
Các loại cầu trùng tấn công vào niêm mạc ruột non tạo nên sự thoái hóa hoặc bất
dƣỡng tế bào niêm mạc, hoặc tạo các vết loét phủ fibrin trên niêm mạc.
Giai đoạn tiếp theo là sự phụ nhiễm của virus hoặc vi khuẩn làm tình trạng nhiễm
trùng ruột nặng hơn, khó điều trị.
Triệu chứng: heo con 5 – 36 ngày tuổi, tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng,
phân hơi lỏng giống nhƣ kem chảy, mùi rất tanh, heo con gầy ốm, lông xù.
Nếu bị phụ nhiễm virus hoặc vi khuẩn màu phân có thể thay đổi sang màu vàng đậm
hoặc đỏ, tiêu chảy phân rất lỏng, không sền sệt nhƣ thể cầu trùng nguyên phát.
Strongyloides rasomi (giun lƣơn): đƣợc đánh giá có tầm quan trọng trong vùng khí
hậu ẩm, nơi có ký sinh quan trọng đối với heo đang bú mẹ. Trứng của loại ký sinh này
vài giờ sau nở ra ấu trùng và có khả năng xâm nhập vào ký chủ qua miệng, qua sữa

đầu, dƣới da…gây tiêu chảy, mất nƣớc. Trƣờng hợp nhiễm nặng heo chết từ 10 – 14
ngày tuổi, còi cọc và yếu đuối là di chứng bình thƣờng của bệnh do nhiễm
Strongyloides ransomi.

12
2.3.4 Một số nhân tố không truyền nhiễm gây tiêu chảy trên heo
Có hai yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới tiêu chảy trên heo con là nhiệt độ môi trƣờng và
chất lƣợng của sữa mẹ.
Nhiệt độ thấp tới hạn của heo con (LTC), nhiệt độ mà heo con phải sử dụng năng
lƣợng từ bên ngoài để duy trì nhiệt độ cơ thể, là 33
0
C. LTC của heo gần cai sữa là
28
0
C. Nhiệt độ môi trƣờng thích hợp cho heo con là một sự kết hợp của sự truyền
nhiệt qua bức xạ qua không khí, qua nền chuồng, làm bốc hơi bề mặt nền ẩm ƣớt, và
tạo ra sự đối lƣu với vách tƣờng là cửa thông gió. Nhiệt độ môi trƣờng thích hợp đƣợc
ƣớc lƣợng bằng nhiệt độ không khí cộng thêm hoặc trừ đi những điều kiện kèm theo
trong bảng sau.
 (Straw et al., 2006).

Thay 
(
0
C)
Tốc độ gió:
0,2 m/s
0,5m/s
1,5m/s


-4
-7
-10
Loại sàn:
Rơm
Khối thƣa
Khối thƣa ƣớt

+4
-5
-5 – (-10)
Lệch nhiệt độ của không khí với tƣờng
13
0
C
3
0
C
1
0
C

-7
-1,5
-0,5
Cung cấp đủ lƣợng sữa mẹ giúp heo con có đủ kháng thể qua sữa và năng lƣợng để
duy trì thân nhiệt. Bất cứ một yếu tố nào làm hạn chế lƣợng sữa cung cấp cho heo con
nhƣ là sốt sữa hay những trở ngại làm heo không bú đƣợc đều là những yếu tố dẫn đến
bệnh. Tuy nhiên, heo mẹ dƣ sữa, heo con bú quá nhiều không tiêu hóa kịp, lƣợng
protein còn thừa trôi xuống ruột già bị một số vi khuẩn có hại phân hủy thành độc tố

gây tiêu chảy.
Thiếu sắt : heo con đƣợc sinh ra với nguồn dự trữ sắt hạn chế, trong tự nhiên heo có
thể bổ sung sắt từ trong đất. Heo nuôi thƣờng chỉ có thể nhận sắt từ sữa mẹ sữa
1mg/ngày (thiếu so với nhu cầu 7 – 15mg/ngày của heo con) cho tới khi chúng bắt đầu
tập ăn. Heo mới sinh có mức hemoglobin trong máu 12 – 13g/100ml và sẽ nhanh
chóng giảm xuống 6 – 7g vào khoảng 10 – 14 ngày tuổi. Thiếu sắt sẽ làm giảm mức

13
hemoglobin trong hồng cầu dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy khắp cơ thể làm
tăng tính mẫn cảm với bệnh, trong đó có tiêu chảy.
Trên heo con sơ sinh, khả năng tiết HCl rất ít không đủ làm tăng độ toan của dạ dày.
Do vậy độ toan thấp, vi khuẩn bất lợi theo đƣờng miệng có điều kiện sống sót ở dạ
dày, vào ruột non chúng phát triển mạnh gây tiêu chảy.
Ngoài ra, do đặc tính heo con hay liếm nƣớc đọng nên dễ nhiễm vi sinh vật gây bệnh
hoặc do heo con ăn thức ăn của mẹ vào ruột không tiêu hóa đƣợc sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Do ăn quá nhiều, heo con không tiêu hóa hết thức ăn, thức ăn còn thừa trong ruột tạo
điều kiện cho vi khuẩn E. coli phát triển và gây bệnh (Nguyễn Nhƣ Pho, 2001 trích
dẫn bởi Nguyễn Thị Lan Anh, 2008).
Do heo mẹ không đủ dinh dƣỡng trong thời gian mang thai nhƣ thiếu protein, vitamin
A, Fe, Cu, Zn… làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh ra yếu
ớt, đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là là bệnh đƣờng tiêu hóa (Nguyễn Nhƣ Pho,
1995 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lan Anh, 2008).
Thiếu một số vitamin A, PP, B2, B5 làm niêm mạc ruột bị lỡ loét, kích thích nhu động
ruột mạnh gây tiêu chảy.











14
 3
 
3.1 
3.1.1 Thời gian: từ tháng 07/2014 đến 11/2014
3.1.2 Địa điểm : trại heo Thành Phƣơng, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
3.2 
Heo con theo mẹ và heo con cai sữa bị bệnh tiêu chảy.
Đàn heo theo mẹ: những heo con trong cùng một ô chuồng và đƣợc nuôi bởi một heo
mẹ.
Đàn heo cai sữa: heo sau cai sữa đƣợc nuôi chung trong cùng một ô chuồng, có thể
gồm heo từ nhiều đàn nhỏ.
3.3 
+ Chuồng ép nuôi nái sinh sản, bóng đèn tròn công suất 250w.
+ Thức ăn
+ Dụng cụ thú y: ống tiêm, kim, nhiệt kế.
+ Giấy, bút ghi nhận quá trình khảo sát.
+ Cân…
3.4 
Tỷ lệ heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa tiêu chảy.
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo tuần tuổi.
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo tuổi của heo mẹ (lứa đẻ).
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo số con sinh sống.
Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con.
Khảo sát tăng trọng của heo con sau khi dùng thuốc trị tiêu chảy.
Khảo sát tỷ lệ heo chết và heo còi sau khi dùng thuốc trị tiêu chảy.

Các 
+
Tỷ lệ (%) heo con tiêu chảy


% heo con bị tiêu chảy =
Tổng số heo con tiêu chảy
Tổng số heo con theo dõi
x 100

15


+ Tỷ lệ (%) heo con bị tiêu chảy theo tuần tuổi

% heo con bị tiêu chảy =
(theo tuần tuổi)
+ Tỷ lệ (%) heo còi sau điều trị

% heo con bị còi sau điều trị =

Qui ƣớc: heo bị còi là heo có trọng lƣợng

2/3 trọng lƣợng heo bình thƣờng (heo
khỏe) cùng với thể trạng ốm, yếu, xù lông…
+ Tỷ lệ (%) heo con chết sau điều trị

% heo con chết sau điều trị=

+ Tăng trọng theo giai đoạn

Tăng trọng theo giai đoạn = trọng lƣợng đầu giai đoạn – trọng lƣợng cuối giai đoạn
3.5 
3.5.1 Ghi nhận số liệu heo con tiêu chảy, chết loại hằng ngày.
3.5.2 Cân trọng lượng heo sơ sinh, 3 tuần tuổi, 6 tuần tuổi.
3.5.3 Phương pháp theo dõi kết quả điều trị.
Khi phát hiện heo con bị tiêu chảy, chúng tôi tiến hành điều trị ngay theo phƣơng
châm “điều trị càng sớm, kết quả càng cao”. Nhằm tìm ra phƣơng pháp điều trị có
hiệu quả cao, thời gian khỏi bệnh ngắn nhất, chúng tôi sử dụng 4 loại thuốc và bố trí
thành 4 nghiệm thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Phƣơng pháp bố trí các nghiệm thức điều
trị đƣợc chúng tôi trình bày qua bảng dƣới đây:
Tổng số heo con tiêu chảy
theo tuần tuổi
Tổng số heo con theo dõi
x 100
Tổng số con bị còi sau điều trị
Tổng số heo con điều trị
x 100
Tổng số heo con chết sau điều trị
Tổng số heo con điều trị
x 100

×