Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa ở trại heo darby- cj- genetic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.55 KB, 49 trang )



iii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua quá trình “Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh
đến cai sữa tại Trại Darby-CJ Genetics” với mục đích khảo sát một số nguyên nhân
ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy trên heo con ở Trại, từ đó có biện pháp hạn chế thiệt hại
do bệnh tiêu chảy gây ra, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau:
Thời gian khảo sát từ ngày 07/03/2008 – 28/06/2008
Tỷ lệ heo con tiêu chảy 59,80%, trong đó cao nhất ở đợt III 64,92% và thấp
nhất ở đợt I 55,10%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 6,94%, trong đó cao nhất ở đợt III 7,64% và thấp nhất
ở đợt I 6,37%.
Triệu chứng tiêu chảy trên heo con theo mẹ xuất hiện cao vào giai đoạn 7 – 12
ngày tuổi và 13 – 18 ngày tuổi. So với giai đoạn tuổi khác thì sự khác biệt này là rất có
ý nghĩa vê mặt thống kê với P < 0,001.
Tỷ lệ chữa khỏi đạt 91,23%, trong đó cao nhất ở đợt II 91,89% và thấp nhất ở
đợt III 90,18%.
Thời gian điều trị trung bình là 2,3 ngày, trong đó cao nhất ở đợt III là 2,43
ngày và thấp nhất ở đợt II là 2,27 ngày.
Tỷ lệ tái phát trung bình 24,09%, trong đó cao nhất ở đợt III là 27,24% và thấp
nhất ở đợt I là 21,08%.
Tỷ lệ chết do tiêu chảy 0,67%, trong đó cao nhất ở đợt III là 1,14% và thấp nhất
ở đợt II là 0,23%.
E. coli là nguyên nhân quan trọng và thường gặp trong bệnh tiêu chảy trên heo
con theo mẹ chiếm 85%.
Vi khuẩn E.coli đề kháng khá mạnh với nhiều loại kháng sinh, trong đó
penicillin, doxycyclin, Streptomycin, tetracyclin, bactrim bị đề kháng khá mạnh (90%-
100%), tiếp sau đó là Ampicillin, Amoxicillin, cephalexin, neomycin 80%-90%) và
chỉ còn nhạy cảm với 3 loại kháng sinh: gentamycin 70,59%, norfloxacin 70,59%,


colistin 64,71%.



iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng vii
Danh sách các biểu đồ viii
Danh sách các sơ đồ viii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1 Bệnh tiêu chảy trên heo con 3
2.1.1 Các nguyên nhân gây tiêu chảy 4
2.1.1.1 Do heo mẹ 4
2.1.1.2 Do heo con 5
2.1.1.3 Do chăm sóc nuôi dưỡng 7
2.1.1.4 Do điều kiện môi trường và ngoại cảnh 8
2.1.1.5 Do vi sinh vật 8
2.1.2 Cơ chế sinh bệnh 11
2.1.3 Đặc điểm của một số bệnh gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ 12
2.1.3.1 Tiêu chảy do E.coli 12

2.1.3.2 Bệnh viêm dạ dày ruột 12
2.1.3.3 Dịch tiêu chảy (do Coronavirus) 13
2.1.3.4 Tiêu chảy do Rotavirus 13
2.1.3.5 Tiêu chảy do Salmonella 13
2.1.3.6 Tiêu chảy do cầu trùng 13
2.1.3.7 Viêm ruột hoại tử (do Clostridium perfringens type C) 14
2.2 Quy trình quản lý heo con theo mẹ tại Trại 14


v

2.2.1 Phương pháp đỡ đẻ 14
2.2.2 Phương pháp ghép heo con 15
2.2.3 Quản lý, chăm sóc và điều trị heo con theo mẹ: 15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 17
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 17
3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành 17
3.2.1 Đối tượng khảo sát: heo con theo mẹ từ sơ sinh đến khi cai sữa 17
3.2.2 Nội dung khảo sát 17
3.2.3 Phương pháp tiến hành 18
3.2.3.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi 18
3.2.3.2 Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy và ngày con tiêu chảy 18
3.2.3.3. Ghi nhận thời gian và kết quả điều trị 18
3.2.3.4. Ghi nhận trọng lượng bình quân của heo con ở giai doạn sơ sinh và cai sữa, số
heo còi 19
3.2.3.5 Xét nghiệm vi trùng và thử kháng sinh đồ 19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi 21
4.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy 22
4.2.1 Tỷ lệ heo tiêu chảy 22

4.2.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 25
4.2.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi 26
4.3 Tỷ lệ chữa khỏi 28
4.4 Thời gian điều trị trung bình 30
4.5. Tỷ lệ tái phát 31
4.6 Tỷ lệ chết do tiêu chảy 32
4.7. Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác 33
4.8. Tỷ lệ còi 34
4.9. Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh 34
4.10. Trọng lượng bình quân lúc cai sữa 35
4.11 Xét nghiệm vi khuẩn 36
4.11.1 Kết quả phân lập vi khuẩn 36


vi

4.11.2 Kết quả thử kháng sinh đồ với E. coli gây bệnh 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
5.1. Kết luận 40
5.2. Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42



vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số mầm bệnh gây nhiễm trong đường tiêu hóa 10
Bảng 2.2: Tần suất phân lập mầm bệnh gây bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ 10

Bảng 4.1: Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ 21
Bảng 4.2: Tỷ lệ heo tiêu chảy 22
Bảng 4.3: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 25
Bảng 4.4: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi 26
Bảng 4.5: Tỷ lệ chữa khỏi 29
Bảng 4.6: Thời gian điều trị trung bình 30
Bảng 4.7: Tỷ lệ tái phát 31
Bảng 4.8: Tỷ lệ chết do tiêu chảy 32
Bảng 4.9: Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác 33
Bảng 4.10: Tỷ lệ heo còi 34
Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh 35
Bảng 4.12: Trọng lượng bình quân lúc cai sữa 35
Bảng 4.13: Kết quả phân lập vi khuẩn 37
Bảng 4.14: Kết quả thử kháng sinh đồ 38



viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo tiêu chảy 23
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 25
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi 27
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chữa khỏi 29
Biểu đồ 4.5: Thời gian điều trị trung bình 30
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tái phát 31
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ chết do tiêu chảy 32
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác 33
Biểu đồ 4.9: Tỷ heo lệ còi 34

Biểu đồ 4.10: Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh 35
Biểu đồ 4.11: Trọng lượng bình quân lúc cai sữa 36


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Hệ vi khuẩn đường ruột 9
Sơ đồ 2.2: Cơ chế sinh bệnh 11





1



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta có diện tích sản xuất về nông nghiệp rất lớn và chiếm phần quan trọng
trong nền kinh tế đất nước. Vì thế, nông nghiệp rất được Nhà Nước ta coi trọng.
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, trong đó chăn nuôi heo chiếm tỉ trọng lớn. Trong nền kinh tế hiện nay để thu
được nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu nông nghiệp, đòi hỏi sản phẩm phải có số lượng lớn
và chất lượng cao.
Hiện nay ngành chăn nuôi heo ngày càng phát triển, việc nâng cao chất lượng
giống và nguồn thức ăn đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó bệnh tật là
vấn đề không kém phần quan trọng, nó làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm,
nếu không phòng và chữa trị kịp thời thì sẽ đưa đến tỷ lệ chết cao và gây thiệt hại lớn

về kinh tế.
Qua thực tế cho thấy, tiêu chảy là một bệnh lý đặc thù của đường tiêu hóa diễn
biến rất phức tạp và gây thiệt hại đáng kể trên đàn heo con. Bệnh do rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến như: tiểu khí hậu chuồng nuôi, vi sinh vật, chăm sóc và quản lý… Bệnh
tác động rất lớn đến sức khỏe của heo con theo mẹ, do đó vấn đề tìm ra biện pháp khắc
phục là điều hết sức quan trọng. Những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trên heo con
theo mẹ được đề cập, nhất là vi sinh vật đường ruột, bởi vì hệ vi sinh vật đường ruột
hết sức đa dạng. Chính vì thế mà vấn đề xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh và thử
kháng sinh đồ là điều cần thiết, để từ đó có biện pháp lựa chọn kháng sinh điều trị một
cách thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác điều trị.
Để giải quyết phần nào yêu cầu này của thực tế sản xuất, được sự phân công của
khoa Chăn Nuôi Thú Y, sự chấp nhận của Bộ môn Nội Dược Trường Đại Học Nông
Lâm Tp – Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Như Pho cùng với sự
chấp nhận và tạo điều kiện của lãnh đạo công ty TNHH Darby-CJ Genetics, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến
cai sữa tại trại Darby-CJ Genetics”.


2

1.2 Mục đích
Tìm hiểu hiện trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại Trại Darby-CJ Genetics
để đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ hiệu quả
1.3 Yêu cầu
Khảo sát và ghi nhận tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ từ sơ sinh đến khi cai sữa.
Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị tại Trại.
Phân lập vi khuẩn E. coli từ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy, thử kháng sinh
đồ để tìm loại kháng sinh có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy trên heo con theo
mẹ tại Trại.




















3



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Bệnh tiêu chảy trên heo con
Bệnh tiêu chảy trên heo con là một bệnh gây tổn thất rất nhiều cho heo con
trong thời kỳ theo mẹ, đồng thời làm giảm đi sức tăng trưởng của heo con trong giai
đoạn sau khi lành bệnh.
Bởi vì, tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động ruột diễn

ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột
già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp
thu được nước… tất cả điều tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả
nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc các loại
độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có
thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm, kém sức chịu đựng (theo Võ
Văn Ninh, 2001).
Sinh lý heo con
Heo con mới sinh ra có bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng và cấu
tạo. lớp màng nhầy chiếm tỉ lệ khá lớn trong thành ruột. Sự phân tiết enzyme tiêu hóa
ở dạ dày và ruột non rất kém, chỉ đủ tiêu hóa thức ăn đơn giản.
Khi cai sữa, heo con lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn, vì vậy bộ máy tiêu
hóa của chúng phải qua một quá trình thay đổi hình thái cấu tạo và hoạt động sinh lý
để thích ứng với điều kiện sống mới. Vấn đề cai sữa sớm thường bị trở ngại do heo
con từ khi mới đẻ đến 2 tuần tuổi sử dụng rất ít hoặc không sử dụng được tinh bột vì
tuyến tụy và ruột tiết quá ít amylaza. So với các enzyme khác, tác dụng của lactaza
giảm dần qua lứa tuổi còn maltaza tăng dần qua lứa tuổi (theo Nguyễn Thị Trúc Ly,
2006).
Sau khi cai sữa, PH dạ dày tăng một cách từ từ (trong vòng 2 tuần), độ acid dạ
dày liên quan chặt chẽ đến sự tiêu hóa sữa của heo con. Ngay từ lúc mới đẻ, dạ dày


4

của heo con tiết rất ít pepsin, sự ngưng kết sữa nhờ chemozin. Protein trong thức ăn sẽ
được tiêu hóa nhờ enzyme tuyến tụy (theo Dương Thị Thanh Loan, 2002).
Ở heo con dưới 1 tháng tuổi, trong dịch dạ dày không có HCL tự do. Thiếu
HCL làm cho pH dạ dày cao, vi sinh vật có hại xâm nhập bằng đường miệng có khả
năng sống sót trong ống tiêu hóa, phát triển mạnh gây nên tiêu chảy.
Về miễn dịch, heo con chỉ nhận miễn dịch thụ động từ mẹ thông qua sữa đầu.

Miễn dịch mạnh lúc mới sinh nhưng sau đó giảm dần và còn rất ít ở 2 tuần tuổi. Trong
khi đó, miễn dịch chủ động đến lúc 4 tuần tuổi mới hoạt động tích cực nên trong
khoảng từ 2 đến 4 tuần tuổi heo con có sức đề kháng giảm dễ bị nhiễm bệnh (theo
Nguyễn Như Pho, 2001).
2.1.1 Các nguyên nhân gây tiêu chảy
2.1.1.1 Do heo mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất đối với heo con theo mẹ. Vì
sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng không có loại thức ăn nào có thể
thay thế được. Do đó, sự chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong giai đoạn mang thai và
nuôi con giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của heo
con.
Theo Hồ Văn Giá (1991), lúc mang thai nếu cho mẹ ăn thiếu vitamin A thì heo
con sinh ra cũng thiếu vitamin A làm cho niêm mạc ruột không được bảo vệ nên dễ bị
nhiễm các loại vi trùng Colibacillus và Samonella gây ra tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt (1964), nếu chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là 2 tháng
cuối không hợp lý, làm bào thai và heo con sau khi sinh yếu sức sống và sức đề kháng
là nhân tố làm bệnh dễ phát sinh, nhất là bệnh trên đường tiêu hóa.
Lượng sữa mẹ từ khi đẻ ra thường tăng dần đến cuối tuần thứ 3 rồi giảm thấp.
Trong khi đó nhu cầu sữa của heo con tăng. Vì vậy, nếu không cung cấp thêm đủ chất
dinh dưỡng thì heo con sẽ bị stress và dễ bị nhiễm bệnh.
Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu nên heo con bị tích thực.
Từ đó E.coli tác động phân hủy sữa thành acid gây viêm dạ dày ruột dẫn đến tiêu chảy.
Heo mẹ không đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai, không cung cấp
đủ chất dinh dưỡng như thiếu protein, vitamin A, Cu, Zn, Fe… làm rối loạn quá trình


5

trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh ở
đường tiêu hóa.

Theo Võ Văn Ninh (1985), ở những đàn có heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và
giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều, sữa không tiêu hóa kịp và có nhiều dưỡng
chất khó tiêu bị đẩy xuống ruột già là môi trường thuận lơi cho những vi sinh vật có
hại nhân lên gây bệnh tiêu chảy cho heo con theo mẹ.
Theo Võ Văn Ninh (1999), nái đẻ lứa đầu có thể có nhiều con không có sữa (vú
lép, tuyến sữa không phát triển hoặc kém phát triển, không có vú hoặc núm vú không
có lỗ tia). Heo mẹ bị nhiễm trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng
nhưng vẫn còn mang mầm bệnh như thương hàn, xoắn khuẩn,…khi mang thai vi trùng
xâm nhập qua màng nhau, gây sẩy thai hoặc heo con đẻ ra có thể bị nhiễm các vi trùng
này.
Do công tác tiêm phòng cho heo mẹ không được thực hiện nghiêm ngặt và
đúng định kỳ, ở những nái không được tiêm phòng vaccine cần thiết như: phó thương
hàn, TGE, E.coli… nên heo mẹ không nhận được kháng thể và heo con không nhận
được kháng thể thụ động truyền qua sữa đầu, dẫn đến nguy cơ nhiễm vi sinh vật này
và bệnh tiêu chảy trên heo con sẽ tăng lên.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), heo mẹ mắc phải chứng MMA, heo con bú sữa
có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm rơi vải trên nền chuồng gây viêm ruột tiêu chảy.
Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa, heo con được bú ít hoặc không được bú sữa
đầu nên sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh.
2.1.1.2 Do heo con
Do đặc điểm sinh lý của heo con trong những ngày đầu chưa kịp thích nghi với
môi trường mới. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện về chức năng và cấu trúc, các men
tiêu hóa còn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít làm cho pH trong dịch
đường tiêu hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại đường tiêu hóa phát
triển và gây bệnh (Kvanhixki, 1960 – dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995).
Theo Trần Thị Dân (2002), ở sữa đầu, ngoài các chất thiết yếu còn chứa các
loại kháng thể (globuline) khá cao, loại kháng thể này chủ yếu là IgG. Tuy nhiên, vi
sinh vật trong đường tiêu hóa thường hiện diện trên bề mặt màng nhày ruột, đó là nơi
IgG ít xuất hiện và hoạt động không hữu hiệu. Khi sữa đầu bị ngưng sản xuất, hàm



6

lượng IgG giảm nhanh, IgA được thay thế để trở thành kháng thể chính trong sữa
thường. Ở heo sơ sinh khả năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu chỉ xảy ra 36 – 48 giờ
sau khi sinh. Cơ chế này cũng giúp cho đường ruột của heo sơ sinh giới hạn hấp thu
những chất gây bệnh. Nếu heo con bú đủ sữa và hấp thu tốt kháng thể thì hiệu giá
kháng thể trong máu của heo con sơ sinh gần bằng hiệu giá kháng thể của heo mẹ ở 24
giờ sau khi sinh.
Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ
cung cấp 1mg Fe mỗi ngày. Heo con lại dự trữ Fe ít (30mg), vì màng nhau là hàng rào
hạn chế vận chuyển từ mẹ sang bào thai (Nguyễn Như Pho, 1995). Trong khi đó tốc độ
sinh trưởng của heo con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù
hợp, sự thiếu Fe sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobine của hồng cầu dẫn
đến thiếu máu và tiêu chảy.
Theo Niconxki(1983), trong quá trình phát triển heo con chỉ tổng hợp được
vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi. Trong khi đó dạ dày thường xuyên có sự thay đổi đều
đặn các tế bào biểu bì, nên khi thiếu vitamin A biểu mô niêm mạc xảy ra các quá trình
loạn dưỡng như rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu của dạ dày ruột.
Thiếu vitamin A làm giảm khả năng tạo kháng thể trong máu. Do sừng hóa màng niêm
mạc biểu mô nên giảm khả năng tiết dịch của các tuyến, giảm tiết dịch tiêu hóa làm rối
loạn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột, thức ăn ứ đọng tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, sinh hiện tượng loạn khuẩn.
Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng nên dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh
vào đường ruột hay do heo con ăn thức ăn của mẹ, bộ máy tiêu hóa khó tiêu hóa dẫn
đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Heo con sơ sinh chỉ sử dụng được các vitamin tan trong nước như: vitamin

nhóm B, C còn các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, E, K phải từ 1 – 3 tuần
tuổi mới sử dụng được (Phạm Khắc Hiếu, 1997). Vì thế heo con thiếu các vitamin A,
D, E, K làm rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu dạ dày ruột đưa đến tiêu
chảy.


7

Theo Võ Văn Ninh (1999), thời kỳ heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu
chảy. Hai thời điểm mà heo con sốt và tiêu chảy với tỉ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày
tuổi và 23 – 29 ngày tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 ở hàm dưới và
răng sữa tiền hàm số 4 ở hàm trên.
Theo Dune (1970), bệnh phân trắng xuất hiện từ 1 – 7 ngày tuổi sau khi sinh.
Đối với những heo không được bú sữa đầu, sức đề kháng từ 16 – 21 ngày tuổi ít hơn
so với những heo được bú sữa đầu.
2.1.1.3 Do chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật là tiền đề cho vi sinh vật phụ nhiễm
dẫn đến viêm nhiễm.
Thiếu sót đầu tiên là heo con không được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu ngoài
thành phần dinh dưỡng cao, còn chứa kháng thể mẹ truyền qua giúp heo con phòng
chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ đầu.
Do cắt rốn, cột rốn heo con không đúng kỹ thuật, vệ sinh rốn không tốt heo con
bị viêm rốn sẽ dễ bị tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (1995), 80% tiêu chảy ở heo con do viêm rốn, sức đề kháng
giảm.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy
vú mẹ và heo con bú sữa của vú bị viêm gây tiêu chảy.
Không úm heo con hoặc úm heo con không đúng qui cách, heo con sau khi rời
khỏi bụng mẹ, không có hoàn cảnh sống ổn định mà chịu trực tiếp các điều kiện sống
luôn biến đổi nên hệ tiêu hóa hoạt động yếu, giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch

tiêu hóa, đưa đến tình trạng không tiêu rồi viêm ruột, tiêu chảy.
Vệ sinh chuồng trại kém bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi sinh,
cho nái ăn thức ăn kém chất lượng, bị chua ôi, thối, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm
mốc, nguồn nước uống không sạch cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường
ruột và tiêu chảy.
Việc thiết kế máng ăn cho heo mẹ không hợp lý, làm thức ăn rơi vãi, heo con
liếm láp thức ăn heo mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy.


8

2.1.1.4 Do điều kiện môi trường và ngoại cảnh
Điều kiện môi trường và ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến nền chăn nuôi và tạo
mọi nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.
Khi mới sinh ra khả năng thích nghi và bảo vệ của heo con rất kém, heo con
nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của điều kiện ngoại cảnh. Trong đó, nhiệt độ và ẩm
độ rất quan trọng, sau những trận mưa to kéo dài và có gió mùa đông bắc lạnh thường
làm tỉ lệ tiêu chảy heo con tăng lên rõ rệt.
Theo Đào Xuân Cương (1963), yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ quá cao,
quá lạnh, mưa tạt, gió lùa, vệ sinh chăm sóc kém, nhốt heo quá chật, kém vận động,
không áp dụng đúng qui trình đỡ đẻ, ổ úm dơ, đèn úm thiếu cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy heo con.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1979), nhận thấy có sự liên quan đến tình trạng stress
thường tiếp theo sau đó là E.coli độc trổi dậy.
Theo Võ Văn Ninh (1985), khi có những tác nhân bên ngoài tác động làm suy
yếu sức chịu đựng của cơ thể là điều kiện phát sinh ra bệnh. Thức ăn đang được tiêu
hóa đẩy dần xuống ruột non, ruột già đột nhiên mất nhu động và nằm một chỗ, một
số vi sinh vật bình thường vô hại như E.coli đột nhiên tăng số lượng trở nên có sức
gây bệnh tạo độc tố làm tăng nhu động một cách thái quá và gây tiêu chảy.
2.1.1.5 Do vi sinh vật

Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu
chảy trên heo con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy heo con.
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy với các loại mầm bệnh trong chuồng
trại, do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.
Theo Vũ Văn Ngữ và Nguyễn Hữu Nhạ (1977), bệnh tiêu chảy phân trắng ở
heo con là hiện tượng loạn khuẩn. Bình thường các vi khuẩn đường ruột luôn luôn ở
thế quân bình bảo đảm sự tiêu hóa bình thường cho cơ thể vật chủ, thế quân bình của
vật chủ dựa vào 2 cơ chế:
+ Tranh giành nhau một chất chuyển hóa cân bằng cho sự phát triển.
+ Tiết ra chất Teriocin có tính chất kháng sinh đối với vi khuẩn khác nhưng
không có tác dụng đối với vi khuẩn tiết ra nó.


9

Khi loạn khuẩn xảy ra, số lượng vi khuẩn có lợi giảm thấp còn vi khuẩn có hại
như E.coli lại tăng cao.
Người ta chứng minh virus cũng là tác nhân gây tiêu chảy như: Rotavirus,
Enterovirus, Coronavirus…
Các độc tố nấm men và nấm mốc trong thức ăn cũng gây tiêu chảy.
Ký sinh trùng tác động thông qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ,
tiết nội hoặc ngoại độc tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường
tiêu hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân khác tấn công gây bệnh. Hurgerford (1990), đã
liệt kê 55 nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con, trong đó 9 nguyên nhân do virus, 15
nguyên nhân do vi khuẩn, 9 nguyên nhân do ký sinh trùng, 7 trường hợp ngộ độc và 15
trường hợp bắt nguồn từ các bệnh nội khoa.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi khuẩn đường ruột được biểu thị qua sơ đồ
sau











Sơ đồ 2.1: Hệ vi khuẩn đường ruột
Vi sinh vật có lợi

Lactobacillus
Acidophilus
Nấm men
Saccharomyces

Tiết chất có tính kháng sinh

Vi sinh vật có hại
Các lo
ại vi sinh gây
b
ệnh


Tiết độc tố



10

Bảng 2.1: Một số mầm bệnh gây nhiễm trong đường tiêu hóa
Tên mầm bệnh Tên bệnh
Virus

Corona (TGE virus) Parvovirus Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
Coronavirus
Dịch tiêu chảy ở heo con
Rotavirus
Tiêu chảy do Rotavirus
Vi trùng

Clostridium perfringens type A
Tràng độc huyết
Clostridium perfringens type C
Viêm ruột hoại tử
E.coli
Tiêu chảy do E.coli
Salmonella
Phó thương hàng
Treponema hyodysenteriae
Hồng lỵ
Campylobacter coli
Tiêu chảy do Campylobacter
Nguyên sinh động vật

Issospora suis
Cầu trùng
Cryptosporidium spp
Cầu trùng
Eimeria

Cầu trùng
(Nguyễn Như Pho, 2001)
Bảng 2.2: Tần suất phân lập mầm bệnh gây bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ
Mầm bệnh Tỷ lệ (%)
Escherichia coli
45.6
Issospora suis
23.0
Rotavirus
20.9
T.G.E 11.2
Enterovirus
2.0
Parvovirus
0.7
Coronavirus
0.5
Calicivirus
0.2
Salmonella
0.1
Treponema hyodysenteriae
0.1
Nguyên nhân khác 14.0
(Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998).


11
2.1.2 Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày qua sơ đồ sau:



























Sơ đồ 2.2: Cơ chế sinh bệnh


Nguyên nhân không do vi sinh vật


Do vi sinh vật có hại
Stress, giảm
s
ức đề kháng

Nhiễm trùng
đư
ờng ti
êu hóa

Độc tố vi
sinh v
ật

Viêm ruột
Thần kinh bất ổn
Giảm nhu động ruột
Thức ăn ứ đọng
l
ại không ti
êu

Vi sinh vật có
h
ại phát
tri
ển

Kích thích

nhu đ
ộng ruột

Tiêu chảy

Mất nước và
ch
ất điện giải

Thi
ếu dinh

ỡng

Ngộ độc
Chết
Giảm tiết dịch tiêu hóa



12
Tiêu chảy là phản ứng có lợi cho cơ thể, nhằm loại thải nhanh những chất độc
hại ra khỏi đường tiêu hoá của thú. Tuy nhiên, với đặc điểm là tăng nhu động ruột,
tăng tiết dịch ở ruột sẽ làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất. Qua thời gian dài bị tiêu
chảy, thú bị mất nước, chất điện giải, máu bị cô đặc, rối loạn tuần hoàn và trao đổi
chất, cuối cùng dẫn đến shock và chết.
2.1.3 Đặc điểm của một số bệnh gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ
2.1.3.1 Tiêu chảy do E.coli
Thời gian nung bệnh không xác định được, heo con theo mẹ và heo con cai sữa
mắc bệnh cao hơn lứa tuổi khác, khi bệnh nhẹ heo con bú ít, ăn ít, sốt nhẹ 39,5- 40

0
C.
Khi bệnh nặng heo con bỏ bú, bỏ ăn hoàn toàn, sốt lên đến 41
0
C. Heo con bị bệnh trở
nên uể oải, lông xù, mắt sâu, niêm mạc mũi, mắt trắng bệch, đôi khi có sắc thái vàng,
heo con gầy còm, giảm trọng lượng hằng ngày so với những con khác. Heo con tiêu
chảy ở 0 – 4 ngày tuổi có phân màu vàng kem hoặc hơi xanh với rất nhiều nước, ở 4 –
21 ngày tuổi có phân màu trắng hoặc xám trắng. Trong trường hợp nặng heo con mất
phản ứng rõ rệt với các kích thích, run cơ, co giật, có thể chết. Mổ xác thấy heo con
gầy ốm, mất nước, trên lớp niêm mạc có những vết loét điểm hay vết loét mảng, có thể
kèm theo viêm ruột cata, tụ huyết hay xuất huyết, vi nhung mao bất triển, số lượng
bạch cầu, đại thực bào tăng, di tản ra xoang. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng,
chẩn đoán phòng thí nghiệm.
2.1.3.2 Bệnh viêm dạ dày ruột
Thời gian nung bệnh từ 1 – 2 ngày, lứa tuổi tập trung từ 3 – 4 ngày đến 21 ngày
tuổi, lứa tuổi càng nhỏ tử số càng cao, có khi lên đến 90 – 100% với các đặc điểm: tiêu
chảy phân vàng với nhiều nước, có thể lẫn thức ăn không tiêu, heo con dưới 3 tuần
tuổi có khi ói mửa, heo con gầy, mất nước nặng, suy nhược, thường chết sau 3 – 5
ngày, không có dấu hiệu sốt hoặc triệu chứng thần kinh. Mổ xác thấy heo con gầy ốm,
mất nước, dạ dày chứa sữa đông đặc, ruột non căng phòng và chứa dịch màu vàng,
thành ruột non mỏng, dạ dày bị viêm và xuất huyết một vài nơi. Chẩn đoán có thể dựa
vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với sự quan sát nhung mao ruột bất dưỡng bằng
kính hiển vi.


13
2.1.3.3 Dịch tiêu chảy (do Coronavirus)
Thời gian nung bệnh 1 – 3 ngày, tập trung trên heo con theo mẹ và giai đoạn
sau cai sữa, với đặc điểm tử số thấp, tiêu chảy nặng, lây lan nhanh, phân vàng nhiều

nước, ói mửa là triệu chứng điển hình, heo con mất nước nặng, gầy sút nhanh, bỏ bú,
đi đứng xiêu vẹo, thường nằm chồng lên nhau, có thể chết sau 3 – 5 ngày nếu không
kịp thời cấp nước và chất điện giải. Mổ xác thấy dạ dày heo con trống rỗng, chứa dịch
màu vàng, ruột non và ruột già chứa đầy dịch. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng điển
hình: lây lan nhanh, ói mửa, tiêu chảy loãng, phân vàng.
2.1.3.4 Tiêu chảy do Rotavirus
Thời gian nung bệnh từ 18 – 24 giờ, tử số 30 – 40% với các đặc điểm như heo
con lười bú, lười vận động, ói mửa, tiêu chảy và lây lan nhanh, thời gian tiêu chảy kéo
dài nhiều ngày (4 – 6 ngày), phân vàng, có nhiều bọt khí và chất nhầy, bệnh nặng trên
heo con theo mẹ và nhẹ hơn trên heo con cai sữa. Mổ xác thấy heo con gầy ốm, dạ dày
chứa nhiều chất đông đặc, ruột non căng phòng do sinh hơi và chứa đầy dịch màu
kem, đỉnh nhung mao ruột bị bào mòn. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
ói mửa xuất hiện trước khi tiêu chảy, đỉnh nhung mao ruột bị bào mòn, không xuất
huyết và loét ở ruột.
2.1.3.5 Tiêu chảy do Salmonella
Thời gian nung bệnh 3 – 4 ngày, heo con theo mẹ và sau cai sữa mắc bệnh cao
hơn các lứa tuổi khác. Thể viêm ruột cấp tính xảy ra trên heo con theo mẹ, tiêu chảy
phân vàng, nhiều nước, sốt vừa (40,6 – 41,5
0
C). Sau vài ngày vi trùng xâm nhập vào
phổi gây viêm phổi, có thể xuất huyết ở vùng da mỏng, sau 5 – 6 ngày mắc bệnh heo
con suy nhược nặng, nằm liệt, có thể co giật nhẹ rồi chết, tử số có thể lên đến 100%.
Thể nhiễm trùng máu thường xảy ra trên heo lớn. Bệnh tích trên heo con: thành dạ dày
chứa nhiều chất nhầy, viêm ruột, xuất huyết nhiều nơi, màng treo ruột sưng và xuất
huyết, lách xung huyết và rất dai, phổi có khi viêm, xuất huyết.
2.1.3.6 Tiêu chảy do cầu trùng
Bệnh tập trung vào giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi, tử số 15 – 25%, heo con tiêu
chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng, phân hơi lỏng mùi phân rất tanh. Heo con
gầy ốm, lông xù, không có dấu hiệu sốt và ói mửa. Chẩn đoán dựa vào lứa tuổi mắc



14
bệnh, đặc điểm phân, kiểm tra noãn nang cầu trùng trong phân bằng phương pháp phù
nổi.
2.1.3.7 Viêm ruột hoại tử (do Clostridium perfringens type C)
Thời gian nung bệnh 24 giờ. Thể quá cấp: xuất hiện trên heo sơ sinh(2 – 4 ngày
tuổi). Heo con mệt, lười bú, tiêu chảy ra máu, chết nhanh sau 1 – 2 ngày. Mổ xác thấy
xuất huyết nặng ở ruột non. Thể cấp tính: thường xảy ra từ 5 – 7 ngày tuổi. Heo con
tiêu chảy ra máu, phân màu đen, chết sau 2 – 3 ngày. Mổ xác thấy ruột non ngoài sự
xuất huyết còn có nhiều vùng bị hoại tử và loét. Thể bán cấp tính xảy ra trên heo con
từ 1 tuần tuổi đến cai sữa. Tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh, không có máu, heo con
suy yếu và chết sau 5 – 7 ngày. Mổ xác thấy ruột non nhiều vùng bị hoại tử, không có
xuất huyết.
2.2 Quy trình quản lý heo con theo mẹ tại Trại
2.2.1 Phương pháp đỡ đẻ
Trước khi đẻ phải kiểm tra đèn úm, ổ úm và dụng cụ đỡ đẻ. Khi đỡ đẻ phải
massage cho nái và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng và âm hộ…
Khi đẻ ra heo con còn có bọc nhớt thì phải nhanh chóng làm khô bằng bột
Mistral và khăn sạch nhằm mục đích làm khô đi chất dịch nhầy trên mình heo con và
còn có tác dụng giữ ấm, phải móc nhớt trong miệng heo con ra để nó dễ hô hấp, sau đó
cột rốn, bấm răng và cho heo con vào ổ úm có đèn úm với nhiệt độ phù hợp để tránh
sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài môi trường và trong bụng mẹ. Phải nhanh chống cho
heo con bú sữa đầu vì trong sữa đầu chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể từ mẹ.
Nếu heo con sinh ra chậm hay heo con lớn quá sẽ làm heo con khó hô hấp và
tuần hoàn thì người đỡ đẻ phải kích thích hô hấp và tim giúp heo con sống sót cao hơn.
Sau khi heo nái đẻ xong phải kiểm tra số heo con đực, cái, nhỏ hơn 0.8kg, chết,
khô.
Kiểm tra vú của heo mẹ xem có bao nhiêu cái, nếu heo con nhiều hơn số vú của
heo mẹ thì bắt đem ghép cho nái đẻ ít con.
Nếu heo con nhỏ, ốm thì truyền Glucose trong 3 ngày, mỗi lần 15ml. Nếu heo

con nằm bên ngoài thì phải bắt bỏ vào ổ úm từ mới đẻ đến 2 hoặc 3 ngày sau khi đẻ.


15
2.2.2 Phương pháp ghép heo con
Nái đẻ nhiều con thì bắt con ghép sang nái đẻ ít con. Khi ghép cần chú ý:
Con bắt đi ghép phải có trọng lượng ngang bằng với con của nái đẻ ít con.
Phải làm dấu con bắt đi ghép để dể phân biệt khi bấm tai.
Khoảng cách thời gian đẻ của 2 nái ghép con không quá 12 giờ.
Nếu sau 5 – 7 ngày heo con theo mẹ gầy, yếu, tiêu chảy, heo mẹ sữa ít hoặc
không có sữa thì phải đổi mẹ.
Trước khi đổi mẹ phải chọn mẹ có thể trạng tốt, sữa nhiều, heo con của mẹ đó
phải có thể trạng tốt.
Khi cai sữa, những heo con nhỏ, yếu phải cho bú sữa lại.
2.2.3 Quản lý, chăm sóc và điều trị heo con theo mẹ:
Heo con đẻ sau 3 ngày thì bấm tai và thiến xong phải chích Oxytetracycline,
0,5ml/con.
Đến 7 ngày tuổi cho heo con tập ăn:
Cho heo con theo mẹ ăn ngày 4 lần: sáng 9h – 15h – 21h – 1h
Cho heo con ăn cám Master 1011, những ngày đầu cho ăn 100g/lần, sau đó tăng
dần lượng cám lên nhưng lượng cám cho ăn không quá 100g/con/lần.
Công thức cám
Năng lượng trao đổi tối thiểu: 3200kcal/kg
Ẩm độ tối đa: 14%
Protein tối thiểu: 22%
Xơ thô tối đa: 4%
Canxi: 0,7 – 1,2%
Phospho tổng số tối thiểu: 0,6%
Natri: 0,2 – 0,5%
Colistin: 20mg/kg

Oxytetraciclin: 50mg/kg
Nếu heo con nhỏ, ốm thì truyền Glucose, chích thuốc bổ và cho ăn cám nước.
Hằng ngày phải kiểm tra heo con của từng ô, xem có bị tiêu chảy, đau chân,
ốm… để điều trị.
Điều trị tiêu chảy:


16
Cho uống nước sinh lý, chích kháng sinh (Baytril, ngày 1 lần, trong 2 – 3 ngày)
và chích thuốc bổ: Amino, catosal…).
Kiểm tra và theo dõi heo mẹ nếu sữa heo mẹ không tốt thì phải nhanh chóng đổi
mẹ.
Vệ sinh nền chuồng khô và sạch để tránh lây nhiễm.
Phương pháp để phòng bệnh tiêu chảy là phải giữ ấm, khô và vệ sinh.
Còn nếu heo con đau chân thì chích Ampidexalon 2-3 ngày liên tiếp.
Chích sắt 2 lần: sinh ra sau 2 ngày và 9 ngày nhằm cung cấp lượng sắt thiếu
trong cơ thể.
Vaccin: heo con theo mẹ chỉ chích ngừa Mycoplasma chia làm 2 lần: lần 1 khi
heo con được 6 – 13 ngày tuổi, lần thứ 2 cách lần 1 là 14 ngày.



17


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Khảo sát được tiến hành từ 07/03/2008 – 28/06/2008.

Địa điểm tại Trại heo của công ty TNHH Darby-CJ Genetics – Long Nguyên –
Bến Cát – Bình Dương.
3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành
3.2.1 Đối tượng khảo sát: heo con theo mẹ từ sơ sinh đến khi cai sữa
3.2.2 Nội dung khảo sát
Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt độ
Ẩm độ
Tỷ lệ tiêu chảy
Thời gian điều trị khỏi trung bình
Tỷ lệ chữa khỏi
Tỷ lệ tái phát
Tỷ lệ chết do tiêu chảy
Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác
Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh
Trọng lượng bình quân lúc cai sữa
Tỷ lệ còi
Xét nghiệm vi trùng học
Thử kháng sinh đồ






18
3.2.3 Phương pháp tiến hành
3.2.3.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt độ:
Dụng cụ đo: nhiệt độ kế

Vị trí: cách nền chuồng 1,5m, 1 vị trí do ở giửa phòng
Thời gian đo: 3 lần trong ngày
Sáng: 7g – 7g30
Trưa: 13g – 13g30
Chiều: 4g30 – 5g
Ẩm độ:
Dụng cụ đo: ẩm độ kế
Vị trí: cách nền chuồng 1,5m, 1 vị trí đo ở giửa phòng
Thời gian đo: 3 lần trong ngày
Sáng: 7g – 7g30
Trưa: 13g – 13g30
Chiều: 4g30 – 5g
3.2.3.2 Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy và ngày con tiêu chảy
Chúng tôi tiến hành kiểm tra sức khỏe đàn heo mỗi ngày, để từ đó phát hiện heo
tiêu chảy. Quan sát các dấu hiệu phân trên nền chuồng, tình trạng heo mẹ và heo con.
Quan sát toàn đàn sau đó quan sát từng con, thấy heo có biểu hiện tiêu chảy thì đánh
dấu theo dõi để biết ngày tuổi của heo tiêu chảy, số con tiêu chảy trong ngày và tổng
ngày con tiêu chảy trong các ô khảo sát trong từng đợt của Trại, từ đó tính tỷ lệ heo
con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy.
Tỷ lệ heo tiêu chảy (TLHTC)
TLHTC (%) = (Số con tiêu chảy/ Số con khảo sát)*100
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC)
TLNCTC (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy /Tổng số ngày con nuôi) *100
3.2.3.3. Ghi nhận thời gian và kết quả điều trị
Thời gian và kết quả điều trị được tính từ khi cấp thuốc đến khi dứt tiêu chảy
không còn cấp thuốc nữa, heo con đi phân lại bình thường, phân dần chuyển thành đặc


19
rồi thành khuôn, lông da dần chuyển thành bóng mượt, niêm mạc mắt, mũi và miệng

dần chuyển lại hồng, heo con hoạt bát và tăng trọng bình thường trở lại.
Tỷ lệ chữa khỏi (TLCK)
TLCK (%) = (Số con chữa khỏi/ Tổng số con điều trị)*100
Thời gian điều trị trung bình (TGĐTTB)
TGĐTTB (ngày) = Tổng số ngày điều trị/ Tổng số ca điều trị
Tỷ lệ tái phát (TLTP)
TLTP (%) = (Số con tái phát/ Tổng số con điều trị khỏi)*100
Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC)
TLCDTC (%) = Số con chết do tiêu chảy/ Tổng số con khảo sát)*100
Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác (TLCDNNK)
TLCDNNK (%) = (Số con chết do nguyên nhân khác/ Tổng số con khảo
sát)*100
3.2.3.4. Ghi nhận trọng lượng bình quân của heo con ở giai doạn sơ sinh và cai
sữa, số heo còi
Chúng tôi tiến hành cân tất cả các heo con sơ sinh ở đầu giai đoạn khảo sát và
tất cả heo con ở cuối giai đoạn khảo sát. Ghi nhận kết quả sau đó tính được trọng
lượng bình quân lúc sơ sinh, trọng lượng bình quân lúc cai sữa và số heo còi (có trọng
lượng < 5kg).
Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh (TLBQLSS)
TLBQLSS (kg) = (Tổng trọng lượng lúc sơ sinh/ Tổng số con sơ sinh)
Trọng lượng bình quân lúc cai sữa (TLBQLCS)
TLBQLCS (kg) = (Tổng trọng lượng lúc cai sữa/ Tổng số con cai sữa)
Tỷ lệ còi (TLC)
TLC (%) = (Số con còi/ Tổng số con sống)*100
3.2.3.5 Xét nghiệm vi trùng và thử kháng sinh đồ
− Chúng tôi thực hiện lấy 20 mẫu.
− Loại mẫu: phân của những heo con bị tiêu chảy.
− Cách lấy mẫu: chọn những heo đang tiêu chảy chưa sử dụng kháng sinh điều trị.
Lau sạch bên ngoài hậu môn bằng bông gòn thấm cồn, dùng tăm bông vô trùng
ngoáy sâu vào lỗ hậu môn xoay một vòng để lấy phân, sau đó lấy tăm bông ra

×