Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

QUY TRÌNH DỆT NHUỘM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.35 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA HÓA
  
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHUỘM VẢI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ
ĐINH VĂN SAO
BỘ MÔN: HÓA HỮU CƠ
KHÓA 2012 – 2016
Huế 9/2015
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Hải Phong và Ths. Nguyễn Đăng Giáng Châu đã
dành rất nhiều thời gian và công sức để liên hệ với công ty,
trung tâm, nhà máy và tổ chức chỉ bảo tận tình, tạo điều
kiện cho chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập thực
tế.
Em xin cảm ơn tất cả thầy cô giáo trong khoa Hóa đã
cho chúng em những bài học quý báu, tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong quá trình học tập để cho em hoàn thành tốt
chuyến đi thực tập, thực tế này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty cổ
phần Dệt-May Huế đã tạo điều kiện cho em được vào thực
tập thực tế tại công ty. Nhờ có điều kiện quý báu này, em
mới có cơ hội để đem những kiến thức có được trên ghế
nhà trường ra để đối chiếu với thực tiễn. Đây cũng là cơ hội
để em có thể biết được quy trình nhuộm vải.
Thời gian thực tập tại công ty tuy ngắn nhưng đã cho
em nhiều kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào thực tế công
việc trong tương lai.Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong
quá trình thực tập không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong


mọi người rộng lượng tha thứ.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
Chương I: LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Dệt – May là một ngành công nghiệp nhẹ đang chiếm
một vị trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nó được hình thành và phát triển rất lâu đời trên thế giới và là nhu cầu thiết yếu
của mỗi con người. Đặc điểm nổi bật của ngành này là thu hút một nguồn nhân
lực rất lớn, phù hợp với những nước có ngành công nghiệp đang phát triển như
nước ta hiện nay.
Để thỏa mãn nhu cầu của con người, ngành dệt may đã không ngừng cải
tiến máy móc, trang thiết bị và trình độ quản lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao, đa dạng về mẫu mã, giá thành hợp lý, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Công ty cổ phần Dệt – May Huế đã không ngừng cải tiến, liên tục đổi mới
công nghệ hiện đại hóa máy móc, thay đổi các mặt hàng sản xuất theo mọi yêu cầu
của khách hàng. Đầu tư có trọng điểm đem lại hiệu quả cao, không ngừng nâng cao
chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt
là thị trường xuất khẩu. Từng bước hội nhập với nền kinh tế nói chung, cũng như
với ngành công nghệ Dệt – May nói riêng của khu vực và thế giới.
Để ngành Dệt – May có tiếng như ngày nay phải kể đến ngành có công rất
lớn đó là ngành hóa dệt cụ thể là ngành công nghệ sợi nhuộm nó đóng vai trò
không thể thiếu trong ngành Dệt – May phục vụ cho sinh hoạt trang trí ăn mặc
của con người.
Hiện nay mặt hàng nhuộm với những sản phẩm nhuộm tối ưu của ngành
đã dần dần đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng màu sắc của vải sợi đủ khả
năng cung cấp sản phẩm ra thị trường. Khoa học kĩ thuật phát triển làm cho
ngành hóa chất, thuốc nhuộm cũng phát triển theo, đến nay đã có rất nhiều hàng
sản xuất thuốc nhuộm với nhiều chủng loại thuốc khác nhau trên thị trường rất
phong phú và đa dạng có đủ khả năng phục vụ cho ngành nhuộm tạo ra sản
phẩm bền đẹp phong phú về chủng loại.

Chính vì vậy mục tiêu của đề tài này là: “ TÌM HIỂU QUY TRÌNH
NHUỘM VẢI TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ ”
Huế, ngày 15 tháng 08 năm 2015
SVTH: Đinh Văn Sao
1
- ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
1. Tổng quan công ty cổ phần dệt may Huế
2. Quy trình nhuộm vải tại công ty cổ phần dệt may Huế
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thăm quan thực tế tại nhà máy
2. Giới thiệu, báo cáo của cộng tác viên tại công ty
3. Tài liệu trên internet
2
Chương II: NỘI DUNG
1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt – May Huế
1.1. Giới thiệu về công ty.
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ
Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT–STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: HUEGATEX
Địa chỉ: Phường Thủy Dương – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên
Huế
Điện thoại: 84.054.3864337 – 3864957
Fax: 84.054.3864338
Website: huegatex.com.vn
Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCH ngày 09/12/2004 và Quyết định
số 2722/2005/QĐ-BCH ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp (nay là
Bộ Công Thương) chuyển công ty Dệt May Huế thành Công Ty cổ phần Dệt –
May Huế, chính thức hoạt động theo giấy phép đăng ký số 2102000140 ngày
17/11/2005 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh Nghiệp – Sở Kế Hoạch và

Đầu Tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Công ty cổ phần Dệt - May Huế (Huegatex)
là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Được thành lập từ năm 1988
đến nay, HUEGATEX được đánh giá là một đơn vị xuất sắc trong ngành dệt
may cả nước, cùng với thời gian Công ty đang ngày càng hoàn thiện, phát triển.
3
Thương hiệu HUEGATEX đã khẳng định vị trí hàng đầu không chỉ riêng tại
Thừa Thiên Huế.
Được thành lập từ năm 1988 với hơn 2.000 lao động, Công ty có đội ngũ
quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, đã và
đang làm những sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Phương châm hoạt động của Công ty là “ Mong muốn quan hệ và hợp tác
lâu dài với tất cả các khách hàng” và luôn cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất
mọi yêu cầu của khách hàng với mục tiêu chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Các lĩnh vực kinh doanh chính
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải, may mặc.
+ Nguyên liệu, thiết bị ngành dệt may.
+ Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng.
+ Kinh doanh địa ốc, khách sạn
Doanh thu hàng năm là 1.000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%. Sản
phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài
Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Bồ Đào Nha (đối
với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Công ty cũng
đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và được người tiêu
dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền, giải
thưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác. Bên cạnh đó, Công ty cũng
được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất
hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears,
Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta, có chứng nhận
của tổ chức WRAP và Chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa
Kỳ và Hiệp hội thương mại (CT_PAT).

Trong chiến lược phát triển đến năm 2015, Huegatex sẽ đầu tư thêm một nhà
máy sợi 2,5 vạn cọc; nhà máy May 16 chuyền. Xây dựng Huegatex trở thành
trung tâm hàng Dệt kim của khu vực miền Trung và cả nước. Huegatex chủ
trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình
4
thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp
tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi.
1.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức công ty
- Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 03 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ
Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 60.000 cọc sợi, sản lượng hàng năm là 11.000
tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi PE, sợi PECO, sợi Cotton chải thô và
chải kỹ chi số từ Ne 16 đến Ne 60.
- Nhà máy Dệt- Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim,
nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng vải dệt
kim hàng năm là 1.500 tấn.
- Nhà máy May: Với 35 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại
nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt,
áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải
dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt gần 9 triệu sản phẩm.
Xí nghiệp Cơ Điện: Chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6 KV, gia công
cơ khí; sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên.
5
2.Khái quát về công nghệ nhuộm vải và các vấn đề liên quan
2.1. Khái quát về công nghệ
Nhuộm là một quá trình đưa thuốc nhuộm vào sâu bên trong vật liệu dệt để
thực hiện các tương tác giữa các nhóm mang màu của thuốc nhuộm với vật liệu
dệt, để tạo cho vật liệu có màu và đạt tiêu chuẩn về màu sắc, với mục đích đáp
ứng ngày càng cao của con người về vấn đề trang phục.
Quy trình nhuộm gồm nhiều giai đoạn và có nhiều yếu tố liên quan như:
loại vật liệu, chủng loại thuốc nhuộm, nhiêt độ nhuộm vải, môi trường pH, thời

gian.
2.2. Vật liệu nhuộm
Trong công nghiệp nhuộm người ta sử dụng nhiều loại vải được dệt từ
những loại sợi khác nhau như: sợi cotton, sợi tơ tằm, sợi visco, sợi polyeste
Đề cập đến vải được dệt nên từ sợi cotton(CO), polyeste(PES), tổng
hợp(PES-CO).
2.2.1. Vải Cotton
Vải Cotton được dệt từ sợi cotton, đó là loại sợi có nguồn gốc thiên nhiên,
được lấy từ quả cây bông.
Thành phần được lấy trong quả cây bông là xơ bông. Nó là loại xơ dệt cổ
truyền giữ vị trí quan trọng trong ngành dệt, chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng số
các loại xơ dệt, nó có những ưu điểm sau:
+ Là loại xơ chứa nhiều nhóm ưa nước nên sản phẩm hút ẩm, mồ hôi rất
cao.
+ Dễ dàng thoát mồ hôi, thoáng mát, hợp vệ sinh.
+ Vải dệt từ xơ bông có tính mềm mại.
Thành phần xơ bông: cellulose chiếm 94%, 6% còn lại là tạp chất sáp
0,6%, các axit hữu cơ 0,8%, hợp chất pectin 0,9%, hợp chất nito 1,3%, đường
các loại 0,3%, hợp chất chưa xác định 0,9%, tro 0,2 %.
Cellulose là thành phần chính trong xơ bông, nó là một polime mạch thẳng.
Thành phần phân tử của nó gồm có: cacbon 44,4%, hydro 6,2%, oxy 49,4%.
6
Trong mạch cellulose đơn vị cấu trúc cơ bản là β-D-Glucopyranose. Cấu
trúc mạch thẳng dài là các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết 1,4-
Glucoside.
2.2.1.1. Tính chất của xơ bông
Tác dụng nhiệt: xơ bông không bền với nhiệt, độ bền giảm nhiều hay ít phụ
thuộc vào nhiệt độ, thời gian gia công, phụ gia:
T (
0

C) Độ bền của vải so với lúc đầu(%)
100 100
120 94,4
140 78,4
160 46
180 28
Tác dụng của nước: Mặc dù chứa nhiều nhóm OH nhưng cellulose không
bị hòa tan trong nước mà chỉ bị trương ra do chúng liên kết chặt chẽ với nhau
bằng liên kết Hidro và lực Van Der Waals. Ngoài ra sợi bông hút ẩm tốt do chứa
nhiều nhóm OH.
Tác dụng của axit: cellulose sẽ bị thủy phân dưới tác dụng của các axit
mạnh như H
2
SO
4
, HCl, HNO
3

[C
6
H
7
O
2
(OH)
3
]
n
n C
6

H
12
O
6
Tác dụng của kiềm: cellulose tương đối bền với kiềm ở nhiệt độ thường,
dung dịch NaOH loãng không tác dụng với cellulose, nhưng trong dung dịch
7
NaOH 10% ở nhiệt độ sôi thì một phần cellulose đã bị hòa tan do liên kết
glucoside của nó không bền, dễ bị thủy phân.
Ở nhiệt độ thường, xơ bông bị trương nỡ mạnh trong dung dịch NaOH đậm
đặc, làm cho chiều dài của nó bị rút ngắn lại, nhưng đồng thời cũng làm cho xơ
co giãn hơn ban đầu. Ta có thể làm tăng độ bóng của một số sản phẩm dệt từ xơ
bông bằng cách ngăn cản không cho xơ co thì nó sẽ bóng hơn.
Tác dụng của vi sinh vật: Trong môi trường ẩm ướt nhất là khi độ ẩm của
không khí cao hơn 75-80% hàm ẩm của xơ lớn hơn 9% thì cellulose có thể bị
phá hủy bởi một số vi sinh vật và nấm mốc( bacillus và nấm Aspergillus ). Đầu
tiên là làm sợi đổi màu, sau đó dần dần phá hủy cấu trúc sợi bông. Các vi sinh
vật sẽ thủy phân cellulose thành đường glucose. Sợi bông bị phá hủy thường tan
trong kiềm và mất khối lượng khoảng 17%.
2.2.2. Vải polyester (PES)
Vải polyester được dệt nên từ sợi polyester có nguồn gốc từ than đá, dầu
mỏ nhưng chủ yếu là sản phẩm từ dầu mỏ.
Vải polyester được dùng phổ biến nhờ nó có các tính chất quý như: độ bền
cơ học cao, chống nhàu cao, bền với nhiều tác động hóa chất.
2.2.2.1. Tổng hợp
nHO-CO-C
6
H
4
-COOH+nHO-(CH

2
)
2
-OHnHO-CO(-C
6
H
4
-CO-OCH
2
-
CH
2
)
n
OH + (n-1)H
2
O
2.2.2.2. Đặc điểm về cấu trúc
Do hai monome ban đầu để tạo polyester kéo sợi đều có tính đối xứng cao,
chúng kết hợp với nhau trong mạch đại phân tử theo một trình tự luân phiên đều
đặn để tạo ra mắt xích có dạng tổng quát:
-[CO-C
6
H
4
-COO-(CH
2
)
2
-O-]-

Bởi vậy đại phân tử của polyeste thể hiện tính bất đối rất cao giữa chiều
dọc và ngang. Mặt khác các nhóm -[CO-C
6
H
4
-CO-] kém linh động, khó quay tự
do, các nhân thơm được phân bố trong cùng một mặt phẳng trong mạch làm đại
phân tử của polyeste kém linh động dễ kết chặt với nhau. Ngoài ra nhóm este do
liên hợp với nhân thơm nên có độ phân cực lớn.
8
Những đặc điểm trên làm cho cấu trúc của mạch polyeste rất đều đặn, ít
gấp khúc, không phân nhánh và có độ định hướng cao với trục xơ. Cũng vì lí do
đó, chúng nằm rất sát nhau tạo nên những vùng vi kết tinh bền vững làm cho độ
bền của xơ tăng lên, đồng thời làm cho xơ khó nhuộm.
2.2.2.3. Tính chất của xơ Polyester
Độ bền cơ lý:
Là xơ tổng hợp có độ bền cao, với các loại sợi xe đạt đến 60 -70 km. Trị số
này có thể tăng lên nữa nếu như xơ được kéo giãn ở những điều kiện thích hợp
làm cho các mạch đại phân tử có thể nằm sát nhau và hình thành các miền vi kết
tinh nhiều hơn. Do cấu hình của mạch đại phân tử có hình zíc zắc giống như của
cao su nên xơ polyester có khả năng đàn hồi lớn và môđun đàn hồi cao. Nhờ vậy
mà đảm bảo cho các sản phẩm dệt từ xơ polyester giữ được hình dạng bề mặt, ít
bị nhàu sau mỗi lần giặt, giữa nếp sau khi là. Vì ưu điểm này của xơ polyester
mà người ta pha trộn nó với các loại xơ dễ bị nhàu như xơ bông và xơ visco để
tăng khả năng chống biến dạng của sản phẩm.
Khác với xơ polyamit, do xơ polyester có cấu trúc chặt chẽ, tỷ lệ những
phần vi kết tinh cao nên nó kém bền với ma sát nên ít được sử dụng để dệt găng
tất.
Độ bền với tác dụng của nhiệt và ánh sáng:
Do trong đại phân tử có chứa các nhân thơm nên có độ bền nhiệt của xơ

polyester vượt xa các xơ khác ( trừ teflon ).
Cũng như các xơ dệt khác, xơ polyester cũng bị giảm độ bền dưới tác dụng
của ánh sáng mặt trời. Nhưng trừ xơ polyacrylonitrin, xơ polyester vẫn bền với
ánh sáng hơn tất cả các loại thiên nhiên và tơ xơ hóa học.
Độ bền hóa học:
Xơ polyester tương đối bền với tác dụng của axit. Hầu hết các axit vô cơ và
hữu cơ với nồng độ không cao lắm ở nhiệt độ thường đều không ảnh hưởng gì
đến độ bền của xơ polyester, chỉ ở trên 70
0
C với nồng độ axit cao (H
2
SO
4
trên
70%, HNO
3
trên 60%) xơ polyester mới bị axit phá hủy từng bộ phận.
Với tác nhân oxy hóa-khử xơ polyester cũng tương đối bền.
Những tính chất đặc biệt khác:
9
Xơ polyester có khối lượng riêng bằng 1,38 g/cm
3
(cao hơn polyamit). Do
chứa ít nhóm ưa nước, lại có cấu trúc chặt chẽ nên xơ polyester có hàm ẩm rất
thấp, ở điều kiện tiêu chuẩn hàm ẩm của xơ chỉ bằng 0.4%. Vì hàm ẩm thấp nên
xơ polyester có khả năng cất điện cao và đồng thời tích điện gây khó khăn cho
quá trình dệt. Cũng vì lí do trên mà xơ polyester rất khó nhuộm, nó chỉ được
nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán hoặc những thuốc nhuộm có tính chất tương
tự ở nhiệt độ cao.
2.2.3. Vải pha polyester – cotton (PES – CO)

Vải pha Pes-Co là loại vải được dệt từ hai loại sợi là polyester và cotton có
thành phần nhất định. Hiện nay nó là mặt hàng đa dạng và thường gặp nhất vì
nó có tính chất sử dụng tốt: ít nhàu, giữ nếp cao, bền cơ lý, dễ giặt, mau khô, có
độ hút ẩm cần thiết khi sử dụng. Sỡ dĩ nó có được ưu điểm như vậy vì nó có
được tính chất ưu việt của hai loại sợi polyester và cotton, và hạn chế những yếu
điểm của các loại sợi thành phần.
2.3. Thuốc nhuộm
2.3.1. Khái niêm
Thuốc nhuộm là những hợp chất mang màu mà trong phân tử của chúng có
chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện mối liên kết hóa trị với vật liệu nói
chung và xơ dệt nói riêng trong quá trình nhuộm.
Dựa vào tính chất và công nghệ sử dụng thuốc nhuộm cho các loại vải
khác nhau người ta phân thuốc nhuộm theo các lớp khác nhau, rất đa dạng và
phong phú về màu sắc, có đủ các gam màu, màu tươi và thuần sắc.
Tuy nhiên, để nhuộm cho hai loại vải cotton và polyester thì thường sử
dụng thuốc nhuộm phân tán và thuốc nhuộm hoạt tính.
10
2.3.2. Thuốc nhuộm hoạt tính
Thuốc nhuộm hoạt tính là thuốc nhuộm được sử dụng phổ biến cho loại vải
cotton. Nó là những hợp chất mang màu, trong phân tử của chúng có các nhóm
nguyên tử có thể thực hiện liên kết cộng hóa trị với vật liệu nhuộm nói chung và
xơ dệt nói riêng. Nhờ vậy mà sản phẩm nhuộm có độ bền màu cao.
Các loại thuốc nhuộm hoạt tính tuy có khác nhau về cấu tạo phân tử, phạm
vi sử dụng và hoạt độ nhưng chúng có dạng tổng quát như sau:
S – R – T – X
Ví dụ: procion đỏ M2BS có công thức cấu tạo:
+ S(solube): Nhóm tạo cho phân tử
thuốc nhuộm có độ hòa tan cần thiết trong nước thường gặp là: -SO
3
Na,

-COONa, -SO
2
CH
3
.
+ R: Là phần mang màu của phân tử thuốc nhuộm, R không ảnh hưởng đến
liên kết giữa thuốc nhuộm với xơ nhưng R lại quyết định về màu sắc và độ bền
màu với ánh sáng. Những gốc màu được chọn là: mono và diazo, phức chất của
thuốc nhuộm azo với ion kim loại, gốc thuốc nhuộm acid antraquinon, hoàn
nguyên đa vòng, dẫn xuất của Ftaloxinanin.
+ T-X-: Nhóm hoạt tính có cấu tạo khác nhau, được đưa vào các hệ thống
mang màu khác nhau. Trong đó:
X: Là nguyên tử (hay nhóm) phản ứng, trong điều kiện nhuộm nó sẽ tách
khỏi phân tử thuốc nhuộm tạo khả năng cho thuốc nhuộm thực hiện phản ứng
hóa học với xơ. X không ảnh hưởng gì đến màu sắc nhưng đôi khi cũng có ảnh
hưởng đến độ hòa tan của thuốc nhuộm. Chúng thường là: -Cl, -SO
2
, -SO
3
H,
-NR
3
, -CH=CH
2
,
11
T-: Nhóm mang nguyên tử (hay nhóm) phản ứng, nó làm nhiệm vụ liên kết
giữa thuốc nhuộm với xơ và có ảnh hưởng quyết định đến độ bền liên kết này,
trước hết là độ bền của thuốc nhuộm với gia công ướt. Không những thế hầu hết
các trường hợp sự tương tác của thuốc nhuộm hoạt tính với xơ là phản ứng

nucleophin, nhóm T sẽ đóng vai trò quyết định tốc độ phản ứng nên việc chọn
nhóm T cho phù hợp là một yếu tố quan trọng.
Khi chuyển từ vòng triazin cân đối sang các vòng pirimiđin và quinoxalin
bất đối để làm gốc T thì khả năng phản ứng của thuốc nhuộm sẽ giảm đi. Dựa
vào cơ sở lý thuyết này người ta đã chọn các gốc T khác nhau để tổng hợp nên
những thuốc nhuộm có hoạt độ mong muốn.
Ngoài các yếu tố kể trên thì “nhóm cầu nối” giữa phần S – R và T – X của
thuốc nhuộm cũng có ý nghĩa quan trọng . Người ta thường dùng các nhóm : -
NH, - NH – CH
2
, - SO
2
, – N – làm cầu nối. Tuy không có tính quyết định nhưng
cầu nối cũng có tác động đến màu sắc của thuốc nhuộm, nó cũng ảnh hưởng đến
hoạt độ và độ bền của mối liên kết giữa thuốc nhuộm và xơ.
2.3.3. Thuốc nhuộm phân tán
Đối với xơ polyester thì người ta thường dùng thuốc nhuộm phân tán để
nhuộm. Vì thuốc nhuộm phân tán có độ hòa tan thấp trong nước nên phải sử
dụng nó ở dạng huyền phù hay phân tán thích hợp để nhuộm các loại xơ nhân
tạo kỵ nước như polyester. Có thể dùng chất tải (carrier): là hợp chất hữu cơ
phân tử nhỏ, dễ xâm nhập vào xơ, gây trương nở và sau đó dẫn thuốc nhuộm
vào sâu. Thuốc nhuộm phân tán gồm nhiều hợp chất có cấu tạo khác nhau nhưng
có đặc điểm chung là:
- Không chứa các nhóm tạo tính tan.
- Trung tính hoặc có tính base yếu. Có khối lượng phân tử không lớn (200-
300), kích thước phân tử nhỏ và cấu tạo không phức tạp.
- Độ phân cực dao động trong khoảng 1,5-7,7 D.
- Độ hòa tan trong nước rất thấp (từ 0,2 – 8mg/l ở 25
0
C). Tăng nhiệt độ, độ

hòa tan của chúng tăng nhưng không vượt quá 0,5 g/l.
- Nhiệt độ nóng chảy của thuốc nhuộm tương đối cao (150-300
0
C).
- Các hạt thuốc nhuộm có cấu trúc tinh thể (đôi khi là vô định hình).
12
- Ở dạng huyền phù phân tán có kích thước hạt chủ yếu từ 0,2 – 2
micromet.
2.4. Lý thuyết màu
2.4.1. Màu sắc trong tự nhiên
Theo lý thuyết màu hiện đại, màu sắc của các vật thể trong tự nhiên rất
phong phú và đa dạng. Nó phụ thuộc vào: cấu tạo hóa học của vật thể có màu,
thành phần của ánh sáng chiếu vào vật thể và góc quan sát, và tình trạng mắt của
người quan sát. Do có cấu tạo khác nhau nên dưới tác dụng của ánh sáng mọi
vật hấp thụ và phát xạ lại các phần tia tới với tỷ lệ và cường độ khác nhau.
Nhưng tia phản xạ này sẽ tác động vào hệ thống cảm thụ thị giác và truyền
thông tin về hệ thống thần kinh trung ương để hợp thành cảm giác màu. Màu
của mỗi vật chính là màu hợp thành của các tia phản xạ.
Các nguồn sáng khác nhau khi chiếu vào một vật thể sẽ làm cho nó có màu
khác nhau. Trong bóng tối mọi vật sẽ không thể hiện được màu sắc của nó và
mắt người cũng không nhận được gì. Dưới ánh sáng ban ngày khi trời đẹp thì
màu sắc của mọi vật trong thiên nhiên rõ ràng, rực rỡ và tươi đẹp. Còn trong ánh
sáng nhân tạo thì màu sắc của chúng không được thể hiện đầy đủ, thường là tối
sẫm, mờ nhạt hoặc biến màu. Có sự khác nhau đó là do cấu tạo của ánh sáng
nhân tạo khác ánh sáng mặt trời.
2.4.2. Thuyết điện tử về hợp chất hữu cơ có màu
Nhờ những thành tựu của các ngành khoa học về vật lý và hóa học người ta
đã xác định rằng chỉ có những điện tử vòng ngoài (điện tử hóa trị) của chất màu
mới tham gia vào quá trình hấp thụ ánh sáng kèm theo sự chuyển động của
chúng. Khi hấp thụ ánh sáng thì hợp chất màu sẽ tiếp nhận năng lượng của các

hạt photon, làm cho các điện tử chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó phần
năng lượng này có thể chuyển sang các dạng: quang năng, hóa năng, nhiệt
năng và hợp chất màu lại trở về trạng thái ban đầu. Hợp chất nào có điện tử
vòng ngoài liên kết với nhân càng yếu thì cần ít năng lượng để kich thích chúng,
dễ hấp thụ những tia sáng có bước sóng dài hơn và cho màu sâu hơn. Bởi vậy
13
thuốc nhuộm phải có cấu tạo như thế nào đó để năng lượng của các tia sáng
trong miền thấy được của quang phổ cũng đủ làm cho chúng có màu.
Nguyên nhân làm cho các điện tử vòng ngoài liên kết với nhân yếu là do:
trong phân tử chứa hệ thống mối liên kết đôi cách dài, trong hệ thống này ngoài
nguyên tử carbon còn chứa các nguyên tử khác như oxi, nito, lưu huỳnh v.v; do
ảnh hưởng của các nhóm thế; do hiện tượng ion hóa phân tử và cấu tạo phẳng
của phân tử.
2.4.2.1.Ảnh hưởng của hệ thống liên kết nối đôi cách
Trong hợp chất hưu cơ thường gặp hai loại liên kết cơ bản là liên kết đơn
và liên kết đôi. Để kích động các điện tử trong mối liên kết đơn cần có năng
lượng lớn, tương ứng với tia sáng có bước sóng ngắn, nên những chất chỉ chứa
liên kết đơn thường không có màu.
Nếu như các mối liên kêt đơn và đôi trong một hợp chất hưu cơ được sắp
xếp đan xen nhau tạo thành hệ liên hợp dài thì các điện tử vòng ngoài sẽ linh
động hơn. Độ linh động của các điện tử vòng ngoài trong hệ thống này phụ
thuộc vào các yếu tố: độ dài của hệ thống; bản chất của các nguyên tử chứa
trong hệ thống; cấu tạo của hợp chất mạch thẳng hay vòng.
Hợp chất hữu cơ chứa hệ thống nối đôi cách càng dài thì hệ thống điện tử
vòng ngoài càng linh động, càng dễ hấp thụ ánh sáng có bước sóng lớn nên có
màu càng sâu.
2.4.2.2.Ảnh hưởng của các nguyên tử khác ngoài carbon
Khi trong hệ thống mối liên kết nối đôi cách của một hợp chất hữu cơ nào
đó có chứa các dị tố như O, N, S thì các điện tử vòng ngoài sẽ càng linh động
hơn, nên các hợp chất này sẽ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng lớn hơn và

có màu sâu hơn.
2.4.2.3.Ảnh hưởng của các nhóm thế
Một tính chất chung của các hợp chất hữu cơ có màu là bị ánh sáng làm
phân cực. Những hợp chất hữu cơ chứ trong phân tử hệ thống liên kết nối đôi
cách có khả năng phân cực dễ hơn các chất khác; khả năng này sẽ tăng lên
mãnh mẽ khi ở đầu mạch và cuối mạch có chứa các nhóm thế có khả năng thu
14
và nhường điện tử vòng ngoài linh động hơn và kết quả là hợp chất có màu sẽ
hấp thụ được các tia sáng có bước sóng lớn hơn và có màu sâu hơn.
2.5. Cơ chế liên kết vật liệu với thuốc nhuộm
Khi tiếp xúc với vật liệu thuốc nhuộm sẽ thực hiện liên kết với vật liệu làm
cho nó giữ được lại bền vững trên vật liệu với nhiều chỉ tiêu khác nhau( xử lý
ướt, ánh sáng, khói lò, ma sát) quá trình liên kết này không chỉ xảy ra ở mặt
ngoài của vật liệu, cũng không đơn thuần chỉ là lực liên kết hóa lý ( lực phân tử
và lực hấp phụ) mà có trường họp là quá trình hóa học.
Tùy thuộc vào thuốc nhuộm và loại vật liệu mà liên kết nào sẽ trội hơn, sẽ
là chủ đạo, thường thì thuốc nhuộm được giữ trên vật liệu bằng nhiều lực liên
kết đồng thời.
2.5.1. Liên kết ion
Liên kết này được thực hiện giữa các góc mang màu tích điện âm của thuốc
nhuộm và các tâm tích điện dương của vật liệu. Những vật liệu trong điều kiện
nhuộm là môi trường axit có khả năng tích điện dương là: len, tơ tằm, xơ
polyamit, da , lông thú. Chúng có cấu tạo từ các mạch polypeptit chứa nhiều
nhóm amin tự do, trong môi trường axit chuyển thành muối:
OOC-P-NH
2
+ H
+
 HOOC-P-NH
3

+
P: mạch polypeptit.
Mặt khác trong phân tử thuốc nhuộm cũng phân ly trong nước, ion mang
điện tích âm như sau:
Ar-SO
3
Na - Ar-SO
3
-
+ Na
+
Ar-: là gốc thuốc nhuộm axit.
Trong quá trình nhuộm, khi tiếp cận với vật liệu ion âm của thuốc nhuộm
sẽ bị thu hút về các tâm tích điện dương này và thực hiện liên kết ion:
HOOC-P-NH
3
+
+ Ar-SO
3
-
 HOOC-P-NH
3
+-
O
3
S-Ar
Nhờ có năng lượng lớn nên thuốc nhuộm liên kết với vật liệu khá mạnh,
tốc độ bắt màu nhanh, phải điều chỉnh tốc độ nhuộm bằng cách điều chỉnh pH
của dung dịch thuốc nhuộm.
2.5.2. Liên kết cộng hóa trị

15
Liên kết này được thể hiện ở thuốc nhuộm hoạt tính với các loại vật liệu có
chứa nhóm hydroxyl và các nhóm amin( tơ cellulose, len, tơ tằm, xơ polyamit,
da và lông thú)
Do thuốc nhuộm hoạt tính chứa các nguyên tử carbon hoạt động nên trong
điều kiện nhuộm chúng có thể tham gia phản ứng hóa học với vật liệu theo cơ
chế ái nhân hoặc kết hợp ái nhân tạo nên mối liên kết cộng hóa trị giữa thuốc
nhuộm và vật liệu. Nhờ vậy mà vật liệu nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính có
độ bền cao với nhiều chỉ tiêu.
2.5.3. Liên kết hydro
Liên kết hydro được thực hiện giữa các nhóm định chức của xơ và thuốc
nhuộm như: nhóm hydroxyl, nhóm amin, nhóm amit, nhóm carboxyl. Khi phân
tử thuốc nhuộm với vật liệu ở khoảng cách cần thiết thì lực liên kết hydro sẽ
phát sinh do tương tác giữa các nhóm định chức với nhau. Năng lượng của liên
kết hydro không lớn nhưng tổng năng lượng của nhiều liên kết hydro của cả
phân tử thuốc nhuộm và vật liệu thì đáng kể. Và nó có vai trò quan trọng trong
một số trường hợp để cố định thuốc nhuộm trên vật liệu.
2.5.4. Liên kết Van der Waals
Liên kết Van der Waals được thực hiện ở hầu hết các lớp thuốc nhuộm khi
tương tác với vật liệu. Tùy theo loại thuốc nhuộm phân cực hay không và loại
vật liệu ưa nước hay kị nước và tùy theo mức độ tiếp cận giữa phân tử thuốc
nhuộm và vật liệu mà lực liên kết phân tử sẽ là chính hay chỉ có ý nghĩa nhất
định. Liên kết Van der Waals được coi là tổ hợp của các lực hút, lưỡng cực,
phân cực cảm ứng và lực phân tán London.
2.5.5. Lực tương tác kỵ nước
Lực này phát sinh giữa các gốc hydrocarbon của thuốc nhuộm và vật liệu
không có cực khi tiếp cận với nhau, do chúng không đẩy nhau, dễ hòa đồng vào
nhau, bám dính vào nhau. Có thể coi trường hợp thuốc nhuộm các xơ tổng hợp
kỵ nước bằng thuốc nhuộm phân tán là ví dụ điển hình. Thuốc nhuộm phân tán
không tan trong nước được sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao, ở điều kiện

16
nhuộm hoặc là nhiệt độ cao áp suất cao hoặc là gia nhiệt khô, thuốc nhuộm sẽ
tan vào các xơ kỵ nước. Xơ tổng hợp được xem là dung dịch rắn của thuốc
nhuộm phân tán. Nhờ có liên kết này mà thuốc nhuộm độ bền màu cao không bị
phai khi giặt.
2.6. Các hóa chất sử dụng trong quá trình nhuộm
2.6.1. Các hóa chất cơ bản
− NaOH: Làm nhiệm vụ phá hủy các tạp chất thiên nhiên của cellulose
biến chúng thành những chất dễ tan. Dưới tác dụng của NaOH, xà phòng mới
được tạo thành sẽ góp phần nhũ hóa các chất sáp trong vải. NaOH phân hủy các
peptit thành rượu và các galactic là những chất dễ tan trong môi trường kiềm.
− NaSiO
3
: công dụng chính là để ổn định H
2
O
2
là chất oxy hóa cực mạnh.
Ngoài ra còn có tác dụng khác như:
+ Ngăn ngừa sự tạo thành gỉ sắt.
+ Hấp thụ chất bẩn.
− Acid: Nhằm mục đích tạo môi trường acid cho các quá trình nhuộm, giũ
hồ thường dùng là acid acetic (dưới dạng giấm).
− H
2
O
2
(hydrogen peroxy): là tác nhân tẩy trắng cho vải, tùy theo màu của
vải mà người ta sử dụng nồng đột thích hợp.
− Javel(NaClO): Là chất tẩy thường dùng để khử bớt màu khi nhuộm bị

đậm màu.
− Muối: thường dùng với vai trò chất điện ly, tạo mô trường kiềm trong
quá trình nhuộm. Các muối thường gặp là: Na
2
O
4
hay NaCl, Na
2
CO
3
.
− Chất đều màu: giúp thuốc nhuộm hấp thụ đều trên xơ sợi, ở đây chất đều
màu được sử dụng là Asotol AD.
− Chất cầm màu: cho vào sau quá trình nhuộm nhằm giữ màu lại trên vải,
chất cầm màu được sử dụng tại nhà máy là Novafix CR 200.
− Thuốc tím (KMnO
4
), cát: dùng để tạo thời trang cho quần jean.
− Hồ mềm: vải sau quá trình xử lý trở nên thô cứng, khó phục hồi biến
dạng. Hồ mềm nhằm đưa vào vải chất làm mềm để khôi phục độ mềm mại của
sản phẩm, tăng khả năng phục hồi biến dạng. Hồ mềm thường được sử dụng là
Alcamine CWS của hãng Ciba- Thụy Sỹ.
Nước sử dụng trong quá trình nhuộm
17
Các quá trình nấu tẩy đều thực hiện trong môi trường nước, do đó chất
lượng nước ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu của nước phải
trong, không màu, không mùi và có độ cứng cho phép.
Ảnh hưởng của nước cứng: Làm một số chất tẩy rửa bị kết tủa sẽ làm giảm
hiệu lực. Mặt khác kết tủa này dính trên vải sẽ gây nhờn mặt vải ngăn không cho
thuốc nhuộm thấm sâu vào vải, gây không đều màu, kém bền, loang màu trên

vải.
Xử lý làm mềm nước: làm giảm nồng độ các ion Ca
2+
, Mg
2+
bằng cách
chuyển chúng thành hợp chất không tan hoặc thay thế bằng ion khác.
2.6.2. Các chất phụ gia và vai trò của chúng
2.6.2.1. CF -18( chất kháng bọt)
CF-18 là chất kháng bọt nồng độ cao không sử dụng thành phần silicone,
dễ hòa tan vào nước, chuyên dùng trong công đoạn kháng bọt, ngăn tạo bọt. CF-
18 là chất kháng bọt có hiệu quả cao, rất thích hợp sử dụng trong quy trình
nhuộm, nấu tẩy, in bông và các giai đoạn hậu xử lý. CF-18 có ưu điểm hơn các
loại kháng bọt có thành phần silicone là trong quá trình không tạo ra các mảng
váng trên bề mặt dung dịch nhuộm và không bám vào thành máy gây ra nguyên
nhân làm đóm mặt vải, cũng như các loại kháng bọt khác CF-18 có khả năng
làm tiêu hủy hoàn toàn các loại bọt trong quá trình nhuộm và tinh luyện tạo ra.
Tính chất: Dung dịch nhũ màu trắng đục, dễ hòa tan trong nước, pH=7,5-
8,5(1%), không ion.
Đặc tính:
- Có nồng độ cao không silicone.
- Có độ bền tốt ở môi trường kiềm, axit, ở nhiệt độ cao thấp vẫn phát huy
tác dụng như nhau.
- Là sản phẩm có nồng độ cao, lượng sử dụng thấp trước lúc sử dụng nên
hòa tan với nước
Lượng sử dụng: tùy thuộc vào lượng bọt nhiều hay ít để chọn lượng sử
dụng cho thích hợp từ 0.1-0.5 g/l.
2.6.2.2. Vitex – SL ( chất thấm nấu tẩy bọt thấp)
18
Vitex- SL là một loại hóa chất đặc biệt sử dụng trong quy trình nấu tẩy, bọt

thấp rất có hiệu quả trong công đoạn khử sạch. Sử dụng ở môi trường kiềm thì
càng phát huy được khả năng nấu tẩy thấm tốt
Vitex- SL được chế tạo đặc biệt nên có khả năng làm cho vải sợi dễ thấm
ướt, đối với các loại sợi khác nhau vẫn có hiệu quả tốt.
Tính chất: chất lỏng trong suốt màu vàng nhạt, ion âm/không ion, pH=6-
8(1%), dễ hòa tan trong nước.
Đặc tính:
- Độ thấm ướt cao(hiệu quả hơn khi dùng thêm NaOH trong quá trình nấu
tẩy).
- Tính tạo bọt thấp dễ thao tác.
- Rất thích hợp sử dụng trong môi trường kiềm cao.
- Khả năng nấu tẩy rất tốt đối với sợi Cotton, Polyester, Nylon.
- Yêu cầu không cao đối với tính chất của nước cứng và mềm.
- Sau khi sùng Vitex-SL hiệu quả thấm màu và đều màu rất cao.
Lượng sử dụng: thường sử dụng với liều lượng: 1,0-1,5g/l, ở nhiệt độ 80-
90
0
C x 15-20 phút.
2.6.2.3. Politex – TAIN( chất khử dầu mỡ trên vải)
Politex – TAIN có tính hiệu quả cao trong việc khử dầu cho các loại sợi
như Polyester, Nylon, T/C, T/R
Politex – TAIN có tính phân tán và nhũ hóa mạnh đối với các loại dầu
mỡ(dầu máy), rỉ rét, nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình nhuộm.
Politex – TAIN chống lại các vết bẩn mà nó đã phân tán và nhũ hóa không
bám lại vào vải, gây ảnh hưởng đến quá trình nhuộm như bị đóm màu và không
đều màu đồng thời tăng tính tái hiện màu và hiệu suất hấp thụ màu.
Tính chất: Dạng kem cô đặc màu trắng, là loại chất hoạt động bề mặt đặc
biệt Anionic/ Nonionic, pH=10-11(dd 5%), dễ hòa tan trong nước.
Đặc tính: - có tính năng thấm tinh luyện, nhũ hóa và phân tán mạnh các loại
dầu máy dệt.

Sử dụng: thông thường là 0,5-1 g/l, nếu bị ô nhiễm cao thì từ 1,5-2,5 g/l,
nhiệt độ xử lý từ 80-100
0
C x 20 phút.
- Có tính năng càng khóa kim loại trong nước và vải, bọt thấp dễ thao tác.
2.6.2.4. Vitex – P (chất tẩy và càng khóa kim loại)
19
Muốn hoàn thành một quy trình nấu tẩy hoàn mỹ, thì đối với càng khóa
kim loại, phân tán các thành phần không tan trong nước, chống các tạp chất bám
lại vào vải thì Vitex – P là một chất nhiều công năng có thể đáp ứng các yêu cầu,
là một chất trợ nhuộm mà mấy năm gần đây được các nhà máy sử dụng. Ngoài
tính năng càng khóa kim loại mạnh truyền thống của EDTA ra, Vitex – P còn có
tính phân tán mạnh cao phân tử mà EDTA không có, độ pH phân giải rộng từ
axit đến kiềm đều cho hiệu quả tốt như nhau.
Tính chất: Là hợp chất cao phân tử đặc biệt, dung dịch màu vàng, amoniac,
pH=7,5-8,5 (dd%=5%), để hòa tan trong nước, phân tán tốt.
Đặc tính:
- Là một chất càng hóa, phân tán mạnh đặc biệt cao phân tử, hấp phụ và
càng hóa kim loại rất tốt.
- Đối với nhuộm cotton, Polyester tính hấp phụ phân tán các tạp chất và
dầu mỡ rất hiệu quả đồng thời phòng chống bám lại vào vải.
- Phòng chống scale hiệu quả và phân tán cao các loại hồ thừa trên vải.
Sử dụng: từ 0,5- 2,0 g/l tùy vào tạp chất của sợi và tính chất của nước mà
điều chỉnh.
2.6.2.5. Vitex – OXD (Chất ổn định H
2
O
2
không silicate)
Sử dụng Vitex – OXD làm chất ổn định H

2
O
2
vẫn cho hiệu quả tốt như
Silicate nhưng lại khắc phục được các khuyết điểm so với khi sử dụng Silicate.
Tính chất: Dung dịch trong suốt, anionic, pH= 6-8 (dd5%), dễ tan trong
nước.
Đặc tính:
- Không thành phần silicate, không tạo bọt, dễ thao tác.
- Không có cảm giác thô nhám khi sử dụng.
- Có tính phân hủy cao, dễ xử lý nước khi thải.
- Hiệu quả ổn định H
2
O
2
rất cao, không kém silicate
- Không có hiện tượng muối không tan phát sinh trên vải và thành máy.
Sử dụng: Tùy vào việc tẩy trắng bằng thiết bị kín hơi (8 – 10 %), bằng máy
nhuộm liên tục (10 – 15 %).
2.6.2.6. Vitex – DN ( Chất đều màu cho phẩm nhuộm)
20
Tính chất: là chất hoạt động bề mặt cao phân tử, dạng lỏng có màu nâu
nhạt, anionic, pH=9 (dd 1%), dễ hòa tan trong nước lạnh.
Đặc tính:
− Có khả năng phân tán và hòa tan tốt cho phẩm nhuộm trực tiếp và phẩm
phản ứng.
− Tính năng đều màu, phân tán tốt.
− Có tính bọt thấp, không có trở ngại khi nhuộm.
− Với các ly tử kim loại trong nước và môi trường nước cứng vẫn có chức
năng xử lý tốt, tăng độ sáng và độ bền cho màu, nâng cao tính tái hiện màu.

Sử dụng: Tùy vào thành phần của sợi, từ 1,0-3,0 g/l.
2.6.2.7. Vitex – NBP( chất giặt cho màu hoạt tính)
Hiện nay màu hoạt tính được sử dụng rộng rải trong nhuộm ngấm và in
hoa, vì màu hoạt tính có độ bền màu cao, cho màu sắc tươi sáng. Trong quá
trình nhuộm sẽ phát sinh màu tồn động trên vải nên sau khi nhuộm phải qua quá
trình giặt khử các màu thừa và giữ cho màu sắc không bị biến đổi. Vitex – NBP
là một chất giặt hữu hiệu, có thể đáp ứng nhu cầu trên, Vitex – NBP chống loang
màu và đặc biệt không bọt, giúp cho máy dễ vận hành.
Tính chất: Là dung dịch màu vàng nhạt, anionic, pH=8-9 (dd 5%), dễ hòa
tan trong nước.
Đặc tính:
- Có hiệu quả phân tán và làm tan những màu thừa tồn tại trên mặt vải.
- Sử dụng các hợp chất cao phân tử đặc biệt, là chất giặt không bọt, dễ thao
tác so với các chất hoạt động bề mặt khác.
- Có công hiệu giặt rất tốt sau khi in, chống được tình trạng in màu.
- Là chất giặt tốt cho nhiều loại vải.
2.6.2.8. Vitex-FIR (Chất cầm màu cho sợi Cotton)
Vitex-FIR là chất cầm màu hoạt tính trong quá trình nhuộm màu hoạt tính,
giúp cho màu bám chắc vào vải, không bị đổi màu
Tính chất:
− Chất lỏng màu vàng nhạt, là cation yếu, pH=5-6, dễ hòa tan trong nước.
Đặc tính:
− Chịu nước cứng, muối, acid.
21
− Tăng thêm độ bền màu khi giặt, độ bền khi ma sát.
Sử dụng: Lấy vải đã nhuộm màu rửa sạch, điều chỉnh pH khoảng 5-6, nhiệt
độ thường, thời gian xử lý từ 15-20’. Màu vừa (0.3-1.5%), màu đậm (1.5-3.0%).
2.6.2.9. Vitex-C200( Hồ mềm Cation)
Vitex-C200 là chất hồ siêu tính cation có hiệu quả làm mềm trơn, xốp và
tạo được cảm giác đầy tay.

Tính chất: - Dạng nhũ màu vàng nhạt, là cation, dễ hòa tan trong nước,
pH=6,0.
Đặc tính:
− Không cần hòa tan trước khi sử dụng, có tính mềm trơn, xốp so với các
loại hồ mềm khác
− Có cảm giác đầy tay và rất mềm đối với sợi Cotton, Polyester, T/C thích
hợp với các loại vải dầy.
− Có tính hòa tan cao, hiệu quả không thay đổi khi sử dụng chung với các
chất trợ khác.
Sử dụng: Lượng dùng từ 1-3%, nhiệt độ từ 50-60
0
Cx20`.
3.Quy trình nhuộm
3.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu trước khi nhuộm còn chứa nhiều tạp chất thiên nhiên, dầu máy
và các tạp chất mang vào vải khi gia công kéo sợi, dệt nên thô cứng, khó thấm
nước, khó thấm dung dịch hóa chất thuốc nhuộm, dẫn đến khó nhuộm màu,
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng như chưa có độ trắng cần thiết, chưa mềm
vải, bề mặt còn xấu
Xử lý nguyên liệu:
Mục đích: làm sạch các tạp chất trước khi thực hiện quá trình nhuộm.
Nhằm làm thay đổi cấu trúc của vật liệu, vật liệu trở nên xốp hơn, dễ hút nước
và các hợp chất hóa học khác.
Tiến hành:
22

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×