Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

khảo sát mối quan hệ giữa một số đặc tính sinh lý trái măng cụt (garcinia mangostana l.) khi thu hoạch với hiện tượng xì mủ bên trong trái tại huyện cầu kè – tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.84 KB, 39 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



NGUYỄN MINH THANH


KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)
KHI THU HOẠCH VỚI HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ
BÊN TRONG TRÁI TẠI HUYỆN CẦU KÈ –
TỈNH TRÀ VINH




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC







Cần Thơ, 2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC


Tên đề tài:
KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)
KHI THU HOẠCH VỚI HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ
BÊN TRONG TRÁI TẠI HUYỆN CẦU KÈ –
TỈNH TRÀ VINH



Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Lê Bảo Long Nguyễn Minh Thanh
MSSV: C1201051
Lớp: NÔNG HỌC LT - K38




Cần Thơ, 2014






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với đề tài:


KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)
KHI THU HOẠCH VỚI HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ
BÊN TRONG TRÁI TẠI HUYỆN CẦU KÈ –
TỈNH TRÀ VINH






Do sinh viên Nguyễn Minh Thanh thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với đề tài:


KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)
KHI THU HOẠCH VỚI HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ
BÊN TRONG TRÁI TẠI HUYỆN CẦU KÈ –
TỈNH TRÀ VINH



Do sinh viên Nguyễn Minh Thanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Th
ơ, ngày tháng năm 2014

Thành viên số 1 Thành viên số 2 Thành viên số 3



…………………………. …………………………. ………………
DUYỆT KHOA

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD







i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.
Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Thanh



















ii

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Nguyễn Minh Thanh. Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 20/10/1986. Dân tộc: Kinh.
Nơi sinh: Vĩnh Long.
Con ông: Nguyễn Văn Be.
Và bà: Võ Thị Sáng.
Chỗ ở hiện nay: Ấp Đông Thạnh A, xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh
Long.
II. Quá trình học tập
Năm 1998 – 2002: Học Cấp 2 Tại Trường THCS Đông Bình A.
Năm 2002 – 2005: Học Cấp 3 Tại Trường THPT Bình Minh.
Năm 2007 – 2009: Học Tại Trường Trung Cấp Nghề Vĩnh Long.
Chuyên ngành: Điện Công Nghiệp.
Năm 2009 – 2012: Học Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kĩ Thuật Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông học.
Năm 2012 – 2014: Học Liên Thông Lên Đại Học Tại Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông Học (Khóa 38).

Ngày… tháng… năm 2014



Nguyễn Minh Thanh




iii

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Bảo Long đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kinh nghiệm qúy báu để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này.
Thành thật biết ơn Quý Thầy Cô trong Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại
trường.
Chân thành cảm ơn các cán bộ phòng thí nghiệm cùng các bạn sinh viên lớp Nông
Học Liên Thông Khóa 38 đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện tốt
cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.

Nguyễn Minh Thanh









iv


NGUYỄN MINH THANH, 2014. “Khảo sát mối quan hệ giữa một số đặc tính sinh
lý trái măng cụt khi thu hoạch với hiện tượng xì mủ bên trong trái tại Huyện Cầu Kè
– tỉnh Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS Lê Bảo Long.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh từ tháng 03/2013 –
07/2013 nhằm để làm cơ sở đề ra biện pháp khắc phục hiện tượng xì mủ bên trong
trái măng cụt. Thí nghiệm được thực hiện ở cây măng cụt từ 10 – 25 năm tuổi
khoảng cách trồng giữa 2 cây là 7x7 m. Mẫu trái được thu thập ngẫu nhiên trên 22
cây măng cụt khác nhau, có cùng điều kiện chăm sóc. Mỗi cây thu 10 trái khi trái
đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), thu trên 4 cành ở giữa tán
cây chia đều về 4 hướng khác nhau.
Kết quả thí nghiệm cho thấy trọng lượng trái có tương quan thuận rất chặt
với tỉ lệ xì mủ bên trong trái. Phần trăm trọng lượng ăn được có tương quan nghịch
rất chặt với tỉ lệ xì mủ bên trong trái. Độ dày vỏ có tương quan thuận rất chặt với tỉ
lệ xì mủ bên trong trái. Số múi/trái có tương quan thuận (yếu) với tỉ lệ xì mủ bên
trong trái. Múi bình thường có nội nhủ/tổng số múi có tương quan thuận rất chặt với
tỉ lệ xì mủ bên trong trái. Trọng lượng trái của trái bị xì mủ bên trong cao hơn trái
bình thường, thống kê có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Độ dày vỏ của trái bị xì
mủ bên trong cao hơn trái bình thường, thống kê có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %.
Số múi/trái của trái bị xì mủ bên trong không có sự khác biệt ý nghĩa qua thống kê
với trái bình thường. Độ Brix thịt trái có tương quan nghịch rất chặt với tỉ lệ xì mủ
bên trong trái. Độ Brix thịt trái của trái bị xì mủ bên trong thấp hơn trái bình
thường, thống kê có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %.





v

MỤC LỤC
Lời cam đoan iii
Quá trình học tập iv
Lời cảm tạ v
Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh sách bảng ix
Danh sách hình xi
Danh sách chữ viết tắt xii
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Sơ lược về cây măng cụt 2
1.1.1 Khái quát 2
1.1.2 Nguồn gốc 2
1.1.3 Phân bố 2
1.2 Đặc điểm thực vật và sinh thái 3
1.2.1 Đặc điểm thực vật 3
1.2.2 Đặc điểm sinh thái 4
1.3 Quá trình ra hoa đậu trái 5
1.3.1 Ra hoa 5
1.3.2 Đậu trái 6
1.4 Đặc điểm sinh hóa và tính chất bất thường bên trong trái 6
1.4.1 Thành phần hóa học 6
1.4.2 Tính chất bất thường bên trong trái 7
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1 Vật liệu nghiên cứu 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1 Thu thập mẫu 10

2.2.2 Các chỉ tiêu ghi nhận 10
2.2.3 Chế độ phân bón và đặc tính lý – hóa đất vườn 12
2.3 Phương pháp xử lý số liệu và thống kê 12
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 13
3.1 Ghi nhận tổng quát 13



vi

3.2 Mối quan hệ giữa một số đặc tính sinh lý trái măng cụt khi thu hoạch với hiện
tượng xì mủ bên trong trái 14
3.2.1 Mối quan hệ giữa hiện tượng xì mủ bên trong trái và trọng lượng 14
3.2.2 Mối quan hệ giữa hiện tượng xì mủ bên trong trái và kích thước 17
3.2.3 Mối quan hệ giữa hiện tượng xì mủ bên trong trái và số múi trong trái 19
3.2.4 Mối quan hệ giữa hiện tượng xì mủ bên trong trái và độ brix thịt trái 20
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 21
4.1 Kết luận 21
4.2 Đề nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ CHƯƠNG











vii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng Trang

2.1 Một số đặc tính lý – hóa đất vườn trồng măng cụt ở độ sâu 0 –
20 cm khi bố trí thí nghiệm tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh.
12









viii

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên hình Trang

1.1 Hoa măng cụt vừa nhú mầm 3
1.2 Hiện tượng sượng trái (cơm trong) trên măng cụt 8
1.3 Hiện tượng mủ trái (mủ trong) trên măng cụt 9
2.1 Xác định trọng lượng 10

2.2 Xác định kích thước 10
2.3 Xác định múi 11
2.4 Xác định trái bị xì mủ bên trong 11
2.5 Xác định độ dày vỏ 11
3.1 Tỉ lệ trái loại 1, loại 2 và 3 13
3.2 Tỉ lệ trái bị xì mủ bên trong ở từng loại trái 13
3.3 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và trọng lượng trái
(A); trọng lượng của trái bị xì mủ bên trong và trái bình thường
(B).
14
3.4 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và trọng lượng vỏ
(A); trọng lượng vỏ của trái bị xì mủ bên trong và trái bình
thường.
15
3.5 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và trọng lượng ăn
được (A); trọng lượng ăn được của trái bị xì mủ bên trong và
trái bình thường (B).
15
3.6 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái với phần trăm trọng
lượng vỏ/trái (A); phần trăm trọng lượng vỏ/trái của trái bị xì
mủ bên trong và trái bình thường (B).
16
3.7 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái với phần trăm trọng
lượng ăn được/trái (A); phần trăm trọng lượng ăn được/trái của
trái bị xì mủ bên trong và trái bình thường (B).
16
3.8 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và chiều cao trái
(A); chiều cao trái của trái bị xì mủ bên trong và trái bình
thường (B).
17




ix

3.9 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và chiều rộng trái
(A); chiều rộng trái của trái bị xì mủ bên trong và trái bình
thường (B).
17
3.10 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái với tỉ lệ chiều
cao/rộng trái (A); tỉ lệ chiều cao/rộng của trái bị xì mủ bên
trong và trái bình thường (B).
18
3.11 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và độ dày vỏ (A);
độ dày vỏ của trái bị xì mủ bên trong và trái bình thường (B).
18
3.12 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái và số múi trong trái
(A); số múi của trái bị xì mủ bên trong và trái bình thường (B).
19
3.13 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái với tỉ lệ múi bình
thường CNN/tổng số múi (A); tỉ lệ múi bình thường CNN/tổng
số múi của trái bị xì mủ bên trong (B).
19
3.14 Mối quan hệ giữa tỉ lệ xì mủ bên trong trái với độ brix thịt trái
(A); độ brix thịt trái của trái bị xì mủ bên trong và trái bình
thường (B).
21







x

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
CNN: Có nội nhủ




1

MỞ ĐẦU
Măng cụt (Garcinia mangostana L.) là cây ăn trái nhiệt đới, có nguồn gốc ở châu
Á, quần đảo La Sonde và Molluques (gần Indonesia), sau được trồng nhiều ở Thái
Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam,…(Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001). Là loại
trái được xem là nữ hoàng của trái cây nhiệt đới, bởi có hình dáng đẹp và chứa
nhiều chất bổ dưỡng (Dizbalis và Westerhuis, 2005). Trái măng cụt có giá trị kinh
tế cao, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới, nên các nước trong khu vực như
Thái Lan đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu măng cụt. Hiện nay, việc gia tăng xuất
khẩu măng cụt đang gặp trở ngại do măng cụt thường bị hiện tượng mủ trong làm
giảm chất lượng trái (Jaritngam và ctv., 2001). Để bán được giá cao và tiêu thụ
mạnh thì chất lượng trái cần đạt được một số yêu cầu như: trái lớn, vỏ mỏng không
cứng, màu vỏ bóng đẹp, cơm trắng đục hấp dẫn, không có hiện tượng xì mủ và cơm
sượng (Nguyễn An Đệ và ctv., 2004a). Tuy nhiên, kết quả điều tra từ nông dân và
thương lái của Đặng Văn Tâm (2011) hay của Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Bảo
Vệ (2003) cho thấy trái măng cụt bị xì mủ bên trong khá lớn khi mưa nhiều,
Hiện nay, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra xì mủ bên trong trái, Trần Văn

Minh và Nguyễn Lân Hùng (2000) cho rằng hiện tượng xì mủ có liên quan đến sự
mất cân bằng dưỡng chất, Luckanathinvong (1996) thì cho rằng nước đi vào trái qua
cuống với áp lực lớn gây ra nứt trái, trong khi (Poerwanto và ctv., 2009) thì ống dẫn
nhựa bị phá vỡ do tốc độ tăng trưởng của hạt và vỏ hạt (aril) nhanh hơn vỏ đã tạo
nên áp lực lớn tác động đến vỏ quả trong. Vì thế, việc “ khảo sát mối quan hệ giữa
một số đặc tính sinh lý trái măng cụt khi thu hoạch với hiện tượng xì mủ bên
trong trái tại Huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh ” để làm cơ sở đề ra giải pháp khắc
phục là một vấn đề hết sức cần thiết.






2
CHƯƠNG 1
LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢT VỀ CÂY MĂNG CỤT
1.1.1 Khái quát
Cây măng cụt (Garcinia mangostana L.) thuộc chi Garcinia, họ Guttiferae (họ Bứa)
hay còn gọi là Clusiaceae. Chi Garcinia là chi lớn nhất của họ Guttiferae, gồm hơn
400 loài, trong đó có khoảng 60 loài có nguồn gốc châu Á. Trái măng cụt ngoài việc
là trái cây có mùi vị ngon, thì nó còn có nhiều công dụng trong y học. Trong chi
này, ở Việt Nam ngoài măng cụt ăn được thì có một số loài trái có vị chua dùng để
nấu canh như cây dọc (Garcinia multiflora Champ.), cây tai chua (Garcinia loureiri
Pierre), cây bứa (Garcinia oblongifolia Champ) (Vũ Công Hậu, 2000).
Trái măng cụt có độ ngọt cao, độ brix khoảng 17 – 21 %, độ dày vỏ khoảng 8,2 –
9,7 mm (Đào Thị Bé Bảy và Phạm Ngọc Liễu, 2002). Ngoài ra, theo nghiên cứu
khác, độ Brix của trái măng cụt ở tuổi 0 sau thu hoạch có độ Brix khoảng 12 % và
pH = 3,9. Khi trái chín, ở giai đoạn vỏ trái có màu từ hồng đến đỏ (tuổi 1, 2, 3, 4) có

độ Brix lớn hơn 16 % và pH = 3,2 (Osman và Milan, 2006). Cây măng cụt được
trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Bến Tre, Thành Phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng vài năm trở lại đây, diện tích trồng
măng cụt có chiều hướng gia tăng và được mở rộng. Ở Việt Nam, măng cụt được
trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bến Tre, Vĩnh
Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở ĐBSCL, một số vườn trồng măng cụt có diện
tích khoảng 0,05 – 3 ha/vườn cách nay đã trên 30 năm, cá biệt có cây trên 80 năm
tuổi (Trần Văn Minh và Nguyễn Lâm Hùng, 2000).
1.1.2 Nguồn gốc
Cây Măng cụt có nguồn gốc Đông Nam Á, vùng Archipelgado của Mã Lai và
những vùng xích đạo kế cận Indonesia (Erickson và AtmoWidjojo, 2001). Llyod và
McCown (1980) cũng cho rằng măng cụt được tìm thấy ở đảo Mã Lai, được trồng
trong vườn của người Hà Lan vào năm 1855. Các giống cây măng cụt đều bắt
nguồn từ một loài (Hume, 1947).
1.1.3 Phân bố
Trên thế giới, các nước trồng măng cụt nhiều nhất là Thái Lan, Canpuchia,
Indonesia, miền Nam Philippines, Ấn Độ, Srilanca (Vũ Công Hậu, 2000). Măng cụt
cũng được tìm thấy ở Miền Nam Úc, Brazil, Bruma, Trung Mỹ, Hawaii, Nam Ấn
Độ, Mã Lai, Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới khác (Erickson và Atmowdjojo,
2001). Năm 1987, Mã Lai có diện tích trồng 2.200 ha, đạt sản lượng 27.000
tấn/năm, còn Philippines có 1.130 ha cho sản lượng 2.270 tấn/năm. Năm 1995, Thái



3

Lan trồng được 15.000 ha măng cụt, cho sản lượng 130.000 tấn/năm. Ở Indonesia,
xuất khẩu măng cụt từng bước gia tăng 452 tấn (1991) đến 2.235 tấn (1994). Ở Úc,
măng cụt được trồng khoảng 50 ha (10.000 – 12.000 cây).
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ SINH THÁI

1.2.1 Đặc điểm thực vật
Theo IPGRI (2003) lá măng cụt thường có nhiều dạng hình như hình bầu dục hơi
dài, hình trứng, hình Elip, hình thuôn dài, hình mũi giáo Phiến lá nguyên, dầy và
có gân nổi rõ, lá đơn to, mọc đối xứng thành đôi. Lá có màu xanh sẩm và bóng ở
mặt trên lá, xanh vàng móc ở mặt dưới. Lá dài 12 – 25 cm, rộng 7 – 13 cm, cuống lá
ngắn màu xanh đậm và dầy cứng, dài 1,2 – 2 cm, mỗi cuống lá mọc ra từ cành và
đối diện với nhau (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000). Mỗi cành có thể có
35 – 50 lá.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994), cây măng cụt trưởng thành cao trung bình
10 – 25 m với đường kính thân 25 – 30 cm. Ở ĐBSCL, cây măng cụt 30 năm tuổi
thường cao 6 – 8 m và cho tán rộng 6 – 10 m. Cây tăng trưởng chậm, vỏ thân cây có
màu nâu sẩm, thường chứa tanin, mangostin và amiliasin có làm dược liệu.
Mangostin có nhiều trong thân, lá và vỏ trái, là một loại xanthone có khả năng
chống lại nấm và vi khuẩn.
Hoa măng cụt thường mọc trên cành có tuổi trên hai năm, hoa thường phát triển từ
ngọn cành, có là hoa đơn hoặc hoa kép (Hình 1.1).


Hình 1.1 Hoa măng cụt vừa nhú mầm
Hoa măng cụt là hoa lưỡng tính nhưng về chức năng chỉ có hoa cái hoạt động vì nhị
đực thoái hóa không có phấn hữu dục (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Kanchanapoom và Kanchanapoom (1998) nhận thấy hoa măng cụt được hình thành



4

riêng lẻ hay từng cặp ở đỉnh của chồi ngọn hay cây trưởng thành. Morton (1987) và
Verheij (1991) cũng nhận thấy hoa đực và hoa lưỡng tính nằm trên cùng một cây,
hoa đực có cánh hoa màu xanh hơi vàng với viền đỏ, cánh hoa rụng rất nhanh sau

khi nở. Tuy nhiên, cây măng cụt cũng có thể hình thành hoa hoàn toàn chỉ có chức
năng đực hay cái trên cùng một cây nhưng rất hiếm (Richards, 1990).
Trái có màu xanh đọt chuối khi non. Khi chín vỏ trái đỏ dần, rồi chuyển sang tím và
tím sẩm. Trái có dạng hình cầu, đáy phẳng, đường kính 3,5 – 7 cm, nặng 75 – 150 g
khi chín. Vỏ láng, dầy 0,8 – 1 cm, màu tím hay tím nâu hoặc màu mận ở mặt ngoài
và tím ở bên trong khi chín (Morton, 1987; Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Nguyễn Minh Châu và ctv. (1994) cho biết, cây giống măng cụt được Bộ Nông
Nghiệp công nhận và đưa vào sản xuất ở phía Nam, có trọng lượng trái trung bình
100 g. Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ngoài một số đặc điểm màu sắc vỏ trái, mức độ
sâu bệnh thì trọng lượng trái phải trên 80 g. Khi mới chín có màu trắng trong,
nhưng chỉ ít ngày sau ngã sang màu vàng, kém thơm và có vị chát, do đó khó vận
chuyển đi xa.
1.2.2 Đặc điểm sinh thái
Cây măng cụt là loại cây chịu rợp (Shade – tolerant tree), theo Nguyễn Thị Thanh
Mai (2005) thì măng cụt thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ từ 25
– 35
o
C và ẩm độ không khí thấp nhất là 80 %. Ở nhiệt độ thấp hơn 20
o
C cây sẽ
tăng trưởng chậm và ở nhiệt độ từ 38
o
C trở lên hoặc 5
o
C trở xuống có thể làm chết
cây. Măng cụt phân bố ở độ cao 0 – 600 m so với mặt nước biển, nhưng tốc độ phát
triển của cây trồng ở vùng đồng bằng thì tốt hơn ở cao nguyên (Nguyễn Thị Thanh
Mai, 2005).
Theo Nguyễn Thị Thanh Mai (2005) thì cây măng cụt không thể sinh trưởng và
phát triển tốt ở vùng quá khô hạn hoặc quá ẩm, lượng mưa thích hợp đối với cây

măng cụt là 1.200 mm trở lên, phân bố đều trong năm và không có mưa ở giai đoạn
cho trái là tốt nhất. Măng cụt là loại cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn
cây con và giai đoạn cây mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kì
không mưa. Nếu thiếu nước ở giai đoạn cây con thì cây chậm lớn vì măng cụt là cây
chịu hạn kém (Osman và Milan, 2006) do hệ thống rễ không có lông hút và phát
triển kém nên rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, tập trung chủ yếu ở tầng mặt, khó
hút nước (Felip, 2001) vì vậy cần tưới nước và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên,
cây con ngập nước thì sẽ chết, trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt cho cây con
vì măng cụt không có khả năng chịu ẩm độ trong đất cao (Trần Thượng Tuấn và
ctv., 1994). Theo Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (2000) thì nhu cầu nước có
liên quan chặt chẽ với sự ra hoa và kết quả của măng cụt.
1cm



5

Theo Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994) cây con khó sống ngoài ánh nắng trực tiếp,
cần được che mát trong 4 – 5 năm đầu, có thể trồng xen canh măng cụt với cây
chuối hay dưới tán dừa để che mát, nhất là những vùng có mùa khô kéo dài. Măng
cụt là loại cây sinh trưởng tốt dưới bóng râm, đây cũng là nguyên nhân làm cây
măng cụt chậm ra hoa và kết trái. Trong giai đoạn cây con từ 2 – 4 năm tuổi, cây
măng cụt rất cần bóng râm và cần phải che sáng cho cây trong giai đoạn này để giúp
cây tăng trưởng nhanh. Theo Downton và Chacko (1997) thì cây măng cụt cần che
mát ít nhất 10 năm sau khi trồng để tránh bị cháy lá nếu lá bị tiếp xúc với bức xạ
mặt trời cao và độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ cao và có gió.
Theo Osman và Milan (2006), măng cụt có thể trồng được trên nhiều loại đất khác
nhau, tuy nhiên, măng cụt không sống được ở đất đá vôi, đất phù sa cát hoặc đất cát
có hàm lượng hữu cơ thấp. Tốt nhất là đất xốp, sâu, ẩm, dễ thoát thủy, hơi chua, thịt
pha sét và giàu hữu cơ (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Theo Nguyễn Thị Thanh

Mai (2005), cây không thích hợp trồng với đất kiềm do đó không thể trồng ở đất bị
nhiễm mặn, độ pH thích hợp đối với cây măng cụt khoảng 5,5 – 7,0.
1.3 QUÁ TRÌNH RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI MĂNG CỤT
1.3.1 Ra hoa
Hoa măng cụt được hình thành ở đỉnh chồi trưởng thành và sự khởi phát hoa có liên
quan đến sự phình to của đỉnh chồi, từ khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở hoàn toàn
khoảng 25 ngày (Verheij, 1991). Nguyễn An Đệ và ctv., (2004b) đã cho rằng cây
măng cụt ra hoa ở đầu cành thứ cấp có từ 2 – 3 cơi đọt có tỷ lệ ra hoa nhiều hơn so
với các cành non, các cành thứ cấp già cỗi thì khả năng ra hoa rất kém.
Kanchanapoom và Kanchanapoom (1998) nhận thấy cây chỉ ra hoa một lần trong
năm nhưng khi gặp điều kiện khô hạn thì cây có thể ra hoa 2 lần trong năm.
Ở Thái Lan, Salakpetch (2000) cho rằng trên cây măng cụt tuổi chồi khoảng 9 tuần
tuổi là có thể kích thích ra hoa tùy điều kiện khí hậu, tuổi chồi lý tưởng để xử lý
stress nước cho ra hoa ít nhất là 21 tuần tuổi. Pamplona và Garcia (2001) cũng nhận
thấy tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác mà cây măng cụt có thể ra hoa khi
chồi ngọn được 9 tuần tuổi. Nakanone và Paull (1998) nhận thấy sự ra hoa măng cụt
tăng khi khô hạn kéo dài 15 – 30 ngày liên tục. “Stress” nước kéo dài 10 – 14 ngày
cũng được đề nghị kích thích ra hoa măng cụt (Diczbalis và Westerhuis, 2005).
Salakpetch (2000) cũng nhận thấy cây măng cụt khi được giữ trong điều kiện
“Stress” nước cho đến khi cặp lá ngọn rủ xuống rõ rệt cũng kích thích cây ra hoa.
Trong khi đó, theo Othman (2004) để cây măng cụt ra hoa thì cần có thời gian khô
hạn từ 1 – 3 tháng. Theo Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (1999) vào mùa khô
cây măng cụt sẽ tích trữ thức ăn ở thân cây để giúp tạo mầm hoa.



6

Thời gian ra hoa của cây măng cụt thay đổi phụ thuộc vào điều kiện từng nơi. Ở
Thái Lan, cây trưởng thành thường ra hoa từ tháng 6 – 9 dương lịch, trùng với mùa

mưa. Phía Nam Philippines, cây thường ra hoa từ tháng 4 – 6 dương lịch, trong khi
đó để có thể có được đợt ra hoa thứ hai trên cùng cây nhưng ở thời điểm muộn hơn
(Felipe, 2001), trong điều kiện ở ĐBSCL, măng cụt thường ra hoa từ tháng 1 – 3
dương lịch và thu hoạch từ tháng 5 – 8 dương lịch, trái được thu hoạch khoảng 120
ngày sau khi hoa nở (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Măng cụt có thể ra hoa
trong mùa nghịch tùy tình trạng sinh trưởng của cây và thời tiết.
1.3.2 Đậu trái
Hoa măng cụt từ lúc bắt đầu nở đến khi đậu trái chỉ khoảng 24 giờ (Trần Văn Minh
và Nguyễn Lân Hùng, 2005). Khi đã kết trái, màu cánh hoa giống màu da trái và
mọng nước rồi rụng. Nhị đực khô dần và sẫm đen. Lúc mới đậu trái nhị cái màu
vàng nhạt, trong trái đã hình thành cơm nhưng chưa tách ra khỏi vỏ.
Măng cụt chậm cho trái, thường mất trên 10 – 15 năm trồng. Cây phát triển nhanh
có thể cho trái từ 7 – 9 năm tuổi. Tại Dawao (Philippines), trồng xen trong vườn
dừa, măng cụt có thể cho trái sau 4 năm. Mùa trái măng cụt của Philippines từ tháng
6 – 12 dương lịch. Theo Hume (1947), cây măng cụt thường có khuynh hướng cho
trái cách năm. Tại Srilanka và một số nơi, cây thất mùa cho khoảng 100
trái/cây/năm, trong khi trúng mùa cho trên 500 – 600 trái/cây/năm. Năng suất măng
cụt năm trúng mùa ở ĐBSCL có thể đạt từ 300 – 500 trái/cây/năm, nếu đất tốt có
thể cây cho 800 trái/cây/năm.
Theo Vũ Công Hậu (2000), ở Việt Nam cây măng cụt sau khi trồng 7 năm mới cho
trái, năm đầu tiên có thể thu được 10 trái (1 kg/cây), cây 8 năm tuổi cho 40 trái (4
kg/cây), cây 9 năm tuổi cho 100 trái (10 kg/cây), cây 15 năm tuổi khoảng 600 – 800
trái (60 – 80 kg/cây). Năng suất gia tăng dần cho đến năm thứ 50. Tuy nhiên, từ
năm thứ 30 trái đã nhỏ dần và thường cách khoảng 3 năm mới có 1 năm sai trái.
1.4 ĐẶC ĐIỂM SINH HÓA VÀ TÍNH BẤT THƯỜNG BÊN TRONG TRÁI
1.4.1 Thành phần hóa học
Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucrose, fructose,
glucose và maltose; thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh
dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số đó, hơn 30 chất đã xác
định. Chiếm nhiều chất hữu cơ, trong số đó, hơn 30 chất đã được xác định. Chiếm

nhiều nhất là (%) hexanol, bên cạnh đó còn có octan, hexyl acetat, α - copaen,
aceton, furfual, methyl butenon, toluene. Những chất khác đều dưới 2 % nhưng kết
hợp với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và
hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexanal, hexanon,



7

α - bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với α - copaen, mùi hoa lài với furfuyl
methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyde, mùi cỏ với hexenol,
hexenal, mùi cỏ héo với pyridine, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với
benzaldehyd, mùi hồ đào với d -cadinen. Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính
chất dịu ngọt, toluene, a - terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien
mùi dầu, velencen đặt biệt mùi mứt cam. Đáng để ý là nếu furfural methylceton
cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng một mùi hôi khó ngửi.
Tóm lại mùi vị của măng cụt là kết quả của sự kết hợp phức tạp của nhiều hợp chất
khác nhau.
Những nghiên cứu về dược tính của trái măng cụt gần đây cho thấy măng cụt có
thành phần hóa học khá phức tạp, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vỏ trái.
Thành phần chính đã được xác định là một loại xanthon mà những chất chính là α -
mangostin, β-mangostin, g–mangostin, những isomangostin, bên cạnh
trioxyxanthon, pyranoxanthon, dihydroxy – methyl - xanthon, - trihydroxy menthyl
butenyl xanthan, pyrano xanthenon. Những garcinon A, B, C, D, E, mangostinon,
garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin từ măng cụt
nguồn gốc Việt Nam, benzophenon glucosid tuy số lượng ít cũng đã được tìm ra.
1.4.2 Tính bất bình thường bên trong trái
Măng cụt là loại cây ăn trái ít sâu bệnh nhất, tuy nhiên, đối với trái măng cụt đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu cần có trọng lượng trên 80 g, vỏ trái đẹp, không bị xì mủ và cơm
trong, hay còn gọi là sượng trái, và hơn nữa cần có phương pháp bảo quản thích hợp

để giữ trái được lâu và vận chuyển được xa. Xì mủ và cơm trong đều có xuất hiện ở
những vùng trồng măng cụt, hiện tượng này xuất hiện trầm trọng trong mùa mưa.
Khi hàm lượng nước trong đất quá cao và kéo dài trước khi thu hoạch sẽ làm cho
trái dễ bị cơm trong. Trọng lượng riêng của trái bị cơm trong thường lớn hơn một
trong khi ở trái bình thường thì nhỏ hơn một. Thịt trái bị cơm trong kém ngọt, hàm
lượng chất rắn hòa tan và titratable acid thấp hơn trái bình thường, nếu trái bị cơm
trong toàn phần sẽ bị giảm chất lượng và gây ra sự cứng vỏ (Pankasemsuk và ctv.,
1996). Nguyên nhân của hiện tượng này cho đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng,
nhưng có luận điểm cho rằng đó là do sự thiếu cân đối của các chất dinh dưỡng
(Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
* Cơm trong (sượng trái)
Hiện tượng cơm trong ở trái măng cụt, còn được gọi là hiện tượng sượng trái (Hình
1.2). Khi cắt trái măng cụt ra thấy cơm không trắng đục mà bị trong từng phần hay
toàn bộ gọi là trái bị cơm trong. Nếu bị ít cũng có nhiều người thích ăn do cơm
giòn, nhưng nếu bị cả trái sẽ làm giảm chất lượng và có thể dẫn tới vỏ cứng. Trái bị
cơm trong được xếp vào loại thứ phẩm cần phải loại ra khỏi hàng hóa xuất khẩu.



8

Ẩm độ quá cao trong đất đã tác động làm tăng hiện tượng sượng trái
(Chanawerawan, 2001; Morton, 1987).


Hình 1.2 Hiện tượng sượng trái (cơm trong) trên măng cụt
* Nhựa xuất nội (mủ trong, mủ trái, chảy mủ)
Trái bị chảy nhựa bên ngoài nhưng khi bổ ra thấy có nhựa chảy cả ở bên trong, phần
giữa lõi của trái có màu vàng giống như nhựa bên ngoài (Hình 1.3). Theo Sdoodee
(2002), hiện tượng mủ trong là do sự hấp thu quá nhiều nước làm cho áp suất

trương của tế bào tăng đột ngột gây ra xáo trộn và tổn thương màng tế bào. Nước và
chất hòa tan được giải phóng từ chất nguyên sinh tới các khoảng gian bào làm cho
pectin thay đổi từ dạng hòa tan sang dạng không hòa tan, thịt trái trở nên cứng và
dày hơn. Chính sự hấp thu quá nhiều nước sau giai đoạn khô hạn đã gây nên hiện
tượng mủ trong trên trái (Osman và Milan, 2006).
Độ ẩm là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mủ trong và cơm trong (Tongleam
và ctv., 2004). Mủ trong xuất hiện khi đất bị khô hạn, có sự chênh lệch rất lớn giữa
thế năng nước của đất và cây, do đó có sự di chuyển của nước và chất hòa tan vào
trái sau khi cây được cung cấp nước trở lại. Hiện tượng này xảy ra khi đất bị khô
hạn có độ ẩm thấp, sau đó ẩm độ gia tăng đột ngột do trời mưa (Peet và ctv., 1995;
Sdoodee và Limpun – Udom, 2002). Theo Sdoodee (2005), thì Luckatinavong
(1996) cho rằng hiện tượng cơm trong và mủ trái là do khi hàm lượng nước trong
thịt trái tăng quá cao làm phá vỡ, xáo trộn con đường vận chuyển nội bào và liên
bào (appoplast và symplast) gây ra hiện tượng cơm trong. Cả 2 hiện tượng mủ trong
và cơm trong xuất phát từ những rối loại sinh lý của trái trong điều kiện mưa nhiều
ở giai đoạn trước thu hoạch. Hiện tượng cơm trong nhìn giống như thịt trái bị ngâm



9

vào nước. Trong khi đó, mủ trong lại biểu hiện có màu vàng ở thịt trái (Sdoodee và
Limpun – Udom, 2002).


Hình 1.3 Hiện tượng mủ trong (mủ trái) trên trái măng cụt




















10

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được thực hiện ở cây măng cụt từ 10 – 25 năm tuổi tại huyện Cầu Kè –
tỉnh Trà Vinh, khoảng cách trồng giữa 2 cây là 7 x 7 m.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thu thập mẫu
Mẫu trái được thu thập ngẫu nhiên trên 22 cây măng cụt khác nhau, có cùng điều
kiện chăm sóc. Mỗi cây thu 10 trái khi trái đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của
MOA (2002), thu trên 4 cành ở giữa tán cây chia đều về 4 hướng khác nhau.
2.2.2 Các chỉ tiêu ghi nhận
- Trọng lượng: ghi nhận bằng biện pháp cân (Hình 2.1).



Hình 2.1 Xác định trọng lượng

- Kích thước: ghi nhận bằng biện pháp đo (Hình 2.2).


Hình 2.2 Xác định kích thước



11

- Số múi: ghi nhận bằng biện pháp quan sát sau khi cắt ngang trái (Hình 2.3).


Hình 2.3 Xác định múi

- Tỉ lệ trái bị xì mủ bên trong: ghi nhận bằng biện pháp quan sát sau khi cắt ngang
trái (Hình 2.4).


Hình 2.4 Xác định trái bị xì mủ bên trong
- Độ dày vỏ: ghi nhận bằng biện pháp đo (Hình 2.5)


Hình 2.5 Xác định độ dày vỏ

×