Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Câu hỏi kinh tế chính trị chủ đề văn hóa truyền thống VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 23 trang )

Câu hỏi:
1. Trình bày đặc điểm chung và riêng đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của
Việt Nam đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường khu vực hóa, toàn cầu hóa hiện nay
2. Nêu đại hội xác định quan điểm mô hình xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới
của Việt Nam (kèm hình ảnh minh họa)
3. Trình bày 10 giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam trong phong tục tập quán, ẩm thực và
âm nhạc (kèm hình ảnh minh họa)
4. Trình bày 15 giá trị văn hóa Việt Nam đương đại trong phong tục tập quán, âm nhạc và
ẩm thực Việt Nam
Trả lời câu hỏi:
Câu 1:Trình bày dặc điểm chung và riêng đối với nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN của VN đặc trong bối cảnh kinh tế thị trường khu vực hóa toàn cầu hiện nay.
 Đặc điểm chung:
- Về chủ thể kinh tế: Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh theo luật pháp
và được bình đẳng không phân biệt đối xử. Các chủ thể kinh tế đều có cơ hội để tiếp cận
các nguồn lực phát triển có hiệu quả.
- Về thị trường: Thực hiện các giải pháp để tạo lập và phát triển các yếu tố thị trường cơ
bản như thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường vốn, tiền tệ; thị trường khoa học, công
nghệ; thị trường lao động, thị trường bất động sản và lành mạnh hóa các yếu tố thị trường
đó nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, bền vững và bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về cơ chế vận hành: Tôn trọng tính khách quan của các quy luật kinh tế thị trường; tính
năng động của cơ chế thị trường.
- Về vai trò của Nhà nước: Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận dụng
các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường vào điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế để định hướng phát triển nền kinh tế, tạo lập môi trường cho nền
kinh tế phát triển ổn định, bền vững và hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.
 Đặc điểm riêng:
Mục tiêu kinh tế - xã hội - văn hóa mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta phải đạt là:
-Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người


tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng
được thu hẹp.
-Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho
ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật
quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.
-Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay
trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề
xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có
giá trị cao về văn hóa, xã hội.
-Về mục tiêu chính trị: Làm cho xã hội dân chủ, biểu hiện ở chỗ dân chủ hóa nền kinh tế,
mọi người, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vào hoạt động kinh tế, vào sản xuất
kinh doanh, có quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của mình; quyền của người sản xuất và
người tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.
-Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: Nền kinh tế có nhiều thành phần, với nhiều
hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh với nhau trên cơ sở pháp luật của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội về cơ bản được
xây dựng xong.
- Về chế độ phân phối: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; đồng thời có
các hình thức phân phối khác nữa (phân phối theo vốn, theo tài năng cùng các nguồn lực
khác đóng góp vào sản xuất kinh doanh), vừa khuyến khích lao động, vừa bảo đảm phúc
lợi xã hội cơ bản, bảo đảm sự phân phối công bằng, hợp lý và hạn chế sự bất bình đẳng
trong xã hội.
-Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, sự quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, sự quản lý của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường phải định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả
trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động thông qua hệ thống
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Đồng
thời, có sử dụng cơ chế thị trường (vận dụng các quy luật kinh tế thị trường để đưa ra
những công cụ tác động vào thị trường) kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát
huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
-Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường nhằm giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống
nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách xã hội, một mặt, khuyến khích làm giàu hợp
pháp, mặt khác phải thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
- Về nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu: Kết hợp ngay từ đầu giữa lực lượng
sản xuất với quan hệ sản xuất, bảo đảm giải phóng sức sản xuất; xây dựng lực lượng sản
xuất kết hợp với củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN, nhằm phục vụ cho
phát triển sản xuất và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữa phát triển sản xuất
với từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội
và công bằng xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị,
xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh, quốc phòng.
-Về tính cộng đồng và tính dân tộc: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của xã hội Việt Nam, phát triển kinh
tế thị trường có sự tham gia của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, hướng tới xây
dựng một cộng đồng xã hội Việt Nam giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh
thần, dân chủ, công bằng, văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân
dân.
Câu 2: Xác định kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy thể hiện quan điểm mô hình
xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới.
Đại hội Đảng lần thứ VII:
Diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1176 đại biểu thay mặt cho trên 2
triệu đảng viên trong cả nước.
Nhiệm vụ của ĐH là phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát

khỏi khó khăn, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
ĐH thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị, Báo cáo xây
dựng Đảng là sửa đổi Điều Lệ Đảng, kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH TƯ VI.
Cương lĩnh chỉ ra 6 đặc trưng của CNXH: một là XH XHCN là XH do nhân dân lao động
làm chủ; hai là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; bốn là con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công; làm theo năng
lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân; năm là các dân tộc trong nước cùng bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ; sáu là có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước
trên thế giới.
Cương lĩnh vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc: một là xây dựng NN XHCN, NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hai là
phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, phát triển
một nền nông nghiệp toàn diện; ba là thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, đa dạng
về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất; bốn là tiến hành
CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa; năm là thực hiện chính sách đại đoàn kết
dân tộc; sáu là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược của CMVN;
bảy là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
ĐH xác định quá độ là một quá trình lầu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của
chặng đường đầu là thông qua đổi mới toàn diện, XH đạt trạng thái ổn định, vững chắc,
tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau.
ĐH xác định ĐCSVN là đội tiên phong của GCCN VN, đại biểu trung thành lợi ích của
GCCN, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược các định
hướng về chính sách và chủ trương công tác Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu
sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
ĐH bầu ra BCH TƯ gồm 146 ủy viên, Bộ chính trị gồm 13 đc, Ban bí thư gồm 9 đc.

Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm TBT. Các đc Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ
Chí Công được giao trọng trách làm cố vấn BCH TƯ.
ĐH VII là “ĐH của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết”.
Câu 3: Trình bày 10 giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam trong phong tục tập quán,
ẩm thực và âm nhạc.
Phong tục là những hoạt động động sống của con người được hình thành trong quá
trình lịch sử, được ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác, phong tục không mang tính cố định và bắt buộc như nghi thức nghi lễ
nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày . Nó đã trở thành tập quán
xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất, sau đây sẽ trình bày 10 giá trị truyền
thống văn hóa Việt Nam trong phong tục tập quán , ẩm thực và âm nhạc:
1. Điệu múa sạp của đồng báo Tây Bắc
Tây Bắc thật quyến rũ với núi non trùng điệp, với không gian văn hóa giàu bản sắc và
độc đáo. Trong đó, vũ điệu dân gian là rất phong phú, nhiều sắc màu. Cùng với âm nhạc,
vũ điệu dân gian Tây Bắc làm say đắm lòng người. Những vũ điệu ấy không chỉ là thể
hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, một nét uốn lượn mà còn chứa đựng tâm hồn,
tình cảm và cả cốt cách của người dân nơi đây. Vũ điệu dân gian Tây Bắc còn là sự gắn
kết cộng đồng tươi đẹp. Trong những vũ điệu ấy, không thể không nói đến điệu múa
Trước kia, giới nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng múa sạp là của đồng bào Mường.
Sau này, nhiều ý kiến lại cho rằng, điệu múa này không chỉ riêng có với đồng bào
Mường, mà còn rất phổ biến với người Thái, người Khơ Mú. Trên thực tế, múa sạp được
nhiều dân tộc miền Tây Bắc thể hiện, đặc biệt là trong các lễ hội. Điều đó cho thấy, dù
khởi nguồn từ dân tộc nào đi chăng nữa thì mức độ lan tỏa của nó rất lớn, chứng tỏ sự
cuốn hút mạnh mẽ, đồng thời mang tính cộng đồng cao, dễ phổ cập. Vũ điệu này còn
được cả đồng bào Kinh thể hiện, cũng lôi cuốn nhiều người tham gia. Từ những buổi múa
sạp mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) giữa quân và dân, múa sạp đã được nghệ
thuật hóa, xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, theo chân các đoàn nghệ thuật
dân tộc Việt Nam ra nước ngoài.
Người ta không quy định có bao nhiêu người đập sạp và bao nhiêu người nhảy sạp. Càng
đông càng vui, nhất là với những người nhảy sạp. Với người đập sạp, hay nhất là tạo

thành cặp đôi trai gái mỗi người một đầu, hai tay cầm hai đầu sạp, cứ 3 lần gõ sạp con lên
sạp cái thì 1 lần gõ 2 sạp con vào nhau. Còn với người nhảy sạp thì từng đôi nam nữ phải
dợm bước cho khéo khi bước vào, sau đó phải phối hợp động tác chân, động tác tay, sự
uốn lượn của thân hình thật khớp nhau. Trong nhiều cuộc múa sạp, người nhảy mang
theo một chiếc khăn dài màu sắc bắt mắt. Những chiếc khăn đó được tung lên, uốn lượn
quanh người, nhìn xa như những đám mây vờn rất đẹp mắt. Người nhảy không chỉ
“bước” đúng vào những chỗ trống của đôi sạp, mà phải như thể nhảy múa, bay trên sạp
và phải biết biến đổi vị trí ngang, dọc, chéo, tròn.
Theo thời gian, nhiều điệu múa dân gian bị mai một, thất truyền, nhưng riêng với múa
sạp thì do đặc tính mở, rất cộng đồng nên nó vẫn tồn tại. Không những thế, nó còn được
nâng cao hơn về tính nghệ thuật, giúp cho đời sống cộng đồng thêm phong phú. Múa sạp
cùng với các vũ điệu dân gian khác như múa quạt, múa đàn tính, múa dải lụa… khiến cho
một vùng Tây Bắc càng trở nên sống động, quyến rũ.
2.Cồng Chiên Tây Nguyên
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen.
Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm
đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc
dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.Cồng
chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây
Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong
đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản.
Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm
một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm
hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có
chiều sâu.
Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Từ chủng loại, phương pháp
kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta
sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến
nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến
trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong

mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự
phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt
của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong
việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến
biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua
trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người
Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng
Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời
sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây
Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn
thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật
hữu linh".
3. Tết trung thu
Tết này vào ngày 15/8 hằng năm(giữa mùa thu),nó được xem như ngày tết của trẻ em việt
nam . Ở những nước trồng lúa nước ngày lễ được cử hành vào đêm trăng rằm , đó là ngày
trăng tròn và sang nhất trong năm biểu hiện cho gia đình hợp nhất, đoàn tụ,(…… ). Vào
ngày này các bà các mẹ trổ tài bằng cách làm bánh dẻo, bánh nướng. Còn đàn ông thì vẻ
ra nhưng món đồ chơi đầy sang tạo như đèn ông sao, đèn kéo quân.
4. Bữa cơm gia đình
Từ ngàn xưa, người Việt rất coi trọng việc ăn uống. Ăn uống có liên quan chặt chẽ với
triết lý âm dương ngũ hành, sự hài hòa âm dương của các món ăn – sự cân bằng âm
dương trong cơ thể con người, và sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường
tự nhiên. Thức ăn được phân biệt theo năm mức âm – dương, tương ứng với ngũ hành:
Hàn (lạnh, âm nhiều là thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều là hỏa), Ôn (ấm, dương ít là
mộc), Bình (mát, âm ít là kim), Trung tính (vừa phải, âm dương điều hòa là thổ). Năm
mức độ lạnh, mát, bình, ấm và nóng cũng là cảm giác của con người khi tiếp xúc với thức
ăn. Khi phân loại thức ăn đồ uống theo nguyên lý hàn, nhiệt, nhiều khi ta thấy rằng cùng
một đối tượng thực phẩm nhưng lại có những mức độ phân loại hàn, nhiệt khác nhau tuỳ
theo từng bộ phận của đối tượng thực phẩm đó, chẳng hạn, thịt heo (lợn) mọi thứ bộ phận

thuộc món Bình; trừ tim heo thì lại Lương, và mật heo thì lại Hàn.

Với quan niệm cân bằng âm dương, nên trong các bữa cơm của Việt Nam nhất thiết
không thể thiếu món cơm và món canh. Ở đây, món cơm được nấu từ gạo, được quan
niệm là tinh hoa của đất, còn món canh rau xanh được quan niệm là tinh hoa của nước.
Đất là hành thổ và nước là hành thủy – là cái trung tâm và khởi đầu của thuyết ngũ hành.
Như vậy, nói đến “bữa cơm”, ngoài việc chế biến sao cho ngon, cách ăn như thế nào là
sành điệu, và định mức hàn nhiệt của món ăn ra sao, cân bằng âm dương như thế nào mà
còn phải nói đến các món ăn trị bệnh như thế nào, có nghĩa là ăn không những cho no,
cho ngon mà còn để phòng bệnh tật nữa.
Bữa cơm gia đình còn là nơi diễn ra sinh hoạt một thời điểm nhất định trong gia đình,
mọi thành viên đều tập chung ngồi ăn chung với nhau thường lệ nào đó. Hay nói cách
khác đó là khoảng khắc cả gia đình đều sum họp bên nhau. Bữa cơm gia đình đâu phải là
cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, còn gắn kết các thành viên trong gia đình với
nhau, thể hiện văn hóa truyền thống gia đình, đất nước, còn các nuôi dạy con người. Ở
đây, cả người nấu, người thưởng thức đều cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm
lẫn nhau, từ thế hệ này qua thế hệ khác.
5. Quan họ bắc ninh
Là những làng điệu dân ca của vùng đồng bằng bắc bộ. Đây là môn nghệ thuật được hợp
thành bởi nhiều yếu tố âm nhạc lời ca , trang phục ,lễ hội….với lối giao duyên dân dã thể
hiện mói quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa “tiền anh “,”tiền chị”là bài ca gồm hai phần: Lời
chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ ca dao việt nam từ ngữ giàu tính ẩn dụ,trong sáng.
Lời phụ gồm những tiếng nằm ngoài lời ca chính là tiếng đệm.
6. Bánh tét , hương vị Nam Bộ
Nếu ở miền Bắc, miền Trung có bánh chưng xanh thì ở miền Nam có bánh tét. Nguyên
liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm
gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ: nếu bánh chưng gói bằng lá dong thì
bánh tét gói bằng lá chuối, nếu bánh chưng hình vuông thì bánh tét gói tròn, dài khoảng
20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng
chuối chín.

Gói bánh tét cũng lắm công phu, không phải ai cũng gói được, chỉ có những người thật
khéo tay và cẩn thận, tỉ mỉ mới gói được những đòn bánh đẹp và bắt mắt. Đến ngày 29
tết, mọi người trong gia đình sẽ tập trung đông đủ để gói bánh tét, cho kịp 30 tết cúng
rước ông bà. Những phụ nữ khéo léo trong gia đình sẽ đảm đương phần xào nếp, làm
nhân bánh, gói bánh. Có nhiều loại nhân bánh như: nhân đậu xanh, nhân chuối, nhân thịt
mỡ…tùy theo sở thích của từng gia đình, mà gói bánh tét cho hợp khẩu vị. Những người
còn lại đi cắt lá chuối, xẻ lá phơi khô, chuẩn bị củi, lửa để nấu bánh, có thể nói ngày này
là ngày vui nhất trong gia đình, vì mọi người đông đủ quây quần bên nhau, cười nói thật
rôm rả.
Bàn về giá trị văn hóa của bánh tét trong ngày tết truyền thống của dân tộc, tác giả Duy
Nguyên với bài viết “Tết Nam bộ kể chuyện “Sự tích bánh tét”” có viết: Bánh tét là sự
giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam. Trong đó, chủ đạo là văn hóa
Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”. Hình dạng bánh tét là hình tượng Linga. Nó không chỉ
là món ăn ngày tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm
màu sắc: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu
khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh
và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của
ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh),
kim (màu trắng), thổ (màu vàng).
Ngày nay, nền kinh tế phát triển, nhiều loại bánh, kẹo, mứt được sản xuất, bày bán đa
dạng, phong phú trên thị trường đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của các bà nội trợ vào
những ngày tết đến xuân về. Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, thì đối với người
Nam bộ đòn bánh tét vẫn là vật phẩm, món ăn truyền thống trong những ngày này. Trước
hết, bánh tét được gia đình dâng lên cúng tổ tiên, ông bà, sau đó cả nhà quây quần xúm
xít, cùng nhau thưởng thức hương vị của đòn bánh do chính tay gia đình làm ra và “ôn cố
tri tân”. Từ đó, hun đúc trong mỗi người chúng ta về những phong tục, những giá trị
truyền thống tốt đẹp của ông cha ta đã để lại bao đời, mà bổn phận chúng ta phải gìn giữ
và phát huy những phong tục, những giá trị truyền thống ấy.
7. Hát Xẩm
Hát Xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo, ra đời đã hơn 700

năm. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hát Xẩm còn là loại hình âm nhạc dân gian mang đậm
tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong các loại nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất hát Xẩm
được gọi với tư cách là một nghề để kiếm sống. Là sản phẩm của người lao động nên tính
chất âm nhạc, lời ca hết sức mộc mạc chân thành, song nó cũng chứa đựng những nội
dung tư tưởng sâu sắc. Lời ca trong hát Xẩm không chỉ phong phú về thể loại như ca dao,
tục ngữ, thơ của các tác giả nổi tiếng , mà còn rất đa dạng về mặt nội dung. Những ca từ
của Xẩm hàm chứa những triết lý, những lời răn dạy đạo lý ở đời.
Có một điều độc đáo là, dù nội dung về tình yêu hay đề tài mang tính đấu tranh, dân
vận đều được các nghệ nhân hát Xẩm "kể" bằng âm nhạc một cách hóm hỉnh, dễ nghe,
dễ nhớ. Không chỉ là môi trường diễn xướng nơi đông người và dành cho giới bình dân,
Xẩm còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật cao, được giới trí thức, các nhà nho, những
người học cao hiểu rộng yêu thích, có hẳn một dòng Xẩm thính phòng được gọi tên là
Xẩm Nhà trò (hay Xẩm nhả tơ, Xẩm cô đầu ) để phục vụ tầng lớp này.
Những loại hình văn hóa dân gian như hát xẩm không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt
văn hóa, mà lớn lao hơn, chính là sự thể hiện rõ nét của đời sống, là biểu hiện của tư
tưởng, tâm hồn ông cha ta.
8. Vọng cổ hoài lang
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vốn được thiên nhiên ban nhiều ưu đãi, cuộc sống
sung túc và xanh tươi như cây ngoài vườn, như lúa trên ruộng. Nền văn hóa của người
dân nơi đây gắn liền với nền nông nghiệp, nên người dân Tây nam bộ - mang nặng nghĩa
tình làng xóm và tính cách hào sản sẵn có. Vì thế, đối với những người con tha phương
của vùng đồng bằng châu thổ này sẽ nhớ da diết câu ca vọng cổ mỗi khi đêm về và những
dịp lễ tết. Người miền Tây hát vọng cổ như một nét văn hóa độc đáo rất riêng, đặc trưng
cho tính cách và cuộc sống của người dân miệt vườn sông nước vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Về quan điểm khoa học, vọng cổ là một hiện tượng âm nhạc vì sự hình thành và phát
triển không giống bất cứ bài bản nào khác, thông thường trên thế giới một bản nhạc có
tuổi thọ sống được 5 năm quả là một kiệt tác. Riêng vọng cổ lại sống thọ vài chục năm
trãi qua nhiều thế hệ thăng trầm của lịch sử được định hình tiếp tục giữ được bản sắc

truyền thống của mình, lại vừa phát triển không ngừng đổi mới và sáng tạo trong quá
trình phát triển. Chẳng hạn các bài bản khác cứ trụ hình theo khuôn mẫu, ngược lại vọng
cổ cứ bung nhịp ra từ 2, 4, 8, 16, 32, 64 đã trở thành một tác phẩm âm nhạc độc đáo cho
đến nay chưa có bài bản nào thay thế được, hay mối quan hệ khác trong mối quan hệ rất
biện chứng giữa phổ cập và nâng cao mang tính nghệ thuật, giữa dân tộc và hiện đại, giữa
truyền thống và cách tân, tưởng chừng như có sự mâu thuẫn nhưng xem ra lại rất thống
nhất giữa cái trước, cái sau, cái cũ và cái mới tạo sự kế thừa thống nhất trong một bài
vọng cổ.
Dạ cổ hoài lang đã đi vào cuộc sống nó với tư cách mang dáng dấp trong sáng bình dị lạ
thường; Bản nhạc ấy, như hòn ngọc quý tỏa sáng, sự ra đời như một cột mốc lịch sử, như
một ngôi sao sáng trong chùm sao âm nhạc của dân tộc Việt Nam, nó thổi vào tâm hồn
của mỗi người một sức sống truyền lưu và nó khơi nguồn sống chấp cánh cho vọng cổ
bay cao, đi vào lòng người ngày càng sâu rễ, bền gốc, đơm hoa kết trái cho đời thêm
hương vị ngọt ngào.
9. Ca Trù
Ca trù được định hình với tư cách là một thể loại ca nhạc có đặc trưng, phong cách riêng
vào khoảng thế kỷ 15. Tuỳ từng địa phương, từng không gian diễn xướng mà hát Ca trù
còn được gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò
hay hát ca công.
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùng với một số trò diễn và múa dân gian.
Chính vì vậy, Ca trù là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp
đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả
múa.
Trong Ca trù, thơ giữ một vị trí rất quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng
hát Ca trù là hát thơ với một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát. Lời lẽ, ca từ
của Ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc,
trầm ngâm, sâu lắng. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu, đòi hỏi phải nắn nót, chau chuốt
từng chữ. Khi hát, đào nương không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi
mà ém hơi trong cổ, ậm ự mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ.
Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các

nghệ nhân dân gian, Ca trù có rất nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này
được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu. Từ Ca trù, một thể thơ độc đáo đã
ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với
hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và biến thái tinh tế của tâm
hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Về âm nhạc, ba loại nhạc cụ là đàn đáy, phách và trống,
trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở nên những nhạc khí đặc trưng của Ca trù, góp
phần đưa Ca trù trở thành một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Trên thế giới,
ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách,
trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng
người như Ca trù.
10. Tôn sư trọng đạo
Là 1 trong những truyền thống đẹp của người việt,truyền thống ấy đã góp phần xây dựng
1 nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc, yêu kính thầy trở thành 1
chuẩn mực đạo đức của con người vào thời điểm khi con trẻ đến tuổi đi học,cha me phải
đem đến nhà thầy 1 vài lễ vật để làm lễ bái sư, ngày nay vào ngày 20/11 là ngày lễ hiến
chương nhà giáo Việt Nam đây là dịp … những người hoạt động trong nghành này,nhân
dịp này các thế hệ học trò hãy tỏ lòng biết ơn với những thầy cô của mình bằng những
bông hoa,món quà mang ý nghĩa tinh thần.
Câu 4: Trình bày 15 giá trị đương đại trong phong tục tập quán âm nhạc và ẩm thực :
1. Quốc tế thiếu nhi:
Truyền thống dân tộc: trẻ em là măng non là trụ cột nước nhà, từ gia đình đến xã hội
đều ưu tiên cho trẻ em .
Văn hóa Đương Đại: thế giới có ủy ban bảo vệ trẻ em , cũng như các luật lệ nhằm vải vệ
quyền và lợi ích của trẻ. Hằng năm vào ngày quốc tế thiếu nhi, Việt Nam cũng hưởng
ứng theo với phong trào
Thế giới tổ chức các loại hình hoạt động vui chơi giải trí cho các bé thiếu nhi chào mừng
ngày này.
2. Nông – công nghiệp
Truyền thống dân tộc: Nông dân Việt Nam chăm chỉ cần cù lao động không ngại gì một
nắng hai sương vất vả làm ra hạt gạo, các sản phẩm nông nghiệp. người nông dân có tinh

thần hỗ trợ nhau.
Văn hóa Đương Đại: Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến do thừa hưởng thành quả
nghiên cứu của các nhà khoa học. Các chương trình “ khuyến nông “, “nông thôn ngày
nay” trên báo, đài nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân cách trồng trọt, chăn nuôi sao
cho có khoa học để đạt năng suất cao nhất.
3. Ngày cưới
Truyền thống dân tộc: Đám cưới cô dâu chú rể mặc áo dài truyền thống ra mắt gia đình
hai họ và khấn lạy bên bàn thờ gia tiên.
Văn hóa Đương Đại: Phong cách thời trang thế giới cô dâu mặc soree chú rể mặc comle.
4. Hội chợ
Truyền thống dân tộc: các tiểu thương, đưa sản phẩm ra chợ buôn bán giao thương với
nhau.
Văn hóa Đương Đại: Các lễ hội vào những ngày truyền thống có tổ chức các loại hình
vui chơi cho trẻ em
Vào ngày hội chợ, các thương hiệu của các đơn vị kinh doanh tổ chức chưng bày, giới
thiệu sản phẩm mua bán ngoài ra, còn có một gian hàng đồ chơi, ăn uống phục vụ cho trẻ
em và người lớn.
5. Văn hóa ẩm thực đường phố
Truyền thống dân tộc: Các hàng ăn quán cóc hai bên đường hoặc trong con hẻm nhỏ,
trong xóm. Thực khách ngồi sỏm dùng món ăn bên đôi quang gánh hoặc trên chiếc ghế
con, những chiếc xe đạp, xe ba bánh chở hoa quả ,thực phẩm bán rong trên đường
Văn hóa Đương Đại: Văn hóa phát triển với nhịp sống khẩn trương, sôi động, do nhu
cầu và tính chất công việc mà mỗi con người không thể nấu ăn sáng – trưa – chiều cho
bản thân, cho người thân. Các cửa hàng thức ăn nhanh, các tiệm ăn, hàng quán phục vụ
thực khách.
6. Tết Nguyên Đán
Truyền thống dân tộc: vào các ngày lễ của dân tộc như giỗ tổ vua hùng, giải phóng
miền nam , quốc khánh, tết trung thu tết nguyên đán …mọi người tổ chức vui chơi, tham
gia các lễ hội ca múa nhac đỏ nhà nước tổ chức .yếu tố thế giới: việt nam mở cửa giao
lưu kinh tế văn hoá của các nước trên thế giới, nén vào một số ngày lễ của đạo công giáo,

các ngày lễ kỵ niệm
Văn hoá Đương Đại: vào các ngấy Giáng sinh , không chỉ cơ đốc giáo mà còn có người
dân ngoại đạo.
7. Đời sống – Sức khỏe
Truyền thống dân tộc: tập thể dục buổi sáng là một thói quen tốt của mọi người. Vào
buổi sáng mọi người thường đến công viên đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, đá cầu …
Văn hóa Đương Đại: Khoảng 10 năm gần đây, phá tan bầu không khí tĩnh lặng của công
viên là những bài nhạc trẻ trung, sôi động của các bạn trẻ tập arobic hoặc các bài nhạc
của bộ môn kiêu vũ dưỡng sinh của các cô bác trung niên.
Tập thể dục ở công viên hoặc còn nhiều loại hình khác nhau đều cũng mang lại niềm vui
và sức khỏe cho mỗi người.


8. Truyền thông
Truyền thống dân tộc: Đọc báo giấy là cách để mở mang thêm tri thức về sự vật, hiện
tượng và thế giới xung quanh.
Văn hóa Đương Đại: Đọc báo điện tử văn hóa phát triển, công nghệ thông tin phát triển,
con người chúng ta có thể tiếp cận với xã hội bên ngoài với các thông tin được nhanh hơn
tiếp cận với tinh hoa thế giới một cách sâu rộng hơn .
9. May mặt - thủ công nghiệp
Truyền thống dân tộc: các loại hình thủ công truyền thống như đan chiếu,dệt khăn,
Văn hóa Đương Đại: Thế giới hội nhập các nghề thủ công truyền thống không đủ đáp
ứng cho nhu cầu xã hội của khách du lịch trên thế giới.
Các sản phẩm thủ công truyền thống được làm bằng máy với đường nét tinh vi hơn sản
suất số lượng nhiều hơn .
10. Chúc tết
Truyền thống dân tộc: Vào ngày tết Nguyên đán mọi người thường đi đến nhà ông bà,
cha mẹ, người thân, bạn bè để chúc tết thể hiện sự quan tâm, yêu thương nhau.
Văn hóa Đương Đại: Sau những lời chúc tết thì người lớn thường tặng quà cho con nít,
người nhỏ “mừng tuổi “ cho người lớn. Đấy là nét văn hóa trung hoa cũng đã được du

nhập vào Việt Nam và tồn tại đến ngày nay.
Hằng năm nhân dịp tết nguyên đán mọi người thường rủ nhau đi chúc tết và kèm theo
những lời chúc là những bao lì xì tượng trưng cho sự may mắn tài lộc đầu năm.
11. Ẩm thực theo hình thức ăn Bufet
Truyền thống dân tộc: vào những buổi tiệc của gia đình và cơ quan , hình thức tổ chức
ăn uống là nấu ăn hoặc thuê mướn người nấu ăn.
Văn hóa Đương Đại: ngày nay giao lưu , giao thoa văn hoá, ẩm thực phương tây du
nhập vào Việt Nam! ẩm thực theo hình thức ăn Bufet

12.Bánh mì
Truyền thống dân tộc: "Bánh mì" ở đây là một món bánh mì dài kẹp truyền thống
kết hợp với một ít rau tươi, trộn nước thịt, ngoài ra có thể thêm patê và sôt mayonaise.
Văn hóa Đương Đại: Sự yêu thích bánh mì có thể giải thích bởi món ăn này là kết
quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh tuý của ẩm thực
Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại mà bất cứ người bận rộn nào
cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây nhưng cũng mang đầy hương vị cầu kỳ,
tinh tế của châu Á.

×