Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÂU HỎI KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.19 KB, 19 trang )

CÂU HỎI KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là gì? Vì sao môn học này phải
nghiên cứu QHSX trong mối quan hệ tác động qua lại giữa LLSX với kiến trúc thượng tầng?
− Môn kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng kinh tế và các quá
trình kinh tế khách quan. Nó nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế giữa người với người được hình thành
trong các quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải vật chất trải qua các giai đoạn ⇒ Nghiên cứu
về quan hệ sản xuất.
− Đối tượng nghiên cứu của môn học: Nghiên cứu về quan hệ sản xuất. Không nghiên cứu quan
hệ sản xuất ở dạng cô độc và tách biệt mà nghiên cứu quan hệ sản xuất với LLSX và kiến trúc thượng
tầng.
+ Trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất thì môn học này không đi sâu nghiên cứu toàn bộ
về lực lượng sản xuất mà chỉ nghiên cứu ở 1 phạm vi nhất định. Chẳng hạn, nghiên cứu lực lượng sản
xuất đang ở trình độ nào để xác lập quan hệ sản xuất tương ứng, để tạo ra sự phù hợp giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất. Đây là vấn đề mang tính quy luật và khi quan hệ sản xuất đã phù hợp với
lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất đó phát huy tác dụng là thúc đẩy và mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển. Còn những quan hệ sản xuất không phù hợp thì ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển
của LLSX.
+ Trong mối quan hệ với kiến trúc thương tầng thì môn học này cũng không đi sâu nghiên cứu
toàn bộ về kiến trúc thượng tầng mà cũng chỉ nghiên cứu ở 1 phạm vi nhất định. Chẳng hạn, khi nghiên
cứu về Nhà nước là 1 bộ phận của kiến trúc thượng tầng thế nhưng nghiên cứu về nhà nước cũng chỉ
nghiên cứu ở 1 mặt nào đó chẳng hạn như nghiên cứu về chiến lược của 1 nước xã hội phải như thế
nào, chính sách kinh tế, đường lối kinh tế của Nhà nước, luật pháp kinh tế của Nhà nước ở từng giai
đoạn phải như thế nào để tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng tồn tại và phát triển trong nền sản xuất xã hội
phát triển.
− Đối tượng nghiên cứu của môn học này là nghiên cứu về quan hệ sản xuất thế nhưng môn học
này không dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà nó phải đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra được bản
chất ở bên trong và phải rút ra được các phạm trù kinh tế và các quy luật kinh tế.
+ Đi sâu nghiên cứu vào bản chất bên trong để thấy được bản chất bên trong nó là cái gì? VD:
Quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động. Nếu chỉ xét bản chất bên ngoài thì đó là mối quan hệ công
bằng, bình đẳng giữa người có tài sản và người lao động. Nhưng khi xem xét về bản chất bên trong thì
đó là mối quan hệ bóc lột của chủ tư bản đối với người công nhân lao động. Nhà tư bản bóc lột giá trị


thặng dư của người công nhan.
+ Rút ra các phạm trù và quy luật kinh tế:
+ Phạm trù kinh tế đó là những khái niệm mà nó phản ánh bản chất của các hiện tượng
kinh tế và các qua trình kinh tế khách quan. VD: phạm trù hàng hóa, tiền tệ, giá trị, lợi nhuận, lợi tức,
địa tô…
+ Để hiểu các quy luật kinh tế ta phải hiểu được:
• Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ bản chất tất yếu
lặp đi lặp lại ở bên trong của các hiện tượng kinh tế và quá trình kinh tế khách quan. VD: quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu hàng hóa, quy luật lưu thông tiền tệ.
• Các quy luật kinh tế cũng giống như các quy luật tự nhiên. Sự tồn tại và vận động của
nó mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người. Con người không thể sáng tạo được quy
luật cũng như không hủy bỏ được quy luật mà con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các quy
luật. Nếu nhận thức và vận dụng đúng sẽ làm cho các hoạt động kinh tế được tốt và ngược lại sẽ không
tốt.
• Đa số các quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động ở trong những điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định
• Hệ thống các quy luật kinh tế chia làm 3 nhóm hệ thống:
* Nhóm 1: Bao gồm những quy luật tồn tại và hoạt động trong mọi phương thức sản
xuất xã hội. Trong nhóm này chỉ có 1 quy luật đó là “ Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất của
LLSX”.
* Nhóm 2: Bao gồm các quy luật tồn tại và hoạt động trong 1 số phương thức sản xuất
xã hội.
Toru

1


* Nhóm 3: Bao gồm các quy luật chỉ tồn tại và hoạt động trong 1 phương thức sản xuất
xã hội.
Câu 2: Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào có vai trò

quyết định nhất. Tại sao?
a. Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất:
− Quá trình lao động sản xuất vật chất gồm 3 yếu tố:
+ Yếu tố lao động của con người.
+ Đối tượng lao động của con người.
+ Tư liệu lao động.
− Có thể gộp 3 yếu tố trên thành 2 yếu tố:
+ Lao động của con người
+ Tư liệu sản xuất.
⇒ TLSX kết hợp với QHSX tạo thành PTSX.
b. Trong các yếu tố đó thì yếu tố con người là quan trọng nhất vì nếu không có con người
thì các yếu tố khác không thể phát sinh. Trong mọi chế độ xã hội, con người sáng tạo ra nhiều máy
móc. Do đó, con người có vai trò ngày càng quan trọng hơn vì nếu không có con người thì các máy
móc không hoạt động được. Đảng ta đã nhận đinh “Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”. Trong
bất kỳ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất kể cả trong nền
sản xuất hiện đại như hiện ngay. Sản xuất vật chất ngày càng tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân
tố con người trong hoạt động và phát triển sản xuất. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại vừa tạo điều kiện, vừa đặt ra những yêu cầu mới đối với sức sáng tạo của lao động. Mặt khác,
nó đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, chuyên môn của người lao động theo hướng ngày
càng tăng vai trò của lao động trí tuệ.
Câu 3: Các khâu của quá trình sản xuất xã hội, vị trí, mối quan hệ các khâu TSXXH?
− Trong bất kỳ xã hội nào thì TSX cũng gồm 4 khâu:
+ Sản xuất
+ Phân phối
+ Trao đổi
+ Tiêu dùng
− Mỗi khâu đều có vị trí và vai trò nhất định. Nếu thiếu 1 trong 4 khâu thì quá trình TSX XH
không diễn ra bình thường được.
a. Vị trí, vai trò và mối quan hệ của 2 khâu sản xuất – tiêu dùng
− Khâu sản xuất là khâu sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, chính

cái khối lượng, cơ cấu và quy mô của sản xuất nó ảnh hưởng đến khối lượng, cơ cấu và quy mô của
tiêu dùng.
− Khâu tiêu dùng là khâu tiêu dùng của XH. Có thể là khâu tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu
dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Khâu tiêu dùng do khâu sản xuất quyết định nhưng nó cũng tác động lại
khâu sản xuất. Chính khối lượng, cơ cấu, quy mô của tiêu dùng nó ảnh hưởng đến cơ cấu, quy mô của
sản xuất. Vì vậy, muốn sản xuất phát triển thì phải mở rộng nhu cầu bằng cách mở rộng thị trường.
b. Vị trí, vai trò và mối quan hệ của 2 khâu phân phối và trao đổi:
− Phân phối và trao đổi là 2 khâu trung gian. Vì vậy, một mặt đó là 2 khâu trung gian để nối
liền giữa sản xuất và tiêu dùng nhưng nó phải thông qua 1 cơ chế hữu hiệu.
− Thế nào là cơ chế hữu hiệu? Cơ chế bao cấp là cơ chế không hữu hiệu. Cơ chế thị trường là
cơ chế hữu hiệu. Vì sao lại như vậy? Vì trong cơ chế bao cấp nhà nước chỉ huy trực tiếp việc sản xuất
ra hàng hóa, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu vì vậy nó đã không tạo được động lực cho sản
xuất hàng hóa phát triển. Còn trong cơ chế thị trường thì Nhà nước đã xóa bao cấp, Nhà nước không
trực tiếp mà chỉ tạo môi trường để sản xuất, còn sản xuất hàng hóa gì là do doanh nghiệp quyết định
dựa trên nhu cầu của thị trường. Và khi sản xuất ra sản phẩm thì doanh nghiệp phải quyết định bán như
thế nào, giá cả ra sao thì điều này phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường.
− Mặt khác, ở từng khâu của phân phối và trao đổi thì ở mỗi khâu đều có vị trí và vai trò nhất
định. Khâu phân phối là khâu kế tiếp của sản xuất. Khâu phân phối thực hiện việc phân phối tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được tạo ra hàng năm. Từ đó hình thành các nguồn quỹ của xã hội
và các tầng lớp dân cư. Đây là khâu rất quan trọng. Còn khâu trao đổi là khâu kế tiếp của khâu phân
Toru

2


phối. Khâu trao đổi là khâu hoàn thành của khâu phân phối. Khâu trao đổi là khâu mua bán, trao đổi
hàng hóa trên thị trường. Nhờ có khâu trao đổi mà các nguồn quỹ của xã hội và tầng lớp dân cư dưới
hình thức tiền tệ nó mới đi vào khâu tiêu dùng biến thành những tư liệu sinh hoạt.
Như vậy, ở mỗi khâu của quá trình TSX XH thì nó đều có vị trí, vai trò nhất định mà thiếu nó
thì quá trình TSX XH không thể diễn ra được.

Câu 4: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
a. Giống nhau:
− Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế đều biểu hiện dưới dạng khái quát đó là sự tăng lên
của tổng sản phẩm quốc dân GNP và tổng sản phẩm quốc nội GDP ở kỳ sau so với kỳ trước.
GNP1 − GNP0
× 100%
GNP0
GDP1 − GDP0
× 100%
GDP0
+ GNP0 là tổng sản phẩm quốc dân ở thời kỳ trước.
+ GNP1 là tổng sản phẩm quốc dân ở thời kỳ sau.
+ GDP0 là tổng sản phẩm quốc nội ở thời kỳ trước.
+ GDP1 là tổng sản phẩm quốc nội ở thời kỳ sau.
− Vai trò của Tăng trưởng kinh tế cũng là vai trò của phát triển kinh tế. Nó đều có vai trò hết
sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là điều kiện cần thiết để khắc phục đói nghèo, lạc hậu, cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
− Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế: vốn, con người, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và sự quản lý của nhà
nước.
b. Khác nhau:
− Phát triển kinh tế là khái niệm mà nó bao gồm nội dung rộng hơn còn tăng trưởng kinh tế chỉ
là 1 nội dung bộ phận của phát triển kinh tế. Do đó, phát triển kinh tế chính là tăng trưởng kinh tế đi
kèm với sự hoàn chỉnh về cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, muốn có
được phát triển kinh tế thì phải có đầy đủ các nội dung bên trong. Nếu thiếu 1 trong các nội dung đó thì
không thể có được phát triển kinh tế.
− Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để làm tăng thêm việc làm, giảm thất nghiệp. Tuy
nhiên vấn đề này chỉ được giải quyết hiệu quả khi mức độ tăng dân số hợp lý. Tăng trưởng kinh tế có
vai trò quan trọng đối với quốc phòng, an ninh. Còn phát triển kinh tế là cơ sở để nâng cao chất lượng
cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện và tăng lên. Muốn vậy, phải

tăng tỷ lệ GNP và GDP tính theo bình quân đầu người đồng thời cũng phải thực hiện phân phối hợp lý
kết quả do TTKT tạo ra và kiềm chế lạm phát. Chất lượng cuộc sống thể hiện ở chỗ sản phẩm sản xuất
ra có chất lượng ngày càng cao hơn. Điều đó có nghĩa là phải chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ngoài ra còn phải giữ gìn tốt môi trường sinh thái. Đó cũng là điều kiện quan trong để nâng cao chất
lượng cuộc sống. Là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế.
− Ngoài các nhân tố như vốn, con người, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính
trị và sự quản lý của nhà nước thì phát triển kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố khác như
quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
*** Cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển??? ⇒ Nhấn mạnh về các yếu tố
của TTKT và phát triển kinh tế.
Câu 5: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Tại sao ở nước ta phải thực hiện
tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước phát triển xã hội?
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội
Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
− Phát triển kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội.
+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện tăng chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư (điều kiện
ăn ở tốt hơn, đầu tư cho y tế tăng, mở rộng các phúc lợi xã hội)
+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để giải quyết đói nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội
khác có hiệu quả hơn.
Toru

3


+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để đầu tư cho giáo dục, nâng cao được dân trí.
− Tiến bộ xã hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn nữa
+ Tiến bộ xã hội xác định các nhu cầu mới của đời sống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đáp
ứng.
+ Tiến bộ xã hội thể hiện ở mức sống của con người tăng lên, trình độ học vấn, dân trí tăng lên,
công bằng xã hội tốt hơn… làm cho xã hội ổn định, khả năng lao động sáng tạo và nhiệt tình lao động

của con người tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển hơn.
Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội suy đến cùng thực chất là quan hệ biện chứng
giữa sự phát triển LLSX với sự phát triển QHSX và kiến trúc thượng tầng. Nói cách khác, đó là sự phát
triển của các hình thái kinh tế xã hội.
Nước ta phải thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng giai đoạn phát triển
là vì:
− Nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của NN. Nếu
như chúng ta để cho nền kinh tế tự phát triển thì sẽ dẫn đến sự phân hóa xã hội, phân hóa thu nhập,
phân hóa giàu nghèo. Do đó, sẽ dẫn đến mất cân bằng xã hội. Vì vậy, cần phải có sự quản lý của NN
bằng các chính sách để nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng XHCN, giảm khoảng cách giàu
nghèo, phân phối thu nhập công bằng, giảm thiểu sự phân hóa xã hội.
Câu 6: Vì sao hàng hóa có 2 thuộc tính? Phân tích mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản
đơn?
a. Hàng hóa có 2 thuộc tính vì:
Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Sở dĩ ở hàng hóa có 2 thuộc tính là bởi vì ở
cùng 1 lao động của người sản xuất hàng hóa nhưng nó mang tính chất 2 mặt. Vừa mang tính chất lao
động cụ thể, vừa mang tính chất lao động trừu tượng. Tính chất lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
của hàng hóa. Tính chất lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa.
b. Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn:
− Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa không phải là 2 thứ lao động khác nhau mà là
cùng 1 lao động của người sản xuất hàng hóa nhưng nó mang tính chất 2 mặt. Nó vừa mang tính chất
lao động cụ thể, vừa mang tính chất lao động trừu tượng.
− Tính chất 2 mặt của LĐSXHH vừa phản ánh tính chất lao động tư nhân (lao động cụ thể), vừa
phản ánh tính chất lao động xã hội (lao động trừu tượng). Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư
nhân và lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Ở trong nền kinh tế hàng hóa thì giữa lao
động tư nhân và lao động xã hội có sự mâu thuẫn với nhau và đó là biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản
trong kinh tế hàng hóa. Mâu thuẫn này được thể hiện trên 2 điểm cụ thể như sau:
+ Sản phẩm do người lao động sản xuất ra có khi đáp ứng được nhu cầu, có khi không đáp ứng
được, có khi vượt nhu cầu, có khi thiếu nhu cầu.
+ Hao phí giá thành để sản xuất ra sản phẩm có khi cao hơn giá trị thị trường, có khi thấp hơn

giá trị thị trường.
Câu 7: Tại sao lượng giá trị hàng hóa phải được đo bằng lượng thời gian lao động cần thiết. Sự
giống nhau và khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường lượng lao động.
a. Lượng giá trị hàng hóa phải được đo bằng lượng thời gian lao động cần thiết bởi vì:
− Giá trị của hàng hóa do lao động của người lao động sản xuất hàng hóa hao phí kết tinh vào
trong hàng hóa và nó được thể hiện ở thời gian lao động hao phí. Do đó, lượng giá trị hàng hóa nó
chính là lượng lao động hao phí kết tinh vào trong hàng hóa và được thể hiện ở lượng thời gian lao
động hao phí.
− Thế nhưng đó không phải là lượng thời gian lao động hao phí bất kỳ mà nó phải là lượng thời
gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất và tái sản xuất hàng hóa trong những điều kiện trung
bình của xã hội, năng suất lao động trung bình, cường độ lao động trung bình, trình độ hình học trung
bình mà nhiều người có thể đạt được. Bởi vì trong kinh tế hàng hóa để sản xuất ra 1 loại hàng hóa thì
có nhiều chủ thể khác nhau nhưng do những điều kiện cụ thể cá biệt khác nhau mà dẫn đến năng suất
lao động hao phí khác nhau. Tức là hao phí giá thành cá biệt cao thấp khác nhau, có những chủ thể hao
phí giá thành cao, có những chủ thể hao phí giá thành thấp. Thế nhưng khi đem bán hàng hóa trên thị
trường thì không thể bán theo mức hao phí cá biệt của mình mà phải bán theo giá trị thị trường hàng
hóa mà giá trị thị trường hàng hóa được xác định bởi lượng thời gian lao động hao phí như đã nói ở
Toru

4


trên. Và thông thường thì lượng thời gian lao động xã hội hao phí gần sát với lượng thời gian hao phí
của những người sản xuất nào mà họ đã cung cấp đa số 1 loại hàng hóa nào trên thị trường.
b. Sự giống nhau và khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường lượng lao
động.
− Giống nhau: Đều làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra.
− Khác nhau:
Năng suất lao động
Cường độ lao động

Khi ta tăng hay giảm năng suất lao động
Cường độ lao động tăng lên hay giảm
thì lượng giá trị hàng hóa thay đổi. Giá trị hàng
xuống thì lượng giá trị hàng hóa không thay
hóa thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao
đổi. Không thay đổi bởi vì khi cường độ lao
động. Cụ thể là khi năng suất lao động tăng lên
động tăng lên hay giảm xuống sẽ dẫn đến số
thì thời gian lao động để sản xuất ra một đơn vị
lượng sản phẩm tạo ra trên 1 đơn vị thời gian
hàng hóa giảm xuống, do đó thì giá trị của một
cũng tăng lên hay giảm xuống thế nhưng sức
đơn vị hàng hóa giảm xuống và ngược lại.
lao động hao phí bỏ ra cũng tăng lên hay giảm
xuống tương ứng. Do đó, lượng giá trị hàng hóa
sẽ không thay đổi. Vì vậy, sự tăng lên hay giảm
xuống của cường độ lao động cũng giống như
sự tăng lên hay giảm xuống của thời gian lao
động trong ngày.
Câu 8: Tại sao để tìm hiểu được bản chất và nguồn gốc của tiền tệ phải nghiên cứu các hình thái
giá trị?
− Hiểu được bản chất của tiền tệ:
+ Tiền tệ cũng là hàng hóa giống như hàng hóa thông thường. Cũng có 2 thuộc tính đó là có
người mua, người bán và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu.
+ Tiền tệ là 1 loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá
chung cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi; Là sự thể hiện chung của giá trị và là đại biểu cho tính chất
lao động của xã hội. Tiền tệ trở thành phương tiện cho việc mua bán, trao đổi. Đặc biệt tiền tệ có thể
thỏa mãn rất nhiều nhu cầu còn hàng hóa thông thường thì chỉ thỏa mãn được một vài nhu cầu.
− Do vậy để hiểu được bản chất và nguồn gốc của tiền tệ thì chúng ta phải nghiên cứu từ các
hình thái giá trị. Có 4 hình thái giá trị và qua mỗi hình thái thì bản chất và nguồn gốc của tiền tệ ngày

càng được phản ánh rõ hơn.
+ Hình thái 1: Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị:
Tương ứng với thời kỳ mà sản xuất và trao đổi hàng hóa chưa phát triển. Hàng hóa dư thừa,
đem mua bán chỉ là ngẫu nhiên, hiếm có. VD: 1 hàng hóa A bằng 5 hàng hóa B. Ở trong hình thái này
thì giá trị của hàng hóa thứ nhất là hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa thứ 2 là
hàng hóa B được gọi là hình thái tương đối. Còn hàng hóa B và giá trị sử dụng của nó làm vật ngang
giá được gọi là hình thái vật ngang giá.
Như vậy, hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm móng phôi thai của hình thái tiền tệ của giá
trị. Còn hàng hóa B đóng vai trò vật ngang giá trong ví dụ này là mầm móng phôi thai của tiền tệ sau
này.
Ở trong hình thái này thì việc trao đổi mang tính chất trực tiếp giữa vật với vật.
+ Hình thái 2: Hình thái đầy đủ hay mở rộng.
Tương ứng với thời kỳ mà sản xuất và trao đổi hàng hóa sự phát triển hơn. VD: 2 hàng hóa A
bằng 4 hàng hóa B hoặc có thể bằng 6 hàng hóa B …
Ở trong giai đoạn này, giá trị hàng hóa thứ 1 được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng
hóa thứ 2 đóng vai trò vật ngang giá. Ở trong hình thái này, việc trao đổi vẫn mang tính chất giữa vật
với vật.
+ Hình thái 3: Hình thái chung của giá trị.
Tương ứng với thời kỳ mà sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa. Có nhiều hàng hóa
sản xuất ra và đem mua bán, trao đổi trên thị trường. Do đó, tình trạng trao đổi trực tiếp giữa vật với
vật như 2 hình thái trên đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Không những không đáp ứng được mà nó còn gây trở ngại cho việc phát triển.

Toru

5


Câu 9. Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả? Tại sao mối quan hệ cung cầu là quy luật kinh tế.
Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả

Cung cầu là 1 quy luật của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.
− Cầu: là nhu cầu của XH về 1 loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Thế nhưng nhu cầu mà ta phải
nghiên cứu ở đây không phải là nhu cầu bất kỳ mà là nhu cầu quan hệ ở khả năng thanh toán. Nhu cầu
của xã hội được biểu hiện trên thị trường và được đảm bảo bằng 1 số tiền tương ứng gọi là nhu cầu có
khả năng thanh toán. Quy mô của nhu cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là phụ thuộc vào số
lượng tiền để thực hiện. Và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
+ Mức thu nhập bình quân đầu người.
+ Khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường.
+ Giá cả hàng hóa.
+ Mẫu mã, hình thức hàng hóa sản phẩm.
+ Mốt thời trang của sản phẩm…
− Cung là toàn bộ hàng hóa đang có mặt trên thị trường hoặc có khả năng mang đến thị trường.
Cung do sản xuất quy định nhưng lại không hoàn toàn đồng nghĩa với sản xuất vì có những sản phẩm
hàng hóa sản xuất ra để tự đáp ứng nhu cầu tự tiêu dùng hoặc không có khả năng mang đến thị trường
hoặc không đảm bảo được mẫu mã… Tất cả những hàng hóa đó không được gọi là cung.
− Mối quan hệ giữa cung – cầu:
Được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
+ Cầu tác động đến cung: những hàng hóa, dịch vụ nào tiêu thụ được nhiều thì được sản xuất
nhiều hơn. Chính khối lượng, cơ cấu, quy mô của cầu ảnh hưởng đến khối lượng, cơ cấu quy mô của
cung. Vì vậy, muốn sản xuất phát triển thì p hải mở rộng nhu cầu bằng cách mở rộng thị trường. Trong
đó có 1 yếu tố tác động mạnh đến nhu cầu đó là vấn đề giá cả. Giá cả càng thấp thì càng kích thích
mạnh nhu cầu. Vì vậy, đối với người sản xuất phải phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
+ Cung tác động đến cầu: Ở chổ những hàng hóa, dịch vụ bảo đảm được về mẫu mã, chất
lượng, hình thức, độ bền đẹp, mốt thời trang… thì nó sẽ kích thích mạnh nhu cầu. Vì vậy, đối với
người sản xuất phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường để đổi mới về mãu mã, hình thức, chất lượng.
+ Cung – cầu không chỉ tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường mà tác động đó dẫn đến hình
thành giá cả trên thị trường. Chẳng hạn nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Nếu cung lớn hơn cầu
thì giá cả nhỏ hơn giá trị. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị. Khi giả cả hình thành lại tác
động trở lại cung cầu, điều tiết cung cầu, đưa cung cầu trở về xu thế cân bằng. chẳng hạn, nếu cung lớn
hơn cầu thì giá cả sẽ giảm, kích thích nhu cầu, làm cho nhu cầu tăng lên và khi giá cả giảm thì nó lại

hạn chế nguồn cung và sẽ làm cho nguồn cung giảm. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ
tăng, hạn chế nhu cầu, làm cho nhu cầu giảm xuống và khi giá cả tăng lên thì nó lại kích thích nguồn
cung và sẽ làm cho nguồn cung tăng lên.
Như vậy, tác động của giá cả đối với cung cầu ở chổ là nó tạo ra cơ chế tự điều tiết, tự điều
chỉnh để đưa cung cầu trở về thế cân bằng.
Mối quan hệ cung cầu là quy luật kinh tế vì những lý do sau:
- Tương quan cung và cầu chỉ rõ sản xuất xã hội được phát triển cân đối đến mức độ nào. Bất
kỳ một sự mất cân đối nào trong sản xuất đều được phản ảnh vào trong tương quan giữa cung và cầu.
- Tương quan cung và cầu điều chỉnh giá cả thị trường, chính xác hơn là điều chỉnh độ chênh
lệch giữa giá cả thị trường với giá trị thị trường. Sự biến đổi của tương quan cung và cầu sẽ dẫn đến sự
lên xuống của giá cả thị trường, ngược lại, giá cả cũng ảnh hưởng trở lại đối với cung và cầu. Cầu biến
đổi ngược chiều với giá cả thị trường và cùng chiều với mức thu nhập còn cung biến đổi ngược chiều
với giá cả đầu ra, nhưng cũng biến đổi ngược chiều với giá cả đầu vào.
- Khi hướng tới trạng thái cân bằng, cung và cầu tạo khả năng khôi phục những cân đối đã bị
phá hoại trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự cân bằng cung - cầu là tạm thời, sự không cân bằng giữa cung và cầu là thường
xuyên. Vì cung và cầu vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, mà các nhân tố này luôn biến đổi, nên
cung và cầu thường xuyên là không cân bằng. Chính điều này đã hình thành quá trình tác động lẫn
nhau giữa cung, cầu, giá cả; quá trình này đưa đến sự cân bằng tạm thời giữa cung và cầu. Như vậy
trạng thái cân bằng cung - cầu là do quá trình mất cân bằng hình thành.
- Cung và cầu bảo đảm mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối của quá trình tái sản xuất, tức là
mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; đồng thời, quan hệ cung và cầu còn biểu hiện quan hệ về lợi
ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người bán và người mua.
Toru

6


Chương 4
Câu 10. Điều kiện quyết định để biến tiền thành tư bản là gì? Hàng hóa sức lao động có đặc điểm

gì khác hàng hóa thông thường?
• Điều kiện quyết định để biến tiền thành tư bản là
− Tiền phải đủ mức và phải được đưa vào lưu thông
− Tiền là tư bản và vận động theo công thức T – H – T’
− Phải có sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động. Nếu không có hàng hóa sức lao động thì tiền
sẽ không biến thành tư bản.
• Hàng hóa sức lao động khác hàng hóa thông thường
+ Giống: Hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường đều có 2 thuộc tính đó là giá trị và
giá trị sử dụng.
+ Khác:
• Về giá trị, thì hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thông thường, cũng đều do
lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất và tái sản xuất hàng hóa. Thế
nhưng nó khác ở chổ là để tái sản xuất ra hàng hóa sức lao động thì phải thông qua việc tiêu
dùng những hàng hóa cần thiết để duy trì đời sống người công nhân và gia đình họ. Có 3
đặc điểm: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống công nhân, giá trị tư liêu sinh hoạt
cần thiết để nuôi sống gia định người công nhân, giá trị hao phí để đào tạo người công nhân.
• Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chổ nó bao hàm cả yếu tố
tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng đất nước, từng thời kỳ,
phụ thuộc vào trình độ văn minh đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công
nhân, và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
• Giá trị sử dụng của hàng hòa sức lao động cũng như hàng hóa thông thường là đều nhằm
thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của người mua. Thế nhưng, giá trị của hàng hóa sức lao động
khác hàng hóa thông thường là khi ngườ mua về sử dụng thì sẽ tạo ra lượng giá trị mới lớn
hơn lượng giá trị ban đầu. Điều đó giải thích tại sao tiền trong tay nhà tư bản tăng lên. Đây
cũng là 1 đặc điểm riêng của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa
khóa để giải quyết mau thuẫn trong công thức chung của tư bản.
• Hàng hóa sức lao động xuất hiện trong nhiều chế độ xã hội khác nhau còn hàng hóa sức lao
động chỉ xuất hiện trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Khi kinh tế hàng hóa đạt
đến 1 trình độ nhất định thì mới có hàng hóa sức lao động.
Từ những điều trên, ta có thể kết luận rằng: Hàng hóa sức lao động là 1 loại hàng hóa đặc biệt

khác với các hàng hóa thông thường khác.
Câu 11. Bản chất nguồn gốc giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư chính là giá trị của sản phẩm thặng dư do thời gian lao động thặng dư tạo ra,
được nhà tu bản trả công và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Bởi vì thời gian làm việc trong ngày của người
công nhân bị chia làm 2 phần: thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Thời gian
lao động cần thiết là thời gian lao động mà người công nhân tạo ra giá trị để nuôi sống bản thân mình
thế nhưng nó lại tồn tại dưới hình thức tiền công mà nhà tư bản trả cho người công nhân. Còn thời gian
lao động thặng dư là thời gian lao động mà người công nhân tạo ra giá trị thặng dư để nuôi sống nhà
TB. Thời gian lao động đó không được nhà tư bản trả công và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Qua đó, cho
thấy rõ bản chất của QH SX TBCN là QH chiếm đoạt và bóc lột sức lao động của người lao động làm
thuê. Thế nhưng, bản chất đó được biểu hiện ra bên ngoài là quá trình rất bình đẳng, thuận mua vừa
bán, nhà TB không hề bóc lột công nhân. Thực chất là người CN làm thuê không có TLSX trong tay
phải đi làm thuê cho nhà TB và bị nhà TB bóc lột nặng nền.
Câu 12. Sự giống nhau và khác nhau giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư siêu
ngạch.Trình bày 2 phương pháp sản xuất trong CNTB. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hai phương
pháp giá trị thặng dư trong CNTB?
Sự giống nhau và khác nhau giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư siêu ngạch
Nhà tư bản đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày
càng lớn.
Toru

7


Tuỳ theo từng hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - kỹ thuật khác nhau mà nhà tư bản áp dụng các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư khác nhau. Trên thực tế có các phương pháp sau:
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất
yếu không thay đổi.
- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu

bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, để hạ thấp giá trị sức
lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động,
cường độ lao động vẫn như cũ.
- Giá trị thặng dự siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm
hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số
đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu
nghạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
Sự giống nhau và khác nhau giữa GTTD tuyệt đối và GTTD tương đối
+ Giống: Cả 2 phương pháp này đều nhằm mục đích làm tăng thời gian lao động thặng dư.
+ Khác:
• Phương pháp GTTD tuyệt đối tương ứng với thời kỳ CNTB chưa phát triển.
• Phương pháp GTTD tương đối tương ứng với thời kỳ CNTB phát triển.
Sự giống nhau và khác nhau giữa GTTD tuyệt đối và GTTD siêu ngạch
+ Giống: Cả 2 phương pháp này đều dựa trên cơ sở là tăng năng suất lao động.
+ Khác: Một bên dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt, một bên tăng năng suất lao
động xã hội.
Giữa GTTD tương đối và GTTD dư siêu ngạch không có sự so sánh.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu hai phương pháp giá trị thặng dư trong CNTB
+ Cho thấy rõ bản chất của QHSX TBCN: 2 PPSX GTTD trong CNTB cho thấy CNTB càng
phát triển thì càng nâng cao trình độ bóc lột đối với giai cấp công nhân làm thuê. Trình độ bóc
lột ấy ngày càng tinh vi hơn thể hiện ở PP GTTD tương đối và siêu ngạch.
+ Ý nghĩa về mặt kinh tế: Nếu ta đem gạt bỏ tính chất CNTB của các PP trên thì chính 2 PP
SX GTTD này sẽ là PP tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Câu 13. Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB.
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy
luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm
thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư
bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân

tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị
thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt
động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá
với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột công nhân
làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở
rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nội
dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết
định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động,
phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc
biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa
tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và
phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản
Toru

8


vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản
hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy
thống trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối
sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:

Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư
được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và
công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì
máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp
dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay
thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày
càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao
động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được
mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang giá... lợi nhuận siêu
ngạch mà các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm
qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng
và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã
bòn rút chất xám, huỷ hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu, chậm phát
triển.
Câu 14. Tư bản cố định là gì? Tư bản lưu động là gì? Phân tích căn cứ để phân phân chia tư bản
thành 2 loại tư bản nói trên. Nêu các giải pháp cơ bản để khắc phục hao mòn tư bản cố định.
Tư bản cố định là
Là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất gồm hai mặt:
Mặt vật chất: Là tư liệu lao động, bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà
xưởng…) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất giữ nguyên giá trị sử dụng từ đầu cho đến khi bị thay
thế (Cố định về mặt vật chất)
Mặt giá trị: Là giá trị của tư liệu lao động, giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản
phẩm mà chuyển dần từng phần qua nhiều chu kỳ, trở về tay nhà tư bản dưới hình thái khấu hao, giá trị
hết khi bị thay thế. (Thời gian chuyển hết giá trị vào sản phẩm bao giờ cùng dài hơn một vòng tuần
hoàn)
Tư bản lưu động
Là bộ phận tư bản ứng ra trong thời gian chế tạo sản phẩm, gồm hai mặt:
Mặt vật chất: là đối tượng lao động và sức lao động, là một bộ phận của tư bản sản xuất

(nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động…) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản
xuất và không ngừng đổi mới qua các chu kỳ.
Mặt giá trị: là giá trị của đối tượng lao động và giá trị sức lao động. Giá trị của nó được chuyển
toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Căn cứ để phân phân chia tư bản thành 2 loại tư bản nói trên
+ TBSX bao gồm 2 bộ phận:
• Bộ phận thứ 1 tồn tại dưới dạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phụ tùng…
• Bộ phận thứ 2 tồn tại dưới hình thức là NVL, nhiên liệu liệu, sức lao động.
Thế nhưng phương thức di chuyển giá trị của 2 bộ phận trên vào sản phẩm mới không giống
nhau. Căn cứ vào đó mà phân chia thành TB cố định và tư bản lưu động.
Do đó, TBSX tồn tại dưới hình của bộ phận thứ 1 mà giá trị của nó không tính hết vào sản
phẩm mới sau 1 chu kỳ và sau nhiều chu kỳ tức là sau nhiều năm thì gọi là TBCĐ.
TBSX tồn tại dưới hình thức của bộ phận thứ 2 mà giá trị của nó được tính hết vào sản phẩm
mới sau 1 chu kỳ gọi là TB lưu động.
Hao mòn tài sản và giải pháp cơ bản để khắc phục hao mòn tư bản cố định
Hao mòn của TB cố định: TB cố định được sử dụng sau nhiều chu kỳ, sau nhiều năm tức là có
sự hao mòn dần dần và ở đây có 2 loại hao mòn đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Toru

9


+ Hao mòn hữu hình: Nó chỉ đơn thuần là về mặt giá trị sử dụng mà ta nhìn thấy chẳng hạn như
máy móc trong quá trình sử dụng bị hư hỏng hoặc máy móc bằng sắt, thép do tác động của tự nhiên thì
nó bị sét, rỉ như thế gọi là hao mòn hữu hình.
+ Hao mòn vô hình: là hao mòn về mặt giá trị do tác động trực tiếp của tiến bộ KHKTCN làm
cho những máy móc cùng loại được sản xuất ra vào những thời gian về sau có tính năng, tác dụng
nhiều hơn, công suất lớn hơn, mẫu mã hình thức đẹp hơn thế nhưng hao phí về giá thành về nó hạ thấp
đi. Vì vậy, làm cho những máy móc cùng loại được sản xuất ra vào những thời gian về trước đó tính
năng, tác dụng ít hơn, công suất nhỏ hơn, mẫu mã hình thức không đẹp bằng, thế nhưng hao phí giá

thành của nó lại cao hơn. Chính vì vậy, làm cho giá trị của nó tự mất đi. Hao mòn như thế gọi là hao
mòn vô hình. Các nhà TB rất sợ hao mòn vô hình nên đã tìm mọi cách để thu hồi vốn TB cố định càng
sớm càng tốt để kịp thời thay thế những máy móc mới.
Các giải pháp để khắc phục hao mòn:
+ Biện pháp truyền thống: Các nhà TB sử dụng máy móc hoạt động 24/24, người công nhân
thay ca làm việc. Nên nhà TB chỉ cần mua thêm NVL do đó sẽ thu hồi được vốn TBCĐ sớm. Từ đó,
tránh được hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình, giảm chi phí bảo quản. Nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng vốn TBCĐ và TB lưu động.
+ Trong điều kiện kinh tế thị trường, các nhà TB lợi dụng ở chu kỳ đầu vào giá cả sản phẩm
tăng, các nhà TB tăng tỷ lệ khấu hao. Còn ở những chu kỳ sau , khi giá cả sản phẩm giảm thì các nhà
TB mới giảm tỉ lệ khấu hao.
+ Quỹ khấu hao: sau mỗi chu kỳ sản xuất thì các nhà TB bán hàng hóa đi để thu tiền về và trích
ra 1 số tiền ngang bằng với phần hao mòn của máy móc đã tính vào sản phẩm để lập ra quỹ khấu hao.
Quỹ khấu hao chuyên được sử dụng vào việc sữa chữa nhà xưởng, máy móc thiết bị nếu có sự hư hỏng
Ý nghĩa trong việc nghiên cứu TB cố định và TB lưu động:
+ Cho thấy, các doanh nghiệp phải làm sao thu hồi vốn TB cố định càng sớm càng tốt, giảm
hao mòn hữu hình và vô hình.
+ Có ý nghĩa trong việc cạnh tranh giữa các DN.
Câu 15. Thực chất và động cơ tích lũy tư bản.
Thực chất của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là vấn đề chung của mọi nền sản xuất XH và ở trong TSX có 2 loại đó là TSX giản
đơn và TSX mở rộng. Ở trong CNTB thì điển hình của TSX là thực hiện TSX mở rộng. Để thực hiện
được TSX mở rộng thì các nhà TB không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư cho sinh hoạt hằng ngày mà
chỉ tiêu dùng 1 phần. Còn 1 phần để dành ra để phục vụ vào sản xuất, mở rộng sản xuất. Vậy, điều kiện
để thực hiện TSX MR trong CNTB là phải biến 1 phần của giá trị thặng dư thành TB phụ thêm để mở
rộng sản xuất. Như thế gọi là tích lũy TB. Ở trong TB phụ thêm gồm có TB bất biến phụ thêm và TB
khả biến phụ thêm. Như vậy, về thực chất của tích lũy TB là biến 1 phần của giá trị thặng dư thành TB,
biến thành phương tiện để MRSX và nguồn gốc duy nhất của TB tích lũy chính là giá trị thặng dư. Và
để hiểu được thực chất của tích lũy tư ban ta xét VD sau:
Một nhà TB có số lượng vốn là 800 đơn vị tiền tệ và cơ cấu của nó là 600C + 200V. Và nếu tỉ

suất giá trị thặng dư m’ = 100% thì sau 1 chu kỳ sản xuất thì nhà tư bản này sẽ có 1 số lượng hàng hóa
với giá trị 600C + 200V + 200m. Nếu nhà Tb tiêu dùng hết 200 giá trị thặng dư cho sinh hoạt hằng
ngày thì ở chu kỳ sau chỉ là 600C + 200V và như thế chỉ thực hiện được TSX giản đơn. Thế nhưng
trong CNTB do tác động của nhiều yếu tố mà bắt buộc các nhà TB không thể iêu dùng hết 200 giá trị
thặng dư cho sinh hoạt hằng ngày mà chỉ tiêu dùng 1 phần, phần còn lại phụ thêm vào sản xuất . Giả sử
nhà TB chỉ tiêu dùng 100m và thực hiện tích lũy 100m thì 100m này sẽ biến thành TB phụ thêm và TB
khả biến phụ thêm 600C + 75C 1 + 200V + 25V1. Do đó, sản xuất ở chu kỳ sau sẽ lặp lại với quy mô
lớn hơn: 600C + 75C1 + 200V + 25V1 + 225m. Trong 225m này thì nhà TB chỉ tiêu dùng 100m, tích
lũy 125m (93C2, 32V2). Do đó, chu kỳ sản xuất sau lại lặp lại lớn hơn 600C + 75C 1 + 93C2 + 200V +
25V1 + 32V2 + 257m. Chu kỳ sản xuất cứ tiếp tục diễn ra và ở chu kỳ sau lại có quy mô lớn hơn so với
chu kỳ trước.
Mác đã có 2 kết luận:
− Nếu xét trong quá trình TSX liên tục thì cái mà nhà tư bản ứng trước ngày càng nhỏ đi, còn
tích lũy tư bản thì ngày càng lớn hơn và Mác ví 1 cách hình ảnh là TB ứng trước chỉ như 1 giọt nước
trong dòng sông ngày càng lớn của TB tích lũy.
Toru

10


− CNTB càng phát triển thì càng biến lao động không công thành phương tiện bóc lột sức lao
động của giai cấp công nhân làm thuê ngày càng nhiều hơn nữa.
Động cơ của tích lũy tư bản
Do tác động của cạnh tranh, mục đích chạy theo lợi nhuận, do tác động của các quy luật kinh tế
trong CNTB mà bắt buộc các nhà TB phải thực hiện tích lũy để mở rộng quy mô sản xuất.
Câu 16. Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung tích lũy tư bản.
Có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu với 1 khối lượng giá trị thặng dư đã xác định thì quy mô của tích lũy sẽ
phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tích lũy nhiều thì tiêu dùng sẽ giảm và
ngược lại nếu tiêu dùng nhiều thì tích lũy sẽ giảm.

Xét VD ở trên (câu 15) ta thấy 600 C + 200V + 200m
Thì Tích lũy: 100 , 150 , 175 còn Tiêu dùng 100 , 50 , 25
Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng đã xác định thì quy mô của tích
lũy sẽ phụ thuộc vào các nhân tố làm tăng khối lượng giá trị thặng dư. Có 4 nhân tố:
+ Các nhà TB tăng cường bóc lột sức lao động của CN làm thuê bằng 2 cách
• Tăng cường thời gian làm việc, tăng cường độ làm việc của người công nhân bằng cách tận
dụng hết công suất của máy móc. Máy móc hoạt động 24/24 còn người CN thì thay ca làm
việc trong ngày. Trong trường hợp ngày, nhà TB không cần mua thêm máy móc mà chỉ cần
mua thêm NVL. Làm như vậy, thì nhà TB sẽ tận dụng hết công suất của máy móc, thu hồi
được vốn cố định nhanh chóng, tránh được hao mòn hữu hình, vô hình, giảm chi phí sữa
chữa… Do đó, làm tăng giá trị thặng dư.
• Tìm mọi cách hạ thấp tiền công của người công nhân, để nó thấp hơn giá trị của hàng hóa
sức lao động. Điều đó có nghĩa là các nhà TB không chỉ chiếm hết phần sản phẩm thặng dư
mà còn chiếm cả vào phần sản phẩm cần thiết cho người công nhân. Nhờ đó làm tăng giá trị
thặng dư.
+ Các nhà TB tăng NS lao động trong các ngành : Trong đó cócác ngành sản xuất ra TLSX và
các ngành sản xuất ra tư liệu tiêu dùng làm cho giá thành của TLSX và TLTD giảm xuống. Khi giá
thành của TLTD giảm xuống thì khối lượng giá trị thặng dư danh cho tiêu dùng của nhà TB sẽ giảm
xuống. Do đó, khối lượng giá trị thặng dư dánh cho tích lũy sẽ tăng lên. Còn khi giá thành TLSX giảm
thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích lũy sẽ mua được 1 số lượng những TLSX nhiều hơn. Như
vậy, quy mô của tích lũy không chỉ phụ thuộc vào giá trị thặng dư dành cho tích lũy mà còn phụ thuộc
và khối lượng những hiện vật, TLSX có thể mua được.
+ Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa TB cố định sử dụng và TB cố định tiêu dùng. TB cố định
sử dụng đó là toàn bộ giá trị của mày móc đưa vào sử dụng, còn tư bản cố định tiêu dùng đó là phần
giá trị mày móc đã hao mòn tính vào sản phẩm. Do đó, giữa TB cân đối sử dụng và TB cân đối tiêu
dùng có 1 khoảng chênh lệch ngày càng lớn. Máy móc càng hiện đại thì chênh lệch ngày càng lớn. Vì
vậy, máy móc hiện đại có 1 đặc tính là phục vụ không công. Và các nhà TB sử dụng nó giống như các
lực lượng của tự nhiên mà không phải trả tiền công.
+ Phụ thuộc quy mô sản xuất Quy mô sản xuất càng lớn, KHKT càng hiện đại thì năng suất lao
động cao. Do đó, khối lượng giá trị thặng dư thu được ngày càng nhiều.

Chuong 7
Câu 17. Sự khác nhau giữa CPSX TBCN với giá trị hàng hóa.
KN về CPSX TBCN:
– Đối với XH: để sản xuất ra được hàng hóa thì phải chi phí 1 số lượng lao động nhất định, gồm
có: Lao động quá khứ biểu hiện ở giá trị của TLSX đã hao phí được tính vào sản phẩm. Ký hiệu: c ;
Loa động sống V để tạo ra giá trị mới với tổng là V + m. Để có được giá trị hàng hóa bằng C+V+m
Nếu ký hiệu giá trị hàng hóa là G thì G = C + V + m
− Đối với nhà TB thì để sản xuất ra được hàng hóa thì chỉ cần ứng trước ra 1 số vốn tư bản tiền
tệ ngang bằng C + V và gọi đó là CPSX TBCN. Ký hiệu là K. K = C + V
Khi đó: G = K + m
So sánh giữa giá trị hàng hóa và CPSX TBCN ta thấy có sự khác nhau cả về lượng và khác
nhau cả về chất.
+ Về lượng: Khác nhau ở chỗ đương nhiên G > K bởi vì K còn G – m
Toru

11


+ Về chất: Đối với giá trị hàng hóa G đó là CP thực tế của xã hội. Còn đối với CPSXTBCN K
thì đối với nhà Tb chỉ là người ứng ra vốn về TB tiền tệ. Và đối với nhà TB, không phải là người trực
tiếp bỏ ra sức lao động của mình ra để kết hợp với TLSX mà dùng sức lao động của người công nhân
làm thuê.
Câu 18. Trình bày sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư giữa tỷ suất lợi nhuận va tỷ
suất giá trị thặng dư.
• Sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư:
Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Khác nhau ở chỗ giá trị thặng dư được
tạo ra trong sản xuất và lợi nhuận được biểu hiện trong lưu thông.
Khi giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận trong lưu thông thì nó chịu tác động của nhiều
yếu tố. Lợi nhuận P và giá trị thặng dư m thường không bằng nhau, lợi nhuận có thể cao hơn hay thấp
hơn giá trị thặng dư m, phụ thuộc vào giá cả hàng hóa do quan hệ cung – cầu, cạnh tranh, sức mua của

đồng tiền, ý định của Nhà nước quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì tổng lợi nhuận luôn
bằng tổng giá trị thặng dư.
Lợi nhuận và giá trị thặng dư còn khác nhau ở chỗ là khi nói đến lợi nhuận P thì người ta hàm ý
là so sánh với k, còn khi nói đến giá trị thặng dư m thì người ta lại hàm ý so sánh với V.
• Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư.
So sánh giữa tỷ suất lợi nhuận P’ và tỷ suất giá trị thặng dư m’ cho thấy tỷ suất giá lợi nhuận P’
là sự chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư m’. Thế nhưng nó lại có sự khác nhau cả về lượng và chất.
− Về lượng: Giữa P’ và m’ thì P’ < m’.
− Về chất: Đối với tỷ suất giá trị thặng dư m’ thì nó phản ánh rõ trình độ bóc lột của TB đối với
CN. Còn đối với Tỷ suất lợi nhuận thì nó lại phản ánh sai lệch bản chất nói trên.
Câu 19. Các phạm trù lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quan đã phi phối che giấu bản chất
TBCN của QHSX TBCN như thế nào?
Lợi nhuận:
− Thực chất của lợi nhuận: Khi CPSX TBCN được xác định là K thì số tiền mà nhà TB thu
được trội hơn tức là giá trị thặng dư khi được quan niệm là kết quả của tổng số tu bản ứng ra và bỏ vào
sản xuất thì gọi là lợi nhuận. Và nếu kí hiệu lần lựt là P thì khi đó giá trị hàng hóa G = K + P. Vậy, thực
chất của lợi nhuận P cũng là giá trị thặng dư. Lợi nhuận là biểu hiện của giá trị thặng dư trong lĩnh vực
lưu thông. Nó cũng giống như giá cả hàng hóa là biểu hiện của giá trị hàng hóa trong lĩnh vực lưu
thông. Giá trị và giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nhưng nó phải được biểu hiện
trong lĩnh vực lưu thông. Trong lĩnh vực lưu thông thì giá trị hàng hóa có hình thái biểu hiện là giá cả
và do đó, giá trị thặng dư cũng phải có hình thái biểu hiện của nó là lợi nhuận. Thế nhưng, khi mới
nhìn ta tưởng rằng lợi nhuận P = lượng giá trị thặng dư m. Thế nhưng thực tế ở trong lĩnh vực lưu
thông lợi nhuận P có khi cao hơn hay thấp hơn giá trị thặng dư m do tác động của các yếu tố: QH cung
cầu, cạnh tranh, sức mua của đồng tiền, ý định của NN.
− Khi giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận P trong lĩnh vực lưu thông thì lượng lợi nhuận
P lại xuyên tạc đi về nguồn gốc của nó. Và biểu hiện ra bên ngoài là nguồn gốc của nó không phải là
giá trị thặng dư. Điều đó được thể hiện trên 2 điểm sau:
+ Khi lợi nhuận được quan niệm là kết quả của tổng số TB ứng ra và bỏ vào sản cuất thì nó đã
xóa bỏ đi sự phân chia khác biệt giữa TB bất biến và TB khả biến. Và sự phân chia đó là nhằm để
khẳng định rõ thêm về nguồn gốc duy nhất của GTTD là do TB khả biến tạo ra. Khi đó, nó biểu hiện ra

bên ngoài là lợi nhuận nhiều hay ít là do bản thân tổng nguồn vốn TB ứng ra nhiều hay ít. Nếu tổng
vốn TB ứng ra nhiều thì lợi nhuận nhiều và ngược lại. Vì vậy, làm cho người ta tưởng rằng lợi nhuận là
do bản thân vốn TB tiền tệ sinh ra chư không phải là sức lao động của công nhân làm thuê.
+ Trong lĩnh vực lưu thông, lợi nhuận có khi cao khi thấp do tác động của nhiều yếu tố: QH
cung cầu, cạnh tranh… vì vậy, cũng làm cho người ta tưởng rằng lợi nhuận là do lưu thông tạo ra chư
không phải là do sức lao động của người công nhân làm thuê tạo ra.
Tỷ suất lợi nhuận:
Phản ánh sai lệch bản chất, che giấu bản chất của CNTB biểu hiện ra ở chổ lợi nhận là do bản
thân tiền tệ sinh ra và đầu tư vào đâu là có lợi.
Lợi nhuận bình quân
Toru

12


Cạnh tranh khác ngành là cạnh tranh giữa các nhà TB sản xuất ra các loại hàng hóa khác nhau
và mục đích của cạnh tranh khác ngành là nhằm giành nơi đầu tư có lợi nhất.
Kết quả của việc cạnh tranh khác ngành là dẫn đến sự hình thành của tỉ suất lợi nhuận bình
quân, lợi nhuận bình quân.
C.Mác viết: ... Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau, lúc
đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng thành
tỷ số lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều tính
theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng
đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.
Do đó, thực chất của lợi nhuận bình quân là giá trị thặng dư. Còn lợi nhuận bình quân là sự
phân chia giá trị thặng dư vào các ngành khác nhau.
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất
bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó làm cho chúng ta nhầm tưởng rằng giữa lợi nhuận bình quân và giá trị
thặng dư dường như chẳng có quan hệ gì với nhau. Và nếu như bỏ ra nhiều vốn thì sẽ có nhiều lợi

nhuận. Làm cho người ta lầm tưởng rằng lợi nhuận bình quân là do vốn sinh ra.
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không làm chấm dứt quá
trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.
Câu 20. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh khác ngành. Ý nghĩa của việc cạnh
tranh khác ngành trong CNTB.
Trong CNTB, có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh khác ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành và kết quả
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các nhà TB cùng sản xuất ra 1 loại hàng hóa
và mục đích của cạnh tranh là nhằm giành được ưu thế trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu
được lợi ích nhiều hơn, trội hơn.
Kết quả dẫn đến sự hình thành giá trị thị trường của hàng hóa và tùy theo trình độ phát triển của
LLSX ở trong từng ngành mà giá trị thị trường của hàng hóa được hình thành tương ứng với 1 trong 3
trường hợp
+ Giá trị thị trường của hàng hóa là do đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện
trung bình quy định. Đây là trường hợp phổ biến nhất.
+ Giá trị thị trường của hàng hóa là do đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện
tốt quy định.
+ Giá trị thị trường của hàng hóa là do đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện
xấu quy định.
Cạnh tranh khác ngành và kết quả
Cạnh tranh khác ngành là cạnh tranh giữa các nhà TB sản xuất ra các loại hàng hóa khác nhau
và mục đích của cạnh tranh khác ngành là nhằm giành nợi đầu tư có lợi nhất.
Kết quả của cạnh tranh khác ngành:
+ Dẫn đến sự hình thành của tỉ suất lợi nhuận bình quân.
+ Dẫn đến sự hình thành của lợi nhuận bình quân.
+ Dẫn đến sự hình thành giá cả sản xuất.
a. Tỉ suất lợi nhuận bình quân:
Trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh, các nhà TB đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau và
do những điều kiện cụ thể cá biệt khác nhau mà dẫn đến tỉ suất lợi nhuận thu được là cao thấp khác
nhau. Có những nhà TB thu được múc tỉ suất lợi nhuận cao nhưng cũng có những nhà TB thu được

mức tỉ suất lợi nhuận thấp. Vì vậy, các nhà TB đầu tư vào các ngành chỉ thu được mức tỉ suất lợi nhuận
thấp thì họ không an tâm. Do đó, có sự di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, từ ngành có tỉ
suất lợi nhuận bình quân thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận bình quân cao. Việc di chuyển vốn đầu
tư như thế có thể dẫn đến sự thay đổi quan hệ cung cầu về các loại hàng hóa trên thị trường và dẫn đến
sự thay đổi mức tỉ suất lợi nhuận bình quân. Những ngành trước đây đạt mức tỉ suất lợi nhuận bình
quân cao bắt đầu hạ thấp xuống, những ngành mà trước đây có mức tỉ suất lợi nhuận bình quân thấp thì
lại có xu hướng tăng lên. Do đó, sẽ xuất hiện xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận.

Toru

13


Việc di chuyển vốn như thế sẽ dừng lại khi nào ở các ngành sản xuất khác nhau đều có được
mức tỉ suất lợi nhuận xấp xỉ ngang nhau. Mức tỉ suất lợi nhuận xấp xỉ ngang nhau đó gọi là mức tỉ suất
lợi nhuận bình quân.
VD:
Khối lương
Ngành sản xuất
CPSX
m’ (%)
P’ (%)
(m)
Cơ khí
80C + 20V
100%
20
20%
Dệt
70C + 30V

100%
30
30%
Da, len
60C + 40V
100%
40
40%
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi
nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lòng, đứng yên ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Trong ví dụ trên, các nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho
sản phẩm của ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đó giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống
thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống. Ngược lại, sản phẩm của ngành
cơ khí sẽ giảm đi (cung thấp hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành
cơ khí sẽ tăng lên.
b. Lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh khác ngành dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân bởi vì: Khi tỉ suất lợi nhuận
bình quân hình thành thì nó sẽ hình thành lợi nhuận bình quân. Do đó, nếu có 1 số lượng vốn TB tiền tệ
như nhau thì đầu tư vào bất cứ ngành nào cũng đều thu được mức lợi nhuận như nhau. Mức lợi nhuận
như nhau đó gọi là lợi nhuận bình quân. Vậy, về thực chất của lợi nhuận bình quân là giá trị thặng dư
trước sau giá trị thặng dư vẫn là cơ sở, là gốc rễ còn lợi nhuận bình quân chẳng qua là sự phân phối lại
giá trị thặng dư theo 1 tỉ lệ vốn đầu tư vào các ngành khác nhau.
c. Giá cả sản xuất
Cạnh tranh khác ngành dẫn đến sự hình thành giá cả sản xuất bởi vì khi tỉ suất lợi nhuận bình
quân hình thành, lợi nhuận bình quân hình thành thì sẽ hình thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất =
CPSXTBCN + lợi nhuận bình quân. Vậy, về thực chất của giá cả sản xuất cũng chính là giá trị hàng
hóa nhưng giá cả sản xuất đã trở thành chi phí chung của các ngành chứ không phải của 1 ngành nào.
Và khi đó, gí cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất chư không xoay quanh giá trị hàng hóa như
trước đây.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu cạnh tranh khác ngành

Về mặt lý luận: Mác đã dẫn dắt và chỉ cho người công nhân thấy CNTB càng phát triển thì càng
giành giật, tranh nhau phân chia giá trị thặng dư do người công nhân tạo ra. Chính vì vậy, CNTB càng
phát triển thì càng dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản từ đó mới dẫn đến các cuộc chiến
tranh thế giới. Và giai cấp công nhân phải đứng lên để làm cách mạng vô sản để tự giải phóng mình
khỏi ách áp bức, bóc lột của CNTB.
Câu 21. Nguồn gốc bản chất của TB thương nghiệp và TB cho vay trong CNTB. TB cho vay
trong CNTB có đặc điểm gì.
Nguồn gốc bản chất của TB thương nghiệp
Trong các XH trước CNTB thì đã có TB thương nghiệp thế nhưng lợi nhuận có được chủ yếu là
do kết quả của việc mua rẻ, bán đắt. Nó cũng có tác dụng phá vỡ dần QHSX tự nhiên, tự cung tự cấp
để chuyển dần sang kinh tế hàng hóa.
Sự hình thành của T thương nghiệp:
− TB thương nghiệp lá 1 bộ phận của TBCN tách rời ra vì trong quá trình vận động tuần hoàn
của CNTB đã chứa đựng khả năng rách rời của TB hàng hóa ra khỏi quá trình vận động tuần hoàn của
nó và khả năng đó trở thành hiện thực khi có 1 tập đoàn thương nhân xuất hiện và nó ứng vốn TB tiền
tệ ra làm chi phí lưu thông bán hàng và đảm nhiệm tiêu thụ hàng hóa thay thế cho TB công nghiệp. Khi
đó TB thương nghiệp hình thành.
− Khi TB thương nghiệp hình thành nó vừa có lợi cho TB công nghiệp.
+ TB công nghiệp chỉ tập trung vào việc sản xuất nên có điều kiện quan tâm đến sản xuất nhiều
hơn (tập trung vốn, đổi mới KTCN, công tác quản lý…)
+ TB thương nghiệp: do chuyên trách tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nên am hiểu thị trường
và do đó tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn. Do cùng 1 lúc vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn trên thị
trường thì sẽ làm cho chi phí lưu thông giảm xuống.
Toru
14


− Khi Tb thương nghiệp hình thành nó vừa độc lập và vừa phụ thuộc vào TB công nghiệp.
+ Độc lập: khi đó TB thương nghiệp đã trở thành ngành có chuyên môn riêng, nghiệp vụ riêng.
+ Phụ thuộc: do tiêu thu hàng hóa sản xuất ra vì vậy phải phụ thuộc TB công nghiệp cả về cơ

cấu, chủng loại, mẫu mã hình thức, chất lượng.
Nguồn gốc bản chất của TB cho vay trong CNTB
Trong các XH trước CNTB đã có TB cho vay nhưng chủ yếu là dưới dạng cho vay nặng lãi hay
còn gọi là hình thức TB đặc trưng
Sự hình thành TB cho vay: Trong CNTB, TB cho vay chỉ là 1 bộ phận của Tb công nghiệp tách
rời ra vì trong quá trình vận động tuần hoàn của TB công nghiệp tại từng thời điểm nhất định, có những
nhà TB công nghiệp có những khoản vốn nhàn rỗi. VD: tiền để trong quỹ khấu hao nhưng chưa phải sử
dụng hoặc tiền dự trữ trả lương CN nhưng chưa đến kỳ hạn hoặc tiền bán hàng hóa nhưng chưa sử
dụng đến… Bên cạnh đó, có những nhà TB công nghiệp khác có nhu cầu tiền vốn nhưng chưa có
chẳng hạn như cần tiền vốn để tu sửa nhà xưởng, máy móc, do quá trình tích lũy chưa đủ, cần tiền để
mua NVL… từ đó xuất hiện nhu cầu đi vay. Xuất hiện nhu cầu cho vay và các nhu cầu đi vay, cho vay
được thỏa mãn thông qua TB cho vay. Vì vậy, TB cho vay trong CNTB chính là tiền tệ mà người chủ
của nó đưa cho nhà TB khác sử dụng trong 1 thời gian nhất định nhưng với điều kiện khi quay trở về
nó phải kèm theo 1 số tiền trội thêm. Số tiền trội thêm đó gọi là lợi tức cho vay.
Đặc điểm của TB cho vay:
− TB cho vay có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Cùng 1 vốn TB tiền tệ cho
vay, đối với nhà TB cho vay thì có quyền sở hữu, đối với nhà TB đi vay thì đó là quyền sử dụng. Từ
đặc điểm này mà giữa 2 nhà TB đi vay và cho vay phải tôn trọng lẫn nhau và phải bảo đảm lợi ích kinh
tế cho nhau để trở thành động lực đối với 2 nhà TB.
− Phương thức vận động của TB cho vay biểu hiện đẳng thức khái quát là T – T’ nhug7 công
thức đầy đủ là:
T–T–H

…… sx : H’ – T’ – T’

Trong đó, T – T và T’ – T’ chỉ là những giai đoạn chuẩn bị và kết thúc của sự vận động tuần
hoàn của TB công nghiệp mà thôi
Câu 22. Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay. Các phạm trù nói
trên đã che giầu nguồn gốc và bản chất của QHSX TBCN như thế nào.
Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp

TB thương nghiệp vận động trong lưu thông không tạo ra được giá trị và giá trị thặng dư nhưng
vẫn thu được lợi nhuận. Lợi nhuận của TB thương nghiệp chính là chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Giá mua của TB thương nghiệp khi mua hàng hóa của TB công nghiệp thì nó thấp hơn nhiều so với giá
trị của hàng hóa, còn khi TB thương nghiệp bán ra thì bằng với giá trị hàng hóa. Sở dĩ như vậy là bởi vì
TB thương nghiệp ứng vốn tiền tệ ra làm chi phí lưu thông bán hàng thay thế cho nhà TB công nghiệp
và đảm nhiệm việc tiêu thụ, bán hàng hóa cho nhà TB công nghiệp. Vì vậy mà TB công nghiệp phải
cắt nhượng phần lợi nhuận tương ứng với phần vốn TB thương nghiệp bỏ ra. Số lợi nhuận đó được
khấu trừ vào giá trị của hàng hóa.
Vì vậy, nhà Tb công nghiệp bán hàng hóa cho nhà Tb thương nghiệp thấp hơn giá trị hàng hóa
còn nhà TB thương nghiệp bán hàng hóa ra bằng với giá trị hàng hóa.
VD: 1 nhà TB công nghiệp có số lượng tiền vốn là 900 đvtt, cơ cấu đầu tư: 720C + 180V,
m’=100%. Sau 1 chu kỳ sản xuất thì nhà TB công nghiệp có 1 số lượng hàng hóa với giá trị là 720C +
180V + 180m. Giá trị hàng hóa là 1080.
Để tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thì nhà TB còn phải ứng thêm 1 số đơn vị tiền tệ nữa để
làm chi phí bán hàng. Giả sử số tiền đó là 100 đvtt.
Khi đó, nhà TB thương nghiệp xuất hiện, ứng vốn tiền tệ ra làm chi phí lưu thông bán hàng hóa
thay thế cho nhà TB công nghiệp và đảm nhiệm việc tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, nhà TB công nghiệp
phải cắt nhượng số lợi nhuận tương ứng với phần vốn nhà TB thương nghiệp bỏ ra 18% * 100 = 18
Do đó mà nhà TB công nghiệp phải bán hàng hóa cho nhà TB thương nghiệp với giá là
720C + 180 V + (180m – 18m) = 1062
Và nhà TB thương nghiệp bán hàng hóa ra với giá là 1080.
Toru
15


Vây, thực chất của lợi nhuận thương nghiệp cũng chính là giá trị thặng dư do người công nhân
làm thuê tạo ra mà nhà TB công nghiệp thu được cắt 1 phần chia cho nhà TB thương nghiệp. Qua đó,
cho thấy nhà TB thương nghiệp cũng tham gia vào việc chiếm đoạt giá trị thặng dư do người công
nhan làm thuê tạo ra.
VD minh họa trên chỉ đúng trong trường hợp giả định rằng không có chi phí lưu thông. Nhưng

trên thực tế, không thể không có chi phí lưu thông. Ở đây chỉ đề cập đến chi phí lưu thông thuần túy.
Giả định chi phí lưu thông thuần túy mà nhà TB thương nghiệp ứng ra là 50: 900 + 100 + 50 = 1050
Chứ không phải là 18%. Lợi nhuận của nhà TB thương nghiệp sẽ là:
Lợi nhuận của nhà TB thương nghiệp
Khi đó, TB công nghiệp bán hàng hóa cho Tb thương nghiệp với giá là
TB thương nghiệp sẽ bán ra với giá là 1130
Nguồn gốc, bản chất của lợi tức cho vay
Lợi tức là 1 p hần của lợi nhuận bình quân mà nhà TB đi vay phải trả cho nhà TB cho vay về
quyền sở hữu vốn TB tiền tệ để được cái quyền sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Điều đó có nghĩa
là TB công nghiệp thiếu vốn đi vay về hoạt động và thu được lợi nhuận bình quân và trích ra 1 phần để
trả cho nhả TB cho vay. Phần đó được gọi là lợi tức cho vay. Và phần còn lại cho nhà Tb vay, phần
này gọi là lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, khi nghiên cứu sự phân chia của lợi nhuận bình quân làm 2 phần như trên cho ta thấy
1 số điểm sau:
+ Thực chất của lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp đều là giá trị thặng dư do người công nhân
làm thuê tạo ra mà nhà TB công nghiệp thiếu vốn đi vay để hoạt động thu được và nó trích ra 1 phần để
trả cho nhà TB cho vay.
+ Giữa 2 nhà TB đi vay và cho vay có sự thỏa thuận với nhau về mức lợi tức và tỉ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi túc là tỷ lệ tính theo % giữa mức lợi tức thu được trong năm so với số vốn TB cho vay trong
năm đó.
+ Giữa 2 nhà TB cho vay và đi vay có sự thỏa thuận với nhau về mức lợi tức và ỷ suất lợi tức.
Mức lợi tức và tỷ suất lợi tức có thể cao hơn hay thấp hơn do tác động của nhiều yếu tố chẳng hạn như
mối làm ăn quen biết từ trước, do quan hệ cung cầu về vốn cho vay. Thế nhưng mức lợi tức và tỷ suất
lợi tức này không phải cao bao nhiêu cũng được và thấp bao nhiêu mà nó phải được giới hạn trong
khoảng 0 ≤ lợi tức ≤ lợi nhuận bình quân. Cũng như 0 ≤ tỷ suất lợi tức ≤ tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Khi lợi nhuận bình quân chia làm 2 phần lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp thì chính lợi tức và
lợi nhuận doanh nghiệp nó đã xuyên tạc đi về nguồn gốc và biểu hiện ra bên ngoài là nguồn gốc của nó
không phải là giá trị thặng dư. Điều đó thể hiện ở chổ là lợi tức khi đó được biểu hiện ra bên ngoài là
kết quả của tổng vốn cho vay. Nếu tổng vốn cho vay nhiều thì sẽ thu được lợi tức nhiều. Vì vậy, làm
cho người ta tưởng rằng lợi tức là do bản thân vốn TB tiền tệ sinh ra chư không phải do sức lao động

của người công nhân. Còn lợi nhuận doanh nghiệp biểu hiện ra đó là công lao hoạt động của nhà Tb
cho vay có được chứ không phải do người công nhân tạo ra.
Khi nghiên cứu về Tb cho vay và lợi tức cho vay thì cho thấy 1 số điều sau:
– Cho thấy rõ bản chất của QHSX TBCN được mở rộng ra. Không chỉ các nhà TB công ngiệp
và TB thương nghiệp mà kể cả các nhà TB cho vay tức là những nhà TB không hoạt động nó cũng
tham gia vào việc chiếm đoạt giá trị thặng dư do người công nhân làm ra.
− Các nhà TB cho vay không những tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư có sẵn mà còn
góp phần làm tăng giá trị thặng dư bằng cách bổ sung thêm nguồn vốn thiếu hụt cho các nhà TB hoạt
động.

Toru

16


Câu 23. Trình bày hình thức địa tô chênh lệch trong CNTB, phân tích ý nghĩa của việc nghiên
cứu địa tô trong CNTB.
Hình thức địa tô chênh lệch trong CNTB
Để hiểu hình thức địa tô chênh lệch trước hết phải hiểu được đặc điểm của ruộng đất trong nông
nghiệp.
+ Ruộng đất trong nông nghiệp có sự giới hạn về số lượng và chất lượng của ruộng đất. Còn khí
hậu thời tiết ở từng địa phương ít có sự biến động.
+ Ruộng đất trong nông nghiệp chi làm 3 loại:
– Ruộng đất tốt: căn cứ vào 2 tiêu thức
• Đất màu mỡ, phì nhiêu cao.
• Vị trí thuận lợi, gần các trụ lộ giao thông
− Ruộng đất trung bình
• Độ màu mỡ không cao nhưng cũng không phải xấu
− Ruộng đất xấu
• Ruộng đất cằn cỗi.

• Vị trị không thuận lợi, xa các trục lộ giao thông.
+ Ruộng đất trong nông nghiệp được chia làm 3 loại như trên thế nhưng nhu cầu của XH về
nông sản phẩm ngày càng tăng lên. Vì vậy, phải canh tác trên những ruộng đất xấu nhất thì mới đáp
ứng nhu cầu của XH về nông sản phẩm hàng hóa. Vì thế mà giá cả của nông phẩm hàng hóa do điều
kiện canh tác trên ruộng đất xấu quy định. Về điểm này khác với trong sản xuất công nghiệp. Trong
CN, giá cả là do điều kiện sản xuất trung bình quy định. CHính vì vậy, canh tác trên ruộng đất tốt và
trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch.
+ Như vậy, lợi nhuận siêu ngạch trong NN chính là sự chênh lệch về gia cả của nông sản phẩm
hàng hóa canh tác trên ruộng đất xấu với giá cả của nông sản phẩm hàng hóa canh tác trên ruộng đất tố,
trung bình.
+ Thế nhưng, lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp lại thuộc về quyền của người sở hữu
ruộng đất chứ không phải là giai cấp địa chủ. Vì vậy, nhà TB kinh doanh nông nghiệp phải đem nộp
cho địa chủ dưới hình thức địa tô chênh lệch. Như vậy, về thực chất của địa tô chênh lệch chính là lợi
nhuận siêu ngạch mà nhà TB kinh doanh nông nghiệp thu được và đem nộp cho địa chủ dưới hình thức
địa tô chênh lệch.
Như vậy, nhà TB KDNN được hương lợi nhuận bình quân, còn giai cấp địa chủ hưởng phần lợi
nhuận siêu ngạch ngoài hình thức lợi nhuận bình quân dưới hình thức địa tô chênh lệch.
Địa tô chênh lệch có 2 loại:
+ Địa tô chênh lệch loại I: có được ở những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, vị trí thuận lợi.
+ Địa tô chênh lệch loại II: do kết quả của việc đầu tư thâm canh bằng cách tăng thêm vốn TB
tiền tệ trên 1 đơn vị diện tích để có thêm các điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Chẳng hạn, tăng thêm
phân bón, thuốc trừ sau, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các loại giống cây con có năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao.
ý nghĩa của việc nghiên cứu địa tô trong CNTB.
− Cho thấy rõ bản chất của QHXN TBCN nó mở rộng ra, không chỉ trong các nhà kinh doanh
công nghiệp, thương nghiệp, cho vay, ngân hàng mà kể cả những nhà TB KD NN cùng với tầng lớp địa
chủ cũng tham gia vao việc phân chia giá trị thặng dư do người nông dân nông nghiệp tạo ra.
− Cho thấy việc nghiên cứu lý luận địa tô cung cấp cơ sở lý luận để Đảng và NN ban hành
chính sách về nông nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan. Từ đó, tạo điều kiện cho ngành nông
nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan phát triển. Ở đây, ta cần hiểu rõ, từ lý luận về địa tô đã cung

cấp cơ sở lý luận ở chỗ: Ruộng đất trong nông nghiệp được chia làm 3 loại và do đó sẽ có những hình
thức thuế khác nhau. Và từ năm 1993 trở lại đây thì Nha nước đã miễn thuế ruộng đất trong 1 phạm vi
nhất định, vượt qua sẽ thu thuế. Đó cũng là cơ sở để thu thuế. Do đất nông nghiệp là 1 loại tài sản đặc
biệt nên nhà nước đã nắm quyền sở hữu. Nhà nước giao cho người dân quyền sử dụng và khi cần thì
nhà nước sẽ thu hồi có bồi thường. Do đã được nhà nước trao quyền sử dụng rồi nên người dân có
quyền mua bán, trao đổi.

Toru

17


Chương 8
Câu 24. Trong các đặc điểm kinh tế của CNTB độc quyền thì đặc điểm nào quan trong nhất và
quyết định nhất. Tại sao.
a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần
lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền
cao.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết
ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối
liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác
nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư
bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ
là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội
nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản. Dựa trên địa vị

người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của nó vào các cơ quan quản lý của độc quyền
công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu
tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình
xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức
độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân
hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình
độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy
sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn
bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính.
- Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của
chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà
nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là "công ty mẹ"); công ty này lại mua
được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó
lại chi phối các "công ty cháu" cũng bằng cách như thế... Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ
chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc
quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
- Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về
mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư
sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa
phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây
chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển.
c) Xuất khẩu tư bản
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục
đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:
+ Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản
thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.
+ Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu
tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp

dẫn đầu tư tư bản.
- Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp.
- Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân tích
thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công
cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới.
Toru

18


d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và
phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình
thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị
trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao
đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận
siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định
thường xuyên. V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt
của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời"1.
đ) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về
lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn,
sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì
cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn".
Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu
tranh đòi chia lại thế giới đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới

lần thứ nhất 1914-1918 và lần thứ hai 1939-1945.
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản
chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính
trị là hiếu chiến, xâm lược.
Câu 25. Tại sao nói ngày nay CNTB đang có sự điều chỉnh để thích nghi nhưng nó không thể
vượt qua điểm lịch sử giới hạn của nó.
Úm ba la …. Thầy ơi đừng cho câu này ^^
GOOD LUCK FOR U

Toru

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×