Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khảo sát sự biến động về giá của một số thuốc nhập ngoại trên thị trường hà nôi trong giai đoạn 2001 đến 3 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
VŨ THỊ KIM DUNG
KHẢO SÁT Sự BIẾN ĐỘNG VỂ GIÁ CỦA MỘT s ố
THUỐC NHẬP NGOẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
• • • •
TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2001 ĐẾN 3/2004
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HOC 1999 - 2004
Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH BÌNH
Nơi thực hiện : HÀ NỘI
Thời gian thực hiện : Từ 112003 đến 5/2004
HÀ NỘI, 5/2004
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHỤ LỤC VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN I. TỔNG QUAN 2
I. Vài nét về thị trường dược phẩm thế giới

2
1. Sự phát triển của thị trường dược phẩm thế giới

2
2. Tiêu dùng thuốc trên thê giới
3
3. Một sô mô hình quản lý giá thuốc trên thế giới 4
3.1. Mô hình quản lý giá thuốc ở châu Mỹ 5
3.2 Mô hình quản lý giá thuốc ở châu  u 7
II. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam 8
1. Sự phát triển của thị trường dược phẩm Việt N am 8
2. Quản lý giá thuốc ở Việt N am 12


PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u

17
1. Đôi tượng nghiên cứu
17
1.1. Nhóm tim m ạ ch 17
2.2. Nhóm kháng sinh 18
2.3. Nhóm hạ nhiệt giảm đau 18
2.4. Nhóm Vitamin 18
2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
.
18
2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 19
PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20
I. Kết q u ả 20
1. Nhóm thuốc tỉm mạch 20
1.1. Hoạt chất Amiodaron 20
1.2 Hoạt chất Digoxin 21
1.3. Hoạt chất Niketamid và Heptaminol

22
1.4. Hoạt chất Enalaprin
23
1.5.Hoạt chất Niíedipine 24
1.6. Nhận xét: 25
2. Nhóm thuốc bổ 26
2.1. Hỗn hợp Vitamin 26
2.2. Hoạt chất Vitamin AD 27
2.3. Hoạt chất Vitamin c lOOOmg 28

2.4. Hoạt chất Vitamin E 400MUI 29
2.5. Nhận xét: 30
3. Nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau 31
3.1. Hoạt chất Paracetamol 31
3.2. Hoạt chất Piroxicam 32
3.3. Nhận xét: 33
4. Nhóm thuốc kháng sình 34
4.1. Hoạt chất Amoxicylin 34
4.2. Hoạt chất Ampicillin 35
4.3. Hoạt chất Lincomycin 36
4.4. Hoạt chất Cefadroxil 37
4.5. Nhận xét: 38
II. Bàn luận 38
1. Nhóm những thuốc giá tăng trung bình 39
2. Nhóm những thuốc giá tăng cao 40
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
1. Kết luận 43
2. Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được hoàn thành ở đây là kết quả của sự giúp đỡ, hỗ trợ của
rất nhiều người từ: Ban giám hiệu Trường đại học dược Hà Nội, Bộ mồn Quản
lý kinh tế dược, Báo Sức khoẻ và đòi sống, Tổng cục thống kê.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
TS. Nguyễn Thanh Bình, ngưòi thầy trực tiếp hướng dẫn đã hết lòng
giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi đã học được ở
thầy rất nhiều những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học.
TS. Lê Thế Chính - Thanh tra dược Bộ Y tế, người đã giúp đỡ tôi tận
tình trong hướng phát triển đề tài. Chính nhờ sự chỉ bảo của chú góp phần giúp
tôi hoàn thành luận văn này.

Anh Nguyễn Khánh và các anh chị trong báo "Sức khoẻ và đời sống" đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này, nhất là trong những
buổi đầu còn rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ.
Anh Lê Trường - Tổng cục thống kê, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lòi cảm ơn tới những người bạn tôi luôn
luôn động viên khuyến khích, giúp đỡ tôi trong lúc tôi nản lòng. Chính nhờ sự
giúp đỡ của họ mà tôi mới có kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn tới gia đình thân yêu của tôi, chính gia
đình của tôi là nguồn động viên khích lệ lớn nhất mà tôi có được để vượt qua
mọi khó khăn.
Một lần nữa từ đáy lòng mình tôi xin cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của mọi
người!
Sinh viên
^Oũ yjhì ~Kim ^Duntị
PHỤ LỤC VIẾT TẮT
May-01
Oct-Ol
May-02
0ct-02
Jan-03
Feb-03
Mar-03
Apr-03
May-03
Jun-03
Jul-03
Aug-03
Sep-03
0ct-03

Nov-03
Dec-03
Jan-04
Feb-04
Mar-04
NMX
NCS
DNNN
DNNHN
DNTN
CIF
: 5/2001
10/2001
5/2002
10/2002
1/2003
2/2003
3/2003
4/2003
5/2003
6/2003
7/2003
8/2003
9/2003
10/2003
11/2003
12/2003
1/2004
2/2004
3/2004

Nhịp mắt xích
Nhịp cơ sở
Doanh nghiệp nước ngoài
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Giá nhập khẩu
ĐẬT VÂN ĐỂ
Thị trường thuốc Việt Nam trong cơ chế thị trường có sự tham gia của
các doanh nghiệp dược trong nước và các hãng dược phẩm nước ngoài đã cung
ứng tương đối đầy đủ thuốc cho nhân dân với chất lượng thuốc ngày càng tốt
hơn. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm quản lý của nhà nước, nên giá thuốc
nhất là thuốc nhập ngoại rất cao. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, thị
trường thuốc Việt Nam có những sự biến động rất lớn về giá theo xu hướng
ngày càng cao hơn. “Giá trị thực của từng viên thuốc nhập ngoại chỉ bằng
50% giá trị thực bán tại thị trường Việt Nam, riêng giá bán của các công ty
Hàn Quốc thì gấp 300- 400% giá trị thực, nguyên nhân là do hom 10 năm
qua Bộ y tế đã để cho các công ty nước ngoài độc quyền tại Việt Nam” [5].
Trước tình hình trên 1/10/2003 Bộ y tế đã ra quyết định yêu cầu tất cả các
hiệu thuốc phải niêm yết giá thuốc trên bao bì nhằm bình ổn giá thuốc, tuy
nhiên giá thuốc lại càng lên cao hơn, đến mức không kiểm soát nổi. Điều
này ảnh hưởng không ít tới tâm lý ngưòi dân trong cộng đồng, người bệnh
nhất là những bệnh nhân nghèo, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc sức
khoẻ, cung ứng thuốc cho nhân dân.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài “Khảo sát sự biến động vê giá của một
sô' thuốc nhập ngoại trên địa bàn Hà Nội từ năm 2001 đến tháng 3 năm
2004” được thực hiện nhằm các mục tiêu chính như sau:
1. Đánh giá sự biến động về giá của một số loại thuốc nhập ngoại từ năm
2001 đến tháng 3 năm 2004.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động giá thuốc.
Từ đó đề xuất một số biện pháp với nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách

góp phần nhằm bình ổn giá thuốc.
1
PHẦN I. TỔNG QUAN
I. VÀI NÉT VỀ THỊ TRUỒNG DUỌC PHAM t h ế giới
1. Sự phát triển của thị trường dược phẩm thế giói
Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong ngành
dược và sự tăng trưởng kinh tế trong vài chục năm qua giá trị sử dụng thuốc
trên thế giới tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng từ 8%- 10%
[11]. Điều này được thể hiện qua doanh số bán thuốc toàn thế giới theo
bảng sau:
Bảng 1- Doanh số bán thuốc toàn thế giói
___________________
_______
Đơn vị tính: tỷ USD
Năm Doanh số bán toàn thế giới
Tỷ lệ tăng trưởng ( nhịp cơ sở)
1986 100,0
100,0
1996 296,4
296,4
1997
304,6
304,6
1998
308,5
308,5
1999 337,2
337,2
2000
350,2

350,2
2001
364,2
364,2
2002
400,6
400,6
2003 466,3
466,3
Nguồn Cục quản lý dược Việt Nam
Doanh số bán thuốc trên toàn thế giới tăng trưởng không ngừng và tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số [11]. Đặc biệt năm 2001 tốc độ tăng
trưởng doanh số bán đạt cao nhất 12%, sang năm 2003 mặc dù có những biến
động lớn về kinh tế của các thị trường lớn nhưng doanh số bán toàn thế giới
vẫn đạt 466,3 tỷ USD tăng 9% so với năm 2002. Trong đó Bắc Mỹ vẫn là thị
trường dẫn đầu đạt 229,5 tỷ USD chiếm 49% doanh số toàn cầu, châu Á (trừ
Nhật Bản) châu Phi và Australia là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất
tói 1% so vói năm 2002.
2
Tuy nhiên doanh số bán chỉ tập trung vào một số nhóm thuốc chủ yếu:
thuốc tim mạch, thuốc tác dụng trên đường tiêu hoá, thuốc tác dụng trên thần
kinh trung ương và tâm thần, thuốc giảm đau phi steroid
Bảng 2-10 nhóm thuốc đứng đầu về doanh số bán năm 2003
Đơn vị tính: tỷ USD
Stt
Nhóm thuốc
Doanh số
2003
% doanh số
toàn cầu

% tăng trưởng
so vói 2002
1
Hạ Cholesterol& triglyceride 26,1
6
14
2 Chống loét
24,3 6
9
3
Chống trầm cảm
19,5 4
10
4
Chống viên non- steroid
12,4 3
6
5
Chống loạn tâm thần
12,2
3
20
6 Kháng Calci
10,8
2
2
7
Erythropoietin
10,1
2

16
8
Chống động kinh
9,4
2
22
9
Chống đái tháo đường
9,0
2
10
10
Cephalosporin& SP phối hợp
8,3
2
3
Tổng cộng
142,0
30
11
Nguồn: IM
s
health
2. Tiêu dùng thuốc trên thế giới
Mặc dù doanh số bán thuốc trên thế giới tăng mạnh trong những năm
gần đây nhưng sự phân bố về tiền tiêu dùng thuốc trên thế giói lại không đồng
đều giữa các nước, các khu vực với nhau.
Bảng 3- Doanh số bán thuốc toàn thế giới phân bố theo vùng
Đơn vị tính: tỷ USD
Các thị trường trên thế giói

Doanh số
bán 2003
% doanh số
toàn thế giới
Tỷ lệ tăng trưởng %
(so với năm 2002)
Bắc Mỹ
229,5
49
11
Các nước EU
115,4 25
8
Các nước châu Au không
thuôc EU
14,3 3
14
Nhât Bản
52,4
11 3
Châu Á (trừ Nhật Bản),
châu Phi, Australia
37,3
8
12
Châu Mỹ Latinh 17,4 4
6
Tổng cộng
466,3 100
9

Nguồn: IMS Health
3
Ở các nước phát triển dân số thấp, thu nhập bình quân đầu người cao,
giá của cùng một loại thuốc ở các nước phát triển thấp hơn ở các nước đang
phát triển; trong khi đó ở các nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu
ngưòi thấp hơn, dân số cao hơn, giá thuốc cao hơn [12].
Bắc Mỹ chủ yếu là Mỹ là quốc gia đạt doanh số bán cao nhất, 149,5 tỷ
USD chiếm gần 40% doanh số bán toàn cầu trong khi dân số Mỹ chỉ chiếm
khoảng 4,5% dân số thế giới. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy sự khác
nhau về phân bố tiền tiêu dùng thuốc trên thế giới, tại Tanzania - một nước
chậm phát triển với GDP tính theo đầu ngưòi hàng năm là 120 USD, giá bán lẻ
của 10 trong 13 thuốc thông dụng cao hơn ở Canada - một nước có GDP tính
theo đầu người là 19.389 USD. Trung bình nếu để mua được thuốc này một
người lao động không có tay nghề ở Tazania phải mất tới 8 ngày còn một
người lao động có tay nghề ở Canada phải mất tới 215 ngày [12]. Sở dĩ có thực
trạng này là do ở các nước phát triển có các chính sách bảo hộ người tiêu
dùng mà ở đây là bệnh nhân, đồng thời còn có các chính sách về giá thuốc
với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước từ khâu nhập khẩu thuốc, sản xuất tới
bán buôn bản lẻ thuốc trong khi đó ở các nước ở các nước đang phát triển
dường như các chính sách về dược phẩm chưa được quan tâm đúng mức,
giá thuốc bị thả nổi, tự do rất dễ dẫn đến hiện tượng giá thuốc tăng quá cao
mà chính phủ không thể kiểm soát được, còn người dân phải chịu giá thuốc
cao tới mức vô lý.
3. Một sô mô hình quản lý giá thuốc trên thê giới
Để bảo vệ quyền lọi ngưòi tiêu dùng mà ở đây là người bệnh và đảm
bảo công bằng xã hội chính phủ các nước cần đưa ra các chính sách về giá
thuốc thích hợp nhằm ổn định giá cả thuốc trên thị trường. Ở một số nước phát
triển trên thế giới, việc quản lý giá thuốc và các chính sách về kê đơn thuốc,
bán thuốc theo đơn, khuyến khích việc kê đơn bằng thuốc tên gốc đều có các
quy định rất rõ ràng. Nhìn chung mỗi một quốc gia có một thể chế chính trị

4
riêng, một quan niệm đạo đức xã hội riêng do đó mỗi một mô hình quản lý
phù hợp với tình hình riêng của mỗi nước.
3.1. Mô hình quản lý giá thuốc ở châu Mỹ
Ở châu Mỹ nhìn chung có 4 mô hình quản lý giá thuốc [15]:
• Mô hình quản lý giá thuốc kiểm soát hoàn toàn.
• Mô hình quản lý giá thuốc tự do hoàn toàn .
• Mô hình quản lý giá thuốc kết hợp kiểm soát và tự do.
• Mô hình quản lý giá thuốc hỗn hợp tự do và kiểm soát.
Với mô hình quản lý nhà nước kiểm soát hoàn toàn, giá thuốc được xác
định thông qua một cơ quan quản lý giá của chính phủ, Các nhà sản xuất phải
trình cho cơ quan của chính phủ, có thể là bộ y tế, các tài liệu làm cơ sở để
hình thành giá thuốc. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, cơ quan quản lý cho phép nhà
sản xuất cộng thêm vào giá thành một thặng số từ 20 đến 30% để hình thành
giá bán buôn. Trên cơ sở giá bán buôn nhà thuốc bán lẻ được phép cộng vào
giá thành một thặng số từ 25 đến 30% để hình thành giá bán lẻ. Nhà nước
cũng quy định việc cộng thêm thặng số vào giá CIF cho thuốc nhập khẩu.
Theo nhận định thì mô hình này rất phù hợp vói các nước phát triển. Một số
nước áp dụng mô hình này như: Ecuador, Hondaras, Panama, Paraguay
Bảng 4- Mô hình quản lý giá thuốc kiểm soát hoàn toàn
Nước Cơ quan quản lý giá
Thặng số cho nhà sản
xuất.
Thặng số cho hiệu
thuốc.
Ecuador Bộ y tế
Thuốc nội: +20%
Thuốc nhập: giá CIF + phí
+ 20%
Honduras Bộ kinh tế

Thuốc nhập: giá CIF + phí
+ 4%
Panama Văn phòng kiểm
soát giá của chính
phủ.
Thuốc kê đơn: +30%
Thuốc OTC:+ 25%
Thuốc kê đơn:
+33%
Thuốc OTC:
+30%
5
Theo một số nhà phân tích thì chính sách trên có tác dụng tích cực,
đảm bảo giá tương đối thống nhất, chống được đầu cơ và đảm bảo việc
cung ứng diễn ra bình thường. Tuy nhiên cơ chế này vẫn có thể làm cho giá
thuốc tăng cao hơn so với thực tế vì nhà sản xuất có thể khai thêm chi phí
trên hoá đơn [15].
Vói các mô hình quản lý trung gian, là mô hình kết hợp hai kiểu quản lý:
• Kết hợp sự quản lý của nhà nước để xác định giá thuốc (thường là thuốc
thiết yếu) vói quy trình đã mô tả ở nhóm kiểm soát hoàn toàn, trong khi
giá các dược phẩm khác là tự do.
• Các nhà sản xuất tự định giá và nhà nước kiểm soát, giá thuốc có thể
tăng cao hơn mà không hoàn toàn phải chứng minh.
Bảng 5- Mô hình quản lý giá thuốc trung gian
Nước
Thặng số của nhà sản xuất
Thặng số của hiệu thuốc
Canada
Chính quyền địa phương quyết định
Kiểm soát giá thuốc hết hạn bảo hộ sáng

chế. Hoàn giá thuốc cho cơ quan y tế
công.
Không kiểm soát
Venezuela
Chiết khấu cho bán lẻ: 40,5%
Chính phủ giám sát.
Bán hạ giá phải được thoả thuận.
Kiểm soát các thuốc thiết yếu.
Chiết khấu: 37%.
Urugoay
Các nhà sản xuất tự định giá bán: chi phí
+ thặng số + cạnh tranh.
Không kiểm soát.
Mô hình quản lý này được nhiều nước ưa chuộng vì giúp ổn định thị
trường thuốc và cho phép cung cấp đầy đủ các thuốc biệt dược nhưng quy
trình quản lý thì đơn giản đối với các nhà quản lý và cho phép các công ty
dược cạnh tranh vói nhau. Nhưng trong một số trường hợp, cách quản lý tự do
có kiểm soát có thể dẫn đến tăng giá thuốc nhiều hom khi áp dụng mô hình
quản lý hỗn hợp, hoặc cũng có thể dẫn đến cùng một loại thuốc sản xuất trong
nước và nhập khẩu có giá rất khác biệt.
6
Với mô hình theo cơ chế thị trường tự do cho phép các nhà sản xuất chủ
động tăng giá và thực hiện thặng số theo quy luật cung cầu.
Bảng 6- Mô hình quản lý theo cơ chế thị trường tự do
Nước
Thặng số của nhà sản xuất
Thặng số của hiệu thuốc
Chile
Thị trường quyết định
Thị trường quyết định

Hoa Kỳ
Thị trường quyết định
Thị trường quyết định
Guatemala
Thị trường quyết định
Thị trường quyết định
Mô hình quản lý này làm cho giá cả biến động thất thường, giá thuốc
đôi khi còn tăng hơn so vói tỉ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng, khuyến
khích nhân dân dùng thuốc theo quảng cáo thái quá. Chẳng hạn, ở Mỹ 97%
chi tiêu y tế là do giá thuốc tăng, 33% số đơn kê là toàn bộ bằng thuốc có tên
gốc, nhưng chỉ chiếm 8% giá trị các thuốc được kê đơn [15].
3.2 Mô hình quẩn lý giá thuốc ở châu Ẳu
Mô hình quản lý giá thuốc ở châu Âu lại có nhiều nét cơ bản giống
nhau chỉ khác về chi tiết do các nước trong cộng đồng chung châu Âu có
nhiều điểm tương đồng về thể chế chính trị, về văn hoá xã hội hơn nữa lại
cùng trong khối những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh do đó họ có
nhiều điều kiện để chăm lo cho công tác sức khoẻ.
Là một trong các nước phát triển, Italia có một hệ thống quản lý giá
thuốc rất chặt chẽ thông quan các quy định đều được luật pháp hoá, từ các quy
định về quy chế kê đơn, bán thuốc theo đơn, thu nhập của các dược sỹ bác sỹ,
ngân sách tiêu dùng cho dược phẩm đến các quy định về thặng số cho nhà
sản xuất, nhà bán buôn bán lẻ, giá CIF. Giá thuốc được đặt ra thông qua giá
tham khảo trung bình trung châu Âu (ví dụ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,
trong đó ít nhất phải có nước Anh và Tây Ban Nha thì giá trung bình chung
châu Âu mới có giá trị công nhận) và một hội đồng định giá bao gồm các đại
diện của Bộ y tế, Bộ tài chính, chính phủ, đại diện của nhà sản xuất, đại diện
của người tiêu dùng, các nhà sinh dược học, các nhà dược động học. Bất cứ
một sản phẩm mới ra đòi nào cũng không vượt quá giá trung bình chung châu
7
Âu của một sản phẩm tương đương [7]. Như thế giá thuốc thường luôn giữ

được ở mức có thể chấp nhận được. Hơn nữa, nhà nước có các chính sách giúp
đỡ các nhóm người đặc biệt trong xã hội như: phụ nữ đang nuôi con nhỏ, trẻ
em dưới 6 tuổi, người già trên 5 tuổi, người thất nghiệp. Các chính sách về kê
đom thuốc tên gốc luôn luôn được khuyến khích [7].
Hệ thống quản lý giá thuốc của Anh có những nguyên tắc chính là [8]:
• Tự do cạnh tranh và chỉ khống chế giói hạn lãi của dược phẩm.
• Đối với các thuốc mang tên gốc có hệ thống khống chế giá tối đa
thông qua một bảng giá cố định. Bảng giá này được ấn định hàng
tháng bởi bộ y tế và hiệp hội dược sỹ bán lẻ thuốc.
Thu nhập của các dược sỹ bán thuốc mang tên gốc cũng khác nhau
nhiều, bộ y tế sẽ trả một phần lương cho chủ hiệu thuốc đối với các hiệu thuốc
có bán những đơn thuốc mang tên gốc mà bệnh nhân không phải trả tiền
thuốc. Người mua thuốc phải trả lệ phí cho mỗi đơn thuốc không phải trả tiền
với mục đích đóng góp một phần nhỏ cho chi phí phục vụ. Qua thống kê cho
thấy ở Anh có tới 40% bệnh nhân được hưởng mua thuốc không phải trả tiền,
đó là thuốc cho người nuôi con nhỏ, trẻ em, thất nghiệp và hưu trí.
Dù với mô hình quản lý giá thuốc nào đi chăng nữa thì mục tiêu của
chính sách giá thuốc cũng phải đảm bảo được hai mục tiêu quan trọng, đó
là mục tiêu sức khoẻ cho cộng đồng và mục tiêu đảm bảo sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp dược. Chỉ khi nào thoả mãn được hai mục tiêu trên
thì chính sách giá thuốc mới thực sự được các nhà sản xuất kinh doanh tự
giác chấp hành.
II. VÀI NÉT VỀ THỊ TRUỒNG THUỐC VIỆT NAM
1. Sự phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, giá cả thuốc được nhà nước kiểm
soát chặt chẽ. Nhà nước đã có các quy định về cách tính giá thành, mức lãi,
giá bán nguyên liệu và thành phẩm thống nhất trên toàn quốc. Do chuyển sang
8

1

cơ chế thị trường, đầu năm 1987 nhà nước cho áp dụng chính sách thuốc hai
giá: giá cung cấp và giá kinh doanh bán lẻ. Giá bán lẻ kinh doanh cao gấp 8-
10 lần giá cung cấp [10]. Điều này tình trạng lộn xộn về giá mà nhà nước
không kiểm soát được. Cuối năm 1987 nhà nước kiên quyết xoá bỏ chế độ
thuốc hai giá và quy định tỷ giá quy đổi ngoại tệ khác nhau để thanh toán đối
với thuốc thành phẩm và nguyên liệu, trang thiết bị y tế [10].
Trong vài năm gần đây với xu hướng phát triển chung của công cuộc
công nghiệp hoá hiện đại hoá, ngành công nghiệp dược của Việt Nam có
những bước tiến quan trọng thể hiện là một ngành có nhiều tiềm năng phát
triển, có hướng đi lên và có khả năng hội nhập khu vực cao [16]. Tuy nhiên,
đứng trước nhiều biến động và thách thức của cơ chế thị trường, ngành dược
bộc lộ không ít các nhược điểm cần phải được khắc phục [16]. Điều này được
thể hiện qua một số mặt sau:
Thành phẩm thuốc: với 4.743 thành phẩm thuốc nước ngoài sản xuất
từ 864 hoạt chất chiếm trên 40% bao gồm rất nhiều loại biệt dược và thuốc
chuyên khoa hoặc các thuốc được sản xuất vói công nghệ cao mà thị trường
thuốc Việt Nam chưa sản xuất ra được, nhưng lại chiếm tói 62% giá trị sử
dụng; 6.194 thành phẩm thuốc sản xuất trong nước, gồm 384 hoạt chất, chủ
yếu là các thuốc tên gốc, nhưng lại phải dùng tới 96% nguyên liệu ngoại nhập
[5]. Như thế nguồn thuốc trên thị trường và giá cả thuốc phụ thuộc rất lớn vào
nguồn cung cấp từ bên ngoài. Tính đến ngày 10/03/2003 sản xuất trong nước
đã đáp ứng được 125 hoạt chất, chiếm 57% so vói tổng hoạt chất trong danh
mục thuốc thiết yếu [5]. Còn lại thuốc nhập ngoại chiếm 43% hoạt chất nhưng
chủ yếu là các thuốc chuyên khoa, biệt dược.
Tiền thuốc tiêu thụ bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm
theo đà phát triển của nền kinh tế. Chứng tỏ sự quan tâm tói sức khoẻ và điều
kiện chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ta đã dần dần được nâng lên.
9
Bảng 7- Tiêu thụ thuốc bình quân đầu người qua các năm
Đơn vị tính: USD

Năm 1997 1998
1999 2000 2001
2002 2003
Tiền thuốc 5,2 5,5
5,0 5,4
6,0 6,7
7,6
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Số lượng các công ty nước ngoài: với sự mở rộng quan hệ quốc tế
cùng với việc ban hành nhiều chính sách tạo môi trường thông thoáng và
thuận lợi, môi trường chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung
bình khoảng 7-9% [5], Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty nước
ngoài vào sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực dược. Năm 1991 mới chỉ có
51 doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường dược Việt Nam thì cho tới tháng
4/2004 đã có tới 264 hãng nước ngoài có quan hệ hợp tác thương mại vói Việt
Nam, tỷ lệ gia tăng tói 472,5% [5].
Bảng 8- Sô lượng các CTDPNN hoạt động ở Việt Nam qua các năm
Năm
1991 1997 1998
3/1999 3/2001
3/2002
12/2002
3/2003
Số lượng
CTDPNN
51
213 221 237
212
223 246
246

Tỷ lệ gia
tăng (%)
100.0 417,6 433,3
464,7 415,7
437,3
482,3 482,3
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
300
0 _|
, , t , ,

T

t
1991 1997 1998 Mar-99 Mar-01 Mar-02 Dec-02 Mar-03
Biểu đồ 1- Số lượng các CTDPNN hoạt động tại Việt Nam
10
So với năm 1991, số lượng các công CTDPNN đã tăng lên nhanh chóng
sau 12 năm (tăng trên 4 lần), số lượng năm sau nhìn chung có xu hướng cao
hơn năm trước [11].
Mạng lưới kỉnh doanh và cung ứng dược phẩm rộng khắp từ trung
ương tới địa phương, tính đến ngày 6/4/2003 có 120 đơn vị doanh nghiệp nhà
nước gồm cả sản xuất và kinh doanh buôn bán (trong đó có 58 doanh nghiệp
cổ phần), 450 doanh nghiệp tư nhân, 246 công ty nước ngoài có quan hệ cung
cấp thuốc qua các doanh nghiệp dược Việt Nam, trong đó có một doanh
nghiệp nước ngoài trực tiếp kinh doanh tại Việt Nam, 41091 hiệu thuốc gồm
nhà thuốc tư nhân, đại lý, quầy thuốc tư nhân nông thôn, quầy thuốc trạm y tế
xã, quầy thuốc bán lẻ của doanh nghiệp [5].
Doanh nghiệp
DNNHN

DNTN
DNNN
Số lượng 120
450
246
Tỷ lệ % 15
55
30
Nguồn Cục quản lý Dược Việt Nam
15
%
55
%
Ị □ DNNHN m DNTN □ DNNN I
Biểu đồ 2- Sô lượng các doanh nghiệp dược hiện có ở Việt Nam
Giá trị xuất nhập khẩu thuốc: theo báo cáo của tổng cục quản lý
Dược Việt Nam giá trị xuất nhập khẩu thuốc qua các năm nhìn chung có xu
hướng tăng. Hàng năm nhà nước chi hàng trăm triệu USD để nhập khẩu
thuốc ngoại mà chủ yếu là thành phẩm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh
trong nước [11].
11
Bảng 9- Giá trị xuất nhập khẩu thuốc qua các năm
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Nhậ]pkhẩu
Xuất khẩu
Tỷ lệ XK/NK
(lần)Giá trị ss định gốc
Giá trị
ss định gốc

1997 387.096 100,0
11.627 100,0
33,3
1998
415.728 107,3
17.051 146,6
24,3
1999 361.250 93,3
11.428
98,3 32,7
2000
397.395 102,7
20.465 176,0
19,4
2001 417.631
107,9 13.325
117,2 30,6
2002 457.128
118,9 11.888
102,2
38,5
2003 503.208
130 12.519
107,67
40,2
Nguồn cục quản lý dược Việt Nam
Tuy nhiên tỷ lệ nhập nguyên liệu còn cho thấy các cơ sở có chức năng
nhập khẩu chỉ tập trung cho nhập khẩu thành phẩm để kinh doanh kiếm lợi
nhuận mà chưa có sự quan tâm đúng mức tói sản xuất. Xu hướng này thực sự
không có lợi cho sản xuất mà còn buộc người tiêu dùng phải chịu giá cao do

cước phí vận chuyển, thuế nhập khẩu gây thiệt thòi cho người bệnh.
2. Quản lý giá thuốc ở Việt Nam
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thuốc là loại
hàng hoá không nằm trong danh mục quản lý của nhà nước, trừ một số loại
thuốc thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước, phục vụ cho các trương
trình quốc gia như vắc-xin, thuốc chống sốt rét, thuốc chống lao, thuốc chống
bướu cổ theo cơ chế nhà nước xét duyệt giá công bố áp dụng thống nhất
trong cả nước. Còn lại về cơ bản giá thuốc hiện nay do các công ty nước ngoài
cung cấp vào Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh
doanh định giá và điều chỉnh giá theo quy luật cung cầu và cơ chế thị
trường; nhà nước chưa can thiệp và cũng chưa quản lý được [5].
Từ nhiều năm, giá thuốc luôn luôn biến động theo xu hướng ngày càng
cao, các thuốc chuyên khoa, thuốc biệt dược, thuốc mới phát minh đang được
các công ty nước ngoài sở hữu trí tuệ, sở hữu số đăng ký tăng giá liên tục, có
tính chất leo thang, áp đặt mà không có các biện pháp kiềm chế [5] khiến cho
12
1
người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân nghèo phải chịu sự leo thang giá
thuốc này. Những yếu tố ảnh hưởng tói sự gia tăng giá thuốc như yếu tố kinh
tế, yếu tố chính trị, yếu tố văn hoá xã hội, yếu tố cơ cấu bệnh tật, yếu tố kinh
tế y tế, hệ thống cung ứng khám chữa bệnh và điều trị, yếu tố thầy thuốc và sử
dụng thuốc trên thị trường, hệ thống văn bản pháp quy y tế ảnh hưởng tói giá
cả thị trường thuốc [14].
Vấn đề kỹ thuật - công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị đã
từng bước được hiện đại hoá, công nghệ mới đã được áp dụng để sản xuất
được hầu hết các biệt dược của các nước trong khu vực [13], tuy nhiên ngành
Dược Việt Nam vẫn còn thiếu các doanh nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát
triển công nghiệp dược. Đầu tư trang thiết bị còn hạn chế, không đồng bộ, ít
chủng loại, hư hỏng không có phụ tùng thay thế. Năng lực cạnh tranh dựa trên
công nghệ còn yếu, tỷ lệ máy móc hiện đại thay thế còn thấp. Theo UNDIO

và Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư thì công nghệ của
Việt Nam chiếm 70- 90% là công nghệ ngoại nhập, chủ yếu thông qua đầu tư
trực tiếp từ phần lớn các nước công nghiệp mới ở châu Á [14]. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp tói giá thuốc vì các thuốc đắt tiền là các thuốc biệt dược, thuốc
chuyên khoa, thuốc còn bảo hộ độc quyền sáng chế của nước ngoài nhập khẩu
vào Việt Nam mà Việt Nam chưa sản xuất ra được, thị trường dược phẩm Việt
Nam thiếu thuốc thay thế, dẫn đến tình trạng một số công ty lợi dụng độc
quyền đẩy giá thuốc lên cao.
Giá thuốc còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố chính trị - pháp luật
[14]. Đây là yếu tố phức tạp nhất với nhiều điều luật quy định các hành vi
kinh doanh trên thị trường, nhất là thuốc lại là một loại hàng hoá đặc biệt,
muốn kinh doanh thuốc phải có những điều kiện nhất định. Nếu hệ thống luật
pháp hoàn chỉnh thì sẽ hạn chế được các mặt tiêu cực của xã hôi như độc
quyền, buôn lậu, trốn thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trước năm
1996, hệ thống quản lý dược bộc lộ nhiều lúng túng nhưng đến 13/6/196 Cục
13
quản lý dược được thành lập đã củng cố lại hệ thống quản lý và nghiên cứu
xây dựng bổ xung một loạt văn bản mới như: Danh mục thuốc thiết yếu Việt
Nam, Quy chế đăng kỷ thuốc, Quy chê thực hành phòng thí nghiệm sản xuất
thuốc tốt, Quy chế thông tin quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người,
quy chế quản lý thuốc độc thuốc gây nghiện thuốc hướng tắm thần, Quỵ chế
nhãn thuốc, luật Dược Việt Nam nhưng tình trạng giá thuốc ngày một biến
động theo xu hướng ngày một cao hơn. Đến ngày 1/10/2003 thông tư liên tịch
08 quy định về việc niêm yết giá thuốc được ban hành bởi bộ y tế nhằm bình
ổn giá thuốc [4], nhưng trái với mong đợi của bộ y tế thì các doanh nghiệp
dược đã ghi tăng giá thuốc ghi trên bao bì nhằm đối phó với quy định của
thông tư. Nguyên nhân là do khi ban hành thông tư này thì Bộ y tế đã không
quản lý giá thuốc mà chỉ quản lý việc niêm yết giá thuốc. Cuối cùng người
chịu nhiều thiệt thòi vẫn là người bệnh nghèo. Một thực tế làm cho thuốc có
hiện tượng tăng giá cao còn vì theo quy định của nhà nước thì các hãng dược

phẩm nước ngoài không được phép kinh doanh phân phối trực tiếp thuốc vào
Việt Nam mà phải thông qua một doanh nghiệp nhà nước có chức năng nhập
khẩu [5], nhưng trên thực tế thì việc quy định giá thuốc, hình thức phân phối
thuốc đều do các doanh nghiệp nước ngoài quản lý hết. Hiện tượng nhập khẩu
uỷ quyền, bán toàn bộ lô thuốc cho một số công ty trách nhiệm hữu hạn, các
doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu chỉ hưởng mức chênh lệch giữa giá CIF
và giá bán buôn khoảng từ 2-15%, gây ra tình trạng phân phối độc quyền, để
các doanh nghiệp tự kinh doanh hưởng chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào lớn,
tự do chi phí cho công tác quảng cáo tiếp thị [5]. “Các công ty nước ngoài đã
tính đầy đủ từ các chi phí quảng cáo đến lãi xuất đầu vào nhưng khi nhập vào
đến Việt Nam các công ty này lại nâng giá lên thêm một lần nữa. Rồi từ đó lại
bán buôn đến các bệnh viện, nhà thuốc rồi mói đến tay người bệnh, mỗi lần
qua một trung gian như thế giá thuốc lại đội thêm một lần nữa” [18]. Ngoài
việc nhà nước chưa có văn bản pháp quy nào về quản lý giá thuốc thì phương
14
thức tổ chức cung ứng, sử dụng thuốc là chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà
nước tham gia dự thầu, đấu thầu theo gói thầu, dẫn tới hiện tượng mua bán
thuốc lòng vòng giữa các doanh nghiệp nhà nước, các công ty TNHH, nhà
thuốc làm cho chênh lệch lớn giữa giá nhập khẩu và giá bán ra; đồng thời
chế tài xử lý vi phạm trong nhập khẩu, cung ứng thuốc cũng chưa đủ mạnh.
Vì thế giá thuốc nhập ngoại vốn đã rất đắt nay lại càng đắt hơn.
Mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ tói
giá cả thuốc [14]. Trên thực tế mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân không đơn
thuần như vậy, mà bị chi phối bởi các yếu tố như kinh tế, xã hội, chính trị,
yếu tố đạo đức xã hội Thực tế trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường
thấy các quan hệ lợi ích của thầy thuốc thông qua việc gọi ý bệnh nhân mua
thuốc ở một cửa hàng thuốc nào đó mà thầy thuốc được chia lợi ích, hoặc kê
những thuốc không cần thiết mà lại rất đắt tiền khiến cho giá một đơn thuốc
trở nên quá cao, hoặc kê những loại biệt dược đắt tiền mà có thể thay thế được
bằng các thuốc tên gốc có cùng nhóm tác dụng nhưng giá tiền lại rẻ hơn.

Ngoài ra còn có các khoản thù lao cá nhân cho các thầy thuốc mà các bệnh
nhân coi đó là quy tắc sử xự không thành văn [14]. Các hãng dược phẩm đă
triệt để lợi dụng tình trạng này đã dùng lợi ích vật chất để mua chuộc các bác
sỹ kê đơn những dược phẩm của hãng mình sản xuất ra thông quan hệ thống
trình dược viên, hội thảo [16].
Theo tổng cục thống kê thì chỉ số giá thuốc có nhiều biến động nhưng
xu hướng là tăng trong thời gian vừa qua cùng với xu hướng tăng của chỉ số
giá tiêu dùng, thậm chí còn tăng mạnh hơn chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số đô la
Mỹ [17]. Như vậy thuốc là một mặt hàng đặc biệt nhưng vẫn có sự điều tiết
theo cơ chế thị trường, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng buộc các nhà kinh
doanh dược phẩm phải tăng để đảm bảo sản xuất kinh doanh.
15
Bảng 10 - Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng, chỉ số giá đôla Mỹ
số giá
Thời
Giá tiêu dùng
Giá y tế- dược
phẩm
Giá đôla Mỹ
Jun-01
100
100.2
100.8
Sep-01 100.5
100.7
100.8
Dec-01
101.6
100.5
100.3

Mar-02 102.5
100.7
100.5
Jun-02
100
101
100.1
Sep-02 100.2
101
100.1
Dec-02 100.3
101.2
100.1
Mar-03
102.5
102.2
100.4
Jun-03
99.7
102
100.1
Sep-03
100.1
102.5
100.1
Dec-03 102.6
102.5
100.2
Mar- 04
100.8

103.1
100.5
Nguồn Vụ thương mại, tổng cục thống kê.
Đồ thị 3- Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng, giá thuốc, giá đôla Mỹ.
Quản lý giá thuốc trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là một quá trình phức tạp vì vừa phải đảm bảo quyền lợi người tiêu
dùng, đảm bảo tiết kiệm cho ngân sách y tế và bảo hiểm y tế nhưng đồng thời
không làm triệt tiêu quyền chủ động và động lực phát triển của doanh nghiệp
dược trong cơ chế thị trường [15]. Đây chính là thách thức lớn nhất của ngành
dược trong giai đoạn hiện nay.
16
PHẦN H. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
1. Đối tượng nghiên cứu
Dựa trên một số kết quả nghiên cứu trước về các thuốc hay được kê đơn,
thuốc tiêu thụ nhiều nhất và danh mục thuốc thiết yếu, lựa chọn các nhóm
thuốc nhập khẩu vào Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, khảo sát tập trung theo
4 nhóm:
- Nhóm thuốc kháng sinh.
- Nhóm thuốc Vitamin.
- Nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau.
- Nhóm thuốc tim mạch.
Chọn những thuốc nhóm tim mạch, kháng sinh, Vitamin, hạ nhiệt giảm
đau thông dụng và khảo sát sự biến động về giá thuốc từ thời điểm 2001 đến
3/2004.
1.1. Nhóm tìm mạch
• Hoạt chất Amiodaron: Biệt dược Amiodaron 200mg (Pháp),
Cordarone 200mg (Sanoíi- Synthelabo, Pháp).
• Hoạt chất Digoxin 0,25mg: Biệt dược Digoxin 0,25mg (Gedeon
Richter và Procter & Gamble).
• Hoạt chất Niketamid và Heptaminol: Biệt dược Coramine Glucose

(Novatis, Thuỵ Sỹ), và Heptamine (Gerdu, Pháp).
• Hoạt chất Enalaprin: Biệt dược Ednyt lOmg (Gedeon Richter,
Hungary) và Renitec lOmg (Merk-Sharp & Dohme, Mỹ).
• Hoạt chất Niíedipine: Biệt dược Adalat (Bayer, Đức), Niíedipine của
Bungary.
17
2.2. Nhóm kháng sinh
• Hoạt chất Amoxicylin 500mg: Biệt dược Amoxicylin 500mg của
Áo, Pháp và Augmentin 500mg (GlaxoSmithKline, Anh).
• Hoạt chất Ampicillin 500mg: Biệt dược của Áo và Ấn Độ
• Hoạt chất Lincocin 500mg: Biệt dược của Hàn Quốc và Pháp.
• Hoạt chất Ceíadroxin 500mg: Biệt dược của Pháp, Ấn Độ.
2.3. Nhóm hạ nhiệt giảm đau
• Hoạt chất Paracetamol 500mg: Biệt dược Panadol
(GlaxoSmithKline, Anh), Efferagan 500mg (UPSA), Efferagan
codein 0,5g (UPSA).
• Hoạt chất Piroxicam 20mg: Biệt dược Felden (Pfizer - Roerig),
Piroxicam 20mg của Ấn Độ.
2.4. Nhóm Vitamin
• Hoạt chất là hỗn hợp Vitamin: Biệt dược Hotamin (Korea United
Pharm), Pharmax G2 (Ampharco), Pharmaton (Boehringer
Ingelheim).
• Hoạt chất Vitamin AD: Biệt dược của Mỹ, Canada.
• Hoạt chất Vitamin c lOOOmg: Biệt dược Laroscorbine (Roche),
Upsa c (UPSA), Calci c sandoz (Novatis).
• Hoạt chất Vitamin E 400MUI: Biệt dược của Mỹ và Thái Lan.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
• Phương hồi cứu, dữ liệu về giá thuốc được hồi cứu từ:
18

- Báo "Thuốc và sức khoẻ"- Bộ y tế.
- Tạp chí "Thông tin thương mại"- Trung tâm thông tin thương mại -
Bộ thương mại.
- "Báo cáo kết quả thanh tra dược" - Bộ y tế.
• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
• Phương pháp nghiên cứu cắt ngang.
2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoít Excel 2000
For Window.
Giá từng viên thuốc được tính tỷ lệ gia tăng % theo nhịp mắt xích và
Giá thuốc được so sánh với chỉ số giá thuốc của tổng cục thống kê, tỷ
giá Đôla Mỹ và giá EURO. Để thấy rõ sự biến động của giá thuốc theo các
thời kỳ khác nhau.
nhịp liên hoài
19
PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
I. KẾT QUẢ
1. Nhóm thuốc tỉm mạch
1.1. Hoạt chất Amiodaron
Bảng 11: Giá của một sô loại thuốc có hoạt chất chính là Amỉodaron
Thòi gian
Amiodaron 200mg
Cordanone 200mg
Giá(đ) NMX
NCS Giá(đ)
NMX
NCS
May-01 5300
100,0 100,0
1500 100,0

100,0
Oct-Ol 5300
100,0 100,0
1500 100,0
100,0
May-02
5300 100,0 100,0
1500
100,0 100,0
0ct-02 5300
100,0 100,0
1500 100,0
100,0
Jan-03 5300
100,0 100,0
1500
100,0 100,0
Feb-03 5300
100,0 100,0
1500
100,0 100,0
Mar-03 5300
100,0 100,0
5000
333,3 333,3
Apr-03 5300
100,0 100,0
5000 100,0
333,3
May-03 5300 100,0

100,0
5000 100,0
333,3
Jul-03
5300 100,0
100,0 5000
100,0
333,3
Aug-03 5300
100,0 100,0
5000 100,0
333,3
Sep-03 5300 100,0
100,0
5000 100,0
333,3
0ct-03 5300
100,0 100,0
7000 140
466,7
Nov-03 5300 100,0
100,0 7000
100,0
466,7
Dec-03 5300
100,0 100,0
7000
100,0 466,7
Jan-04
5300 100,0

100,0 7000
100,0 466,7
Feb-04 5300 100,0
100,0 7200
103
480
Mar-04 5300 100,0
100,0 7200
100,0 480
A m ioda ron 2 0 0 m g ^ C o rd ano n e 2 0 0 m g
.S>N &
& & 5^ & s? tjS> „<$> 5? s?> .<
ế ^ ^ ^ -p cỷ ^ # #
ĐỒ thị 4: Sự biến động giá của một số thuốc có hoạt chất là Amiodaron
20

×