Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số dẫn xuất artemisinin gắn flour một số chức năng thần kinh ở động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
Đỏ THỊ KHÁNH LY
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT s ố DÂN XUẤT
ARTEMISININ GẮN FLOUR LÊN MỘT số CHỨC NĂNG
THẦN KINH Ở ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
• • • •
Người hướng dẫn : TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TS TRƯƠNG VÃN NHƯ
Nơi thực hiện : VIỆN SỐT RÉT - KÍ SINH TRÙNG
CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
Thời gian thực hiện: 10/2003 - 5/20004
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ
bảo động viên của các thầy cô giáo. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Xuân Trường
TS. Trương Văn Như
Những người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức để chỉ bảo tận tình
và hướng dẫn giúp đỡ em trong nghiên cứu, hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Khoa Nghiên Cứu và điều trị sốt
rét, Viện sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng TW, Thư viện Viện sốt rét, các thầy
cô Bộ môn Dược lực, các phòng ban chức năng trong trường đã tạo điều kiện
để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này em xin được gửi lòi cảm ơn đến gia đình và bè bạn đã
động viên, khích lệ em trong quá trình học tập cũng như làm khoá luận.
Hà Nội, ngày 3 0 -5 - 2004
Sinh viên
Đỗ Thị Khánh Ly
BẢNG PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
AE : Arteether
ART : Artemisinin


AM : Artemether
ART-F : Dẫn chất artemisinin có gắn flour
AS : Artesunate
BB101 :10a - TriAuoromethyldihydroartemisinin
BB103 : 10 a - PentaAouroethyldihydroartemisinin
BNSR : Bệnh nhân sốt rét
IC50 : Concentration at 50% inhibition
Nồng độ úng chế 50% kí sinh trùng
KST : Kí sinh trùng
LD50 : LethalDose, Liều gây chết 50% động vật thực nghiệm
p : Plasmodium
SRAT : Sốt rét ác tính
WHO : World Health organization, Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1. Sơ lược về bệnh sốt rét 2
1.1.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới 2
1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam 3
1.2. Tình hình kí sinh trùng sốt rét kháng các thuốc sốt rét

4
1.2.1. Tình hình kí sinh trùng sốt rét kháng thuốc trên thế giới

4
1.2.2. Tình hình kí sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Việt Nam

5
1.3. Artemisinin và dẫn xuất của artemisinin

6
1.3.1. Nguồn gốc và tách chiết artemisinin 6
1.3.2. Một số tính chất của artemisinin 8
1.3.3. Cơ chế tác dụng của ART và dẫn xuất của nó 9
1.3.4. Dược động học của artemisinin và dẫn xuất

10
1.3.5. Độc tính của artemisinin và dẫn xuất

10
1.3.6. Tính ưu việt của artemisinin và dãn xuất artemisinin so với các thuốc sốt
rét kinh điển 12
1.3.7. Tình hình nghiên cứu artemisinin gắn flour 13
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 16
2.1. Nguyên liệu, Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu 16
2.1.1. Nguyên liệu 16
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
16
2.2. Kết quả nghiên cứu 21
2.2.1. Phản xạ dinh dưỡng của chuột nhắt trắng uống BB101, BB103

21
2.2.2. Phản xạ vận động tự vệ có điều kiện
29
2.3. Bàn luận 39
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 42
3.1. Kết luận 42
3.2. Đề xuất 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỂ

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng sốt rét Plasmodium
gây ra. Bệnh đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng ở
những vùng sốt rét lưu hành. Theo thông báo của Viện SR - KST - CT Trung
Ương hiện nay bệnh sốt rét ở Việt Nam có chiều hướng giảm nhưng diễn biến
còn nhiều phức tạp. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong phòng chống bệnh sốt
rét là kí sinh trùng sốt rét đã kháng lại hầu hết các loại thuốc sốt rét.
Năm 1972, các nhà khoa học Trung Quốc đã chiết xuất được hoạt chất
artemisinin có khả năng điều trị p. ỷalciparum đa kháng, thuốc được đưa vào
điều trị có kết quả tốt. Tuy nhiên artemisinin và dẫn xuất có nhược điểm là
thời gian bán thải ngắn nên tỉ lệ tái phát cao (20-50%) [17], báo hiệu một
nguy cơ KSTSR kháng lại thuốc . Để khắc phục nhược điểm này, Tổ chức Y tế
thế giới đã khuyến nghị hai hướng nghiên cứu là:
- Nghiên cứu ứng dụng các phác đồ phối hợp ART và dẫn xuất với các
thuốc sốt rét khác có thời gian bán huỷ dài hơn.
- Nghiên cứu tổng hợp nên những dẫn chất mới của ART.
Các nhà khoa học Pháp đã tổng hợp được hai dẫn xuất ART gắn Flour
(ART - F) là: 10a - TriAuoromethyldihydroartemisinin ( ký hiệu BB101)
lOa - PentaAouroethyldihydroartemisinin (ký hiệu BB103)
Trong đó BB101 đã được thử nghiệm ban đầu tại Viện SR-KST-CT-
Trung Ương năm 1999, thấy thuốc có tác dụng tốt trên KSTSR p. /alciparum
nuôi cấy và p. berghei ở chuột nhắt trắng. Kết quả này đã mở ra một triển
vọng mới về thuốc sốt rét. Để góp phần tìm hiểu độc tính và mức độ ảnh
hưởng của ART-F (chất BB101, BB103) đối với một số chức năng của động
vật thực nghiệm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng
của một số dẫn xuất artemisinin gắn flour lên một số chức năng thần
kinh ở động vật thực nghiệm”. Đề tài có 2 mục tiêu:
1. Đánh giá ảnh hưởng của BB101, BB103 đối với phản xạ có điều kiện
dinh dưỡng ở chuột nhắt trắng.
2. Đánh giá ảnh hưởng của BB101, BB103 với phản xạ có điều kiện vận
động tự vệ ở chuột cống trắng.

1
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về bệnh sốt rét
1.1.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thê giói
Năm 1956, WHO phát động chiến dịch thanh toán bệnh sốt rét trên các
quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành. Từ đó đến nay mặc dù đã trải qua nhiều
thập kỷ cố gắng nhưng sốt rét vẫn được xếp vào một trong những bệnh truyền
nhiễm hàng đầu về số người mắc và tỉ lệ tử vong. Bệnh gây nhiều tác hại cho
nền kinh tế, văn hoá, xã hội loài người. Theo tổ chức y tế thế giới, hiện nay có
2,7 tỉ người đang sống trong vùng sốt rét lưu hành, 300 đến 500 triệu người
mắc bệnh sốt rét mỗi năm, có từ 1,5 đến 3 triệu người chết trong đó phần lớn
là phụ nữ và trẻ em [1], [10]. Theo thống kê của WHO về tình hình bệnh sốt
rét trên thế giới trong vòng 10 năm, từ 1989 - 1998 ta thấy sốt rét có chiều
hướng gia tăng [2]. Số liệu minh hoạ theo 3 mốc thời gian 1989, 1994, 1998
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Số người mắc sốt rét trên thế giới
Khu vực
Thòi gian
Năm 1989
(nghìn người)
Năm 1994
(nghìn người)
Năm 1998
(nghìn người)
Châu Au 21
91
0
Châu Mỹ
1.144

1.115 2.043
Châu Phi 29.380 27.644 237.647
Tây Thái Bình Dươrig
1.071
2.121 3.751
Đông Địa Trung Hải 528 321 13.693
Đông Nam Á
2.942
3.514
15.791
Tổng số
35.086 34.806 272.925
2
1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh, muỗi Annophen. Các yếu tố
thuộc về kinh tế, xã hội như đói nghèo, dân trí thấp, các biến động dân cư, tập
quán du canh du cư, tại các vùng sốt rét lưu hành, làm cho bệnh sốt rét càng
trở nên phức tạp. Việt Nam đã tham gia vào chương trình thanh toán bệnh sốt
rét của WHO từ năm 1958. Chương trình đã đạt được kết quả là khống chế
được bệnh sốt rét ở miền Bắc thập kỷ 60-70, giảm được 20% số người mang
KST sốt rét [3], .Nhưng đến thập kỷ 80 sốt rét đã quay trở lại. Theo các báo
cáo tổng kết về phòng chống sốt rét, tính từ năm 1976 đến năm 1994 ở nước ta
vẫn có trung bình 70 vụ dịch một năm mà đáng lưu ý là 5/6 vụ dịch là xảy ra ở
miền Bắc, nơi sốt rét đã giảm nhiều nay lại quay trở lại. Cao điểm nhất là năm
1991 cả nước có 144 vụ dịch, hơn 1 triệu ngưòi mắc bệnh, 4646 người chết vì
sốt rét [14], [12]. Các thông báo gần đây của Viện sốt rét - kí sinh trùng và
côn trùng trung ương cho thấy số vụ dịch, số ca mắc sốt rét, sốt rét ác tính, số
bệnh nhân tử vong ở nước ta từ năm 1998 đến năm 2002 đã giảm nhiều so với
năm 1991, song diễn biến vẫn còn phức tạp [18].

Bảng 1.2. Tình hình bệnh sốt rét ở Việt Nam
Năm BNSR KSTSR BNSRAT
Số vụ dịch
Số tử vong
1991
1.091.251 187.994
31.741
144 4.646
1998
383.341
72.091
1.447 4 183
1999 341.529
75.534 1.516 8 190
2000
293.016 74.316 1.161 2 148
2001
257.793
68.699
878 1
91
2002
185.529
47.807 599
0 50
3
1.2. Tình hình kí sinh trùng sốt rét kháng các thuốc sốt rét
Trong những thập kỷ gần đây có sự gia tăng và lan rộng kí sinh trùng
p.ỷalciparum kháng lại các thuốc hiện có. Theo Miller và Warrell (1990), các
chủng kháng thuốc được tìm ra hiện nay xuất hiện ở tất cả các vùng có nhiễm

p.ỷalciparum [28].
1.2.1. Tình hình kí sinh trùng sốt rét kháng thuốc trên thế giói
* Chloroquin: Là thuốc chữa sốt rét tổng hợp, thuộc dẫn xuất 4-amino-
quinolein. Thuốc hấp thụ gần như hoàn toàn qua đường uống, đạt nồng độ lớn
nhất sau khi uống từ 1- 6 giờ, cùng lúc đạt nồng độ cao trong cả hồng cầu và
huyết tương người bệnh. Thời gian bán thải 2,97 (ngày), thuốc chuyển hoá
chậm ở gan, cho chất chuyển hoá vẫn còn tác dụng diệt Plasmodium.
Chloroquin là thuốc bị p. ỷalciparum kháng lại nhanh chóng và ở
mức độ kháng cao nhất . Trường hợp kháng chloroquin đầu tiên đã được
phát hiện ở Đông Nam Á cuối những năm 1950. Sau đó là Đông Phi và
nhiều vùng khác. Tỉ lệ kháng chloroquin rất cao: ở Brazil là 85%, ở
Venezuela là hơn 50%, đặc biệt ở Thái Lan là 100%. Đông Nam Á và
Châu Phi được coi là những vùng dịch tễ phức tạp, có tỉ lệ và mức độ
kháng cao nhất. Theo thông báo của WHO, kháng chloroquin đã lan rộng
trên khắp thế giới, có 75 trong số 95 quốc gia có sốt rét lưu hành thông
báo có p. ỷalciparum kháng thuốc [6].
* Fansidar: là một thuốc có nguồn gốc hoá học, được kết hợp giữa 1
sulíadoxine thải rất chậm với pyrimethamine nhằm tạo tác dụng hiệp đồng
tiêu diệt sốt rét. Thời gian để đạt nồng độ cao trong máu « 4 giờ và thời gian
bán thải lớn [5]. Fansidar là thuốc được sử dụng rất hiệu quả để điều trị p.
/ 'alciparum ở những vùng có kháng chloroquin từ cuối những năm 1960.
Kháng íansidar được thông báo vào giữa thập kỷ 70 ở Brazil, Colombia, Thái
Lan, Việt Nam, Campuchia, thậm chí lan rộng sang cả Đông Phi là khu vực
sử dụng nhiều íansidar. Một số vùng ở Thái Lan, íansidar hoàn toàn không có
hiệu lực [19].
* Meíloquin: là một thuốc quan trọng trong điều trị sốt rét. Thuốc hấp
thu chậm qua đường uống khoảng 87 ± 11% và sau khi uống 30 phút đến 2
giờ hấp thu được 50%. Thuốc đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương sau
khi uống liều duy nhất 250 mg là 13,3 ± 1,3 giờ. Thuốc gắn mạnh vào protein
huyết tương, khoảng 98%. Sau khi uống thuốc 4 giờ thì thấy ở huyết tương có

chất chuyển hoá không còn hoạt tính, meAoquin đã được sử dụng rộng rãi
trong thập kỷ 80 để điều trị p. /alciparum kháng và đa kháng thuốc. Tuy
nhiên kháng meíloquin đã được phát hiện đầu tiên tại Thái Lan, năm 1982.
Hiện nay, đã có nhiều vùng trên thế giới có p. ỷalciparum kháng cả in vivo và
in vitro như Liberia, Nigeria, Mali, Senegal, Tốc độ kháng meữoquin ngày
một tăng, ở miền Đông Thái Lan kháng meíloquin lên tới 59,1%. Tỉ lệ điều trị
khỏi sốt rét ở một số vùng Đông Nam Á chỉ đạt 30 - 50% [19].
* Quỉnin: Quinin là một alcaloid được chiết xuất từ vỏ cây cinchona.
Người Châu Âu là những người đầu tiên đã phân lập và sử dụng Quinin trong
điều trị bệnh sốt ré t. Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn qua ruột, đạt nồng độ
cao trong huyết tương sau khi uống 1 -3 giờ và thải trừ hoàn toàn sau 24 giờ.
Nồng độ thuốc trong huyết tương gấp 2 - 7 lần trong hồng cầu . Thuốc liên kết
với protein huyết tương là 70%. Thời gian bán thải của thuốc là 11,09 ± 2,1
giờ [5]. Quinin là thuốc sốt rét được sử dụng lâu đời. Theo thông báo của
WHO đến năm 1987, p./aỉciparum đã kháng với quinin, íansidar ở 15 quốc
gia thuộc Châu Á và Châu úc, 10 nước ở Nam Mỹ, 15 nước ở Châu Phi. Mới
đây Jelinek (1995) cho biết p. ỷalciparum kháng mạnh với quinin (RII và
RIII) cả trên in vitro và in vivo tại Đông Phi. Ở Thái Lan, Campuchia tỉ lệ điều
trị khỏi bằng quinin giảm dưới 50% [2].
1.2.2. Tình hình kí sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Việt Nam
Việt Nam là nước có p. ỷalciparum kháng thuốc mạnh. Trường hợp
p. ỷalciparum kháng chloroquin được phát hiện đầu tiên tại Nha Trang vào
năm 1961, tại An Khê vào năm 1964, Bình Định năm 1968 rồi lan rộng sang
5
vùng Tây Nguyên, Miền Trung và Nam Bộ. Năm 1966, giáo sư Đặng Văn
Ngữ và Nguyễn Duy Sĩ phát hiện kí sinh trùng sốt rét kháng chloroquin tại
Vĩnh Linh. Sau đó Bùi Đại, Vũ Thị Phan (1967) cũng thông báo nhiều trường
hợp kháng thuốc của p. ỷalciparum [13]. Sau giải phóng Miền Nam, có sự
giao lưu giữa hai miền, biến động dân cư lớn, bệnh sốt rét quay trở lại và
kháng p. /aỉciparum lan rộng. Theo Vũ Thị Phan và cộng sự thì tỉ lệ kháng

chloroquin tại thực địa là 40 - 50%, tại bệnh viện là 50 - 80 % cả in vivo và in
vitro. Đặc biệt là ở trẻ em, tỉ lệ KST kháng thuốc lên tới trên 90% (1980).
Năm 1988, trong một nghiên cứu tại nhiều điểm trong cả nước của Nguyên
Duy Sỹ đã xác định tỉ lệ kháng RI là 31,7%, RII là 25,9 % và RIII là 14%
[17]. Meíloquin đã được đưa vào sử dụng ở nước ta từ năm 1989 đến nay.
Thuốc được dùng chủ yếu để điều trị p. /alciparum đa kháng thuốc. Năm
1990, VSR - KST - CTTƯ đã nghiên cứu tác dụng của meAoquin trên 247
bệnh nhân sốt rét thuộc các vùng sốt rét lưu hành ở Miền Bắc với liều duy
nhất 15 mg/kg thể trọng thấy KST sốt rét kháng RI với tỉ lệ 3,2%. Như vậy,
p. f 'alciparum kháng thuốc ngày càng tăng, phát triển thành đa kháng và lan
rộng nhiều nơi trong cả nước. Do đó việc nghiên cứu tìm ra một loại thuốc
mới chống sốt rét là hết sức cần thiết.
1.3. Artemisỉnin và dẫn xuất của artemỉsinin
1.3.1. Nguồn gốc và tách chiết artemỉsỉnin
* Nguồn gốc: Cây thanh hao hoa vàng Artemisinỉn annua L thuộc họ Cúc
Asteraceae. Cây mọc hoang thành từng đám ven đồi, ven suối, ven sông ở
những nước ôn đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Việt Nam, Mông cổ, Iran,
Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, Ở Việt Nam cây mọc nhiều ở Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Bắc, Quảng Ninh [18], Hàm lượng ART trong cây thanh hao hoa
vàng rất khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc địa lí và thòi điểm thu hái [7].
ART được đánh giá cao do thuốc có nguồn gốc dược thảo lại có khả năng diệt
6
thể vô tính của tất cả các loại kí sinh trùng sốt rét và thể hữu tính của p. vivax,
p. malariae, p. ovale. Hiện nay cây thanh hao được trồng tại một số tỉnh phía
Bắc và cả một số tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Lâm Đồng, Long An, Cần
Thơ, Khánh Hoà, nhằm đáp ứng cho nhu cầu chiết xuất artemisinin. Từ
artemisinin các nhà khoa học đã nghiên cứu bán tổng hợp ra một loạt các dẫn
xuất.
* Tách chiết và xác định cấu trúc artemisinin và dẫn xuất
Năm 1972, các nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên chiết

xuất từ lá cây thanh hao hoa vàng một loại hợp chất có hoạt tính chữa sốt rét,
được gọi là quinhaosu. Hoạt chất có nhân trioxane và một cầu peroxid. Bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X, phân tích nguyên tố, khối phổ có độ phân giải
cao các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được công thức cấu tạo của
ART như sau (hình 1.1)
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của artemisinin
Trong công thức trên, vòng A có dạng cyclohexan, vòng D là vòng
lacton, vòng B và c đều là dị vòng oxy bão hoà, trong đó vòng c là một vòng
trioxane, có liên quan đến hoạt tính chống sốt rét của ART.
Năm 1976, các nhà khoa học Trung Quốc đã khử ART bằng Sodium
borohydric thành dihydroartemisinin, chất này có hoạt tính chống sốt rét
mạnh hơn ART 2 lần. Khi thay thế gốc R bằng các gốc khác nhau ta có các
dẫn xuất khác nhau của ART (Hình 1.2).
%
1
7
CH3
R = H
R = Cỉị
R = CH2CH3
: Dihydroatermisinin
: Artemether
H
H3C
H
R= CO(CH2)2COONa : Sodium Artesunate
: Arteether
o
R CH2C6H4COONa : Sodium Artelinate
CH3

ÕR
Hình 1.2. Dẫn xuất của artemisinin
1.3.2. Một số tính chất của artemỉsinin
* Tính chất lí học.
ART có dạng tinh thể hình kim, không màu, không mùi, vị hoi đắng, có
điểm nóng chảy 151 - 153 °c, chịu được nhiệt độ 150 °c đến 200 °c trong
2 - 5 phút, nó chỉ bị phân huỷ do chặt đứt cầu peroxid khi đun nóng ở 190 °c
sau 10 phút. ART rất ít tan trong nước và trong dầu, có thể bị phá huỷ trong
dung môi phân cực và bị mở vòng lacton, có khả năng hoà tan và khá bền
trong các dung môi không phân cực. ART không bền trong môi trường acid
hoặc base nhưng rất ổn định trong môi trường trung tính.
* Tính chất hoá học.
Trong phân tử ART có cầu peroxid (-O-O) là mối liên kết nhạy cảm
nhất, cố vai trò quan trọng trong hoạt tính chống kí sinh trùng sốt rét. Với các
điều kiện khử hoá thay đổi, phân tử ART bị khử ở cắc nhóm khác nhau. Khử
hydro hóa ART với tác nhân hydrogen có xúc tác Pd/CaC03 thì cầu peroxyd
bị mất một nguyên tử oxy tạo ra deoxyartemisinin là một epoxid không có
hoạt tính chống sốt rét. Khi khử hoá ART với borohydrid trong methanol,
nhóm lacton chuyển thành nhóm lactol cho dihydroartemisinin (không mất
cầu peroxid) có hoạt tính chống KSTSR mạnh hơn cả ART.
8
1.3.3. Cơ chê tác dụng của ART và dẫn xuất của nó
Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng đến nay cơ chế tác
dụng của ART và dẫn xuất vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Tuy
nhiên tác dụng của chúng đối kháng với aminobenzoic acid [29] chứng tỏ cơ
chế tác dụng của chúng khác với chloroquin và các thuốc kháng folic khác. Cơ
chế tác dụng của thuốc được giả thuyết là:
* Tác dụng lên màng tế bào
Các nhà khoa học Trung Quốc chứng minh rằng ART tập trung chủ yếu
vào hồng cầu có kí sinh trùng sốt rét. Trên KST sốt rét, ART lại chủ yếu tác

dụng vào màng của chúng. Sự thay đổi cấu trúc của màng tế bào đã được
nhiều tác giả mô tả. Trước hết là những biến đổi về cấu trúc màng bao quanh
không bào thức ăn của thể tư dưỡng, sau đó là sự phồng lên của màng ti thể,
màng nhân và cuối cùng làm tan rã cấu trúc bên trong của kí sinh trùng sốt
rét. Những biến đổi đó xuất hiện trong giai đoạn hồng cầu trong vòng 1-4 giờ
sau khi tiếp xúc in vitro.
* Tạo ra các gốc tự do
Một số tác giả khác [22] cho rằng cơ chế tác dụng của ART và các dẫn
xuất của nó là do các gốc tự do. Sự phá huỷ cấu trúc tế bào kí sinh trùng sốt
rét là do sự tấn công của các gốc tự do lên các thành phần chủ yếu của tế bào.
Điều đó thể hiện vai trò của cầu peroxid vì nó dễ dàng tạo ra các gốc tự do của
oxy. Cơ chế này cho phép lí giải tại sao dẫn xuất nào của ART không còn cầu
peroxid thì không còn tác dụng chống sốt rét.
Theo Meshnick và cộng sự [27] tác dụng diệt kí sinh trùng sốt rét của
ART và các dẫn xuất là nhờ vào vai trò trung gian của sắt (FeII). sắt II kích
thích sự phân hủy ART và các chất liên quan đến vòng 1,2,4 trioxan
hydrogenperoxid và peroxid hữu cơ thành các gốc tự do. Các gốc tự do gây ra
các tổn hại cho tế bào và làm chết tế bào. Cơ chế này cũng giải thích vì sao
ART gây độc một cách lựa chọn với KST.
9
1.3.4. Dược động học của artemisinin và dẫn xuất
Các nghiên cứu về dược động học cho thấy ART và dẫn xuất có thời
gian hấp thu, phân bố chuyển hoá, thải trừ nhanh. Đạt nồng độ đỉnh sau uống
1 giờ, thậm chí có khi chỉ từ 10 - 15 phút [21]. Thuốc liên kết với protein trên
50% (còn DHA liên kết với protein huyết tương là 43%). Các nghiên cứu sử
dụng chất đánh dấu là đồng vị phóng xạ của hydro (3H) cho thấy ART đưa vào
cơ thể chuột nhắt bằng đường uống nhanh chóng được hấp thu. Nồng độ thuốc
tối đa đạt được trong máu sau uống 1 giờ và thời gian bán thải là 4 giờ.
Trường hợp tiêm bắp
ở động vật nồng độ thuốc trong huyết tương cao và thời

gian bán thải kéo dài hơn. Thuốc vào cơ thể được phân bố rộng rãi ở mọi cơ
quan tập trung chủ yếu ở gan, thận. Khoảng 80% lượng thuốc được bài tiết
qua phân và nước tiểu trong vòng 24 giờ. Trên chuột cống trắng, sau khi uống
1 giờ nồng độ thuốc bắt đầu giảm theo thứ tự gan, não, huyết tương, phổi,
thận, cơ tim, lách [20].
ART có đặc tính dược động học thay đổi theo thời gian dùng thuốc.
Hassan Alin và cộng sự [19], khi nghiên cứu dược động học của ART trên 12
bệnh nhân sốt rét uống viên nang ART liều 500 mg/lần vào ngày thứ nhất,
250 mg/lần
X hai lần trong 4 ngày tiếp theo và 500 mg/lần vào ngày thứ 6
(tổng liều 3g) cho thấy nồng độ tối đa và diện tích dưới đường cong (AƯC)
sau khi uống liều thuốc cuối cùng thấp hơn sau khi uống liều đầu tiên khoảng
6 lần nhưng tốc độ thải trừ không đổi.
1.3.5. Độc tính của artemỉsinỉn và dẫn xuất
Độc tính cấp và bán cấp của artemisinin và dẫn xuất trên động vật thực
nghiệm là tương đối thấp. Dùng với liều điều trị gần như không độc, không có
tác dụng phụ, không thấy tác dụng độc hại rõ ràng trên tim, gan, thận và các
cơ quan khác. So với các thuốc sốt rét khác, độc tính của ART và các dẫn xuất
thấp hơn rất nhiều [23].
10
Các tác dụng độc thần kinh và tim mạch của AM và AE đã được nghiên
cứu nhiều trên chó và chuột. Với liều cao hơn 10 mg/kg/ngày X 28 ngày liên
tục thấy cả hai thuốc đều gây ra các triệu chứng độc thần kinh và kéo dài đoạn
QT trên điện tâm đồ của chó. Các nghiên cứu trên invitro cho thấy tổn thương
bệnh lí thần kinh ở các tế bào u nguyên bào thần kinh có liên quan đến sự có
mặt của cầu nối peroxid nội phân tử [25]. Trên mô hình chuột nghiên cứu độc
tính thần kinh cho thấy astesunate tiêm tĩnh mạch gây độc tính thần kinh ít
hơn nhiều so với AM tiêm bắp [24]. Các tổn thương trên hệ thần kinh là sự
phân tán chất nhiễm sắc và hoại tử lan toả một số neuron ở các nhân trung tâm
của cuống não và lều tiểu não. Sự tổn thương ở các nơi khác trong hệ thần

kinh chưa được phát hiện [26].
Với AM và AE liều 20 mg/kg/ngày X 8 ngày trên chó thấy có rối loạn
về dáng đi, mất phản xạ tuỷ, phản xạ đau, phản xạ mắt và thân não. Liều cao
50 mg/kg nhắc lại của AM và AE gây ra các tổn thương thoái hoá, hoại tử lan
toả các neuron. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở các động vật thực nghiệm
dùng liều cao là mất khả năng đi, đứng, mất khả năng theo dõi vật thể, mất
phản xạ tự vệ ngay cả khi chúng mở mắt, mất đáp ứng với kích thích âm
thanh, ánh sáng của môi trường. Các tổn thương có đặc điểm là làm trương
phồng các tế bào thần kinh và không bào tiêu hoá cùng với sự có mặt của các
chất base trong thể Nissl [25], [26].
Một số nghiên cứu trong nước cho thấy dihydroartemisinin với liều 25
mg/kg/ngày và 50 mg/kg/ngày cho chuột cống trắng, liều 50 - 100
mg/kg/ngày trên chuột nhắt trắng, dùng 5 ngày dùng một đợt và dùng 3 đợt,
mỗi đợt cách nhau 3 ngày chưa thấy ảnh hưởng đến tốc độ thành lập phản xạ,
thời gian thực hiện phản xạ, tốc độ dập tắt phản xạ vận động tự vệ có điều kiện
và phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ, tức là không làm hưng phấn cũng như ức
chế hoạt động thần kinh cấp cao ở động vật thực nghiệm [10], [18].
I
11
1.3.6. Tính ưu việt của artemisỉnỉn và dẫn xuất artemisinin so vói các
thuốc sốt rét kinh điển
ART và các dẫn xuất có khả năng diệt kí sinh trùng sốt rét rất tốt kể cả
các kí sinh trùng sốt rét đã kháng thuốc. Các thử nghiệm tại viện sốt rét - kí
sinh trùng - côn trùng trung ương năm 1986 - 1987 cho kết quả đáp ứng
invitro của ART tốt hơn 4 đến 5 lần so với meíloquin, 28 đến 30 lần so vói
chloroquin, 10 lần so với quinin [15].
Trương Văn Như và cộng sự nghiên cứu hiệu lực của ART và AS dùng
đường thấm qua da trên mô hình sốt rét thực nghiệm là chuột nhắt trắng
nhiễm p. berghei, cho thấy ART liều 100mg/kg, AS liều 25 mg/kg trong 5
ngày có hiệu lực tốt trên cả chủng nhạy và chủng kháng chloroquin, theo dõi

28 ngày sau khồng thấy tái phát [9].
Bản thân việc sử dụng ART và các dẫn xuất của ART đã chứng tỏ
chúng là những hợp chất quí giá trong phòng và điều trị sốt rét. Năm 1990, thế
giới bắt đầu đưa ART và các dẫn xuất vào điều trị p. /alciparum. Năm 2000
so với 1991 số người mắc bệnh sốt rét đã giảm 77%, số ca sốt rét ác tính giảm
96,3%, số bệnh nhân tử vong do sốt rét giảm 97,3%, số vụ dịch giảm 98,6%
[4]. Tình hình sử dụng ART ở Việt Nam cũng mang lại kết quả khả quan.
Năm 1994, chúng ta bắt đầu sử dụng các dẫn xuất của artemisinin với mục
đích điều trị sốt rét do p. ị'alciparum ở những vùng được coi là kháng thuốc
cao. Các chỉ số như số ca SR ác tính và số bệnh nhân tử vong do sốt rét giảm
liên tục qua các năm, đến năm 2002 số ca SR ác tính giảm 94%, số bệnh nhân
tử vong do sốt rét giảm 96,7% so với năm 1992 [15]. Hơn thế, sử dụng thuốc
lại rất an toàn không có thông báo nào về trường hợp tử vong do dùng thuốc.
Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy trên 17.000 bệnh nhân dùng thuốc chỉ có
6 trường hợp có tác dụng phụ, chủ yếu là ban và nổi mề đay trong đó chỉ có
hai ca là bệnh cảnh dị ứng nghiêm trọng hơn phải dùng đến Adrenalin và
kháng histamin. Một ưu điểm nữa của các hợp chất này là thuốc có hiệu quả
12
điều trị tốt và tỉ lệ tái phát giảm hẳn khi dùng phối hợp với các thuốc sốt rét
khác.
1.3.7. Tình hình nghiên cứu artemisinin gắn flour
ART và các dẫn xuất có nhược điểm lớn là hoà tan kém trong nước và
trong cả các dung môi hữu cơ. Các chất này có thời gian bán thải ngắn nên tái
phát rất sớm khi dùng đơn thuần, tỉ lệ tái phát trung bình là 20 - 50% [16], của
ART là 33 - 34%. Để thay đổi dược động học và thu được dạng thuốc có tác
dụng dược lí tốt hơn, các nhà khoa học đã thử nghiệm gắn flour vào dẫn xuất
dihydroartemisinin dựa trên những độc tính nội tại do các nguyên tử flour có
trong phân tử đem lại. Khi thay thế các nguyên tử flour vào những nguyên tử
hydro đã làm tăng khả năng hoà tan của phân tử. đồng thòi cũng làm tăng tính
ổn định của dẫn xuất trong quá trình chuyển hoá (do liên kết c - F rất bền

vững) như vậy có thể hy vọng sẽ làm tăng thời gian bán thải.
Khi nhận xét tính chất và quá trình chuyển hoá của ART, nhóm BIOCIS
Châtenay nhận thấy có hai dẫn xuất gắn flour của Dihydroartemisinin là:
10a - triíluoromethyldihydroartemisinin (kí hiệu BB101)
lOa - pentaAuoroethyldihydroartemisinin (Ký hiệu BB103)
Hai dẫn xuất này có hoạt tính rất đáng lưu ý cả trên in vitro và in vivo.
Các dẫn xuất này có công thức hoá học như sau:
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của 10ot - triAuoromethyldihydroartemisinin
H
H


CHÌ
13
Hình 1.4. Công thức cấu tạo của 10a - pentaíluoroethyl dihydroartemisin
ART-F đã được Viện SR-KST-CT-TW tiến hành những thử nghiệm ban
đầu trên chuột nhắt trắng nhiễm p. beighei kết quả cho thấy:
* BB101 có tác dụng diệt kí sinh trùng sốt rét nhanh và mạnh hơn ART.
thử nghiệm với liều 50 mg/kg trên chuột nhắt trắng thấy 100% chuột sạch kí
sinh trùng sau 24 giờ điều trị, tỉ lệ khỏi là 100% và không thấy tái phát trong
vòng 60 ngày với cả chủng kháng và chủng nhạy chloroquin. Nồng độ ức chế
50% KST (IC50) là 4,4 nmol/1 với chủng nhạy chloroquin và 4,6 nmol/1 với
chủng kháng chloroquin trong khi đó IC50 của ART là 12,6 nmol/1, nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) là 10 nmol/1, tất cả đều thấp hơn các chỉ số tương ứng
của ART 3 lần [3]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tỉ lệ tái phát của BB101 và
BB103 thấp hơn rất nhiều so với ART ( 0% với cả chủng nhạy và chủng kháng
chloroquin so với 20 % ở chủng nhạy chloroquin và 97% ở chủng kháng
chloroquin của ART).
* Ảnh hưởng của ART-F đến chức năng tạo máu, hoá sinh gan, thận,
não của động vật thực nghiệm^pác kết quả nghiên cứu trên thỏ chỉ ra rằng khi

cho thỏ uống BB101 20 mg/kg/ngày trong 28 ngày liên tục không làm thay
đổi số lượng hồng cầu, hemoglobin, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu.
Cho thỏ uống liều 20 mg/kg/ngày và 50 mg/kg/ngày trong 28 ngày không làm
thay đổi các chỉ số điện tim của thỏ. Thuốc cũng không làm ảnl
cấu trúc hình thái của gan, thận, não [11].
* Ảnh hưởng của BB101 lên một số chức năng thần kinh trung ương
của động vật thực nghiệrrL^ột số dẫn xuất của ART như AM đã được chứng
minh là có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Các hợp chất ART-F vừa có cầu
nối peroxyd vừa chứa nhóm chức flour nên người ta lo ngai rằng những chất
này cổ thể gây ảnh hưởng rtến thán kinh. Dể nghiên cứu vấn đề này, nhiều thử
nghiệm đã được tiến hành trên chuột nhắt trắng và chuột cống trắng. Khi
nghiên cứu quá trình hình thành phản xa dinh dưỡng trong mê lộ của chuột
nhắt trắng thấy: Với BB101 liều 50 mg/kg/ngày, uống một đợt 5 ngày thấy số
lần cần tập để hình thành phản xạ khoảng 12 lần, thời gian chuột chạy trong
mê lộ trung bình từ 37,57 ± 10,06 giây, kết quả này không có sự khác biệt
nhiều so với lô chứng Với BB101 liều 100 mg/kg/ngày, uống một đợt 5
ngày và uống hai đợt, mỗi đợt cách nhau 5 ngày thấy thời gian phản xạ giảm,
số lần không củng cố để dập tắt phản xạ tăng, tức là liều cao có ảnh hưởng đến
các quá trình hưng phấn và ức chế lên hoạt động thần kinh của chuột nhắt
trắng. Tiến hành nghiên cứu phản xạ tự vệ trên chuột cống trắng thấy với liều
100 mg/kg/ngày X 5 ngày liên tục và liều 100 mg/kg X hai đợt, mỗi đợt 5 ngày
liên tục đem lại kết quả phù hợp vói kết quả trên chuột nhắt trắng. Cho chuột
cống trắng uống BB101 liều 50 mg/kg thể trọng trong 5 ngày liên tục không
thấy ảnh hưởng đến tốc độ hình thành và dập tắt phản xạ có điều kiện vận
động tự vệ. Nhưng với liều 100 mg/kg/ngày X 5 ngày và liều 50 mg/kg/ngày X
5 ngày, dùng trong (áun^) hai đợt cho thấy chuột biểu hiện bị kích thích thần
kinh: thời gian phản xạ giảm, số lần không củng cố để dập tắt phản xạ kéo dài,
tức là thiên về hưng phấn thần kinh [8].
15
PHẦN 2

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
- Bột BB101, BB103 do Jean Pierr và Viện Khoa Học Việt Nam
cung cấp.
- Gôm arabic 1% là dung môi để pha BB101, BB103 và dùng cho lô
chứng uống.
- Nước cất để pha thuốc đến nồng độ qui định.
- Lồng phản xạ, do học viện Quân Y thiết kế.
- Chuồng mê lộ, do học viện quân y thiết kế
- Đồng hồ bấm giây.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là các động vật thực nghiệm, bao gồm:
- Chuột nhắt trắng (Mus musculus L) chủng Swiss do Viện vệ sinh dịch
tễ cung cấp, số lượng^8ơ):on cả hai giống đực, cái cùng độ tuổi, trọng lượng
trung bình 22 ± 2 g/con.
- Chuột cống trắng (Ratus ratus) do Học viện Quân Y cung cấp. Chuột
vừa trưởng thành, số lượng Í00)con khỏe mạnh cả hai giống đực cái, trọng
lượng trung bình 100 ± 10 g/con.
* Toàn bộ số chuột trên được nuôi trong cùng một điều kiện với thức ăn
chuẩn do viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp, nước uống tự do.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kê nghiên cứu
Các động vật thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành các lô khác nhau,
theo các chỉ số nghiên cứu, mỗi lô gồm mười con, được trình bày trên bảng 2.1.
16
Bảng 2.1. Động vật thực nghiệm và các chỉ số nghiên cứu
Động vật thực nghiệm
(n)
Liệu

trình
Các chỉ số
nghiên cứu
BB101 liều 50 mg/kg/ngày 10
lđợt
- Tốc độ hình thành
BB101 liều 100 mg/kg/ngày
10 1 đợt
phản xạ
BB101 liều 50 mg/kg/ ngày
10 2 đợt
- Tốc độ bền vững
Chuôt nhắt trắng
BB101 liều 100 mg/kg/ngày
10 2 đợt phản xạ
(80 con)
Lô uống gôm arabic 1%
10 1 đợt
- Tốc độ dập tắt phản
BB103 liều 50 mg/kg/ngày
10
1 đợt
xạ
BB103 liều 100 mg/kg/ngày
10
lđ ợ t
- Thời gian phản xạ
Lô uống gôm arabic 1%
10 1 đợt
BB101 liều 50 mg/kg/ ngày

10
1 đợt
- Tốc đô hình thành
BB101 liều 100 mg/kg/ ngày
10
1 đợt
phản xạ
BB101 liều 50 mg/kg/ ngày
10
2 đợt
- Tốc độ dập tắt phản
BB101 liều 100 mg/kg/ ngày
10 2 đợt
xạ
Chuột cống trắng
(100 con)
Lô uống gôm arabic 1%
10
1 đợt
- Tốc độ bền vững
BB103 liều 50 mg/kg/ngày
10
1 đợt
phản xạ
BB103 liều 100 mg/kg/ngày
10
1 đợt
- Thời gian phản xạ
BB103 liều 50 mg/kg/ngày
10

2 đợt
BB103 liều 100 mg/kg/ngày
10
2 đợt
Lô uống gôm arabic 1%
10
1 đợt
- Chuột uống thuốc một đợt 5 ngày. Uống hai đợt, mỗi đợt cách nhau 5
ngày.
- Thuốc được pha trong hỗn dịch gôm arabic 1%
- Các chuột đối chứng được uống hỗn dịch gôm arabic 1% với liều
* Các chỉ số nghiên cứu
+ Phản xạ vận động tự vệ có điều kiện ở chuột cống trắng các chỉ sô
theo dõi gồm:
- Tốc độ hình thành phản xạ được thể hiện bằng số lần phối hợp tín hiệu
có điều kiện với tín hiệu không điều kiện để tạo thành phản xạ.
- Thời gian phản xạ (giây) còn được gọi là thời gian tiềm tàng của phản
xạ tính từ lúc phát tín hiệu có điều kiện là tiếng chuông đến lúc chuột nhảy lên
trụ gỗ.
- Tốc độ bền vững phản xạ được thể hiện bằng số lần phối hợp tín hiệu
có điều kiện với tín hiệu không điều kiện để phản xạ đạt được mức bền vững.
- Tốc độ dập tắt phản xạ (ức chế dập tắt), được thể hiện bằng số lần
không củng cố tín hiệu có điều kiện, chỉ có tín hiệu không điều kiện để phản
xạ có điều kiện mất đi.
Các tín hiệu được sử dụng để thành lập phản xạ: tín hiệu không điều
kiện là dòng điện (30 Volt), tín hiệu không có điều kiện là tiếng chuông.
+ Phản xạ dinh dưỡng của chuột nhắt trắng các chỉ số theo dõi gồm:
- Tốc độ hình thành phản xạ dinh dưỡng được thể hiện bằng số lần chuột
chạy một mạch từ chỗ xuất phát đến chỗ để thức ăn cho đến khi không còn
nhầm đường.

- Thời gian phản xạ là khoảng thời gian chuột chạy từ điểm xuất phát
đến chỗ để thức ăn trong mê lộ.
- Tốc độ dập tắt phản xạ được tính bằng số lần cho chuột chạy đến đích
nhưng không cho ăn để phản xạ mất đi.
* Phương pháp nghiên cứu
+ Phản xạ vận động tự vệ có điều kiện ở chuột công trắng.
Phản xạ được tiến hành trong lồng phản xạ có kích thước 40cm X 40 cm X
40cm (hình 2.1).
18
- Toàn bộ số chuột cống trắng đã được chia ở các lô trên được uống
thuốc bằng kim tiếm đầu tù vào 8 giờ sáng hàng ngày. Sau khi cho chuột uống
đủ liệu trình, tiến hành tập phản xạ vận động tự vệ trong lồng phản xạ vào 8
giờ các buổi sáng, mỗi ngày tập 3 lần, các lần tập cách nhau 5 phút.
Hình 2.1. Thiết bị thành lập phản xạ vận động tự vệ có điều kiện
- Kích thích có điều kiện là tiếng chuông, kích thích không điều kiện
là dòng điện (ở đáy lồng là lưới điện có các công tắc đóng, ngắt mạch điện;
giữa lồng có một trụ gỗ cách đáy lồng 10 cm, cách điện). Ta phối hợp kích
thích có điều kiện và không có điều kiện bằng cách bấm chuông, sau 2 -3
giây thì đóng mạch cho điện giật. Khi bị điện giật chuột sẽ chạy lung tung
trong chuồng, ta dùng một que gỗ để dẫn dắt chuột đến trụ gỗ giữa chuồng và
nhảy lên đó để tránh điện giật, cứ tập như vậy nhiều lần. Phản xạ vận động tự
19
vệ có điều kiện được coi là bền vững khi chuột nhảy lên trụ gỗ để tránh điện
giật khi xuất hiện tín hiệu có điều kiện là tiếng chuông.
- Dập tắt phản xạ vận động tự vệ có điều kiện được tiến hành khi phản
xạ tự vệ đã được bền vững. Tiếp tục bấm chuông nhưng không đóng mạch,
đầu tiên chuột sẽ vẫn nhảy lên trụ gỗ để tránh điện nhưng một thòi gian sau
chuột sẽ không nhảy lên trụ gỗ, kích thích có điều kiện là tiếng chuông không
còn gây ra phản xạ , phản xạ vận động tự vệ có điều kiện đã được dập tắt.
+ Phản xạ dinh dưỡng trong mê lộ ở chuột nhắt trắng

- Phản xạ được thành lập trong chuồng mê lộ (hình 2.2). Chiều dài của
đoạn đường chuột phải chạy trong mê lộ từ nơi xuất phát đến chỗ để thức ăn là
7 m. Trên đoạn đường có nhiều ngõ này có một số ngõ cụt. Chuột phải biết
tránh các ngõ cụt để có thể chạy đến đúng chỗ có thức ăn.
- Phản xạ dinh dưỡng trong mê lộ ở chuột nhắt trắng được tập vào buổi
sáng, sau một đêm chuột không được cho ăn. Mỗi buổi tập cho chuột chạy 3
lần từ nơi xuất phát đến nơi để thức ăn. Mỗi lần cho chạy cách nhau 5 phút.
- Phản xạ dinh dưỡng trong mê lộ được xem là bền vững khi chuột thả ở
điểm xuất phát sẽ chạy một mạch đến chỗ có thức ăn, không nhầm vào các
ngõ cụt và không dừng lại ngửi ở dọc đường hoặc chạy ngược lại.
- Dập tắt phản xạ dinh dưỡng trong mê lộ được tiến hành khi phản xạ đã
được bền vững bằng cách không cho chuột ăn khi chuột chạy đến đích. Sau
một số lần như vậy chuột sẽ không chạy đến chỗ để thức ăn nữa.
20
Hình 2.2. Sơ đồ chuồng mê lộ để tập phản xạ dinh dưỡng.
Cửa vào (1). Đích là chỗ để thức ăn (3).
Các cửa được chắn và đường cụt (2,4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,14).
* Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lí theo phương pháp thống kê y - sinh
học bằng chương trình EPIINFO 6.0 với các mẫu nhỏ (n < 30), để xác định
giá trị trung bình X và độ lệch chuẩn SD.
Các chỉ số nghiên cứu được so sánh dọc giữa các lô uống thuốc với lô
chứng theo phương pháp so sánh giữa các nhóm độc lập. Trong so sánh nếu:
• p > 0,05 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
• p < 0,05 là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
• p < 0,01 và p < 0,001 là khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Phản xạ dinh dưỡng của chuột nhắt trắng uống BB101, BB103
2.2.1.1. Phản xạ dinh dưỡng trong mê lộ của chuột nhắt trắng uống BB101
- BB 101 liều 50 mg/kg và liều 100mg/kg, dùng một đợt. Trị số trung

bình các chỉ số của phản xạ dinh dưỡng ở chuột nhắt trắng uống BB101 dùng
21

×