Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh cần thơ công ty cổ phần ôtô trường hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.23 KB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

___________________________




VÕ THỊ KIM NGỌC


KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ-
CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301



Cần Thơ –2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

___________________________




VÕ THỊ KIM NGỌC
MSSV: 4104232

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ-
CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU


Cần Thơ – 08/2013 Cần Thơ –2013

i

LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô trong Khoa
Kinh tế trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình truyền đạt và xây dựng nền tảng
kiến thức quý báu trong quá trình em học tại trường. Đặc biệt, em rất biết ơn
Cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã hết lòng tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt

luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh, chị tại Chi
nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần ôtô Trường Hải đã giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn này, cám ơn các anh, chị đã hướng
dẫn em làm quen với công việc chuyên môn và tiếp cận với môi trường làm
việc thực tế, điều này đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Những kiến thức mà em đã được trang bị trong quá trình học tập tại
trường và thực tập tại công ty sẽ là hành trang hết sức quý báu, là nền tảng
chuyên môn nghiệp vụ cơ bản giúp em vững chắc hơn trong tương lai.
Với lòng kính trọng của mình, em kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám
đốc và các anh chị trong công ty dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt được
nhiều thăng tiến trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 06 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện


Võ Thị Kim Ngọc






ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ

luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 06 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện



Võ Thị Kim Ngọc



















iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

























Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Giám đốc chi nhánh










iv

MỤC LỤC

Trang


Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi không gian 2
1.3.2. Phạm vi thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1. Cơ sở lý luận 5
3.1.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 5
3.1.2. Phân tích kết quả kinh doanh 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 30
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 30
Chương 4: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CẦN THƠ-CÔNG TY CỔ

PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI 32
4.1. Tổng quan về công ty cổ phần ôtô Trường Hải 32
4.1.1. Lịch sử hình thành 32
4.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh 32
4.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty 33
4.2. Sơ lược về Chi nhánh Showroom Cần Thơ 34
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 34
4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mạng lưới kinh doanh 34
4.2.3. Cơ cấu tổ chức chi nhánh 35

v

4.2.4. Chế độ kế toán công ty áp dụng 38
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
5.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 39
5.1.1. Doanh thu 39
5.1.2. Chi phí 42
5.2. Phân tích kết quả kinh doanh 50
5.2.1. Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 50
5.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 93
5.3. Đánh giá thực trạng kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh và
một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Cần Thơ-Công
ty cổ phần ôtô Trường Hải 99
5.3.1. Đánh giá thực trạng kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại
Chi nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần ôtô Trường Hải 99
5.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Cần Thơ-
Công ty cổ phần ôtô Trường Hải 100
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
6.1. Kết luận 101
6.2. Kiến nghị 101

6.2.1. Đối với Nhà nước 101
6.2.2. Đối với cơ quan chức năng, bộ ngành có liên quan 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103


vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 5.1: Tổng hợp doanh thu bán hàng năm 2012 39
Bảng 5.2: Tổng hợp doanh thu lãi tiền gửi theo các ngân hàng năm 2012 40
Bảng 5.3: Tổng hợp thu nhập khác năm 2012 41
Bảng 5.4: Tổng hợp giá vốn hàng bán năm 2012 42
Bảng 5.5: Tổng hợp chi phí bán hàng năm 2012 44
Bảng 5.6: Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 46
Bảng 5.7: Tổng hợp chi phí khác năm 2012 48
Bảng 5.8: Tổng hợp doanh thu và chi phí năm 2012 49
Bảng 5.9: Cơ cấu và sự chuyển đổi cơ cấu doanh thu qua các năm 2010-2012
và 6 tháng đầu năm 2013 51
Bảng 5.10: Biến động doanh thu qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm
2013 54
Bảng 5.11: Cơ cấu và sự chuyển đổi cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 56
Bảng 5.12: Biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm
2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 59
Bảng 5.13: Cơ cấu và sự chuyển đổi cơ cấu doanh thu các loại xe qua các năm
2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 62
Bảng 5.14: Biến động doanh thu các loại xe qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng

đầu năm 2013 64
Bảng 5.15: Biến động thu nhập khác qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 66
Bảng 5.16: Cơ cấu và sự chuyển đổi cơ cấu chi phí qua các năm 2010-2012 và
6 tháng đầu năm 2013 69
Bảng 5.17: Biến động chi phí qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
72
Bảng 5.18: Cơ cấu và sự chuyển đổi cơ cấu chi phí GVHB qua các năm 2010-
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 75

vii

Bảng 5.19: Biến động chi phí GVHB qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 78
Bảng 5.20: Biến động chi phí bán hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 80
Bảng 5.21: Biến động chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013 83
Bảng 5.22: Biến động chi phí khác qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm
2013 86
Bảng 5.23: Cơ cấu và sự chuyển đổi cơ cấu lợi nhuận qua các năm 2010-2012
và 6 tháng đầu năm 2013 88
Bảng 5.24. Biến động lợi nhuận qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm
2013 91
Bảng 5.25: Các tỷ số tài chính về năng lực hoạt động 93
Bảng 5.26: Các tỷ số tài chính về khả năng sinh lợi 97


















viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 7
Hình 3.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 512 9
Hình 3.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 11
Hình 3.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 711 13
Hình 3.5: Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 15
Hình 3.6: Sơ đồ hạch toán tài khoản 641 17
Hình 3.7: Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 19
Hình 3.8: Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 21
Hình 3.9: Sơ đồ hạch toán tài khoản 811 23
Hình 3.10: Sơ đồ hạch toán tài khoản 821 24
Hình 3.11: Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 25

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức công ty năm 2013 33
Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh năm 2013 35
Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán chi nhánh năm 2013 37
Hình 5.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 và 512 năm 2012 40
Hình 5.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 năm 2012 41
Hình 5.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 711 năm 2012 42
Hình 5.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 năm 2012 43
Hình 5.5: Sơ đồ hạch toán tài khoản 641 năm 2012 45
Hình 5.6: Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 năm 2012 47
Hình 5.7: Sơ đồ hạch toán tài khoản 811 năm 2012 48
Hình 5.8: Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 năm 2012 50






ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT




AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á
ASIAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BHTN : bảo hiểm thất nghiệp

BHXH : bảo hiểm xã hội
BHYT : bảo hiểm y tế
CCDC : công cụ dụng cụ
DV : dịch vụ
DVSC : dịch vụ sửa chữa
GTGT : giá trị gia tăng
GVHB : giá vốn hàng bán
HH : hàng hóa
HTK : hàng tồn kho
KPCĐ : kinh phí công đoàn
NVL : nguyên vật liệu
QLDN : quản lý doanh nghiệp
SP : sản phẩm
TK : tài khoản
TNDN : thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : tài sản cố định
TTĐB : tiêu thụ đặc biệt
VAT : thuế giá trị gia tăng
VTPT : vật tư phụ tùng
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XK : xuất khẩu

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển mình cho những bước phát triển
mới trong thế kỉ XXI khi mà hợp tác và hội nhập trở thành xu thế chung của
bất cứ quốc gia năng động nào. Lần lượt trở thành thành viên của các tổ chức

tầm cỡ thế giới như WTO, ASIAN, APEC, Việt Nam đang nắm trong tay
nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, đồng thời đời sống người dân cũng có những
chuyển biến tích cực. Mức sống cao làm cho nhu cầu của con người cũng tăng
lên, quan niệm “ăn no mặc ấm” dường như đã không còn được chú trọng như
trước đây, mà thay vào đó người dân đã dần hướng tới một sự hưởng thụ cao
hơn "ăn ngon mặc đẹp”. Đó là điều đương nhiên khi nền kinh tế phát triển và
khi con người đều cảm nhận được cần nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc
đi lại cũng rất quan trọng. Thêm vào đó, cùng với sự phát triển kinh tế thì cơ
sở hạ tầng cũng phát triển không kém, nhiều tuyến đường mới được mở ra và
không ngừng nâng cấp làm cho việc lưu thông ngày càng thuận tiện. Điều đó
đã thôi thúc một bộ phận không nhỏ người dân tiếp cận với thị trường xe ôtô,
đặc biệt là xe ôtô cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này cũng mang đến một thực trạng.
Hàng năm, nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu ôtô trong khi xuất
khẩu gạo của khoảng 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu
được về tiền triệu. Cho nên, Chính phủ đã tạo điều kiện thông qua việc đưa ra
các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước
đầu tư vào sản xuất ôtô và phụ tùng, cụ thể là quyết định 177/2004/QĐ-TTg
về việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô với mục tiêu xây dựng
một ngành ôtô riêng nhằm sản xuất, lắp ráp, thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu
cầu trong nước và từng bước tiến tới xuất khẩu.
Từ hai lý do trên, thị trường ôtô đã nghiễm nhiên trở thành một nơi cạnh
tranh gay gắt của các nhà đầu tư. Ngày càng có nhiều công ty kinh doanh
trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng được thành lập. Trong số đó,
công ty cổ phần ôtô Trường Hải là công ty sản xuất và lắp ráp ôtô hàng đầu tại
Việt Nam. Trải qua hơn 15 năm hoạt động, công ty đã có nhiều chi nhánh trải
dài từ Bắc vào Nam. Với thương hiệu độc quyền, lợi thế cạnh tranh cao và đội
ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình, công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Song việc xác định và đánh giá hiệu quả kinh doanh là một công việc không
mấy dễ dàng, đòi hỏi phải có một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp. Bởi vì từ

những thông tin mà kế toán cung cấp, các nhà quản lý có thể nắm bắt được

2

tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tìm hiểu nguyên nhân, phát huy
ưu điểm và khắc phục nhược điểm để đề ra một chiến lược phù hợp với yêu
cầu thực tiễn nhằm kinh doanh có hiệu quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vận dụng những lý thuyết đã
được học tại trường kết hợp với điều kiện tiếp xúc thực tế tại công ty nên em
đã mạnh dạn chọn đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh tại Chi nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần ô tô Trường Hải”
nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá và đề ra một số giải pháp giúp công ty
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tổng hợp công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh
Cần Thơ-Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, đồng thời, phân tích kết quả kinh
doanh tại công ty. Từ đó đưa ra nhận xét và đề ra một số giải pháp giúp công
ty đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, tổng hợp công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và
phân tích kết quả kinh doanh tại công ty.
- Đánh giá, nhận xét về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của
công ty.
- Đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung tìm hiểu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại
Chi nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần ô tô Trường Hải.
1.3.2. Phạm vi thời gian

- Thời gian của số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài chủ yếu
cập nhật từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/8/2013 đến
ngày 18/11/2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh thông qua hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3

trong năm 2012. Bên cạnh đó, phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
và một số chỉ tiêu tài chính qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại
Chi nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần ô tô Trường Hải.





























4

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện, đề tài được nghiên cứu dựa trên những kiến
thức lý thuyết được học trên lớp và có sự tham khảo một số tài liệu liên quan
của các anh chị sinh viên thực hiện đề tài tốt nghiệp ở các trường Đại học.
Trần Quốc Việt (2008), “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng”, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản
trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh
và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình biến động doanh thu,
chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2005-2007), đồng thời phân tích
một số chỉ tiêu tài chính về khả năng hoạt động và khả năng sinh lợi của công
ty. Từ đó, đề ra các biện pháp phát triển hữu hiệu cho doanh nghiệp, hoàn
thiện và nâng cao công tác kế toán.
Hà Quốc Thái (2008), “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty TNHH thực phẩm rau quả Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân
tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận cùng với việc phân tích

tình hình thực hiện so với kế hoạch trong 2 năm 2006-2007, đồng thời sử dụng
các chỉ tiêu tài chính để phân tích. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh là chủ
yếu. Từ đó nêu lên những ưu nhược điểm trong hoạt động kinh doanh và đề ra
một số giải pháp giúp công ty kinh doanh hiệu quả hơn.
Qua lược khảo tài liệu cho thấy, hai bài phân tích tập trung nhiều vào
phần giải thích số liệu, chưa chỉ rõ được nguyên nhân của sự biến động các chỉ
tiêu.
Đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu từ những kết quả đạt được của cả hai đề
tài đã lược khảo ở trên để nghiên cứu thực trạng công tác kế toán và phân tích
kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng kết hợp việc phân tích, so
sánh để người theo dõi có thể nắm rõ hơn về sự biến động của các chỉ tiêu.
Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của sự biến động để thấy rõ hơn những ưu
nhược điểm trong quá trình hoạt động từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh.





5

CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
3.1.1.1. Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng
chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).

Doanh thu có thể được chia thành 3 loại: doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
- Khái niệm
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được,
hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng bao gồm các khoản phụ
thu và khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm phản ánh tình
hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh và tình hình kết
chuyển DTBH thuần trong kỳ kế toán.
+ Các khoản làm giảm doanh thu bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Chiết khấu thương mại là số tiền giảm giá cho khách hàng trong trường
hợp người mua hàng với số lượng lớn như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm giá đã được thỏa thuận do hàng bán
kém phẩm chất hay không đúng theo quy cách, mẫu mã,…đã ghi trong hợp
đồng.
Hàng bán bị trả lại là trị giá của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng
trả lại do vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng mua bán.
- Tài khoản sử dụng
+ TK 511– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bên Nợ:

6

- Số thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng
thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được
xác định là đã bán;

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp;
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
+ Tài khoản 521– Chiết khấu thương mại
Bên Nợ: Số tiền chiết khấu đã chấp nhận.
Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang bên
Nợ TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
+ Tài khoản 531– Hàng bán bị trả lại.
Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua
hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên
Nợ TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
+ Tài khoản 532– Giảm giá hàng bán
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua
hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong
hợp đồng kinh tế.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán vào bên

Nợ TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.


7

- Sơ đồ hạch toán

Hình 3.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511
* Giải thích:
- Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng:
(1) Doanh thu đã bao gồm thuế VAT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
(1a) Giá bán chưa có thuế VAT.
(1b) Thuế VAT đầu ra phải nộp.
TK 511
TK 33311
TK 511
TK 33311
TK 3387
TK 333(2), 333(3)
TK 911

TK 511
TK 33311
(3)
(2a)
(2c
)
(2)
(2b)

(1a)
(1)
(1b)
TK 111, 112, 131
(4)
(7)
(6)
(5)
TK 641

(8a)
(8b)
TK 33311
TK 521, 531, 532
TK 511
(10)
(9)

8

- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm:
(2) Doanh thu bán hàng đã có thuế VAT.
(2a) Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế VAT.
(2b) Thuế VAT đầu ra phải nộp cho Nhà nước.
(2c) Chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay.
(3) Hạch toán thuế TTĐB, thuế XK phải nộp làm giảm trừ doanh thu.
- Trường hợp bán hàng theo hệ thống đại lý:
(4) Doanh thu đã bao gồm thuế VAT sau khi trừ đi số tiền hoa hồng.
(5) Tiền hoa hồng phải trả cho đại lý.
(6) Doanh thu bán hàng chưa có thuế VAT.

(7) Số thuế VAT phải nộp cho Nhà nước.
(8) Tổng số tiền phải thu khách hàng hoặc đã nhận từ khách hàng.
(8a) Số tiền chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán bị trả lại hay giảm
giá hàng bán.
(8b) Thuế VAT phải nộp.
(9) Cuối kỳ, kết chuyển khoản làm giảm doanh thu vào tài khoản 511.
(10) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911.
* Doanh thu nội bộ
- Khái niệm
+ Doanh thu nội bộ là doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu
thụ trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng
hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán
phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính theo giá bán nội.
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã
bán nội bộ;
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ;

9

- Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào Tài khoản 911 "Xác
định kết quả kinh doanh";
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu nội bộ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh

doanh”.
Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong
kỳ kế toán.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
- Sơ đồ hạch toán

Hình 3.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 512

* Giải thích:
- Trường hợp chuyển thành phẩm sang làm tài sản cố định cho hoạt động
kinh doanh.
TK 512

TK 521, 531, 532

(1)
(2)
(9)
TK 911

(10)
TK 136

TK 334

TK 641, 642

TK 211

(4)

(3)
(6)
(7)
(5)
TK 3331


10

(1) Ghi tăng tài sản cố định và doanh thu bán hàng (giá bán thực tế sản
phẩm).
- Trường hợp biếu tặng khách hàng, quản lý doanh nghiệp.
(2) Giá thành thực tế sản phẩm.
(3) Tổng giá thanh toán hàng hóa nội bộ.
(4) Doanh thu bán hàng nội bộ.
(5) Thuế VAT đầu ra (số thuế ghi trên hóa đơn).
- Trường hợp trả lương cho người lao động bằng thành phẩm.
(5) Thuế VAT đầu ra (số thuế ghi trên hóa đơn).
(6) Tổng giá tiền đã có thuế VAT.
(7) Giá thành thực tế sản phẩm.
b) Doanh thu hoạt động tài chính
- Khái niệm
Kế toán về thu nhập tài chính nhằm phản ánh các khoản thu nhập về hoạt
động tài chính, ngoài thu nhập bán hàng và khác bao gồm: lãi cho vay, lãi tiền
gửi, lãi trả góp, trả chậm, chiết khấu thanh toán được hưởng; lãi đầu tư đầu tư
chứng khoán ngắn và dài hạn; cổ tức, lợi nhuận được chia…
- Tài khoản sử dụng
TK 515– Doanh thu tài chính.
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
- Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên
doanh, công ty liên kết;
- Chiết khấu thanh toán được hưởng;
- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ, do đánh giá lại cuối năm
tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

11

- Sơ đồ hạch toán

Hình 3.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 515
* Giải thích:
(1) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu tài chính sang tài khoản 911.
(2) Thu các khoản lãi từ tiền gửi, tiền cho vay hoặc lãi từ trái phiếu, tín
phiếu, cổ phiếu phát sinh trong kỳ.
TK 111, 112, 131
TK 431
TK 111, 112, 221, 222, 223
TK 111(1), 112(1)
TK 121, 228
TK 331
TK 911
(1)

(2)

(3)
(4)
(7)
TK 111, 112, 131
TK 515
TK 111, 112
TK 121, 228
(5b)
(5a)
(5)
TK 111(2), 112(2)
(6a)
(6b)
(6)
(8a)
(8b)

12

(3) Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số ngoại tệ cuối kỳ.
(4) Nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc lợi nhuận được chia.
(5) Tổng giá thanh toán ( tỷ giá thực tế bán) khi bán ngoại tệ có lãi.
(5a) Số chênh lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán.
(5b) Giá vốn ngoại tệ (tỷ giá trên sổ kế toán).
(6) Tổng số tiền bán thu được khi chuyển nhượng chứng khoán có lãi.
(6a) Lãi bán chứng khoán.
(6b) Trị giá vốn chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.
(7) Số lãi nhận được khi bổ sung mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu.
(8) Tổng số tiền nợ phải thanh toán cho người bán.
(8a) Số tiền còn lại phải thanh toán cho người bán.

(8b) Số tiền chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng.
c) Thu nhập khác
- Khái niệm
Kế toán thu nhập khác nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển
các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán hàng, thu nhập
từ hoạt động tài chính bao gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố
định; tiền phạt khách hàng vi phạm hợp đồng; khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa
sổ; thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại; khoản nợ phải trả không xác định
được chủ; thu nhập quà tặng của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp hoặc
các khoản thu nhập năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới
phát hiện ra,…
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711– Thu nhập khác, kết cấu như sau:
Bên Nợ: Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác sang tài khoản 911.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.




13

- Sơ đồ hạch toán


Hình 3.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 711
* Giải thích:
(1) Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác vào tài khoản 911.
(2) Số thuế VAT đầu ra được giảm, trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ.
(3) Tổng giá thanh toán về số tiền thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

(3a) Thu nhập chưa VAT về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
(3b) Thuế VAT đầu ra cho hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố
định.
TK 338, 344
TK 111, 112
TK 331, 338
TK 111, 112
TK 3331
TK 711 TK 911
TK 333
TK 111, 112
(4)
(3a)
(3b)
(
(5)
(8)
(7)
(6)
(2)
(1)
TK 152, 156, 211

14

(4) Các khoản tiền phạt trừ vào tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn.
(5) Nhận tài trợ, biếu tặng bằng hiện vật: nguyên vật liệu, hàng hóa, tài
sản cố định…
(6) Tiền phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế. Các khoản phải thu
khó đòi trước đây đã xử lý cho xóa sổ hoặc các khoản thu nhập kinh doanh

của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi số kế toán, năm nay mới phát
hiện.
(7) Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
(8) Thu nhập từ việc ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền số thuế VAT
đầu ra đã nộp được hoàn lại.
3.1.1.2. Chi phí
Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí phát
sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất kinh
doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
a) Giá vốn hàng bán (GVHB)
- Khái niệm
Là toàn bộ giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành đã tiêu
thụ được trong kỳ kế toán.
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632– GVHB.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào GVHB
trong kỳ;
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho (HTK) sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
- Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường
không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế
hoàn thành;

×