Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát tình hình đăng ký thuốc đông dược năm 2003 và kinh doanh thuốc đông dược tại một số nhà thuốc thuộc quận đống đa thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.36 MB, 55 trang )

m
BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN TRỌNG TÀI
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ THUỐC ĐÔNG Dược
NĂM 2003 VÀ KINH DOANH THUỐC ĐÔNG Dược TẠI
MỘT SỐ NHÀ THUỐC THUỘC QUẬN ĐỐNG ĐA -
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1999-2004)
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
ThS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản Lý và Kinh tế Dược
Thời gian thực hiện: Tháng 2-5/2004
HÀ NỘI, THÁNG 5-2004
&
j £ ằ í C Ỏ M L ổ t i
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cho phép tôi được tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương - Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Tuyển - Bộ môn Dược học cổ truyền đã nhiệt
tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khoá luận tốt
nghiệp Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tớ i:
- Các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược.
- Phòng đăng kỷ thuốc - Mỹ phẩm Cục quản lý dược.
- Chủ các nhà thuốc, đại lý
thuốc thuộc Quận Đống Đa - Tp. Hà Nội
Cùng toàn thể các Thầy, cô, các cán bộ Phòng ban trường Đại học
Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
tại trường.


Hà Nội, tháng 5 năm 2004
Sinh viên
Nguyễn Trọng Tài
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của Đông Dược Việt N am 2
1.1.1 Thòi thượng cổ 2
1.1.2 Thời Bắc thuộc 2
1.1.3 Đông dược Việt Nam dưới các Triều Đại Phong Kiến

2
1.1.4 Thời Pháp Thuộc 3
1.1.5 Sau cách mạng tháng 8 cho đến nay 3
1.2. Khái niệm thuốc đông dược 3
1.3. Tình hình phát triển thuốc YHCTvà thuốc đông dược trên thê giói
hiện nay 4
1.4. Nhu cầu sử dụng thuốc đông dược nói chung và thuốc YHCT nói
riêng trên thế giới 6
1.5 Tình hình kinh doanh thuốc đông dược ở Việt Nam

7
1.6 Tình hình đăng ký lưu hành thuốc đông dược tính đến năm 2001 [10]7
1.7 Các văn bản pháp quy có liên quan đến sản xuất kinh doanh thuốc
đông dược [5], [17] 9
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 13
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 13

2.2. Phương pháp nghiên cứu: 13
2.3. Phương pháp thu thập sô liệu 14
2.4. Phương pháp xử lý sô liệu 14
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 15
3.1. Tình hình đăng ký thuốc đông dược năm 2003
15
3.1.1. Phân bô sô lượng thuốc đông dược được đăng ký theo loại hình
Doanh nghiệp 15
3.1.2 Danh sách một số Công ty có số lượng thuốc đông dược đăng ký
nhiều nhất năm 2003 16
3.1.3 Tỷ lệ thuốc đông dược trong tổng số thuốc đăng ký của các loại
hỉnh Doanh nghiệp 17
3.1.4 Dạng bào chế thuốc đông dược 19
3.1.5. Phân tích sô đăng ký thuốc đông dược theo công năng và tác dụng
chữa bệnh 21
3.1.5.1 Một số nhóm thuốc đông dược có số đăng kỷ nhiều 21
3.1.5.2 Cơ cấu các nhóm thuốc đông dược được đăng ký của các loại
hình Doanh nghiệp 22
3.1.6 Thuốc thiết yếu đông dược được đăng ký 24
3.1.7 Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc đông dược được đăng ký năm
2003 25
3.1.8 Tuổi thọ thuốc đông dược được đăng k ý 26
3.1.9. Tỷ lệ thuốc đông dược đăng kí lại 27
3.1.10 Sô lượng thuốc nước ngoài được đăng k ý 28
3.1.11. Các thuốc đông dược bị đình chỉ năm 2003 29
3.2. Tình hình kinh doanh thuốc đông dược tại một sô nhà thuốc thuộc
quận Đống Đa - Hà Nội 29
3.2.1 Cơ cấu mặt hàng thuốc đông dược: 29
3.2.1.1 Dạng bào chế thuốc đông dược 29
3.2.1.2. Thuốc đông dược nước ngoài 31

3.2.1.3. Các nhóm thuốc đông dược trong nhà thuốc
.

32
3.2.2 Tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược: 33
3.2.3 Vốn thuốc đông dược: 34
3.2.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
34
3.2.5 Tác động của quảng cáo đến nhu cầu sử dụng thuốc 35
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 37
KẾT LUẬN 37
ĐỂ XUẤT 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT:
Bộ y tế
CT:
Chỉ thị
DNNN:
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD:
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ĐVNC:
Đơn vị nghiên cứu
NĐ:
Nghị định
THSX:
Tổ hợp sản xuất
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn

TT:
Thông tư
TW:
Trung ương
YHCT:
Y Học cổ truyền
PL:
Pháp lệnh
QĐ:
Quyết định
UBTVQH:
Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội
ĐẶT VÂN ĐỂ
Ngày nay, vai trò và tác dụng của thuốc đông dược đã và đang được thừa
nhận rộng rãi trên thế giới. Nhu cầu sử dụng thuốc đông dược nói chung và
thuốc YHCT nói riêng có xu hướng ngày càng tăng, không chỉ ở các nước có
truyền thống về sử dụng thuốc đông dược như Trung Quốc, Nhật Bản w mà
ngay cả những nước vốn "xa lạ" với đông dược như các nước phương Tây. Ở
nước ta, thuốc đông dược đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Bởi vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới phát
triển đông dược. Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá
VII nêu rõ: “trang bị thêm phương tiện khám bệnh và sản xuất thuốc YHCT
dân tộc” và trong "Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010" cũng nhấn
mạnh "un tiên sản xuất thuốc từ dược liệu" và "chú trọng đầu tư phát triển dược
liệu". Trong những năm gần đây các mặt hàng đông dược được đăng kí có xu
hướng ngày càng tăng.
Hà Nội là nơi có số lượng thuốc lớn nhất miền Bắc. Đây cũng là một trong
hai thành phố có số lượng nhà thuốc nhiều nhất trong cả nước.
Với mục đích tìm hiểu tình hình đăng kí thuốc đông dược năm 2003 và
kinh doanh thuốc đông dược tại một số nhà thuốc trong thành phố Hà Nội. Đề tài

" Khảo sát tình hình đăng ký thuốc đông dược năm 2003 và kinh doanh
thuốc đông dược tại 1 sô nhà thuốc thuộc Quận Đống Đa - Thành phô Hà
Nội" được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu cơ cấu mặt hàng thuốc đông dược được đăng kí năm 2003
- Tìm hiểu tình hình kinh doanh thuốc đông dược tại một số nhà thuốc
thuộc quận Đống Đa - Hà Nội.
- Đưa ra một số kiến nghị giúp việc quản lý kinh doanh thuốc đông dược.
1
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của đông dược Việt Nam
1.1.1 Thời thượng cổ
Trải qua hàng ngàn năm, con người sống trên đất Việt Nam qua kinh
nghiệm trong quá trình tìm kiếm thức ăn đă phát hiện những cỏ cây, động vật,
khoáng vật làm thuốc. Những kinh nghiệm dùng thuốc được tích luỹ từ đời này
qua đời khác theo đà tiến hoá của con người và sự phát triển của xã hội ngày
càng hoàn chỉnh, phong phú hơn. Từ thời Hồng Bàng người ta đã biết dùng mũi
tên tẩm độc, dùng gừng gió để chữa bệnh ỉa chảy, sử quân tử để chữa bệnh cho
1.1.2 Thời Bắc thuộc
Trong thời kì này, mỗi quan hệ giao lưu giữa Y- Dược Việt Nam và Y
Dược Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ. Nền Y Học Trung Quốc xâm nhập vào nước
ta với kho tàng lý luận sâu sắc của nó, sử dụng các thuốc nhập từ Trung Quốc,
do đó có danh từ nôm na là “thuốc Bắc”. [4]
1.1.3 Đông dược Việt Nam dưới các Triều Đại Phong Kiến (4)
Dưới các Triều Đại Phong Kiến: Đinh, Lê, Lý, Trần có nhiều Danh Y có
công xây dựng nền Y Dược Học Việt Nam và góp phần phát triển dông dược.
Thời kì này xuất hiện trào lun dùng các Dược Liệu có nguồn gốc trong nước, do
đó có danh từ nôm na “Thuốc Nam”. Trong thực hành, các Lương Y có phần
thích úng vào với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Điển hình cho trào lưu này là:
- Tuệ Tĩnh, Nguyễn Bá Tĩnh ở thế kỉ 14, người đã đề ra phương châm

“Thuốc nam chữa người nam”
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thế kỉ 18.
2
1.1.4 Thời Pháp Thuộc
Sau khi xâm lược nước ta, Thực dân Pháp đã đưa Tây Y vào Việt Nam. Tổ
chức Y Tế do Tây Y đảm nhiệm, đồng thời chính thức chia làm 2 ngành Y-
Dược.
YHCT dân tộc bị loại khỏi cương vị Y Tế nhà nước, các Thầy thuốc
YHCT phải phân tán về các thôn xóm, giúp đỡ nhân dân lúc ốm đau bệnh tật. Ở
các thành thị chỉ còn lại một số Nhà kinh doanh Thuốc bắc thuộc tầng lớp Tư
Sản và những người Hoa Kiều mở cửa hiệu để buôn bán kiếm lời, Thuốc bắc
hoàn toàn phải mua từ Trung Quốc, Hồng Kông. Thuốc nam hoàn toàn không
được khai thác, sử dụng. [12]
1.1.5 Sau cách mạng tháng 8 cho đến nay
Ngay sau khi giành chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú ý
phát triển sự nghiệp Y Tế để chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để thực hiện
tốt công tác này Đảng ta đã đề ra chủ trương kết hợp YHCT và YH hiện đại để
xây dụng nền Y Học Việt Nam mang tính khoa học đại chúng. Đồng thời Đảng
cũng rất quan tâm tới phát triển đông dược. Trong Đại hội ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 4 khoá VII nêu rõ “Trang bị thêm phương tiện khám, chữa
bệnh và sản xuất thuốc cổ truyền dân tộc”. Trong chiến lược phát triển ngành
Dược đến năm 2010 cũng nhấn mạnh “ưu tiên sản xuất thuốc từ Dược liệu”.
Đông dược thực sự đã phát huy được tiềm năng và vai trò của mình trong sự
nghiệp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bằng chứng là trong 217 thuốc thiết yếu
được ban hành trong danh mục thuốc thiết yếu năm 1999 có tới 81 thuốc đông
dược. [4]
1.2. Khái niệm thuốc đông dược
Thuốc đông dược (hay thuốc thảo dược) là thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ
động vật, thực vật hay khoáng vật. Thuốc có hoạt chất tinh chế từ nguồn gốc tự
nhiên. Thuốc có sự kết hợp với các hoạt chất tinh khiết không gọi là thuốc thảo

3
Thuốc cổ truyền: là thuốc thảo dược, được sử dụng lâu đời, được chế biến
theo lý luận và phương pháp bào chế của Y học cổ truyền. Như vậy thuốc đông
dược bao hàm cả thuốc cổ truyền. [18]
Các dạng thuốc đông dược rất phong phú. Dạng truyền thống có thuốc
thang, thuốc viên, thuốc bột, cao thuốc, thuốc đơn, thuốc rượu, thuốc
đĩnh Dạng bào chế hiện đại có viên nén, viên bao, viên nhai, si rô, trà tan có
rất nhiêu cụm từ đồng nghĩa với thuốc đông dược như “thuốc Đông y”, “thuốc
Thảo dược”, “Thuốc Trung dược”.
1.3. Tình hình phát triển thuốc YHCTvà thuốc đông dược trên thê giói hiện
nay
Tầm quan trọng của thuốc đông dược nói chung và thuốc YHCT nói
riêng ngày càng được khẳng định mặc dù nó có sự thay đổi phụ thuộc vào lịch
sử văn hoá dân tộc, các học thuyết Y học và đặc điểm dân tộc của mỗi Quốc
Gia. Ngày nay, việc sử dụng thuốc YHCT trở nên phổ biến hem ở nhiều Quốc
Gia trên Thế Giới, cho dù mỗi nước có nét đặc thù riêng nhưng giá trị trong
phòng chữa bệnh và giá trị kinh tế của thuốc YHCT ngày càng được thừa nhận
rộng rãi. [9]
Một tỷ lệ lớn dân số trong các nước đang phát triển vẫn tin tưởng vào
những thầy thuốc chữa bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc YHCT. Bởi vậy,
thuốc YHCT đang giữ vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu
của cá nhân và cộng đồng của nhiều nước đang phát triển. Trao đổi thương mại
Quốc tế về thuốc YHCT trong vài năm qua ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở hầu hết
các Quốc gia, thị trường thuốc YHCT không có quy định pháp lý đầy đủ về sản
phẩm, bởi vậy không được đăng ký và thường không được kiểm soát bởi các
Đạo luật. Việc thiết lập các quy chế và các thủ tục đăng ký trở thành mối quan
tâm chính cho cả những nước đang phát triển và phát triển. [9]
4
Một trong các quốc gia tiêu biểu có hệ thống YHCT phát triển cao phải kể
tới là Trung Quốc với rất nhiều tài liệu quý giá và cơ sở lý luận Y học. Rất nhiều

học thuyết về YHCT cũng như các loại thuốc YHCT Trung Quốc đã được du
nhập đến các nước láng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Sau đó, tại
đây nó được kế thừa và phát triển thành các cơ sở lí luận mang đậm màu sắc văn
hoá của từng Quốc gia. Trước khi giành được độc lập, Y học hiện đại đã thâm
nhập vào Trung Quốc và trở hệ thống Y học chính thống. YHCT đã từng không
được chấp thuận bởi hệ thống dịch vụ Y học hiện đại, việc hành nghề YHCT
thậm chí bị ngăn cấm và trong nhiều năm nó chỉ tồn tại như một phần trong cộng
đồng và các hoạt động cá nhân nằm ngoài hệ thống Y tế chính thống. Khi nước
Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, nước này đã nhanh
chóng phát triển và mở rộng dịch vụ y tế đến toàn bộ dân số rộng lớn của Trung
Quốc. Một trong các biện pháp đã được áp dụng là sự hợp nhất YHCT vào hệ
thống chăm sóc sức khoẻ chính thống tại tất cả các cấp từ Trung ương đến địa
phương. [9]
Mặc dù có sự khác nhau về hình thức, nhưng YHCT là một phần thống
nhất trong hệ thống phân phối dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Nhũng nước khác có tỏ ra thận trọng về sự hợp
nhất YHCT vào hệ thống Y học chính thống, mặc dù ở mức độ nào đó YHCT
hiện được sử dụng ở hầu hết các nước phát triển và các nước đang phát triển, nó
luôn được lựa chọn đầu tiên để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân ở
vùng xa xôi hẻo lánh hoặc hình thức lựa chọn kế tiếp để chăm sóc sức khoẻ cho
những người dân ở thành phố. Thậm chí, ở nhiều nước nơi YHCT chỉ được sử
dụng trong các cộng đồng và hành nghề tư nhân ngoài hệ thống Y học chính
thống. [9], [20]
Các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương được đánh giá là những nước
có tốc độ khôi phục và phát triển YHCT nhanh nhất thế giới. Thông qua một số
5
số liệu đã chứng tỏ một cách rất rõ nét sử dụng thuốc YHCT đang ngày càng
tăng lên ở khu vực này. Rất nhiều Phương thuốc cổ truyền đã được ứng dụng
trong các bệnh viện ở Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên, Singapo và Việt Nam.
Đồng thời các quốc gia này đã có nhiều chính sách và hành động tích cực nhằm

đẩy mạnh việc sử dụng hợp lý an toàn và có hiệu quả thuốc YHCT. [8]
Bên cạnh một số nước có nền YHCT được quản lý khá tốt như các nước
nói trên thì vẫn tồn tại nhiều nước mà ở đó chưa có quy định nào về thuốc YHCT
và được sử dụng như thực phẩm hay những lời chữa bệnh truyền miệng. [9]
1.4. Nhu cầu sử dụng thuốc đông dược nói chung và thuốc YHCT nói riêng
trên thế giới [8]
Nhìn chung xu hướng sử dụng thuốc YHCT ngày càng tăng không chỉ ở
các nước có truyền thống về YHCT như Trung Quốc, Nhật Bản mà ngay cả
những nước vốn xa lạ với YHCT như Mỹ, Anh, Pháp nay cũng đã bắt đầu quan
tâm tới các thuốc YHCT.
Trung Quốc: năm 1993 tổng doanh số thuốc YHCT đã được bán ra là 2,5
tỷ đôla. Năm 1995 tổng giá trị các loại thuốc YHCT ở Trung Quốc đạt 17,6 tỷ
nhân dân tệ tăng 212,6% kể từ năm 1990. Trong năm đó tỷ trọng thuốc YHCT
bán ra đạt 33,1% thị trường thuốc Trung Quốc.
Nhật Bản : có lịch sử nền YHCT hơn 1000 năm, được xem là nước có tỷ
lệ người sử dụng thuốc YHCT cao nhất thế giới. Thuốc cổ truyền Nhật Bản là sự
kết hợp hợp giữa thuốc YHCT Trung Quốc và thuốc dân gian Nhật Bản. Gọi
chung là thuốc Kampo.Tính từ năm 1974 đến năm 1989, sử dụng các loại
Kampo ở Nhật tăng 15 lần trong khi đó các loại Tân dược chỉ tăng 2,6 lần.
Mỹ: 1/3 người Mỹ đã thường xuyên sử dụng thuốc YHCT, năm 1991
doanh số bán ra thuốc YHCT ở Mỹ ước tính khoảng 1 tỷ đôla.
6
Đức: kinh doanh Thuốc cổ truyền ở Đức đạt 1,7 tỷ đôla, chiếm 10%
doanh thu thị trường Dược phẩm Đức. 58% người dân Đức đă dùng thuốc
YHCT. Năm 1995 tổng doanh thu các Thuốc cổ truyền bán không kê đơn ở các
nhà thuốc là 4,5 tỷ đêmác chiếm khoảng 30% tổng doanh số Thuốc bán không
cần kê đơn. Năm loại Thuốc cổ truyền trong 2000 Thuốc quan trọng được kê đơn
bởi bác sỹ và được đưa vào danh mục Thuốc bảo hiểm y tế.
Australia: 48,5% dân số Australia sử dụng ít nhất một loại hình chữa
bệnh theo phương pháp YHCT. Ước tính chi phí quốc gia cho thuốc YHCT và

các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc khoảng 1 tỷ đôla úc hàng năm, trong
đó 621 triệu dùng cho thuốc YHCT.
1.5 Tình hình kinh doanh thuốc Đông Dược ở Việt Nam
Tính đến tháng 4/2002, cả nước có 257 cơ sở được cấp giấy phép sản xuất
dược liệu và đông dược, 68 cơ sở sản xuất tân dược có sản xuất đông dược.Trong
số 257 đơn vị sản xuất đông dược có nhiều đơn vị phát triển tốt cả về số lượng
mặt hàng cũng như chất lượng sản phẩm như Công ty cổ phần dược phẩm OPC,
Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế Traphaco, Công ty dược liệu TW1,
Công ty trách nhiệm hữu hạn PHÚC HƯNG nhiều mặt hàng đông dược của các
cơ sở sản xuất trên đã xuất khẩu sang các nước SNG và Nga được thị trường các
nước này chấp nhận. [19]
1.6 Tình hình đăng ký lưu hành thuốc đông dược tính đến năm 2001 [10]
Thuốc đông dược chiếm tỷ lệ trung bình trên 20% tổng số thuốc đăng kí lưu
hành, tuy nhiên cơ cấu thuốc đông dược đang có xu hướng tăng dần bởi vì chính
các thuốc này lượng tiêu thụ tuy không cao nhưng quy trình sản xuất không thật
khắt khe như các thuốc tân dược và đặc biệt lợi nhuận mà nó mang lại cho các cơ
sở sản xuất rất cao. Chúng là nhóm Thuốc có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
7
Bảng! Tỷ lệ đông dược trong tổng thuốc đăng ký lưu hành từ năm
1996 đến năm 2001
Năm
Tổng số
Thuốc đông dược
Tỷ lệ(%)
1996 999
211
23,21
1997
749
95 12,68

1998 849
118
13,90
1999
1489
420 28,21
2000
1510
411
27,22
2001
1370
373
27,23
Tổng cộng
6876
1628 23,86
Số lượng thuốc đông dược được đăng ký lưu hành hàng năm của các cơ sở
sản xuất cả DNNN và DNNQD đang có xu hướng tăng lên. Các cơ sở sản xuất
ngoài quốc doanh có tỷ trọng thuốc đông dược cao hơn chiếm khoảng 50,00%
trong khi đó chỉ số này của các DNNN chỉ vào khoảng trên dưới 10%.
Tuy nhiên thuốc đông dược bị rút số đăng kí hoăc cấm lưu hành trong các
năm qua luôn chiếm một tỷ lệ lớn. Nguyên nhân của vấn đề này là do các quy
trình sản xuất đông dược không thật khắt khe như các thuốc tân dược, hơn nữa
do đặc thù của các chế phẩm đông dựơc, các chế phẩm đông dược thường có độ
ẩm cao, có chứa nhiều đường nên dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc.
8
Bảng 2 Thuốc đông dược của DNNN và các cơ sở NQD
Năm
DNNN

NQD
Tổng số
thuốc
Thuốc
đông
dược
Tỷ lệ(%)
Tổng số
thuốc
Thuốc
đông
dược
Tỷ lệ(%)
1997 673
44 6,91
112 51
45,54
1998
723 74 10,16
121
44
36,36
1999
1104
188 17,03
00
ơ\
232
60,26
2000 1090

168
15,41 420
243 57,86
2001
860
146 16,98
510 213 41,76
1.7 Các văn bản pháp quy có liên quan đến sản xuất kinh doanh thuốc
đông dược [5], [17]
1- Luật 21/LCT- HĐNN8 ngày 11/07/89 luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm
1989.
2- PL 04/PL- CTN ngày 06/10/99 Pháp lệnh đo lường.
3- PL 16/1999/ PL- UBTVQH ngày 12/10/99 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá.
4- PL 2557 /2001/QĐ- BYT ngày 4/7/2002 Quy chế thông tin quảng cáo thuốc
cho người và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
5- PL số 07/2003/PL- UBTVQH 11 ban hành ngày 25/02/2003 Pháp lệnh hành
nghề Y dược tư nhân.
6- NĐ 23/HĐBT ngày 24/01/91 điều lệ thuốc phòng và chữa bệnh.
7- NĐ 46/CP ngày 6/8/96 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về Y tế.
9
8- NĐ 11/1999/ND- CP ngày 03/03/99 về hàng hoá cấm lưu hành, dịch vụ
thương mại cấm thực hiện, hàng hoá dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh,
kinh doanh có điều kiện.
9- NĐ số 103/2003/ND- CP ngày 12/09/2003 quy định chi tiết thi hành 1 số của
pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân.
10- QĐ 113/CT ngày 9/5/89 quản lý thống nhất xuất nhập khẩu thuốc và
nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho người.
11- QĐ 577/BYT/QĐ ngày 8/7/93 quy chế tạm thời về nhập khẩu thuốc YHCT.
12-QĐ 194/CP ngày 31/12/94 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.

13- QĐ 262/BYT/QĐ ngày 23/02/95 quy chế lấy mẫu để xác định chất lượng.
14- QĐ 371/BYT/QĐ ngày 12/03/96 quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực
thuốc cổ truyền.
15- QĐ 322/BYT/QĐ ngày 28/12/97 Quy chế thông tin quảng cáo thuốc và Mỹ
phẩm dùng cho người.
16- QĐ 2432/1998/QĐ- BYT ngày 17/09/98 Quy định các thuốc được xét cho
phép quảng cáo cho công chúng trên truyền hình, truyền thanh
17- QĐ 2032/1999/QĐ/BYT ngày 09/07/99 Quy chế quản lý thuốc độc, danh
mục thuốc độc và danh mục thuốc giảm độc.
18-QĐ 2285/1999/QD- BYT ngày 28/7/99 quy định “Đạo đức hành nghề
Dược” .
19- QĐ 178/1999/QĐ- TTG ngày 30/8/99 quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông
trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu.
20- QĐ 3016/1999/QĐ- BYT ngày 6/10/99 quy định về tổ chức và hoạt động của
nhà thuốc, Bệnh viện
21- QĐ 18/2001/QĐ/QLĐ ngày 27/04/01 quy định tạm thời việc khảo nghiệm
nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc.
10
22- QĐ 2163/2001/QĐ- BYT ngày 08/06/01 ban hành quy định chế độ kiểm tra
công tác Dược tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
23- QĐ 3046/2001/QĐ/BYT ngày 12/07/01 bổ sung danh mục thuốc giảm độc.
24- QĐ 113/CT ngày 9/5/89 quản lý thống nhất xuất nhập khẩu thuốc và nguyên
liệu làm thuốc chữa bệnh cho người.
25- QĐ 1847/2003/QĐ- BYT ngày 25/5/2003 quy chế kê đơn và bán thuốc theo
đơn.
26-QĐ 222/2003/TTG ngày 03/11/03 phê duyệt chiến lược phát triển YHCT giai
đoạn đến năm 2010.
27- CT 03/1998/CT BYT ngày 17/02/95 tăng cường công tác quản lý chất lượng
thuốc.

28- CT 31/1999/CT- TTG về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả.
29- TT 21 ITT- LB lập lại thị trường thuốc chữa bệnh và phòng chống thuốc giả.
30- TT 10/TT- LBYT- NNCNTP ngày 07/09/97 quản lý thuốc dùng cho nguời và
súc vật.
31- TT 02/TT- BYT ngày 21/02/2000 hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng chữa
bệnh cho người.
32- TT 20/2000/TT- BYT ngày 28/11/2000 xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề Y-
Dược học cổ truyền để đăng kí kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT
và kinh doanh thuốc YHCT.
33- QĐ 3016/1999/QĐ- BYT ngày 6/10/99 quy định về tổ chức và hoạt động của
nhà thuốc, Bệnh viện.
34- TT 17/2001/TT- BYT ngày 01/08/01 hướng dẫn Doanh nghiệp nước ngoài
đăng kí hoạt động kinh doanh thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam
35- TT 01/2001/TT- BYT ngày 19/01/01 xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh
doanh Dược phẩm.
11
36- TT 06/2001/TT- BYT hướng dẫn việc xuất nhập khẩu thuốc và ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ con người trong thời kì 2001- 2005.
37- TT 14/2001/TT/BYT hướng dẫn ghi nhãn thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khoẻ con người.
38- TT 20/2001/TT- BYT ngàyl 1/09/01 hướng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc
và thực phẩm.
39- TT 10/2002/TT- BYT ngày 04/07/2002 hướng dẫn về đăng kí hành nghề
Dược.
40- TT 4/2002/TT -BYT ngày 29/5/2002 hướng dẫn việc xét cấp chứng chỉ hành
nghề Y Dược.
41- TT 10/2002/TT- BYT hướng dẫn thực hiện quyết định số 71/2002/QDTTG
về việc quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất nhập khẩu phi mậu
dịch.
42- TT 01/2004/TT- BYT hướng dẫn về hành nghề Y Dược tư nhân.

12
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Danh mục thuốc đông dược được cấp số đăng ký năm 2003
- Nhà thuốc, Đại lý bán lẻ thuốc, Hiệu thuốc
2.1.2. Địa điêrn nghiên cứu :
- Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
- Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Dược
- Cục quản lý dược Việt Nam
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hồi cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Cỡ mẫu nghiên cứu tại nhà thuốc được xác định theo công thức sau:
P (l-P )
n = z 2(|. a/2 )
d2
n : Cỡ mẫu nghiên cứu
p : Tỷ lệ ước tính dựa trên nghiên cứu thử
d : Độ chính xác tuyệt đối
a : Mức ý nghĩa thống kê
Z(1. m ỳ giá trị phụ thuộc hệ số tin cậy (1- a/2), tra trong bảng tính
sẵn, chọn d = 0,05, a = 0,05- > 1- a = 0,95. Tra bảng được hệ số Z(ị.a/2) = 1,96.
13
Căn cứ vào tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược trong nhà thuốc qua nghiên
cứu thăm dò là khoảng 10% tương ứng với p = 0,1. Như vậy cỡ mẫu cần thiết là:
1,962 0,1 (1 -0,1)
n

-

138
0,052
Hay n = 138
- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Hồi cứu số liệu
- Bộ câu hỏi in sẫn
- Phỏng vấn trực tiếp và ghi chép tại chỗ
- Quan sát trực tiếp
2.4. Phương pháp xử lý sô liệu
- Xử lý số liệu thô
- Phương pháp tỷ trọng
- Sử dụng phần mềm SPSS for window
14
PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1. TÌNH HÌNH ĐÃNG KÝ THUỐC ĐÔNG Dược NĂM 2003
3.1.1. Phân bô sô lượng thuốc đông dược được đăng ký theo loại hình Doanh
nghiệp
Bảng 3.1 Phân bố sô lượng thuốc đông dược được đăng kỷ theo loại hỉnh
Doanh nghiệp
Số lượng
thuốc
đông dược
đuợc đăng

DNNN CTCP
TNHH THSX ĐVNC

Tổng
Số
lượng
doanh
nghiệp
Tỷ lệ
%
Số
lượng
công
ty
Tỷ lệ
%
Số
lượng
công
ty
Tỷ lệ
%
Số
lượng
cơ sở
Tỷ lệ
%
Số
lượng
cơ sở
Tỷ lệ
%
Số

lượng
cơ sở
Tỷ lệ
%
1 12
42,8
6
26,1 6 35,3 19
57,6 3 46 44,2
2 6
21,4 4 17,4 2
11,8
7 21,2
0
19
18,3
3
2
7,1
2
8,7
3 17,6 1 3,0 0
8 7,7
4 4
14,3 4
17,4
2 11,8
2
6,1
0

12
11,5
5 3 10,7
0 0 1 5,9
3
9,1
0 7 6,7
6 1
3,6 1 4,3
2
11,8
0 0 0
4 3,8
>6 0 0 6
26,1 1
17
5,9 1 3,0 0
8 7,7
Tổng 28
23 33
3 104
Nhận xét:
Số lượng thuốc đông dược được đăng ký của các cơ sở nhìn chung là rất
thấp. Đơn vị có số lượng thuốc được đăng ký nhiều nhất cũng chỉ có 15 thuốc.
Trong số các cơ sở đăng ký sản xuất thuốc đông dược có tới 2/3 cỏ sở chỉ đăng
ký sản xuất 1 hoặc 2 thuốc, trong đó 44,2% đăng ký 1 thuốc, 8,3% cơ sở đăng ký
sản xuất 2 thuốc. Trong khi đó chỉ có 7,7% cơ sở có số thuốc đăng ký lớn hơn 6
thuốc.
15
3.1.2 Danh sách một số Công ty có số lượng thuốc đông dược đăng ký nhiều

nhất năm 2003
Bảng 3.2 Danh sách một số Công ty có số lượng thuốc đông dược đăng ký
nhiều nhất năm 2003
Tên công ty
Số lượng thuốc đông dược đăng kí
Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC
15
Công ty Cổ phần Đông dược 5
13
Công ty Cổ phần Traphaco
12
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
12
Công ty TNHH Bảo Long
8
Nhận xét:
Những công ty có số mặt hàng thuốc đông dược đăng ký nhiều nhất năm
2003 được kể trên đều là những Công ty rất thành công trong lĩnh vực sản xuất
thuốc đông dược. Nhũng mặt hàng thuốc đông dược của các Công ty này không
chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác, sản
phẩm thuốc đông dược là những mặt hàng chiến lược đem lại lợi nhuận chính
cho các Công ty này, Traphaco năm 2002 sản xuất gần 100 mặt hàng thì có 2/3
là thuốc đông dược, chiếm tới 80% doanh thu 100 tỷ. Xí nghiệp chế biến đông
dược quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh doanh số các mặt hàng đông dược năm
1990 là 13,5 tỷ, trong đó xuất khẩu sang các nước SNG và Nga chiếm 45%.
Công ty Đông Nam Dược Bảo Long sản xuất 26 mặt hàng đông dược, 50% xuất
khẩu sang Nga và các nước SNG, doanh số 1997 là 16 tỷ đồng. Theo báo cáo của
Tổng Công ty Dược năm 2003 thì OPC có 2 mặt hàng thuốc đứng trong "Top
ten" các thuốc có doanh thu lớn nhất và cả Hai mặt hàng đó đều là thuốc đông
dược (Kim Tiền Thảo Chai 100 viên doanh số 19,9 tỷ đồng, Dầu Khuynh diệp

chai 15 - 30ml doanh số 17,538 tỷ đồng)
16
3.1.3 Tỷ lệ thuốc đông dược trong tổng số thuốc đăng ký của các loại hình
Doanh nghiệp
Bảng 3.3
Tỷ lệ thuốc đông dược trong tổng sô thuốc đăng ký của các
loại hình Doanh nghiệp
THUỐC ĐÔNG TỔNG s ó
Tỷ lệ
Loại hình doanh nghiệp
DƯỢC
THUỐC
%
Công ty Cổ phần
104
539
19,3
Công ty TNHH
56 161 34,8
Công ty liên doanh
0 36
0
Doanh nghiệp Nhà nước
70
724 9,7
Tổ hợp sản xuất 79
79
100
Đơn vị nghiên cứu
3 13

23
TONG
312 1552
20,1
Nhận xét:
- Các tổ hợp sản xuất có tỷ lệ thuốc đông dược là 100%. Các cơ sở này có
vốn kinh doanh ít, không đủ để đầu tư vào sản xuất thuốc tân dược, với quy mô
sản xuất bé thì nếu có sản xuất ra thì cũng không thể cạnh tranh được với các
thuốc tân dược của các Công ty lớn. Nhưng nếu sản xuất đông dược thì các cơ sở
này có nhiều lợi thế, các thuốc đông dược có thể sản xuất ở quy mô bé bằng
phương pháp thủ công, trình độ người sản xuất không cần cao, do vậy có thể
thuê nhân công với giá rẻ, chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất không lớn
như thuốc tân dược, quy trình sản xuất không quá khắt khe. Mặt khác các cơ sở
này lại có những bài thuốc cổ truyền, thuốc gia truyền có tác dụng chữa bệnh rất
tốt, giá lại rẻ nên được nhân dân rất ưa chuộng. Ví dụ như dầu gió Trường Sơn
hay là dầu nóng Thiên Thảo của cơ sở Trường Sơn.
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn có tỷ lệ đăng ký thuốc đông dược năm
2003 khá cao (chiếm 38,5%). Các thuốc đông dược là một trong những mặt hàng
chiến lược của các Doanh nghiệp này bởi thuốc đông dược là nhóm có tỷ suất
lợi nhuận cao nhất.
Ví dụ: Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long trong năm 1997 sản
xuất 26 mặt hàng thuốc đông dược, 50% xuất khẩu sang Nga và các nước SNG,
Doanh số là: 16 tỷ đồng.
- Mặc dù các Công ty cổ phần có số lượng mặt hàng thuốc đông dược
được đăng ký nhiều nhất, nhưng tỷ lệ thuốc đông dược đăng ký thấp do số lượng
thuốc tân dược được đăng ký nhiều. Qua đó cho thấy rằng năng lực sản xuất của
các Công ty cổ phần rất lớn. Thực tế các Công ty cổ phần là những Công ty sản
xuất kinh doanh Dược có hiệu quả nhất.
- Các Doanh nghiệp nhà nước có tỷ lộ thuốc đông dược đăng ký tương đối
thấp. Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở có vốn kinh doanh lớn, nếu sản xuất

thuốc tân dược sẽ có lợi thế hơn so với các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ bởi vậy nhà
nước chú trọng vào sản xuất thuốc tân dược nhiều hơn.
- Trong 36 thuốc đăng ký của các Công ty liên doanh không có thuốc nào
là thuốc đông dược, các sản phẩm tân dược của các Doanh nghiệp này hầu hết là
các sản phẩm độc quyền, bởi vậy nên họ chỉ tập trung vào sản xuất thuốc tân
dược.
18
3.1.4 Dạng bào chê thuốc đông dược
19

×