Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của phòng quản lý đô thị quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
A. Quá trình hình thành và phát triển của phòng quản lý đô thị quận
Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Giai đoạn đầu năm những năm 80, phòng quản lý đô thị hiện nay chia
thành hai phòng đó là phòng quản lý đô thị và phòng xây dựng. Phòng
quản lý đô thị quản lý cơ sở hạ tầng đô thị còn phòng xây dựng quản lý về
mặt xây dựng bao gồm cấp phép và thẩm định. Đến năm 88, phòng quản lý
đô thị xác nhập với phòng tài nguyên môi trường và lấy tên là phòng Địa
chính - nhà đất. Theo quyết định số 201/2004/QĐ-UB của UBND thành
phố ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2004 về việc thành lập phòng Xây
dựng – Đô thị thuộc UBND quận, huyện nêu rõ tại điều 1: Thành lập
Phòng Xây dựng – đô thị trên cơ sở tách phòng Địa chính – nhà đất. Phòng
Xây dựng đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện;
chịu sự hướng dẫn chuyên môn của sở, ngành, Thành phố. Phòng có tư
cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Nghị định số 14/2008/NĐ – CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh ký ngày 4 tháng 2 năm 2008 gồm 10 phòng chuyên môn được tổ
chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh. Tại điều 8 của nghị
định này quy định ngoài 10 cơ quan chuyên môn còn tổ chức một số cơ
quan chuyên môn khác để phù hợp với từng loại đơn vị hành chính đó là
phòng kinh tế và phòng quản lý đô thị. Sau ngày 16 tháng 5 năm 2008
phòng Xây dựng đô thị đổi tên thành phòng quản lý đô thị theo quyết định
của UBND thành phố Hà Nội số 1601/QĐ- UBND về việc tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện. Tại điều 1 của
Quyết định ghi rõ: Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân quận, huyện gồm:
- Phòng Nội vụ;
- Phòng Tư pháp;
- Phòng Tài chính – kế hoạch;
- Phòng Tài nguyên và môi trường;


- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Phòng Văn hóa và Thông tin;
- Phòng Giáo dục và đào tạo;
Nguyễn Hương Giang 1 Kinh tế & Quản lý Đô thị 47
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phòng Y tế;
- Thanh tra;
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Quản lý đô thị;
-
B. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của phòng
Theo quyết định thành lập phòng xây dựng đô thị số 201/2004/QĐ-
UB ngày 30 tháng 12 năm 2004 tại điều 2 chức năng, nhiệm vụ:
1.Chức năng:
Tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu
chính, viễn thông.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
2.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc:
- Trình UBND quận huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết đô thị theo
phân cấp của Thành phố, lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch,
quy hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật giao thông đô thị của địa phương.
- Quản lý các mốc giới, chỉ giới, cố xây dựng theo quy hoạch đã được
xác định trên địa bàn, công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê
duyệt của địa phương tại trụ sở UBND quận, huyện và trên phương tiện
thông tin đại chúng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch
xây dựng đã được phê duyệt và các quy định về quản lý kiến trúc, phối hợp

với các cơ quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy
định cụ thể, quản lý các công trình có giá trị kiến trúc cần được bảo tồn.
2.2 Quản lý Xây dựng, giao thông, đô thị:
- Thụ lý hồ sơ xin giấy phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường,
hè, ngõ trình UBND quận, huyện quyết định theo phân cấp của UBND
Thành phố;
- Quản lý chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây
dựng thuộc quận, huyện quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế
Nguyễn Hương Giang 2 Kinh tế & Quản lý Đô thị 47
Báo cáo thực tập tổng hợp
xây dựng, hồ sơ hoàn công tác công trình thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND quận, huyện;
- Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công
trình xây dựng, cải tạo sử chữa, kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình
được Thành phố phân cấp;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công
trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát triển và đề xuất biện pháp xử
lý đối với những công trình bị hư hoảng cần sửa chữa với UBND quận
huyện, Sở chuyên ngành;
- Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng thủ tục xây dựng cơ bản giúp
UBND quận, huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đố với các công trình
thuộc nguồn vốn phân cấp của quận, huyện quản lý; tham gia Hội đồng đền
bù và giải phóng mặt bằng xây dựng của quận, huyện.
- Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an
quận, huyện, UBND xã phường, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các quy
định về bảo vệ và sử dụng các công trình công cộng ở địa phượng, giữ gìn
trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn;
- Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu
xây dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông.
2.3 – Quản lý kinh doanh xây dựng:

- Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng, dịch vụ tư vấn xây
dựng, thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố
và Nhà nước;
- Phối hợp với phòng Tài nguyên – Môi trường quản lý và kiểm tra
các đối tượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa
bàn theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố;
2.4 – Hướng dẫn UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn quận, huyện thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành về quy
hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất vật liệu xay
dựng, các quy định về công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự giao
thông; tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính
sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương;
Nguyễn Hương Giang 3 Kinh tế & Quản lý Đô thị 47
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.5 – Báo cáo UBND quận, huyện hoặc các cấp có thẩm quyền xử lý
các ci phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị
trên địa bàn của quận, huyện;
2.6 – Tổ chức hướng dẫn kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng
dẫn của Sở Bưu chính, Viễn thông thành phố.
2.7 – Tổng hợp , báo cáo định kỳ và đột suất với UBND quận, huyện,
Sở xây dựng, Sở giao thông – Công chính, Sở quy hoạch – Kiến trúc, Sở
Bưu chính Viễn thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Cơ cấu tổ chức và Biên chế
Theo quyết định ký ngày 30 tháng 1 năm 2004 tại điều 3 quy định về
tổ chức bộ máy :
- Phòng có Trưởng phòng; từ 1 đến 2 Phó Trưởng phòng và một
chuyên viên, cán sự.
- Biên chế của Phòng do UBND quận, huyện quy định trên cơ sở tổng
biên chế quản lý nhà nước của UBND quận, huyện được UBND Thành phố

giao hàng năm.
Theo thông tư liên tịch của Bộ xây dựng và Bộ nội vụ số 20/ 2008/
TTLT – BXD – BNV ký ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định:
3.1 Phòng quản lý đô thị có trưởng phòng và không quá 3 phó trưởng
phòng
A, Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm trước ủy
ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trước pháp
luật về toàn bộ hoạt động của phòng.
B, Các phó phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm
trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được trưởng phòng
phân công; khi Trưởng phòng vắng mặt, một phó trưởng phòng được
trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
C, Trong số các lãnh đạo của Phòng ( Trưởng phòng và các Phó
trưởng phòng ) phải ít nhất 1 người được phân công chuyên trách quản lý,
chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành xây dựng.
D, Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
Nguyễn Hương Giang 4 Kinh tế & Quản lý Đô thị 47
Báo cáo thực tập tổng hợp
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật Trưởng phòng, phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp
luật.
3.2 Biên chế của phòng quản lý đô thị đảm bảo để thực hiện các
nhiệm vụ được giao, số lượng biên chế của Phòng quản lý đô thị do chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng số biên chế hành
chính của huyện được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng quản lý đô thị quận Đống Đa –
thành phố Hà Nội có 18 người trong đó có 1 Trưởng phòng và 2 phó
Trưởng phòng phân ra thực hiện 4 nhiệm vụ chính của Phòng đó là Giải
phòng mặt bằng, quản lý hạ tầng đô thị, thẩm định các dự án đầu tư xây

dựng và trật tự xây dựng.
Tổ giải phóng mặt bằng: gồm phó trưởng phòng :Nguyễn Việt Hòa
Trần Việt Tùng
Nguyễn Đình Dũng
Nguyễn Linh Nga
Tổ cấp phép xây dựng: gồm phó trưởng phòng: ..Hoàng Minh Ngọc
Trần Nhật Thái
Phan Chí Luyện
Chu Ngọc Minh
Lê Hoàng Linh
Tổ thẩm định: gồm trưởng phòng:……………....Lê Trọng Ngọ
Vũ Xuân Thủy
Trương Minh Quang
Nguyễn Hoàng Giang
Phạm Văn Tuấn
Tổ quản lý hạ tầng: gồm trưởng phòng:……….... Lê Trọng Ngọ
Phạm Trung Nghĩa
Bạch Quang Trung
Trịnh Hữu Lai
Với sơ đồ quản lý như sau.
Nguyễn Hương Giang 5 Kinh tế & Quản lý Đô thị 47

×