Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tổng quan một số vấn đề về bệnh lý, chuẩn đoán và xu hướng điều trị nhiễm HIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 82 trang )

B Ộ Y T Ế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HỔNG HẠNH
TỔNG QUAN MỘT s ố VÂN ĐỂ VỂ
BỆNH LÝ, CHẨN ĐOÁN VÀ xu HƯỚNG ĐIỂU TRỊ
NHIỄM HIV/AIDS
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC sĩ KHOÁ 1999 - 2004)
- Người hướng dẫn : Ths Đỗ Hồng Quảng
- Nơi thực hiện : Bộ môn Hoá Sinh
Trường ĐH Dược Hà Nội
- Thời gian thực hiện : 9/2003 - 5/2004
HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2004
p/iĩ Ầ. f
M f c @ c Ấ M Ơ Ì l
ííẻ k ií quả túiõ cáo nựủụ hòm ttaụ tồi rìu (ttioe lìùiỊ tỏ Lài etím (Ut eỉtăti
thành tởi:
(7Aj .
^Đề 'Tùầềtq, Qạảnạ,
['Bô- mêtt '7ÔOÁ linh - (Đại họe (Dườe. 'Tỗà Qlội
Là II (/nòi tỉ nu Ị tiiù' tìiịì, tận tình hưởng. d ẫ n ỉ ôi hũàn th à n h Uhoá
lu ậ n li à ụ
r()à tô i dùn ỉttioc ỉừiụ tti lòiHỊ hièt ()!1 iÁLL iắe téi:
(Đà* jCừn m a
m ồn Tôoá iin h — (Đ ai h&e ^Dưtte. ‘Tùà. QĨẦi
• • • • •
là ÍHỊIÍÒ! thín/ 111(111 tmií', đ ã dìu d ắ t, ('/tí háo ('hí) tôi nỉiuníị lị Uìêu
(Ịmị bán tt'Oníf mốt quá trinh hiU' tập, íiạỉiièti eiỉu Ultíìa hoe (tê (ỊỈttp tôi ed
ỉttùU' cúi nhìn Ihio quát, toàn diêtL ú ỉ binh nhiễm 7ỉf)^Jr()/c l^ O cì.
CTiổ/
K'ìn chùn th à n h (‘íin t tin (Bô- mồn. '3ÙỚ4L iin hr &rưằtUỊ, D ại hởe (Dưtte. "3ỖỀL
Q lệi đã lạo m úi điều Lìètt cho tồi ỈIOIKỊ snòỉ quá trinh ỉnìc lập, OỈL Làm Uítoá


luận.
rjfii t)i) (‘iu Ị ( ị hỉêt Ổ4t gia đình, hạn hỉ những. níỊtiòi đă Ííiíìn ĩtòíHỊ DÌên ÍỊÌÚỊỈ
(To tà i h'í)4HỊ n iế t qúa trình hoe tập eínKỊ nh ư íi'f)ti(Ị en ẻo SOHIỊ.
(Sình DÌên: Q lạuụin 'líli ^f)ồ!HỊ Jôạjtít CÂ2-3C54
MỤC LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
1.1 TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIV/ AIDS HIỆN NAY

2
1.1.1 Tình hinh trên thế giới

.
2
1.1.2 Tình hình tại Việt Nam 2
1.2 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH LÝ NHIỄM HIV/AIDS

4
1.2.1 Lịch sử bệnh AIDS

.
4
1.2.2 Cằc phương thức lây truyền HIV 5
1.2.3 Những hình thái dịch tễ học 6
1.3 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ c ơ CHẾ BỆNH SINH

7
1.3.1 Nguyên nhân gây bệnh 7
1.3.2 Cơ chế bệnh sinh 13

1.4 XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN HIV VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY
GIẢM MIỄN DỊCH

!

.

17
1.4.1 xểt nghiệm phát hiện HIV
17
1.4.2 Xét nghiệm đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch và ước
lượng hiệu quả điều trị 21
1.4.3 Việc áp dụng xét nghiệm HIV ở Việt Nam 22
1.5 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHIEM HIV/AIDS v à p hân loạ i l â m
SÀNG

22
1.5.1 Các giai đoạn của nhiễm HIV/AIDS 22
1.5.2 Phân loại lâm sàng ở thanh thiếu niên và người lớn
24
1.6 CÁC BIẾN CHÚNG THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM h iV/AIDS

25
1.6.1 Phân loại 25
1.6.2 Cơ chế giải thích 26
1.6.3 Đặc điểm của các biến chứng thường gặp trong nhiễm
HĨV/AIDS

7
.


.
7
. 26
1.7 ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS 28
1.7.1 Tình hình tiếp cận thuốc kháng Retrovirus 28
1.7.2 Các thuốc kháng Retrovirus 29
1.7.3 Điều trị kháng Retrovirus 34
1.7.4 Tình hình điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam 42
1.8 VACCIN PHÒNG CHổNG HIV/ AIDS

!
44
1.8.1 Các loại vaccin đã được thử nghiệm 44
1.8.2 Thử nghiệm lâm sàng vaccin phòng chống HIV/AIDS 46
PHẨN II: BÀN LUẬN
.


47
2.1 VÊ XU HƯỚNG CỦA BỆNH DỊCH VÀ ĐẶC ĐlỂM d ịc h tễ
HỌC CỦA BỆNH LÝ NHIỄM HIV/AIDS 47
2.1.1 Xu hướng phát triển của bệnh dịch
47
2.1.2 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh lý nhiễm HIV/AIDS 47
2.2 VỀ NGUYÊN n h â n Gâ y Bện h và cơ c h ế bện h s in h

48
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh 48
2.2.2 Cơ chế bệnh sinh 49

2.3 VỀ XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN NHIEM HIV v à đ á n h giá
TÌNH TRẠNG SUY GIẢM MIẺN d ịc h 50
2.3.1 Xét nghiệm phát hiện HIV 50
2.3.2 Xét nghiệm đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch

55
2.4 VỀ NHŨNG THÁCH THỨC TRONG ĐlỀU TRỊ VÀ NHŨNG
ĐỊNH HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI 57
2.4.1 Những thách thức trong điều trị 57
2.4.2 Một số cách tiếp cận trong liệu pháp điều trị AIDS

59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XƯÂT 69
3.1 KẾT LUẬN 69
3.2 ĐỀ XUẤT 69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immunodeíiciency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
APCS Antigen Presenting Cells
(Tế bào trình diện kháng nguyên)
CDC The Center for Disease Control
(Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ)
ELISA Enzyme- Linked Immunosorbent Assay
(Kĩ thuật miễn dịch gắn men)
FDA Food and Drug Administration
(Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ)
HIV Human Immunodeíiciency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

IFA Immuno Fluorescence Assay
(Thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang)
MHC Major Histocompatibility Complex
(Phức hợp chủ yếu hoà hợp mô)
Nef Negative factor gene (gen điều hoà chậm)
PCR Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi polymerase)
Rev Regulation gene (gen điều hòa)
RIPA Radio Immunoprecipitation Assay
(Thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ)
RT Reverse Transcriptase (Enzym phiên mã ngược)
SIV Simian Immunodeũciency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ)
Tat Transactivation gene (Gen điều hoà nhanh)
UNAIDS The Joint United Nation on HIV/AIDS
(Cơ quan liên hợp quốc về HIV/ AIDS)
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
b ì
7
ẢM
là ờ
NU.
ĐẶT VẤN ĐỂ
Như chúng ta đã biết, từ thập kỉ trước HIV/AIDS được coi là cuộc khủng
hoảng y tế trầm trọng. Còn ngày nay HIV/AIDS đã xuất hiện ở tất cả các nước trên
thế giới và đang gây ra cuộc khủng hoảng về phát triển tại nhiều khu vực với diễn
biến phức tạp. Theo báo cáo của UNAIDS (Tổ chức liên hợp quốc về HIV/AIDS) có
nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy xu hướng nhiễm HIV sẽ tác động sâu sắc
đến tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ có thai, tuổi thọ và tăng trưởng kinh
tế trong thời gian tới. Các tác động chưa từng có ở mức vĩ mô này sẽ xuất hiện đồng

thời với nỗi khổ của từng cá nhân và gia đình.
Đứng trước sự lan tràn của bệnh dịch, con người không ngừng nỗ lực nghiên
cứu về đặc điểm bệnh lý nhiễm HIV/AIDS và đã thu được một số kết quả trong điều
trị. Cho đến nay đã có gần 20 chất kháng Retrovirus được dùng điều trị cho người
nhiễm HIV/AIDS cùng nhiều phác đổ được áp dụng trên lâm sàng. Bên cạnh đó, sự
ra đời của nhiều loại dụng cụ xét nghiệm ngày càng tiện lợi hơn giúp cho việc chẩn
đoán nhanh, tiên lượng bệnh, đánh giá hiệu quả của các phác đổ nên cũng đã cải
thiện rất nhiều cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, những thách thức về sự kháng
thuốc, tác dụng phụ, thuốc điều trị duy trì và vaccin phòng chống nhiễm HIV vẫn
còn đó.
Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, phương tiện xét nghiệm còn
thiếu, giá thuốc lại quá cao nên việc thử nghiệm và sử dụng các thuốc kháng
Retrovirus rất bị hạn chế, phần lớn các thử nghiệm mới chỉ sử dụng đơn thuốc, chưa
có một nghiên cứu đầy đủ nào để đánh giá hiệu quả điều trị của các phác đồ, đặc
biệt là các phác đồ đa hoá trị liệu.
Xuất phát từ tầm quan trọng của bệnh dịch khoá luận mong muốn đạt được
các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu đặc điểm, cơ chê bệnh lý nhiễm HIV/AIDS
2. Thu nhận thông tin về những tiến bộ trong chẩn đoán và xu hướng điều
trị nhiễm HIV/AIDS trên thê giới và ở Việt Nam
1
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIV/AIDS HIỆN NAY
1.1.1 Tình hình trên thê giói [57]
Theo số liệu mới nhất của UNAIDS & WHO về tình hình nhiễm HIV/AIDS
trên thế giới tính đến 12/2003:
Bảng 1.1- Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới tính đến 12/2003 [57]
Tổng sô người nhiễm HIV/AIDS khoảng
Trong đó: Người lớn (15- 49 tuổi) khoảng
Trẻ em < 15 tuổi khoảng

40 triệu (34- 46 triệu)
37 triệu (31-45 triệu)
2,5 triệu (2,1- 2,9 triệu)
Sô người nhiễm mới năm 2003 khoảng
Trong đó: Người lớn (15- 49 tuổi) khoảng
Trẻ em < 15 tuổi khoảng
5 triệu (4,2- 5,8 triệu)
4,2 triệu (3,6- 4,8 triệu)
0,7 triệu (0,59- 0,81 triệu)
Sô người chết do AIDS năm 2003 khoảng
Trong đó: Người lớn (15- 49 tuổi) khoảng
Trẻ em < 15 tuổi khoảng
3,0 triệu (2,5- 3,5 triệu)
2,5 triệu (2,1- 2,9 triệu)
0,5 triệu (0,42- 0,58 triệu)
Sô người tử vong do AIDS kể từ đầu đại dịch khoảng 25 triệu
Cũng theo báo cáo của UNAIDS & WHO thì vùng châu Phi cận Sahara có tỷ lệ
nhiễm HIV/ AIDS cao nhất thế giới và tiếp theo là châu Á Thái Bình Dương, cứ mỗi
‘l ngày trên thế giới có thêm 14.000 người mới nhiễm HIV, trong đó có 2000 trường
hợp là trẻ em, tính trune bình mỗi phút có thêm 10 người bị nhiễm HIV và 95% các
Ị trường hợp này ở các nước đang phát triển.
1.1.2 Tình hình tại Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở nước ta vào tháng 12/1990
và đến nay dịch bệnh đã xuất hiện trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước với tốc độ
phát triển rất nhanh, theo thống kê của ban phòng chống AIDS đến ngày 30/10/2003
cả nước đã phát hiện 73.660 trường hợp nhiễm HIV (trong đó 11.254 bệnh nhân
2
AIDS và đã có 6325 người chết vì AIDS) trong khi mới chỉ có khoảng 4000 trường
hợp được phát hiện tính đến năm 1995. [48]
14000

12000
10000
8 0 00
6 00 0
4 00 0
2000
0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
năm
Hình 1.1- Sổ trường hợp nhiễm HIV phát hiện qua xét nghiệm tại
Việt Nam theo các năm từ 1995 đến 10/2003 [23]
2000
1500
1000
50 0
0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
năm
Hình 1.2- Số lượng bệnh nhân AIDS phát hiện được tại
Việt Nam theo các năm từ 1995 đến 10/2003 [23]
Nghiên cứu về dịch tễ HIV/AIDS tại Việt Nam cho thấy sự phát triển của
bệnh dịch đã có nhiều thay đổi so với những năm đầu, thể hiện qua [48]:
- Xu hướng nhiễm HIV không những gia tăng ở những nhóm nguy cơ cao mà
còn ở những nhóm dân cư khác. Nhóm có nguy cơ cao là tiêm chích ma tuý và mại
3
dâm, lây truyền chủ yếu là qua tiêm chích và vẫn không ngừng gia tăng (từ 9,4 %
vào năm 1996 lên 29,34 % vào năm 2002, thậm chí ở một số tỉnh là trên 50%). Còn
xu hướng lây truyền HIV qua quan hệ giới tính cũng gia tăng nhưng không ổn định
(từ 0,6% vào năm 1994 đến 6% vào năm 2002).
- Cùng với sự thay đổi về xu hướng lây truyền tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở lứa

tuổi 20- 29 tăng từ 15% vào năm 1993 lên 62 % vào cuối năm 2002.
1.2 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH LÝ NHIẺM HIV/AIDS
1.2.1 Lịch sử bệnh AIDS [56]
- 3/1981 phát hiện được 8 trường hợp nam giới đồng tính luyến ái ở New York mắc
ung thư Kaposis’sarcoma và số lượng người bị viêm phổi do Pneumocystis carinii
gia tăng ở Califomia, NewYork.
- 8/1982 tập hợp các triệu chứng trên được gọi theo tên: AIDS (Acquired
Immunedeíiciency Syndrome) hoặc SIDA (Syndrome cTimmunodeíicience acquise)
Và năm này CDC đã đưa ra định nghĩa về AIDS để theo dõi dịch bệnh.
- 5/1983 các bác sỹ ở viện Pasteur Pháp phân lập được một loại virus mói đặt tên là
Lymphodenopathy- associated virus hay LAV và cho rằng nó là nguyên nhân gây ra
AIDS.
- 23/4/1984 Robert Gallo- viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ cũng thông báo phân lập
được virus gây ra AIDS và đặt tên là Human T- cell lympho- tropic virus, type m
hay HTLV-III
- 3/1985 người ta chứng minh được LAV và HTLV-III là một. Cũng trong năm này
FDA đã cấp giấy phép lưu hành cho sản phẩm thương mại xét nghiệm máu đầu tiên
để chẩn đoán bệnh AIDS.
- 5/1986 uỷ ban quốc tế về phân loại virus ra quyết định gọi LAV và HTLV-III theo
một tên chung là HIV (Human Immunodeficiency Virus)
- 3/1987 FDA chấp thuận đưa AZT là thuốc kháng Retrovirus đầu tiên dùng trong
điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS.
- 5/1995 phát hiện sử dụng kết hợp AZT vói ddl hoặc ddc đạt hiệu quả cao hơn so
vói chỉ sử dụng đơn lẻ AZT. Liệu pháp điều trị kép đã trở thành một tiêu chuẩn
trong điều trị.
4
Cũng trong năm này Saquinavir- thuốc đầu tiên thuộc nhóm ức chế enzym protease
của HIV được cấp giấy phép sử dụng. Và đến cuối năm Saquinavir được phép sử
dụng kết hợp với nhóm thuốc chống Retrovirus tương tự Nucleoside.
- 1/1996 UNAIDS- uỷ ban của liên hợp quốc về phòng chống AIDS được thành lập.

Ở hội nghị quốc tế về AIDS họp tại Vancouver- Canada đã đưa ra liệu pháp kết hợp
3 thuốc. Việc sử dụng kết hợp 3 thuốc đã cho hiệu quả cao hơn liệu pháp hai thuốc.
Cũng trong năm này AZT được đưa vào điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.
- Năm 1997, Delavirdine là thuốc đầu tiên trong nhóm thuốc mới nhất- chất ức chế
enzym sao mã ngược không có cấu trúc Nucleoside được phép sử dụng.
Trong năm này một số tác dụng phụ khá nghiêm trọng của thuốc kháng Retrovirus
đã được phát hiện và gây nghi ngờ về sự an toàn trong liệu pháp điều trị kết hợp kéo
dài.
- 6/1998 công ty AIDS-Vax bắt đầu thử nghiệm vaccin phòng chống AIDS trên
5000 người tình nguyện ở Mỹ.
- Năm 2000: Đại dịch AIDS toàn cầu và sự lây nhiễm ở các nước đang phát triển
được quan tâm.
- Năm 2001: mở đầu thập kỉ thứ ba của đại dịch này- việc dự phòng, tác dụng phụ,
thuốc điều trị duy trì và vấn đề kháng thuốc được tập trung chú ý nhiều.
' Theo báo cáo hàng năm về tình trạng bệnh tật trên thế giới, chỉ hơn 20 năm sau khi
bệnh dịch bắt đầu^AIDS đã trở thành nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 4 trẽn thế
giới.
1.2.2 Các phương thức lây truyền HIV [43]
Cho đến nay HIV đã được tìm thấy trong hầu hết các dịch sinh học của cơ
thể nhưng khả năng lây truyền mạnh nhất là qua máu, tinh dịch và dịch âm đạo với
các phương thức lây truyền chủ yếu sau:
a) Lây truyền qua đường tiêm truyền
HIV lây truyền qua máu và các sản phẩm có liên quan đến máu (cấy ghép
phủ tạng) đã nhiễm HIV nên có thể bị lây nhiễm HIV qua việc sử dụng chung bơm
kim tiêm và các dụng cụ y tế đã bị nhiễm HIV không được tiệt khuẩn hoàn toàn. Ở
nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam số lượng ngưòi nhiễm HIV qua tiêm chích
chiếm tỷ lệ cao nhất [48].
5
b) Lây truyền qua quan hệ giới tính
HIV cũng có thể lây truyền qua quan hệ giới tính vói người bị nhiễm HIV,

nguy cơ lây nhiễm tuỳ thuộc vào phương cách giao hợp: giao hợp qua hậu môn (nam
đổng tính luyến ái) từ (0,8-3,2)%, giao hợp qua âm đạo (giao hợp khác giới) có nguy
cơ thấp hơn từ (0,05- 0,15)%. Nhưng nguy cơ lây nhiễm HIV có thể tăng lên gấp 20
lần ở những người mắc kèm theo các bệnh hoa liễu, đặc biệt là các bệnh có viêm
loét như giang mai, lậu.
c) Lây truyền từ mẹ sang con ( lây truyền chu sinh)
Sự lây truyền chu sinh có thể xảy ra trong lúc mang thai, hoặc trước, trong và
một thòi gian ngắn sau khi đẻ với nguy cơ từ (19- 23)%. Nguy cơ này sẽ giảm nếu
người mẹ được áp dụng liệu pháp kháng Retrovirus lúc mang thai, việc điều trị nên
bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 của thời kỳ mang thai. Hiện nay, việc áp dụng liệu pháp
kháng Retrovirus kết hợp đã làm giảm hơn nữa nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang
Các nhà khoa học đã phân lập được HIV trong sữa mẹ bị nhiễm HIV và có
bằng chứng cho thấy việc cho con bú có thể làm lây truyền HIV với nguy cơ từ (7-
22)%. Do vậy, trẻ em nên ngừng bú nếu mẹ bị nhiễm HIV. [37]
Ngoài 03 đường lây nhiễm chính đã kể trên thì HIV còn có thể lây nhiễm qua
các con đường khác như: tiếp xúc trong gia đình (đặc biệt là tiếp xúc với những bệnh
nhân AIDS giai đoạn cuối), hổn sâu, thụ tinh nhân tạo, phơi nhiễm nghề nghiệp,
những người bị bệnh ưa chảy máu và nhiều trường hợp không xác định được nguy
cơ.
1.2.3 Những hình thái dịch tễ học [12]
Tổ chức y tế thế giới và chương trình toàn cầu phòng chống AIDS đã mô tả
các hình thái dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS dựa trên 02 yếu tố là: Thời gian xuất
hiện HIV và phương thức lây truyền chủ yếu:
o Hình thái I: Xảy ra ở các nước công nghiệp phát triển: Bắc Mỹ, úc, Tây Âu.
o Hình thái II: Vùng cận sa mạc Sahara- Châu Phi
o Hình thái I/II: Vùng Caribe và Mỹ La tinh.
6
o Hình thái III: Các khu vực còn lại: Nam và Đông Nam Á, Trung Á, Đông Á và
Tây Thái Bình Dương (thông tin chi tiết ở phần phụ lục)
1.3 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ c ơ CHÊ BỆNH SINH

1.3.1 Nguyên nhân gây bệnh
a) Đặc điểm virus học [12,45]
HIV là viết tắt của từ tiếng Anh: Human Immunodeíiciency Virus- virus gây
suy giảm miễn dịch ở người, được xếp vào nhóm virus nhân lên chậm Lentivirus
thuộc họ Retroviridae với các đặc điểm virus học như sau:
- Phân loại
HIV được chia thành hai týp HIV-1 và HIV-2 dựa trên sự phân tích genome
của virus. Trong virus HIV-1 lại chia làm 3 nhóm M, o, N. Các nhóm có đặc điểm
di truyền khác nhau 20%. Nhóm M gây bệnh chủ yếu trên toàn cầu và được chia
thành các thứ týp từ A-1. Các thứ týp có đặc điểm di truyền khác nhau khoảng 5%.
Nhóm o và N chỉ gặp ở một số ít nước. Còn HIV-2 được chia thành các thứ týp từ
A- E.
Cả HIV-1 và HIV-2 đều gây bệnh AIDS ở người, bệnh cảnh lâm sàng và
đường lây của hai loại virus hoàn toàn giống nhau nhưng giữa chúng có một số điểm
khác biệt sau:
o Về dịch tễ: HIV-1 gây bệnh phổ biến hơn và là căn nguyên chính gây ra đại
dịch AIDS còn HIV-2 chỉ gây bệnh khu trú ở một số nơi, đặc biệt ở Tây Phi
o Về di truyền học: Genome của HIV-2 gần giống với genome của SIV
o Về kháng nguyên: Kháng nguyên lóp vỏ Capsid của HlV-llà pl7, HIV-2 là
pl8
o Thời gian ủ bệnh: HIV-2 dài hơn HIV-1
o Khả năng lây nhiễm: HIV-1 cao hơn
- Cấu trúc của virus
HIV-1, HIV-2 có hình dạng và thành phần tương tự nhau, chúng đều có hình
cầu, đường kính khoảng 80- 120 nm. Virus hoàn chỉnh có cấu trúc gồm 3 lớp:
7
Vò trong
»
»


pis
T

RNA
Reverse transcriptaLse
Sơ đố: cấu tạ o của virus HTV-1
Hình 1.3- Sơ đồ cáu tạo của virus HIV-1
+ Lớp vỏ ngoài (vỏ peplon)
Là một màng lipid kép, bên ngoài có khoảng 72 gai nhú lên, các gai này
chính là các phân tử glycoprotein có trọng lượng phân tử 160kd (gplổO). Mỗi gai
cao 9- lOnm, gồm 2 phần: phía ngoài hình oval đường kính 14- 15nm được gọi là
glycoprotein màng ngoài có trọng lượng phân tử 120 kđ (gpl20) gắn vào màng lipid
nhờ một chân dài 7-8 nm gọi là glycoprotein xuyên màng có trọng lượng phân tử
41kd (gp41).
+ Lóp vò trong (vỏ capsid): Gồm hai lớp protein
* Lớp ngoài hình cầu, gồm các protein có trọng lượng phân tử 17 kd (pl7)
với HIV-1 và 18kd (pl8) với HIV-2.
* Lớp trong hình trụ, gồm các protein có trọng lượng phân tử 24 kd (p 24)
+ Lõị: những thành phần ở bên trong của lớp capsid, bao gồm:
* Genome: gồm hai chuỗi ARN giống hệt nhau và đều có khả năng sao
chép, chúng mã hoá cho các chuỗi polypeptid là các protein cấu trúc và một số
protein khác cần thiết cho quá trình nhân lên của virus, mỗi sợi chứa 3 gen cấu trúc
chính:
o Gag ịgroup specific antigene) mã hoá cho các kháng nguyên đặc hiệu ở lớp
vỏ capsid của virus.
8
o Pol (polymerase) mã hoá cho các enzym RT (Reverse Transcigtase: enzym
sao mã ngược), Protease và IN (integrase).
o Env (envelop) mã hoá cho các glycoprotein lớp vỏ peplon của virus.
Ngoài ba gen cấu trúc trên^genome của virus còn một số gen khác gọi là gen

phụ để điều hoà quá trình sao chép như: Nef- gen điều hoà chậm, Tat- gen điều hoà
nhanh, Rev- gen điều hòa và các LTR (long terminal repeat)- là những đoạn lặp lại ở
cuối chuỗi, lổng ghép ở hai đầu của ARN.
* Các enzym: gồm Protease (PR), Reverse Transcriptase (RT)/RNase H,
Integrase (IN). Chúng đều được tách ra từ Gag- Pol polyprotein trong quá trình tạo
hình của virus và có đặc điểm, vai trò như sau:
o Protease
Enzym này là một dimer, mỗi monomer gồm 99 acid amin và dạng hoạt động
ở HlV-lvà HIV-2 đều là pl6 có nhiệm vụ tách các polyprotein được mã hoá bởi gen
Gag và Pol thành các phân tử hoạt động,
o Reverse transcriptase (RĨ)ỈRNase H
RT tác dụng như một ARN- dependent ADN polymerase đồng thời như một
RNaseH, nó có nhiệm vụ tổng hợp ADN từ ARN của virus (enzym này được phát
hiện đầu tiên ở Retrovirus). Dạng hoạt động của RT ở 2 týp virus đều là p 51/66.
Tác dụng RNase H của RT không những giúp thoái hoá nửa ARN ở những chuỗi lai
ARN/ADN để không che lấp khuôn tổng họp ADN virus mà còn tạo ra các tiền
nucleotid cần thiết cho quá trình sao chép ngược,
o Integrase hay Endonuclease (IN)
Enzym này đảm nhiệm sự tích hợp ADN của virus vào ADN của tế bào vật
chủ, dạng hoạt động ở HIV-1 là p31 còn ở HIV-2 là p34.
9
r
___
b L h g f e ĩ g x
geaon. VAVAV^ưnl [ pot
Sao mã
Dịch ma Íh 5 b Ì £ «
Sau dịch mấ
&*ga9Ị Pfơ
p55 p16

, Protease
P17
p24
p!5
RT eoơ
L
p 31 gp 160
integrase f
p66 (Enaonưctease) gp 120
Ị ' Píe-entv , I PolỵiỊTOteiu
Protem vỏ trong
p51
Reverse
transcriptaie
gp 41
Glycoprotein vó ngoài
Hình 1.4- Sơ đồ cấu trúc và chức năng của genome HIV-1
- Sức đê kháng của HN
HIV dễ dàng bị bất hoạt bởi các yếu tố lý hoá thông thường như: nhiệt độ
(HIV trong đung dịch bị phá huỷ ở 56°c sau 20 phút, dạng khô bị tiêu diệt ở 68°c
sau 2 giờ), hoá chất (Hypoclorid, Hydrogen peroxyd thì HIV nhanh chóng bị bất
hoạt trong vòng 3- 5 phút, cồn 70°c trong vòng 3-5 phút, pH=l hoặc pH=13 có thể
làm bất hoạt HIV). Tuy nhiên, HIV không bị tiêu diệt bởi tia cực tủn, tia y và có thể
sống được 3 ngày trong máu bệnh nhân để ngoài trời.
b) Quá trình nhân lên của virus [43,44,46]
Quá trình nhân lên của virus gồm những bước sau:
- Bước 1: Tiếp cận và xâm nhập
Nhờ các phân tử gpl20 ở lớp vỏ ngoài mà virus có thể gắn vào bề mặt các tế
bào có chứa phân tử CD4, CD4 có trên bề mặt các tế bào lympho T, tế bào mono,
đại thực bào và trên tế bào tua ở hạch lympho. Hầu hết các virus lúc đầu chỉ có thể

xâm nhập vào các lympho TCD4+ sau đó mới đến các tế bào mono, đại thực bào và
được gọi là các virus hướng T. Còn các virus mà có thể xâm nhập vào tế bào mono
và đại thực bào ngay từ đầu được gọi là các virus hướng M. Các virus hướng M
thường chỉ thấy ở giai đoạn đầu, còn virus hướng T tồn tại trong suốt quá trình gây
10
bệnh, có các hướng khác nhau này là do sự đa dạng của vòng V3 trên phân tử
gpl20. Ngay sau khi gắn vào bề mặt tế bào ái tính của virus được tăng lên nhờ các
chemokine co- receptor. Có hai loại chemokine co- receptor chính liên quan đến quá
trình nhiễm HIV là: CXCR4 và CCR5, ngoài ra các co- receptor như CCR2b và
CCR3 cũng có thể đóng vai trò mà chúng ta chưa biết, CXCR4 thúc đẩy quá trình
xâm nhập cho virus hướng T trong khi CCR5 thúc đẩy sự xâm nhập cho các virus
hướng M. Sau đó, HIV cắm neo và hoà màng vào tế bào vật chủ nhờ phân tử gp41
(cũng ở lớp vỏ ngoài).
- Bước 2: Hình thành ADN virus:
ARN genome của virus được giải phóng ra ngoài hạt virus trước khi hình
thành ADN bổ sung nhờ enzym sao mã ngược.
- Bước 3: Tích hợp ADN của virus vào ADN của tế bào vật chủ
Nhờ có enzym Integrase nên sau khi ADN virus hình thành sẽ được tích hợp
vào ADN của tế bào vật chủ, lúc này genome của HIV trở thành một bộ phận
genome của tế bào đích nên nó né tránh được các cơ chế tiêu diệt của cơ thể cũng
như tác dụng của thuốc.
- Bước 4: Tổng hợp các thành phần của virus
Những gen của virus đã được tích hợp có thể sẽ không hoạt động (Provirus)
hoặc được sao mã thành ARN genome hay ARNm để sau đó được dịch mã và tổng
hợp thành các protein của virus.
- Bước 5: Nảy chồi và tạo hạt virus mới
Cuối cùng, protein virus được tách ra nhờ enzym protease và lắp ráp thành
những hạt virus mới, những hạt virus này sau khi giải phóng sẽ xâm nhập vào các tế
bào khác.
* Quá trình nhân lên của virus được minh hoạ theo sơ đồ sau:

11
Sơ đồ: quá trình nhăn lèn của virus
Hình 1.5- Sff đồ quá trình nhãn lên của virus
Mức độ sinh sản của virus phụ thuộc vào chủng loại virus, loại tế bào đích và
gen điều hoà sự nhân lên của virus, còn động học của sự nhân lên và sự thanh thải
đã được làm sáng tỏ. Những tế bào lympho TCD4+ đã bị HIV xâm nhiễm có T1/2
vào khoảng 1,6 ngày còn các hạt virus trong huyết tương có T1/2 vào khoảng 0,24
ngày. Khoảng thời gian từ khi hạt virus được giải phóng ra huyết tương đến khi nó
xâm nhiễm vào tế bào khác và thực hiên quá trình sao mã tạo nên những hạt virus
mới là 2,6 ngày, có đến 10,3 tỷ hạt virus được sản sinh trong một ngày. Thông qua
số lượng ARN của virus có trong một mL huyết tương người ta có thể ước tính được
số lượng virus để tiên lượng bệnh và đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị. [49]
12
1.3.2 Cơ chê bệnh sinh
a) Quá trình đáp ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể bị nhiễm HIV [1, 39, 43]
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên HIV thâm nhiễm vào các tê bào
TCD4+ và sau đó virus lan tỏa sang cả các loại tế bào khác như : Tế bào lympho B;
Đại thực bào; Monocyte; Tiền tuỷ bào; Tế bào não; Tế bào sarcom xương; Tế bào da
gây ra nhiều trạng thái bệnh lý ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể. HIV có thể tổn
tại ở các trạng thái sau:
o HIV ở trạng thái tiền virus (provirus) kéo dài
o HI\V bị hệ thống miễn dịch kiểm soát
o HIV phát triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào khả năng của hệ thống
miễn dịch của từng cá thể. Chính vì vậy, thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS khá
đa dạng tuy nhiên khoảng thời gian trung bình là 10 năm nếu như bệnh nhân không
được áp dụng điều trị kháng Retrovirus.
Những đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với HIV gồm có:
o Đáp ứng miễn dịch dịch thể [1, 39, 43]
Kháng thể đặc hiệu chỉ xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 8 đến 12 tuần (thậm
chí lâu hơn), trước giai đoạn này là giai đoạn cửa sổ. Bằng kĩ thuật ELISA người ta

phát hiện được có kháng thể chống gpl20 và nếu làm miễn dịch thấm (Immunoblot)
thì sẽ khẳng định được cả kháng thể chống gpl20 và gp41 với hiệu giá cao. Như vậy
các glycoprotein lớp vỏ của virus là những phân tử mẫn cảm mạnh nhất, ngoài ra
còn phát hiện được kháng thể chống các protein khác như: Kháng thể chống p24,
men sao chép ngược nhưng tất cả các kháng thể đó đều đóng góp không đáng kể vào
việc chống lại HIV. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng đã giúp chẩn đoán nhiễm
HIV bằng các test huyết thanh.
o Đáp ứng miễn dịch tế bào [1, 39]
HIV tiêu diệt hoặc làm bất hoạt các tế bào TCD4+ nên không còn đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào cần thiết để chống lại virus . Hơn nữa, bộ gen của
HIV lại có khả năng đột biến cao nên đã thay đổi kháng nguyên giúp virus né tránh
dễ dàng đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Tuy nhiên, vai trò của đáp ứng miễn dịch tế
bào vẫn đang được nghiên cứu vì có thể nó đóng một vai trò quan trọng mà chúng ta
chưa biết.
13
Với đa số các trường hợp HIV phát triển chậm nên số lượng các tế bào đích
chỉ bị giảm từ từ, một số ít các trường hợp HIV phát triển nhanh, tế bào đích bị phá
huỷ nhiều, nồng độ ARN-HIV tăng lên cùng số lượng tế bào TCD4+ giảm mạnh
dẫn đến các biểu hiện lâm sàng xuất hiện sớm (thời gian nhanh nhất từ khi lây
nhiễm HIV tới khi tử vong do AIDS đã được biết từ trước tới nay là 28 tuần),
b) Những rối loạn miễn dịch do HIV gây ra [1]
- Rối loạn miễn dịch tế bào
Giảm số lượng tế bào lympho T toàn phần, đặc biệt là số lượng và chức năng
của tế bào TCD4+, tỷ lệ TCD4+/TCD8+ giảm là nét đặc trưng nhất của suy giảm
miễn dịch trong nhiễm HIV/AIDS. Bình thường số lượng các tế bào lympho trong
máu như sau: TCD4+= 500 - 1400 tế bào/mm3 máu, TCD8+= 180 - 865 tế bào /mm3
máu, tỷ lệ TCD4+/TCD8+= 1,1 - 3,5 (ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có khi tỷ lệ
này giảm xuống <1)
- Rối loạn miễn dịch dịch thể
Những rối loạn miễn dịch dịch thể ở bệnh nhân nhiễm HIV là do giảm số

lượng và rối loạn chức năng của lympho B bởi sự thiếu hụt TCD4+, IL-2 cùng các
yếu tố phát triển khác của lympho B, các rối loạn này bao gồm:
+ Xuất hiện các tự kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu, chống lympho.
+ Kháng thể kháng HIV được tạo ra nhưng không thực hiện vai trò bảo vệ mà
thậm chí còn tham gia vào quá trình sinh bệnh như hình thành các phức hợp miễn
dịch tuần hoàn, giảm bổ thể.
+ Giảm hoặc mất khả năng tạo kháng thể đáp ứng với các kháng nguyên mới.
- Rối loạn chức năng của đại thực bào và Monocyte
+ Giảm chức năng trình diện kháng nguyên
+ Giảm chức năng sản xuất IL-1 của đại thực bào dẫn đến giảm yếu tố kích
thích sinh tế bào máu và các tế bào miễn dịch.
+ Giảm tính hoá ứng động và khả năng bám dính của bạch cầu.
- Làm tổn thương các cơ quan tạo lympho
+ Suy giảm tuỷ xương: giảm toàn bộ hoặc từng dòng hồng cầu, bạch cầu hạt,
tiểu cầu và lympho.
+ Xuất hiện bệnh lý hệ thống hạch lympho với hai giai đoạn:
14
o Giai đoạn sưng hạch: Tăng sản và phì đại các trung tâm mầm của
hạch lympho nên hạch to ở nhiều vị trí
o Giai đoạn teo hạch: Do các trung tâm của lympho T và lympho B teo
đi (trừ một số trường hợp ung thư hoá hệ thống hạch làm cho hạch vẫn
tiếp tục to ra)
Tất cả những rối loạn trên làm suy yếu hệ miễn dịch dần dần và gây ra:
Nhiễm trùng cơ hội; Phát triển khối u và ung thư
c) Cơ chế của một sô'thay đổi miễn dịch trong quá trình nhiễm HIV [1, 42]
Như chúng ta đã biết nhiễm HIV dẫn đến làm giảm số lượng các tế bào
lympho TCD4+ hoặc bất hoạt chúng về chức năng và kết quả là gây rối loạn mọi thể
đáp ứng miễn dịch:
- Giảm tế bào TCD4+ do tác dụng trực tiếp của virus: Có nhiều cơ chế gây ly
giải trực tiếp đã được đưa ra

+ Do quá trình sinh sản của virus bên trong tế bào đã làm tăng tính thấm của
màng tế bào (do đâm chổi và/hoặc glycoprotein lớp vỏ của viras gắn vào màng bào
tương) và làm tế bào bị ly giải do thẩm tích.
+ Sau khi thâm nhiễm vào trong tế bào, virus buộc phải hình thành ADN bổ
sung và sau đó các ADN này mới được tích hợp vào ADN của tế bào vật chủ. Nếu
một lượng lớn ADN của virus nằm lại trong bào tương, không được tích hợp thì có
thể sẽ gây độc tế bào hay một lượng lớn các mảnh tái sao ARNm cũng có thể làm rối
loạn chức năng của tế bào.
+ Các phân tử gpl20 sau khi hình thành có thể gắn ngay vào các phân tử CD4
bên trong bào tương và liên kết này có thể gây nguy hiểm cho tế bào.
Trên đây là các cơ chế giả thiết nhưng nhờ sử dụng kĩ thuật "chuyển gen"
tinh vi nên một nhóm nghiên cứu đã quan sát được rõ bên trong tế bào miễn dịch và
ghi lại những kết quả biến đổi phân tử do HIV gây ra. Những phát hiện của họ cho
thấy HIV đã kìm hãm các gen cần thiết để duy trì và sửa chữa tế bào miễn dịch
nhưng lại thúc đẩy quá trình tự giết chết tế bào “apoptosis”. Virus có thể gây nhiễu
các tế bào ngay cả khi không hoạt động và điều đáng lo ngại là virus trong các tế
bào đó không bị tấn công bởi các thuốc kháng virus hiện có. [42]
15
- Giảm TCD4+do tác dụng gián tiếp : Cũng có nhiều cơ chế gián tiếp được đưa
ra để giải thích về sự giảm sút số lượng tế bào TCD4+ (mặc dù các tế bào này chưa
bị nhiễm)
+ HIV phong bế sự trưởng thành của tế bào TCD4+ do ức chế tiết các
cytokine cần thiết cho sự trưởng thành của các tế bào lympho T (như IL-2).
+ Những tế bào bị nhiễm HIV đã biểu lộ gpl20 trên bề mặt thì có thể kết hợp
với những tế bào lành có mang CD4 để hình thành hợp bào và hợp bào này có đời
sống rất ngắn ngủi. Hiện tượng này đã quan sát được trên in vitro nhưng chưa có
bằng chứng rõ ràng trên in vivo.
+ Do cơ chế tự mẫn
o gpl20 từ các tế bào bị nhiễm có thể gắn với phần tử CD4 của tế bào lành
trong khi đó bệnh nhân lại có kháng thể chống gpl20 nên sẽ dẫn đến huỷ

tế bào lành theo cơ chế phản ứng độc tế bào phụ thuộc kháng thể hoặc kết
hợp bổ thể.
o Phản ứng chéo giữa protein của virus và protein tế bào. Ví dụ như gpl20
có vùng tương tự IL-2 và kháng thể chống gpl20 sẽ phản ứng chéo với
IL-2 vốn là yếu tố sinh trưởng rất cần thiết của tế bào T.
o gpl20 gắn vào tế bào T chưa bị nhiễm qua CD4 sẽ làm chúng dễ bị tấn
công bởi các tế bào lympho T độc (Tc), hiện tượng này đã được chứng
minh in vi tro.
+ Do HIV tiêu diệt các tế bào nguồn gây ra tình trạng thiếu hoặc không bổ
xung được các tế bào non.
Những cơ chế gây rối loạn chức năng miễn dịch nói chung
+ Đối với tế bào T: Các tế bào TCD4+ dù chưa bị nhiễm thì cũng đã có
những biểu hiện rối loạn chức năng như: giảm biểu lộ các receptor với IL-2, bản
thân cũng tiết ít IL-2 hơn nên tác dụng tự kích kháng nguyên cũng suy giảm và
đương nhiên hậu quả sẽ liên quan đến các tế bào khác như NK, tế bào lympho B,
hay các tế bào lympho T độc, còn CD4 sau khi đã gắn với gpl20 thì không còn chức
năng tương tác với các phân tử MHC của APC trong quá trình trình diện kháng
nguyên, thêm vào đó là protein Tat (điều hoà tăng tái sao ARNm của viras) cũng ức
chế đáp ứng của tế bào T bằng cách ngăn cản con đường hoạt hoá.
16
+ Đối với tế bào B: Trong quá trình bệnh lý thường thấy có hoạt hoá đa clôn
dòng này mà có thể là do HIV hay gpl20 hoặc cũng có thể do nhiễm EBV (Epstein
baư virus) không kiểm soát nổi. Biểu hiện: tăng đáng kể lượng Ig trong máu mặc dù
đáp ứng dịch thể với kháng nguyên mới đưa vào thì lại giảm. Tình trạng này là do
thiếu sự giúp đỡ của lympho T hỗ trợ.
+ Đối với đại thực bào: gẫy rối loạn các chức năng của đại thực bào như
giảm hoá ứng động, giảm sản xuất IL-1, giảm sản xuất các gốc tự do để tiêu diệt vi
khuẩn, giảm khả năng trình diện kháng nguyên mà có thể là do giảm biểu lộ MHC
lớp II. Đại thực bào có thể mang virus mà không bị tiêu diệt nên chúng trở thành ổ
chứa virus trong suốt quá trình phát triển bệnh và người ta thấy rằng lượng đại thực

bào vượt xa lượng tế bào T bị nhiễm trong mọi mô của bệnh nhân kể cả trong não,
phôi, mô lympho.
+ Chức năng của tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên) ở bệnh nhân AIDS cũng bị
suy giảm có thể do giảm cytokin kích thích là IL-2.
1.4 XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN HIV VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY
GIẢM MIỄN DỊCH.
1.4.1 Xét nghiệm phát hiện HIV [12, 43,44, 49]
- Xét nghiệm phát hiện HIV để đạt 04 mục tiêu sau:
o Chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS
o Giám sát tình hình nhiễm HIV/AIDS
o An toàn truyền máu
o Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
- Tuỳ vào mục tiêu xét nghiệm, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra 3 phương cách xét
nghiệm sau:
o Phương cách I (áp dụng cho công tác an toàn truyền máu)
Mẫu huyết thanh được coi là dương tính khi mẫu đó dương tính với một trong
các thử nghiệm như: ELISA, SERODIA, hoặc thử nghiệm nhanh. Trong truyền máu,
mẫu máu được xét nghiệm theo phương cách I nếu dương tính hay nghi ngờ đều bị
loại bỏ.
o Phương cách II (áp dụng cho giám sát trọng điểm)
:

- :• X
Mẫu huyết thanh được coi là dương tính khi mẫu đó dương tính trong cả hai
lần xét nghiệm bằng hai loại sinh phẩm với nguyên lý và chế phẩm kháng nguyên
khác nhau.
o Phương cách III (áp dụng chẩn đoán nhiễm HIV)
Mẫu huyết thanh được coi là dương tính khi mẫu đó dương tính với cả ba lần
xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với nguyên lý và chế phẩm kháng nguyên khác
nhau.

Kể từ khi phát hiện HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS đã có nhiều loại
kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng để phát hiện HIV trong các dịch khác nhau của
cơ thể như máu (huyết thanh, huyết tương), nước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ. Ngoài
ra còn phân lập được HIV trong tinh dịch, dịch niêm mạc âm đạo và cổ tử cung, sữa,
nước mắt.
a) Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng (Microtiter particle agglutỉnation)
Nguyên lý: các hạt đã được gắn kháng nguyên sẽ bị ngưng kết nếu trong
huyết tương hay huyết thanh có chứa kháng thể kháng HIV.
b)
Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA (Enzym- linked Immunosorbent Assay)
ELISA được xếp vào nhóm kỹ thuật miễn dịch gắn men (EIA: Enzym
Immuno Assay), trong đó kháng nguyên hoặc kháng thể tham gia phản ứng được
gắn (trực tiếp hoặc gián tiếp) lên pha rắn (thường là ống nghiệm hoặc tiêu bản, các
giếng vi lượng của phiến nhựa). Phức hợp kháng nguyên- kháng thể nếu có sẽ được
phát hiện bằng chất ghi dấu có gắn enzym và sẽ cho sản phẩm có màu đặc trưng sau
khi thêm cơ chất đặc hiệu.
Các thử nghiệm ELISA sử dụng để phát hiện HIV bao gồm:
- Thử nghiệm ELISA gián tiếp phát hiện kháng thể kháng HIV
- Thử nghiệm ELISA cạnh tranh phát hiện kháng thể kháng HIV
- Thử nghiệm ELISA kiểu “sanchvich”
o ELISA “sandwich” kháng nguyên để phát hiện kháng thể kháng HIV
o ELISA “sandvvich” kháng thể để phát hiện kháng nguyên p24 tự do
- Thử nghiệm ELISA tóm bắt kháng nguyên và kháng thể
18
c) Kỹ thuật chấm thấm
Trong kĩ thuật này kháng nguyên được chấm (hấp thụ) vào một giá đỡ bằng
nitrocellulose thành một vòng nhỏ như một nốt chấm. Những thử nghiệm chấm
thấm kết hợp có những chấm tách riêng kháng nguyên của HIV-1 và HIV-2 nên có
khả năng phân biệt HIV-1 và HIV-2. Thử nghiệm này cho kết quả trong vòng 5- 10
phũt mà độ chính xác tương đương với những thử nghiệm ELISA thông thường.

Hiện nay có 2 loại thử nghiệm chấm thấm nhanh được FDA cấp giấy phép:
- Thử nghiệm các hạt nhỏ nắm bắt trên giá cứng (SUDS- Murex)
- Thử nghiệm ngưng kết latex recombigen (Cambridge Biotech)
Hiện nay trên thị trường Việt Nam cũng có một số loại sinh phẩm chẩn đoán
nhanh: Geni II của BioRad, Ditermine của Abbott. Các thử nghiệm này đều giữ
được ở nhiệt độ phòng và không có thử nghiệm nào đòi hỏi thêm trang bị.
d) Kỹ thuật miễn dịch điện di Western blot
Kỹ thuật Westem blot phát hiện kháng thể kháng HIV sử dụng virus toàn
phần tinh chế được điện di trong gel polyacrylamid sau đó được chuyển sang giấy
nitrocellulose và ủ với huyết thanh. Kháng thể kháng HIV được phát hiện bằng cách
dùng kháng thể kháng IgG người cộng hợp với enzym, và nó sẽ tạo nên những băng
màu khi cho thêm cơ chất. Các huyết thanh chứng âm và dương cũng được xét
nghiệm đồng thời để cho phép xác định các dải băng của virus bằng mắt thường. Đa
số các quy chế về xét nghiệm phát hiện HIV đòi hỏi phải khẳng định kết quả xét
nghiệm bằng Westem blot sau hai lần có kết quả dương tính với các thử nghiệm
ngưng kết hạt vi lượng hoặc ELISA.
e) Kỹ thuật miễn dịch dải băng (Line Immuno Assay- LIA)
Trong kỹ thuật này các protein tái tổ hợp và/hay những peptid tổng hợp của
HIV được tẩm vào những dải băng mẫu đặt trên các mảnh giá đỡ bằng plastic hay
nitrocellulose và được tiến hành theo cách tương tự như thử nghiệm miễn dịch thấm.
Đây là thử nghiệm bổ xung cho Western blot để khẳng định nhiễm HIV.
19
Sơ đồ xét nghiệm tìm kháng thể theo phương pháp ELISA và Westẻn blot
gpióO
gp!20
gp4l
p24
Western blot
Hình 1.6- Sơ đồ xét nghiệm phát hiện kháng thểHIV
theo kỹ thuật EIA và Western blot

f) Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (Immuno Fluorescence Assay- IFA)
Đây là kỹ thuật phát hiện kháng thể của HIV bổ xung cho Western blot.
Trong kỹ thuật này, các dòng tế bào T ác tính nhiễm HIV và không nhiễm HIV ở
giai đoạn tăng sinh được gắn vào các giếng của tiêu bản huỳnh quang. Kháng thể có
trong bệnh phẩm sẽ được gắn với kháng nguyên và phức hợp kháng nguyên- kháng
thể được phát hiện nhờ chất ghi dấu antPkháng thể có gắn chất huỳnh quang.
g) Kỹ thuật kết tủa miễn dịch phóng xạ (Radio Immunoprecipitation Assay-
RIPA)
Đây cũng là kĩ thuật phát hiện kháng thể kháng HIV bổ xung cho Westem
blot nhưng chủ yếu được dùng cho nghiên cứu. Kỹ thuật này sử dụng các protein
của virus có gắn phóng xạ (S35 methionine) đã được làm sạch bằng các huyết thanh y
chứng âm tính và gắn vào các hạt A- sepharose và sau đó cho phản ứng với huyết
thanh bệnh nhân đã được hấp phụ trước với các hạt protein A- sepharose. Phức hợp
kết tủa miễn dịch được tách ra bằng cách đun sôi 100° c và sau đó được tách ra bằng
điện di trên gel polyacrylamid có muối natri dodecyl sulfate. Hình thái các băng thu
được tương tự như thử nghiệm Westem blot nhưng các glycoprotein gpl20 và gpl60
thường rõ ràng hơn trong RIPA.
20

×