Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

xây dựng danh mục đầu tư tối ưu trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



HUỲNH NGUYỄN XUÂN CẦN

XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201


Tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



HUỲNH NGUYỄN XUÂN CẦN
MSSV: B110224

XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. VÕ THÀNH DANH


Tháng 11 năm 2013
i






LỜI CẢM TẠ


Chân thành cám ơn PGS.TS Võ Thành Danh đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.




Cần Thơ, ngày 10 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện




Huỳnh Nguyễn Xuân Cần

ii




TRANG CAM KẾT


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.



Cần Thơ, ngày 10 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện



Huỳnh Nguyễn Xuân Cần

iii

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: 3
1.3.1. Thời gian: 3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 2 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu 5
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 5
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 5
CHƯƠNG 3 6
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ
CÁC SẢN PHẨM QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 6
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 6
3.1.1. Đôi nét về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. 6
3.1.2. Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
nay 7
3.2. VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM VÀ CÁC CÔNG CỤ DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ 12
3.2.1. Vấn đề đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam 12
3.2.2. Khái niệm về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán 13
iv


3.2.3. Giới thiệu một số sản phẩm quản lý đầu tư hiện đang có tại Việt
Nam. 15
CHƯƠNG 4 22
PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 22
4.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU
TƯ 22
4.1.1. Quan hệ giữ rủi ro và lợi nhuận 22
4.1.2. Lý thuyết đa dạng hoá 24
4.2. XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU CHO THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DỰA TRÊN LÝ THUYẾT MARKOWITZ
27
4.2.1 Lý thuyết danh mục đầu tư tối ưu của Markowitz 27
4.2.2. Ứng dụng lý thuyết Markowitz vào thị trường chứng khoán Việt
Nam 30
4.2.3. Tổng kết các danh mục đầu tư tối ưu. 46
CHƯƠNG 5 70
KẾT QUẢ, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 70
5.1 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 70
5.1.1 Hiểu biết về thực trạng và tầm quan trọng của thị trường chứng
khoán. 70
5.1.2 Xây dựng các danh mục đầu tư hiệu quả sử dụng lý thuyết
Markowitz 71
5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán.
71
5.2.2 Đối với các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ 72
5.2.3 Đối với các nhà đầu tư cá nhân 73
5.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 74


v

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Danh sách các cổ phiếu thuộc rổ VN30 kể từ tháng 07/2013 32
Bảng 4.2 Ma trận hiệp tương quan của 29 cổ phiếu có thể có trong danh mục.
34
Bảng 4.3 Lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro của các cổ phiếu tính trung bình theo năm
36
Bảng 4.4. So sánh tổng hợp 15 danh mục đề nghị 42
Bảng 4.5. So sánh lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu xem
xét ban đầu và các cổ phiếu khuyến nghị nằm trong danh mục đầu tư 45
Bảng 4.6 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 1 47
Bảng 4.7 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 2 48
Bảng 4.8 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 3 50
Bảng 4.9 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 4 51
Bảng 4.10 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 5 53
Bảng 4.11 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 6 54
Bảng 4.12 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 7 56
Bảng 4.13 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 8 57
Bảng 4.14 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 9 59
Bảng 4.15 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 10 60
Bảng 4.16 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 11 61
Bảng 4.17 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 12 62
Bảng 4.18 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 13 63
Bảng 4.19 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 14 64
Bảng 4.20 Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 15 65



vi

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2004
đến 2011 8
Hình 3.2. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với
GDP giai đoạn 2004 đến 2011. 9
Hình 3.3. Diễn biến chỉ số chứng khoán VN-Index 11
Hình 3.4. Diễn biến chỉ số chứng khoán HNX-Index 11
Hình 3.5. Quy trình quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ Bảo Việt
18
Hình 4.1. Quan hệ giữa số lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư và rủi ro
của toàn bộ danh mục đầu tư 27
Hình 4.2. Đường cong hiệu quả thể hiện đường phân bổ vốn (Capital Allocation
Line) và điểm tối ưu tại danh mục thị trường (market portfolio) 30
Hình 4.3 So sánh lợi tức và rủi ro (tính theo trung bình theo năm) của các cổ
phiếu trong danh mục (từ 2010-2013) 37
Hình 4.4. Giao diện sử dụng chương trình tối ưu hóa danh mục đầu tư bằng phần
mềm Matlab 38
Hình 4.5. Ví dụ định dạng một file excel dữ liệu chứng khoán 39
Hình 4.6. Giao diện xem xét và thay đổi các thông số trong danh mục 40
Hình 4.7. So sánh đường biên hiệu quả (đường nối các điểm hình tròn) với danh
mục so sánh (chỉ số VN-Index là điểm biểu diễn dưới dạng tam giác) cũng như
với từng cổ phiếu riêng lẻ (biểu diễn là các dấu sao) 41
Hình 4.8. Diễn biến của chỉ số chứng khoán VN-Index trong 3 năm gần đây cho
thấy thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, lợi nhuận kỳ vọng đạt được là còn rất
thấp. 43

Hình 4.9. Tổng hợp so sánh các danh mục đầu tư tối ưu. 46
Hình 4.10. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 1 47
Hình 4.11. So sánh biến động của danh mục 1 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 48
Hình 4.12. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 2 49
vii

Hình 4.13. So sánh biến động của danh mục 2 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 49
Hình 4.14. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 3 50
Hình 4.15. So sánh biến động của danh mục 3 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 51
Hình 4.16. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 4 52
Hình 4.17. So sánh biến động của danh mục 4 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 52
Hình 4.18. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 5 53
Hình 4.19. So sánh biến động của danh mục 5 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 54
Hình 4.20. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 6 55
Hình 4.21. So sánh biến động của danh mục 6 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 55
Hình 4.22. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 7 56
Hình 4.23. So sánh biến động của danh mục 7 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 57
Hình 4.24. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 8 58
Hình 4.25. So sánh biến động của danh mục 8 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 58
Hình 4.26. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 9 59
Hình 4.27. So sánh biến động của danh mục 9 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 59

Hình 4.28. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 10 60
Hình 4.29. So sánh biến động của danh mục 10 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 60
Hình 4.30. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 11 61
Hình 4.31. So sánh biến động của danh mục 11 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 61
Hình 4.32. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 12 62
viii

Hình 4.33. So sánh biến động của danh mục 12 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 62
Hình 4.34. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 13 63
Hình 4.35. So sánh biến động của danh mục 13 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 63
Hình 4.36. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 14 64
Hình 4.37. So sánh biến động của danh mục 14 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 64
Hình 4.38. Thành phần các cổ phiếu trong danh mục 15 65
Hình 4.39. So sánh biến động của danh mục 15 so với danh mục so sánh là chỉ
số VNIndex (ký hiệu VNI trên biểu đồ) 65
Hình 4.40. So sánh tổng hợp sự biến động của các danh mục đầu tư (biểu đồ
màu xanh), được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 15, so với danh mục chuẩn là chỉ
số VN-Index (biểu đồ màu đỏ). 69

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

Đầu tư là một quá trình rủi ro kèm theo lợi nhuận. Đầu tư vào thị trường
chứng khoán càng được coi là một khoản đầu tư mạo hiểm. Bất kỳ nhà đầu tư
nào cũng mong muốn thu lợi khi quyết định đầu tư, tuy nhiên, mức độ chấp
nhận rủi ro của mỗi người rất khác nhau. Do đó, mỗi nhà đầu tư cần phải xây
dựng cho mình một danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Danh mục đầu tư
giúp cho khoản đầu tư có thể đạt lợi nhuận cao nhất trong giới hạn chịu đựng
rủi ro của nhà đầu tư. Đề tài này mong muốn mang đến các hiểu biết về thực
trạng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại, đồng thời giới thiệu
các khía cạnh lý thuyết và xây dựng thực tế danh mục tối ưu cụ thể trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, tức là tối đa hóa mức độ lợi nhuận trong phạm
vi rủi ro cho phép, hoặc tối thiểu hóa mức độ rủi ro theo mức sinh lời kỳ vọng.
Hiểu biết và xây dựng được danh mục đầu tư đơn giản là yêu cầu quan trọng
trước khi đầu tư vao thị trường chứng khoán.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 10
năm, tuy có những lúc phát triển sôi động nhưng đồng thời cũng có những giai
đoạn khó khăn như hiện nay. Việc đầu tư vào thị trường chứng khoán không
những mang lại cơ hội lợi nhuận cho nhà đầu tư, đồng thời lại là một kênh dẫn
vốn vô cùng quan trọng, giúp các công ty huy động được lượng vốn cần thiết
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhờ đó mà kinh tế phát triển.
Lý thuyết danh mục đầu tư được thúc đẩy bởi Markowitz qua các bài báo
khoa học xuất bản vào năm 1952, công trình của ông được coi là khai sinh của
lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Theo lý thuyết này, người ta xem thu nhập
trung bình trong quá khứ của các chứng khoán đại diện cho mức kỳ vọng lợi
nhuận của nó trong tương lai và phương sai của các chứng khoán đại diện cho
mức độ rủi ro của chứng khoán tương ứng. Lý thuyết danh mục hiệu quả của
Markowitz, hay còn gọi là bài toán trung bình-phương sai giúp xây dựng những

2


đường biên đầu tư hiệu quả, là tập hợp những danh mục đầu tư tối ưu tùy vào
các mức độ rủi ro ưa thích của từng nhà đầu tư khác nhau.
Từ lý thuyết của Markowitz, các nhà nghiên cứu kinh tế khác đã đưa ra
nhiều cải tiến bổ sung cho lý thuyết ban đầu của Markowitz. Một trong những
bổ sung đó, và được coi là lý thuyết hiện đại hơn là việc đo lường rủi ro qua các
khái niệm về giá trị chịu rủi ro (Value at Risk: VaR) và giá trị chịu rủi ro có điều
kiện (Conditional Value at Risk: CVaR).
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên số liệu thực tế lấy từ
thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2013. So sánh và đánh giá
các danh mục hiệu quả đó.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng hiện tại và những khó khăn khi đầu tư vào thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được vai trò của một danh mục đầu tư hợp lý nhằm giúp đầu
tư hiệu quả.
Tìm hiểu danh mục đầu tư hiệu quả theo Markowitz
Thu thập số liệu về các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, chọn ra các cổ phiếu để tiến hành nghiên cứu xây dựng danh
mục tối ưu.
Tìm hiểu và thực hiện chương trình trên máy tính trợ giúp xử lý số liệu
và thực hiện tính toán danh mục đầu tư hiệu quả theo các lý thuyết Markowitz.
Phân tích đánh giá các danh mục đầu tư đã tìm được xem nó có thực sự
tối ưu chưa.


3

1.3. Phạm vi nghiên cứu:

1.3.1. Thời gian:
Thu thập số liệu lấy trong phạm vi 3 năm gần đây của các cổ phiếu niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tù tháng 09/2010 đến tháng
09/2013).
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là
các cổ phiếu trên sàn TP Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ tháng 09/2010
đến 09/2013, các chỉ tiêu về mức độ rủi ro và sinh lợi của cổ phiếu.

4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Danh mục tài sản đầu tư là tập hợp tất cả các tài sản đầu tư mà một cá
nhân hay một tổ chức nắm giữ vào một thời điểm nhất định. Việc nắm giữ một
tập hợp các tài sản này giúp cho nhà đầu tư có khả năng phân tán rủi ro cao,
thay vì đánh cược vào một tài sản cụ thể nào đó (nguyên tắc không bỏ tất cả
trứng vào cùng một rổ).
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ta nên nắm giữ những tài sản nào chung với
nhau để hiệu quả nhất, tức là có mức độ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận là tốt
nhất cho nhà đầu tư. Nếu danh mục đầu tư là tối ưu thì danh mục đó sẽ có mức
lợi nhuận cao nhất so với các danh mục khác có cùng mức độ rủi ro.
Lợi nhuận là thu nhập hay số tiền kiếm được từ một khoản đầu tư. Lợi
nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R), là trung bình của thu nhập mà người đầu tư
mong muốn có được, thường được định nghĩa














Khái niệm rủi ro đánh giá độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế
so với lợi nhuận kỳ vọng, thường dùng phương sai (σ
2
) hoặc độ lệch chuẩn (σ)
để đánh giá.
Để đạt được danh mục đầu tư tối ưu theo nghĩa trên, ta dùng lý thuyết về
danh mục đầu tư hiệu quả của Markowitz. Mô hình này sử dụng lợi nhuận trung
bình trong quá khứ làm ước lượng cho lợi nhuận kỳ vọng cho tương lai và độ
lệch chuẩn của lợi nhuận trong quá khứ làm thước đo cho độ rủi ro trong tương
lai. Cốt lõi của mô hình này là giải bài toán tối ưu với những ràng buộc đã cho.
Thường ta dùng các công thức tính toán có sẵn trên máy tính để giải các hàm
tối ưu này.

5

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để có cơ sở tính toán thu nhập kỳ vọng và rủi ro, ta phải có số liệu về các
khoản thu nhập trong quá khứ cũng như độ lệch của các thu nhập đó. Điều này
có thể đạt được bằng cách tính toán ra từ số liệu giao dịch của các cổ phiếu trong
quá khứ. Các số liệu về các giao dịch này có thể được tìm thấy trên rất nhiều

các trang web về chứng khoán. Trong bài luận văn này, số liệu được lấy từ trang
web www.cophieu68.vn. Ta có thể lấy về rất nhiều số liệu đầy đủ về giao dịch
của các cổ phiếu trong quá khứ dưới dang file excel tiện dụng, làm cơ sở cho
các tính toán của chúng ta. Số liệu chúng ta chỉ lấy trong giai đoạn 3 năm gần
nhất ví dụ từ 01/09/2010 đến 30/09/2013.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Để tiện dụng cho việc xử lý các số liệu và giải bài toán tối ưu, luận văn này
sử dụng một chương trình tính toán chạy bằng phần mềm Matlab. Matlab là một
chương trình tính toán rất mạnh, rất phổ dụng để thực hiện các tính toán phức
tạp. Chương trình cung cấp cho chúng ta khả năng lập trình theo giao diện người
dùng, khả năng tùy biến tùy theo nhu cầu sử dụng. Đặc biêt, Matlab có xây dựng
sẵn cho người dùng rất nhiều hàm tính toán rất tiện dụng. Ta chỉ cần gọi đúng
hàm là sẽ trả ra kết quả chứ không cần thực hiện tính toán nhiều. Xét về nhiều
khía cạnh đây là phần mềm tính toán chuyên nghiệp và mạnh mẽ hơn Microsoft
Excel nhiều.
File dữ liệu sau khi tải về, chúng ta phải chỉnh sửa lại định dạng để chương
trình có thể đọc đúng dữ liệu. Quy tắc trình bày file excel là: hàng đầu tiên là
tiêu đề, bao gồm ngày giao dịch và tiếp theo là các mã chứng khoán. Cột đầu
tiên là các ngày diễn ra giao dịch cổ phiếu, chúng ta có thể định dạng theo kiểu
dd/mm/yyyy hay dd.mm.yyyy hay mm.dd.yyyy,… đều được nhưng phải thống
nhất với nhau và phải khai báo cho chương trình biết là đang dùng định dạng
ngày tháng nào. Tiếp theo các ô trong file dữ liệu là giá đóng cửa của các mã cổ
phiếu tương ứng vào ngày đó.
File excel dữ liệu sau đó được đưa vào chương trình để từ kết quả giao dịch
mỗi ngày ta tính ra được lợi nhuận trong ngày đó, cũng như độ biến động của
lợi nhuận, tức là giá trị rủi ro của cổ phiếu đó.

6

CHƯƠNG 3

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM VÀ CÁC SẢN PHẨM QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1.1. Đôi nét về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong nền kinh tế hàng hóa sự ra đời và phát triển của thị trường chứng
khoán luôn mang tính tất yếu. Nó giúp cho người có nguồn vốn nhàn rỗi và
người có nhu cầu về vốn có thể giao lưu vốn với nhau. Thị trường chứng khoán
tạo một kênh phân phối tiết kiệm từ người tiết kiệm tới nhà đầu tư. Thị trường
chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn; là chỉ báo quan trọng của kinh tế vĩ
mô, nên tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô
sẽ tác động đến thị trường chứng khoán.
Với những vai trò quan trọng như vậy, thực hiện chủ trương xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường, từ đầu những năm thập niên 90 Chính phủ đã chỉ
đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển
thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở đề án của các Bộ, Ngành, ngày
28/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ-CP về việc thành
lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giao cho đơn vị này chuẩn bị các điều
kiện cần thiết cho việc ra đời thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg
thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm
sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết
đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM,
đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh
nghiệp niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ,
61 tổ chức lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với
sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
trong năm 2005. Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp

ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007

7

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô
hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài
chính).
Tiếp theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội)
được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội
(thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào
ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt
động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ
Tài chính) làm chủ sở hữu.
3.1.2. Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay
Tính đến cuối tháng 9/2013, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu như sau
3.1.2.1. Về số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết
Tổng số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ hiện có trên thị trường chứng
khoán là 825, bao gồm 304 trên HOSE, 383 trên HNX và 138 trên UPCOM.
Về chỉ tiêu này, trong những năm qua có một số điểm cần lưu ý. Số CP
niêm yết đã tăng khá trong 13 năm qua (từ 41 cuối năm 2005 lên 825 cuối tháng
9/2013). Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề đáng quan tâm. Một, so với tổng số
công ty cổ phần của cả nước đang hoạt động (hơn 70.000), thì số CP niêm yết
vẫn còn quá ít (mới chiếm khoảng 12%). Hai, gần đây trên thị trường đã xuất
hiện tình trạng số CP niêm yết mới ít hơn số huỷ niêm yết (12/28). Ba, hiện còn
khá nhiều DN lớn, DN hoạt động có hiệu quả, có sức hấp dẫn vẫn chưa lên sàn;
trong khi không ít DN đã lên sàn từ khá sớm hoặc trước đây có sức hấp dẫn lớn

nhưng nay lại gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Phần nhiều DN niêm
yết có quy mô nhỏ, quan trọng hơn là chất lượng của không ít DN trên sàn còn
yếu kém kể cả về hiệu quả hoạt động, cả về công tác hạch toán, cung cấp công
khai, minh bạch thông tin

8

Theo đó, trong thời gian tới, cần phải đưa thêm nhiều DN lớn hấp dẫn lên
sàn, trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước ở một số DN
thuộc các ngành lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ hoặc phải có cổ phần
chi phối, đồng thời, cần phải củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng
hạch toán và cung cấp thông tin của các DN đã niêm yết.
3.1.2.2. Về giá trị vốn hoá thị trường/GDP
Giá trị vốn hoá thị trường/GDP tính đến hết tháng 9/2013 đạt khoảng
27,9% GDP 2012 (đã được Tổng cục Thống kê tính lại và tính đầy đủ hơn đối
với bất động sản). Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với một số năm trước. Để
tăng giá trị vốn hoá/GDP, thị trường cần phải được tăng thêm nhiều DN lớn hơn
nữa (hiện còn đứng ngoài thị trường).

Nguồn: Số liệu trong báo cáo của NHTG WB 2013: Global Financial Development (2013),
Hình 3.1. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2004 đến 2011
Số liệu thống kê trong bản báo cáo tổng hợp của ngân hàng thế giới WB
công bố, tuy toàn bộ bảng số liệu được cập nhật lần cuối vào ngày 22/04/2013,
nhưng số liệu kinh tế của Việt Nam chỉ được cập nhật đến cuối năm 2011. Bộ
số liệu này được gọi là cơ sở dữ liệu về sự phát triển tài chính toàn cầu (The
Global Financial Development Database) là một cơ sở dữ liệu rộng lớn về hệ
thống tài chính của 203 nền kinh tế trên toàn thế giới. Theo số liệu này thì tỷ lệ
này trung bình trên thế giới vào năm 2000 là 31,3 %, năm 2005 là 33,7%, năm


9

2010 là 38,5%. Ta thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có phát triển
nhưng vẫn còn nhỏ bé, chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế.
3.1.2.3. Về tổng giá trị giao dịch trên thị trường
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường trong 9 tháng 2013 đã đạt 1.342 tỷ
đồng, tuy còn thấp hơn trong một số thời kỳ trước (năm 2009 là 2.600 tỷ đồng,
năm 2010 là 2.469 tỷ đồng), nhưng đã khá hơn thời kỳ khó khăn 2011-2012.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh (khối lượng mua ròng 9 tháng
tăng 82%, giá trị mua ròng đạt 3.777 tỷ đồng, tăng 198,4% so với cùng kỳ năm
trước). Cùng với sự nới lỏng chính sách tiền tệ thì lượng tiền vào thị trường
trong thời gian tới đây sẽ tăng, có thể dần dần đạt mức 2.000 tỷ đồng/phiên vào
cuối năm.

Nguồn: Số liệu trong báo cáo của NHTG WB 2013: Global Financial Development (2013),
Hình 3.2. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
so với GDP giai đoạn 2004 đến 2011.
Tỷ lệ tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với
GDP giai đoạn 2004 đến 2011 được mô tả ở hình trên. Tỷ lệ này trung bình trên
thế giới vào năm 2000 là 5,2 %, năm 2005 là 4,7%, năm 2010 là 4,2%. Dựa vào
các số liệu đó ta thấy rằng tuy quy mô thị trường chứng khoán không lớn, nhưng
giá trị giao dịch trên thị trường so với GDP lại rất đáng kể, điều đó cho thấy sức
hút rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là một điều kiện rất tốt
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00

14.00
16.00
18.00
20.00
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Stock market total value traded to GDP (%)

10

để chúng ta phát triển hơn nữa quy mô của thị trường, góp phần làm một kênh
dẫn vốn quý giá cho nền kinh tế.
3.1.2.4. Về số lượng nhà đầu tư.
Hiện có khoảng gần 1 triệu tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, có 551 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao
dịch (208 cá nhân, 344 tổ chức), tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước (cá nhân
tăng 10,1%, tổ chức tăng 138,9%). Ở đây có vấn đề cần chú ý là số lượng nhà
đầu tư không những thấp so với dân số, lao động, mà còn chủ yếu là các nhà
đầu tư cá nhân và cũng có không ít tài khoản đã lâu không giao dịch; số nhà đầu
tư là tổ chức còn chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%), ngược với các nước phát triển.
Tính đầu cơ, phong trào, đám đông còn khá nặng. Rất nhạy cảm với tin đồn,
nên sự biến động trong nhiều trường hợp là thái quá.
3.1.2.5. Về điểm số.
Điểm số của VN-Index đến cuối tháng 9 đạt trên 492 điểm, cao gấp trên
4,9 lần khi thị trường chứng khoán ra đời, với tốc độ tăng bình quân 1 năm đạt
13%/năm; so cuối tháng 9/2013 với cuối năm trước đã tăng trên 19%, HNX tăng
6,8%, UPCOM tăng 0,2%; trong đó của một số mã còn tăng cao hơn nhiều
(HTL, VHG, PMS, TCM, PTB, CYC, DCL, MNC, SCL, HLY,…). Đó là những
tốc độ tăng thuộc loại khá. Tuy nhiên, điểm số chung trên sàn Hà Nội (HNX)
chỉ còn bằng khoảng 61% khởi điểm ra đời; hiện có đến 57% tổng số mã đã ở
mức dưới mệnh giá.

Trong điều kiện lạm phát chậm lại liên tiếp từ gần 2 năm qua, lãi suất tiết
kiệm giảm xuống, hiện còn ở mức thấp; chính sách tiền tệ, tài khoá có xu hướng
nới lỏng, tăng trưởng tín dụng cao dồn vào cuối năm, lãi suất cho vay dần trở
về như thời kỳ trước khủng hoảng; thị trường bất động sản chưa hồi phục, thị
trường vàng đã kết thúc thập kỷ tăng và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định
hiện nay, nhiều chuyên gia đã dự đoán, chỉ số VN-Index có thể vượt qua mốc
500 điểm, thậm chí còn có dự đoán vượt 550 điểm và chỉ số HNX sẽ vượt qua
mốc 70 điểm vào cuối năm 2013; theo đó, dự đoán lợi nhuận trên thị trường
chứng khoán sẽ có sự hấp dẫn trở lại trong những tháng tới.

11


Nguồn: Theo công ty chứng khoán ACBS, 11/2013
Hình 3.3. Diễn biến chỉ số chứng khoán VN-Index

Nguồn: Theo công ty chứng khoán ACBS, 11/2013
Hình 3.4. Diễn biến chỉ số chứng khoán HNX-Index

12

3.1.2.6. Về huy động vốn trên thị trường chứng khoán
Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu và cổ phần hoá 6 tháng 2013
mới đạt 5 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước; vốn huy động
qua phát hành trái phiếu Chính phủ đạt 123 nghìn tỷ đồng, tăng 67% so với cùng
kỳ năm trước; dòng vốn FII vào thuần trên thị trường chứng khoán đạt 404 triệu
USD, cao gấp 8 lần so với cùng kỳ. Trong khi việc tiếp cận vốn từ hệ thống tín
dụng ngân hàng còn thấp, việc tăng huy động vốn trên thị trường chứng khoán
là rất có ý nghĩa, bởi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng,
lại là kênh huy động dài hạn. Khi các loại hình quỹ mới được thành lập và hoạt

động, thực hiện việc nới “room”, thì tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán được mở rộng sẽ góp phần tăng lượng vốn
huy động trên thị trường chứng khoán.
3.2. VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM VÀ CÁC CÔNG CỤ DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ
3.2.1. Vấn đề đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, việc lựa chọn một kênh đầu tư phù hợp
với kỳ vọng lợi nhuận cùng với mức độ chấp nhận rủi ro phù hợp với bản thân
mỗi nhà đầu tư là một lựa chọn hết sức khó khăn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít kiến
thức thường chọn gửi tiết kiệm như một kênh đảm bảo an toàn. Ngoài ra, còn
có các kênh đầu tư cạnh tranh khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản, thị trường
chứng khoán,…
Việc đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam tuy được coi là một
kênh đầu tư rất hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nhưng vẫn chưa
phải là một kênh đầu tư phù hợp với đại bộ phận nhà đầu tư do những hạn chế
về tính minh bạch, tâm lý đầu tư bầy đàn theo tin đồn, lướt sóng kiếm lời nhanh,

So sánh tất cả các kênh đầu tư thì kênh đầu tư thông qua thị trường chứng
khoán được coi là là kênh đầu tư hiệu quả nhất, xét chung cho cả nền kinh tế, vì
nó dẫn vốn trực tiếp từ nhà đầu tư đến người cần vốn là các doanh nghiệp đầu
tư kinh doanh. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả vào thị trường chứng khoán thì
nhà đầu tư cần phải có những công cụ hổ trợ, giúp quản lý hiệu quả danh mục
đầu tư của mình.

13

3.2.2. Khái niệm về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán
3.2.2.1. Khái niệm về danh mục đầu tư
Danh mục tài sản đầu tư: là tập hợp tất cả các tài sản đầu tư mà một cá

nhân hay một tổ chức nắm giữ vào một thời điểm nhất định.
Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm it
nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và
quản lý danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh những khoản thua lỗ lớn.
Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc
một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng
hóa, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc là các tài sản khác. Mục
đích là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
3.2.2.2. Khái niệm quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lý danh mục đầu
tư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi, điều chỉnh các
danh mục này nhằm tái tối ưu hóa danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề
ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro mà họ
chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lý danh mục đầu tư hoặc
công ty quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu
với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đă định trước.
Bản chất của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là định
lượng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng thu được từ danh mục đó.
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh
chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn
đề đặt ra là làm thế nào để quản lư danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một
danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thị
trường cổ phiếu, trái phiếu hay các giấy tờ sở hữu bất động sản… Và việc phân
bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục phân bổ cho các loại
tài sản chính nhằm đạt được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với mức độ rủi ro
thấp nhất có thể. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, người quản lý có thể thay

14


đổi các tỷ lệ đã định này nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện tại thời điểm đó nhằm
đạt được mức lợi tức cao hơn nữa.
Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là quá trình quản
lý tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư bao gồm từ
việc định giá, phân tích chứng khoán, lựa chọn tài sản đầu tư, phân bổ vốn đầu
tư, lập danh mục tối ưu và đánh giá kết quả đầu tư.
Với mỗi nhà đầu tư khác nhau lại có những mục tiêu không giống nhau,
nhưng nhìn chung luôn phải cân nhắc một số vấn đề rủi ro và lợi suất đầu tư,
thời hạn đầu tư…Có nhà đầu tư đặt vấn đề rủi ro cao hơn lợi suất họ sẽ đặt ra
mục tiêu tối đa hoá lợi suất ứng với mức rủi ro có thể chấp nhận. Nhà đầu tư
khác lại đặt coi trọng lợi suất hơn rủi ro và họ sẽ đặt mục tiêu tối thiểu hoá rủi
ro ứng với mức lợi suất nhất định. Quản lý danh mục đầu tư tốt sẽ giúp họ đạt
được những mục tiêu đó.
3.2.2.3. Tầm quan trọng của việc quản lý danh mục đầu tư
 Thứ nhất, đa dạng hóa danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có
trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi
chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ
thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
 Thứ hai, trên thế giới, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh
hưởng của thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn
trong danh mục của mình có những chứng khoán giống như trong danh
mục của những người chịu thuế thấp.
 Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi
của khách hàng đầu tư. Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có
nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan
đến rủi ro.Thông thường người già ưu thích đầu tư vào những chứng
khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, còn giới trẻ lại thích
đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro cao kèm theo mức lợi tức kỳ
vọng cao.
3.2.2.4. Quy trình quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm bốn bước:

15

 Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định mục
tiêu là xác định rủi mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư
và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.
 Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập
các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư.
 Thứ ba, giám sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng
khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
 Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường
và mục tiêu của người đầu tư.
Một nguyên tắc nữa của danh mục đầu tư là chính sách đầu tư được viết ra bằng
văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư. Điều này rất cần thiết vì nó đảm bảo
tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan
điểm ngắn hạn của chủ đầu tư.
3.2.3. Giới thiệu một số sản phẩm quản lý đầu tư hiện đang có tại
Việt Nam.
Với lợi thế của một nền kinh tế mới nổi đang phát triển năng động, ổn định
về chính trị, nhiều cơ hội đầu tư, Việt Nam là địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà
đầu tư quốc tế, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. Vì thế,
cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế nhu cầu về các dịch vụ tài
chính, tín dụng sẽ phát triển ngày càng cao. Một trong những xu hướng hiện nay
đó là việc thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư
Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng
khoán và thị trường chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng
hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ
quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu

tư. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải
được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Thực chất hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về
quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất
nhằm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư.
Theo quy định, công ty quản lý quỹ có các chức năng hoạt động và cung
cấp các sản phẩm sau:

×