Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ cho công ty cổ phần vật liệu xây dựng motilen cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 77 trang )

0

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
……






NGÔ HOÀNG OANH
MSSV: LT11541


MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101



Tháng 8 - 2013
i


TRANG CAM KẾT
……….……….
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện



Ngô Hoàng Oanh




ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……….……….




















Ngày… tháng… năm 2013





iii

MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cúu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.4 Lƣợc khảo tài liệu 2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phƣơng pháp luận 3
2.1.1 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm 4

2.1.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm 5
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ 10
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 13
Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 15
3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ
15
3.1.1 Giới thiệu về công ty 15
3.1.2 Lịch sử hình thành 15
3.1.3 Các giai đoạn phát triển của công ty 16
3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 18
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18
3.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 19
3.3 Danh mục sản phẩm của công ty 21

iv

3.3.1 Sản phẩm do công ty sản xuất 21
3.3.2 Sản phẩm thƣơng mại của công ty 23
3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 – tháng 6 năm
2013
3.4.1 Về doanh thu 29
3.4.2 Về chi phí 31
3.4.3 Về lợi nhuận 31
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 33
4.1 Phân tích tình hình theo nhóm mặt hàng 33
4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo kênh phân phối 34
4.2.1 Kênh phân phối trực tiếp 36
4.2.2 Kênh phân phối gián tiếp 38

4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trƣờng 40
4.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ 44
4.4.1 Hệ số tiêu thụ sản xuất 44
4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 45
4.5 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ của công ty 46
4.5.1 Môi trƣờng vĩ mô 46
4.5.2 Môi trƣờng vi mô 50
4.5.3 Chính sách kênh phân phối 52
4.5.4 Các hoạt động chiêu thị 54
4.5.5 Trình độ nhân viên trong công ty 55
4.5.6 Chính sách giành cho nhân viên kinh doanh 56
Chƣơng 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC TIÊU THỤ SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY 58
5.1 Những khó khăn của công ty 58
5.2 Biện pháp ngắn hạn 59
5.2.1 Hoàn thiện chính sách kênh phân phối gián tiếp 59
5.2.2 Tổ chức thi đua về doanh số giữa các nhân viên kinh doanh 60
5.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên kinh doanh 60

v

5.2.4 Nghiên cứu và khai thác triệt để thị trƣờng các tỉnh tại Đồng bằng Sông
Cửu Long 61
5.2.5 Đầu tƣ phƣơng tiện vận chuyển 61
5.2.6 Cập nhật thƣờng xuyên những mẫu hàng mới tại cửa hàng 62
5.2.7 Nâng cấp và thƣờng xuyên cập nhật trang web của công ty 62
5.2.8 Đặt hàng online hay đặt hàng qua điện thoại 62
5.3 Biện pháp dài hạn 63
5.3.1 Nghiên cứu mở rộng thị trƣờng ra các tỉnh khu vực miền Trung. 63
5.3.2 Xây dựng phòng Marketing 63

5.3.3 Đầu tƣ thay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất sử dụng PVA thay thế
cho công nghệ sử dụng Amiăng. 64
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
6.1 Kết luận 65
6.2 Kiến nghị 66
6.2.1 Kiến nghị với công ty 66
6.2.2 Kiến nghị với Nhà nƣớc 66


vi

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Motilen Cần Thơ
từ năm 2012 đến tháng 6/2013 28
Bảng 4.1: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm mặt hàng 33
Bảng 4.2: Doanh thu tiêu thụ theo kênh phân phối 35
Bảng 4.3: Nhóm mặt hàng tiêu thụ trong kênh phân phối Trực tiếp 36
Bảng 4.4: Số lƣợng đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 38
Bảng 4.5: Doanh thu đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 39
Bảng 4.6: Doanh số bán hàng theo khu vực đại lý của công ty 41
Bảng 4.7: Số lƣợng đại lý theo từng tỉnh của công ty đến tháng 6/2013 43
Bảng 4.8: Tình hình nhập – xuất – tồn kho 44
Bảng 4.9: Hệ số tiêu thụ sản xuất 44
Bảng 4.10: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 46
Bảng 4.11: Diện tích và dân số Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 49
Bảng 4.12: Các đơn vị cung ứng 52
Bảng 4.13: Trình độ nhân viên trong công ty 55
Bảng 4.14: Mức lƣơng trên sản phẩm 56


vii

ANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Trụ sở công ty 15
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty 19
Hình 3.3: Tấm lợp sóng, phẳng và sóc nóc 21
Hình 3.4: Tole sóng vuông 22
Hình 3.5: Sản phẩm Xà gồ thép chữ C 22
Hình 3.6: Sản phẩm ống thép 22
Hình 3.7: Sản phẩm gạch - ngói Việt Nhật 23
Hình 3.8: Gạch – ngói Đồng Nai 23
Hình 3.9: Gạch cỏ 24
Hình 3.10: Gạch sỏi 24
Hình 3.11: Tấm cách nhiệt - cách âm 25
Hình 4.1: Doanh thu kênh phân phối 36
1

CHƢƠNG 1
GIỚI THỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào công tác tiêu thụ đều chiếm một vị trí
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó trở
thành yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp. Vì vậy trƣớc sự biến đổi khôn lƣờng của môi trƣờng sản xuất kinh
doanh, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn vận động không ngừng để
thích nghi với sự biến động đó. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải luôn có

các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng vì nó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát
triển. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả tiêu thụ góp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng nhanh quá trình tái sản xuất
xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế.
Đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề hiệu quả tiêu thụ không những là
thƣớc đo chất lƣợng hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của
doanh nghiệp. Chỉ có tiêu thụ sản phẩm tốt thì doanh nghiệp mới có thể thu
hồi vốn kinh doanh, thu lợi nhuận và tái mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiệu
quả tiêu thụ càng cao thì doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tƣ mở rộng, mua
sắm trang thiết bị, phƣơng tiện kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và quy trình công nghệ mới, tạo đƣợc năng suất cao, dẫn đến nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó giúp doanh nghiệp có khả năng đảm bảo công ăn việc làm
cho cán bộ, công nhân viên, tạo điều kiện cải thiện đời sống và điều kiện làm
việc tốt hơn cho họ. Hơn nữa nó giúp cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc nhƣ nộp thuế, phí, lệ phí và các hoạt
động xã hội khác… Đồng thời nó giúp cho xã hội giải quyết việc làm cho
ngƣời lao động.
Còn ngƣợc lại nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp diễn
ra không suôn sẻ, sản phẩm của doanh nghiệp khó hoặc không tiêu thụ đƣợc,
doanh thu không đủ để bù đắp chi phí, hoạt động kinh doanh không có lãi, dẩn
đến tình trạng nợ nần thì doanh nghiệp có thể bƣớc đến bờ vực của sự phá sản
hoặc sẽ phải rút lui khỏi thị trƣờng.
2

Trong quá trình thực tập ở công ty CP vật liệu xây dựng Motilen Cần
Thơ, một công ty trên 25 năm bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh thƣơng mại vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại

thất, tôi càng nhận thấy rằng mặc dù sản xuất là khâu quan trọng tạo ra sản
phẩm song tiêu thụ lại có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động tiêu thụ cho công ty CP vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ cho công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Motilen Cần Thơ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty từ năm 2010 đến tháng 6/2012
và đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ
- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ của công ty.
- Đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Thực tập và nghiên cứu đề tài công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen
Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Sử dụng số liệu thu thập trong 3 năm 2010 tháng 6/2012
- Trực tiếp thực tập tại công ty trong khoảng thời gian 12/08/2013 đến
12/11/2013
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Đề tài : “Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu bán tấm
lợp Fibrocement tại công ty CP vật liệu xây dựng Cần Thơ” của sinh viên
Nguyễn Hoàng Khải, Quản trị kinh doanh tổng hợp k35. Đề tài nghiên cứu
thực trạng hoạt động bán hàng và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh
thu bán hàng đối với sản phẩm tấm lợp Fibrocement của công ty CP vật liệu
xây dựng Motilen Cần Thơ. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm
phát huy những thành tựu đạt đƣợc đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất
những khó khăn trong bán hàng đối với sản phẩm tấm lợp Fibrocement của

công ty.

3

- Đề tài: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP vật liệu
xây dựng Cần Thơ” của sinh viên Trƣơng Minh Thông, Quản trị Marketing
k29. Đề tài chủ yếu phân tích các đối tƣợng: sản phẩm tấm lợp Fibrocement,
ống thép, xà gồ và tole của công ty CP vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh và ứng dụng mô hình Marketing Mix 9P
của Philip Kotler để phân tích. Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ chung của
công ty và phân tích chi tiết bộ phận. Bên cạnh đó cũng đã phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ và đƣa ra một số giải pháp về thị trƣờng
tiêu thụ, xây dựng thƣơng hiệu, quá trình bán hàng, thiết bị công nghệ và xây
dựng đội ngũ kinh doanh tiêu thụ để nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ cho
công ty























4

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đƣa sản phẩm từ nơi
sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lƣu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp cần phải hiểu tiêu thụ
theo cả 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trƣờng, xác định nhu cầu khách hàng, đặt
hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán
hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
- Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch
quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng
đồng thời thu đƣợc tiền hàng hoá hoặc đƣợc quyền thu tiền bán hàng.
2.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

- Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng,
là thƣớc đo đánh giá độ tin cậy của ngƣời tiêu dùng đối với ngƣời sản xuất.
Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất gần gũi
nhau hơn, tìm ra đƣợc cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và ngƣời sản xuất có
lợi nhuận cao hơn
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm
khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tƣ vào nguyên vật liệu, máy móc
trang thiết bị, nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm. Nhƣ vậy là vốn tiền tệ của
doanh nghiệp đƣợc tồn tại dƣới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ,
doanh nghiệp đƣợc thu hồi vốn đầu tƣ để tái sản xuất cho chu kỳ sau.
- Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá đƣợc doanh nghiệp
hoạt động có kết quả hay không.

5


2.1.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1 Môi trường vĩ mô
a Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng, quyết định đến việc hình
thành và hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh, đồng thời ảnh hƣởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm các yếu tố nhƣ:
+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định sẽ
làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cƣ tăng dẫn đến sức mua hang hóa và
dịch vụ cũng tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời
nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp.Nền kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao và ổn định sẽ kéo theo
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
+ Lãi suất cho vay của Ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay cao sẽ dẫn đến
chi phí đầu vào của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. Nếu
lãi suất cho vay thấp chẳng những giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tƣ mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn có thể kích thích tiêu
dùng trong nền kinh tế.
+ Lạm phát. Lạm phát cao làm cho doanh nghiệp phải cân nhắc trong
việc đầu tƣ mở rông sản xuất kinh doanh hay đổi mới công nghệ vì những lo
ngại về khả năng thu hồi vốn và nhiều rủi ro kinh doanh khi lạm phát cao
b Các yếu tố về công nghệ
Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2
yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng hay khả năng
bán hàng của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lƣợng và giá bán. Khoa học
công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất
lƣợng hàng hóa dịch vụ, làm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tăng năng
suất góp phần làm hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
c Các yếu tố về văn hóa – xã hội
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín
ngƣỡng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng. Những khu vực khác
nhau có văn hóa – xã hội khác nhau, nên dòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu
rõ những yếu tố văn hóa – xã hội ở khu vực đó để có những chiến lƣợc sản
phẩm phù hợp với từng khu vực.


6

d Các yếu tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các yếu tố tự nhiên bao
gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… Vị trí địa lý thận lợi sẽ tạo điều kiện
khuyếch trƣơng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, giảm thiểu các chi phí
bán hàng và giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều

kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho
quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trƣờng, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2 Môi trường vi mô
a Khách hàng
Khách hàng là đối tƣợng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết
định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo
nên thị trƣờng, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trƣờng. Những biến
động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu và thói quen
làm cho số lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm xuống. Việc định
hƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh hƣớng vào nhu cầu của khách hàng sẽ
đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và các dịch vụ phục
vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu để nâng
cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán
của khách hàng có quyết định đến sản lƣợng hàng hóa tiêu thụ của doanh
nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu
giảm, thế nên doanh nghiệp cần có những chính sách giá và chính sách sản
phẩm hợp lý.
b Đối thủ cạnh tranh
Số lƣợng các doanh nghiệp trong ngành có ảnh hƣởng rất lớn đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp trong ngành thì
cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trƣờng phân chia nhỏ hơn, khắc
khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy việc
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trƣờng tiêu thụ
của mỗi doanh nghiệp.
c Các đơn vị cung ứng đầu vào
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia
sẽ một phần lợi nhuận của doanh nghiệp trong trƣờng hợp doanh nghiệp đó có
khả năng trang trải những chi phí tăng thêm cho đầu vào đƣợc cung cấp. Các


7

nhà cung cấp có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong các trƣờng hợp
nhƣ:
Yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có
khả năng cung cấp
Loại vật tƣ mà nhà cung ứng bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan
trọng nhất của doanh nghiệp.
Từ các yếu tố trên thì nhà cung ứng có thể ép doanh nghiệp mua vật tƣ,
nguyên vật liệu với giá cao, làm cho chi phí đầu vào tăng, giá thành đơn vị sản
phẩm cũng tăng và làm cho sản lƣợng tiêu thụ của doanh nghiệp giảm dẫn đến
lợi nhuận cũng giảm theo. Để giảm bớt rủi ro từ các nhà cung ứng, doanh
nghiệp cần tăng cƣờng các mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng,tìm và lựa
chọn nguồn cung ứng chính có uy tín cao, đồng thời nghiên cứu để tìm ra
nguồn nguyên vật liệu thay thế.
2.1.2.3 Chính sách kênh phân phối
Phân phối hàng hoá một cách chính xác kịp thời là cơ sở để đáp ứng nhu
cầu của thị trƣờng, gây đƣợc lòng tin với khách hàng và củng cố uy tín doanh
nghiệp trên thƣơng trƣờng. Phân phối hợp lý sẽ tăng cƣờng khả năng liên kết
trong kinh doanh, tăng cao hiệu quả quá trình phân phối hàng hoá, nó có quan
hệ mật thiết với chính sách sản phẩm, giá cả.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc tiêu thụ sản phẩm đƣợc thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh đến tận tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù có rất
nhiều hình thức tiêu thụ, nhƣng đa số các sản phẩm là những máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng trong quá trình tiêu thụ nói chung đều thông
qua một số kênh chủ yếu. Doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp các sản phẩm
cho các hộ tiêu dùng, bán thông qua các công ty bán buôn của mình và các
hãng bán buôn độc lập. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm tiêu thụ, mà doanh

nghiệp sử dụng các hình thức tiêu thụ hợp lý. Căn cứ vào mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ nhƣ sau:
- Kênh tiêu thụ trực tiếp: nhà sản xuất trực tiếp phân phối hay bán các
sản phẩm làm ra cho tận tay ngƣời tiêu dùng. Kênh phân phối trực tiếp cho
phép tiết kiệm chi phí lƣu thông, doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng do đó có thể nắm rõ những thông tin về ngƣời tiêu dùng một cách chính
xác. Thông tin phản hồi đƣợc thu thập một cách trung thực và rõ ràng. Tuy
nhiên kênh phân phối trực tiếp có hạn chế ở chỗ tổ chức và quản lý khá phức

8

tạp, vốn và nhân lực phân tán, chu chuyển vốn chậm nên chỉ phù hợp với
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trên thị trƣờng hẹp.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp: nhà sản xuất thông qua các hãng bán buôn, bán
lẻ, các đại lý, ngƣời mô giới để bán hàng cho ngƣời tiêu dùng. Kênh này khắc
phục đƣợc một số nhƣợc điểm của kênh trực tiếp đó là thông qua vai trò của
các trung gian phân phối giúp cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm, rút ngắn đƣợc chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện tập trung vào
sản xuất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Quá trình tiêu thụ trên các kênh phân phối mà doanh nghiệp lựa và thiết
lập phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính linh hoạt và đồng bộ của hệ thống
- Giảm tối thiểu chi phí lƣu thông
- Đạt đƣợc mục tiêu mở rộng thị trƣờng của doanh nghiệp
- Quản lý và điều tiết, kiểm soát đƣợc hệ thống kênh tiêu thụ
2.1.2.4 Định giá sản phẩm
Giá cả là một trong những yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu, nó
ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng TTSP, đến lợi nhuận cũng nhƣ sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng chính sách giá hợp lý, linh
hoạt là điều kiện rất quan trọng, tránh định giá tuỳ tiện, chủ quan xuất phát từ

lòng mong muốn.
Chính sách giá là việc quy định vùng biên độ cho từng chủng loại hàng
hoá, các điều kiện bán hàng và chi phí. Hoạch định chính sách giá cho phép
khai thác tối đa những lợi thế của giá để bán đƣợc hàng nhanh, nhiều, cạnh
tranh hữu hiệu để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Có một chính sách một số
chính sách thƣờng đƣa ra nhƣ :
- Chính sách giá dựa vào chi phí: Dựa vào kết quả tính toán và phân tích
chi phí của doanh nghiệp và mức lãi suất cần thiết để dự kiến mức giá khác
nhau phù hợp với điều kiện của doanh nghịêp. Chính sách giá này phù hợp với
hàng hoá truyền thống, có uy tín trên thị trƣờng và doanh số tƣơng đối ổn
định.
- Chính sách giá hƣớng vào cạnh tranh: Doanh nghiệp sẽ hƣớng vào
những điều mà đối thủ cạnh tranh làm căn cứ để xây dựng giá. Chính sách giá
này rất nguy hiểm, có thể bị đối thủ cạnh tranh tiêu diệt. Khi áp dụng chính
sách giá này cần phải quan tâm đến tiềm lực của đối thủ, tiềm lực của doanh
nghiệp và lợi thế sản phẩm của doanh nghiệp.

9

- Chính sách giá phân biệt: Doanh nghiệp đƣa ra các mức giá khác nhau
đối với cùng một sản phẩm để ứng xử khôn ngoan với thị trƣờng để cạnh
tranh, khai thác thị trƣờng. Để có đƣợc chính sách giá phân biệt đúng đắn đòi
hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin về những phản ứng của ngƣời mua,
về tâm lý, thị hiếu của ngƣời mua.
- Chính sách giá thấp: Doanh nghiệp định giá thấp hơn mức giá trên thị
trƣờng, cách định giá này đƣợc áp dụng khi doanh nghiệp muốn tung ngay
một khối lƣợng lớn sản phẩm ra thị trƣờng, muốn bán nhanh, thu hồi vốn
nhanh và lãi nhanh. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách giá này phải tính đến
việc bán giá thấp hơn giá thị trƣơng sẽ gây ra sự nghi ngờ của khách hàng về
chất lƣợng sản phẩm.

- Chính sách giá cao: Ngƣợc với chính sách giá thấp, chính sách giá này
định cao hơn giá thống trị trên thị trƣờng, thƣờng áp dụng cho sản phẩm mới
hoặc những sản phẩm có sự khác biệt đƣợc khách hàng chấp nhận (về chất
lƣợng, mẫu mã, bao bì ). Đối với sản phẩm mới khách hàng chƣa biết rõ chất
lƣợng và không có cơ hội so sánh, xác định mức gía trị là đắt hay rẻ. Chính
sách giá này chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, chủ yếu thời gian đầu, sau đó
giảm dần cho phù hợp với khả năng mua của đông đảo ngƣời tiêu dùng.
Ngoài các cách định giá trên còn có rất nhiều cách định giá khác. Tuỳ
theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thị trƣờng cũng nhƣ doanh nghiệp có các
cách định giá khác nhau sao cho phù hợp.
2.1.2.5 Các hoạt động chiêu thị
a Quảng cáo: Bao gồm các phƣơng thức truyền tin chủ quan và giao tiếp
những ý tƣởng hàng hóa, dịch vụ đƣợc thực hiện theo yêu cầu của chủ thể
quảng cáo và chủ thể phải thanh toán mọi chi phí.
- Mục tiêu quảng cáo:
+ Quảng cáo để thông tin: tạo ra nhu cầu ban đầu là giới thiệu sản phẩm
mới, thay đổi giá, giải thích công dụng của sản phẩm, giới thiệu dịch vụ cần
thiết, xây dựng hình ảnh mới cho công ty
+ Quảng cáo để thuyết phục: Đặc biệt ở giai đoạn cạnh tranh cần tạo ra
sự ƣa thích và độc đáo cho hàng hóa, khuyến khích dùng thử nhãn hiệu, thay
đổi nhận thức về tính năng và tác dụng của sản phẩm, thuyết phục khách hàng
dùng thƣờng xuyên.
+ Quảng cáo để nhắc nhở: Nhắc nhở sản phẩm có tại địa điểm bán, lợi
ích, thiết thực và sự hài lòng về sản phẩm.

10

Thông thƣờng mục tiêu quảng cáo hƣớng vào: tăng số lƣợng hàng tiêu
thụ trên thị trƣờng truyền thống, mở ra thị trƣờng mới, giới thiệu sản phẩm
mới, xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của

doanh nghiệp. Quảng cáo đƣợc sử dụng nhiều trong giai đoạn đầu của chu kỳ
sống sản phẩm.
- Phƣơng tiện quảng cáo: Phƣơng tiện quảng cáo mà doanh nghiệp lựa
chọn phụ thuộc nhiều vào đối tƣợng khách hàng của doanh nghiệp. Mục tiêu
đối với các phƣơng tiện quảng cáo phải phù hợp với hàng hóa đặc thù, thông
tin mà doanh nghiệp muốn truyền đạt và phù hợp với chi phí mà doanh nghiệp
đồng ý chi cho quảng cáo. Các phƣơng tiện quảng cáo nhƣ: Báo chí, truyền
hình, tạp chí, radio, Pano, áp phích… Mỗi loại phƣơng tiện đều có những lợi
thế và tác dụng nhất định để doanh nghiệp có thể lựa chọn sao cho phù hợp.
b Khuyến mãi: Là tất cả các biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để
khuyến khích dùng thử, mua nhiều hơn sản phẩm hay cung cấp thêm lợi ích
cho khách hàng. Các hình thức khuyến mãi nhƣ: tặng phẩm, giảm giá, tăng
khối lƣợng sản phẩm, gói hàng chung, dùng thử, phiếu thƣởng…
Hiệu quả của chƣơng trình đƣợc đánh giá dựa trên kết quả làm tăng
doanh số của doanh nghiệp, thƣờng sử dụng các phƣơng pháp so sánh các chỉ
tiêu doanh số tiêu thụ của thời gian trƣớc trong và sau khi thực hiện chƣơng
trình. Khuyến mãi thƣờng mang lại hiệu quả là thu hút đƣợc nhiều khách hàng
mới, thị phần tăng lên…
c Tuyên truyền: Là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho
thƣơng hiệu hoặc cho doanh nghiệp trong cộng đồng. Tuyên truyền là sử dụng
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng truyền tin về doanh nghiệp tới khách
hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh
nghiệp, tạo danh tiếng tốt, xử lý các tin đồn, các hình ảnh bất lợi đã lan truyền
ra ngoài. Tuyên truyền có tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết của xã hội có
khả năng thuyết phục ngƣời mua lớn và thƣờng thì tốn kém nhiều chi phí hơn
so với hoạt động quảng cáo
d Bán hàng cá nhân: Là hoạt động giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trực tiếp
của ngƣời bán hàng cho các khách hàng tiềm năng, nhằm mục đích bán hàng
hóa và thu nhận thông tin từ khách hàng.
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ

2.1.3.1 Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Khối lƣợng tiêu thụ trong kỳ đƣợc tính dựa trên dự trữ đầu kỳ, sản xuất
trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.

11


Q
t
= D
đk
+ SX - D
ck

Trong đó :
Q
t
: sản lƣợng tiêu thụ trong kỳ
D
đk
: sản lƣợng dự trữ đầu kỳ
SX: sản lƣợng sản xuất trong kỳ
D
ck:
sản lƣợng tồn kho cuối kỳ
2.1.3.2 Doanh thu tiêu thụ
Doanh thu tiêu thụ: là tổng giá trị đƣợc thực hiện do bán sản phẩm hàng
hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu tiêu thụ đƣợc tính nhƣ sau:
D = ΣQi *Pi (i=1,n)
Trong đó :

D: Doanh thu tiêu thụ
Qi: khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm i
Pi: Giá bán của sản phẩm i
2.1.3.3 Lợi nhuận tiêu thụ
- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán
hàng trên hợp đồng cung cấp dịch vụ ( kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh
thu của hàng hoá bị trả lại và phần giảm giá cho ngƣời mua đã chấp nhận
nhƣng chƣa ghi trên hoá đơn )
- Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra: Bao gồm các khoản giảm giá bán
hàng, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế VAT,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. Chỉ tiêu này tuy làm giảm các khoản thu
nhập của DN nhƣng nó đem lại hiểu quả lâu dài cho DN. Vì khi khách hàng
đƣợc hƣởng các khoản giảm trừ thì sẽ có ấn tƣợng tốt đối với DN và do đó sẽ
tích cực hơn trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với DN.
Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ( hay lợi nhuận ) tiêu thụ
Lợi nhuận tiêu thụ = ΣDthu – các khoản giảm trừ – Giá vốn hàng bán – CP bán hàng – CP quản lý




12

2.1.3.4 Hệ số tiêu thụ sản xuất
Hệ số tiêu thụ sản xuất = 100% x
Q
TT
Q
SX

Trong đó :

Q
TT
: sản lƣợng tiêu thụ trong kỳ
Q
SX
: sản lƣợng sản xuất trong kỳ
Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất cho thấy mức độ phù hợp của sản sản
xuất với nhu cầu thị trƣờng. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để hệ số này tiến
đến 1
2.1.3.5 Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định bằng giá vốn hàng bán
chia cho bình quân hàng tồn kho.

Trong đó


Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh
giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn
cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại, nếu
hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lƣu ý, hàng tồn kho
mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho
thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị
giảm qua các năm.

13


Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là
lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột
ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh
tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các
khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy,
hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và
đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng
2.1.3.6 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định đƣợc tính bằng
cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu
trong kỳ. Đơn vị tính là %.
Công thức tính tỷ số này nhƣ sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh
thu. Hay nói cách khác là chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu cho bao
nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ số này mang giá trị dƣơng nghĩa là công ty kinh
doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa
là công ty kinh doanh thua lỗ.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu đƣợc sử dụng để nghiên cứu là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập qua
bộ phận kế toán của công ty, các thông tin trên báo chí, internet và thông qua
các báo cáo trƣớc đây.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế

∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y0: chỉ tiêu năm trƣớc
∆Y : Là phần chên lệch tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu kinh tế

14

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc
của các chỉ tiêu xem biến động nhƣ thế nào và tìm ra nguyên nhận biến động,
từ đó đề ra biện pháp để giải quyết.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh tương đối
Là kết quả phép chia giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc của các chỉ
tiêu kinh tế.
Y1 – Y0
∆Y = x 100%
Y0


Trong đó:
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y0: chỉ tiêu năm trƣớc
∆Y : Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu
kinh tế giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu.
















15

CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY
DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1.1 Giới thiệu về công ty

Hình 3.1: Trụ sở công ty
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ
- Tên tiếng Anh: MOTILEN CANTHO BUILDING MATERIALS
JONT STOCK COMPANY
- Địa chỉ: 1/2B, Đƣờng 30-4, Phƣờng Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: (0710)3821 610 – 3821 679
- Fax: (0710) 3823 548
- Email:
- Webside:

3.1.2 Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Motilen Cần Thơ gọi tắt là
MOTILEN CẦN THƠ đƣợc thành lập vào tháng 4/1983, tiền thân là Xí
nghiệp Cung ứng Vật tƣ tỉnh Hậu Giang, chuyển sang công ty Cổ phần ngày
11/04/2007 và hoạt động mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây

16

dựng và trang trí nội ngoại thất. Về quy mô sản xuất kinh doanh gồm: Nhà
máy sản xuất tấm lợp Fibrocement, xƣởng cán tole sóng vuông, xà gồ thép
chữ C, xƣởng cơ khí và trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội
ngoại thất.
Sản phẩm của công ty đƣợc bán rộng rãi thong qua mạng lƣới phân phối
hơn 350 đại lý, cửa hàng khắp các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó công ty đã mở
rộng mối quan hệ với các nhà sản xuất lớn trong và ngoài nƣớc thực hiện phân
phối chính thức và độc quyền các sản phẩm về vật liệu xây dựng và trang trí
nội ngoại thất nhằm đa dạng về mẫu mã cũng nhƣ các chủng loại khác nhau
giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn mua.
Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này gần 30 năm, công ty đã
xây dựng nên một thƣơng hiệu Motilen Cần thơ vững chắc, uy tín và chất
lƣợng cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng nổ và nhiệt tình trong
kinh doanh, các nhân viên bán hàng luôn hết lòng để tƣ vấn, hƣớng dẫn và
phục vụ khách hàng vì thế luôn tạo sự an tâm cho khách hàng.
Công ty luôn sẳn sàng hợp tác, liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và
ngoài nƣớc nhằm hƣớng tới sự phát triển và đa dạng về sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng.
3.1.3 Các giai đoạn phát triển của công ty
Công ty Cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ - tiền thân là Xí nghiệp Cung
ứng Vật tƣ tỉnh Hậu Giang đƣợc thành lập ngày 12/04/1983 trực thuộc Sở
Quản lý Nhà Đất Hậu Giang, với chức năng chính là tiếp nhận các nguồn vật

tƣ trong kế hoạch để cung cấp cho các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh
Hậu Giang.
Sau một thời gian hoạt động Xí nghiệp đƣợc đầu tƣ thêm xƣởng sản
xuất gạch bông và xƣởng Chế biến Gỗ. Ngoài chức năng cung ứng VLXD, Xí
nghiệp còn sản xuất các sản phẩm nhƣ: gạch bông, gỗ thành phẩm và các sản
phẩm chế biến từ gỗ, các sản phẩm từ đá mài, tấm lợp thủ công nhằm đáp
ứng cho nhu cầu xây dựng của tỉnh nhà.
Tháng 04/1988 , Xí nghiệp đƣợc đổi tên thành Xí nghiệp Sản Xuất
Tấm Lợp Gạch Bông Cần Thơ (tên tiếng Anh là Roof Tile & Mosaic Floor
Enterprise) trực thuộc Công Ty SXKD VLXD Cần Thơ (Sadico Cần Thơ) –
thƣơng hiệu MOTILEN cũng hình thành từ đây nhƣng chƣa chính thức đƣợc
đăng ký bảo hộ. Lĩnh vực hoạt động chính của xí nghiệp lúc này là sản xuất
gạch bông và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.

17

Qua nhận định về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tấm lợp Fibrocement ở
Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, bắt đầu từ tháng 09/1990 đến cuối năm 1993 Xí
nghiệp đã liên doanh với Nhà Máy Sản Xuất Tấm lợp Fibrocement Đồng Nai
đầu tƣ lắp đặt dây chuyền sản xuất tấm lợp Fibrocement tại xí nghiệp và đây
cũng là nhà máy sản xuất tấm lợp fibrocement đầu tiên và duy nhất ở ĐBSCL
có khả năng cung cấp sản phẩm này cho toàn khu vực.
Trong giai đoạn này Xí Nghiệp không ngừng đầu tƣ nâng dần qui mô
hoạt động, cụ thể tháng 04/1994 đã đầu tƣ và đi vào hoạt động Phân Xƣởng
Kính Màu Phản Quang Mỹ Nghệ với thiết bị của Trung Quốc, tiếp tục đến
tháng 10/1995 đầu tƣ Phân Xƣởng Cán Tole Sóng Vuông với dây chuyền cán
sóng hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan đã chiếm lĩnh thị trƣờng tole lạnh, tole
kẽm, tole mạ màu ở khu vực tại thời điểm này.
Năm 1996 thực hiện phƣơng án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà
nƣớc theo công văn của Chính phủ phê duyệt. Ngày 25/12/1996 UBND tỉnh

đã ra quyết định sáp nhập Xí nghiệp Bê Tông Cần Thơ với Xí Nghiệp Sản
xuất Tấm lợp - Gạch Bông Cần thơ thành Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Vật
liệu Xây Dựng Số 2 Cần thơ – tên gọi tắt là MOTILEN CANTHO, đến lúc
này thƣơng hiệu Motilen Cần Thơ đã chính thức đƣợc sử dụng trên tất cả các
sản phẩm do công ty sản xuất ra, và nó cũng đƣợc biết đến nhƣ là 1 thƣơng
hiệu chuyên về cung cấp VLXD và trang trí nội ngoại thất mạnh nhất của
vùng ĐBSCL.Và là doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các
sản phẩm chuyên ngành Vật Liệu Xây Dựng .
Cũng vào năm 1996 thực hiện chủ trƣơng của UBND tỉnh Cần Thơ,
Công ty Motilen Cần Thơ làm chủ dự án Xí Nghiệp Gạch Ngói Tuynen nhằm
đa dạng hóa các mặt hàng để phục vụ nhu cầu xây dựng ở ĐBSCL và đến
25/02/1998 Xí nghiệp Gạch Ngói Tuynen đi vào hoạt động với công nghệ,
thiết bị, máy móc đƣợc nhập khẩu từ Đức, với công suất khoảng 25 triệu viên
gạch/năm.
Đến tháng 06/2001 để mở rộng qui mô sản xuất, công ty đã di dời
phân xƣởng sản xuất tấm lợp fibrocement vào Khu Công Nghiệp Trà Nóc, vào
ngày 15/11/2001 khánh thành và đƣa vào hoạt động. Nhà Máy Sản xuất Tấm
lợp Fibrocement với công suất 1.000.000 mét /năm với vốn đầu tƣ 5,6 tỷ đồng
và đến năm 2002 thông qua đầu tƣ vào chiều sâu nhằm hạ giá thành sản phẩm
Công ty đã lắp đặt hệ thống xì lô, cân định lƣợng và xe bồn chuyên chở xi
măng rời. Cùng thời điểm năm 2002, Công ty tiếp tục đầu tƣ thêm máy cán xà
gồ thép chữ C và máy uốn vòm tole nhằm đa dạng hóa sản phẩm với chất

×