Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 129 trang )






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH



TRẦN THỊ HIỆN



PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ
TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301





Tháng 12 năm 2013

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH



TRẦN THỊ HIỆN
MSSV: 4104143


PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ
TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S. LƯƠNG THỊ CẨM TÚ


Tháng 12 năm 2013
i

LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cám ơn toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh tế -

Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt những
kiến thức quý báu cho toàn thể học sinh, sinh viên nói chung và lớp Kế toán
tổng hợp K36 nói riêng. Đặc biệt là Th.S Lương Thị Cẩm Tú đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cám ơn quý lãnh đạo Công ty cổ phần xi măng Tây Đô,
các cô (chú) trong phòng kế toán đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình thực tập tại Công ty để thu thập số liệu hoàn thành luận
văn.
Xin chân thành tất cả những người bạn đã giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập. Đây là nguồn động lực rất to lớn giúp tôi học tập và hoàn thành đề tài tốt
hơn.

Cần Thơ, ngày 3 tháng 12 năm 2013

Trần Thị Hiện


ii

TRANG CAM KẾT

Tác giả: Trần Thị Hiện, lớp Kế toán tổng hợp K36
Tôi nghiêm túc cam kết rằng đề tài nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa
chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty Cổ phần Xi Măng Tây
Đô” hoàn toàn là đề tài nghiên cứu của bản thân với mục đích làm luận văn tốt
nghiệp. Các số liệu, báo cáo trình bày trong báo cáo là trung thực.
Cần Thơ, ngày 3 tháng 12 năm 2013
Học viên thực hiện



Trần Thị Hiện

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP






















Cần Thơ, ngày 3 tháng 12 năm 2013
iv


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.2.1 Phạm vi về không gian 2
1.2.2 Phạm vi về thời gian 2
1.2.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.4 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.2.5 Lược khảo tài liệu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích phân tích mối quan
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C – V – P) 4
2.1.2 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử chi phí 4
2.1.3 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C – V – P 11
2.1.4 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 14
2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn 15
2.1.6 Những hạn chế khi phân tích C – V – P 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 21
Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY
ĐÔ 23
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
3.1.1 Giới thiệu về Công ty 23
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

3.2 Cơ cấu tổ chức công ty 24
3.2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty 24
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 28
3.3 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động 30
3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ 30
v

3.3.2 Nguyên tắc hoạt động của Công ty 31
3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh trong những
năm gần đây 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 31
3.4.1 Doanh thu 33
3.4.2 Chi phí 35
3.4.3 Lợi nhuận đạt được 37
3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển giai đoạn
2013-2016 37
3.5.1 Thuận lợi 37
3.5.2 Khó khăn 38
3.5.3 Phương hướng phát triển giai đoạn 2013 – 2016 38
Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI
LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY 40
4.1 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử 40
4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) 40
4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 44
4.1.3 Chi phí sản xuất chung 46
4.1.4 Chi phí bán hàng (CP BH) 52
4.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QLDN) 58
4.1.6 Tổng hợp chi phí 61
4.2 Sơ lược tình hình kinh doanh các mặt hàng của công ty
năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 65
4.2.1 Sản lượng tiêu thụ (SLTT) 65

4.2.2 Doanh thu 67
4.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí 69
4.3.1 Bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 69
4.3.2 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí (TL SDĐP) 71
4.3.3 Kết cấu chi phí 76
4.3.4 Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) 78
4.3.5 Kết cấu hàng bán 78
4.4 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công
ty 79
4.4.1 Phân tích điểm hòa vốn 79
4.4.2 Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận 83
4.4.3 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán 85
vi

4.4.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng
bán 86
4.4.5 Ứng dụng phân tích C – V – P trong lựa chọn phương án kinh
doanh. 88
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI
NHUẬN CHO CÔNG TY 93
5.1. Tồn tại, nguyên nhân trong việc kinh doanh các mặt hàng chủ
lực của công ty 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 93
5.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty 94
5.2.1 Tăng doanh thu 94
5.2.2 Kiểm soát chi phí 96
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
6.1. Kết luận 98
6.2. Kiến nghị 99
6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước 99
6.2.2 Đối với tổng Công ty xi măng Việt Nam 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 01: XÁC ĐỊNH BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ TRONG
CHI PHÍ HỖN HỢP CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 101
PHỤ LỤC 02: XÁC ĐỊNH BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ TRONG
CHI PHÍ HỖN HỢP CỦA CHI PHÍ BÁN HÀNG 109
PHỤ LUC 03: XÁC ĐỊNH BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ TRONG
CHI PHÍ HỖN HỢP CỦA CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 111
PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ
CỦA 6 THÁNG 2013 VÀ NĂM 2014 113


vii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 15
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012
32
Bảng 3.2 Báo cáo kqhđkd qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
33
Bảng 4.1 Chi phí nguyên vật liệu của 2 sản phẩm trong 3 năm 2010 – 2012 .
42
Bảng 4.2 CP NVLTT trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 43
Bảng 4.3 Chi phí nhân công trực tiếp trong 3 năm 2010 – 2012 44
Bảng 4.4 Chi phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013
45
Bảng 4.5 Biến phí sản xuất chung của 2 sản phẩm trong 2010 – 2012 47
Bảng 4.6 Tổng hợp BPSXC trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 49
Bảng 4.7 Tổng hợp định phí sản xuất chung của hai sản phẩm từ 2010 – 2012
50
Bảng 4.8 Tổng hợp ĐP SXC của 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 51

Bảng 4.9 Biến phí và định phí sản xuất chung đơn vị của từng sản phẩm
52
Bảng 4.10 Biến phí bán hàng của 2 sản phẩm trong năm 2010-2012 53
Bảng 4.11 Biến phí bán hàng của 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 55
Bảng 4.12 Định phí bán hàng cho sản phẩm qua 3 năm 2010 – 2012 56
Bảng 4.13 Định phí bán hàng 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 57
Bảng 4.14 Tổng hợp BP BH và ĐP BH đơn vị của 2 sản phẩm 58
Bảng 4.15 Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp của các sản phẩm từ 2010 –
2012 59
Bảng 4.16 Tổng hợp CP QLDN của 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 60
Bảng 4.17 Tổng hợp các BP của các sản phẩm trong 2010 – 2012 62
Bảng 4.18 Tổng hợp các BP trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 63
Bảng 4.19 Tổng hợp các ĐP của các sản phẩm trong 2010 – 2012 64
Bảng 4.20 Tổng hợp ĐP của 2 sản phẩm trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013
64
Bảng 4.21 Tốc độ tiêu thụ của 2 sản phẩm từ 2010 – 2012 65
Bảng 4.22 Tốc độ tiêu thụ 2 sản phẩm của 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012
66
Bảng 4.23 Doanh thu của 2 sản phẩm từ 2010 – 2012 67
viii

Bảng 4.24 Doanh thu của sản phẩm qua 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 68
Bảng 4.25 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (SDĐP) của 2 sản phẩm từ
năm 2010 – 2012 70
Bảng 4.26 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của 2 sản phẩm trong 6 tháng 2013 so
với 6 tháng 2012 71
Bảng 4.27 Tổng hợp SDĐP và TLSDĐP của các sản phẩm 2010 – 2012 72
Bảng 4.28 Tổng hợp SDĐP và TLSDĐP đơn vị của các sản phẩm năm 2010 –
2012 73
Bảng 4.29 Mối quan hệ giữa SDĐP và sản lượng tiêu thụ của 2 sản phẩm

74
Bảng 4.30 Tổng hợp SDĐP và TLSDĐP trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013
75
Bảng 4.31 Tổng hợp SDĐP và TLSDĐP đơn vị trong 6 tháng 2012 và 6 tháng
2013 75
Bảng 4.32 Cơ cấu chi phí của PCB30 và PCB40 76
Bảng 4.33 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của PCB30 và PCB40 78
Bảng 4.34 Kết cấu hàng bán của PCB30 và PCB40 trong năm 2010-2012
78
Bảng 4.35 Tổng hợp các điểm hòa vốn của các sản phẩm qua 2010 – 2012
80
Bảng 4.36 Tổng hợp các điểm hòa vốn trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 .
81
Bảng 4.37 Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn của hai sản phẩm trong 3 năm
82
Bảng 4.38 Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn của hai sản phẩm trong 6 tháng
2013 so với 6 tháng 2012 82
Bảng 4.39 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn 86
Bảng 4.40 Sản lượng tiêu thụ và doanh thu khi thay đổi kết cấu hàng bán
87
Bảng 4.41 Kết cấu hàng bán mới của 2 sản phẩm vào 6 tháng đầu năm 2013
87
Bảng 4.42 Mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán với điểm hòa vốn 87
Bảng 4.43 Mối quan hệ giữa SLHV và DTHV, DTAT và TLDTAT 88
Bảng 4.44 Số lượng sản phẩm dự báo cho năm 2014 88

ix

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Đồ thị của biến phí 5

Hình 2.2 Đồ thị biến phí thực thụ 5
Hình 2.3 Đồ thị biến phí cấp bậc 6
Hình 2.4 Đồ thị định phí 7
Hình 2.5 Đồ thị định phí tùy ý 8
Hình 2.6 Đồ thị phân tán 10
Hình 2.7 Đồ thị bình phương bé nhất 11
Hình 2.8 Đồ thị điểm hòa vốn 16
Hình 2.9 Đồ thị lợi nhuận 19
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty 25
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán 28
Hình 3.3 Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chung 29
Hình 3.4 Doanh thu của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 34
Hình 3.5 Doanh thu của Công ty qua 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 35
Hình 3.6 Giá vốn hàng bán từ 2010 – 2012 35
Hình 3.5 Lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 2010 – 2012 37
Hình 4.1 CP NVLTT đơn vị của hai sản phẩm qua 3 năm 43
Hình 4.2 CP NCTT đơn vị của hai sản phẩm trong 3 năm 45
Hình 4.3 BP SXC đơn vị của hai sản phẩm trong 3 năm 48
Hình 4.4 Đồ thị BP BH đơn vị của 2 sản phẩm qua 3 năm 54
Hình 4.5 Sản lượng tiêu thụ của PCB30 và PCB40 từ 2010 – 2012 66
Hình 4.6 Sản lượng tiêu thụ của PCB30 và PCB40 67
Hình 4.7 Doanh thu của 2 sản phẩm trong 2010 – 2012 68
Hình 4.8 Doanh thu của 2 sản phẩm PCB0 và PCB40 69
Hình 4.9 Số dư đảm phí đơn vị của 2 sản phẩm 74
Hình 4.10 Tình hình tiêu thụ của PCB30 và PCB40 trong năm 2012 76
Hình 4.11 Cơ cấu chi phí của sản phẩm PCB 30 năm 2012 77
Hình 4.12 Cơ cấu chi phí của sản phẩm PCB 40 năm 2012 77
Hình 4.13 Kết cấu hàng bán của hai sản phẩm trong năm 2012 79
Hình 4.14 Đồ thị hòa vốn của PCB30 trong năm 2012 83
Hình 4.15 Đồ thị lợi nhuận của PCB40 trong năm 2012 84

Hình 4.16 Đồ thị hòa vốn của PCB40 năm 2012 84
Hình 4.17 Đồ thị lợi nhuận của PCB40 năm 2012 85
x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
BPBH : Biến phí bán hàng
BPSXC : Biến phí sản xuất chung
CĐKT : Cân đối kế toán
CPBB : Chi phí bất biến
CPBH : Chi phí bán hàng
CPKB : Chi phí khả biến
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CVP : Cost – Volume – Profit analysis
Chi phí – khối lượng – lợi nhuận
ĐBKD : Đòn bẩy kinh doanh
ĐBSCL : Đồng bẳng sông Cửu Long
ĐPBH : Định phí bán hàng
ĐPSXC : Định phí sản xuất chung
DTHV : Doanh thu hòa vốn
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐTC : Hoạt động tài chính
HTQL : Hệ thống quản lý
LNKT : Lợi nhuận kế toán
SDAT : Số dư an toàn
SDĐP : Số dư đảm phí

SLHV : Sản lượng hòa vốn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TGHV : Thời gian hòa vốn
TLSDAT : Tỷ lệ số dư an toàn
TLSDĐP : Tỷ lệ số dư đảm phí
TNDNHH : Thu nhập doanh nghiệp hiện hành
TSCĐ : Tài sản cố định
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức
khi hội nhập chung với nền kinh tế của thế giới. Hiện có rất nhiều công ty
trong và ngoài nước cùng tham gia vào nền kinh tế thị trường dẫn tới việc
cạnh tranh gay gắt giữa các công ty để có thể tồn tại. Chính vì vậy, thông tin
kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành
công của một công ty. Nếu như kế toán tài chính phục vụ cho việc lập các báo
cáo tài chính để phát hành ra bên ngoài đơn vị thì kế toán quản trị lại phục vụ
cho công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh tế trong đơn vị nội bộ. Kế toán
quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa ra những thông tin thích hợp cho
quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò
như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức.
Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về sản
xuất, nhà quản trị bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án
mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi
phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí -
khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán quản trị
dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên.
Cùng với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế, ngành sản xuất xi măng

nước ta có những đóng góp to lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước. Xi măng là một ngành mà sự tồn tại phụ thuộc rất lớn vào tiến
bộ khoa học – kỷ thuật nói riêng và sự phồn thịnh quốc gia nói chung. Đặc
biệt, sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại WTO thu hút được nhiều
nhà đầu tư lớn vào nền kinh tế nước nhà, do đó nhu cầu xi măng trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng rất quan trọng, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài Phân tí
chi phí - - -V-Công ty 
 là đề tài tốt nghiệp cho luận văn của mình. Trong đó, tôi sẽ phân tích sự
ảnh hưởng lẫn nhau giữa sản lượng, chi phí, doanh thu và lợi nhuận cũng như
sự ảnh hưởng của lợi nhuận khi thay đổi giá bán, chi phí, kết cấu hàng bán, từ
đó đưa ra các giải pháp nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận (CVP) tại Công ty cổ phần xi Măng Tây Đô để từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, thấy được sự
ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của Công ty, đánh giá hiệu
quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hơn
nữa lợi nhuận của Công ty trong tương lai.
2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần xi măng Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Mục tiêu 2: phân loại các khoản chi phí theo căn cứ ứng xử.
- Mục tiêu 3: phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đối
với các mặt hàng chủ lực của Công ty.
- Mục tiêu 4: đề xuất các giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty.

1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần xi Măng Tây Đô có trụ sở đặt
tại Km 14, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
1.2.2 Phạm vi về thời gian
Do thời gian thu thập về số liệu còn hạn chế nên:
- Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập của các năm 2010, 2011,
2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 12/08/2013 đến 18/11/2013
1.2.3 Đối tượng nghiên cứu
Do tính phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giới hạn
về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các sản phẩm chủ lực của công
ty đó là: xi măng PCB30 và xi măng PCB40.
1.2.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Chi phí phát sinh ở Công ty được phân loại như thế nào?
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (giảm) qua các năm?
- Các yếu tố chi phí – khối lượng khi thay đổi có ảnh hưởng như thế nào
đến lợi nhuận Công ty?
- Những biện pháp nào mang lại lợi nhuận tối ưu cho Công ty?
1.2.5 Lược khảo tài liệu
Để hoàn thiện hơn báo cáo thực tập tốt nghiệp khi phân tích mối quan hệ
Chi phí – Khối Lượng – Lợi nhuận, tôi có tham khảo một số tài liệu sau:
- Trần Thị Thúy Ái (2012) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ chi phí -
khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Minh Hải”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ. Luận văn đi sâu
vào phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí
khả biến, bất biến, kết cấu chi phí để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng
như hiệu quả hoạt động của Công ty, đồng thời tác giả đề ra một số giải pháp
nâng cao lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới.
3


- Nguyễn Minh Hùng (2009) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ chi phí
- khối lượng - lợi nhuận tại Hợp tác xã Minh Quang”, luận văn tốt nghiệp đại
học, Đại Học Cần Thơ. Đề tài đi sâu vào phân tích điểm hòa vốn với giá bán,
điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán giúp nhà quản trị thấy
được sự hợp lý của giá bán và kết cấu hàng bán ảnh hưởng như thế nào đến
điểm hòa vốn. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp như kiểm soát chi phí
nguyên vật liệu đầu vào, cải tiến công nghệ kỷ thuật, quảng cáo sản phẩm,…
nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho Công ty.
- Huỳnh Thị Thúy Kiều (2010) nghiên cứu ” Phân tích mối quan hệ chi
phí - khối lượng - lợi nhuận công ty TNHH Xây dựng thương mại vận tải Phan
Thành”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ.
- Lê Ngọc Gia An (2012) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa chi
phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinataba -
Philips Morris”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ.
- Hồ Thị Lan Hương (2012) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa
khối lượng - chi phí - lợi nhuận tại Cửa hàng Kinh doanh Lương thực Vật tư -
Công ty Lương thực Tiền Giang”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần
Thơ.
- Đặng Ngọc Nâu (2012) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí
- khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang
(Kisimex)”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ.
- Dương Thị Hậu Nhân (2012) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ chi
phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm phân và thuốc sinh học tại Công ty Đại
Phong”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ.
- Nguyễn Thị Thúy An (2012) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ chi
phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ”, luận văn tốt
nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ.
Nhìn chung, các luận văn trên đều đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận của các sản phẩm trong Công ty. Phân tích chi

phí khả biến, chi phí bất biến, sản lượng, giá bán, điểm hòa vốn, đón bẩy kinh
doanh. Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Tóm lại, khi tham khảo các tài liệu này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về phân
loại các chi phí phát sinh thành các chi phí khả biến, chi phí bất biến để ứng
dụng vào phân tích Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của hai sản
phẩm PCB30 và PCB40 tại Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô.






4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích phân tích mối quan
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C – V – P)
2.1.1.1 
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (gọi tắt là phân
tích CVP Cost – Volume – Profit analysis) là xem xét mối quan hệ nội tại của
các nhân tố; giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu
mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000, trang 70).
2.1.1.2 Mục đích
Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay chính
là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối
lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi
nhuận cao nhất.

Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần phải nắm vững cách ứng
xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất
biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm
vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
2.1.2 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử chi phí
Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán bao gồm biến phí, định phí
và chi phí hỗn hợp. Tuy nhiên, trong dài hạn, tiêu thức này chi phí chỉ bao
gồm biến phí và định phí. Vì vậy, kế toán cần phải nhận biết từng loại chi phí
cụ thể và phân tích chúng thành biến phí, định phí.
2.1.2.1 Biến phí
Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức
độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số
lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành; số giờ lao động trực tiếp; tỷ lệ
thuận chỉ trong một phạm vi hoạt động. Ngược lại, nếu xét trên một đơn vị
mức độ hoạt động (1 sản phẩm, 1 giờ máy, ), biến phí là một hằng số.
(Huỳnh Lợi, 2009, trang 37).


5



Hình 2.1 Đồ thị của biến phí

Biến phí thực thụ là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỷ lệ
thuận với mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng Về mặt toán học, biến phí thực thụ
được thể hiện theo phương trình: Y = aX, với Y là tổng biến phí, a là biến phí
trên một đơn vị mức độ hoạt động, X là mức độ hoạt động. (Huỳnh lợi, 2009,
trang 38).


Hình 2.2 Đồ thị biến phí thực thụ

Biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra
khi mức độ hoạt động đạt đến một mức giới hạn, một phạm vi thay đổi nhất
định. Ví dụ như chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng những chi phí
này cũng thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt độ hoạt động nhưng chỉ khi quy mô
sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn
nhất định. (Huỳnh Lợi, 2009, trang 39).


y = ax
Mức độ hoạt động
Tổng biến phí
y = a
Mức độ hoạt động
Biến phí đơn vị
y = aX
Mức độ hoạt động
Tổng biến
phí
y = a
2
X
y = a
3
X
y = aX
Mức độ hoạt động
Tổng biến phí thực thụ

a
6











Hình 2.3 Đồ thị biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc, để kiểm soát và tiết kiệm biến
phí cấp bậc cần phải:
- Phân tích tình hình hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí.
- Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương
ứng.
- Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt được một mức biến phí
cấp bậc trung bình nhỏ nhất, tiết kiệm nhất trong từng phạm vi.
2.1.2.2 Định phí
Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay
đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động
thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động
hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí; ngược lại, khi doanh nghiệp tăng
mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị mức độ hoạt động sẽ giảm dần.
Tuy nhiên cần lưu ý là những đặc điểm trên của định phí chỉ thích hợp trong
những phạm vi nhất định. Một khi mức độ hoạt động vượt khỏi giới hạn nhất
định có thể xuất hiện những thay đổi đột biến. Về phương diện toán học, định

phí được được biểu diễn bằng phương trình Y = B, với B là một hằng số.
(Huỳnh Lợi, 2009, trang 40).




x
1
x
2
x
3
x
4
Mức độ hoạt động
Tổng biến phí cấp bậc
y
1
y
2
y
3
y
4
Y = a
1
X
1
7




Hình 2.4 Đồ thị định phí

Định phí bắt buộc là những loại chi phí liên quan đến sử dụng tài sản dài
hạn như khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng, và chi phí liên quan
đến lương của các nhà quản lý gắn liền với cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp. (Huỳnh Lợi, 2009, trang 40).
Hai đặc điểm cơ bản của định phí bắt buộc là:
- Hình thành từ nguồn gốc đầu tư dài hạn, các quyết định, cam kết kinh
tế dài hạn.
- Tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp
không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn.

Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc) còn được xem như định phí
quản trị, một loại định phí khác. Định phí này phát sinh gắn liền với các quyết
định quản trị như quyết định về chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, . Về
phương diện quản lý, nhà quản lý không bị ràng buộc nhiều bởi quyết định về
định phí không bắt buộc. Mỗi năm nhà quản lý phải xem xét để điều chỉnh
mức độ chi phí, có thể điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm hoặc cắt bỏ hoàn toàn
định phí không bắt buộc. Về mặt toán học, định phí không bắt buộc được biểu
diễn bằng đường thẳng Y = B
I’
với B thay đổi theo bậc i. (Huỳnh Lợi, 2009,
trang 41).
Y = B/X
Mức độ hoạt động
Định phí đơn
vị
Y = B

Mức độ hoạt động
Tổng định phí
8



Hình 2.5 Đồ thị định phí tùy ý
Khi xem xét định phí không bắt buộc phải quan tâm những điểm khác
biệt với định phí bắt buộc và biến phí cấp bậc.
Giữa định phí không bắt buộc và định phí bắt buộc có sự khác nhau sau:
- Định phí không bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch ngắn hạn và là
mức chi phí hằng năm của doanh nghiệp, ngược lại định phí bắt buộc thường
gắn liền với kế hoạch dài hạn và là mức chi phí chịu sự ràng buộc, ổn định
trong nhiều năm.
- Trong trường hợp cần thiết, có thể cắt bỏ định phí không bắt buộc trong
một thời gian ngắn nhưng không thể tiến hành với định phí bắt buộc.

Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến
phí. Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc
điểm của định phí; ở một mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định
phí, biến phí, đặc điểm của định phí và biến phí. (Huỳnh Lợi, 2009, trang 43).
- Về phương diện toán học, chi phí hỗn hợp được thể hiện bằng phương
trình toán học Y = aX + b
Trong đó:
Y: chi phí hỗn hợp
a: biến phí đơn vị
X: số lượng căn cứ ứng xử - mức độ hoạt động
b: định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp
- Căn cứ vào các thành phần của chi phí hỗn hợp, có thể hình dung hai
phạm vi chi phí hỗn hợp như sau:

+ Phạm vi phát sinh chi phí thiết yếu để đảm bảo cho hoạt động, chính là
phạm vi phát sinh định phí trong chi phí hỗn hợp.
Y = B
i
Mức độ hoạt động
Tổng định phí không bắt buộc
9

+ Phạm vi phát sinh chi phí biến thiên theo mức độ hoạt động, chính là
phạm vi phát sinh biến phí trong chi phí hỗn hợp.

Phương pháp cực đại – cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch,
phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí
hỗn hợp ở điểm có mức độ hoạt động cao nhất và ở điểm có mức độ hoạt động
thấp nhất. Chênh lệch chi phí giữa hai mức độ hoạt động được chia cho mức
giá tăng mức độ hoạt động để xác định mức biến phí đơn vị và tổng biến phí.
Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp.
(Huỳnh Lợi, 2009, trang 44).
Nội dung được tiến hành qua các bước sau:
- Khảo sát chi phí hỗn hợp ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau:
Y
0
= ax
0 +
b
Y
1
= ax
1 +
b

Y
2
= ax
2
+ b

Y
n
= ax
3
+ b
- Chọn hai điểm trong các điểm đã khảo sát:
Một có mức độ hoạt động thấp nhất: M(x
*

; y
*
) hay Y
*
= aX
*
+ b (1)
Một có mức độ hoạt động cao nhất: N(x
1
; y
1
) hay Y
1
= aX
1

+ b (2)
- Giải hệ phương trình (1) và (2) tìm a.

- Thế a vừa tìm được vào phương trình Y
*
= aX
*
+ b hoặc Y
1
= aX
1
+ b
để tìm b.
 phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan
sát và dùng đồ thị tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn
hợp. Trước nhất, quan sát, thống kê và thể hiện một số điểm với chi phí và
mức độ hoạt động tương ứng trên đồ thị. Sau đó, ước lượng và kẻ một đường
thẳng sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất. Hay nói cách khác, chúng thể
hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau.
Đường thẳng này cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm nào thì đó là định phí.
Và từ đó, xác định biến phí đơn vị, tổng biến phí. (Huỳnh Lợi, 2009, trang 48).
10



Hình 2.6 Đồ thị phân tán

Phương pháp bình phương bé nhất với kỹ thuật phân tích tinh vi hơn
phương pháp đồ thị phân tán. Thay vì kẻ một đường thẳng hồi quy qua các

điểm bằng sự quan sát thông thường, bằng lựa chọn hai điểm đặc trưng,
phương pháp bình phương bé nhất thiết lập đường biểu diễn dựa trên thuật
toán thống kê sao cho đường biểu diễn này đạt được sự sai biệt nhỏ nhất với
các thành phần chi phí hỗn hợp thực sự diễn ra. (Huỳnh Lợi, 2009, trang 46).
Căn cứ vào đặc tính chi phí hỗn hợp, chúng ta thiết lập phương trình chi
phí hỗn hợp có dạng: Y = aX
i
+ b
Trong đó:
y
i
: chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động x
i
y
i :
biến số phụ thuộc
x
i
: biến số độc lập
a : tỷ lệ thay đổi (độ dốc đường tuyến tính)
b : hằng số
Khảo sát chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau:
Y
1
= ax
1
+ b
Y
2
= ax

2
+ b

Y
n
= ax
n
+ b


Mức độ hoạt động
Tổng định phí
Đường hồi quy
Y = aX + b
x
1
x
2
x
3
x
4
y
1
y
2
y
3
y
4

11

Theo phương pháp bình phương bé nhất (thuật toán thống kê hồi quy
hai biến), hệ phương trình tuyến tính trên có nghiệm chính là nghiệm của
phương trình chuẩn sau:
 XY = aX
2
+ bX (1)
Y = aX + nb (2)


Hình 2.7 Đồ thị bình phương bé nhất
2.1.3 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C – V – P
2.1.3.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện chênh lệch giữa thu nhập (doanh
thu) với biến phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dư đảm phí trước hết dùng
để bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận. (Huỳnh Lợi, 2003, trang
227).
Nếu đặt:
X: sản lượng
g: đơn giá bán
a: biến phí đơn vị
B: định phí
- Số dư đảm phí từng đơn vị sản phẩm : (g – a)
- Số dư đảm phí một loại sản phẩm : (g – a)X
- Số dư đảm phí của một bộ phận, doanh nghiệp :
Khảo sát sự biến động về sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của sản
phẩm chúng ta nhận thấy rằng:
- Khi x
n

không hoạt động sản lượng x = 0, lợi nhuận doanh nghiệp:
P = -b, nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
- Tại sản lượng x
h
mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến, lợi
nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
Đường hồi quy
Y = aX + b
12

+ (g – a)x
h
= b
+ (sản lượng hòa vốn = )
- Tại sản lượng x
1
> x
h
, lợi nhuận x
n
P
1
= (g – a)x
1
– b
- Tại sản lượng x
2
> x
1
> x

h
, lợi nhuận x
n
P
2
= (g – a)x
2
– b
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là: D
x
= x
2
– x
1
, lợi nhuận tăng một
lượng là: = (g – a)(x
2
– x
1
)
Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản
lượng và lợi nhuận là: nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng lên
một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị.

Sử dụng khái niệm số dư đảm phí sẽ thấy được mối quan hệ giữa sản
lượng và lợi nhuận, tuy nhiên nó có những nhược điểm sau:
- Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ xí
nghiệp, nếu xí nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản
lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp.
- Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì

tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi
nhuận tăng lên, nhưng điều này có lúc hoàn toàn ngược lại.
2.1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên
doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản
phẩm. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000, trang 72).

Tỷ lệ SDĐP =

= Tổng số dư đảm phí/doanh thu
= SDĐP đơn vị/giá bán
- Tại sản lượng X1: Doanh thu = gX1
Tỷ lệ SDĐP = [(g-a)X1]/[gX1]
Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X1 – b.
- Tại sản lượng X2: Doanh thu: = gX2
Tỷ lệ SDĐP = [(g-a)X2]/[gX2]
Lợi nhuận: P2 = ( g – a )X2 – b.

(g – a)X
gX
(g - a)
g
100% =
100%
chi phí bất biến
số dư đảm phí đơn vị
13

Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: ( gX2 – gX1 ) thì lợi nhuận tăng 1
lượng: ΔP = P2 – P1 = (g -a )(X

2
- X
1
)


= Tỷ lệ SDĐP x Mức tăng doanh thu
Tóm lại, thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng
chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP. Trong ngắn hạn,nếu tăng
cùng một mức doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ
lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn.
2.1.3.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến,
bất biến chiếm trong tổng chi phí. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000, trang
74).
Khi xem xét kết cấu chi phí và nguyên nhân gây ra chi phí, chúng ta
nhận thấy:
- Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì khả biến
chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi
nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ
trọng lớn thường là những xí nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận
lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lại nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi
nhuận giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được, thì sự phá sản diễn ra
nhanh chóng.
- Những doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí thấp thường sử dụng nhiều thiết
bị sản xuất kinh doanh hiện đại. Vì vậy, quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp gắn liền với lượng vốn đầu tư lớn. Kết quả, nếu gặp điều kiện
kinh doanh thuận lợi thì họ sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn; đạt được nhiều lợi
nhuận hơn. Ngược lại, quá trình kinh doanh gặp khó khăn, giảm sút về doanh

thu thì lợi nhuận giảm nhanh dẫn đến thua lỗ và phát sinh nhiều rủi ro về khả
năng thu hồi vốn đầu tư.
2.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ thể hiện những tác động của chi phí,
khối lượng tiêu thụ, doanh thu đến lợi nhuận. Đây chính là một chỉ tiêu chỉ rõ
cách thức sử dụng, bố trí kết cấu chi phí thích hợp để thay đổi lợi nhuận thích
hợp từ sự thay đổi sản lượng tiêu thụ, doanh thu. (Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc
Tâm, 2001, trang 178).
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một doanh nghiệp tại một mức độ chi phí,
khối lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được đo bằng:
g - a
g
x
(X
2
- X
1
)g
=

×