Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

đánh giá công tác quản lý đất đai tại địa bàn thành phố bắc ninh – tỉnh bắc ninh từ 2003 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 106 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN VĨNH MINH





ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH –
TỈNH BẮC NINH TỪ 2003 ĐẾN NAY



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG





HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
là đúng sự thật.


Tác giả luận văn




Nguyễn Vĩnh Minh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng – Bộ
môn Quy hoạch đất đai, khoa Quản lý đất đai, Học viện nông nghiệp Việt
Nam người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất tận tình trong thời gian học tập và
làm luận văn tốt nghiệp cao học.
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo
điều kiện của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắ
c Ninh, phòng Tài nguyên và

Môi trường thành phố Bắc Ninh, các thầy cô giáo trong bộ môn Quy hoạch
đất đai, khoa Quản lý đất đai đã tạo điều kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nơi tôi đang sống và
làm việc đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.


Tác giả luận văn




Nguyễn Vĩnh Minh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 4

1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai 4
1.1.3 Nguyên tắc về quản lý nhà nước về đất đai 4
1.2 Tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới 4
1.3 Quản lý đất đai ở Việt Nam 7
1.3.1 Sơ lược về lịch sử ngành địa chính và công tác quản lý Nhà nước
về đất đai. 7

1.3.2 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý đất đai 13
1.3.3 Tình hình quản lý đất đai 16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2 Phạm vi nghiên cứu 27
2.3 Nội dung nghiên cứu 27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

2.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Bắc Ninh 27

2.3.2 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo 13 nội dung
quản lý tại thành phố Bắc Ninh 27

2.3.3 Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất
đai tại thành phố Bắc Ninh 29

2.4 Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu 29

2.4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 29
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Bắc Ninh 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội, dân số 33
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của thành phố
Bắc Ninh 37

3.2 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại thành phố
Bắc Ninh 39

3.2.1 Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành 39

3.2.2 Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính 41

3.2.3 Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính; Lập bản đồ hiện
trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 42

3.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 44
3.2.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất 52


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev


3.2.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 54

3.2.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 64
3.2.8 Quản lý tài chính về đất đai 65
3.2.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản 66

3.2.10 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất 67

3.2.11 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 68

3.2.12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 70

3.2.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 72
3.2.14 Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành
phố Băc Ninh giai đoạn 2003 – 2013 73

3.3 Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
đất đai tại thành phố Bắc Ninh 75

3.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 75
3.3.2 Giải pháp về kinh tế 76
3.3.3 Giải pháp về cơ chế, chính sách 76
3.3.4 Giải pháp về quản lý, hành chính 77
3.3.5 Giải pháp về kỹ thuật: 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79
2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1 BĐĐC : Bản đồ địa chính
2 BĐHTSDĐ : Bản đồ hiện trạng sử dung đất
3 BĐQH : Bản đồ quy hoạch
4 CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 GCNQSDĐ :Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6 GPMB : Giải phóng mặt bằng
7 HĐNN : Hội đồng nhân dân,
8 KT-XH : Kinh tế, xã hội
9 UBND : Ủy ban nhân dân
10 QHSDĐ : Quy hoạ
ch sử dụng đất
11 QL : Quốc lộ
12 QSH : Quyền sở hữu
13 TL : Tỉnh lộ
14 TN&MT : Tài nguyên và môi trường
15 TW : Trung ương



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1 Kết quả cấp giấy chứng nhận của cả nước 20

1.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Bắc
Ninh tính đến năm 2013 23

3.1 Kết quả đo đạc bản đồ địa chính của thành phố Bắc Ninh tính
đến năm 2013 43

3.2 Các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất 45
3.3 Các dự án chưa thực hiện được theo quy hoạch 47
3.4 Diện tích giao đất của thành phố Bắc Ninh tính đến hết năm 2013 52
3.5 Diện tích thu hồi đất của thành phố Bắc Ninh năm 2013 53
3.6 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo hướng
dẫn số 04 58

3.7 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tín ngưỡng 60
3.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng nhà
văn hóa 61

3.9 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử
dụng cho kinh tế trang trại 62

3.10 Kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai thành phố Bắc Ninh 65
3.11 Các trường hợp vi phạm đất đai năm 2013 69
3.12 Kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại,tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 71



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
3.1 Sơ đồ vị trí Thành phố Bắc Ninh trong tỉnh Bắc Ninh 30

3.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Bắc Ninh 2003 - 2013 34
3.3 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu thành phố Bắc Ninh 35
3.4 Ảnh khung cảnh vắng vẻ tại chợ Hòa Đình, phường Võ Cường 50
3.5 Biểu đồ kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành
phố Bắc Ninh tính đến năm 2013 56

3.6 Ảnh người dân xã Phong Khê tự ý tân lấp ao làm nhà xưởng 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
quý giá của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống. Trong quá trình vận động, đất đai trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt của
xã hội và không thể thay thế bởi bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào khác.
Đất đai không th
ể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người, là vấn
đề sống còn của mỗi quốc gia. Vì vậy, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì
phải quản chặt, nắm chắc tài nguyên đất đai. Ở mỗi thời kỳ lịch sử với chế độ

chính trị khác nhau, nhà nước ta đều có những chế độ, chính sách quản lý đất
đai đặc trưng cho từng thời kỳ lịch sử
đó.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã hoàn thiện
hệ thống chính sách pháp luật đất đai, hệ thống quản lý hành chính nhà nước về
đất đai cũng được xây dựng hoàn thiện hơn. Trong Hiến pháp nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất, thống nh
ất quản lý đất đai theo Hiến pháp và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả”. Trong điều 8
chương II Luật đất đai 2003 cũng nêu rõ: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý, hệ thống tổ chức đất đai được thành lập từ Trung ương
đến cơ sở gắn liền với quản lý tài nguyên và môi tr
ường.
Chính sách đất đai là một phần trong chính sách chung của Nhà nước
đang thực hiện, bao trùm các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai,
quyền phân phối và chuyển dịch, giá cả và các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hiện nay, trước sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội các quan
hệ đất đai ngày càng phát sinh nhiều hơn và phức tạp hơn. Những vấn đề liên
quan đến
đất đai luôn là chủ đề nóng, được nhiều người quan tâm trong tất cả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

các cuộc họp từ Trung ương đến địa phương. Trong khi đó, tình hình quản lý
đất đai của nhiều địa phương trên cả nước còn có sự buông lỏng trong quản lý
và sử dụng, cả cán bộ quản lý lẫn người dân chưa thật sự thấy tầm quan trọng
của đất đai, tình trạng quản lý và sử dụng đất đai tràn lan, lãng phí, không
tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nh
ững vụ khiếu kiện, tranh chấp

đất đai vẫn thường xuyên xảy ra ngày càng phức tạp và kéo dài, công tác cấp
GCNQSDĐ, công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều
vấn đề chưa được tháo gỡ…
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm của tỉnh Bắc Ninh đang trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội cũng không nằm ngoài guồng quay chung của
cả nước. Sau mười năm thực hiện Luật đất
đai 2003, thành phố Bắc Ninh đã
đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên việc quản lý đất đai còn
nhiều hạn chế, nhất là sau khi thực hiện theo Nghị định 60 của Thủ tướng
chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh thì
những vấn đề trong công tác quản lý đất đai càng trở nên cấp thiết bộc lộ
nhiều những tồ
n tại, hạn chế cần được khắc phục. Các hiện tượng như: Sử
dụng đất trái pháp luật, lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép
vẫn xảy ra, tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng và phức tạp, công
tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được chặt chẽ, công tác
đăng ký cấp GCNQSDĐ vẫn còn tồn đọng nhiều hồ
sơ chưa được giải
quyết…. Trước thực tế đó, đề tài “Đánh giá công tác quản lý đất đai tại địa
bàn thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh từ 2003 đến nay” là cần thiết
nhằm rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý đất đai để tìm ra
những giải pháp hữu hiệu đưa công tác quản lý đất đai của tành phố Bắc
Ninh ngày càng chặt chẽ và hiệ
u quả đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của xã hội.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

2. Mục đích của đề tài

Đánh giá thực trạng công tác quản lý đất đai tại địa bàn thành phố Bắc
Ninh theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai từ 2003 đến nay
Thông qua việc đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai, từ đó
tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của thành
phố. Đề xuất những giải pháp nhằm khắc ph
ục những khó khăn trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố.








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai. Đó là các hoạt động nắ
m chắc tình hình sử dụng đất , phân phối
và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra, giám sát quá
trình quản lý và sử dụng, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm các mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nướ

c đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất.
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai là phả
i đăng ký,
thống kê đất đai đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai.
1.1.3. Nguyên tắc về quản lý nhà nước về đất đai
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất, giữa lợi ích của nhà nước và lợ
i ích của người trực tiếp sử dụng.
- Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
1.2. Tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới
Ở nước Mỹ Cũng như một số nước phát triển khác thì ở Mỹ cũng thừa
nhận quyền tư hữu là quyền cơ bản nhất và sử dụng mô hình sở hữu đất đai
đa
sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và vừa thừa nhận đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

đai sở hữu của nhà nước. Đối với đất đai thuộc sở hữu tư nhân thì Nhà nước
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu và khi Nhà nước lấy đất
thì phải trả cho chủ đất tiền theo giá quy định. Bộ phận đất đai thuộc sở hữu
nhà nước bao gồm nhà nước trung ương và chính quyền các địa phương.
Trong việ
c phát triển và duyệt lại kế hoạch sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp cần phối hợp kế hoạch sử dụng đất thuộc hệ thống rừng quốc gia với quy
hoạch sử dụng đất và các chương trình quản lý dành cho các tộc người Ấn Độ,

cùng với các thứ khác, xét đến chính sách ủng hộ cho các chương trình quản lý
tài nguyên đất thuộc bộ lạc.
Trong việ
c phát triển và duyệt lại kế hoạch sử dụng đất thì nước Mỹ đã
chú trọng tập trung vào các vấn đề như:
- Ưu tiên chọn lựa và bảo vệ các diện tích có lợi ích môi trường thiết yếu;
- Dựa vào sự đánh giá sẵn có trong bản tóm tắt về đất công, tài nguyên
đi kèm cũng như các ý nghĩa khác;
- Xem xét việc sử dụng hiện tại và tiềm năng sử dụng đất công;
- Cân nhắc ích lợi dài hạn so với ích lợi trong ngắn hạn;
Bất kỳ sự phân loại đất công hay kế hoạch sử dụng đất công nào có hiệu
lực vào ngày ban hành đạo luật này đều phải được xem xét lại trong quá trình
quy hoạch sử dụng đất được tiến hành, và mọi loại đất công bất kể việc phân
loại ra sao đều phải tính vào mọi kế hoạch sử dụng đất được phát triển. B

trưởng Bộ Nội vụ có thể sửa chữa hoặc hủy bất kỳ phân loại nào cho phù hợp
với kế hoạch sử dụng đất như trên.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể đưa ra các quyết định quản lý để triển khai các
kế hoạch sử dụng đất đã phát triển hoặc sửa đổi lại trong mục này tuân theo quy
định: “Bộ trưởng Bộ
Nội vụ cần tạo cơ hội cho công chúng tham gia và thông
qua quy định xây dựng các thủ tục bao gồm cả việc lắng nghe công chúng khi
phù hợp nhằm tạo đủ sự chú ý cho chính quyền Liên bang, bang và khu vực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

cũng như tạo cơ hội phê bình và tham gia vào việc lập kế hoạch và chương trình
liên quan đến quản lý đất công”.
Ở nước Đức Cũng thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và vừa thừa
nhận đất đai sở hữu của nhà nước. quyền tư hữu đất đai được chính quyền

cộng hoà liên bang bảo hộ. Đồng thời, khu vực đất công
được coi thuộc sở
hữu của Nhà nước bao gồm nhà nước liên bang và chính quyền các bang. ở
Cộng hòa liên bang Đức có chính sách về sở hữu đất và tiếp cận đất hết sức rõ
ràng và minh bạch. Ở Đức tồn tại nhiều hình thức sở hữu đất nhưng luật pháp
bảo hộ đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và người
dân trong quá trình sở hữu, sử dụng đất. T
ất cả bất động sản ở Đức đều phải
đăng kí, cho nên chỉ những bất động sản đã đăng kí tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền mới có thể được thế chấp. Điều đó có nghĩa là khi bất động sản
được thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật thì bất động sản đó đã đăng
kí đầy đủ
tại sổ đăng bạ được lưu hồ sơ tại cơ quan địa chính. Hệ thống địa
chính nhà nước của Cộng hòa liên bang Đức được quy định hết sức hoàn hảo,
xác lập theo đúng chức năng của cơ quan hành chính hoặc cơ quan tư pháp.
Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong việc đo đạc đất đai,
lập bản đồ địa chính nhằm giúp cho các cơ quan nhà nướ
c trong việc tính toán
các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất hoặc để giải quyết các tranh
chấp về bất động sản
Ở Thụy Điển Sở hữu đất đai ở Thụy Điển cũng có nhiều hình thức sở
hữu. Tuy nhiên cũng chỉ có 2 hình thức sở hữu chính đó là: Sở hữu nhà nước
và sở hữu tư nhân. Quá trình lập quy ho
ạch quốc gia của Thụy Điển bao gồm
hai bước. Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các
ngành khác nhau của chính phủ và từ các mức độ phân cấp quản lý khác nhau,
chính quyền địa phương, khu vực và chính quyền trung ương. Mỗi lĩnh vực sử
dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7


điện, bảo vệ môi trường và văn hóa) được tham vấn về các nhu cầu sử dụng
đất ưu tiên. Các nhu cầu sử dụng đất này sẽ được biên soạn và lợi ích cạnh
tranh giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau sẽ được xác định. Bước thứ
hai của quá trình lập quy hoạch là tham vấn các thành phố về ưu tiên của họ
cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đấ
t. Những nhu cầu sử dụng đất cụ thể
được xác định chính là quan tâm của địa phương, khu vực hoặc quốc gia và
được bảo vệ trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất tiếp đó do thành phố thực
hiện. Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ
trung ương và Quốc hội để quyết định trong các trường hợp đang có xung đột
giữa lợ
i ích quốc gia với lợi ích khu vực hoặc địa phương hoặc có sự cạnh
tranh giữa các lợi ích quốc gia khác nhau. Chính quyền trung ương thông qua
Chính quyền vùng quản lý để bảo vệ các lợi ích quốc gia đã được xác định
trong quy hoạch sử dụng đất sau đó của địa phương.
1.3. Quản lý đất đai ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược về lịch sử ngành địa chính và công tác quản lý Nhà nước về
đấ
t đai.
Khi xã hội loài người hình thành, cuộc sống của con người ngày càng
phát triển, của cải dư thừa ngày càng nhiều. Trong xã hội xuất hiện một lớp
người tìm cách chiếm đoạt của cải dư thừa, đồng thời chiếm đoạt luôn cả đất
đai để phục vụ cho lợi ích riêng của mình. Họ trả công cho người làm theo
diện tích, chất lượng đất. do vậy yêu cầu
đặt ra là phải biết được diện tích
thửa đất là bao nhiêu, hình thù thửa đất đó như thế nào…, vì vậy công tác địa
chính ra đời từ đấy.
Công tác địa chính ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau cũng khác nhau. Ở
Việt Nam đã tồn tại những hình thức sở hữu về đất đai như: sở hữu nhà vua,

sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân… do đặc thù riêng c
ủa nền nông nghiệp lúa
nước, của lịch sử chống giặc ngoại xâm mà sở hữu Nhà nước về đất đai vẫn là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

chủ đạo. Các mối quan hệ đất đai ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến công
tác quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế bao
gồm: Quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
phối các sản phẩm do sử dụng đấ
t mà có…. Bộ Luật dân sự quy đinh “ Quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Các quyền năng này được nhà
nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử
dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp th
ực hiện các quyền năng này mà
thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông
qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát
của nhà nước.
1.3.1.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam trước cách mạng
tháng tám năm 1945.
Đối với một nước lấy nông nghiệp làm cơ sở như Việt Nam thì vấn
đề sở hữu ruộng đất bao giờ cũng có ý ngh
ĩa hàng đầu. Hình thức sở hữu
đầu tiên mang tính phổ biến ở nước ta là sở hữu làng xã. Hình thức sở hữu
này được duy trì xuyên suốt một ngàn năm bắc thuộc. Vào thế kỷ XV chế
độ sở hữu Nhà nước đối với đất đai được xác định đầy đủ. Nhà nước thời
kỳ này can thiệp sâu rộng vào quan hệ ruộng đất nhằm tạo sự tập trung
quản lý

đất đai của chính quyền trung ương. Cùng với chính sách “hạn
điền” dưới thời nhà Hồ để hạn chế việc biến ruộng đất thành ruộng tư, đến
thời nhà Lê đã ban hành hàng loạt đạo dụ, đặc biệt trong giai đoạn này Bộ
luật đầu tiên của nước ta được ban hành là Bộ luật Hồng Đức (1481),
trong đó có 60 điều nói về quan hệ đất đai. Tinh thần c
ủa luật là điều
chỉnh quan hệ đất đai và bảo vệ triệt để đất công, tuyên bố đất đai là tài
sản của Nhà nước. Mặc dù vậy, quá trình tư hữu ruộng đất vẫn diễn ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

trong xã hội. Cùng với sự suy yếu của nhà Lê, ruộng đất tư hữu đã dần át
ruộng đất công, sở hữu tư nhân bắt đầu chiếm ưu thế.
Đến thời Gia Long, nhà Nguyễn (1806) đã hoàn thành công tác đo đạc,
lập sổ địa bạ còn dở từ thời nhà Lê cho từng xã với nội dung rõ ràng: đất
công, tư, điền thổ, diện tích, sở hữu, tứ cận, tuy nhiên đơ
n vị đo lường còn
chưa thống nhất và chưa có bản đồ kèm theo. Theo Nguyễn Đình Đầu (1994),
sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (vua Gia Long), nhà Nguyễn đã hoàn tất bộ Địa
bạ. Trong địa bạ ghi rõ thửa đất thuộc quyền sở hữu của ai, các hướng giáp
đâu, sử dụng làm gì, quan điền thổ hay ruộng tư…. Tuy nhiên lại có những
nhược điểm là:
- Đơn vị đo lường không thống nh
ất nên khó quản lý và không
chính xác.
- Không có bản đồ kèm theo nên khi sử dụng phải tra cứu ngoài
thực địa.
- Không được chỉnh sửa thường xuyên nên kiểm tra diện tích thửa rất
khó khăn.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, để khẳng định quyền sở hữu

thực dân của mình, thực dân Pháp đã lo ngay đến vấn đề ruộng đất và chia đất
nước ta thành 3 kỳ:
- Nam Kỳ là chế độ quản th
ủ địa bộ
- Bắc kỳ và Trung kỳ là chế độ quản thủ địa chính
Pháp đã tiến hành xây dựng 3 loại tỷ lệ bản đồ: Bản đồ bao đạc, bản đồ
giải thửa và phác họa giải thửa. Các loại bản đồ thời ký này được lập với
nhiều tỷ lệ khác nhau từ 1/200 đến 1/10000 (Nguyễn Thúc Bảo, 1985).
Năm 1867, Pháp bắt đầu thành lập Sở
Địa chính Sài Gòn đặt dưới
quyền một viên Thanh tra hành chính người Pháp, đến năm 1896 Sở Địa
chính đặt dưới quyền trực tiếp của thống đốc Nam Kỳ, từ đó tiến hành lập bản
đồ giải thửa. Đến năm 1930, đã đo đạc và lập xong hầu hết bản đồ giải thửa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page10

của các tỉnh phía Tây và phía Nam của Nam Kỳ (Nguyễn Đức Khả, 2003).
Tóm lại, trong quá trình phát triển chế độ sở hữu ruộng đất trước đây
của nước ta mang tính tự phát. Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam xây
dựng trên nền tảng của một nền kinh tế nông nghiệp thuần tuý, nhưng chưa
lúc nào nắm chắc được quyền sở hữu ruộng đất của mình. Cũng có thời điể
m
Nhà nước đã cố gắng sử dụng triệt để quyền sở hữu đó để khẳng định tính
thống nhất và tập trung của đất nước. Nhưng khi chế độ nhà nước của thời kỳ
đó bị suy tàn thì các thiết chế trong quản lý ruộng đất cũng bị suy tàn theo.
Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta thì lúc đó công tác quản lý đất đai
mới có một số thay đổ
i đó là: Đất đai, ruộng đất đã được đo đạc thường xuyên
để tính diện tích từng thửa phục vụ cho việc thu thuế ruộng đất.
1.3.1.2. Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam sau cách mạng tháng tám năm

1945.
Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, nhân dân ta trải qua một
thời kỳ lịch sử phức tạp, nền kinh tế sa sút, lạc hậu mà trực tiếp là nạn đói
năm 1945. Để khắc phụ
c dần tình hình đó Đảng và Chính phủ đã có các chính
sách đất đai của ta lúc này đều nhằm ổn định xã hội tập trung cho việc sản
xuất nông nghiệp, hàng loạt Thông tư, Nghị định của Bộ Quốc dân kinh tế và
sắc lệnh của Chủ tịch nước đã ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp. Từ năm 1950, người cày được giảm tô khi canh tác trên đất
c
ủa địa chủ phong kiến. Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải
cách ruộng đất đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến - thực dân sở hữu ruộng
đất, triệt để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Từ năm 1959 giai cấp địa chủ phong kiến đã sụp đổ hoàn toàn, chế độ
sử dụng ruộng đất nông nghiệp đã thay đổi cơ bản.
Đảng và Nhà nước ta chủ
trương từng bước xây dựng hình thức kinh tế tập thể. Từ năm 1960 đến 1980
có 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể do thành phần kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page11

quốc doanh và kinh tế hợp tác xã sử dụng.
Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng hiến pháp 1980, trong đó
quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Trong giai đoạn
này, chúng ta chưa có một hệ thống tổ chức quản lý đất đai đủ mạnh trên
phạm vi toàn quốc cho mọi loại đất, chưa có quy hoạ
ch sử dụng đất toàn
quốc. Nhà nước chỉ quan tâm đến quản lý và các chính sách đối với đất nông
nghệp nên dẫn đến việc giao đất và sử dụng đất không đúng quy hoạch. Để

khắc phục tình trạng đó, hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà
nước về đất đai ra đời, đó là quyết định 201/CP ngày 1/7/1980 của Hội đồng
Chính phủ về việc thống nhất quả
n lý ruộng đất trong cả nước. Chỉ thị
299/TTG của thủ tướng Chính phủ ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc, phân
hạng và đăng ký đất đai.
Luật đất đai năm 1988 ra đời là dấu mốc lịch sử đầu tiên trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Tiếp theo là hàng loạt các văn bản dưới luật
hướng dẫn thi hành luật, nhằm đưa công tác quản lý đất đai đi vao nề
nếp và
đúng pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
nông nghiệp là nghị quyết 10/NQ – TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về
việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Đây là việc
làm cụ thể có tính then chốt, khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp sản
xuất tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên thời kỳ này do
nhiều nguyên nhân, ở một số địa phương đã xảy ra những tranh chấp đất đai
liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã và có những khu vực bỏ
trống không địa phương nào quản lý. Nhiều vụ tranh chấp đã diễn ra phức tạp,
gay gắt, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.
Vì vậy để nhanh chóng khắc phục những tình hình trên, ngày 6/11/1991 Chủ
tịch Hội đồ
ng bộ trưởng đã ban hành chỉ thị số 364 về việc giải quyết những
tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. Do

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page12

đó công tác quản lý đất đai ở mỗi địa phương đã từng bước được ổn định, mỗi
đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đều có 1 bộ hồ sơ địa giới hành chính của mình
phục vụ cho công tác quản lý và giải quyết tranh chấp mỗi khi xảy ra.
Khi Hiến pháp 1992 ra đời đã xác định điểm khởi đầu công tác đổi mới

chính trị. Chế độ sở
hữu và quản lý đất đai được ghi vào hiến pháp, trong đó quy
định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và các cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài…”. Tiếp theo luật đất đai 1993, luật sửa đổi bổ sung một số
điều Luật đất đai
1998 và 2001 lấy Hiến pháp năm 1992 làm nền tảng đã khẳng định rõ hơn về
chế độ sử dụng đất cũng như phương thức quản lý sử dụng đất trong thời kỳ đổi
mới nền kinh tế nước ta. Điểm nổi bật trong chính sách quản lý đất đai được thể
hiện là cho phép người sử dụng đấ
t có 5 quyền là quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê. Nhà nước công nhận tính chất hàng hóa của
đất đai và giá trị của đất. Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc hình thành thị
trường đất đai phát triển một cách sôi động và lành mạnh. Điều 13 Luật đất đai
1993 nêu 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đây, Chính phủ
và tổng
cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường có hàng loạt các văn bản
dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và ngày
càng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đảm bảo đất đai được
quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả bền vững. Đ
iều này được thể
hiện qua việc ra đời Luật Đất đai 2003, tại điều 6 Luật Đất đai 2003 đã quy
định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; Luật sửa đổi bổ sung luật đất
đai năm 2009; Luật xây dựng năm 2003, luật sửa đổi bổ sung luật xây dựng
năm 2009; Luật kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006 ra đời đã tạo ra
nhữ
ng chuyển biến rõ rệt hơn trong công tác quản lý sử dụng đất đai.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page13

1.3.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý đất đai
Hiện nay, phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu đất đai
thuộc về tư nhân. Riêng ở Việt Nam, khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, Nhà
nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu đất đai. Nhà nước thể hiện quyền
năng của mình bằng việc xác lập các chế độ
pháp lý về quản lý và sử dụng đất
của các cơ quan quyền lực trên cơ sở những đặc điểm kinh tế xã hội chính trị
của đất nước. Ngoài ra, hệ thống các cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện việc
quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo quy hoạch và
pháp luật dưới sự giám sát của Nhà nước.
C ơ sở khoa họ
c và cơ sở pháp lý của các hoạt động quản lý Nhà nước
thể hiện thông qua các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
*. Hiến pháp 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Điều
này tiếp tục khẳng định trong hiến pháp 1992,
*. Giai đoạn 1987-1993
Luật Đất đai 1987 chính thức có hiệu lực được áp dụ
ng rộng rãi rên cả
nước, công tác quản lý đất đai đã được quan tâm chú trọng hơn góp phần
nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ
và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất đai
vào quy chế chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và có
hiệu quả, triệt để
tiết kiệm đất, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, từng bước đưa nông nghiệp, lâm nghiệp lên
sản xuất lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Điều 9 Luật đất đai 1993 quy định có 7 nội dung quản lý nhà nước

về đất đai bao gồm:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;
- Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page14

- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện các chế độ, thể lệ ấy;
- Giao đất và thu hồi đất;
- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ v
ề quản lý, sử dụng
đất đai;
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quy
định cụ thể, rõ ràng
Nghị định số 30 ngày 23/3/1989 về việc thị hành Luật đất đai một lần
cụ thế hóa những quyền và nghĩa vụ của nhà nước cũng như của người sử
d
ụng đất.
*. Giai đoạn 1993 đến 2003
Trong giai đoạn này nhà nước đã sửa đổi và thay thế Luật đất đai 1987
bằng Luật đất đai 1993 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/10/1993. Trong điều
13 của luật đất đai 1993 vẫn quy định có 7 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai như Luật đất đai năm 1987. Điểm khác đối với Luật đấ
t đai năm 1987 đó
là tại điều 3 của Luật đất đai năm 1993 đã quy định người sử dụng đất có 5
quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử
dụng đất.Trách nhiệm của người sử dụng đất cũng được quy định cụ thể ở

điều 4: “Người sử dụng đất có trách nhiệ
m bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả; phải làm đầy đủ thủ tục địa chính, nộp thuế chuyển
quyền sử dụng đất và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”. Trong
giai đoạn này nhà nước đã 2 lần sửa đổi luật đất đai năm 1993 vào năm 1998
và năm 2001 cho phù hợp với điều kiện thực tế
của đất nước. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở giai đoạn này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page15

đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng vạ vậy
đến năm 2003 thì Luật đất đai năm 1993 đã được thay thế hoàn toàn bằng
Luật đất đai 2003.
*. Giai đoạn 2003 đến 2013
Luật Đất đai 2003 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 Luật này thay
thế Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật đất
đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001.
Tại điều 6 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm có 13 nội
dung đó là:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bả
n đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu h

ồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
k) Qu
ản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page16

m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Tại điều 106 quy định người sử dụng đất có 10 quyền khi được nhà nước
giao đất đó là: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, t
ặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”. Bên
cạnh đó nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng được quy định cụ thể chi tiết tại
điều 107 gồm có các nghĩa vụ:
- Sử dụng đất đúng mục đích,
đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về
sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình
công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển

nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong
lòng đất;
- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất ho
ặc khi hết thời
hạn sử dụng đất.
1.3.3. Tình hình quản lý đất đai
1.3.3.1. Tình hình quản lý đất đai tại Việt Nam
Ngay từ những năm 1980, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn
bản pháp luật để tăng cường công tác quản lý sử dụng đất và đã thu được

×