Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 88 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[\





ONG THỊ NGỌC LAN





NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[\





ONG THỊ NGỌC LAN




NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.11



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH LÂM






HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự về công trình khoa học này do chính tôi thực
hiện cùng với sự hợp tác giúp đỡ của quý bà con, chính quyền, cơ quan và nhà
trường. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.


H
à
N
ội, n
g

à
y
thán
g
năm 2014

Tác giả luận văn





Ong Thị Ngọc Lan




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy
TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức,
phương pháp làm việc, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban đơn vị cơ quan nơi tôi công tác và các đồng
nghiệp đã hỗ trợ về mặt thời gian, công việc tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện
Yên Dũng, UBND thị trấn Neo, UBND xã Cảnh Thụy, UBND xã Nham Sơn,

UBND xã Tiến Dũng, UBND xã Tư Mại, Phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Yên Dũng, Hợp tác xã môi trường thị trấn Neo, Sở Tài nguyên & Môi
trường tỉnh Bắc Giang và đặc biệt toàn thể bà con nhân dân huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình, trung thực dành nhiều thời gian quý báu để hợp
tác, chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm, tâm tư nguyện vọng để tôi có cơ sở
viết nên đề tài này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, các anh chị và các bạn đã động viên và ủng hộ tôi hoàn
thành đề tài này.


H
à
N
ội, n
g
à
y
thán
g
năm 2014

Tác giả luận văn




Ong Thị Ngọc Lan


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
vi
DANH MỤC HÌNH, HỘP
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở lý luận về cộng đồng và quản lý rác thải dựa vào cộng đồng 3
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng 3
1.1.2. Quản lý dựa vào cộng đồng. 5
1.1.3. Vai trò của cộng đồng với kinh tế chất thải 11
1.1.4. Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng đồng 13
1.1.5. Hoạch đị
nh kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế
chất thải 14
1.2. Thực trạng quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 17
1.2.1. Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rác thải có sự tham
gia của cộng đồng ở Việt Nam 17
1.2.2. Một số trường hợp điển hình về quản lý rác thải có sự tham gia
của cộng đồng ở Việ
t Nam 18

1.2.3. Những tồn tại trong hoạt động quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở
Việt Nam 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28
2.2. Nội dung nghiên cứu. 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 29
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 29
2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 30
2.3.4. Phương pháp chuyên gia 30
2.3.5. Sử dụng công cụ SWOT 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng 32
3.1.1. Đ
iều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 38
3.2.1. Trình độ, nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn 46
3.2.2. Đặc điểm ý thức xã hội của cộng đồng cư dân về rác thải và
các vấn đề liên quan đến rác thải 47
3.3. Hiện trạng về chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Dũng 58
3.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác tại huyện Yên D
ũng 60
3.4.1. Thu gom và vận chuyển 60
3.4.2. Xử lý rác tại huyện Yên Dũng 63

3.5. Đề xuất và thử nghiệm mô hình quản lý chất thải rắn dựa vào
cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Dũng 64
3.5.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình 64
3.5.2. Đề xuất mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng. 65
3.5.3. Thử nghiệm mô hình thu gom và xử lý rác 66
3.5.4. Kết quả thử nghiệm mô hình: 68
3.5.5. Đánh giá mô hình sau khi thử nghiệm. 71
KẾT LU
ẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1. Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ quản lý chất thải
nông thôn 26
3.1. Yếu tố thời tiết khí hậu Huyện Yên Dũng năm 2010 35
3.2. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng năm 2012 39
3.3 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm 43
3.4. Giới tính và trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn 46
3.5. Nghề nghiệp chính của người được phỏng vấ
n 47
3.6. Mức sống của các hộ gia đình 47
3.7. Quan niện của người dân về các loại rác 49
3.8. Ảnh hưởng của rác thải 50
3.9. Nhận thức của người dân về nguy cơ của rác thải với sức khỏe 51

3.10. Sự quan tâm của người dân tới vấn đề rác thải 52
3.11. Sự săn sàng trả phí cho dịch vụ thu gom rác. 52
3.12. Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến v
ấn đề thu gom rác 53
3.13. Tỷ lệ số hộ có thu gom rác thải 53
3.14. Thực hiện phân loại rác 54
3.15. Dụng cụ để đựng rác tại các hộ gia đình có thu gom. 55
3.16. Dịch vụ thu gom rác tại địa phương 55
3.17. Cách thu gom rác ở các địa phương. 56
3.18. Cách xử lý rác đối với các hộ không thu gom 56
3.19. Tái sử dụng lại rác thải là hợp chất hữu cơ 57
3.20. Nhận thức của người dân địa phương v
ề những việc mà chính
quyền địa phương đã làm 57
3.21. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn Huyện 60
3.22. Lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom trong các năm 2009 - 2012 62
3.23. Nội dung thử nghiệm mô hình 67
3.24. Kết quả thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2012 37
3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng 5 năm 2008 -2012 [14] 41

STT Tên sơ đồ Trang


3.1. Mô hình thử nghiệm quản lý rác thải dựa vào cộng đồng 65




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC HÌNH, HỘP

STT Tên hình Trang
3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 31
3.2. Tài liệu hướng dẫn người dân phân loại rác tại nhà. 68

STT Tên hộp Trang
1.1. Trường hợp tham gia cộng đồng vào thu gom, vận chuyển chất thải
rắn đô thị ở Tam Kỳ, Quảng Nam 21
1.2. Trường hợp cộng đồng tham gia thu gom chất thải ở Thạch Kim,
Thạch Hà, Hà Tĩnh 23


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
MTĐT Môi trường đô thị

NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QLCTR Quản lý chất thải rắn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNMT Tài Nguyên và Môi Trường
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VSMT Vệ sinh môi trường
XLRT Xử lý rác thải





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập
trung dân cư càng ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất
ngày càng gia tăng và đa dạng. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các
ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát tri
ển nhanh chóng,
đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống
chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một lượng lớn chất thải ra ngoài môi
trường bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất
thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v Việc quản lý chất thải rắn của các Bộ,
ngành, địa phương hiện nay chư
a đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tế ở
Việt Nam. Vì vậy nguy cơ ô nhiễm do rác thải đang là một vấn đề cấp bách đối
với hầu hết các đô thị trong nước.

Là một huyện miền núi song Yên Dũng vẫn bắt kịp với nhịp độ đô thị hóa
của đất nước, các khu chợ, nhà hàng, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ đua
nhau phát triể
n. Lượng chất thải cũng từ đó mà tăng lên nhanh chóng. Ở các khu
đô thị lớn hầu hết đã có các công ty, xí nghiệp hoặc đơn vị tổ chức thực hiện
công tác quản lý rác thải phát sinh theo những quy trình cụ thể. Song, tỷ lệ thu
gom rác thải trên địa bàn huyện vẫn ở mức thấp, công tác phân loại tại nguồn
chưa được thực hiện, cùng với đó là áp lực về đô thị
hóa, dân số tăng nhanh và ô
nhiễm môi trường khiến cho việc quản lý nguồn rác thải sinh hoạt vẫn đang là
một gánh nặng đặt ra cho các nhà quản lý, cần có các phương pháp mới, phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương.
Rác thải là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm môi
trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta
biết cách quản lý và tận d
ụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên có giá trị
thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho người dân.
Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải, cộng đồng có vai trò rất quan trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên
địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của mô hình.
Yêu cầu của đề tài
- Điều tra đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh

h
ưởng đến quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích được các thành phần và cơ chế hoạt động của mô hình quản lý
chất thải rắn dựa vào cộng đồng.
- Đánh giá hiệu quả mà mô hình mang lại, thuận lợi, khó khăn mà mô hình
gặp phải và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của mô hình.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận về cộng đồng và quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng. Thông thường, cộng đồng
được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn
sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng nhữ
ng đặc
điểm tương tự về kinh tế - xã hội và văn hoá. (Phạm Huỳnh Thanh Vân, 2007).
Nói cách khác cộng đồng ở đây là một tập hợp công dân cư trú trong một
khu vực địa lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị
văn hóa chung.
Theo định nghĩa trên cộng đồng có những cái chung: địa lý, văn hóa và lợi
ích. Xác định đúng đắn một cộng đồng sẽ tạo ra sứ
c mạnh của sự tham gia, tính
đồng nhất và khả năng duy trì lâu dài của một hoạt động phong trào.
Đồng nhất về địa lý: yêu cầu cộng đồng phải cùng chung sống trong một

vùng địa lý sinh thái, cùng một đơn vị hành chính. Ví dụ cùng một làng, xã, cùng
sống ở một vùng cửa sông, ở ven biển, ven sông hay trên núi.
Đồng nhất về lợi ích: trong trường hợp bảo về môi trường thì lợi ích về
môi trường cần xác định rõ. Ví dụ cộ
ng đồng cùng chịu thiên tai (lũ, lụt, trượt lở
đất), cùng chia sẻ nguồn nước và chịu ảnh hưởng ô nhiễm của nguồn nước đó,
cùng khai thác nguồn lợi của một thủy vực như đầm, phá, vịnh, cửa sông…
Đồng nhất về văn hóa: tùy trường hợp mà tìm kiếm những giá trị văn hóa
chung để tổ chức sự tham gia. Ví dụ cộng đồng được xác định theo dân tộc, theo
nghề
nghiệp (cộng đồng nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn thả gia súc, làng nghề
thủ công, các doanh nghiệp…)( Lê Vui, 2006).
Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ cộng đồng đã được sử dụng khá phổ biến
trong đời sống kinh tế xã hội. Cộng đồng có thể là một nhóm nhỏ dân cư (ví dụ
như cộng đồng dân cư ở một thôn, xã, cộng đồng những người tái chế chất thả
i
của một thôn, một xã…), hoặc có thể là cộng đồng dân cư của một dân tộc, nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

dân tộc cùng chung các điểm tương đồng (cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài, cộng đồng quốc tế những nước nói tiếng Pháp, cộng đồng các nước
ASEAN,…). (Phạm Huỳnh Thanh Vân, 2007)
Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng
đồng sau:
- Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với
nhau, thường xuyên gặ
p mặt ở địa bàn sinh sống;
- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất
(cộng đồng các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nhân,…);

- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất,
màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da màu,…);
- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung
mục tiêu, quan điểm chung v
ề giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định
(cộng đồng các nước ASEAN, các nước Pháp ngữ,…).
Tổ chức cộng đồng là một khối liên kết của các thành viên trong cộng
đồng vì những mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, hợp sức
với nhau để tận dụng tiềm năng, trí tuệ của nhau để cùng thực hiện một hoặc
nhiều vấn đề. (Hồ Thanh Mỹ Phương, 2006)
Ở Việ
t Nam, hiện đang có các loại tổ chức cộng đồng sau đây: (Phạm
Huỳnh Thanh Vân, 2007)
- Tổ chức cộng đồng thành lập theo pháp luật về hội, như liên hiệp hội,
tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ;
- Tổ chức cộng đồng dưới dạng nhóm tự quản như: bản, ấp, nhóm dự án,
nhóm sở thích, câu lạc bộ, tổ hoà giải, tổ dân phố,… Các tổ
chức này không có
luật quy định thành lập hay cấm thành lập;
- Tổ chức cộng đồng thành lập theo quy định pháp lý về kinh tế, hợp tác,
như: tổ hợp tác, hợp tác xã,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

Một số đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam (Mai Văn Tài, 2006)
- Chưa phát triển nếp sống theo pháp luật, còn nhiều tục lệ ngoài luật.
- Văn hóa nông nghiệp, nông thôn còn sâu đậm; thiếu hoặc chưa hoàn hảo
văn hóa đô thị, văn hóa khoa học – công nghệ, văn hóa môi trường; hay dễ dãi,
tùy tiện.
- Ứng xử tình trước, lý sau, duy tình hơn duy lý.

- Tín ngưỡng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đức tin, l
ối sống hàng ngày.
- Tiếng phổ thông (tiếng Việt) có nhiều phương ngữ khác nhau, dễ gây hiểu
lầm; còn nhiều bà con dân tộc ít người chưa thạo tiếng phổ thông; không ít người dù
được học hành chu đáo nhưng nói và viết tiếng phổ thông vẫn chưa chuẩn.
Với một số đặc điểm như đã nêu trên của cộng đồng đòi hỏi nhà quản lý
khi tổ chức các hoạt động thu hút sự
tham gia của người dân vào bảo vệ môi
trường phải biết rõ về cộng đồng: Họ là ai? Họ có những thói quen, tập quán,
phong tục, tín ngưỡng thế nào? Tức là phải hiểu rõ đặc trưng văn hóa cộng đồng,
nhất là tập quán sản xuất và lịch thời vụ của họ.
1.1.2. Quản lý dựa vào cộng đồng.
Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng: có nhiều cách hiểu khác nhau
về
sự tham gia của cộng đồng:
Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà
cồng đồng tác động đến hướng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao
phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các
giá trị khác mà họ mong muốn.
Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng
đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ
thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của
người nghèo để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được
trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh
vực, các dự án trên thế giới.
*Vì sao cần có sự tham gia của cộng đồng?

“Mỗi người đều có quyền sống trong một môi trương lành mạnh và có
nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Để khẳng định quyền hạn này và đáp ứng nghĩa vụ
này, các công dân phải được tiếp cận với thông tin, đượ
c quyền tham dự trong
quá trình ra quyết định và có sự công bằng trong các vấn đề môi trường. Thông
tin đảm bảo rằng cộng đồng có thể tham gia trong một tình huống có thể thông
báo và tiếp cận với sự công bằng để đảm bảo rằng sự tham gia diễn ra trên thực
tế và không chỉ trên giấy tờ.” (UN/ECE 2000)
*Tham gia của cộng đồng là gì?
Là cách thức làm việc với cộng đồng mà các quyết định sẽ chỉ thực hi
ện
khi nó đem đến một môi trường trong lành và đáp ứng các nhu cầu của cộng
đồng địa phương cho một cuộc sống tốt đẹp hơn (UN/ECE 2000). Sự tham gia
của cộng đồng tạo cho họ có cơ hội hình thành một quan điểm về một kế hoạch
và giúp chính quyền biết được quan điểm này trước khi ra quyết định, nghĩa là
một sự thông tin 2 chiều thực sự.
Lu
ật Môi trường Việt Nam có nêu rõ “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp
của toàn dân”. Trong khi phải đương đầu với các vấn đề suy thoái môi trường gia
tăng do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Các địa phương
cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong mọi hoạt động bảo vệ môi trường.
Một giải pháp hiệu quả để duy trì công tác bảo vệ môi trường, giảm ô
nhiễm là nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ tr
ợ để dân chúng nhận biết và hiểu
được các vấn đề của họ, tạo điều kiện để họ tự nguyện tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường; và kết hợp chặt chẽ biện pháp này để họ tự nguyện
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; và kết hợp chặt chẽ với các biện
pháp quản lý của chính quyền các cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7


Muốn nâng cao vai trò của tác nhân cộng đồng trong công việc quản lý
môi trường cần phải tuân thủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”,
phải xã hội hóa công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đơn giản hóa các khái
niệm môi trường để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện; cần xây dựng các chương
trình hành động bảo vệ môi trường có tính khả thi cao và dễ duy trì liên tục, lâu
dài. Khi nào người dân thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc
qu
ản lý và bảo vệ môi trường thì khi đó họ mới thực hiện các hành vi đó.
Nhận biết, bàn, làm, kiểm tra là sáng tạo của Việt Nam trong quá trình
thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Áp dụng
quy trình này vào tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường, cần
xác định nội dung và mối tương quan của 5 bước (Trương Văn Trưởng, 2010)
Bước 1 – Nh
ận: Để huy động sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi
trường, cần làm rõ khi tham gia, cộng đồng nhận được những gì, họ sẽ được lợi
gì. Có thể cụ thể hóa các lợi ích như: lợi ích vật chất, ví dụ được vay vốn; lợi ích
tinh thần, ví dụ danh tiếng của làng; lợi ích về chất lượng môi trường sống, ví dụ
có nước sạch, rác được quản lý, giả
m bệnh tật…
Bước 2 – Biết: Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi liên
quan đến sự tham gia của họ vào một nhiệm vụ, dự án, chương trình cụ thể. Bằng
cách giải đáp 6 câu hỏi sau: Nhiệm vụ đó là gì? Tại sao lại có nhiệm vụ đó, tại sao
họ cần tham gia? Tham gia vào nhiệm vụ đó như thế nào? Thực hiện nhiệm vụ đó
ở đâu? Thực hiện nhiệm vụ khi nào? Bao lâu? Những ai được/phải tham gia?
Bước 3 – Bàn: Tổ chức cho cộng đồng bàn bạc về các giải pháp mà họ sẽ
thực hiện khi tham gia vào chương trình/dự án/nhiệm vụ; bàn bạc về những gì họ
sẽ nhận được và trách nhiệm của họ trong chương trình/dự án/nhiệm vụ.
Bước 4 – Làm: Tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, các
nhiệm v

ụ.
Bước 5 – Kiểm tra: Tổ chức cho cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng có thể
kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ, kết quả của dự án, quyền lợi họ được nhận.
Những hình thức như các tổ tình nguyện, tổ tự quản… có thể được thành lập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

Để giúp cho việc thực hiện quy trình 5 bước, có thể tổ chức các hình thức
họp, truyền thông, tập huấn…
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức
cộng đồng, cần chú ý đến một số khía cạnh sau:
- Nội dung các chương trình đào tạo hoặc các hoạt động: cần gắn liền với
tình hình cụ thể của địa phương để người tham gia các chương trình đào t
ạo hoặc
hoạt động thấy được những lợi ích thiết thực do các hoạt động hoặc chương trình
này đem lại.
- Cần quan tâm đến lối sống, phong tục tập quán đặc thù cùa địa phương.
Có nắm được đặc trưng của dân cư thì mới hiểu được điều cơ bản nhất trong hoạt
động của địa phương, từ đó có cơ chế quả
n lý, tổ chức và kiểm soát hoạt động
thông qua cơ chế tự điều chỉnh là hiệu quả nhất. Lối sống nông thôn mang tính
chất tập thể cao, trong đó mỗi thành viên lệ thuộc chặt chẽ vào cộng đồng. mỗi
người sinh ra là đã có vị trí mặc định trong làng xóm và phong cách sống gần
như tương tự nhau. Còn lối sống đô thị có cấu trúc và tính chất khác hẳn, nó
được hình thành trên nền tả
ng phức hợp, đa thành phần, đa dân tộc của đô thị
trên toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện sống hoạt động nghề nghiệp và mối quan hệ
xã hội của tất cả các nhóm cư dân sống trên địa bàn đô thị. (Nguyễn Việt Dũng-
Nguyễn Danh Tĩnh, 2006)
Với những đặc thù về lối sống của từng địa phương, các ho

ạt động muốn
tăng cường dự tham gia của cộng đồng dân cư cũng cần lưu ý đến khía cạnh này
trong công tác tổ chức. Ví dụ: tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền: có thể
linh động tổ chức vào những giờ thuận tiện trong sinh hoạt của người dân tại địa
phương; chọn phương tiện truyền thông thích hợp; lồng ghép các chương trình
vào các hoạt động văn hóa, lễ h
ội của địa phương. Phối hợp và phát huy hiệu
quả các phương tiện truyền thông đại chúng (tivi, đài phát thanh truyền hình, báo
chí, tờ rơi…) trong việc kêu gọi sự tham gia của cộng đồng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

* Quá trình phát triển sự tham gia của cộng đồng
Trước những năm 80, các hoạt động, các chương trình có mục tiêu phục
vụ cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơ quan trung
ương. Thời kỳ này, người ta mới khuyến khích sự tham gia của các ngành vào
chương trình hay hoạt động. Sự hiện diện của các cộng đồng còn rất ít. Vì thế
tính bền vững c
ủa chương trình hay hoạt động không được đảm bảo. Khi kết thúc
chương trình hay hoạt động do Chính phủ hay nhà đầu tư tài trợ, các kết quả của
nhiều dự án không được duy trì và phát huy tốt ở các địa phương. (Hồ Thanh Mỹ
Phương, 2006)
Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động, các chương
trình được phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, đặc biệt là
áp dụng cho các chương trình của tổ chức phi Chính phủ, chương trình thí điểm
liên quan nhiều đến cộng đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá đói, giảm
nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ môi trường, các
quỹ xã hội, v.v… Với cách tiếp cận này, các Chính phủ, các nhà đầu tư và nhất là
các nhà tài trợ ở các nước phát triển đã đưa ra các sáng kiến thúc đẩy sự tham gia

của cộng đồng. Kết quả
cho thấy tính bền vững được tăng cường, nhưng quy mô
còn hạn hẹp và tính đồng thời trong tham gia của cộng đồng vào các khâu của
chương trình, hoạt động còn hạn chế.
Cách tiếp cận phát triển định hướng cộng đồng hay còn gọi là phát triển
dựa trên cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000. Các chương trình, dự án
phát triển định hướng cộng đồng có đặc điể
m là trao cho cộng đồng quyền kiểm
soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập kế hoạch, thiết
kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng.
Các chương trình phát triển định hướng cộng đồng ở thời kỳ này có quy
mô lớn hơn so với chương trình có sự tham gia của cộng đồng và không chỉ dừng
lại ở sự tham gia mà tăng cườ
ng sự quản lý của cộng đồng và sự tham gia của
chính quyền địa phương, gắn kết với cải cách ở mức độ rộng hơn và tính thực thi
cao hơn. Mức độ trao thẩm quyền khác nhau trong các chương trình, dự án. Mức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

trao thẩm quyền thấp nhất là các tổ chức nhà nước và nhà đầu tư quản lý nguồn
vốn đầu tư và thực hiện các hoạt động, nhưng có lấy ý kiến tham vấn của tổ chức
cộng đồng. Mức trao thẩm quyền cao là tổ chức cộng đồng tham gia vào kiểm
soát các quyết định đầu tư, quản lý các nguồn vốn đầu tư và chịu trách nhiệm
toàn bộ các hoạt
động. Mức trao quyền cho tổ chức cộng đồng phụ thuộc vào các
yếu tố: (Đỗ Thị Kim Chi, 2004)

- Năng lực và sự sẵn sàng của cộng đồng để huy động và tổ chức;
- Sự sẵn sàng và phương pháp mà các cấp chính quyền cao hơn trao quyền
cho cấp dưới;

- Sự hạn chế của khung pháp lý đối với cộng đồng trong việc tiếp nhận quyền
kiểm soát các nguồn vốn nhà nước hay nhà tài trợ phát triển chính thức (ODA);
- Khoảng cách xa xôi của các cộng đồng có thể gây khó khăn cho việc
thực hi
ện;
- Trình độ học vấn của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tài
liệu của chương trình, dự án và báo cáo;
- Tính chất của công việc sẽ tiến hành.
Tuy nhiên, phát triển định hướng cộng đồng không phải là thích hợp và
mang lại hiệu quả với mọi trường hợp. Có các trường hợp mà tư nhân hay tổ
chức công đảm nhiệm tốt hơn, mang lại ích lợ
i lớn hơn cho địa phương…
Việc phát triển định hướng cộng đồng thích hợp khi các nhóm cộng đồng
có lợi thế cạnh tranh, như các hàng hóa, dịch vụ quy mô nhỏ đòi hỏi sự hợp tác
của địa phương (ví dụ thu gom chất thải tại địa phương), các hàng hóa sử dụng
chung (như thủy lợi), các hàng hóa công (bảo dưỡng đường sá, công trình hạ tầng
của thôn, xã) và các chương trình hay hoạt động mà vấ
n đề giao việc quản lý ở
cấp thấp nhất thích hợp. (Nguyễn Việt Dũng- Nguyễn Danh Tĩnh, 2006)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

1.1.3. Vai trò của cộng đồng với kinh tế chất thải
Kinh tế chất thải là một phạm trù đề cập đến những khía cạnh kinh tế
trong quá trình xử lý chất thải, từ khâu phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải cũng như áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý chất thải. Dân chúng trong cộng đồng đều trực tiếp hay gián tiếp
liên quan đến các khâu này với tư
cách hoặc là chủ thể của hoạt động, hoặc/và là
đối tượng thụ hưởng hay đối tượng chịu tác động của các hoạt động đó về mặt

kinh tế hay vệ sinh, sức khỏe, hoặc cả hai. Chính vì vậy, tổ chức cộng đồng có
vai trò quan trọng đối với các thành viên của mình thông qua các quy định của
cộng đồng. (Trương Thành Nam, 2007)
Phát triển sự tham gia của cộng đồng về kinh tế ch
ất thải chính là mở rộng
vai trò quản lý của quần chúng nhân dân đối với chất thải. Mở rộng chuyển dịch
năng lực quản lý chất thải về khía cạnh kinh tế từ trung ương tới địa phương, từ cấp
lãnh đạo đến người dân, tăng cường sự tham gia của mọi người dân đối với rác thải.
Mọi người dân được tham gia vào quá trình xác định lợi ích và ra quyết đị
nh, tăng
cường mối quan hệ cộng tác giữa chính quyền trung ương với các cấp địa phương
trong vấn đề quản lý chất thải mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.
Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải thể hiện
ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, tính phức tạp, đa dạng về nhiều mặt của kinh tế
chất thải cần
huy động sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi
người trong xã hội, bất kể họ thuộc đối tượng nào. Việc phát sinh chất thải không
chỉ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác mà ngay
cả trong sinh hoạt hàng ngày. Trung bình, lượng chất thải sinh hoạt chiếm từ 50 –
70 % tổng lượng thải của một địa phương hay quố
c gia. Mọi người dân đều tham
gia vào quá trình phát sinh chất thải này dưới các giác độ khác nhau. Các hoạt
động liên quan đến phân loại tại nguồn hay vận chuyển chất thải cũng thu hút
nhiều nhóm đối tượng khác nhau: nhóm những người nội trợ trong gia đình,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

nhóm những người nhặt rác, nhóm những người thu gom rác cấp tổ dân phố,
thôn/xã, nhóm những người thuộc Công ty Môi trường Đô thị,…

Thứ hai, cộng đồng đảm bảo cho hoạt động quản lý chất thải phát triển
bền vững bởi lẽ:
Họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, chính vì vậy họ nắm rõ
các đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề v
ăn hóa, xã hội ở địa bàn, nắm rõ các nhu
cầu cũng như các phương tiện hiện có để quản lý chất thải ở địa phương. Họ là
những người triển khai mọi hoạt động, chính sách, chiến lược, chương trình.
Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây
là căn cứ đảm bảo cho tính khả thi của các quyết đị
nh về quản lý chất thải về mặt
kinh tế. Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thải rắn không thể nào áp dụng
một mức như nhau cho tất cả các địa phương, mà phải phân cấp cho các địa
phương quyết định trên cở sở lấy ý kiến cộng đồng.
Với những quy tắc ứng xử phù hợp và chuẩn mực đạo đức áp dụng trong
cộng đồ
ng sẽ đem lại những thay đổi về hành vi cá nhân theo chiều hướng tích
cực trong bảo vệ môi trường.
Thứ ba, các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự
tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải và đem
lại những lợi ích về kinh tế và xã hội đáng kể bởi các lý do sau đây: Có sự tham
gia của cộng đồng sẽ góp phần điều ti
ết trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính
bền vững trong quản lý chất thải; Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả
nhất khi biết vận dụng kiến thức của người dân địa phương; Huy động được các
nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng vào việc làm kinh tế từ chất thải, từ
đó tạo cơ hội để nâng cao thu nhập của người dân; Có sự tham gia c
ủa cộng đồng
sẽ đảm bảo giám sát đánh giá các chương trình liên quan đến quản lý tổng hợp
chất thải nhanh và ít tốn kém hơn, cho phép điều chỉnh kịp thời; Phát huy được
tinh thần tự chủ, trao quyền và tạo cho người dân có tiếng nói dẫn đến những

thay đổi về năng lực làm chủ của họ, và tăng trách nhiệm của họ trong các khía
cạnh của kinh tế chất thải, t
ừ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thông qua sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

dụng tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, tái sử dụng, tái chế chất thải, đến quản lý
chất thải một cách hiệu quả thông qua việc tổ chức thu gom, vận chuyển hợp lý
và đưa ra các phương án xử lý cũng như chôn lấp thích hợp; Duy trì được các
hoạt động thông qua hợp tác trong cộng đồng và thể chế hóa sự tham gia của
cộng đồng; Nâng cao được nhận thức của mọi người trong c
ộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng.
(Trương Thành Nam, 2007)
1.1.4. Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
* Ranh giới phải được xác định rõ ràng
Xác định được địa điểm cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải dựa vào cộng
đồng. Phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng công việc đến từng đối tượng, tránh tình
trạng xung đột, chồng chéo trong quản lý. Xem xét sự hợp tác của người dân để từ đó
có hướng đi đúng đắn và kế hoạch sao cho phù hợp, đồng thời phối hợp với chính
quyền địa phương để có được sự hỗ trợ tốt nhất.
* Có sự cân đối giữa chi phí và lợi ích
Cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý rác thải với tăng thu nhập, tạo công ăn
việc làm cho người dân. Khi người dân thu được lợi ích từ hoạt động quản lý rác
thải thì họ sẽ tích cực tham gia. Mặt khác việc thu phí để phục vụ cho quản lý
môi trường cũng phải được tính theo tỉ lệ để đảm bảo công bằng. Thu phí dựa
trên lượng rác thải chẳng hạn. Ví dụ: Xác định lượng rác thải bằng túi rác. Nếu
thải ra 2 túi rác họ phải trả gấp đôi phí so vơi 1 túi. (Nguy
ễn Thế Chinh, 2003)
* Tham khảo ý kiến cộng đồng.

Cộng đồng dân cư được phép tổ chức và tham gia đóng góp ý kiến cho sự
hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống quản lý rác thải cộng
đồng. Họ được khuyến khích đưa ra ý kiến đóng góp của mình trong các cuộc
họp thảo luận. Những ý kiến này rất quan trọng, vì người dân là người hiểu rõ
nhất môi trường s
ống xung quanh họ và họ là người được lợi nhất nếu những ý
kiến đó được thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

* Có sự giám sát của cộng đồng.
Mọi hoạt động, muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự giám sát. Hoạt động
quản lý diễn ra trên địa bàn nào thì người dân ở đó sẽ là người có quyền được
giám sát. Người dân tham gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời
gian, chất lượng. Giám sát của người dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận
hành tốt, tránh những sai phạm có thể xảy ra.
* Th
ưởng phạt rõ ràng
Những cá nhân tham gia quản lý rác thải cộng đồng chịu sự giám sát của
các tổ chức, đặc biệt là sự giám sát của cộng đồng về các hoạt động. Thông qua
đó, các hành vi sai trái sẽ bị phát hiện và bị xử phạt, những hành động có lợi cho
cộng đồng sẽ được khuyến khích và khen thưởng. Có những mức phạt khác nhau
đối với từng hành vi sai trái khác nhau. Chính điều này sẽ khuyến khích người
dân làm vi
ệc hiệu quả hơn.
* Công nhận quyền hạn của tổ chức
Tổ chức thực hiện việc quản lý rác thải cộng đồng có đủ quyền hạn về việc
tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng không được làm ảnh hướng tới
các cộng đồng khác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa
ra nhi

ều khi có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác chứ không phải chỉ về môi
trường, vì thể nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến
của mình.
1.1.5. Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải
Việc hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế chất
thải được thực hiện qua các bước sau đây:
Xác định nhữ
ng phương án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng
Việc huy động tham gia cộng đồng vào dự án hay hoạt động cần phải
được lựa chọn để có được kết quả theo mục tiêu đã định. Không phải mọi dự án
hay hoạt động đều giao cho cộng đồng. Có những dự án, công trình hay hoạt
động tư nhân hay doanh nghiệp đảm nhiệm tốt hơn, ví dụ một số dự án tái chế,
dự
án xây dựng và khai thác lò đốt rác,… Các dự án hay hoạt động thu hút sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page15

tham gia cộng đồng thường là dự án hay hoạt động gắn với công trình công cộng,
hoặc dự án có chung lợi ích, trách nhiệm của nhiều bên liên đới trong cộng đồng,
hay dự án liên quan đến huy động tài chính của cộng đồng, đến cam kết của cộng
đồng,… (Lê Văn Khoa, 2008)
Ví dụ, việc thu phí nước thải sinh hoạt có liên quan đến các cộng đồng dân
cư. Muốn đảm bảo thu phí được thực hiện hợp lý và suôn sẻ cần thi
ết phải thu
hút sự tham gia của các cộng đồng dân cư từ khâu phổ biến chủ trương để dân
hiểu, đến khâu xây dựng nguyên tắc thu phí, cách thức xác định mức phí và hình
thức thanh toán. Khi có sự tham gia của người dân vào quy trình này, các quyết
định sẽ sát thực tế và được sự ủng hộ của dân chúng. Hay trường hợp thu phí
nước thải công nghiệp, cần thu hút cộng đồng doanh nghiệp vào các khâu xây
dựng quy trình xác định mức phí, kê khai lượng thải, thành ph

ần chất thải và hình
thức thanh toán. Trên cơ sở ý kiến tham gia của doanh nghiệp, việc đưa ra quy
trình xác định cũng như hình thức thanh toán sẽ mang tính khả thi cao.
Xác định các giai đoạn tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng được phân thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn lập kế hoạch dự án hay hoạt động: Ở giai đoạn này, sự tham gia
của cộng đồng bao gồm việc tham gia đ
óng góp ý kiến và thông tin khảo sát của
chính quyền địa phương hay cơ quan tư vấn để xác định nhu cầu của cộng đồng,
năng lực tài chính và vật chất trong việc tiếp nhận dự án hay hoạt động, xác định
thiện ý và mức độ tham gia của cộng đồng ở các giai đoạn tiếp theo của dự án.
Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch khả thi của dự án hay hoạt
động: Cộng đồng
có thể đóng vai trò tích cực trong việc lập kế hoạch và thiết kế dự án thông qua
việc đóng góp đầu vào cho các nhà thiết kế kỹ thuật (thiết kế quy trình thu gom,
bãi chôn lấp,…) như các thông tin về lượng rác thải của các hộ, xu thế gia tăng
hay giảm chất thải trong thôn, xóm, xã, phường, khả năng tài chính của các hộ
cho việc chi trả phí thu gom v.v… hay được tham khảo ý kiến liên quan đến
phương án giám sát dự án, hoạ
t động.

×