Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất thuốc lào tại huyện vĩnh bảo, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.73 KB, 104 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
= = =

= = =




BÙI THỊ TƯƠI



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT THUỐC LÀO TẠI HUYỆN VĨNH BẢO,
HẢI PHÒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ






HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
= = =

= = =



BÙI THỊ TƯƠI



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
THUỐC LÀO TẠI HUYỆN VĨNH BẢO,
HẢI PHÒNG



Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60.34.04.10


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VIẾT ĐĂNG



HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015
TÁC GIẢ



Bùi Thị Tươi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều phòng, ban, ngành và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học thạc sỹ này. Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Viết Đăng, các thầy cô
trong bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Vĩnh Bảo, các phòng, ban ngành

chức năng của huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ,
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Hà nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn



Bùi Thị Tươi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT THUỐC LÀO 5

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lào 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất thuốc lào 6
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của phát triển sản xuất thuốc lào 13
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất thuốc lào 20
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất thuốc lào 24
2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất thuốc lào trên thế giới 24
2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất thuốc lào tại Việt Nam 25
2.2.3 Một số nghiên cứu về sản xuất thuốc lào 33
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 44
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 45
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Thực trạng phát triển sản xuất thuốc lào tại huyện Vĩnh Bảo- Hải Phòng. 47
4.1.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất thuốc lào ở huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng 47
4.1.2 Nguồn giống cho phát triển sản xuất thuốc lào ở huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng. 50
4.1.3 Vật tư, phân bón cho phát triển sản xuất thuốc lào 53
4.1.4 Kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiếp cận khoa học kỹ thuật cho phát triển sản
xuất thuốc lào tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 55
4.1.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất thuốc lào 59

4.1.6 Giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lào ở huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng 62
4.1.7 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông
dân 65
4.1.8 Tác động của việc phát triển sản xuất thuốc lào đến các vấn đề xã hội 70
4.1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất thuốc lào ở huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng 71
4.2 Các giải pháp phát triển xuất thuốc lào của các hộ nông dân 76
4.2.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 76
4.2.2 Giải pháp phát sản xuất thuốc làoở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Phòng 80
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích thuốc lào tại Việt Nam 2006- 2011 26
2.2 Sản lượng thuốc lào tại Việt Nam 26
2.3 Diện tích trồng thuốc lào ở Hải Phòng trong 10 năm (2003-2012) 28
2.4 Năng suất, sản lượng thuốc lào ở Hải Phòng giai đoạn 2003-2012 29
3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo từ năm 2011- 2013 36
3.2 Dân số - lao động của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng 38
3.3 Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh huyện Vĩnh Bảo năm

2013 39
3.4 Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Bảo, 2011- 2013 43
3.5 Phân bổ mẫu điều tra tại huyện Vĩnh Bảo, thành phốHải Phòng 44
4.1 Diện tích trồng thuốc lào một số xã trên địa bàn của huyện Vĩnh Bảo
qua 3 năm 2011-2013 47
4.2 Nguồn giống cho phát triển sản xuất thuốc lào tại các hộ điều tra của
huyện Vĩnh Bảo 52
4.3 Kết quả điều tra về sử dụng giống của huyện Vĩnh Bảo 52
4.4 Tình hình sử dụng phân bón cho thuốc lào theo nhóm hộ điều tra 54
4.5 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo trong 3
năm 2011 – 2013 59
4.6 Thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ 60
4.7 Sự biến động của giá thuốc lào trong 3 năm 2011 - 2013 62
4.8 Tình hình đầu tư cho sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều
tra (BQ/ sào) 66
4.9 Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra trong huyện năm 2013 71
4.10 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra trong huyện năm 2013 73
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất chính, giữ vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì
vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó
sản xuất thuốc lào cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho Việt Nam nói chung và huyện
Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng nói riêng.
Thuốc lào được trồng ở Việt Nam từ năm Canh Tí, tức niên hiệu Vĩnh Thọ

thứ 3 (1660) đời vua Lê Thần Tông. Theo Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, thuốc
lào được gọi là “Tương tư thảo”, thuốc lào có lẽ được nhập từ Lào (Ai Lao) vào
Việt Nam nên mới gọi là thuốc lào (Nguyễn Văn Biếu, 2005). Theo Viện Sử học
(1998), trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1438 đã ghi rằng: “Tại Thuận
Hóa, một vùng đất đen, mầu mỡ, hợp với trồng thuốc hút và thứ tiêu hạt to, ruộng
thì vào hạng trung bình. Điện Bàn có Trĩ Vàng. Sa Bôi có Chè Lưỡi Chim Sẻ. Hải
Lăng có Thỏ Lông Trắng. Thuốc hút là thứ lá cuộn vào giấy rồi châm lửa hút” Một
số thông tin khác cho rằng tại Trung Quốc, ngay giáp với phía Bắc nước ta, người ta đã
tìm thấy dấu tích thuốc lào trong một số ngôi mộ đã có tuổi cách đây trên 2000 năm.
Lịch sử Việt Nam lại có tới trên 1000 năm Bắc thuộc, có thể những giao lưu văn hóa đã
đem thuốc lào tới Việt Nam nhưng đáng tiếc là cho đến nay, chưa tìm được các dẫn
liệu lịch sử minh chứng cho điều này. Ngay cả những dẫn liệu về lịch sử thuốc lào tại
Trung Quốc cũng chưa được thế giới chấp nhận (Nguyễn Văn Biếu, 2005). Tóm lại,
có nhiều thông tin về nguồn gốc thuốc lào trồng ở nước ta, song quan điểm thuốc lào
được trồng ở Việt Nam từ năm Canh Tí (1660) đời vua Lê Thần Tông theo Vân Đài
loại ngữ của Lê Quý Đôn được nhiều nhà nghiên cứu trích dẫn và coi là thời điểm bắt
đầu trồng thuốc lào đầu tiên ở nước ta.
Cây thuốc lào (Nicotiana tabacum L), là cây trồng truyền thống của
Việt Nam và được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Độ, Trung Quốc, Philipin, Malaysia, các quốc gia châu Phi, các quốc gia theo đạo
hồi như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc… (Trần Đăng Kiên, 2011). Ở Việt Nam, thuốc lào
được trồng nhiều ở miền Bắc song tập trung tại một số tỉnh/thành như: Hải
Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh… với diện tích trồng hàng năm dao
động ở mức 3.000-4.000 ha/năm. Trong đó Hải Phòng có diện tích trồng hàng năm
khoảng 1.500-2.200 ha; sản lượng thuốc dao động từ 3.000-4000 tấn Ngoài ra,
thuốc lào còn được trồng rải rác, không ổn định và mang tính tự cung, tự cấp ở
nhiều vùng như Nghệ An, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh. Sản xuất thuốc lào

ở Hải Phòng đã trở thành nghề truyền thống của hàng ngàn hộ nông dân cũng như
các cơ sở kinh doanh và kỹ thuật sản xuất thuốc lào nơi đây được truyền từ đời này
qua đời khác góp phần tạo nên tính chất đặc thù và danh tiếng của sản phẩm. Hiện
nay, thuốc lào Hải Phòng là loại cây trồng được chú trọng sản xuất bởi nó là loại
sản phẩm hàng hoá có giá trị cao. Sản phẩm thuốc lào có thị phần lớn và tiêu thụ
rộng rãi. Vùng trồng thuốc lào có doanh thu đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm và thu
nhập từ thuốc lào chiếm 50-60% tổng thu nhập của nông hộ. Tuy mang lại hiệu quả
kinh tế cao và được trồng ở nước ta từ rất lâu, song những nghiên cứu về cây
thuốc lào tại Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó nguồn gốc, phân loại, các giống
thuốc lào phổ biến hiện nay, cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lào
còn thiếu thông tin, nên nhiều tài liệu chưa thống nhất…
Đặc biệt ở huyện Vĩnh Bảo do đặc thù của đất đai, địa lý, khí hậu là nơi mà
thuốc lào sinh trưởng và phát triển tốt cho giá trị kinh tế khá cao so với việc sản
xuất các loại hoa mầu khác, và sản xuất thuốc lào tại các địa phương khác. Ngày
nay việc chuyên môn hóa vào sản xuất thuốc lào đã đem lại giá trị kinh tế khá cao
cho người nông dân ở huyện Vĩnh Bảo. Mặc dù giá trị sản xuất của thuốc lào là khá
lớn như vậy. Nhưng việc sản xuất phát triển thuốc lào vẫn chưa được triển khai
rộng rãi và chưa được quan tâm sát sao. Dẫn đến một số khó khăn bất cập trong quá
trình sản xuất thuốc lào. Làm thế nào để khai thác triệt để được giá trị kinh tế của
thuốc lào. Để quá trình sản xuất đó trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực
nông nghiệp của bà con nông dân huyện Vĩnh Bảo. Chính vì vậy em quyết định lựa
chọn tên đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất thuốc lào tại huyện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

Vĩnh Bảo, Hải Phòng"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình phát triển sản xuất thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo những
năm qua, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất thuốc lào trong thời

gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
thuốc lào.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo qua
một số năm gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất thuốc lào tại huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng một cách có hiệu quả.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng điều tra khảo sát là các hộ trồng thuốc lào tại địa bàn nghiên
cứu;
- Các cơ quan quản lý và hỗ trợ trồng thuốc lào của huyện;
- Các thương nhân thu gom thuốc lào.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình phát triển sản xuất thuốc lào ở
huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về việc phát triển sản xuất thuốc lào
- Phạm vi không gian: Huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi thời gian: 7/2014-5/2015
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 – 2013
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2013
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những lý luận cơ bản về phát triển sản xuất thuốc lào là gì?
- Tình hình sản xuất thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo như thế nào? Có đem lại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

hiệu quả kinh tế hay không?
- Những vấn đề gì xuất hiện trong phát triển sản xuất thuốc lào của huyện

Vĩnh Bảo?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất thuốc lào của
huyện? Phát triển sản xuất thuốc lào có phải là thế mạnh trong sản xuất nông
nghiệp, trong phát triển kinh tế hay không?
- Giải phát nào cần thiết để phát triển sản xuất thuốc lào của huyện?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỐC LÀO

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lào
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
 Khái niệm về thuốc lào
Là một loài thực vật thuộc chi thuốc lá (Nicotiana). Loài này có hàm
lượng nicotin rất cao. Lá của nó ngoài việc dùng để hút còn sử dụng rộng rãi trong việc sản
xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ. Thuốc lào có hàm lượng nicotine khoảng 9%, cao hơn
nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%), (Đào Duy Anh, 2002).
 Khái niệm về phát triển
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu, (Nguyễn
Quang Hạnh và cộng sự, 2006).
 Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là khái quát những vận động trong quá trình sản xuất theo
chiều hướng từ thấp lên cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Để nhằm giúp cho quá trình sản xuất ngày một đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn về năng xuất, chất lượng, giá cả…(Nguyễn Đăng Hải, 2001).

 Khái niệm về phát triển sản xuất thuốc lào
Phát triển sản xuất thuốc lào là việc cải tiến quy trình sản xuất từ tự phát, và
trên nền tảng những kinh nghiệm sản xuất truyền thống để đưa ra những giải pháp
về đất đai, giống, vật tư, kỹ thuật…để có được chất lượng sản phẩm, năng suất, giá
thành hiệu quả hơn. Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất cây thuốc lào ngày một theo
chiều hướng tốt hơn, cho thu nhập cao hơn và sản xuất bền vững hơn.
 Khái niệm về diện tích đất canh tác
Diện tích canh tác là diện tích đất hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

loại cây trồng qua các vụ trong năm. Như vậy ta có diện tích canh tác của từng vụ,
từng năm, (Nguyễn Văn Đức Tiến, 2003).
 Khái niệm về diện tích gieo trồng
Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các
vụ trong năm cộng lại. Như vậy ta có diện tích gieo trồng của từng vụ, từng
năm, (Nguyễn Văn Đức Tiến, 2003).
Qua đó thấy được diện tích canh tác khác diện tích gieo trồng là diện
tích gieo trồng được tính theo hệ số lần trong năm. Ví dụ 1ha đất canh tác 1
năm cấy 2 vụ lúa và trồng 1 vụ ngô đông có hệ số lần trồng là 3 thì diện tích
gieo trồng trong năm la 3ha.
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất thuốc lào
2.1.2.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất thuốc lào.
- UBND huyện Vĩnh Bảo diễn ra hội thảo liên ngành “Xây dựng hồ sơ đăng
ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào”. Báo cáo tổng kết xây dựng hồ
sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào khẳng định chất lượng,
sự khác biệt của thuốc lào Vĩnh Bảo với thuốc lào của Tiên Lãng (Hải Phòng) hay
Quảng Xương (Thanh Hóa). Sự khác biệt này bắt nguồn từ các đặc điểm về điều
kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn…) của khu vực sản xuất và tác động của
yếu tố con người. Báo cáo mô tả chi tiết các dấu hiệu nhận diện, các chỉ tiêu đánh

giá cảm quan, chỉ tiêu lý hóa, đặc tính sinh học và nông học của sản phẩm thuốc lào
Vĩnh Bảo và quy trình sản xuất, chế biến quy định tính đặc thù của sản phẩm này.
Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào trình
Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt và cấp bằng, Ban Chủ nhiệm dự án phối hợp cùng đơn
vị tư vấn (Concetti) xác định và xây dựng bản đồ khu vực trồng thuốc, xây dựng
quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này nhằm bảo vệ, duy trì và phát huy
giá trị đối với sản phẩm đã được đăng ký.
- Căn cứ nghị quyết Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện về “phương hướng
nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2006 –
2010 về chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mở rộng diện tích các loại
cây trồng chủ lực, như cây rau màu, cây truyền thống”. Trong đó việc sản xuất phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

triển thuốc lào cũng được đặc biệt quan tâm vì đây là cây nông nghiệp truyền thống
đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trong sản xuất của người nông dân.
2.1.2.2 Giống thuốc lào
Các giống thuốc lào hiện đang được trồng là những giống đã có từ trước, tên
gọi các giống được trồng cũng được nông dân tự đặt tên theo từng địa phương.
Trong thời kỳ 2001 - 2004, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã thu thập gần 100
dòng và đã chọn lọc được 20 dòng từ 3 nhóm giống phổ biến ngoài sản xuất. Các
dòng này đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất và chất lượng bằng
hoặc cao hơn các giống đang trồng trong sản xuất. Các dòng này cũng đã được khảo
nghiệm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo vụ Xuân 2004 và cho kết quả tốt. Hiện nay
Viện đang tiếp tục chọn lọc, so sánh và tiến hành lai tạo nhằm tạo giống thuốc
lào kháng bệnh, có năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất trong những
năm tới (Nguyễn Văn Biếu và cộng sự, 2005). Kết quả thí nghiệm giống trên 90
dòng được chia thành ba nhóm giống
Nhóm giống: Ré đen, Ré trắng và nhóm Tai voi theo đặc trưng về đặc điểm
giống.

- Nhóm giống Ré Trắng có hình dạng lá hình lưỡi mác, hầu như không có tai
lá và viền cuồng lá, thân cây cao, đóng lá dày, số lá kinh tế cao (>30 lá), lá
dày. Chiều cao từ 1,6 -2,0m; có 35-40 lá. Thời gian sinh trưởng 160 ngày, thời gian
thu hoạch là 125-130 ngày. Nhóm này có khả năng chống chịu một số bệnh
hại phổ biến như bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn khá nhưng vẫn bị nhiễm bệnh
khảm lá do virus TMV.
- Nhóm giống Ré Đen có hình dạng lá nhọn, hầu như không có tai lá, thân
cây cao trung bình, đóng lá thưa, số lá kinh tế trung bình (22-25 lá), lá dày. Chiều
cao cây từ 1,6-2,0m, thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày; thời gian thu hoạch từ
120-130 ngày. Đây hiện là nhóm giống được trồng phổ biến tại Hải Phòng và có
chất lượng tốt (dẫn theo Trần Văn Giáp, 2006). Cây chủ yếu bị một số sâu bệnh
như: đốm mắt cua, khảm lá TMV; sâu ăn lá
- Nhóm giống Tai Voi có hình dạng lá bầu, tai lá to và ôm sát vào thân,
cây cao trung bình, số lá kinh tế cao (25-30 lá). Thời gian sinh trưởng 160
ngày, thời gian thu hoạch là 125-130 ngày. Cây cao từ 1,8 -2,0m; có 40-45
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

lá. Nhóm giống này có khả năng chống chịu một số bệnh hại: như bệnh đen
thân (Phytophthora parasitica), héo rũ vi khuẩn (Preudomonas sonalacearum)
và bệnh khảm lá do vius TMV.
Hiện nay, ở Tiên Lãng còn có giống Báng (Báng Xanh, Báng Vàng) đã được
trồng ở Tiên Lãng hàng chục năm nay, song nguồn gốc giống chưa rõ ràng (Nguyễn
Trọng Nhưỡng và cộng sự, 2007).
Trừ hai xã là Kiến Thiết và Cấp Tiến trồng giống Ré đen, sáu xã còn lại
trồng các giống lá to nói trên.
Chiều dài lá trung bình là 67,5 cm, dài nhất là 70 cm, ngắn nhất là 64,2
cm, chiều rộng lá trung bình là 23,1 cm, rộng nhất 26,2 hẹp nhất 19,6 cm (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005). Thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày;
thời gian thu hoạch từ 120-130 ngày

Tại Thanh Hóa và Bắc Ninh, Thái Bình giống thuốc lào do nông dân tự đặt
tên như: giống Lá Tròn, giống Lá Dài. Song thực chất giống lá dài là giống Ré Đen,
giống lá tròn thuộc nhóm giống Tai Voi.
2.1.2.3 Vật tư, phân bón
* Phân bón cho thuốc lào
Phân Urê là một trong những đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất thuốc lào nói riêng. Urê là loại phân bón vô cơ giàu Nitơ, có
ưu điểm là dễ dàng được hấp thu và không gây chua cho đất trồng, phù hợp để bón
trên nhiều loại đất khác nhau. Phân urê được các hộ sản xuất thuốc lào ở huyện
Vĩnh Bảo sử dụng để bón lót khi cây còn non và bón thúc khi cây đang trong giai
đoạn phát triển mạnh. Các hộ dân trong xã thường mua phân urê từ các cửa hàng
buôn bán vật tư nông nghiệp.
Khi bón nhiều phân urê năng suất cây trồng có thể tăng lên, song nếu bón
quá nhiều thì sẽ không có hiệu quả do mức chi phí bỏ ra để đầu tư phân quá cao so
với kết quả thu được.
Do là một nghề truyền thống, nên các hộ dân trong xã hầu như đã có kinh
nghiệm trong việc sử dụng liều lượng phân Urê một các hiệu quả. Hầu hết các hộ sử
dụng mức bón xoay quanh 50kg/sào. Mức bón có thể tăng hoặc giảm do sử dụng
thêm các loại phân khác, như phân lân và phân NPK.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

Phân NPK là một trong những loại phân bón vô cơ thông dụng trong canh
tác nông nghiệp. NPK gồm có nhiều loại với các tỷ lệ pha trộn Nitơ, Phốt pho và
Kali khác nhau nhằm cung cấp đồng thời cả 3 yếu tố dinh dưỡng trên giúp cây trồng
phát triển tốt.
Tuy nhiên, phân NPK được các hộ trồng thuốc lào sử dụng với khối lượng khá
ít. Theo như ý kiến của các hộ dân trong huyện thì việc bón phân NPK hay không
không quan trọng vì cây thuốc lào ưa phân chuồng và phân đạm hơn. Bình quân mức
bón phân NPK cho cả 50 hộ ở mức 13kg/sào, hộ bón nhiều nhất là 20kg/sào.

Phân chuồng là loại phân hữu cơ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây thuốc lào. Nó giúp đạt năng suất cây trồng cao hơn và cải tạo đất.
Trước đây 100% hộ trồng thuốc lào đều phải sử dụng phân chuồng, các hộ có thể ủ
phân rồi bón hoặc có thể lấy nước tưới cho thuốc lào. Hộ nào bón nhiều có thể lên tới
0.5 tấn/sào, hộ ít thì là 50kg/sào, bình quân là 112,27 kg/sào. Tuy nhiên hiện nay do
số hộ nông dân tham gia chăn nuôi giảm chính vì vậy lượng phân chuồng dùng cho
sản xuất rất ít. Thay vào đó các hộ sản xuất thuốc lào phải dùng các phân bón vô cơ
để bón thay thế cho phân chuồng.
Đối với thuốc lào, theo tập quán canh tác của từng địa phương, lượng phân
bón cho cây thuốc lào cũng khác nhau song bình quân hiện nay lượng phân bón cho
thuốc lào: từ 10.000 kg phân chuồng, 300kg N, 80kg P
2
O
5
/ha. Lượng phân bón kali
dao động mạnh, nhiều hộ không bón kali; song nếu có bón thì lượng bón thông
thường ở huyện Tiên Lãng 65-75kg K
2
O/ha; một số vùng, tỉnh khác và huyện Vĩnh
Bảo bón từ 50-60kg K2O/ha. Trước năm 1995, phần lớn số hộ trồng thuốc lào, sản
xuất cây giống thuốc lào bằng bầu song những năm gần đây chủ yếu là gieo trực
tiếp trên luống (Nguyễn Trọng Nhưỡng và cộng sự, 2007). Theo kinh nghiệm
truyền thống, thuốc lào có chất lượng tốt “ngon” khi ruộng trồng được bón nhiều
phân chuồng và đặc biệt là phân bắc, từ năm 1995 trở về trước, bón phân bắc cho
cây thuốc lào là phổ biến tại các vùng trồng thuốc, song những năm gần đây, ruộng
thuốc lào chủ yếu là bón lót bằng phân xanh, phân gà, phân bò… việc sử dụng phân
bắc hầu như không còn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10


2.1.2.4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc
* Thời vụ trồng thuốc lào
Theo Dương Văn Hoài (2009), có hai vụ trồng thuốc lào chính là vụ Đông
Xuân (gieo hạt từ 15/10 – 30/11; trồng 1/12-15/1; thu hoạch 1/2-15/5) và vụ Hè Thu
(gieo hạt từ 1/3 – 15/4; trồng 15/4-30/5; thu hoạch 14/6-30/7). Miền Bắc trồng vào
vụ Đông Xuân, vùng Tây nguyên trồng vụ Hè Thu. Với thuốc lào, các vùng trồng
thuốc thường tiến hành gieo hạt giống vào khoảng 20/11 năm trước, sau khoảng 2
tháng khi cây giống đạt tiêu chuẩn, tiến hành nhổ cây giống và trồng vào khoảng
10-30/1 năm sau. Thông thường, thời vụ trồng thuốc vào lúc nhiệt độ thấp, thường
xuyên có những đợt rét đậm, thậm chí rét hại. Qua tổng kết thực tiễn sản xuất của
Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, thời vụ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng và phát triển của cây; thời vụ trồng muộn lúc nhiệt độ tăng dần giúp cây sinh
trưởng tốt hơn song lại ảnh hưởng đến thời vụ của lúa mùa. Trong khoảng thời
gian trên, thời vụ trồng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.
* Mật độ trồng thuốc lào
Cây thuốc lào hiện nay, theo tập quán canh tác tại Hải Phòng, thường được
trồng theo hai hàng chạy dọc luống theo hình nanh sấu, khoảng cách hàng x hàng từ
50-60 cm, cây cách cây 50cm. Mật độ khoảng 19.000 -22.000 cây/ha. Đối với cây
thuốc lào, đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về mật độ trồng thuốc
lào ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thuốc lào, song theo kinh nghiệm
truyền thống thì trồng với mật độ cao hoặc quá thấp thì năng suất thương
phẩm sẽ càng giảm. Bên cạnh đó, trồng với mật độ cao sẽ gây khó khăn cho việc
chăm sóc, tỉa chồi và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
* Các biện pháp diệt chồi thuốc lào
Bấm ngọn, diệt chồi là biện pháp bắt buộc đối với tất cả các hộ trồng.
Số lá trên cây khi bấm ngọn trung bình 24 lá và cây xuất hiện nụ hoa. Việc bấm
ngọn tức loại trừ ưu thế ngọn nên/lập tức các chồi bên được kích thích hình thành
nhanh chóng làm tổn hại đến năng suất và chất lượng. Việc đánh chồi là rất quan
trọng do vậy hộ nào cũng tiến hành, thường ngắt bỏ bằng tay: 3 - 5 ngày/lần.
Bấm ngọn, diệt chồi cũng có sự khác biệt theo vùng và có ảnh hưởng đáng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

kể đến chất lượng thuốc lào, góp phần tạo nên hương vị đặc thù của địa phương. Ở
Quảng Xương – Thanh Hóa, nông dân thường để lại 3 nhánh phát triển, nên lá
thuốc/cây nhiều và thường nhỏ hơn so với các địa phương khác. Ở Tiên Lãng và
Yên Phong, thuốc lào chỉ để 1 thân chính; trên mỗi cây khoảng 24 lá,1 chồi ngọn
trong khi ở Vĩnh Bảo trên mỗi cây khoảng có khoảng 45 lá, 3-4 chồi ngọn (1 chồi ở
thân chính và 2-3 chồi ở thân phụ). Các lần ngắt, đánh chồi ngọn, chồi nách là kích
thích cho hình thành và tích luỹ nicotin trong lá… nên thuốc lào Quảng Xương
thường nặng hơn nhiều so với thuốc lào ở các vùng khác (Dương Đức Tùng và
cộng sự, 2010).
Đối với cây thuốc lào thì việc sử dụng Accotab để diệt chồi mới bắt đầu
nghiên cứu, đã thử nghiệm khả năng diệt chồi của Accotab cho thuốc lào tại Vĩnh
Bảo, Hải Phòng. Kết quả cho thấy nồng độ Accotab 1% có khả năng diệt chồi tốt và
làm tăng năng suất thuốc lào 5-7% và tăng hiệu quả kinh tế 10-15%. Tuy nhiên,
hiện nay tại Hải Phòng người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công để ngắt chồi
là chính. Một số hộ sản xuất thuốc lào đã mạnh dạn dùng hoá chất diệt chồi
Accotab và bước đầu đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên mới ở diện tích nhỏ hẹp. Mặt
khác, do hạn chế về kỹ thuật nên nhiều hộ khi sử dụng hóa chất ở nồng độ
không phù hợp dẫn đến cây thuốc lào bị đen thân, thối… ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất, (Bùi Thanh Tùng, 2014).
* Thu hoạch và chế biến thuốc lào
Có rất ít các công trình nghiên cứu về cây thuốc lào, các kỹ thuật thu hái và
chế biến chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống được lưu truyền hàng trăm năm nay.
Thu hái và ủ thuốc.
- Thu hái: Thuốc lào thường được thu hoạch các lá chính và lá ngọn vào thời
kỳ nắng nóng gió tây, khoảng đầu đến giữa tháng 5 (dương lịch). Thời gian thu
hoạch như vậy, đảm bảo cho độ chín sinh lý của lá, lá tích luỹ các chất cần thiết tốt
nhất, đồng thời thuận lợi cho chế biến thuốc. Đối với lá chân, thời gian thu vào

khoảng cuối tháng 4. Số lá chân bình quân là 5,4 lá/cây, dao động trong khoảng từ 3
– 8 lá/cây; thu hoạch lá chính và lá ngọn (cùng một lúc và chấm dứt vụ thu hoạch),
số lá chính và lá ngọn có khoảng từ 15-30 lá/cây, trung bình mỗi cây là 20 lá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

- Ủ thuốc: Lá thu về được rọc bỏ sống lá, cuộn và ủ khoảng 5 ngày 4 đêm đến
khi thuốc vàng chín đều ta thái thành sợi. Nếu ủ ngắn ngày hơn, thuốc sẽ chưa chín
hoàn toàn, khi thái sợi thuốc vẫn xanh; nếu để ủ quá ngày sẽ làm lá thuốc bị thối.
- Thái (thành sợi thuốc). Sau khi cuộn thuốc được ủ chín (lá chín vàng đều)
tiến hành thái thuốc.Từ năm 2004 về trước thái thủ công bằng tay là chủ yếu; hiện
nay xuất hiện một vài hộ sản xuất thuốc có máy thái góp phần nâng cao hiệu suất
lao động và chất lượng sợi thành phẩm.
- Phơi thuốc.
Đây là kỹ thuật đơn giản song lại rất quan trọng quyết định đến chất lượng
thuốc. Tất cả các vùng trồng thuốc hiện nay đều phơi trên phên tre. Thời xa xưa, kỹ
thuật phơi rất cầu kỳ, người ta “hồ” lên trên phên thuốc để thuốc được ngon hơn.
Tuy nhiên hiện nay thì kỹ thuật này không được phổ biến.
Trong quá trình phơi thuốc, ta phải tiến hành phun nước (dạng sương) để làm
cho sợi thuốc dai, đanh… song đặc biệt là tránh mưa. Phơi thuốc vào những ngày
nắng nóng, đặc biệt vào thời điểm có gió Tây Nam, chất lượng thuốc lào tốt nhất.
Bên cạnh đó, trong quá trình phơi tuyệt đối tránh gặp mưa; nếu trong thời gian thái
xong mà thời tiết không thuận, buộc phải tiến hành các biện pháp phơi khác như:
sấy, hong…
- Đóng gói
Kỹ thuật đóng gói cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thuốc, nếu
ta đóng gói không tốt sẽ làm cho thuốc bị mất hơi, hút không ngon và thậm chí
còn dẫn đến thuốc bị mốc. Sau khi phơi khô xong, sợi thuốc được để nguyên trên
phên mang vào nhà, để cho thuốc dẻo lại là đủ điều kiện để đóng gói. Thời gian để
sợi thuốc dẻo và mềm tuỳ thuộc vào thời tiết, cụ thể là ẩm độ không khí. Ẩm độ không

khí khoảng 90% thì thời gian để dẻo sợi rất nhanh, chỉ khoảng vài giờ đồng hồ, và nếu
khô, ẩm độ không khí dưới 80% thì lâu hơn nhiều. Sợi thuốc đóng gói phải chặt, ép
để giảm tối đa không khí trong các lớp thuốc, không đóng gói khi sợi thuốc chưa dẻo
để tránh gẫy sợi làm giảm chất lượng thuốc trong thời gian bảo quản.
Ngoài ra, trong quá trình sơ chế thuốc, nông dân thường trộn sản phẩm thuốc
của các tầng lá khác nhau, gọi là “đấu” thuốc, để đảm bảo chất lượng đồng đều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Về phương pháp đóng gói bảo quản: Trước đây, nông dân thường cho vào
trong chum vại, khi đóng đầy, thường lót một lớp lá chuối khô sau đó mới tiến hành
bịt kín miệng chum. Ngoài ra, còn có công cụ ép thuốc sợi, khi thuốc phơi khô, tiến
hành ép thuốc thành bánh có chiều dài khoảng 50cm, rộng 20 cm, dày 10 cm; sau
đó xếp vào phương tiện bảo quản như chum, bao; giữa 2 bánh thuốc là lớp lá chuối
khô. Hiện nay, chất lượng bao bì bằng nilon rất tốt, đa số người dân sử dụng túi nilon
để đóng gói sản phẩm; tùy nilon dày hay mỏng có thể dùng tới 2-3 lớp nilon để đóng
gói. Bốc lật lớp sợi thuốc từ phên cho vào bao nilon, rải thành từng lớp, dùng bàn tay
ấn ép mặt trên của các lớp sợi thuốc, các lớp thuốc được ép chặt, không khí trong các
lớp sợi được ép đẩy ra ngoài. Khi cho sợi thuốc vừa với kích thước của bao gói và đủ
chặt thì bọc kín, không để cho mùi thuốc bay ra ngoài và cũng không để sợi thuốc hút
ẩm từ không khí bên ngoài. Bao gói sợi thuốc lào thường có hình khối lập phương, có
thể khối vuông (Dương Đức Tùng và cộng sự, 2009).
2.1.2.5 Thị trường tiêu thụ thuốc lào
Thuốc lào có thị trường tiêu thụ rộng rãi, đối tượng sử dụng thuốc lào không
phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… vì thế, hàng trăm năm
nay, diện tích trồng thuốc lào ở Vĩnh Bảo nói riêng và cả nước nói chung không
giảm. Cây thuốc lào đã và đang là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cho nhân
dân địa phương, góp phần đắc lực vào đảm bảo an sinh – xã hội. Thuốc lào tiêu
thụ thường qua kênh bán trực tiếp cho người thu gom, một số ít bán lẻ cho
người tiêu dùng. Chủ yếu được tiêu thụ qua hai kênh như vậy nên đôi khi bà

con nông dân mắc phải tình trạng ép giá cả từ lái buôn.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của phát triển sản xuất thuốc lào
a. Đặc điểm thực vật học của thuốc lào
Cây thuốc lào có tên khoa học là NicotianarusticaL.họ Cà Solanaceae. Cây
thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông
dính. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá
cây thuốc lá. Cụm hoa là một cờ ở ngọn thân, hay cành. Cánh hoa màu vàng hay
lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn. Quả
nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ
màu đen.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

Về mặt nguồn gốc, tất cả 65 loài đã phát hiện thuộc chi thuốc lá (nicotiana) đều
có xuất xứ từ châu Mỹ, châu Phi và điều đặc biệt nữa là cả 2 loài (Nicotiana
tabacum và nicotiana rustica) đều không tìm thấy mọc ở dạng hoang dại.
Thuốc lào có hàm lượng nicotin rất cao. Lá của nó ngoài việc dùng để hút
còn sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ. Thuốc lào có
hàm lượng nicotine khoảng 9%, cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường
(khoảng 1 - 3%).
• Rễ thuốc lào
Rễ thuốc lào là một hệ thống bao gồm: rễ cái (rễ trụ), rễ nhánh (rễ bên) và rễ
hấp thu. Ngoài ra, thuốc lào còn có rễ bất định nằm ở cổ rễ, phần trên sát mặt đất.
Rễ trụ được hình thành từ phôi rễ. Rễ nhánh được phát sinh từ trục của rễ cái,
thường có độ xiên 30 – 40o. Rễ hấp thu được phát triển trên các rễ nhánh, có
nhiệm vụ cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. Rễ bất định mọc từ thân, những
rễ bất định ở phần sát gốc dễ phát sinh thành rễ hút khi đô ẩm không khí cao. Rễ
thuốc lào tập trung dầy đặc ở lớp đất 0 – 30cm, phát triển theo các hướng. Rễ
thuốc lào là cơ quan sinh tổng hợp nicotin. Nicotin được vận chuyển từ rễ và tích
tụ trên thân, lá thuốc lào.

• Thân cây
Thuốc lào trồng có dạng thân đứng, tiết diện thân tròn, chiều cao thân cây có
thể đạt từ 1 – 3m, chia làm nhiều đốt, mỗi đốt mạng một lá. Đường kính thân đạt 2
– 4cm, nách lá trên thân có chồi sinh trưởng gọi là chồi nách. Có 2 loại chồi nách là:
chồi nách chính và chồi nách phụ.
• Lá thuốc lào
Trên thân chính của cây thuốc lào có nhiều lá. Lá thuốc lào có hình dạng
chính là hình mũi mác. Độ dày, màu sắc lá có thể thay đổi.
Lớp ngoài của biểu bì có tầng cutin trong suốt và có lớp phấn sáp khi lá bắt
đầu chín kỹ thuật. Lớp tế bào mô dậu và tế bào mô khuyết trong cấu trúc là quyết
định độ dày mỏng, độ đàn hồi của lá thuốc lào. ở trên mặt lá còn có nhiều tuyến
lông đa bào, có hình dạng và kích thước khác nhau. Các tuyến này chứa nhựa, hợp
chất thơm tự nhiên và tích lũy nhiều khi lá chín kỹ thuật. Trên mặt lá có gân chính
và nhiều gân phụ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

• Hoa thuốc lào
Hoa thuốc lào là hoa đơn, lưỡng tính, có năm cánh, nhị cái ở giữa, xung
quanh có năm nhị đực thường mọc cao hơn nhị cái, thuốc loại hoa tự hữu hạn, được
hình thành do sự phân hóa của đỉnh sinh trưởng thân. Chính giữa chùm hoa có hoa
trung tâm và có các nhành hoa mọc từ trục chính của chùm hoa.
Phương thức thụ phấn của thuốc lào là tự phối (97-98%), còn lại có thể là do
thụ phấn chéo do gió hoặc côn trùng….
• Quả và hạt thuốc lào
Quả thuốc lào được hình thành trên đài hoa. Mỗi cây có 100 – 150 quả trên
mỗi chùm hoa. Mỗi quả có hai ngăn, khi chín chúng thường tách ra.
Hạt thuốc lào rất nhỏ, khối lượng 1000 hạt sấy lò là 0,07 – 0,10 gam, trong
mỗi gam hạt có từ 10.000 – 15.000 hạt.
b. Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất thuốc lào

So với trồng lúa và các cây rau màu khác thì trồng thuốc lào vất vả hơn rất
nhiều. Bà con phải thường xuyên bẻ chồi phụ (chánh), cứ đều đặn tuần một lần
để tập trung phát triển cho thân chính. Rồi đến công việc làm cỏ, tưới nước, phun
thuốc chống rầy, bón phân… Từ khi trồng đến khi thu hoạch, lúc nào người nông
dân cũng "đầu tắt mặt tối" chăm sóc sao cho cây thuốc lào mang lại năng suất
cao nhất.
Từ lúc trồng là vào đầu tháng 11 năm này cho tới tháng 4, tháng 5 năm sau,
ngày nào cũng cần phải chăm sóc.
Bắt đầu gieo hạt từ đầu tháng 10 dương lịch, nếu muộn là tháng 12, để tránh
sương muối, mỗi luống được che đậy rất cẩn thận.
Sau một thời gian, khi cây đã có từ 2 - 3 lá thì bắt đầu quá trình giâm. Điều
này sẽ làm cây phát triển tốt hơn, không héo. Khoảng 15 - 20 ngày sau thì bắt đầu
cày đất, vun luống, đổ hốc, bón phân và bắt đầu trồng.
• Chọn đất và làm đất trồng
- Chọn đất: Cây thuốc lào phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất
bãi bồi. Đất không chua, nhiễm mặn, phèn. Không chọn đất bị ngập, úng. Để có năng
suất cao và giảm chi phí đầu tư chọn đất gần nguồn nước tưới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

- Làm đất: Đất tơi, xốp, sạch cỏ và lên luống trước khi trồng là điều kiện rất
quan trọng để cây thuốc lào phát triển tốt, giảm nhẹ công lao động khi xới xáo, bón
phân và tưới tiêu nước. Đất cày 2 lần vuông góc nhau, mỗi lần cách nhau ít nhất 10
ngày cho ải đất, chết cỏ. Lần 3 cày lên luống, đỉnh luống này cách đỉnh luống kia
0,8 - 1,0 m, mương luống rộng 0,2 -0,3 m. Nên cày bằng máy cày đại để đất cày
được sâu (20-30cm) và lên luống được to. Khi cày lên luống nên tính trước mương
tưới, mương tiêu. Sửa vét lại luống và nhặt sạch cỏ trước khi trồng.
• Trồng
- Nếu trời mưa nhẹ, đất đủ ẩm trồng thẳng giữa sườn luống.
- Nếu đất khô, dẫn nước vào rãnh cho ngập khoảng 1/3 – 1/2 luống, trồng

ngay mép nước.
- Mật độ trồng: Đất tốt trồng thưa (22.000- 25.000 cây/ha) khoảng cách trồng
0,3 – 0,35m cây, đất xấu trồng dầy (27.000-30.000 cây/ha) khoảng cách trồng 0,3m
cây, hàng cách hàng 0,6m.
- Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh để
nơi mát và trồng xong trong ngày. Trồng bằng cách cuốc lổ, dùng cây chọc lổ hoặc
cấy bằng tay. Trồng sâu 4-5cm, dùng tay bóp nhẹ.
- Sau 5-7 ngày trồng dặm những cây chết.
• Làm cỏ, bón phân, vun gốc
- Bón phân: Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha : Nitrat amôn 200kg +
Kaly sulfat 400 kg + lân 400kg. Chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất
lượng làm đất. Muốn thuốc lào ngon phải bón nhiều phân và phân tốt. Thuốc
lào ưa phân “Bắc” (phân chuồng) được ủ kĩ với tro và đất màu, đảo tơi bón lót
vào trong lòng luống. Khi cây thuốc đã bén rễ, phát triển, thì định kì tưới bằng
phân chuồng ngâm ngấu, tưới trực tiếp vào từng gốc cây, khoảng một tuần,
hoặc 10 ngày tưới một lần cho đến khi cây thuốc phát triển đủ lá cần thiết thì
thôi. Nếu ít phân thì thuốc không phát triển được, lá ít, lá nhỏ lại mỏng, ngược
lại đủ phân, bón đúng cách, cây thuốc nhiều lá, lá to, lá dày, cho chất lượng
ngon. (thường bón 500kg đến 800kg phân chuồng cho một sào).
- Làm cỏ, vun gốc: Từ 2-3 lần kết hợp với bón phân, lần 1 xới nhẹ, vun thấp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17

lần 2, 3 xới mạnh vun càng cao càng tốt nhưng không lấp lá. Để đất khô 2-3 ngày
cho cỏ chết trước khi tưới nước.
- Thời gian làm cỏ, bón phân, vun gốc: Nếu bón 2 lần:
+ Lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly + 100% lân. Bón
cách gốc 5cm.
+ Lần 2: 30 - 35 ngày sau trồng, 75% đạm + 75% kaly. Bón cách gốc 15cm.
Nếu bón 3 lần:

+ Lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly + 100% lân. Bón cách
gốc 5cm
+ Lần 2: 20 - 25 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly. Bón cách gốc 10cm.
+ Lần 3: 30 - 35 ngày sau trồng, 50% đạm + 50% kaly. Bón cách gốc 20cm.
• Tưới và tiêu nước
Không thể có năng suất cao, chất lượng tốt nếu cây thuốc lá bị thiếu nước
hoặc dư nước (ngập úng 1 - 2 ngày cây héo rủ, chết). Số lần tưới và lượng nước tưới
tuỳ thuộc độ ẩm đất và thời tiết. Kể từ sau trồng đến 10 ngày ẩm độ đất thích hợp 80
- 90%, từ 10 - 40 ngày ẩm độ đất 60 - 65% (giữ cho hơi thiếu ẩm để tạo hệ thống rể
phát triển và xuống sâu), từ 40 – 60 ngày là thời gian thân lá phát triển mạnh cần
nhiều nước độ ẩm đất thích hợp 80 – 85%, từ sau 60 ngày giữ ẩm độ đất từ 65 –
70%. Sau mỗi lần bón phân, bẻ thuốc nếu đất khô phải tưới nước ngay.
Khi tưới nước theo rãnh chỉ để nước ngập từ ½ đến ¾ luống, không để nước
tràn lên mặt luống.
• Phòng trừ sâu bệnh
- Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng,
việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc
đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh.
- Sâu: Các loại sâu hay cắn phá gây hại cho cây thuốc là sâu xanh, sâu
khoanh, sâu chùm, bọ trĩ, rệp, rầy mền… Để xử dụng thuốc hoá học có hiệu quả cần
nhất là phải phát hiện sớm, phun thuốc khi sâu rầy tuổi còn non.
- Bệnh: Các loại bệnh thường hay gặp và gây ảnh hưởng lớn là: Lở cổ rễ,
Thối đen rễ, Đốm mắt cua, Đốm nâu…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 18

Việc phun thuốc định kỳ phòng trừ bệnh rất tốt, và có tác dụng phòng trừ
sâu, rầy. Việc kết hợp giữa thuốc sâu + bệnh nhằm giảm bớt công lao động. Chú ý
chỉ phối hợp thuốc với những loại thuốc có thể kết hợp (theo hướng dẫn được ghi ở
nhãn thuốc hoặc của cán bộ kỹ thuật).

• Đánh nhánh, ngắt ngọn
Biện pháp này làm tăng 20% năng suất so với ruộng không đánh nhánh ngắt
ngọn, chi phí thực hiện rẻ (chỉ bằng khoảng 10% hiệu quả đem lại), dễ thực hiện.
Ngắt ngọn ngay khi cây vừa chớm nhú đỉnh ra hoa, ngắt xong nhỏ thuốc diệt chồi
thuốc lá Accotab 330EC nồng độ 1% lên đỉnh vừa ngắt (dùng 2 lít Accotab 330 EC
pha với 200 lít nước cho vào chai nhựa (chai nước khoáng, chai xà phòng… trên
nắp gắn một van ruột xe đạp làm vòi chảy) nhỏ cho 1 ha. Nhỏ từ đỉnh ngọn vừa ngắt
cho nước thuốc Accotab chảy ngấm xuống khoảng hơn ½ cây).
• Thu hoạch
Tính từ thời điểm trồng thuốc đến lúc thu hoạch khoảng 3 – 4 tháng, các
tháng thu hoạch phải có nắng ráo, chủ yếu là từ tháng 3, 4, 5 dương lịch.
Bẻ lá đúng độ chín thuốc mới vàng đẹp, hái non hoặc để quá chín phơi sẽ ra
màu xanh hoặc đen không bán được. Lá vừa chín có màu xanh trắng, rìa mép lá hơi
ửng vàng, gân lá chuyển qua màu trắng, lá hơi rủ xuống. Thường thì sẽ bẻ những lá
gốc và những lá đã già trước để tránh lãng phí khi đợi tất cả lá đều thu hoạch được.
Trung bình, mỗi cây cho từ 45 - 50 lá, 1 sào cho từ 50 - 75 kg thuốc khô.
Phương pháp bẻ: Người bẻ thuốc đi giữa luống hai tay bẻ hai hàng, mỗi hàng
bẻ một bên; nắm vừa đủ nắm mỗi tay thì xếp dọc hai bên luống, cuống lá quay
xuống giữa rãnh. Bẻ hết luống quay lại ôm có thứ tự dồn vào đầu chỗ mát chờ
chuyển đi. Khi vận chuyển dùng dây mềm, tấm bạt, bao tải… bó thành từng bó vừa
đủ ôm, phải đảm bảo lá thuốc được xếp thứ tự đầu đuôi, xếp từng lớp một, lá thuốc
không bị gẫy, dập.
Chất lượng của thuốc phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng con giống, đất trồng
và chế độ chăm sóc của người dân.
c. Đặc điểm về giống
Hiện nay ở huyện Vĩnh Bảo các giống được trồng chủ yếu là giống Ré Đen,

×