Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 134 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






CAO THỊ KIM DUNG




VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN
TỈNH HÀ TĨNH.





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ






HÀ NỘI - 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






CAO THỊ KIM DUNG




VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN
TỈNH HÀ TĨNH



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS QUYỀN ĐÌNH HÀ


HÀ NỘI - 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tôi luôn
chấp hành đúng mọi quy định của nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn


Cao Thị Kim Dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
giảng dạy tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô
giáo giảng dạy tại Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã truyền dạy cho tôi
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Phó
giáo sư - Tiến sỹ Quyền Đình Hà, Thạc sỹ Trần Mạnh Hải bộ môn Phát triển
Nông thôn đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các đồng chí trong Đảng ủy –

UBND, Hội phụ nữ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và các đồng chí trong Đảng
ủy – UBND, Hội phụ nữ xã Sơn Diệm, Sơn Kim 1, Sơn Châu đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí Lãnh đạo Trung
ương Hội Chăn nuôi Việt Nam, Ban biên tập Tạp chí Khoa học Kỹ thuật chăn
nuôi cùng các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong suốt thời gian thực
hiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn


Cao Thị Kim Dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ x
Danh mục hộp x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lí luận 5
2.1.1 Các quan điểm về vai trò của phụ nữ 5
2.1.2 Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong xây
dựng Nông thôn mới 13
2.1.3 Nội dung vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới 14
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông
thôn mới 20
2.2.1 Nhóm yếu tố khách quan 21
2.2.2 Nhóm yếu tố chủ quan 22
2.3 Cơ sở thực tiễn 24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển nông thôn 24
2.3.2 Kinh nghiệm phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn
mới của một số địa phương ở Việt Nam 31
2.3.3 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 42
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Hương Sơn 42

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn 43
3.1.3 Đánh giá những thuận lợi khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế 49
3.2 Phương pháp nghiên cứu 50
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 50
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 52
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 53
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 60
PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
4.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới tại
Huyện Hương Sơn 56
4.1.1 Khái quát về kết quả hoạt động xây dựng Nông thôn mới tại huyện
Hương Sơn 56
4.1.2 Phát huy vai trò của phụ nữ huyện Hương Sơn trong xây dựng Nông
thôn mới 60
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng
Nông thôn mới ở huyện Hương Sơn 88
4.2.1 Nhóm yếu tố khách quan 88
4.2.2 Các yếu tố chủ quan 94
4.2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của phụ nữ trong việc tham gia
xây dựng Nông thôn mới tại huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh 99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

4.3 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng
Nông thôn mới ở huyện Hương Sơn 104
4.3.1 Chính quyền địa phương tăng cường tạo điều kiện cho chị em phụ
nữ được hoàn thiện, phát triển bản thân một cách toàn diện 104
4.3.2 Quan tâm công tác khuyến nông và đào tạo nghề cho phụ nữ 114
4.3.3 Đổi mới, phát triển hình thức sản xuất, tăng cường áp dụng khoa học

kỹ thuật Phát triển kinh tế Hộ. 105
4.3.4 Nâng cao trình độ học vấn, khả năng nhận thức của phụ nữ 105
4.3.5 Nâng cao sự tham gia của Hội phụ nữ 106
4.3.6 Tăng cường phối hợp hoạt động giữa Hội phụ nữ và các tổ chức
chính trị xã hội khác 117
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
5.1 Kết luận 108
5.2 Kiến nghị 110
5.2.1 Đối với chính quyền 110
5.2.2 Đối với các cấp tổ chức Hội phụ nữ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ : Ban chỉ đạo
CC : Cơ cấu
CN : Công nghiệp
DV : Dịch vụ
GT : Giá trị
NN : Nông nghiệp
NTM : Nông thôn mới
THCS : Trung học cơ sở
TM : Thương mại
SL : Số lượng





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BẢNG

Stt Tên bảng Trang

3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của huyện Hương Sơn qua 3
năm (2012 – 2014) 48
4.1 Tình hình thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới trên địa bàn huyện
Hương Sơn 56
4.2 Đánh giá tình hình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Huyện
Hương Sơn thông qua thực hiện các tiêu chí. 57
4.3 Tương quan giữa tỉ lệ nam và nữ tham gia trong Ban chỉ đạo xây
dựng Nông thôn mới trên toàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 61
4.4 Phụ nữ tham gia Ban chỉ đạo Nông thôn mới tại một số xã 62
4.5 Tiến trình hoạt động các cuộc Hội họp xây dựng Nông thôn mới 63
4.6 Đánh giá mức độ tham gia cuộc họp của các phụ nữ ở một số xã 64
4.7 Đánh giá nguyên nhân phụ nữ không tham gia các cuộc họp thảo luận
chương trình kế hoạch xây dựng Nông thôn mới 66
4.8 Phụ nữ các xã điều tra tham gia đóng góp ý kiến trong quy hoạch, lập
kế hoạch xây dựng Nông thôn mới 67
4.9 Đánh giá về chất lượng ý kiến đóng góp của phụ nữ huyện Hương Sơn
trong hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng Nông thôn mới 68
4.10 Phụ nữ huyện Hương Sơn tham gia tuyên truyền xây dựng Nông
thôn mới. 69
4.11 Mức độ thường xuyên của phụ nữ huyện Hương Sơn trong tham gia

thông tin tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới 70
4.12 Phụ nữ và gia đình thực hiện đóng góp tiền, hiện vật xây dựng Nông
thôn mới tại một số xã 72
4.13 Phụ nữ và gia đình hiến đất xây dựng Nông thôn mới tại một số xã 73
4.14 Mức đóng góp tự nguyện của phụ nữ và gia đình tại một số xã 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

4.15 Phụ nữ huyện Hương Sơn tham gia đóng góp ngày công xây dựng
Nông thôn mới 77
4.16 Số km đường tự quản và số cây xanh được trồng mới của phụ nữ tại
một số xã 79
4.17 Sự tham gia của phụ nữ huyện Hương Sơn qua hoạt động bảo vệ Môi
trường 80
4.18 Phụ nữ toàn huyện Hương Sơn tham gia phát triển kinh tế 81
4.19 Phụ nữ huyện Hương Sơn phát triển kinh tế xây dựng Nông thôn mới
ở một số xã 83
4.20 Phụ nữ toàn huyện Hương Sơn tham gia giám sát nghiệm thu công
trình Nông thôn mới 84
4.21 Tương quan về số lượng phụ nữ Hương Sơn tham gia cấp Ủy, Chính
quyền và đứng đầu các Tổ chức, Doanh nghiệp 91
4.22 Sự tham gia của các cấp Hội phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới 93
4.23 Phân loại hộ và phân loại trình độ của phụ nữ ở một số xã 95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Stt Tên biểu đồ Trang

3.1 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên năm 2013 43
3.2 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013 43
4.1 Khả năng tự quyết định của phụ nữ huyện Hương Sơn về đóng góp
tự nguyện xây dựng Nông thôn mới trong gia đình. 75
4.2 Tỉ lệ giữa các kênh tiếp nhận thông tin của phụ nữ huyện Hương Sơn. 98

DANH MỤC HỘP
Stt Tên hộp Trang

Hộp 4.1 66
Hộp 4.2 67
Hộp 4.3 72
Hộp 4.4 72
Hộp 4.5 99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng
góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà
Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ 20, qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ,
các chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu,

lao động, hy sinh, cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập
tự do của Tổ quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù,
gian khó, sáng tạo để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất
nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Đảng, Bác Hồ phong tặng phụ nữ
Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời
kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi
mới đất nước không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh
giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào
các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh
vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;
thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt
Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong
thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc
xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa hiện
nay, lao động chuyển dịch ra khu vực thành thị, khu công nghiệp, ở nông thôn
còn lại chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em, phụ nữ ở nông thôn tiếp tục đóng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò
này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ
nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở
thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong
nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt,

may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …
Trong những phong trào xây dựng đất nước, đặc biệt những năm gần đây
chương trình quốc gia về Nông thôn mới đã mang lại rất nhiều kết quả sinh động,
cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế xã hội, mang lại những bước
chuyển mình về giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng nông thôn ở nhiều địa
phương, trong đó có huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Hương Sơn là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, với dân số
gần 12 vạn người và diện tích đất tự nhiên là 110.315,0 ha, diện tích đất nông
nghiệp chiếm 60% diện tích đất tự nhiên và lao động nông nghiệp chiếm 66,8%
tổng dân số. Hoạt động sản xuất của huyện Hương Sơn chủ yếu là sản xuất nông
lâm nghiệp với đa dạng các loại hình kinh tế vườn, trồng lúa, rau màu, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, trồng rừng.
Chương trình Nông thôn mới đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu
người đạt 23,14 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14,86%. Để đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận đó, là sự đóng góp to lớn của chính quyền và nhân
dân toàn huyện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ huyện Hương Sơn.
Song từ trước tới nay, chưa có công trình nào, đề tài nào nghiên cứu về
vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh. Nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong chương trình Nông thôn mới
nói riêng cũng như trong mọi hoạt động xã hội nói chung tại huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Vai trò của phụ nữ trong
xây dựng Nông thôn mới tại huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn vừa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

đảm bảo tính khoa học, tính kinh tế và tính thời sự đáp ứng được yêu cầu cấp
bách của xã hội hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ
nữ trong xây dựng Nông thôn mới, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của
phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao vai trò của
phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
trong xây dựng Nông thôn mới.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng
Nông thôn mới tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây
dựng Nông thôn mới tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi cần giải quyết:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông
thôn mới là gì?
+ Vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới tại huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn
mới tại Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh?
+ Các giải pháp nào để nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông
thôn mới tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh những năm tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4


* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng tham gia
xây dựng Nông thôn mới của người phụ nữ, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến vai trò
của người phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới, từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao vai trò của người phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới .
* Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh.
* Phạm vi về thời gian:
- Đề tài thu thập số liệu trong các năm từ 2011 – 2014
- Đề tài được nghiên cứu từ tháng 3/2014 – 5/2015



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Các quan điểm về vai trò của phụ nữ
2.1.1.1 Các quan điểm về vai trò
Theo từ điển Xã hội học, vai trò là một trong số ít khái niệm xã hội học
được chấp nhận và vận dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vai trò là một trong số ít khái
niệm không rõ nét và đa nghĩa. Lý thuyết vai trò được “phát triển từ hai hướng
tiếp cận của một quan sát xã hội học vi mô và của một quan sát xã hội học vĩ
mô” và bề mặt khoa học được hình thành như là một bộ phận của một tiếp cận
“Lý thuyết hành động – Tương tác” và của một tiếp cận “lý thuyết hệ thống -
chức năng”. Có thể hiểu vai trò là một “tập hợp những kỳ vọng ở trong xã hội
gắn với các hành vi của những người mang các địa vị khác nhau” (Ralf

Dahrendorf, 2002).

Nhà nhân học Ralph Linton, đã có công đầu trong việc xây dựng nội dung
xã hội học của khái niệm vị thế và vai trò. Ông định nghĩa, vị thế được hiểu theo
hai nghĩa. Theo nghĩa trừu tượng, vị thế là một vị trí trong một khuôn mẫu tương
tác nhất định. Theo nghĩa này, một người hay một nhóm người có nhiều vị thế do
tham gia nhiều khuôn mẫu hành vi. Theo nghĩa cụ thể, vị thế của một người là
tập hợp tất cả những vị thế mà người đó nắm giữ trong các mối tương tác xã hội.
Do đó theo hai nghĩa này vị thế xác định vị trí cụ thể của một người trong những
mối tương tác xã hội với những người khác và vị thế tổng hợp xác định vị trí của
người đó với tổng thể xã hội (Ralph Linton, 1956).
Dưới góc độ hành vi luận, vị thế là tập hợp những quyền và trách nhiệm
mà người nắm giữ vị thế đó phải thực hiện. Tuy nhiên, khái niệm vị thế chỉ nói
đến xuất phát điểm của hành vi chứ chưa nói đến mặt hoạt động của nó. Khái
niệm vai trò mới nói đến mặt động thái của hành vi. Nói cách khác vai trò là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

hành vi của người nắm giữ vị thế mà hành vi đó hướng vào việc đáp ứng những
kì vọng của người khác về quyền và trách nhiệm gắn với vị thế.
Một cá nhân có thể có đồng thời nhiều vai trò do cá nhân đó có nhiều vị
thế khác nhau trong các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, trong một thời gian cụ
thể, những vai trò đó không cùng biểu hiện với mức độ tích cực ngang nhau.
Một vị thế xã hội cụ thể thông thường có một số các vai trò, người ta gọi
là tập hợp các vai trò. Có các vị trí khác nhau thì mức độ phức tạp của các vai trò
gắn liền với chúng cũng khác nhau. Một cá nhân ở một vị trí cụ thể luôn có nhiều
quan hệ liên quan, trong đó có vai trò chính và vai trò phụ. Những vai trò của
một cá nhân ở một vị trí cụ thể không mâu thuẫn nhau mà chúng có quan hệ
tương tác nhau, giúp các cá nhân đó thể hiện được vai trò tổng quát của mình

Vậy có thể hiểu rằng: Vai trò là những gì mà một cá nhân phải làm để giữ
vị thế của mình có giá trị, là những hành vi mà xã hội mong chờ, kỳ vọng một cá
nhân thực hiện phù hợp với vị thế xã hội của họ.
Như vậy, các cá nhân và nhóm người thông qua vị thế và vai trò gắn kết
với nhau và gắn kết với toàn bộ xã hội.
2.1.1.2 Quan điểm về vai trò phụ nữ
a, Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” gọi tắt là WID (Women in Development) và
“giới và phát triển” gọi tắt là GAD (Gender and Development).
Trong nghiên cứu phụ nữ xuất hiện lý luận của nhà nữ quyền và nội dung
của hai quan điểm nổi tiếng ở hai giai đoạn khác nhau đó là “Phụ nữ trong phát
triển” gọi tắt là WID (Women in Development) và “giới và phát triển” gọi tắt là
GAD (Gender and Development). Đây chính là nguồn lý luận cơ bản hình thành
nên lý thuyết về giới. Vấn đề bình quyền được hình thành từ các phong trào của
hiệp hội đấu tranh đòi quyền lợi và sự công bằng của phụ nữ Anh, sau đó lan rộng
và trở thành làn sóng chính trị quan trọng ở Hoa Kỳ và các nước khác, thì cuộc
tranh luận WID và GAD lại bắt nguồn từ thực tế tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo
đói ở các nước đang phát triển. Tiếp cận WID và GAD được đặt trong những khía
cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa vai trò của phụ nữ trong sự phát triển. Tiếp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

cận giới đưa ra câu trả lời về vai trò của phụ nữ trong phát triển. Tuy nhiên, các
câu trả lời này không giống nhau và không có tranh cãi về vai trò của phụ nữ trong
sự phát triển cộng đồng (Trần Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000)
- Quan điểm “phụ nữ và phát triển” (WID)

Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống Liên hiệp quốc được hình thành
với các hoạt động điều phối hỗ trợ phát triển ngày càng được mở rộng. Tuy
nhiên, thời gian đầu chưa có bất cứ một luận điểm nào chú ý hoặc đề cập đến phụ

nữ bởi quan niệm bất kỳ sự phát triển kinh tế xã hội nào cũng đều đem lại đổi
thay cho mọi người, trong đó có phụ nữ. Sự thay đổi được xuất hiện trong Chiến
lược phát triển quốc tế cho thập kỷ thứ hai do Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhấn
mạnh: Khuyến khích sự hòa nhập của phụ nữ và nỗ lực phát triển một cách đầy
đủ và vấn đề của phụ nữ là vấn đề phát triển. Thuật ngữ “phụ nữ trong phát triển”
được ra đời từ đó.
Quan điểm “phụ nữ trong phát triển” chú trọng vào phụ nữ, vào các vấn
đề nảy sinh đối với phụ nữ trong phát triển như cơ hội được học hành, có việc
làm, được bình đẳng trong gia đình và tham gia cac hoạt động xã hội, được
hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe và trong đời sống. Cách tiếp cận WID
đòi hỏi công bằng xã hội và quyền lợi cho phụ nữ.
Các quan niệm trước đây chỉ nhìn nhận phụ nữ trong vai trò người mẹ,
người vợ nên chính sách đối với phụ nữ chỉ giới hạn ở phúc lợi xã hội và sinh đẻ.
Với quan điểm WID đã chú trọng đến vai trò sản xuất của phụ nữ, chủ trương
đưa phụ nữ vào hòa nhập nền kinh tế đất nước, coi việc tiếp cận với cơ hội có
việc làm trong sản xuất và tham gia công tác xã hội là biện pháp nâng cao vai trò,
địa vị của phụ nữ. Quan điểm này khẳng định, việc không thừa nhận và sử dụng
vai trò sản xuất của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là những sai lầm dẫn
đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực.
Cách tiếp cận WID dựa vào cơ sở nội bật là các quá trình phát triển sẽ
được tiến hành tốt hơn nếu phụ nữ được coi là trọng tâm trong nghiên cứu và
trong chuyển giao các nguồn lực của các dự án. Cách tiếp cận này cũng thách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

thức quan điểm trước đây cho rằng: những lợi ích thu được từ dự án phát triển sẽ
tự động làm lợi cho phụ nữ và các yếu thế khác trong các quốc gia phát triển và
hiện đại họa sẽ tự động làm tăng sự bình đẳng giới.
Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” đã nhấn mạnh vai trò của phụ nữ

trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, coi trọng vai trò của
phụ nữ với tư cách là người hưởng thụ thành quả của sự phát triển, nắm giữ được
các nguồn lực như chìa khóa mở đường giúp cho phụ nữ thoát khỏi sự lệ thuộc.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này mới chỉ đặt phụ nữ trong khuôn khổ phát triển đã
được định sẵn chứ chưa coi phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tê xã
hội, do đó không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ
nữ mà có thể làm giảm hiệu quả của các quá trình kinh tế. Hơn nữa, Cách tiếp cận
WID còn xem xét vấn đề phụ nữ một cách tách biệt, quá nhấn mạnh đến khía cạnh
sản xuất trong công việc và lao động của phụ nữ, nhất là việc tạo ra thu nhập, trong
khi đó đã bỏ qua khía cạnh tái sản xuất (Trần Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
- Quan điểm “Giới và phát triển” (GAD)
Tiếp cận “giới và phát triển ra” ra đời sau tiếp cận “Phụ nữ trong phát triển” nên
có được kinh nghiệm từ những thất bại của nhiều chương trình phát triển.
Phương pháp tiếp cận “giới và phát triển” quan tâm đến mối tương quan
giữa phụ nữ và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tiếp cận
giới và phát triển quan tâm đến sự phát triển bền vững, tập trung vào cân bằng
giới và các nhương trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cả nam và nữ. Tức là
GAD tạo sự chuyển biến trong suy nghĩ, cũng như nhìn nhận về vai trò, trách
nhiệm, các quyền tiếp cận, kểm soát nguồn lực kinh tế của phụ nữ và nam giới,
điều chỉnh các yếu tố cơ cấu tác động ảnh hưởng nhằm cải thiện tình trạng, vai
trò của phụ nữ và cân bằng các quan hệ giới.
Theo phương pháp tiếp cận này, phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá như là
những nhân tố tích cực chứ không phải là những người thừa hưởng thành quả của
sự phát triển. Mục tiêu phát triển theo phương pháp này là sự tự lực, sức mạnh
của bản thân phụ nữ, tức là phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

có điều kiện phát triển một cách toàn diện và hoàn toàn bình đẳng với nam giới.

Sự tham gia của phụ nữ và phát huy hết tiềm năng, kinh nghiệm của họ trong
hoạt động kinh tế, xã hội hay quản lý cộng đồng có ý nghĩa chính trị - xã hội tích
cực, vừa tăng cường năng lực cá nhân, vừa tạo quyền cho chính họ, vừa thúc đẩy
tốc độ phát triển chung của xã hội.
Phương pháp tiếp cận này còn cho rằng, mỗi nam và nữ giới sẽ thường
được đảm nhận các vai trò quyền lực khác nhau, nên họ có nhu cầu thực tế khác
nhau. Chính vì vậy, phân tích theo quan điểm GAD đã đề xuất được các hướng
giải quyết không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt mà cả những
nguyên nhân sâu xa của vấn đề nghiên cứu. Đây là một phương pháp tiếp cận
được ưa chuộng và được đánh giá là phương pháp có hiệu quả trong việc giải
quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong thời gian hiện nay.
Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò của phụ nữ
trong mối tương quan với vai trò của nam giới trong phát triển cộng đồng xã hội trên
mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau. Cần đánh giá những đóng góp của phụ nữ đối
với cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy
được năng lực của mình, chủ động cùng nam giới tham gia các hoạt động phát triển
kinh tế gia đình và cộng đồng, các hoạt động văn hóa, chính trị, chăm sóc sức khỏe
sinh sản…. Quan trọng là hình thành được thói quen, các chuẩn mực và giá trị mới
về vai trò phụ nữ trong cộng đồng ở trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập và
phát triển (Trần Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
b, Quan điểm, Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong xã hội
Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con người và ra sức tranh đấu để đòi
lại những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Bác đặc biệt quan tâm đến
sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng cho họ. Những
tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phụ nữ được xuất phát từ tình cảm
đặc biệt đối với những người phụ nữ nói chung và từ thực trạng bất bình đẳng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10

của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, sự cai trị thâm độc của thực dân Pháp đối
với nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò to
lớn của phụ nữ Việt Nam và cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ
nghĩa xã hội khoa học đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Điều này có
thể lý giải tại sao từ năm 1910 thế giới tiến bộ lấy ngày 08 tháng 3 là Ngày Phụ
nữ quốc tế, nhằm đoàn kết phụ nữ các nước đấu tranh để giải phóng giới mình,
giành các quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội cho họ; cũng vì vậy mà
khi thành lập Quốc tế Cộng sản (3/1919) hay Quốc tế III đã tổ chức phụ nữ quốc
tế vì những mục tiêu đó.
Cũng như Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ thấy rõ
vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Người nhận xét:
“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Người cũng rút ra kết luận “Xem trong lịch sử cách mệnh
chẳng có lần nào là không có đàn bà tham gia”, rồi Người khẳng định: “An Nam
cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” (Hồ Chí Minh, 1970).
Với cách nhìn toàn diện, Bác Hồ nhấn mạnh rằng phụ nữ chiếm một nửa
nhân loại; “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội”, cũng tương tự “Phụ nữ
Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân dân ta”; Người còn chỉ rõ: “Phụ nữ là một
lực lượng lao động rất quan trọng”. Vì vậy, theo Người, “Nếu phụ nữ chưa được
giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng”, “Nếu không giải phóng phụ nữ là
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Bác Hồ phân tích có lý, có tình, rằng:
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, “Nhất định phải sản xuất thật nhiều. Muốn sản
xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn nhiều sức lao động thì phải giải
phóng lao động của phụ nữ” .Quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo
Bác là “người phụ nữ Việt Nam đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi
quyền công dân”. Vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác đề cập trên nhiều lĩnh vực,
nhưng nổi rõ nhất trên hai lĩnh vực sau:
Một là, lĩnh vực quyền và lợi ích: Trong lời kêu gọi chống nạn thất học,

Bác viết “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các
chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

nước, có quyền bầu cử và ứng cử”. Hay “Phụ nữ phải tham gia vào các cấp chính
quyền, vào bộ máy lãnh đạo các ngành từ cơ sở đến trung ương, vào ban quan
trị”

(Hồ Chí Minh, 1970).
Hai là, lĩnh vực gia đình: Người phụ nữ phải vất vả nhiều trong công việc
gia đình, như Lênin chỉ rõ: “Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng phụ nữ, nhưng phụ
nữ vẫn cứ là nô lệ trong gia đình vì công việc nội trợ linh tinh cứ đè nặng lên vai
họ, làm cho họ nghẹt thở mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ vào bếp núc, vào
buồng con cái, lãng phí sức lực của họ vào một công việc cực kỳ tủn mủn, làm
cho họ nhọc nhằn, gò bó” (Hồ Chí Minh, 1993). Theo Bác Hồ thì việc giải phóng
sức lao động của phụ nữ chính là giải phóng phụ nữ khỏi những công việc không
tên của gia đình. Bác thường nói “Nên cố gắng tổ chức những nhà ăn công cộng
để giải phóng phụ nữ ra khỏi bếp núc” (Hồ Chí Minh, 2002).
Bác Hồ phê phán mạnh mẽ vấn đề bạo hành trong gia đình, nhất là hiện
tượng chồng đánh vợ. Bác viết “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh
vợ… Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của
phụ nữ cần được thực sự bảo đảm” (Hồ Chí Minh, 1970).
Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Bác Hồ cũng nêu lên các
con đường có thể giải phóng phụ nữ và gợi ý từng đối tượng cụ thể. Đối với cán
bộ lãnh đạo, Bác phê phán những tư tưởng mang nặng định kiến giới, coi thường
phụ nữ. Bác khuyên “Phải thông cảm sâu sắc với quần chúng, và ra sức giúp đỡ
chị em giải quyết những thắc mắc khó khăn”. Đối với các đoàn thể phải có trách
nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Đối với

chính bản thân người phụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền lợi của mình, không có
tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Bác khuyên chị em phụ nữ cố gắng học tập văn hóa,
chính trị, nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Trong công tác và cuộc
sống hàng ngày, Bác Hồ rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm
sóc đến cuộc sống của người phụ nữ.
Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn
toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản
xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc
và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản
thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền
bình đẳng thật sự cho phụ nữ” (Hồ Chí Minh, 1970).
c, Các quan điểm về vai trò của phụ nữ của các nhà quản lý hiện nay
Trong cuộc tọa đàm do Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày
06/3/2014 về Thách thức và giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ,
các nhà khoa học, nhà quản lý đã nêu nhiều quan điểm của mình về vai trò người
phụ nữ.
Ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam,
cho rằng chính phủ cần có chính sách hỗ trợ phụ nữ và phụ nữ cũng cần tích cực
làm chủ cuộc sống riêng của mình.“Mọi người cần nhận thức rằng công việc gia
đình là việc chung của tất cả các thành viên chứ không phải riêng của phụ
nữ, bản thân phụ nữ cũng cần biết cách huy động chồng con tham gia các công
việc gia đình.” (Vũ Lan Hương, 2014).
Ý kiến Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện của Cơ quan Liên Hiệp Quốc
về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cho rằng
nhiều người có quan điểm phụ nữ phải lo công việc gia đình và “Chúng ta cần

thay đổi quan điểm đó và khuyến khích phụ nữ thực hiện vai trò lãnh đạo trong
đời sống chính trị, kinh doanh và trong xã hội.” Theo Bà Shoko Ishikawa cũng
nói rằng ta nên quan tâm tới việc thể hiện vấn đề này trong nhà trường và trên
phương tiện thông tin đại chúng “Chúng ta cần nêu bật những gương điển hình và
hình ảnh tích cực của các lãnh đạo nữ, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo nữ trong các
lĩnh vực phi truyền thống như lãnh đạo doanh nghiệp, nhà khoa học, kiến trúc sư
để có thể thay đổi quan niệm về những công việc mà phụ nữ có thể đảm nhận”

(Vũ
Lan Hương, 2014).
Ý kiến của Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà
Victoria Kwakwa, cho rằng: “Chính phủ và khu vực công cần có các hành động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

thiết thực, cần có các chính sách và cơ chế tạo cơ hội và khuyến khích tăng
quyền cho phụ nữ.” (Vũ Lan Hương (2014).

Vì vậy, có thể nhận thấy rằng, theo các quan điểm hiện đại về vai trò phụ
nữ, phụ nữ cần thích ứng với sự phát triển của xã hội để có thể đảm đương nhiều
vai trò hơn nữa, và cần có sự chia sẻ của chính phủ, xã hội, cộng đồng và đặc
biệt là nam giới trong gia đình.
Vậy qua các quan điểm về vai trò phụ nữ theo quan điểm WID, quan điểm
GAD, quan điểm của Hồ Chí Minh, quan điểm của các nhà quản lý hiện đại,
chúng tôi rút ra rằng: Vai trò của phụ nữ trong một lĩnh vực nào đó tương đương
với vị thế mà họ nắm giữ là tất cả những gì họ thực hiện để giữ vị thế của mình
có giá trị, là những hành vi mà xã hội mong chờ họ thể hiện phù hợp với vị thế
của họ. Khi xét về vai trò của phụ nữ, cần xét trong mối tương quan của họ với
cộng đồng, với nam giới và cần có sự chia sẻ của cộng đồng, của Chính phủ và

đặc biệt nam giới để phụ nữ thích ứng với sự phát triển của xã hội để có thể đảm
đương tốt một hay nhiều vai trò của mình.
2.1.2 Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong xây dựng
Nông thôn mới
Vai trò và vị trí của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển và xây
dựng đất nước luôn được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và đã được
thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm lợi
ích chính đáng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực.
Từ trước đến nay, tất cả các chính sách, đặc biệt chính sách liên quan đến
giới, đều chú trọng bình đẳng giới, tôn trọng và đề cao vai trò của phụ nữ. Để
thúc đẩy các cơ hội cho phụ nữ phát triển và thụ hưởng từ các thành quả của
mình, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007; ngày 27 tháng 4 năm
2007, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ “phải tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham
gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát
triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới”.
Vì vậy, với hệ quan điểm đó, khi xây dựng Nông thôn mới, vai trò của
phụ nữ cũng được nhà nước đề cao. Với Quyết định 800/QĐ-TTg về Quyết định
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020, thông qua 11 nội dung của chương trình và các giải pháp, cách thức
thực hiện chương trình, chương trình này yêu cầu toàn bộ các Bộ ban ngành, các
cấp chính quyền cũng như toàn thể người dân tham gia tích cực. Vị trí cũng như
yêu cầu, nhiệm vụ của người dân được nêu ra rất rõ ràng: đóng góp ngân sách
xây dựng Nông thôn mới theo tinh thần tự nguyện, xây dựng cơ sở vật chất hạ

tầng cho làng, xã, tham gia giám sát thi công xây dựng Nông thôn mới, bảo vệ
môi trường nông thôn, phát triển kinh tế tham gia xây dựng Nông thôn mới, tham
gia các hoạt động đoàn thể để có các biện pháp nâng cao đời sống vật chất tinh
thần tại khu vực nông thôn. Vì vậy, để góp phần thực hiện xây dựng Nông thôn
mới, vai trò của phụ nữ trong những hoạt động trên vô cùng to lớn.
2.1.3 Nội dung vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới
2.1.3.1 Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới
Việc quan tâm, đề cao vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý xây dựng
Nông thôn mới là rất quan trọng. Công tác bổ sung, điều chỉnh cán bộ nữ trong
Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới, Cơ quan điều phối xây dựng Nông thôn
mới, chính quyền các cấp để nâng cao tiếng nói, vị thế của người phụ nữ, cũng
như đóng góp của họ trong tất cả các lĩnh vực.
Khi phụ nữ được tham gia quản lý, điều hành, họ có cơ hội được mở mang
nhận thức hơn, tầm hiểu biết rộng hơn, qua đó có khả năng lãnh đạo, tuyên truyền
vận động chị em phụ nữ tham gia tích cực hơn trong xây dựng Nông thôn mới.
2.1.3.2 Vai trò của phụ nữ trong quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch xây dựng
Nông thôn mới
Vai trò của phụ nữ trong quy hoạch xây dựng Nông thôn mới được thể
hiện ở:

×