Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho thị trấn khoái châu huyện khoái châu,tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.85 KB, 77 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





CHU THỊ TRINH




THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HỢP VỆ SINH CHO THỊ TRẤN KHOÁI CHÂU
HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG YÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ





Hà Nội - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






CHU THỊ TRINH



THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HỢP VỆ SINH CHO THỊ TRẤN KHOÁI CHÂU
HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG HUY


Hà Nội - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài

này là những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ
công trình nghiên cứu, các công tác thực nghiệm, các công trình sản xuất do
tôi trực tiếp tham gia thực hiện.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Chu Thị Trinh











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự
động viên và giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh

Quang Huy người hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường, Ban Quản lý đào
tạo – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập để hoàn thành chương trình thạc sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn UBND huyện Khoái Châu, và UBND thị trấn Khoái
Châu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, bạn bè và
người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành bản luận văn này.


Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn




Chu Thị Trinh





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐÔ, HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Yêu cầu của đề tài. 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.1.Các khái niệm 3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4
1.1.3.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 5
1.2.Giới thiệu các công nghệ xử lý CTRSH 8
1.2.1. Cơ sở lựa chọn các phương pháp xử lý: 8
1.2.2.Chôn lấp rác hợp vệ sinh 8
1.2.3.Phương pháp đốt : 10
1.2.4. Phương pháp ủ phân compost 11
1.3. So sánh các phương án xử lý rác 12
1.4.Những tác động của chất thải rắn đối vói môi trường 14
1.4.1.Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất 14
1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước 15
1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí 15
1.4.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với cảnh quan và sức khỏe
sức khoẻ cộng đồng 15
1.5. Quá trình hình thành khí từ bãi chôn lấp 17
1.5.1.Quá trình hình thành các khí chủ yếu 17
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


1.5.2.Quá trình hình thành các chất khí vi lượng: 19
1.6. Quá trình hình thành nước rò rỉ từ bãi chôn lấp 20
1.7. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt 20
1.7.1.Hiện trạng quản lý RTSH trên thế giới 20
1.7.2.Hiện trạng quản lý RTSH tại Việt Nam 24
1.7.3.Hiện trạng quản lý RTSH tại thị trấn Khoái Châu 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Khoái Châu, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 27
2.2.2.Dự báo dân số và lượng chất thải phát sinh của thị trấn Khoái Châu,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 27
2.2.3.Tính toán, thiết kế BCLCTR 27
2.2.4.Đề xuất giải pháp quản lý và vận hành BCL 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27
2.3.2. Phương pháp dự báo 27
2.3.3. Phương pháp phân loại thành phần chất thải 28
2.3.4. Phương pháp điều tra 28
2.3.5. Phương pháp tính toán thiết kế 28
2.3.6. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1.Điều kiện tự nhên, kinh tế xã hội của thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên 29
3.1.1.Điều kiện tự nhiên 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 31
3.2. Dự báo về dân số và lượng chất thải phát sinh của thị trấn Khoái Châu,

huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.1. Dự báo về dân số của thị trấn đến năm 2030 34
3.2.2.Dự báo về khối lượng rác thải phát sinh của thị trấn đến năm 2030 35
3.3.Tính thoán thiết kế bãi chôn lâp 38
3.3.1. Lựa chọn địa điểm 38
3.3.2.Tính toán hệ thống ô chôn lấp 38
3.3.3.Tính toán hệ thống thu gom, xử lý nước rác 42
3.3.4.Tính toán hệ thống thu và xử lý khí 46
3.3.5.Đề xuất giải pháp quản lý và vận hành bãi chôn lấp 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Phụ lục 65


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BKHCNMT : Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
BXD : Bộ xây dựng
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CT/TW : Chỉ thị/Trung ương

CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ
ONMT : Ô nhiễm môi trường
QĐ : Quyết định
RTPS : Rác thải phát sinh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TT : Thông tư
TTLT : Thông tư liên tịch
TX : Thị xã
UBND : Ủy ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6
Bảng 1.2. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt 7
Bảng 1.3 : So sánh ưu nhực điểm của các công nghệ xử lý rác 12
Bảng 1.4.Khả năng đáp ứng các yêu cầu của các phương án 13
Bảng 1.5. Mức độ an toàn với môi trường 14
Bảng 1.6. Lượng phát sinh CTRSH đô thị ở một số nước 21
Bảng 1.7. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước 23
Bảng 1.8. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2010 25
Bảng 3.1. Kết quả tính toán dự báo dân số của thị trấn đến năm 2030 35
Bảng 3.2. Lượng CTR sinh hoạt tại thị trấn vào các tháng 4, 5, 6/2014 36
Bảng 3.3. Lượng chất thải phát sinh của thị trấn 37

Bảng 3.4.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Khoái Châu 46
Bảng 3.5.Khối lượng rác hữu cơ có trong mẫu rác khối lượng 100 kg 47
Bảng 3.6.Thành phần % các nguyên tố trong rác có khả năng phân hủy sinh học 47
Bảng 3.7.Khối lượng các nguyên tố có trong rác phân tích 48
Bảng 3.8.Tổng khối lượng và số mol các nguyên tố trong mỗi thành phần CHC48
Bảng 3.9:Tính toán lượng khí phát sinh từng năm của 100 kg chất thải rắn phân
huỷ nhanh 51
Bảng 3.10. Tính toán lượng khí phát sinh từng năm của 100 kg chất thải rắn phân
huỷ chậm 54
Bảng 3.11. Tổng lượng khí phát sinh hằng năm (rác phân hủy nhanh và rác phân
hủy chậm) 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÔ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 5
Sơ đồ 3.1. Cân bằng nước điển hình của một ô chôn lấp 43
Sơ đồ 3.2.Tốc độ sinh khí cực đại từ CTR phân hủy nhanh 51
Sơ đồ 3.3.Tốc độ sinh khí cực đại từ CTR phân hủy chậm 52























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng
tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, kéo
theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới,
nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng
chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều
hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Cách quản lí và xử lí
CTRSH tại thị trấn Khoái Châu hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về
việc hạn chế và bảo vệ môi trường. Vì chủ yếu CTR được thu gom, sau đó chôn
lấp một cách sơ sài, mà không phân loại và xử lý triệt để dẫn đến phát sinh nhiều
vấn đề bức xúc. Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là
kinh tế về chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành là theo phương pháp chôn lấp hợp

vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang
phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam
hiện nay nhiều bãi chôn lấp vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng các
quy định của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này không kiểm soát được
mùi hôi, khí độc và nước rỉ rác. Đây là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi
trường đất, nước và không khí và kết quả là chất lượng môi trường bị giảm sút.
Nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết trong tình trạng hiện nay, việc xây dựng bãi
chôn lấp CTR sinh hoạt cho thị trấn Khoái Châu sẽ giải quyết được các vấn đề:
• Từng bước khắc phục tình trạng CTR được tiêu hủy, xả bỏ tùy tiện gây
mất vệ sinh môi trường .
• Giải quyết ngay được nhu cầu cấp thiết về bãi chôn lấp CTR sinh hoạt
cho thị trấn Khoái Châu.
• Mở rộng địa bàn thu gom, giải quyết lượng CTR sinh hoạt đang tồn đọng
chưa được thu gom,tăng tỉ lệ thu gom, giải quyết các vấn đề về tồn đọng CTR sinh
hoạt hàng ngày và ở các khu dân cư trong thị trấn hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

• Xử lý tập trung, có cơ sở khoa học, kỹ thuật đảm bảo không gây ô
nhiễm môi trường, nhằm tiến tới đóng cửa các khu xử lý rác tạm bợ không hợp
vệ sinh.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt
hợp vệ sinh cho Thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên”
quy hoạch đến năm 2030
2. Mục tiêu nghiên cứu.
-Thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho thị trấn Khoái Châu, Huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến năm 2030.
- Đề xuất giải pháp quản lý và vận hành bãi chôn lấp giai đoạn 2015-2030
3. Yêu cầu của đề tài.
-Thiết kế BCL trong giai đoạn 2015-2030

- Tính toán hệ thống ô chôn lấp, hệ thống thu khí thải đảm bảo quy định
theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải
rắn - Tiêu chuẩn thiết kế .
- Lựa chọn phương án thu khí, đề xuất công nghệ xử lý khí và nước rò rỉ.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1.Các khái niệm
a. Khái niệm chất thải:
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật BVMT, 2005).
Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh
hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra còn

phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông
đường bộ, đường thủy (Nguyễn Đình Hương, 2003).
b. Khái niệm chất thải rắn (CTR)
Theo điều 3 Nghị định của Chính phủ số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 về quản lý chất thải rắn quy định:
- Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt động cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
sản phẩm khác.
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử
lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc
chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong

chất thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra
hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý
rác về sau.
- Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định,
bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt
là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các
hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự,
2001)
- Tái chế chất thải thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản
phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có
quãng đời sử dụng kéo dài. Người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay
đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học (Nguyễn Thế Chinh, 2006)
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi
này hay ở nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không
gian. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như
trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm
dịch vụ, thương mại, (Hoàng Công Nghĩa, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5








Sơ đồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Qua sơ đồ trên cho thấy chất thải rắn sinh hoạt được thải ra từ nhiều hoạt
động khác nhau; trong đó khối lượng và thành phần rác thải ở các khu vực là
khác nhau.
1.1.3.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
• Thành chất vật lý
CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là
một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành
phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của
rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân,
mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm,…
Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết
bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với
hệ thống kỹ thuật quản lý CTR.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành
phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác
khá cao.
Tỷ trọng của CTR được xác định:
Tỷ trọng = (khối lượng cân CTR)/(thể tích chứa khối lượng CTR cân
bằng), kg/m
3

Thành phần hóa học

Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ (dao động trong
khoảng 40– 60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này thường
chiếm khoảng 5 – 12%). Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%.


Khu dân cư

Cơ quan,
trường học

Công trình công
c
ộng (bến xe, công
viên, )
Cơ sở sản
xuất, kinh
doanh
Chất thải rắn sinh hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

• Phân loại CTR
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:
Phân loại dựa vào nguốn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng,
thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải rắn trong quá trình xây dựng hay
đập phá nhà xưởng.
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như các chất hữu cơ, vô cơ, chất có
thể cháy hoặc không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại chất thải rắn
thành ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất
khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống.
Bảng 1.1.Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần Định nghĩa Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh
b. Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon
c. Th
ực phẩm

Các ch
ất thải từ đồ ăn thực phẩm

C
ọng rau, vỏ quả, thân cây, l
õi
ngô
d. C
ỏ, gỗ, củi,
rơm rạ
Các s
ản phẩm v
à v
ật liệu đ
ư
ợc
chế tạo từ tre, gỗ, rơm
Đ
ồ d
ùng b
ằng gỗ nh
ư bàn, gh

ế, đồ
chơi, vỏ dừa
e. Ch
ất dẻo

Các v
ật liệu v
à s
ản phẩm đ
ư
ợc
chế tạo từ chất dẻo
Phim cu
ộn, túi chất dẻo, chai, lọ.
Chất dẻo, đầu vòi, dây điện
f. Da và cao su

Các v
ật liệu v
à s
ản phẩm đ
ư
ợc
chế tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví, băng cao su

2.

Các ch
ất không

cháy

a. Các kim lo
ại
sắt
Các v
ật liệu v
à s
ản phẩm đ
ư
ợc
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm
hút
V
ỏ hộp, dây điện, h
àng rào, dao,
nắp lọ
b. Các kim lo
ại
phi sắt
Các v
ật liệu không bị nam châm
hút
V
ỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng

c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh,
bóng đèn

d. Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy
ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm

3. Các chất hỗn
hợp
Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chưa thành hai phần:
kích thước lớn hơn 5 mm và loại
nhỏ hơn 5 mm
Đá cuội, cát, đất, tóc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu
dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm,
giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm ; chất thải từ dịch vụ như rửa
đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, đồ gia dụng hỏng chất thải thực
phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp (Nguyễn Ngọc Nông, 2011).
Bảng 1.2. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
Ngu
ồn thải

Thành ph
ần chất thải

Khu dân cư
thương mại
Chất thải thực phẩm

Giấy
Carton
Nhựa
Cao su
Vải
Rác vườn
Gỗ
Các loại hác: tã lót, khăn vệ sinh…
Nhôm
Kim loại chứa sắt
Chất thải đặc
biệt
Chất thải có diện tích lớn
Đồ điện gia dụng
Hàng hóa
Rác vườn thu gom riêng
Pin
Dầu
Lốp xe
Chất thải nguy hại
Chất thải từ
viện nghiên cứu
, công sở
Chất thải thực phẩm
Giấy
Carton
Nhựa
Cao su
Vải
Rác vườn

Gỗ
Các loại hác: tã lót, khăn vệ sinh…
Nhôm
Kim loại chứa sắt
Chât thải từ
dịch vụ



Rửa đường, hẻm phố:bụi,rác,xác động vaath, xe hỏng,cỏ,mẫu
cây thừa, gốc cây, các ống kim loại và nhựa cũ.
Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp,chai
nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa hỗ hợp, vải,giẻ
rách….
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2.Giới thiệu các công nghệ xử lý CTRSH
1.2.1. Cơ sở lựa chọn các phương pháp xử lý:
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần
không muốn trong chất thải như các chất không hợp vệ sinh, các chất độc hại…;
đồng thời có thể tận dụng được vật liệu và năng lượng trong chất thải.
Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần phải quan tâm đến các
vấn đề sau đây :
- Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý.
- Thành phần, tính chất của chất thải rắn :
+ Thành phần, tính chất của chất thải rắn công nghiệp.
+ Thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt.
+ Các thành phần nguy hại hoặc không nguy hại.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng.
1.2.2.Chôn lấp rác hợp vệ sinh
Theo quy định của TCVN 6696-2000 BCLCTR hợp vệ sinh là khu vực
được quy hoạch thiết kế xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu
dân cư, khu đô thị và các khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm
các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, công trình phụ trợ khác như trạm xư lý nước,
trạm xư lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc.
Trong các phương án xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp là phương
pháp phổ biến và đơn giản nhất, phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu
hết các nước trên thế giới. Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát
sự phân hủy của chất thải rắn ( chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy)
khi chúng được chôn nén và phhur lấp bề mặt, chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ
bị chuyển hóa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợ chất amon và một
số khí như CO
2
, CH
4.

Như vậy về thực chất, chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là
phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

lượng môi trường trong quá trình phân hủy chât thải khi chôn lấp. Gồm các kiểu
bãi sau:
• Phân loại theo chức năng:
Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hỗn hợp: Ngoài lượng CTR sinh hoạt cần
chôn lấp theo yêu cầu, một lượng nhất định các chất thải rắn công nghiệp không
nguy hại và bùn từ trạm xử lý nước thải cũng được phép đổ ở nhiều bãi chôn lấp

thuộc nhóm này
Bãi chôn lấp chất thải đã nghiền: Với ưu điểm làm tăng khối lượng riêng
của rác thải lên đến 35% so với chất thải ban đầu, CTR sẽ được nghiền trước khi
chôn lấp và không cần che phủ hàng ngày
Bãi chôn lấp những thành phần chất thải riêng biệt (quy định): BCL
những thành phần chất thải riêng biệt gọi là bãi chôn lấp đơn (monofill). Tro,
amiăng và những chất thải tương tự, thường định nghĩa là chất thải theo quy
định, được chôn ở những bãi chôn lấp riêng để tách biệt chúng với các thành
phần khác của CTR sinh hoạt
Các loại bãi chôn lấp khác: một số phương pháp chôn lấp đặc biệt đã
được thiết kế tuỳ theo mục đích quản lý bãi chôn lấp như 1) BCL được thiết kế
nhằm tăng tốc độ sinh khí, 2) BCL vận hành như những đơn vị xử lý CTR hợp
nhất
• Phân loại theo địa hình
Phương pháp đào hố/rãnh: Phương pháp đào rãnh chôn CTR là phương
pháp lý tưởng cho những khu vực có độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn có và
mực nước ngầm không gần bề mặt, thích hợp sử dụng cho những đất đai bằng
phẳng hay nghiêng đều và đặc biệt là những nơi có chiều sâu lớp đất đào tại bãi
đổ đủ để bao phủ lớp rác nén.
Phương pháp chôn lấp trên khu vực đất bằng phẳng: Phương pháp này
được sử dụng khi địa hình không cho phép đào hố hoặc mương. Khu vực bãi
chôn lấp được lót đáy và lắp đặt hệ thống thu nước rò rỉ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Phương pháp hẻm núi/lồi lõm: Các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai
thác mỏ. có thể được sử dụng làm bãi chôn lấp. Kỹ thuật đổ và nén chất thải
trong các khe núi, mõm núi, mỏ đá phụ thuộc vào địa hình, địa chất và thủy văn
của bãi đổ, đặc điểm của vật liệu bao phủ, thiết bị kiểm soát nước rò rỉ, khí bãi
rác và đường vào khu vực bãi chôn lấp.

• Phân loại theo quy mô:
Quy mô BCL CTR đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số,
lượng CTR phát sinh , đặc điểm CTR Theo Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
STT

Loại bãi Dân số đô thị hiện tại
Lượng rác
(tấn/năm)
Diện tích bãi
(ha)
1 Nhỏ 100.000 20.000

2 Vừa 100.000 - 300.000 65.000 10 - 30
3 Lớn 300.000 - 1.000.000 200.000 30 - 50
4 Rất lớn

> 200.000


1.2.3.Phương pháp đốt :
Phương pháp đốt sử dụng để đốt các chất thải thưởng không sử dụng được
trong tái chế, sản xuất phân hữu cơ.
Phế thải đem đốt cháy phải là chất cháy được, thường là phế thải bệnh
viện và một số phế thải độc hại.
Khi sử dụng phương pháp đốt, thể tích chất thải giảm đi nhiều, độ tro còn
lại chiếm khoảng 10 – 15%. Do đó việc vận chuyển sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp này vẫn có nhiều nhược
điểm : Quá trình đốt làm thoát ra các chất khí độc hại như Đioxin, furan…gây ô
nhiễm thứ cấp. Nếu đốt ở nhiệt độ thấp thì rất độc hại, lượng tro bụi bốc hơi

khoảng 70% nên bụi thải có tỷ trọng lớn.
Phương pháp đốt được hạn chế sử dụng vì có thể gây ra bệnh ung thư và
không thể đốt nhiều loại chất thải rắn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.2.4. Phương pháp ủ phân compost
Phương pháp này bao gồm các phương pháp sau: Ủ rác thành phân
Compost, Ủ hiều khí, Ủ yếm khí.
Ủ rác thành phân Compost: Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một
phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển
hay ngay cả các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các
đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho
vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh
hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân
compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane.
Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi
khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều
kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn.
Ủ hiếu khí: Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào
khoảng 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung
Quốc, Việt Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi
khuẩn hiếu khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành
phần rác khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO
2
).
Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 45
0
C và sau 6 7
ngày đạt tới 70 75

0
C. nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường
tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân
hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2 4 tuần là rác được phân hủy hoàn
toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao.
Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình phân hủy yếm khí. Độ ẩm phải
được duy trì tối ưu ở 40 50%, ngoài khoảng này quá trình phân hủy đều bị
chậm lại.
Ủ yếm khí: Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu
ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí.
Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

nhược điểm sau: Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 12 tháng; Các vi khuẩn
gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp; Các khí
sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó
chịu.
1.3. So sánh các phương án xử lý rác
Mỗi phương pháp trên đều có những ưu, khuyết điểm riêng của chúng. Vì
vậy để làm căn cứ cho việc lựa chọn các phương án này sẽ được tính ưu khuyết
điểm và so sánh theo các khía cạnh khác nhau dưới đây:

Bảng 1.3 : So sánh ưu nhực điểm của các công nghệ xử lý rác
Công nghệ xử lý Ưu điểm Nhược điểm Tính phù hợp
Chôn lấp hợp vệ
sinh
Chi phí đầu tư và
vận hành thấp
Đòi hỏi diện tích

mặt bằng lớn
Phù hợ với điều
kiện tự nhiên của
thị trấn Khoái
Châu-huyện
Khoái Châu-tỉnh
Hưng Yên
Compost Tận dụng được
nguồn rác thải để
sản xuất ra phân
bón phục vụ nông
nghiệp, tiết kiệm
đất đai cho việc
chôn lấp
Đòi hỏi phải phân
loại rác triệt để,
chi phí đầu tư ban
đầu và vận hành
khá cao, yêu cầu
kĩ thuật phức
tạp,lượng rác thải
đầu vào cho việc
chế biến phải ổn
định
Phù hợp với
nguồn rác thải có
nhiều thành phần
hữu cơ
Lò đốt rác Cho phép xử lý
đồng thời nhiều

loại rác thải có
nguồn gốc khác
nhau
Chi phí đầu tư và
vận hành cao, hạn
chế trong việc
kiểm soát khí thải
có chứa dioxxin, ít
hiệu quả đối với
rác mà thành phần
hữu cơ chiếm ưu
thế, rác có độ ẩm
cao.
Phù hợ vớ rác
công nghiệp , rác
y tế có nhiều
thành phần nguy
hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bảng 1.4.Khả năng đáp ứng các yêu cầu của các phương án
STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp Compost Lò đốt
1 Tính phù hợp với các điều kiện tự
nhiên tại khu xử lý rác
TB Cao Thấp
2 Khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt
bằng
Cao TB Rất cao

3 Tính phù hợp với loại rác đưa tới
khu vực xử lý
Cao TB Rất cao
4 Tính chắc chăn về hiệu quả xử lý TB TB Cao
5 Khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ
sở hạ tầng
Cao Thấp Cao
6 Khả năng đấp ứng yêu cầu về máy
móc thiết bị sãn có trong nước
Cao TB Rất thấp
7 Khả năng đáp ứng các yêu cầu
trong việc thi công xây dựng công
trình
TB Cao Thấp
8 Mức độ đòi hỏi bổ sung các
nguyên liệu nhiên liệu và hóa chất
Rất thấp Cao Thấp
9 Khả năng sẵn có các giải quyết
trong tình huống bất trắc
Cao TB Thấp
10 Yêu cầu về cán bộ có trình độ
chuyên môn
Thấp TB Cao
11 Tính phức tạp trong vận hành và
quản lý
Thấp TB Cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


Bảng 1.5. Mức độ an toàn với môi trường
STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp Compost Lò đốt
1 Độ an toàn về cháy nổ TB TB Tb
2 Liên quan đến các mầm bệnh TB TB Cao
3 Ô nhiễm môi trường nước mặt Thấp TB Cao
4 Ô nhiễm nước ngầm Thấp TB Cao
5 Mùi hôi Thấp TB Cao
6 Liên quan đến hiệu ứng phụ khi
sử dụng chế phẩm sinh học
Thấp Thấp Cao
7 Cặn bùn phát sinh do việc xử lý
nước rác
Thấp TB Cao
8 Phát thải các chất khí ô nhiễm TB Cao Cao
Dựa vào các đánh giá so sánh ở trên và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa
phương, tôi lựa chọn đề xuất phương án chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý chất thải
rắn cho thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.4.Những tác động của chất thải rắn đối vói môi trường
Chất thải rắn khi đã chôn lấp không phải là không ảnh hưởng đến môi
trường sống, nếu như không được chôn ở một bãi chôn lấp hợp vệ sinh và chôn
không đúng tiêu chuẩn thì rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến môi trường trong một
bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt mà chúng ta cần quan tâm như : vấn đề nước
thải rò rỉ, vấn đề khí thải phát sinh trong bãi chôn lấp, vấn đề cảnh quan xung
quanh bãi,…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí…
1.4.1.Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây
ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình

xử lý nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh
ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây
sau đó sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ
chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm
cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt là
nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ,
các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH
4
, CO
2
,

NH
3
, gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH
4
, H
2
S, CO
2
, NH
3
, các khí độc hại hữu cơ
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác.
1.4.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với cảnh quan và sức khỏe
sức khoẻ cộng đồng
Bất kỳ một sinh vật sống nào cũng phải trao đổi chất và năng lượng với

×