Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

nghiên cứu mức độ gây hại và đặc điểm sinh học của nhện cám tyrophagus putrescentiae schrank tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 63 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





ĐẶNG THU TRANG



NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA NHỆN CÁM TYROPHAGUS PUTRESCENTIAE SCHRANK
TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN 2014



CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỖ:60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH



HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn



Đặng Thu Trang














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để bài báo cáo được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập,
nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giáo viên

hướng dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS.
Nguyễn Văn Đĩnh – Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội đã dành cho tôi sự chỉ
dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn
thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn
trùng – Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ths. Lê Đắc Thủy người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Qua đó cũng đã
truyền đạt cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và những kiến thức bổ ích.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người
thân và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn



Đặng Thu Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
1.2.1 Những nghiên cứu về nhện kho Tyrophgus putrescentiae 5
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 10
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.2. Nội dung nghiên cứu 14
2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ nhện cám
Tyrophagus putrescentiae 14
2.3.2. Phương pháp nhân nguồn nhện cám làm nguồn cho thí
nghiệm 15
2.3.3. Phương pháp nuôi sinh học xác định các pha phát dục của
nhện cám Tyrophagus putrescentiae 15
2.3.4. Phương pháp đánh giá sức tăng quần thể của nhện cám
Tyrophagus putrescentiae trên các loại cám khác nhau 17
2.3.5. Phương pháp đánh giá sức tăng quần thể của nhện cám
Tyrophagus putrescentiae trên các loại cám khác nhau 18
2.3.6. Phương pháp xử lý và tính toán số liệu 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Tình trạng sử dụng cám và sự gây hại của nhện cám, đặc điểm hình
thái của nhện cám Tyrophagus putrescentiae 20
3.1. 1. Các loại cám sử dụng tại Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên
năm 2013 20
3.1.2. Sự thay một số đặc tính của cám khi bị nhện cám gây hại và
đặc điểm hình thái của nhện cám Tyrophagus putrescentiae 21

3.1.3. Đặc điểm hình thái và các pha phát triển của nhện cám
Tyrophagus putrescentiae. 23
3.2. Diễn biến mật độ nhện hại nông sản 26
3.2.1. Trên cám gà con/gram cám 26
3.2.2. Trên cám lợn 32
3.2.3. Trên cám gạo, ngô 35
3.3. Một số đặc điểm sinh học của nhện cám T. putrescentiae 37
3.3.1. Thời gian phát dục của nhện cám tại nhiệt độ trung bình là
24,26oC;29,42oC và ẩm độ 97% 37
3.3.2. Thời gian phát dục của nhện cám T. putrescentiae trên 2 loại
thức ăn là cám C225, cám C16 ở nhiệt độ trung bình là 27,5

o
C ± 0,21

ẩm độ 97% 38
3.3.3. Nhịp điệu sinh sản và sức sinh sản của nhện cám
T.putrescentiae nhiệt độ trung bình là 24,26oC;29,42oC và
ẩm độ 97% 39
3.3.4. Tỷ lệ trứng nở của nhện cám 41
3.4. Sự gia tăng quần thể của nhện cám 42
3.4.1. Trên các loại cám khác nhau 42
3.4.2. Sức tăng quần thể của nhện cám T.putrescentiae trên
thức ăn cám lợn 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

Kết luận 45
Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

3.1. Các loại cám được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm và gia súc tại Tân
dân, Khoái Châu, Hưng Yên và mức độ phổ biến 20
3.2. Sự xuất hiện của nhện cám T. putrescentiae trên các loại cám tại các nông
hộ, xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên năm 2013 22
3.3. Kích thước các pha phát dục của nhện cám T. putrescentiae. 25
3.4. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà úm tại
nông hộ và đại lý kinh doanh mùa đông 2013 26
3.5. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà úm tại
nông hộ và đại lý kinh doanh vụ xuân hè 2014 27
3.6. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà thịt tại
nông hộ và đại lý kinh doanh mùa đông 2013 29
3.7. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà thịt tại
nông hộ và đại lý kinh doanh vụ xuân hè 2014 30
3.8. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám lợn thịt tại
nông hộ và đại lý kinh doanh vụ đông 2013 32
3.9. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám lợn con tại
nông hộ và đại lý kinh doanh vụ xuân hè 2014 33
3.10. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gạo, ngô
tại nông hộ vụ đông 2013 35
3.11. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gạo, ngô
tại nông hộ vụ xuân hè 2014 36
3.12. Thời gian phát dục của nhện cám T. putrescentiae tại nhiệt độ trung bình là
24,26
o
C; 29,42
o

C và ẩm độ 97%, thức ăn là cám C225 37
3.13. Thời gian phát dục của nhện cám trên 2 loại thức ăn là cám C225, cám
C16 ở nhiệt độ trung bình là 27,5
o
C ± 0,21 ẩm độ 97% 38
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

3.14. Số lượng trứng đẻ trong ngày của nhện cám ở nhiệt độ 25,63
o
C;
28,92
o
C và ẩm độ 97% 40
3.15. Tỷ lệ trứng nở của nhện cám ở nhiệt độ 24,86
o
C;29,68
o
C và ẩm độ 97%
41
3.16. Mật độ trứng và nhên non và nhện trưởng thành của nhện cám trên các
loại cám khác nhau sau 7 và 14 ngày nuôi 42
3.17. Sức tăng quần thể của nhện cám T. putrescentiae trên cám lợn thịt C 16
sau 7 ngày trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trung bình 29,61 ±
2,72ºC 43


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Nhân nguồn nhện cám Tyrophagus putrescentiae 15
Hình 2.2. Lồng nuôi Munger cell (Munger F, 1942) 16
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm sức tang quần thể nhện cám 18
Hình 3.1. Hình ảnh màu sắc cám C 225 thay đổi khi bị nhện cám gây hại 21
Hình 3.2. Trứng nhện cám T. Putrescentiae…………………………………23
Hình 3.3. Nhện non tuổi 1 23
Hình 3.4. Nhện non tuổi 2………………………………………………… 24
Hình 3.5. Nhện non tuổi 3 24
Hình 3.6a. Nhện trưởng thành cái………………………………………… 24
Hình 3.6b. Nhện trưởng thành đực 24
Hình 3.7. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà
úm tại nông hộ và đại lý kinh doanh mùa đông 2013 26
Hình 3.8. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà
úm tại nông hộ và đại lý kinh doanh vụ xuân hè 2014 28
Hình 3.9. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà
thịt tại nông hộ và đại lý kinh doanh mùa đông 2013 29
Hình 3.10. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám gà
thịt tại nông hộ và đại lý kinh doanh vụ xuân hè 2014. 31
Hình 3.11. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám lợn
thịt tại nông hộ và đại lý kinh doanh vụ thu đông 2013 32
Hình 3.12. Diễn biến mật độ (con/g) nhện cám T. putrescentiae trên cám lợn
con tại nông hộ và đại lý kinh doanh vụ xuân hè 2014 34
Hình 3.13. Số lượng trứng đẻ trong ngày của nhện cám ở nhiệt độ
25,63oC;28,92oC và ẩm độ 97% 40
Hình 3.14. Tỷ lệ nở trứng của nhện cám ở 24,86oCvà 29,68oC 42

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Cs : cộng sự
CT : công thức
TN : thí nghiệm
NXB : nhà xuất bản
BVTV : bảo vệ thực vật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước lâu đời.
Cây lúa gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Việt Nam từ một
nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới kết quả xuất
khẩu gạo năm 2012 đạt 7,720 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ
(Theo hiệp hội lương thực Việt Nam, 2013).
Cây lúa là một trong những cây có nhiều dịch hại nhất. Trong đó có nhện
gié, đây là đối tượng gây hại khá mới nhưng sự gây hại của chúng theo chiều
hướng ngày một nghiêm trọng. Nhện gié Steneotarsonemusspinki Smiley xuất
hiện đầu tiên ở vùng Đông Nam Á (Ochoa et al., 2004). Ở Trung Quốc,
Phillippin, Đài Loan đã ghi nhận sự xuất hiện của nhện gié từ những năm
1993 (Smiley, 1993). Ký chủ chính của nhện gié là lúa nước Oryzaesativae L.
Ở nước ta, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên Huế (Ngô
Đình Hòa, 1992) và ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Diện tích và
mức độ gây hại của nhện gié ngày một tăng. Năm 2010, theo số liệu thống kê
của Cục Bảo vệ thực vật, cả nước có trên 64.800 ha bị nhiễm nhện gié, tăng
25 lần so với năm 2009 (Dương Tiến Viện và cs, 2012). Nhiều nơi ở đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đã phải phun thuốc trừ nhện
gié từ 1- 4 lần trong 1 vụ. Việc tăng số lần phun thuốc tiềm ẩn nguy cơ lớn là
loài nhện gié rất dễ trở nên kháng thuốc.
Do đó, cần chú trọng tới việc nghiên cứu để tiến tới sử dụng biện pháp

sinh học cụ thể là sử dụng hoặc phát huy vai trò nhóm thiên địch của nhện
gié. Các nghiên cứu về thành phần thiên địch bắt mồi nhện gié cho thấy ở các
vùng nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện bắt mồi thuộc
họ Phytoseiidae, đây sẽ là biện pháp sinh học hiệu quả trong phòng chống
nhện gié nếu tỷ lệ nhện bắt mồi/mật độ nhện hại thích hợp. Qua nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

quần thể nhện ở Cu Ba đưa ra kết luận với mật độ 3,3 con bắt mồi/cây là có
khả năng khống chế nhện hại.
Để có thể nhân nuôi nhện bắt mồi với số lượng lớn tạo điều kiện cho
việc khống chế và phòng trừ nhện gié thì cần phải có nguồn thức ăn thay thế.
Trong khi đó, nhện cám Tyrophagus putrescentiae lại là loài có tiềm năng trở
thành nguồn thức ăn thay thế. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu về sự phát sinh
gây hại và đặc điểm sinh học cơ bản như vòng đời…của nhện cám
Tyrophagus putrescentiae để có cơ sở trong việc nhân nuôi nhện bắt mồi
Lasioseius chaudhrii thay cho thức ăn là nhện gié. Dưới sự hướng dẫn của
GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mức độ gây hại
và một số đặc điểm sinh học của nhện cám Tyrophagus putrescentiae
Schrank tại huyện Khoái châu - tỉnh Hưng yên 2014”.
1.2.Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định mức độ hại và một số đặc điểm sinh học đặc điểm sinh học
cơ bản của nhện cám Tyrophagus putrescentiae. Từ đó góp phần hoàn thiện
nhân nuôi số lượng lớn loài nhện cám này.
1.2.2. Yêu cầu
- Diễn biến mật độ loài nhện cám gây hại phổ biến trên các loại cám
nuôi lợn, gà.
- Xác định một số đặc điểm sinh học cơ bản của loài nhện cám
Tyrophagus putrescentiae
- Khả năng phát triển quần thể loài nhện cám Tyrophagus putrescentiae

1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung một số dẫn liệu khoa học
về mức độ gây hại của nhện cam Tyrophagus putrescentiae, về đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh học của loài nhện cám Tyrophagus putrescentiae tại Khoái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

Châu – Hưng Yên làm cơ sở cho công tác biên soạn bài giảng và giáo trình,
phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả điều tra về triệu chứng gây hại, sư xuất hiện và diễn
biến mật độ của loài nhện cám Tyrophagus putrescentiae hại nông sản sẽ giúp
các hộ chăn nuôi nhận biết được tác hại của loài nhện cám nay và mức độ gây
hại của chúng trên các loại nông sản khác nhau. Để họ đưa ra biện pháp bảo
quản nông sản tốt nhất.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp khai thác cây trồng và vật nuôi
làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và
một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn,
bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa
rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,

loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài
lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác
như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học,
ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì
chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp (như thuốc lá, cocaine ). Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi
lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và
ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm
các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm.
Nhện T. putrescentiae được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Nhện được
tìm thấy có 21% trong 571 mẫu sản phẩm thực phẩm ngũ cốc được kiểm tra tại
các cửa hàng bán lẻ thực phẩm ở Anh. Hầu hết các mẫu có ít hơn 5 con nhện,
nhưng một số mẫu có hơn 20 nhện, và tối đa là 428 nhện được phát hiện trong
một mẫu bị kiểm tra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

Trong các loài nhện cám, Tyrophagus putrescentiae, là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn dị ứng. 15% chất gây dị ứng đã
được chứng minh có trong nhện này, nhưng chỉ có 2 nhóm chất gây dị ứng
Tyr p 2 đã được sử dụng (Jeong, et al. 2005). Trong một nghiên cứu khác về
sự mẫn cảm T. putrescentiae với công dân đô thị Upper Silesia, Ba Lan,có
56,7% (17/30) bệnh nhân dương tính với xét nghiệm da cho thấy có phản ứng
chéo với các kháng nguyên cụ thể được phân lập từ chiết xuất của T.
putrescentiae; 40% phản ứng cụ thể với các chất gây dị ứng mới được xác
định là thành phần protein chiết xuất từ phân của Tyrophagus putrescentiae.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1 Những nghiên cứu về nhện kho Tyrophgus putrescentiae
1.2.1.1 Vị trí phân loại
Acaridae là một họ lớn của bộ Ve bét Acarina, chúng được phân bố

trên toàn thế giới. Khoảng 400 loài nhện acarid thuộc 90 giống đã được ghi
nhận trên thế giới, ngoài ra còn nhiều loài khác vẫn chưa được phát hiện, đặc
biệt là ở các vùng nhiệt đới.
Giống Tyrophagus thuộc họ Acaridae của bộ Ve bét Acarina. Phần lớn
là các loài nhện ăn nấm, nhện kho; chúng thường được tìm thấy nhiều trong
các thực phẩm lưu trữ và phân hủy chất hữu cơ, một số loài sống bằng cây cỏ.
Nhiều loài khác cộng sinh với côn trùng hoặc động vật có xương sống khác.
Giống Tyrophagus là thành phần quan trọng nhất của Acaridae, đây là
giống gây hại nặng nhất về kinh tế khi chúng sinh sống trong các thực phẩm khô
và các sản phẩm bảo quản trong kho; một số loài Tyrophagus có thể gây hại kinh
tế cho cây trồng, bao gồm cả hoa trang trí và rau trồng trong nhà kính.
Tyrophagus putrescentia được mô tả lần đầu tiên bởi Franz von Paula
Schrank vào năm 1781, dưới tên Acarus putrescentia tuy nhiên những mô tả
ban đầu về loài này còn rất hạn chế. Tuy nhiên tên này được duy trì trong
nhiều tổ chức nghiên cứu, các công ty thương mại và được giao dịch như là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

một nguồn nhện gây dị ứng, thức ăn cho họ nhện bắt mồi Phytoseiidae được
sử dụng trong kiểm soát sinh học và nghiên cứu sinh học phân tử. Năm1906,
Anthonie Cornelis Oudemans xem Acarus putrescentia như một loài "không
xác định", và dựa trên sự giống nhau về môi trường sống, ông nhận định loài
này có khả năng giống với Tyroglyphus longior Gervais, tuy nhiên, sau đó lại
coi như đây là phân giống mới của giống Tyrophagus Oudemans. Vị trí phân
loại của loài này như sau:
Giới: Đông vật Animalia
Ngành: Chân đốt Arthropoda
Lớp: Nhện Arachnida
Bộ: Ve bét Acarina
Họ : Acaridae
Giống: Tyrophagus

Loài : Tyrophagus putrescentiae Schrank
Năm 1959, Phyllis Robertson sửa đổi giống Tyrophagus và sử dụng
một loài tên Tyrophagus putrescentiae từ Oudemans, Ủy ban quốc tế về động
vật học đã đưa tên Tyrophagus putrescentiae (T. Putrescentiae) vào danh
sách tên chính thức được phê duyệt.
1.2.1.2 Vùng phân bố của nhện Tyrophagus putrescentiaeNhện T. putrescentiae
được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Nhện được tìm thấy có 21% trong 571 mẫu
sản phẩm thực phẩm ngũ cốc được kiểm tra tại các cửa hàng bán lẻ thực phẩm ở
Anh. Hầu hết các mẫu có ít hơn 5 con nhện, nhưng một số mẫu có hơn 20 nhện,
và tối đa là 428 nhện được phát hiện trong một mẫu bị kiểm tra. Các loài phổ
biến nhất là Acarus siro, Tyrophagus putrescentia, Lepidoglyphus và
Glycyphagus domesticus (Thind and Clarke, 2001).
Theo Mueller, et al. người ta đã tìm thấy loại nhện này trong các sản
phẩm giàu tinh bột có độ ẩm cao ở các cửa hàng bán lẻ tại nhiều địa điểm ở
Mỹ và châu Âu; hay cũng trong một cuộc khảo sát năm năm một lần được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

thực hiện tại các cửa hàng thực phẩm ở Indonesia, Tyrophagus putrescentiae
(Shrank ) là loài nhện được tìm thấy nhiều nhất. Nó có mặt trong 151 kiểm
tra mẫu, đại diện cho 12,23% của tất cả các mẫu. Trong cuộc khảo sát này, có
1.202 mẫu của 61 loài đã được thu thập. Mười bốn loài của nhóm nhện dịch
hại chính, họ Acaridae, được tìm thấy trong một loạt các mặt hàng
Khi phát triển với số lượng lớn chúng tạo thành một lớp phủ hoặc đống
nâu nhạt "bụi nhện" có thể xuất hiện trên kẽ hở, trên bề mặt của túi có chứa
hạt giống, thức ăn vật nuôi hoặc thực phẩm khác.
Tyrophagus putrescentiae cũng là một loài nhện kho chiếm ưu thế tại Hàn
Quốc (Jeong et al, 2005).
Nhện này cũng đã được ghi nhận có trong bụi nhà dựa trên điều tra
được tiến hành tại Caracas, Venezuela.
1.2.1.3 Một số ảnh hưởng của nhện cám Tyrophagus putrescentia

a. Tác hại
Nhện cám Tyrophagus putrescentiae phân hủy các chất hữu cơ trong
đất, gây tổn hại chất lượng, số lượng của các sản phẩm lưu trữ; làm suy giảm
về chất lượng và nảy mầm sức mạnh của hạt.
Trong các loài nhện cám, Tyrophagus putrescentiae, là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn dị ứng. 15% chất gây dị ứng đã
được chứng minh có trong nhện này, nhưng chỉ có 2 nhóm chất gây dị ứng
Tyr p 2 đã được sử dụng (Jeong et al. 2005). Trong một nghiên cứu khác về
sự mẫn cảm T. putrescentiae với công dân đô thị Upper Silesia, Ba Lan,có
56,7% (17/30) bệnh nhân dương tính với xét nghiệm da cho thấy có phản ứng
chéo với các kháng nguyên cụ thể được phân lập từ chiết xuất của T.
putrescentiae; 40% phản ứng cụ thể với các chất gây dị ứng mới được xác
định là thành phần protein chiết xuất từ phân của Tyrophagus putrescentiae.
T. putrescentiae cũng là loài nhện gây hại phổ biến và quan trọng, tham
gia vào việc làm phát tán cỏ dại ở khắp các cơ sở trồng nấm (Czajkowska,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

2002). Loài này còn ăn các loại nấm mốc khác nhau (Eutorium và
Penicillium), Fusarium, Alternaria, Geotrichum, Mucor và Trichophyton
(Czajkowska, 1970; Smarz & Catska, 1987; Duek et al., 2001. Hubert et al.
2004). T. putrescentiae là một dịch hại gây ảnh hưởng tới quần thể nấm tuy
nhiên trong tương lai, có thể sử dụng loài này trong kiểm soát sinh học
(Duek et al., 2001).
Tyrophagus putrescentiae cũng là một dịch hại chính của cây cảnh
trong nhà kính và đã được tìm thấy trong hoa của các loài hoa đồng tiền, hoa
Narine và chồi của hoa Kalanchoe (Czajkowska et al.,1988). Loài này cũng
đã được có mặt trên phấn hoa. Chmielewski (1995) cho thấy phấn hoa do ong
thu thập là một món ăn hấp dẫn đối với T. putrescentiae.
Gazeta et al., 2000 đã chứng minh có mối liên hệ giữa T. putrescentiae và vi
khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, chẳng hạn như Klebsiella sp., Pseudomonas

eruginosa, Staphylococcus aureus và Candida albicans khi thấy nhện này phát
triển trên môi trường có agar, sau khi kiểm tra xuất hiện cả vi khuẩn trên đó.
b. Lợi ích
Nhện cám Tyrophagous putrescentiae được dùng sản xuất chất gây dị
ứng gây hen phế quản, viêm mũi dị ứng lâu năm và da cho con người
(Cuthbert et al., 1979; Dyne et al., 1996; Chew et al., 1999. Mecan et al.,
2000.). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhện cám T. putrescentiae chứa ít
nhất 20 thành phần gây dị ứng (1,3-4). A 16 kDa là chất gây dị ứng đã được
tìm thấy trên bệnh nhân bị T. putrescentiae gây dị ứng.
Nhện cám Tyrophagous putrescentiae đã được ghi nhận ăn trứng của
bọ cánh cứng Diabrotica undecimpunctata Howardi (Barber) (Coleoptera:
Chrysomelidae), một loài côn trùng gây hại trên dưa chuột.
Nhện cám Tyrophagus putrescentiae (Schrank) (Astigmata: Acaridae)
được nghiên cứu trong kiểm soát Lasioderma serricorne (F.) (Coleoptera:
Anobiidae) tại phòng thí nghiệm - loài côn trùng phá hoại nhất từng được tìm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

thấy trên thuốc lá được lưu trữ. Qua nghiên cứu cho thấy nhện cám T.
putrescentiae ăn ấu trùng của loài này với số lượng khá lớn, kết quả này chỉ ra
rằng nó đã có thể sử dụng nhện cám T. putrescentiae trong các chương trình
quản lý dịch hại của L. serricorne trong các đơn vị lưu trữ của thuốc lá.
1.2.1.4 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện cám Tyrophagus
putrescentiae
Nhện cám Tyrophagous putrescentiae cơ thể gần như trong suốt; có
kích thước nhỏ khoảng 0.2 – 0.5 mm khó nhìn thấy bằng mắt thường; trên cơ
thể có nhiều lông; con cái to hơn con đực, con đực ở 2 bên hậu môn có giác
mút hình vòm. Khi chúng tập trung với số lượng lớn sẽ tạo thành một lớp phủ
hoặc đống nhạt nâu "bụi nhện".
Loài này thường thích ẩm, môi trường nhiệt đới. Theo D.K. Mueller et al.
trong điều kiện ẩm ướt, ở nhiệt độ 20 ºC và 25 ºC chúng vẫn còn sống 31 ngày

không có thức ăn. Trong điều kiện ẩm ướt (độ ẩm 90% đến 100%) và nhiệt độ
mùa hè ấm áp, một thế hệ có thể được hoàn thành trong 8-21 ngày, sinh sản dễ
dàng ở 30 ºC, trong điều kiện thuận lợi nhện cái có thể đẻ trung bình 437 quả
trứng. Khi nhiệt độ giảm, chu kỳ sống của loài tăng đáng kể, ít chịu được nhiệt
độ thấp và không thể phát triển dưới 10 º C. Tuy nhiên, trong trạng thái không
hoạt động, loài nhện này có thể tồn tại ở 0 ºC (Mueller et al.).
Ẩm độ có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản, phát triển của nhện cám
Tyrophagus putrescentiae, (Ismael et al., 2007) qua nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, ở các mức ẩm độ khác nhau thì khả năng phát triển của loại nhện này
khác nhau. Cụ thể là ở ẩm độ 70% chúng đẻ trứng kém, sinh trưởng kém đi,
và khi ẩm độ tăng lên các hoạt động sống cũng tăng, khả năng sinh sản tăng.
Nhện cám Tyrophagus putrescentiae sinh sống trong các môi trường
khác nhau như: các sản phẩm lưu trữ (Czajkowska et al., 1988), nấm trồng
(Fleurat-Lessard & Nail, 1976)., bụi nhà (Berardino et al., 1987; Hurtado &
Parini, 1987) nhà kính, đất, rêu, tổ các loài động vật khác…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Thức ăn chính của nhện cám Tyrophagus putrescentiae là các loại thực
phẩm lưu trữ, thức ăn có hàm lượng chất béo và protein cao như: bột, ngũ
cốc, thức ăn vật nuôi, và nấm mốc (Chambers, 2002). Các loại thực phẩm có
độ ẩm lớn hơn 14% và độ ẩm không khí tương đối khoảng 60 – 80% tạo môi
trường thuận lợi cho loài này phát triển.
Canfield, Wrenn (2010) nghiên cứu xác định sự phát triển nhện cám
Tyrophagus putrescentiae trên thức ăn chó và ảnh hưởng của nấm mốc tới sự
phát triển của nhện. Nghiên cứu cho thấy nhện cám T. putrescentiae là một
loài nhện hại kho có thể sinh trưởng và phát triển trên thức ăn cho chó ngoài
ra sự có mặt của nấm mốc ảnh hưởng tích cực đến khả năng tồn tại của nhện
và khi độ ẩm tương đối thấp có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho nhện
cám T. putrescentiae.
Mẫu sống của nhện cám Tyrophagus putrescentiae được thu thập từ các

sản phẩm ngũ cốc lưu trữ như cám, nấm khô và các mảnh vụn của tổ ong.
Chúng được cấy trong phòng thí nghiệm và được nuôi trên hạt lúa mạch; các
thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ gần
20 ° C, ẩm độ khoảng 85%. Kết quả cho thấy hạt lúa mạch là thực phẩm cho
phép loài này phát triển và sinh sản nhanh. Các thông số đời sống chính như
sau: thời gian 1 thế hệ 16,9 ngày, tỷ lệ tử vong của giai đoạn chưa trưởng
thành 17,8%, khả năng sinh sản 151,8 trứng trên mỗi đời nhện cái. Sức sinh
sản cao và sức sống của loài này chỉ ra rằng hạt lúa mạch có vẻ là một môi
trường thích hợp cho nuôi nhện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhện này
là một dịch hại nghiêm trọng đến tiềm năng chất lượng của sản phẩm lúa
mạch lưu trữ. (Chmielewski, 1999)
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhện kho còn có tên gọi khác là mạt bụi
Theo điều tra hành phần và tỷ lệ phần trăm cá thể các loài mạt bụi nhà
tại các địa điểm Vũ Minh Thục (2010) cho thấy Tyrophagus putrescentiae
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Schrank xuất hiện 4/5 địa điểm điều tra, nơi tìm thấy nhiều nhất là Hà Nội với
18,17%
Vũ Minh Thục (2010) nghiên cứu, mô tả một số loài nhện gây dị ứng
trong đó có loài nhện cám Tyrophagus putrescentiae (Schrank)
Kích thước dài 200 - 500 µm, thân thể trắng mờ, phần mồn và chân hầu
như khoong màu. Trên các đốt cuối chân có vẩy. Thân đôi khi thon, lông trên
thân nhiều và dài. Mặt bụng con đực, hai bên lỗ hâụ môn có hai giác hút hình
vòm. Điều kiện thuận lợi nó có thể sống 8-21 ngày, nhiệt độ thấp thì tuổi thọ
của nó dài hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố
về việc nghiên cứu xác định ảnh hưởng của thức ăn, ẩm độ tới sự phát triển
của 2 loài nhện kho.
Dưới đây là một số loài nhện nhỏ gây hại đã được nghiên cứu tại Việt Nam:

• Nhện gié
- Mức độ gây hại
Nguyễn Văn Đĩnh và cs., (2006), mức độ thiệt hại do nhện gié gây ra vào
2 giai đoạn khác nhau là khác nhau. Ở giai đoạn 25 ngày sau cấy mức độ thiệt
hại ứng với các giống lúa KD18, IR352, XM là 29,4; 32,3 và 26,1%. Trong
khi lây nhiễm vào giai đoạn 55 ngày sau cấy, mức độ thiệt hại chỉ có 7,5%
trên giống KD18; 9,6% trên giống IR352 và 13,5% trên giống XM.
- Đặc điểm sinh thái và đặc điểm sinh học
Vòng đời của nhện gié S. spinki trải qua bốn pha phát dục: trứng, nhện non
di động, nhện non không di động và nhện trưởng thành. Trong đó nhện non
không di động đóng vai trò như pha nhộng của bộ cánh cứng vì mọi sự
chuyển hóa về chất trong cơ thể giúp nhện non lột xác hóa trưởng thành đều
diễn ra ở pha này. Nhện non không di động lột xác hóa trưởng thành tương tự
các loài khác thuộc họ Tarsonemidae (Dương Tiến Viện và cs.,2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Nhện thuộc họ Tarsonemidae có tính dị hình rõ rệt. Con đực phía cuối có
cấu tạo đặc thù được gọi là u lồi sinh dục hay đĩa sinh dục. Trong đĩa này có
dương cụ hình kim. Con cái có cấu tạo đặc trưng, hình chùy được gọi là lỗ thở
giả nằm giữa đốt háng thứ I và II. Lỗ thở là điểm đặc trưng của con cái, nằm ở
bên lưng gần mép của propodosoma (Nguyễn Văn Đĩnh., 2005)
Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm có vòng đời ngắn, trung bình 9,33
± 1,29 ngày ở điều kiện 24,6 ± 1,23
o
C và 5,83 ± 0,55 ngày ở 29,9 ± 1,02
o
C
(Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương, 2006)
Điều kiện thời tiết nóng khô thích hợp cho nhện gié phát triển gây hại.
Trong vụ hè thu nhện thường phát sinh gây hại vào tháng 5 - 6 lúc lúa có

đòng đến trỗ. Sự phát sinh gây hại của nhện gié có liên quan đến việc sử dụng
thuốc trừ sâu quá mức làm giảm mật độ các loài thiên địch và quản lý mực
nước trong ruộng. Những năm nào tiến hành đốt đồng sau vụ đông xuân khi
qua hè thu nhện gié không gây hại nặng. Trong vụ đông xuân, nhện gié ít là
do có mùa lũ, nước đẩy rơm rạ và nhện gié trong ruộng đi xuống phía dưới,
nhưng nó sẽ nhân mật độ lên để khi qua vụ hè thu gây hại nặng cho lúa.
Vòng đời của nhện gié chịu ảnh hưởng của nhiệt độ rõ rệt, nhiệt độ
càng cao thì vòng đời càng ngắn, ngắn nhất ở 32,5
o
C với 5,54 ngày, dài nhất
là 10,06 ngày ở nhiệt độ 22,5
o
C. Ở nhiệt độ 25
o
C, 28,5
o
C và 30
o
C vòng đời
lần lượt là 8,46, 7,67 và 6,21 ngày (Lê Đắc Thủy, 2012).
Nhện gié là loài có vòng đời ngắn và chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ,
khi nhiệt độ cao thì vòng đời của nhện gié sẽ ngắn, vì thế với kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa như ở nước ta thì đây điều kiện thuận lợi cho nhện gié phát
sinh và gây hại.
• Một số nhện hại trên cây trồng khác (Nguyễn Mạnh Chinh và
cs.,2005):
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

- Nhện đỏ Tetranychus sp. hại trên các loại cây sắn, khoai mì, dưa leo,
dưa hấu, đậu cô ve, đậu đũa, lạc bông, đu đủ, nho, xoài, hoa hồng hoa

huệ, phong lan…
- Hai loài nhện trắng Eriophies sp. và Polyphagotarsonenus sp. Gây hại
trên cây hành, ớt
- Nhện đỏ nâu Oligonychus coffea hại chè
- Nhện trắng Hermitarsonenus latus hại trên cây cao su
- Nhện đỏ Panonychus citri, nhện vàng Phyllocoptruta oleivora và nhện
trắng Polyphgustarsonenus latus hại nạng trên cam chanh
- Nhện lông nhung Eryophyes litchi gây hại trên cây vải
Hiện nay những thiệt hại do nhện nhỏ hại đang có xu hướng ngày càng gia
tăng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhện cám Tyrophagus putrescentiae.
- Thời gian: từ 2013 - 2014
- Địa điểm nghiên cứu: Trạm bảo vệ thực vật Văn Giang; Khoái Châu,
Hưng Yên; Phòng thí nghiệm Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu:
+ Vật liệu: cám gạo, cám gà công nghiệp, cám lợn công nghiệp, cám ngô
+ Dụng cụ nghiên cứu: tủ định ôn, kính lúp soi nổi có độ phóng đại 40
lần, panh, dao tem, giấy thấm, đĩa petri, kim côn trùng, bút lông chuyển nhện,
khay, máy ảnh,
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Diễn biến mật độ loài nhện cám gây hại phổ biến trên các loại cám nuôi

lợn, gà.
- Xác định một số đặc điểm sinh học cơ bản của loài nhện cám
Tyrophagus putrescentiae.
- Khả năng phát triển quần thể loài nhện cám Tyrophagus
putrescentiae.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ nhện cám Tyrophagus
putrescentiae
Trong qui trình xay xát và chế biến gạo, sau khi thu được sản phẩm
chính là gạo thì còn một sản phẩm phụ có giá trị khá cao đó là cám gạo. Cám
gạo thường có dạng bột, mềm và mịn. Cám gạo chiếm khoảng 10-12% khối
lượng lúa chưa xay xát. Cám gạo là hỗn hợp của lớp vỏ ngoài của hạt gạo và
lớp aloron.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, điều tra liên tục 13 lần. Điều tra 5 hộ, mỗi
hộ 3 bao, mỗi bao lấy 3 gam cho 3 tầng cám (trên bao, giữa bao, đáy bao);
Tổng mẫu cho 1 lần điều tra là 45 gram. Mẫu được đưa vào túi nilon đem về
phòng soi dưới kính lúp soi nổi, 45 g cám đưa vào đữa petri, rồi giàn đều, chia
thành 8 phần, đếm 4 phần, sau đó lấy số liệu trung bình nhân với 8 được số
nhện cần đếm/45 g cám mẫu
- Đối với đại lý cám (số đại lý cám điều tra là 5 đại lý cấp 2) cũng điều
tra tương tự theo phương pháp trên.
2.3.2. Phương pháp nhân nguồn nhện cám làm nguồn cho thí nghiệm
Sử dụng hộp nhựa có đường kính miệng 11cm, độ sâu 9cm, đường kính
đáy 7cm làm hộp nuôi nhện. Cho cám gạo bằng 1/4 thể tích hộp. Dùng bút
lông câu 50-100 cá thể nhện trưởng thành và hộp. Đặt hộp nuôi nhện vào hộp
nhựa có kích thước 15 x 30 cm và có nước ở xung quanh hộp nhện để đảm
bảo sự cách ly nhện. Cứ 2 tuần bổ xung thêm cám gà thịt BROILER
CONCENTRATE 1160 để duy trì nguồn thức ăn dư thừa của nhện.


Hình 2.1. Nhân nguồn nhện cám Tyrophagus putrescentiae

2.3.3. Phương pháp nuôi sinh học xác định các pha phát dục của nhện cám
Tyrophagus putrescentiae
- Loại cám được sử dụng là C 225

×