Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy chế biến nhựa thông phường phương đông, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 115 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




ĐÀO THỊ THU QUỲNH




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN NHỰA THÔNG PHƯỜNG PHƯƠNG
ĐÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG






HÀ NỘI - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




ĐÀO THỊ THU QUỲNH




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN NHỰA THÔNG PHƯỜNG PHƯƠNG
ĐÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẾ BÌNH




HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn




Đào Thị Thu Quỳnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu, được sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình
của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường - Học viện nông nghiệp Việt Nam,
các anh chị nơi nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại Nhà máy chế biến nhựa thông, phường Phương Đông, thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh”.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường đã đóng
góp những ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn TS.
Nguyễn Thế Bình - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn
thiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
cổ phần thông Quảng Ninh. Đặc biệt là các anh, chị trong phòng kỹ thuật đã tạo mọi

điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn




Đào Thị Thu Quỳnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình đồ thị vii
Danh mục chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình và các giải pháp quản lý môi trường công nghiệp tại Việt Nam 3
1.1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường
3
1.1.2 Giải pháp quản lý môi trường công nghiệp tại Việt Nam
7
1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến nhựa thông 12
1.2.1 Đặc điểm của nhựa thông
12
1.2.2 Thành phần và tính chất của tinh dầu thông
12
1.2.3 Thành phần và tính chất của colophan (tùng hương)
13
1.2.4 Tình hình sản xuất nhựa thông trong nước và trên thế giới
15
1.2.5 Một số công nghệ chế biến nhựa thông đang được sử dụng hiện nay
21
1.2.6 Tác động của ngành chế biến nhựa thông đến môi trường
23
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
25
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
25
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

25
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích
26
2.3.3 Phương pháp so sánh đối chứng
30
2.3.4 Phương pháp chuyên gia
30
2.3.5 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
30
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Phương Đông, thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 31
3.1.1 Điều kiện môi trường tự nhiên
31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
34
3.2 Tổng quan về Nhà máy chế biến nhựa thông. 38
3.2.1 Lịch sử hình thành phát triển của Nhà máy
38
3.2.2 Vị trí địa lý và quy mô Nhà máy
39
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy
40
3.2.4 Quy trình sản xuất của Nhà máy
41
3.2.5 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và thiết bị công nghệ của Nhà máy
43
3.2.6 Sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của Nhà máy
46
3.3 Hiện trạng phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy. 48

3.3.1 Khí thải
48
3.3.2 Chất thải lỏng
49
3.3.3 Chất thải rắn
50
3.4 Hiện trạng môi trường không khí và môi trường nước khu vực trong và
xung quanh Nhà máy 51
3.4.1 Hiện trạng môi trường không khí
51
3.4.2 Hiện trạng môi trường nước
52
3.5 Hiện trạng công tác quản lý và xử lý môi trường của Nhà máy 59
3.5.1 Công tác quản lý và xử lý đối với ô nhiễm môi trường không khí
59
3.5.2 Công tác quản lý và xử lý đối với ô nhiễm môi trường nước
60
3.5.3 Công tác quản lý và xử lý đối với ô nhiễm do chất thải rắn
62
3.5.4 Công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5.5 Đánh giá chung về hiện trạng và công tác quản lý, xử lý môi
trường của Nhà máy
64
3.6 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu và nâng cao hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường 65
3.6.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải

65
3.6.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng
66
3.6.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
68
3.6.4 Biện pháp sản xuất sạch hơn
68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình 4
1.2 Ước tính tải lượng các thông số ô nhiễm không khí từ hoạt động công
nghiệp trên cả nước 4
1.3 Nồng độ bụi trong quá trình khai thác than 5
1.4 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ các nhà máy
nhiệt điện trên toàn quốc năm 2009 6
1.5 Ước tính các chất phát thải vào môi trường theo sản lượng quy hoạch
phát triển của ngành thép đến năm 2025 6
1.6 Ước tính tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất xi măng 7
1.7 Ước tính tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất vật
liệu xây dựng 7

2.1 Thông tin chung của mẫu nghiên cứu 27
2.2 Phương pháp phân tích mẫu 29
3.1 Một số yếu tố khí hậu của thành phố Uông Bí từ năm 2005-2014 33
3.2 Toạ độ giới hạn của Nhà máy 39
3.3 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất 44
3.4 Các máy móc thiết bị sử dụng trong 01 dây chuyền sản xuất 45
3.5 Thống kê doanh thu của Nhà máy trong những năm gần đây 48
3.6 Lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động lò hơi 49
3.7 Kết quả phân tích mẫu không khí 51
3.8 Kết quả phân tích mẫu nước cấp sản xuất 53
3.9 Kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp 53
3.10 Kết quả phân tích mẫu nước mặt 56
3.11 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm 57
3.12 Ý kiến của người dân về những vấn đề môi trường do hoạt động của
Nhà máy chế biến nhựa thông. 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ


STT Tên hình Trang

1.1 Sơ đồ mô tả ảnh hưởng công nghiệp đến môi trường 3
1.2 Thành phần và cấu trúc của tinh dầu thông 13
1.3 Thành phần và cấu trúc của colophan 14
1.4 Sơ đồ công nghệ dây chuyền chế biến nhựa thông của Mỹ 21
1.5 Sơ đồ công nghệ chế biến nhựa thông của Bồ Đào Nha 22
1.6 Sơ đồ công nghệ dây chuyền chế biến nhựa thông của Trung Quốc 23

3.1 Vị trí địa lý phường Phương Đông, thành phố Uông Bí 31
3.2 Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 34
3.3 Sơ đồ thể hiện vị trí của Nhà máy trong tổng thể quy hoạch Cụm công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 40
3.4 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy 40
3.5 Sơ đồ công nghệ sản xuất, chế biến nhựa thông 42
3.6 Sơ đồ nạp nguyên liệu 42
3.7 Biểu đồ so sánh về hàm lượng bụi lơ lửng 52
3.8 Biểu đồ so sánh về tiếng ồn 52
3.9 Biểu đồ so sánh một số thông số của nước thải công nghiệp 55
3.10 Biểu đồ so sánh một số thông số của nước mặt 57
3.11 Biểu đồ so sánh một số thông số của nước ngầm 58
3.12 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải 59
3.13 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải 61
3.14 Sơ đồ thiết kế bãi trồng cây ngập nước 67


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt Nội dung
1 BVMT : Bảo vệ môi trường
2 CBCNV : Cán bộ công nhân viên
3 BOD : Nhu cầu ô xy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
4 COD : Nhu cầu ô xy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
5 TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

6 DO : Oxy hoà tan (Dissolvel Oxygen )
7 UBND : Ủy ban nhân dân
8 QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
9 TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
10 SMEWW : Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải
(Standard Method for the Examination of Water and
Waste Water)
11 QTNB : Quy trình nội bộ
12 BTNMT : Bộ Tài Nguyên & Môi trường
13 WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Oranization)
14 SXSH : Sản xuất sạch hơn
15 PCCC : Phòng cháy chữa cháy
16 PCCN : Phòng chống cháy nổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp của Việt Nam đang từng bước áp dụng công nghệ sản
xuất hiện đại hóa hướng tới sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong
những năm gần đây, các nghiên cứu cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp,
sản phẩm và dịch vụ nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa ô
nhiễm không khí, nước và đất tại nguồn, đồng thời làm giảm phát sinh chất thải tại
nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Sản phẩm từ quá trình chế biến nhựa thông bao gồm Colophan (rosin) và tinh
dầu thông (turpentine oil) được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp
khác nhau. Colophan được sử dụng trong các ngành công nghiệp như dệt, xà phòng,
sơn, giấy, diêm, thuộc da, điện tử, mực in Tinh dầu thông được sử dụng làm dung
môi để pha chế các loại sơn, vecni, long não tổng hợp và nhiều kỹ nghệ khác. Ngoài

ra, các thành phần α- pinen, β-pinen và δ-3-caren trong tinh dầu thông là nguồn
nguyên liệu để bán tổng hợp rất nhiều sản phẩm dùng trong ngành dược, kỹ nghệ
hương liệu, bảo vệ thực vật như: camphor, terpin, terpineol, isoborneol, isobornyl
acetat (từ α-pinen); geranyl acetat, linalyl acetat, linalol, citral, citronellol (từ β-
pinen); menthol và các sản phẩm có giá trị hương liệu (từ δ-3-caren). Nắm bắt được
nhu cầu thị trường về colophan và tinh dầu thông, Công ty Cổ phần Thông Quảng
Ninh đã xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến nhựa thông với 3 dây chuyền công
nghệ hiện đại với công suất 15.000 tấn nguyên liệu/năm tại phường Phương Đông,
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Do đặc trưng của công nghệ chế biến nhựa thông sẽ phát sinh khí thải, nước
thải và chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước,
môi trường đất, cảnh quan, con người và kinh tế xã hội… Hiện nay, tại một số khu
vực trong nước đã có hiện tượng ô nhiễm môi trường do hoạt động của các nhà máy
chế biến nhựa thông và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Trước thực tế đó, vấn đề nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực chịu ảnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

hưởng của nhà máy chế biến nhựa thông để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và xử
lý hợp lý là rất cần thiết và góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp giảm thiểu môi trường tại Nhà máy chế biến nhựa thông, phường Phương
Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do
hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến nhựa thông.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại Nhà máy chế biến nhựa
thông.
3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu quy mô, quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy chế biến

nhựa thông.
- Đánh giá một số thông số ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biến
nhựa thông
- Tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường tại Nhà máy chế biến nhựa thông.
- Đề xuất được các phương án giảm thiểu tác động tiêu cực có tính khả thi và
mang lại hiệu quả khi áp dụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình và các giải pháp quản lý môi trường công nghiệp tại Việt Nam
1.1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Nền
kinh tế đang trên đà đi lên phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường ngày một gia tăng.
Ứng với mỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, trong quá trình
sản xuất để tạo ra được một sản phẩm, trước hết cần là nguyên liệu thô ban đầu, nước
công nghệ, các loại hoá chất cần thiết và các nguồn năng lượng khác công đoạn trung
gian, các thiết bị máy móc cần thiết khác cuối cùng cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong quá trình đó nguồn gây ô nhiễm chính là các công đoạn trong sản xuất
và chất gây ô nhiễm chính là những nguồn đầu vào là các nguyên liệu thô loại ra do
không đủ quy cách trở thành phế thải. Hoá chất tham gia trong quá trình phản ứng
nhằm biến đổi một số tính chất của nguyên liệu ban đầu cũng sẽ có một phần bị
biến tính và thải ra ngoài một phần nào đó… Sơ đồ sau thể hiện quá trình sản xuất
phát sinh các chất thải được trình bày tại hình sau:








Hình 1.1: Sơ đồ mô tả ảnh hưởng công nghiệp đến môi trường
Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp thường có nồng độ các
chất độc hại cao, tập trung trong một vùng. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy
trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công
nghiệp sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác nhau:
Quá trình
sản xuất
Khí thải
Sản phẩm
Nguyên liệu
Nước
Năng lượng
Nước thải
Chất thải rắn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bảng 1.1: Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình
Nhóm ngành sản xuất Khí thải
Các ngành có lò hơi, lò s
ấy, máy phát
điện đốt nhiên liệu
Bụi, SO
2
, CO, CO
2
, NO

2
, VOCs, muội
khói
Nhóm ngành nhiệt điện Bụi, CO, CO
2
, H
2
S, SO
2
và NO
x

Nhóm ngành sản xuất xi măng Bụi, NO
2
, CO
2
, F
Nhóm ngành sản xuất gang thép
Bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO,
MnO, Al
2
O
3
,

SiO
2
, CaO, MgO); khí
thải chứa CO
2

, SO
x
.
Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn
cắt may, giặt, tẩy, sấy
Bụi, Cl
2
, SO
2
, Pingment,
formandehit, HC, NaOH, NaClO
Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện
kim
Bụi, hơi kim loại nặng, CN
-
, HCl, SiO
2
,
CO, CO
2

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ
kim loại
Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất, hơi
dung môi hữu cơ, SO
2
, NO
2

Nhóm ngành sản xuất hóa chất

Bụi H
2
S, NH
3
, hơi dung môi hữu cơ,
hóa chất đặc thù, bụi, SO
2
, CO, NO
2

Nhóm ngành khai thác dầu thô, khí CO, SO
2
, NO
x
, hơi HC
Nhóm ngành khai thai sản xuất than và
khoáng sản
Bụi, SO
2
, CO, CO
2
, NO
2

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013
Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi,
nhóm chất vô cơ, nhóm các chất hữu cơ với các chất ô nhiễm phổ biến gồm NO
2
,
SO

2
, VOC, TSP, các hóa chất và kim loại. Trong đó lượng phát thải SO
2
, NO
2

TSP chiếm phần lớn trong tải lượng các chất ô nhiễm.
Bảng 1.2: Ước tính tải lượng các thông số ô nhiễm không khí
từ hoạt động công nghiệp trên cả nước
Chất ô nhiễm Tải lượng (tấn/năm) Tỷ lệ (%)
NO
2
655.899 18,52
SO
2
1.117.757 31,56
VOC 267.706 7,56
TSP 673.842 19,02
Các hóa chất 143.569 4,05
Các kim loại 960 0,03
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2010)
Trong các nhóm ngành công nghiệp ở Việt Nam, các hoạt động: khai thác và
chế biến than, sản xuất thép, vật liệu xây dựng và nhiệt điện đang được đánh giá là
những nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất hiện nay.
Công nghiệp khai thác than thải ra môi trường không khí một lượng lớn bụi
TSP, PM
10

và một số chất khác như: SO
2
, CO, CO
2
, CH
4

Bảng 1.3: Nồng độ bụi trong quá trình khai thác than
Đơn vị tính: mg/m
3

STT Cơ sở sản xuất
Khai thác,
chế biến
Vận
chuyển
Bãi
thải
Khu dân

1 Hà Tu - Quảng Ninh 2,0 - 8,8 10,2 1,2 0,57 - 0,73
2 Núi Béo - Quảng Ninh 47,7 - 75,9 1,9 1,4 1,4
3 Cao Thắng - Quảng Ninh 16,3 - 38,4 - - -
4 Tân Lập - Quảng Ninh 20 - 30,1 - - -
5
Nhà sàng tuyển than Hòn
Gai - Quảng Ninh
2,6 - 5,3 1,4 - 1,8 - 0,1 - 0,9
6 Mạo Khê - Quảng Ninh 1,08 - 2 - - 0,1
7 Hồng Thái - Quảng Ninh 37,6 15,2 - 1,3

Nguồn: Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, B.Công thương, 2010
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường 2013 cho thấy, hiện có khoảng 28
doanh nghiệp khai thác, chế biến nằm trong Tập đoàn Than khoáng sản. Tuy nhiên,
chỉ có 75% doanh nghiệp có hệ thống xử lý bụi. Mặc dù, trong quá trình khai thác, sản
xuất, vận chuyển, các doanh nghiệp đã thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế gây ô
nhiễm nhưng bụi và tiếng ồn vẫn ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Thời gian qua ngành than đã có những bước đột phá cả về quy mô đầu tư
cũng như tốc độ phát triển. Quy hoạch phát triển của ngành trong những năm tới
cho thấy mức phát triển của ngành vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, việc quá chú
trọng vào hiệu quả khai thác mà thiếu quan tâm đến các biện pháp nhằm bảo vệ môi
trường đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng
đối với khu vực mỏ khai thác than cũng như khai thác các loại khoáng sản khác.
Đối với ngành nhiệt điện, theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

trường công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện đốt than phát thải ra môi trường không
khí các loại khí như: CO, CO
2
, SO
2
, NO
x
… Lượng phát thải các chất ô nhiễm phụ
thuộc vào loại nguyên liệu và công nghệ sử dụng (Bộ Công thương, 2012).
Bảng 1.4: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải
từ các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc năm 2009
Đơn vị: tấn/năm (CO
2
: nghìn tấn/năm)

Loại nguồn điện Bụi SO
2
NO
x
CO
x

Nhiệt điện than 1.008 31.494 32.342 16.501
Nhiệt điện dầu 6.902 56 3.429 25.077
Nhiệt điện khí - Tubin khí hỗn hợp 0 0 15.431 22.977
Tổng 7.870 31.550 51.215 42.105
Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công nghiệp, B. Công thương, 2010
Nguồn gây ô nhiễm không khí của hoạt động sản xuất thép phát sinh chủ yếu
từ các khu vực sản xuất của như nhà xưởng, lò than, khu vực tạo hình, khu vực tập
kết sản phẩm với các loại khí thải chủ yếu là bụi, gỉ sắt chứa oxit kim loại, khí thải
chứa SO
2
, CO
2
. Tại các khu vực nhà kho, bãi chứa, kho than, khu vực vận chuyển,
khí thải phát sinh chủ yếu: NO
x
, VOC, hơi xăng dầu.
Bảng 1.5: Ước tính các chất phát thải vào môi trường theo sản lượng quy
hoạch phát triển của ngành thép đến năm 2025
Đơn vị tính: tấn/năm
Các chất phát thải 2010 2015 2020 2025
SO
x
3.913 7.825 14.018 21.356

NO
x
816 1.969 3.012 4.584
CO 498 1.091 1.916 2.912
Bụi 573 1.393 2.396 3.632
Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công nghiệp, B. Công thương, 2009
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, hiện nay hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất gang thép với công suất thấp hoặc các doanh nghiệp tư nhân chưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

có hệ thống xử lý khí đạt yêu cầu là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng môi trường không khí.
Bảng 1.6: Ước tính tải lượng các chất phát thải vào môi trường
từ sản xuất xi măng
Đơn vị: triệu tấn/năm
Các chất phát thải 2011 2015 2020
Bụi 0,65 1,075 1,34
SO
2
0,086 0,14 0,18
Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, 2013
Bảng 1.7: Ước tính tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất vật
liệu xây dựng
Đơn vị: triệu tấn/năm
Các chất phát thải 2011 2015 2020
Bụi 2,82 3,43 4,1
SO
2
0,73 0,87 1,03

CO
2
280,7 342,8 446,5
Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, 2013
Cùng với đó, các nhà máy luyện kim, sản xuất hoá chất, gạch, gốm sứ, thuỷ
tinh, dệt nhuộm, ép nhựa, chế biến thực phẩm, đường cà phê, chè…cũng là những
nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do quá trình sử dụng nhiên liệu cho hoạt
động của lò đốt.
1.1.2 Giải pháp quản lý môi trường công nghiệp tại Việt Nam
Hiện nay để giải quyết các vấn đề ô nhiễm công nghiệp, Việt Nam đã và
đang áp dụng các biện pháp sau:
1.1.2.1 Các giải pháp luật pháp, chính sách
Vì mục tiêu của các doanh nghiệp, công nghiệp là lợi nhuận kinh tế. Trong điều
kiện đất nước trong thời kỳ phát triển, vấn đề môi trường chưa được các doanh nghiệp
thực sự coi trọng thì các biện pháp mang tính luật pháp và chính sách là nhân tố chính
chi phối các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (Lê Văn Khoa, 1995).
Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế hoặc phí ô nhiễm, đánh vào từng đơn vị
chất thải, đơn vị sản phẩm hoặc thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

- Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và các
nhân sử dụng môi trường đóng góp. Tùy vào đối tượng đánh thuế và phí có thể có
các loại sau:
+ Thuế và phí rác thải.
+ Thuế và phí nước thải.
+ Thuế và phí ô nhiễm không khí.
+ Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép,
giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường. Hiện nay, biện pháp này cũng
đang được đặt ra cho các doanh nghiệp nhưng chưa phổ biến.

- Hạn ngạch phát thải có thể mua bán được, áp dụng phổ biến ở Tây Âu và
Mỹ, nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế của công tác quản lý chất ô nhiễm và đầu tư
công nghệ xử lý ô nhiễm. Trong điều kiện đảm bảo tổng nguồn chất thải trong khu
vực không thay đổi, các xí nghiệp có thể trao đổi mua bán hạn ngạch phát thải mà
không làm gia tăng ô nhiễm. Nhờ vậy, chất lượng môi trường được đảm bảo, nhưng
chi phí xã hội của các nhà sản xuất giảm .
- Ký quỹ môi trường được áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm
môi trường. Các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một
khoản tiền lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh
nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
- Nhãn sinh thái: cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường
trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng các sản phẩm đó. Nhãn sinh thái là công cụ
kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Có
rất nhiều loại nhãn sinh thái khác nhau như nhãn xanh, ecomark, … do một cơ quan
môi trường quốc gia quản lý việc cấp và thu hồi (Lê Văn Khoa, 1995).
1.1.2.2 Các giải pháp quy hoạch
Vấn đề quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp
đóng vai trò không nhỏ trong vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Quy hoạch
có tính đến các yếu tố môi trường sẽ cho phép các hoạt động trong quy hoạch giảm
thiểu được tác động ô nhiễm môi trường.
1.1.2.3 Sản xuất sạch hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Định nghĩa về sản xuất sạch hơn
Theo UNEP định nghĩa “Sản xuất sạch hơn (SXSH) là sự ứng dụng liên tục
chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản
phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con
người và môi trường” (UNEP, 1998).
- Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng

lượng, loại trừ các nguyên liệu nguy hại và giảm lượng cũng như tính nguy hại của
tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
- Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và
phát triển các dịch vụ.
Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm thực
hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có chất thải trong khi đó, SXSH
là tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa”. Bên cạnh việc giảm
thiểu các chất thải ô nhiễm thông qua SXSH, giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu
thụ cũng có thể là một thành quả của tiếp cận này.
Cùng tồn tại với khái niệm SXSH và cũng mang tính chất cơ bản phòng ngừa
ô nhiễm bằng ngăn chặn các nguyên nhân phát sinh ra chất thải là các khái niệm
“giảm thiểu chất thải”, “phòng ngừa ô nhiễm”, “năng suất xanh”… do các tổ chức
và quốc gia khác nhau sử dụng. Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với SXSH,
đều có chung ý tưởng giúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh
ô nhiễm ít hơn. Do vậy, hiện nay thuật ngữ SXSH đang được sử dụng rộng rãi hơn
cả (Đại học khoa học Huế, 2012).
Các giải pháp SXSH
Theo Đại học khoa học Huế, 2012, các giải pháp SXSH là sự thay đổi trong
quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể được
chia thành 3 nhóm sau:
Giảm thiểu chất thải tại nguồn:
- Quản lý nội vi là một giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được
các giải pháp.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu

hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của
quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH… cần được giám sát và duy
trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
- Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác, ít độc hại và thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên
liệu với chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
- Cải tiến thiết bị là việc thay đổi các thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn.
- Thay đổi công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại, điều
chỉnh các thông số vận hành, cải tiến về tự động hoá… có hiệu quả hơn.
Tuần hoàn chất thải:
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất tiết kiệm tài nguyên, giảm nhu cầu nguyên vật liệu, giảm chi phí
quản lý chất thải.
- Tạo ra các sản phẩm phụ: việc thu thập và xử lý “các dòng thải” để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
Cải tiến sản phẩm:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm để giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ
bản của SXSH. Như việc thay thế nguyên liệu đầu vào ít độc hại, thay thế dung môi
bởi nước…
- Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với
sản phẩm đó.
- Các thay đổi về bao bì có thể là quan trọng, vấn đề cơ bản là giảm thiểu
bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm.
SXSH có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, không kể quy mô nhỏ hay lớn,
cũng không kể có định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít.
Thực hiện SXSH sẽ tạo cơ hội cho:
- Sử dụng nguyên liệu và năng lượng ít hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


- Cải thiện thị trường.
- Tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn.
Trong điều kiện nền công nghiệp của nước ta còn lạc hậu, yếu tố quản lý
cũng như những yếu tố kỹ thuật còn yếu kém, thì sản xuất sạch hơn chính là một
giải pháp vừa giải quyết được vấn đề kinh tế vừa có lợi cho môi trường. Giải pháp
này có thể không yêu cầu đầu tư lớn nhưng lại mang lại hiệu quả nhanh và thiết
thực (Đại học khoa học Huế, 2012).
1.1.2.4 Hệ thống quản lý môi trường ISO 14.000:
Hệ thống quản lý môi trường mặc dù đã được đề cập đến rất nhiều trong những
năm gần đây, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa mặn
mà với giải pháp này do còn có quá nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất đó là vấn đề ưu
tiên của các doanh nghiệp chưa phải là vấn đề môi trường, trừ những doanh nghiệp
xuất khẩu sản phẩm sang các nước tiên tiến có xu hướng áp dụng giải pháp này, vì đây
là một trong những yêu cầu để xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm những
doanh nghiệp đã áp dụng giải pháp này, hệ thống quản lý môi trường là một công cụ
khá tiện lợi và có ích cho chính bản thân doanh nghiệp rất nhiều.
1.1.2.5 Kiểm soát ô nhiễm thông qua đánh giá tác động môi trường
Trong những năm qua, đánh giá tác động môi trường đã trở thành giải pháp
mang tính pháp lý rộng lớn nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Đây là bước đầu
tiên để các khu công nghiệp, các doanh nghiệp ý thức được tác động môi trường của
dự án của mình và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các tác động đó. Trong thời
gian tới, cùng với sự đổi mới của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, sẽ có
những chính sách mới liên quan đến đánh giá tác động môi trường để làm hiệu quả
hơn nữa công cụ này đối với việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp.
1.1.2.6 Xử lý chất thải tập trung
Xử lý chất thải tập trung cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí xử lý chất
thải. Nguyên nhân do công trình xử lý chất thải thường yêu cầu đầu tư lớn, nên nếu
xây dựng hệ thống xử lý chất thải đơn lẻ các doanh nghiệp thường không sử dụng
hết công suất. Mặt khác giá thành xử lý trên một đơn vị chất thải sẽ giảm khi công
suất xử lý chất thải tăng. Hình thức xử lý chất thải tập trung phổ biến nhất hiện nay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

là xử lý nước thải tập trung trong các khu công nghiệp. Ngoài ra, xử lý chất thải rắn
và chất thải nguy hại công nghiệp tập trung cũng là những giải pháp cần thiết. Ở
nước ta hiện còn rất thiếu loại hình xử lý tập trung này.
1.1.2.7 Phát triển công nghiệp sinh thái
Bản chất của phát triển công nghiệp sinh thái chính là sự hợp tác cùng có lợi
giữa các cơ sở công nghiệp với nhau, với các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ, chính quyền và cộng đồng địa phương. Các hoạt động chủ yếu của một
khu công nghiệp sinh thái là trao đổi sản phẩm phụ, sử dụng chung các thiết bị năng
lượng, an toàn về môi trường, mua chung nguyên vật liệu, tái sử dụng chất thải,
Khái niệm này hiện còn rất mới ở Việt Nam và để áp dụng được ở Việt Nam cần
phải có rất nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đã áp dụng cho thấy
đây là loại hình cộng sinh công nghiệp rất có lợi cho các doanh nghiệp trên phương
diện kinh tế cũng như môi trường.
1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến nhựa thông
Cây thông được coi là một trong các cây lâm sản quý. Thông không chỉ cung
cấp gỗ mà quan trọng hơn là nguồn cung cấp nhựa thông. Quá trình tinh chế nhựa
thông thu được sản phẩm bao gồm tinh dầu và colophan.
1.2.1 Đặc điểm của nhựa thông
Khi nhựa mới chảy ra khỏi ống dẫn nhựa tỷ lệ dầu thông trong nhựa có thể
đạt 36%, sau khi tiếp xúc với không khí tinh dầu thông bay hơi nhựa đặc dần.
Nhựa từ nơi khai thác đưa đến nhà máy thường có lẫn nhiều tạp chất, thành
phần chủ yếu: Colophan 74 - 77%, tinh dầu thông 18 - 21% nước 2 - 4% tạp chất
khoảng 0,5%.
Nếu nhựa để lâu sẽ bị oxy hóa chuyển thành màu vàng, nhựa đặc lại, sản
phẩm dầu thông và colophan chế biến từ loại nhựa này sẽ có chất lương thấp.
Nhựa thông chủ yếu do thành phần của các axit nhựa và terpene lỏng tạo
thành. Kết quả phân tích cho thấy trong nhựa có 18% dầu thông, 9% chất trung tính,

73% axit còn lại là tạp chất và nước. Các chất mang tính axit trong nhựa có 90%
axit nhựa, 9 - 10% axit béo (Phạm Anh Tuấn, 2010).
1.2.2 Thành phần và tính chất của tinh dầu thông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Tinh dầu thông (hay còn gọi là dầu thông) có công thức chung là C
5
H
8
cấu
tạo dạng mạch thẳng hoặc mạch vòng. Thành phần của nhựa thông phụ thuộc vào
loài thông, chất lượng nhựa, phương pháp khai thác và chế biến nhựa. Thành phần
chủ yếu của nhựa thông gồm các terpene:

Hình 1.2: Thành phần và cấu trúc của tinh dầu thông
Dầu thông là một chất lỏng không màu trong suốt và có mùi thơm đặc trưng.
Dầu thông không hòa tan trong nước nhưng có thể hòa tan trong một số dung môi
hữu cơ: cồn, benzen, xăng… Bản thân dầu thông là chất trung tính khi bị oxy hóa
thành axit tự do. Màu của dầu thông không chịu ảnh hưởng của axit và nước nếu
không tiếp xúc trực tiếp với không khí thì khó biến màu.
Tính chất hóa học của dầu thông phụ thuộc vào các loại phản ứng mà terpene
có thể tạo ra. Sự tồn tại của các mạch nối đôi và mạch vòng có thể tiến hành các loại
phản ứng đồng phân hóa, nhiệt phân, oxy hóa, este hóa, hydro hóa, polyme
hóa…(Phạm Anh Tuấn, 2010).
1.2.3 Thành phần và tính chất của colophan (tùng hương)
Colophan (hay còn gọi là tùng hương) là hỗn hợp phức tạp, nguyên liệu nhựa
thông có nguồn gốc khác nhau thì thành phần hỗn hợp colophan cũng khác nhau.
Thành phần chủ yếu trong colophan là các axit nhựa ngoài ra còn có một lượng nhỏ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14

axit béo và các chất không phải axit, tỷ lệ của chúng thay đôi theo chủng loại colophan.
Colophan là một hỗn hợp rắn của nhiều axit nhựa đồng phân có công thức
chung C
20
H
30
O
2
có thành phần cấu trúc như sau:

Hình 1.3: Thành phần và cấu trúc của colophan
Cấu trúc của các axit nhựa khác nhau thì tính chất hóa học của chúng cũng
khác nhau. Do phản ứng của các nối đôi và gốc axit làm cho colophan rất dễ thay
đổi cấu trúc, nhạy cảm với tác dụng oxy hóa của không khí, có khả năng tham gia
phản ứng cộng hợp hydro hóa, polyme… Rất nhiều các sản phẩm biến tính và dẫn
xuất của colophan được điều chế thông qua các phản ứng hóa học.
Colophan có khả năng kết tinh, nhiệt độ nóng chảy của colophan kết tinh
tương đối cao và rất dễ bị oxy hóa trong không khí đặc biệt là ở nhiệt độ cao hoặc ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

dạng bột. Các thông số về màu sắc, nhiệt độ chảy mềm, độ chiết quang, quay cực,
xu thế kết tinh, độ nhớt… là những thông số đánh giá chất lượng chủ yếu của
colophan (Phạm Anh Tuấn, 2010).
1.2.4. Tình hình sản xuất nhựa thông trong nước và trên thế giới
1.2.4.1 Tình hình sản xuất trên thế giới
Từ xa xưa, con người đã biết cách lấy nhựa của cây thông để chiết lấy dầu
thông, colophan và hắc ín. Trong kinh thánh đã nhiều lần nhắc đến những thủy thủ

trên con tàu Nê-ô huyền thoại biết lấy hắc ín từ nhựa cây thông để trám gỗ vỏ tàu
biển. Sự gia tăng các trạm bán hắc ín và các sản phẩm từ cây thông cho những
người đi biển ở châu Âu và Địa Trung Hải đã tạo nên một ngành công nghiệp mới.
Vào đầu thế kỷ 20 ở Mỹ đã có một số công ty như Yaryan Naval Stores bắt
đầu chiết dầu thông và colophan từ gốc cây thông đã bị đốn bỏ. Cuối những năm
40, ở Mỹ và châu Âu người ta đã lấy chất thải từ quá trình nấu bột gỗ thông đem cô
đặc và axit hóa để sản xuất dầu thông thô. Dầu thông thường được cất phân đoạn để
sản xuất axit béo, colophan và hắc ín. Axit béo được dùng để sản xuất chất tẩy rửa,
sơn vv hay được chuyển hóa thành các dẫn xuất. Colophan thường được biến tính
hóa học tạo ra este hay những chất khác để sản xuất các chất kết dính và mực. Các
chất hyđro cacbon terpen dễ bay hơi thoát ra trong quá trình sản xuất bột gỗ đều
được thu hồi lại để sản xuất terpin sulfat thô. Sau đó nó lại đươc cất phân đoạn để
tạo ra những hóa chất dùng cho sản xuất các chất thơm và các chất kết dính.
Việc khai thác nhựa thông tốn rất nhiều nhân lực. Phương pháp khai thác
thay đổi rất ít so với thời kỳ tiểu công nghiệp. Người công nhân khai thác nhựa
thông thường cạo khía vỏ cây, nhựa sẽ rỉ ra và chảy vào bát chứa. Một nhà khoa học
thuộc trường Đại học Tổng hợp Florida đã cải tiến phương pháp lấy nhựa bằng cách
khoan các lỗ nhỏ vào gốc cây rồi để nhựa chảy vào túi đựng. Ông cho rằng phương
pháp này sẽ thu được nhựa sạch, không cần phải rửa và lọc nhựa như các phương
pháp thu gom thông thường hiện nay. Hơn nữa cây không bị xước và sẽ trở thành
nguồn gỗ có giá trị. Hercule là công ty duy nhất ở Mỹ hiện nay vẫn chiết dầu thông
và colophan từ gốc cây thông đã bị đốn bỏ. Hàng năm, công ty sản xuất được khoảng
30.000 tấn colophan với nguồn nguyên liệu nhựa thông trắng có độ tinh khiết cao tại

×