Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải
An, thành phố Hải Phòng
Chu Thanh Lương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hiệu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về nghiên cứu và cơ sở quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên
đất đai; Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất về số lượng, chất lượng, phân bố
loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất quận Hải An; Phân tích xu thế biến động
các loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
quận Hải An; Đề xuất xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của
quận Hải An.
Keywords. Địa chính; Sử dụng đất
Content
MỞ DẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh.
Để có được những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác sử dụng đất,
việc đánh giá các kết quả thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSDĐ quận Hải An
thời kỳ 2005-2010, bao gồm cả những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và
nguyên nhân là hết sức cấp thiết
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An, thành phố
Hải Phòng”.
+ Mục tiêu
Làm rõ thực trạng và nguyên nhân những biến động trong quá trình thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hải An thời kỳ 2005-2010 làm cơ sở đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của địa phương.
+ Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về nghiên cứu và cơ sở quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai;
- Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất về số lượng, chất lượng, phân bố loại hình
sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất quận Hải An;
- Phân tích xu thế biến động các loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội quận Hải An;
- Đề xuất xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của quận Hải An.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: không gian nghiên cứu đề tài là quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Phạm vi nội dung khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng và biến đổi sử dụng đất
của quận Hải An.
+ Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
- Quan điểm phát triển vùng:
+ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp GIS và bản đồ
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận Hải An
Chương 3. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất quận Hải An giai đoạn 2005 -2010
Chương 4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An
Nghiên cư
́
u ta
̣
i quận Hải An, thành phố Hải Phòng:
Quận Ha
̉
i An với diện tích tự nhiên 10.484,29 ha là quận nằm ở phía Đông Nam
thành phố Ha
̉
i Pho
̀
ng, có các đặc điểm vị trí địa lý như sau:
- Phía Tây Bc trực tiếp giáp quận Ngô Quyền ;
- Phía Bc giáp huyện Thủy Nguyên theo dọc sông Cấm ;
- Phía Nam giáp huyện Kiến Thụy theo ranh giới Sông Lạch Tray ;
- Phía Đông gia
́
p Sông huyê
̣
n đa
̉
o Ca
́
t Ha
̉
i theo ranh giơ
́
i la
̀
cửa biê
̉
n Nam Triê
̣
u.
Kinh tế - xã hội Quận Hải An phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt
23,50%/năm; tổng giá trị sản xuất của 04 nhóm ngành kinh tế trên địa bàn tăng từ 1.033 tỷ
đồng lên 7.378 tỷ đồng ước năm 2011, tăng bình quân 32,5 %, tăng 7,2 lần so với năm 2003.
Công nghiệp của quận luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công
nghiệp bình quân 5 năm (2006 - 2010) tăng 15,4%/năm.
Tuy nhiên hiện trong khu công nghiệp chưa có khu xử lý nước thải tập trung; mặt khác
diện tích là rừng phòng hộ, ngập mặn đang bị co hẹp dần dẫn đến nhiều hệ lụy.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước được đầu tư cải tạo xây mới, các khu dân
cư cũ đa số đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá tuy nhiên còn nhỏ, hẹp. Từng bước trên địa bàn
quận đã hình thành nhiều khu đô thị mới mang dáp dấp hiện đại.
Đánh giá chung
Lợi thế
Quận Hải An hội đủ các lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên và xây dựng để
xây dựng Quận trở thành một quận công nghiệp hiện đại, một trung tâm công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, du lịch của thành phố. Là một quận cửa ngõ trong tương lai không xa với các lợiưu
thế:
- Sự đa dạng về địa hình là điều kiện để phát triển một cách đa dạng nhiều ngành kinh tế.
- Phát triển công nghiệp cảng biển và các ngành công nghiệp phụ trợ bởi nơi đây có
nhiều cửa sông lớn hướng ra biển với độ sâu nước rất phù hợp.
Những khó khăn, hạn chế
- Một số lĩnh vực phát triển thiếu bền vững, hiệu quả còn hạn chế. Chưa nhanh chóng
khai thác với hiệu quả cao các tiềm năng, lợi thế, tài nguyên của quận.
- Quy mô phát triển trên các mặt chưa mạnh mẽ, tương xứng với lợi thế và yêu cầu
xây dựng phát triển quận. Phát triển đô thị chưa mạnh và đảm bảo yêu cầu hiện đại văn minh.
- Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các dự án
thu hút đầu tư vào địa bàn; chưa có các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân; nhiều khu vực
chưa thiết lập được hạ tầng đô thị, còn mang rõ tính chất nông thôn.
- Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao.
1. Những kết quả đã đạt được
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Tính đến năm 2010 tổng diện tích thu hồi đất, đã giao, cho thuê là 73 Dự án là:
2.924,5 ha, trong đó:
+ Năm 2006: 11 Dự án với diện tích thu hồi là 95,3 ha.
+ Năm 2007: 12 Dự án với diện tích thu hồi là 811.5 ha.
+ Năm 2008: 5 Dự án với diện tích thu hồi là 149,1 ha.
+ Năm 2009: 23 Dự án với diện tích thu hồi là 1.805,3 ha.
+ Năm 2010: 12 Dự án với diện tích thu hồi là 63,3 ha.
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 3.1. Kết quả cấp giấy Chứng nhận QSDĐ quận Hải An
STT
Tên phường
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Đông Hải 2
190
277
430
549
855
2
Cát Bi
16
28
47
36
147
3
Đằng Hải
293
532
771
650
1.412
4
Nam Hải
169
75
196
191
337
5
Tràng Cát
178
282
510
400
666
6
Thành Tô
36
84
164
294
7
Đông Hải 1
573
900
795
969
1.196
8
Đằng Lâm
650
1.065
921
924
1.763
Tổng
2.069
3.195
3.754
3.883
6.670
- Đối với các tổ chức:
Đã thực hiện cấp 291 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức còn lại
khoảng 300 tổ chức đang thực hiện hoàn thiện hồ sơ
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý
vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
+ Đối với các tổ chức: kiểm tra 20 tổ chức có 01 tổ chức vi phạm.
- 24 tổ chức đã được kiểm tra theo chương trình thanh tra của các cơ quan: Thanh tra
Tổng cục Quản lý đất đai; Thanh tra Nhà nước; Thanh tra Sở TN & MT; UBND các quận,
huyện.
+ Quận đã tiến hành 12 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực quản lý sử dụng đất, thực hiện
nghĩa vụ sử dụng đất, thu chi tài chính.
Công tác tiếp dân thường xuyên duy trì tốt, đã tiếp 2.756 lượt công dân, tiếp nhận 527
đơn kiến nghị thiết thực giảm khiếu kiện đông người, vượt cấp lên trung ương, thành phố.
2. Hiện trạng sử dụng đất quận Hải An
Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận là 10.484,29 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 3.991,76 ha chiếm 38,07 %.
- Đất phi nông nghiệp: 6.437,32 ha chiếm 61,39 %.
- Đất chưa sử dụng: 55,21 ha chiếm 0,52 %.
Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai của quận Hải An đến hết năm 2010 thì:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận là 10.484,29 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 3.453,61 ha chiếm 32,0 %.
- Đất phi nông nghiệp: 6.975,47 ha chiếm 66,53 %.
- Đất chưa sử dụng: 55,17 ha chiếm 0,52 %.
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2010
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng cung cấp)
STT
Chỉ tiêu
Mã
2005
2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
TỔNG DIỆN
TÍCH TỰ NHIÊN
10.484,29
100.00
10.484,25
100.00
1
Đất nông nghiệp
NNP
3.991,76
38,07
3.453,61
32
Trong đó:
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SNX
636,01
6,06
539,56
5,14
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
636,01
6,06
539,54
5,14
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
578,4
5,51
498,95
4,75
1.1.1.2
Đất dùng cho chăn nuôi
COC
0
0
0
0
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
57,61
0,54
40,60
0,38
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CKN
0
0
0
0
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.133,22
10,8
1.567,18
14,95
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.133,22
10,8
1567,18
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
2.222,53
21,19
1.346,87
12,84
1.4
Đất làm muối
LMU
0
0
0
0
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0
0
0
0
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
6.437,32
61,39
6.975,47
66,53
2.1
Đất ở
OTC
692,03
6,6
731,63
6,97
2.1.1
Đất ở nông thôn
0
0
0
0
2.1.1
Đất ở đô thị
ODT
692,03
6,6
731,63
6,97
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
1.801,87
17,18
3.444,57
32,85
2.2.1
Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp
CTS
6,14
0,05
10,68
0,1
2.2.2
Đất quốc phòng
CQA
602,51
5,74
629,18
6
2.2.3
Đất an ninh
CAN
0,99
0,01
2,4
0,02
2.2.4
Đất sản xuất, KD phi nông
nghiệp
CSK
538,13
5,13
1.977,67
18,86
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
654,1
6,23
824,64
7,86
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TIN
6,98
0,06
11,54
0,11
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
36,01
0,34
36,01
0,34
2.5
Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
SMN
3.900,43
37,2
2.751,73
26,24
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
0
0
0
0
3
Đất chưa sử dụng
CSD
55,21
0,52
55,17
0,52
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
55,21
0,52
55,17
0,52
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Hải An, 2012)
Những kết quả đạt được
Công tác quản lý đất đai ngày càng được quận quan tâm đúng mức đã đạt được kết
quả đạt nhất định giúp quận Hải An quản lý việc sử dụng đất tốt hơn, đồng thời xử lý kịp thời
các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân
sách của thành phố.
Từng bước quy hoạch, hoạch định được những hướng phát triển có định hướng cải thiện
hạ tầng xã hội.
Những tồn tại cần được khắc phục
- Một số nội dung trong công tác quản lý nhà nước về đất đai còn tiến hành chậm.
- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra.
- Thường xuyên có sự thay đổi về bộ máy tổ chức ngành Quản lý đất đai.
- Công tác quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý
và sử dụng đất đai chưa được làm thường xuyên, liên tục.
3. Xu hướng biến đổi sử dụng đất quận Hải An giai đoạn 2005-2010
Tình hình biến động
- Biến động đất nông nghiệp
+ Đất trồng lúa: đến năm 2010 giảm 79,45 ha so với năm 2005.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: tính đến năm 2010 giảm 875,66 ha.
+ Đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ: Tăng 433,96 ha.
- Biến động đất phi nông nghiệp: tăng 538,15 ha , cụ thể:
+ Đất ở: Đến năm 2010 là 731,63 ha tăng thêm 39,6 ha.
- Đất chuyên dùng: tăng 1.642,70ha so với năm 2005 (1.801,87 ha)
- Đất tôn giáo tín ngưỡng tăng 4,56 ha.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa: không thay đổi.
- Đất bằng chưa sử dụng: Không thay đổi.
Những nguyên nhân, đánh giá về sự biến động
- Để phát triển kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng
đất.
Biến động đất đai trong những năm qua của quận nhìn nhận về mặt phát triển kinh tế - xã
hội là tương đối phù hợp. Việc sử dụng đất đai của quận ngày càng có hiệu quả, trong đó:
- Đất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước
chuyển dịch đáng kể giữa các ngành, việc chuyển dịch đã đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt và tạo
việc làm cho người lao động.
- Đất phi nông nghiệp: Xu hướng tăng và chủ yếu dùng vào các mục đích xây dựng
khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại, hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi; hạ tầng xã
hội.
Biến động sử dụng đất thời kỳ 2005-2010 và dự báo xu thế biến động
Xu thế biến động giai đoạn 2005-2010
Xu hướng biến đổi sử dụng đất quận Hải An giai đoạn 2005-2011 theo hướng chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất từ loại đất có đóng góp giá trị kinh tế thấp sang đất có giá trị đóng
góp kinh tế cao, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Sự biến động đất đai diễn ra theo xu hướng tích cực, phù hợp với xu thế phát triển
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Dự báo biến động sử dụng đất trong giai đoạn tới
+ Dự báo nhu cầu và biến động sử dụng đất nông nghiệp
Mục tiêu phát triển cho diện tích đất sản xuất lương thực trồng lúa là không phù hợp.
Định hướng phát triển chỉ thực hiện quy hoạch giữ lại bảo tồn khoảng 50 ha đất để
quy hoạch vùng trồng hoa (làng hoa Đằng Hải).
Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng: Duy trì, phát triển diện tích theo quy hoạch 3
loại rừng. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đảm bảo tỷ lệ che phủ và tính chất phòng hộ, đặc
dụng của rừng nhằm tránh xâm mặn và xói mòn của vùng bờ biển.
+ Dự báo nhu cầu biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
Việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài do vậy
nhu cầu đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghiệp do vậy
nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 được xác định:
- Đất nông nghiệp: chuyển đổi toàn bộ chỉ giữ lại diện tích 50 ha để bảo tồn làng hoa
Đằng Hải.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ quy hoạch khoanh nuôi tập trung và giữ lại khoảng
1.000 ha để duy trì theo dạng nuôi quảng canh kết hợp với trồng rừng phòng hộ.
- Đất phi nông nghiệp:
Phát triển các Khu công nghiệp tập trung công nghệ cao.
Phát triển các Khu đô thị, dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu trong công cuộc phát triển
kinh tế quốc tế, phát triển bền vững toàn diện nền kinh tế xã hội.
4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An
4.1 Phương hướng phát triển
Lấy công nghiệp làm nền tảng; dịch vụ làm bước đột phá trong đó dịch vụ vận tải, dịch
vụ vận tải biển là khâu đột phá tạo sự tăng trưởng nhanh, bền vững, hiệu quả cao.
Thực hiện chuyển dịch nhanh hơn về cơ cấu kinh tế kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản
xuất với xây dựng kết cấu hạ tầng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh
quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh;
Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng và chỉnh trang đô thị, với gìn giữ tôn tạo cảnh quan
môi trường sinh thái, với phát huy truyền thống lịch sử văn hoá.
4.2 Mục tiêu phát triển
Đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng đô thị tương xứng hơn với tiềm năng, lợi
thế, vai trò của quận mới, đảm bảo rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại, văn minh.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận đạt 17.505,0 tỷ đồng, tăng bình quân 23-
25%/năm.
Hoàn thành các chỉ tiêu theo các tiêu chi phát triển.
Tiếp tục bảo vệ và trồng rừng, tăng diện tích che phủ rừng tại phường Tràng Cát để
bảo vệ môi trường sinh thái ven biển, tăng khả năng chn sóng của rừng ngập mặn.
Đề xuất định hướng sử dụng đất quận Hải An đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020
* Định hướng sử dụng đất đai đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược, đáp ứng
nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Định hướng sử dụng đất đai của quận phải phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất chung của thành phố.
Xác định cơ cấu kinh tế của quận đến năm 2015 là nông - lâm nghiệp công nghệ cao,
công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ - thương mại.
- Phát triển mạnh nền kinh tế địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gn với
thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo khu vực: Hoàn thành quy hoạch, hoàn
chỉnh các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Thu hút đầu tư để phát huy thế mạnh công nghiệp, thương mại - dịch vụ, khoáng
sản, phát triển du lịch - danh thng, dịch vụ phục vụ sản xuất. .
- Định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu.
* Mục tiêu phát triển
- Thời kỳ từ nay đến năm 2015
Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất đai. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông, phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Phân bổ sử dụng quỹ đất hợp lý đáp ứng cơ cấu kinh tế thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn quận.
Sử dụng đất gn với bảo vệ môi trường sinh thái và không ngừng cải thiện, nâng cao
chất lượng môi trường sống.
Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai.
- Thời kỳ đến năm 2020
Trở thành Quận phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, có hệ thống cơ sở hạ
tầng theo yêu cầu đô thị loại l.
Định hướng phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng
rừng, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.
Định hướng sử dụng đất
- Xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao (làng hoa Đằng Hải),
chuyển đổi nuôi trồng thủy sản nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Công nghiệp - xây dựng: tập trung kêu gọi đầu tư các khu công nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh, chế biến.
- Dịch vụ, du lịch: tập trung đầu tư các khu thương mại tổng hợp tạo bước phát triển về
dịch vụ, du lịch.
Định hướng về phát triển không gian
+ Khu hạn chế phát triển: bao gồm khu nội thành cũ được giới hạn trong phạm vi các
phường Thành Tô, Cát Bi, Đằng Lâm, Đông Hải 1.
+ Khu vực phát triển mở rộng bao gồm:
Mở rộng về phía Đông: khai thác hết quỹ đất xây dựng các khu nhà ở mới tại các
phường Đông Hải 2, Nam Hải, Tràng Cát, Đằng Hải. Diện tích khoảng 1008 ha.
Đến năm 2020 đất xây dựng đô thị đạt chỉ tiêu là 160m²/ người (đô thị trung tâm);
trong đó đất dân dụng sẽ đạt 17.100 ha với chỉ tiêu là 70 ÷ 84m²/ người (đô thị trung tâm).
e, Đất chưa sử dụng
Từng bước đưa vào khai thác sử dụng hết diện tích đất chưa sử dụng là 55,2 ha vào
các mục đích cụ thể phát triển kinh tế - xã hội.
4.3 Một số giải pháp cụ thể
Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Đầu tư cho công tác quy hoạch sử dụng đất, công tác lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ
địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tăng cường kiểm tra, rà soát việc SDĐ, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm
- Thực hiện việc lập QHSDĐ chi tiết tỷ lệ 1/500 và lập bản đồ địa chính.
Giải pháp bảo vệ môi trường
- Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích cực
đưa mặt nước hoang hoá vào sử dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và các vốn rừng hiện có.
- Các dự án xây dựng công trình công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị, phải có
phương án bảo vệ môi trường trước khi phê duyệt đưa vào sử dụng.
- Phát triển các công trình xanh và xây dựng đô thị sinh thái.
- Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất, dịch vụ gây ô nhiễm và phát thải khí “nhà
kính” lớn ở bên trong khu vực đô thị;
- Xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến nhằm giảm phát thải các khí “nhà kính”.
Giải pháp về đầu tư
Đầu tư có trọng điểm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư để phát triển
công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính, viễn thông.
- Cương quyết, hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất đầu tư xây dựng khi chưa
có các kế hoạch cụ thể.
- Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà
đầu tư.
Giải pháp về tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Tài
nguyên đất đai.
- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước.
- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật giỏi.
- Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ quận về phường đảm nhận
các cương vị lãnh đạo chủ chốt.
Giải pháp thanh tra, kiểm tra đất đai
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra đất .
- Tiếp tục kiểm tra, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi.
- Giải quyết dứt điểm đơn thư, kiến nghị kéo dài.
- Tiếp tục hoàn chỉnh quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc và lập
hồ sơ địa chính.
Giải pháp khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông
nghiệp, dịch vụ.
- Tập trung xây dựng và áp dụng khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển nguồn
nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao.
- Tăng cường đổi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực khoa học công
nghệ và môi trường phù hợp với địa phương.
5. Kết luận:
- Quận Hải An là quận có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng và có nhiều lợi thế cả về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên và KTXH do vậy việc sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả đất đai
thực sự cấp thiết giúp cho các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm về phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh của thành phố.
- Qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Hải An giai đoạn 2005-2010 cho thấy:
+ Việc sử dụng đất tại quận Hải An trong giai đoạn này diễn ra nhanh chóng cả về số
lượng và quy mô diện tích. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn thu động,
đáp ứng theo yêu cầu, nhu cầu của các tổ chức, cá nhân mà chưa đánh giá tính hiệu quả của
việc chuyển đổi này đối với xã hội, môi trường sống của cộng đồng dân cư xung quanh do đó
dẫn tới việc nhiều diện tích đất sau thu hồi còn để hoang hóa, gây lãng phí lớn, gây tranh
chấp, khiếu kiện, lấn chiếm.
+ Không xác định rõ được mục tiêu cụ thể của việc phát triển (theo ngành, lĩnh vực,
nhu cầu) phù hợp do vậy việc sử dụng đất chưa đem lại hiệu quả thực sự trong định hướng
phát triển chung.
- Xu thế biến động về sử dụng đất trong giai đoạn 2005-2010 quận Hải An diễn ra
nhanh theo hướng chuyển mục đích sử dụng loại đất có giá trị kinh tế thấp sang đất có giá trị
kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế. Biến động đất đai trong những năm qua của quận nhìn
nhận về mặt phát triển kinh tế - xã hội là tương đối phù hợp.
Tuy nhiên việc chuyển đổi còn chưa bám sát theo quy hoạch đã được duyệt song việc
chuyển đổi bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tạo thêm nguồn thu
nhập cho ngân sách của quận thúc đẩy kinh tế quận phát triển.
Việc xác định, đánh giá được các xu thế biến động sẽ làm cơ sở Quy hoạch sử dụng
đất của quận theo định hướng phát triển chung của thành phố Hải Phòng đảm bảo chiến lược
sử dụng đất đai của thành phố trong 10 năm tới.
- Để việc sử dụng đất quận Hải An có hiệu quả và hợp lý tránh lãng phí, phát triển
theo hướng bền vững và đảm bảo định hướng phát triển chung của thành phố việc quy hoạch
chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận cần phải được lập và phê duyệt tạo ra cơ
sở tiền đề cho việc thu hút đầu tư, thực hiện thu hồi đất, giao đất theo các quy định pháp luật
để phát triển.
References
1. Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển TP
Hải Phòng trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
2. Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050.
3. Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải
Phòng đến năm 2020.
4. Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương
hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bc Bộ đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
5. Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050;
6. Nghị quyết số Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐND ngày 16/12/2005 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hải Phòng về Kế hoạch sử dụng đất 2006-2010.
7. Nghị quyết số 36/2006/NQ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc xét duyệt điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010)
của thành phố Hải Phòng.
8. Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng đất 05 năm giai đoạn 2006-2010 thành phố Hải Phòng lập tháng 8/2006.
9. Báo cáo kinh tế - xã hội quận Hải An năm 2010.
10. Bản vẽ quy hoạch tổng thể thành phố Hải Phòng được phê duyệt theo Quyết định số
1448/QĐ-TTg ngày16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Bản vẽ quy hoạch chi tiết quận Hải An được phê duyệt theo Quyết định số 322/QĐ-
UBND ngày 28/02/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về phê duyệt quy
hoạch chi tiết và ban hành điều lệ quản lý xây dựng quận Hải An.
12. Các tài liệu xác định chủ trương cho việc triển khai đầu tư các Dự án lớn trên địa bàn
quận Hải An trong thời gian tới.
13. Các tài liệu tham khảo trên mạng về các lĩnh vực: phát triển bền vững, biến đổi khí hậu,
quy hoạch phát triển vùng.