Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại xã song hồ, huyện thuận thành tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 86 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





ĐỖ ĐÌNH HẢO


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
VÀNG MÃ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TẠI XÃ SONG HỒ, HUYỆN THUẬN THÀNH
TỈNH BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO VIỆT HÀ


HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



ĐỐ ĐÌNH HẢO


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân đây tôi xin được bày
tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Cao Việt Hà
là giảng viên hướng dẫn khoa học cho tôi, Cô rất tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện cùng các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Môi trường, Ban Quản lý đào tạo đã giúp đỡ và có những ý kiến
đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Đảng Bộ huyện, UBND huyện
Thuận Thành, Đảng Uỷ, UBND xã Song Hồ cùng các hộ dân sản xuất vàng mã của

xã Song Hồ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động
viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành tốt chương trình
học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả!

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn



Đỗ Đình Hảo




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2
1.1 Khái niệm làng nghề, phân loại và lịch sử phát triển làng nghề. 3
1.1.1 Khái niệm làng nghề. 3
1.1.2 Phân Loại làng nghề. 3
1.1.3 Lịch sử phát triển làng nghề. 4
1.2 Đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam. 9
1.3 Tình hình phát triển làng nghề vàng mã ở Việt Nam. 12
1.3.1 Vàng mã và các nhu cầu của người dân với sản phẩm vàng mã. 12
1.3.2 Tình hình phát triển nghề làm vàng mã trên cả nước. 15
1.3.3 Tình hình phát triển làng nghề tại Bắc Ninh. 19
1.4 Hiện trạng môi trường và các ảnh hưởng của sản xuất vàng mã và các
sản phẩm từ giấy nhuộm khác tới môi trường. 23
Сhương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Song Hồ, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh 31
2.2.2 Tình hình sản xuất vàng mã ở xã Song hồ huyện Thuận thành tỉnh Bắc
Ninh 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.3 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt
động sản xuất vàng mã tới môi trường làng nghề 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn hộ dân 32

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu nước và phân tích nước trong phòng thí
nghiệm 32
2.3.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 34
2.3.5 Phương pháp so sánh 34
2.3.6 Các phương pháp khác 34
2.4 Vị trí lấy mẫu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Song hồ huyện Thuận
thành tỉnh Bắc ninh 36
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 39
3.1.3 Thực trạng quản lý môi trường làng nghề ở xã Song Hồ 43
3.2 Tình hình sản xuất vàng mã ở xã Song hồ 45
3.2.1 Tình hình phát triển nghề làm vàng mã ở xã Song Hồ 45
3.2.2 Quy mô sản xuất hộ gia đình 48
3.3 Đánh giá sản xuất làng nghề đến chất lượng nước mặt khu vực làng nghề 49
3.3.1 Quy trình sản xuất vàng mã và tác động của nó tới chất lượng
nước mặt của làng nghề 49
3.3.2 Kết quả quan trắc chất lượng chất lượng nước ở Làng nghề Song
hồ trong giai đoạn 3/2013 – 11/2014 51
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi
trường xã Song Hồ. 58
3.4 Đề xuất một số giải pháp xử lý và công tác quản lý môi trường. 60
3.4.1 Các giải pháp về công tác quản lý môi trường. 60
3.4.2 Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật xử lý nước thải. 61
KẾT LUẬN 65
1 Kết luận 65
2 Kiến nghị 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn giải
BOD lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp
chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
BTNMT
BVMT
Bộ Tài nguyên và môi trường
Bảo vệ môi trường
CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
COD lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá
học trong nước
DO Ô xy hòa tan
KCN: Khu công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hội
HTX
NN
NM
NT
Hợp tác xã
Nước Ngầm
Nước Mặt
Nước Thải
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP
TCMT
Tiểu chuẩn cho phép
Tổng cục môi trường.

TTCN
QCVN
TT
TSS
Cu
Mn
Zn
Tiểu thủ công nghiệp
Quy chuẩn Việt Nam
Thông Tư
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
Đồng
Mangan
Kẽm
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

XN Xí nghiệp

DANH MỤC BẢNG


STT
Tên bảng Trang

1.1 Kết quả phân tích chất lượng nước tại làng nghề Phong Khê 24
1.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt và nước thải tại Phú Lâm 27

1.3 Kết quả quan trắc môi trường không khí của làng giấy phong khê. 28
2.1 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích nước 34
3.1 Một số thông số khí hậu của huyện Thuận thành 37
3.2 Tình hình phân bố dân cư của xã Song Hồ năm 2014 40
3.3 Tình hình tham gia sản xuất vàng mã của các hộ dân tại xã Song hồ
huyện Thuận thành tỉnh Bắc Ninh 46
3.4 Kết quả điều tra về tình hình sản xuất vàng mã ở các hộ gia đinh 48
3.5 Kết quả phân tích nước tại cống thải chung của thôn Đạo Tú năm 2013 54
3.6 Kết quả phân tích nước tại cống thải chung của thôn Đạo Tú năm 2014 55
3.7 Kết quả phân tích nước ngầm ở thôn Đạo Tú, xã Song Hồ 57
3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của khu vực làng nghề 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Sản phẩm gốm gia dụng của Bát Tràng 7
1.2 Sản phẩm trống của làng nghề Đọi Tam 7
1.3 Thuyền thúng của Phú Yên 9
1.4 Sản phẩm ngựa giấy 17
1.5 Sản xuất các loại mũ quan 17
2.1 Sơ đồ vị trí lây mẫu nước thải tại xã Song Hồ. 35
3.1 Sơ đồ vị trí của xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 36
3.2 Cơ cấu kinh tế của xã Song Hồ, huyện Thuận thành tỉnh Bắc Ninh
năm 2014 40
3.3 Tạo hình hàng mã 47
3.4 Mọi người đang chuẩn bị hia mũ cho Táo quân 47

3.5 Quy trình sản xuất vàng mã 50
3.6 Quá trình bồi giấy màu 50
3.7 Quá trình tô màu mũ 51
3.8 Nước thải từ các hộ sản xuất vàng mã có quy trình bồi giấy 53
3.9 Sơ đồ xử lý nước thải làm vàng mã quy mô hộ gia đình 61
3.10 Sơ đồ xử lý nước thải làm vàng mã quy mô từ 10 – 15 hộ 63
3.11 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải có chứa phẩm màu 64


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam – đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy được hình thành và
phát triển hàng trăm năm nhưng đến nay hầu hết chúng được hình thành tự phát,
nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, sản xuất tại làng nghề còn sử dụng các thiết bị thủ công, đơn
giản công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, mặt bằng sản
xuất hạn chế, ý thức người dân trong bảo vệ môi trường còn chưa cao. Do đó, nhiều
hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng
môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh.
Nước là yếu tố không thể thiếu của sự sống, chất lượng nước có ảnh hưởng
quyết định tới chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Tuy nhiên sự phát triển
các làng nghề hiện nay đã gây nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường trong đó có
nguồn nước. Hoạt động sản xuất làng nghề thường gắn với từng gia đình, có quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời phụ thuộc vào nhu cầu, đòi hỏi tức thời của thị
trường. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế do vậy

nước thải của quá trình sản xuất tại các làng nghề được thải trực tiếp xuống cống,
mương thoát nước ở xung quanh làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay nhà
nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã và đang có nhiều chính sách để thực
hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Ngày 26/6/2013, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành văn bản số 2436/BTNMT-TCMT triển khai thực hiện đề án
tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề, tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 1442/UBND-
NN.TN ngày 16/7/2013 về triển khai thực hiện đề án tổng thể bảo vệ môi trường
làng nghề để giữ được sản xuất làng nghề đồng thời đảm bảo sức khỏe người dân
trong khu vực.
Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có nghề làm tranh Đông
Hồ, nhưng nay do nhu cầu xã hội đa số các hộ đã chuyển sang làm nghề sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

vàng mã. Quá trình sản xuất sản phẩm đòi hỏi sử dụng nhiều phẩm màu để nhuộm
giấy tạo nhiều màu sắc đa dạng cho sản phẩm. Việc tạo màu chủ yếu bằng phẩm
màu và các hóa chất tạo màu khác. Phẩm màu còn thừa, quyét giấy bám trên bề
mặt, hàng ngày các hộ rửa sân nước thải kéo theo các chất tẩy rửa thải ra cống, rãnh
thoát nước và các ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước, có khả năng gây ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe của người dân.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp
quản lý tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng môi trường làng nghề, đặc biệt là môi trường nước
thải từ quá trình sản xuất vàng mã của làng nghề sản xuất vàng mã xã Song Hồ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe người
dân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt
động làng nghề tới chất lượng môi trường nước trong làng nghề.

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải
trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng môi trường
tại làng nghề sản xuất vàng mã xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định
lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Các giải pháp được đề xuất phải có tính thực tế và mang lại hiệu quả cao
khi áp dụng.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm làng nghề, phân loại và lịch sử phát triển làng nghề.
1.1.1. Khái niệm làng nghề.
Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao
động tham gia sản xuất đã khiến cư dân Việt cổ sống tập trung, quây quần , quần tụ
lại với nhau thành từng cụm dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng, xã. Trong
từng làng, xã đã có cư dân sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả
làng, xã tạo nên những làng nghề và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo Phạm Công Sơn (2004) trong cuốn “ Làng nghề truyền thống Việt
Nam” thì Làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề là một đơn vị hành chính
cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập
quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà
cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc
làm. Cơ sở vững chắc của lằng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế,
vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

Theo Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 Làng nghề được
định nghĩa như sau: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản,
làng, buôn , phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường
thị trấn ( gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
1.1.2. Phân Loại làng nghề.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi,
góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông
nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, song song
với quá trình phát triển KT – XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ như
làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình)
hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây
hơn 400 năm,…Nếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng
nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để
phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được
làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra
các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Làng nghề theo cách phân loại theo Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT được
phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành 3
nhóm: Nhóm A, B và C.
Nhóm A là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường thấp, được phép hoạt động trong khu dân cư.
Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có 1 hoặc một số công đoạn
sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới

những công đoạn này trong khu dân cư.
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư.
1.1.3. Lịch sử phát triển làng nghề.
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khác
nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi mới
nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế trong nước cũng
như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những thay đổi lớn, có
những thành công mới nhưng cũng có không ít những vấn đề nan giải.
Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), Hà
Nam, Hưng Yên, Hà Bắc). Các làng nghề nông thôn đã có những bước đánh dấu
khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam. Vượt lên các nhu cầu về nông
nghiệp, các sản phẩm như: đồ sành sứ, đồ gốm, vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng
mỹ nghệ, giấy vàng mã, giấy gió… đã được chế biến phục vụ cho nhu cầu đời sống
hàng ngày, phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc học tập, cho đời sống văn hóa
và cho cả xuất khẩu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các hợp tác xã
(HTX). Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ
yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), với
các hàng hóa chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lượng và giá
trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng chính
trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một.
Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động, cùng
với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm vào giai đoạn
khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy sụp của hệ
thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộc phải tìm

đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát. Nhiều làng nghề đã được khôi
phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.
Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của
làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ
chế thị trường. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong
nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làng nghề nói riêng.
Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển,
mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh
mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu… Điển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng Nai, chạm khắc Hà Tây,
thêu ren Thái Bình, giấy Phú Lâm… (Đỗ Quang Dũng, 2006)
Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụ khá ổn định
ở các thị trường Đông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt
trên 246 triệu rúp (Đặng Kim Chi, 2005). Tuy vậy, do biến động của nền kinh tế thế giới,
mà xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình XHCN của Liên Xô và Đông Âu, sản xuất của
các làng nghề bị đình trệ do thị trường tiêu thụ không còn như trước nữa, số lao động
trong các làng nghề giảm nhanh chóng.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh tế Việt
Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với thời
kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Nam
không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, trong đó
nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như làng
Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát Tràng, giấy Phú
Lâm…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đồng Kỵ,
gạch ngói Hương Canh…).

Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề phát
triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005), đã có
nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng nghề. Tuy
nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái do nhiều nguyên
nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu vốn để cải tiến
sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). Để giải quyết những khó khăn này, cần có cái
nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế
giới nói chung.
Theo Đặng Kim Chi (2005), sự phát triển của làng nghề góp phần thúc đẩy
quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Sản xuất công nghiệp tại làng
nghề trực tiếp từ các hộ gia đình. Tính trung bình, hoạt động sản xuất công nghiệp
tại các tỉnh tăng từ 60 đến 80%, và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng trong tương lai. Có
thể liệt kê một số làng nghề tiêu biểu sau đây:
- Làng nghề gốm Bát Tràng
Nhắc đến những làng nghề truyền thống, ắt hẳn "Bát Tràng" là cái tên đầu
tiên hiện lên trong tâm trí mọi người. Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại
đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn
Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo nghĩa Hán Việt, chữ
Bát nghĩa là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho
chuyên môn. Nhờ kỹ thuật tạo lớp men và kỹ thuật lò nung chuẩn xác, các nghệ
nhân ở đây đã tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc
thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người - gốm Bát Tràng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Hình 1.1: Sản phẩm gốm gia dụng của Bát Tràng

- Làng nghề Trống Đọi Tam
Nhắc tới nghề làm trống, có lẽ không ai là không biết đến làng nghề trống

truyền thống Đọi Tam - Duy Tiên - Hà Nam. Làng trống Đọi Tam đã quá nổi tiếng
bởi lịch sử 1000 năm làm trống với bao thợ cả nổi tiếng. Tương truyền năm 986,
được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về hàng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai
anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm một chiếc trống to để
đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là
Trạng Sấm, tổ nghề của làng. Nghề làm trống ở Đọi Tam là nghề cha truyền con
nối, làm đủ các loại trống. Trống Đọi Tam nổi tiếng nhờ độ bền, đẹp, tiếng no,
tròn, đó là nhờ bí quyết riêng của làng cùng tâm huyết của người làm trống.

Hình 1.2: Sản phẩm trống của làng nghề Đọi Tam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

- Làng nghề đá mỹ nghệ
Làng đá mỹ nghệ Non Nước, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng. Đây là nơi sản xuất đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch nổi tiếng
khắp trong và ngoài nước. Có lẽ không ai đến Ngũ Hành Sơn mà lại không ghé
thăm làng nghề này. Làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người
Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát khai phá. Sang thế kỷ 19 thì cả làng đều sinh sống
bằng nghề này. Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước
đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Đá núi Ngũ Hành Sơn nhiều vân ngũ sắc,
vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Từ đất
đá vô cảm, người nghệ nhân làng đá mỹ nghệ đã thổi vào đó tâm hồn của con người
để tạo ra những sản phẩm tinh xảo và công phu.
- Làng nghề muối Tuyết Diêm
Làng muối Tuyết Diêm ở Phú Yên có 3 làng nghề sản xuất muối có truyền
thống hơn 300 năm đó là Trung Trinh, Lệ Uyên, Tuyết Diêm (huyện Sông Cầu).
Muối Tuyết Diêm ngày trước còn được người dân buôn muối gọi là muối Cù Mông.
Gọi là muối Cù Mông vì ngày xưa tàu thuyền trong Nam ngoài Bắc vào đây mua
muối đều nhắm hướng chân đèo Cù Mông mà đến. Những hạt muối trắng tinh đã tạo

ra cái tên rất đẹp của làng này. Hình thành từ năm 1870, đến nay đồng muối Tuyết
Diêm, xã Xuân Bình, Sông Cầu, Phú Yên đã 138 tuổi. Nghề muối cực hơn rất nhiều
so với nghề nông. Mỗi năm, diêm dân chỉ trông chờ vài ba tháng nắng. Nắng càng
gắt, muối càng thơm, tinh khiết, và mồ hôi càng mặn chát trên những đôi vai gầy.
- Làng nghề thuyền thúng
Từ lâu ven biển Nam Trung Bộ đã hình thành nhiều làng nghề chứa đựng
nhiều nét văn hóa truyền thống. Làng nghề được xem là "thủ đô" thúng chai chính
là ở huyện Tuy An - Phú Yên. Trong xu thế hội nhập, không ít làng nghề truyền
thống không chỉ đứng vững mà còn phát triển mạnh. Thúng chai (thuyền thúng) từ
lâu đã được mệnh danh là "trí khôn sông nước Việt". Các làng nghề sản xuất thúng
chai huyện tập trung chủ yếu ở vài tỉnh Nam Trung Bộ và chưa bao giờ dừng sản
xuất. Gần đây mọi người phấn khởi khi thúng chai bất ngờ chu du xuất ngoại từ Á
sang Âu. Thúng chai của Phú Yên có điểm đặc biệt là chỉ sử dụng nguyên liệu của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

địa phương. Theo người dân làng nghề, cây tre trồng trên đất phú yên có đặc điểm
chịu nước tốt, dẻo dai và có nguồn dầu rái rất chất lượng khi trét thúng nên thúng
giữ được độ bền rất lâu.

Hình 1.3: Thuyền thúng của Phú Yên
1.2. Đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là
vùng châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và
chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm
của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề
truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2.790 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề
khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất, thu hút hơn 11 triệu lao động

thường xuyên và không thường xuyên, bao gồm việc làm cho cả người già, trẻ em
và người khuyết tật.
Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề,
Bắc Ninh (62), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác
nhau, phương thức sản xuất đa dạng. Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

lại không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền
Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng
nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Miền Nam có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Trung hơn 300 làng nghề.
Làng nghề ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm chính như sau:
- Làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với
cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả
yếu tố dòng họ. Từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như
nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được
tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm
đó. Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan
lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim
hoàn hay làm nón, dệt vải chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư
dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này không chỉ phản
ánh sự phong phú đa dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã Việt Nam.
Ví dụ, khi nói đến làng gốm Bát Tràng người ta không chỉ biết đến sản phẩm gốm
mà còn nhận biết các thông tin về địa lý, nhân văn, lễ hội truyền thống, lịch sử một
làng nghề bên sông Hồng đầy ấn tượng và cả một chút “huyền bí”. Hoặc khi nói đến
làng dệt lụa Vạn Phúc - Hà Đông, người ta không chỉ biết về "lụa là Hà Đông" mà
còn biết đến những nương dâu hai bờ sông Đáy, biết đến kỹ thuật nuôi tằm ươm tơ
và những bí quyết về kỹ thuật dệt lụa của cư dân làng Vạn phúc. Tóm lại, đặc điểm
này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá phi vật thể từ

nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa vụ, cơ cấu qui mô thông
qua chế độ làng xã Việt Nam.
- Làng nghề truyền thống Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay hầu hết là
những nghề lâu đời ở những làng cổ dựa trên hai yếu tố rất cơ bản là vùng nguyên
liệu và điều kiện giao thông, mà đường thuỷ là chính. Làng Gốm Bát Tràng có lịch
sử hình thành đã hơn 6 thế kỷ, Làng Giấy Yên Thái (Bưởi) đã có cách đây 800 năm,
Làng Kim hoàn Định Công có cách đây 1.400 năm và Làng Dệt lụa Vạn Phúc thì đã
có hơn 1700 năm có lẻ Theo chúng tôi, điều này phản ánh đúng logic lịch sử vì nó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

đáp ứng yêu cầu của sản xuất và nhu cầu của con người.Do ở thời nào con người
cũng cần công cụ lao động, cần ăn, ở, mặc, đi lại và các hoạt động văn hoá khác.
Khẳng định tính truyền thống của nghề thủ công Việt Nam và làng nghề để khẳng
định sự tồn tại của nó qua các hình thái kinh tế xã hội hay các phương thức sản xuất
khác nhau, là rất cần thiết, để góp phần khẳng định được các giá trị văn hoá đích
thực và ngôi vị lịch sử cuả nó trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử dân
tộc. Một khía cạnh khác của đặc điểm này là làng nghề hoặc các cụm làng nghề ở
nước ta được hình thành hầu hết đều gắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ và thuận
lợi với giao thông đường thuỷ. Ví dụ như gốm Bát Tràng, Hải Dương, Quảng
Ninh nguyên liệu đất sét trắng ở vùng đó quyết định đặc trưng sản phẩm, tính ổn
định và phát triển của làng nghề truyền thống đó. Nguồn nguyên liệu của làng giấy
Yên Thái là giấy "dó" được lấy từ vùng núi và trung du phía Bắc theo sông Hồng về
đến Bưởi. Làng nghề chạm khắc gỗ ở Bắc Ninh, Nam Định cũng ở cận kề bến sông
thuận lợi cho việc khai thác chuyên chở vật liệu và sản phẩm nặng. Thiếu hai yếu tố
nguyên liệu và bến sông có thể nghề thủ công khó tồn tại và làng đó khó có thể trở
thành làng truyền thống. Như vậy những dòng sông như sông Hồng, sông Lô, sông
Cầu, sông Thương, sông Chu, sông Đuống, sông Đáy, sông Thái Bình, đã tạo ra
sự kết nối giữa các làng nghề ở hai chiều tồn tại là cung cấp nguyên vật liệu và tiêu
thụ sản phẩm, mở rộng thị trường cả nước.

- Làng nghề Việt Nam không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa "nghề" với
"nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các
tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Điều đầu tiên phải nói đến đó là
các "qui lệ" của các làng nghề . Qui lệ là các qui ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết
nghề, để bảo tồn nghề của dòng họ hay của cộng đồng làng xã. Có thể nói tất cả các
nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ "bí quyết nghề" không chỉ đơn thuần là giữ
nghề mà nó còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ hôn nhân, không
lấy người địa phương khác, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối
tượng cụ thể, như chỉ truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu
đích tôn. Ví dụ như làng chạm bạc Đồng Xâm coi qui chế "hôn nhân nội hạt" là bất
biến. Điều này đã tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hoá đặc thù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

trong các làng nghề Việt Nam. Điều thứ hai cần đề cập đến trong đặc điểm sinh
hoạt văn hoá tinh thần của làng nghề là: hầu như làng nghề nào cũng có tục thờ
cúng tổ nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các hoạt động văn hoá dân gian khác.
Ví dụ: thợ kim hoàn ở làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) thờ tổ nghề Nguyễn
Kim Lâu, hàng năm vào ngày 5/1 âm lịch là ngày giỗ tổ nghề - đúng ngày đó thợ
Đồng Xâm dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng phải về quê làm lễ tổ bằng chính sản
phẩm độc đáo nhất mà mình làm ra. Tại lễ tổ này có trao đổi kinh nghiệm, có đánh
giá kết quả và đặc biệt là có xem xét việc giữ gìn những "qui lệ" của làng nghề, hội
nghề. Thưởng cho những ai có công và phạt những người vi phạm với các hình thức
từ khiển trách trước phường hội đến đánh 30 roi trước sân đình. Những người bỏ bê
giỗ tổ nghề thì bị coi là kẻ "phản tổ" Ở làng Châu Khê (Hải Dương) một làng kim
hoàn nổi tiếng cũng có lệ đối với việc cúng tế tổ nghề Lưu Xuân Tiến, với một năm
có hai dịp tế lễ là Xuân tế từ 1 đến 12 tháng hai (âm lịch) và Thu tế từ 1-12 tháng
tám 8 (âm lịch). Việc giỗ tổ được tổ chức đồng thời với lễ Thành hoàng làng Châu
Khê tại đình làng và đền thờ tổ nghề ở phố Hàng Bạc (Hà Nội), Đối với giỗ tổ nghề
của làng nghề Châu Khê thì yếu tố trung thực rất được đề cao. Những người làm đồ

giả, làm ăn gian dối, bị trừng trị từ phạt đến khai trừ khỏi phường nghề hoặc đuổi ra
khỏi làng. Gắn với nghi thức thờ tổ nghề là phần hội mang màu sắc văn hóa dân
gian. Như vậy, ở làng nghề ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hoá
và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi
đơn vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính còn có đặc trưng riêng biệt là tính
cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao. ( Tạp chí di sản văn hóa
số 4, 2003).
1.3. Tình hình phát triển làng nghề vàng mã ở Việt Nam.
1.3.1. Vàng mã và các nhu cầu của người dân với sản phẩm vàng mã.
Trong văn bản pháp luật có hai khái niệm đồ mã và vàng mã, đó là hai khái
niệm có nội dung khác nhau. Vàng mã là những đồng tiền, giấy vàng đỏ , đốt vàng
mã là tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời. Nhưng trong cơ chế thị trường, người
ta sinh ra quan niệm trần sao âm vậy, từ đó mới bắt đầu sản xuất các loại hàng mã
như: nhà tầng, biệt thự, xe máy, ôtô, thậm chí cả osin giúp việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, hiện
nay đang tồn tại 2 quan niệm, đồ mã và đồ vàng mã. Đồ mã là khái niệm chỉ chung
những đồ làm bằng giấy và có thể đốt đi được. Nó liên quan đến quan niệm, muốn
người âm nhận được thì đồ lễ phải được đốt (hóa) sau khi dâng cúng, vì thế, đồ mã
không thể làm bằng gỗ hay vật liệu khác. Đồ mã chính là những thứ vật dụng như
nhà, xe, voi, ngựa, đồ đạc, hình nhân bằng giấy. Còn vàng mã là những thỏi vàng,
bạc hay tiền địa phủ (sau này người ta in giống như tiền thật)
Tục đốt vàng mã ở Việt nam chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa.
Đốt vàng mã được du nhập, dần trở thành tập tục, thói quen và đạt tới đỉnh cao tín
ngưỡng dân gian của người Việt. Nhiều nhà nghiên cứu đều đưa ra ý kiến rằng “
Quan niệm của người dân Việt thì việc bài trí, làm đẹp bàn thờ được đồng nhất với
sự tôn sùng các vị thần linh. Trong kết cấu kiến trúc đền thờ và ngôi nhà cổ truyền

của dân tộc Việt, mái nhà thấp, cửa nhà chủ yếu ở phía trước nên lòng nhà tối…Vì
thế những màu sắc sặc sỡ gắn với nơi ngự của các vị thần linh và tổ tiên không chỉ
để biểu hiện tính hướng tâm mà thực chất như còn làm ấm cho căn nhà, ít nhất là về
mặt tinh thần. Đồ mã dễ làm và đáp ứng được yêu cầu đó nên người Việt rất sùng
chuông”. Do vậy, trong các ngày lễ, tết, các ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng,
ngày giỗ tổ tiên, ông bà, ngày bốc mộ xây lăng, hay chuyển đến nhà mới…mọi
người đều sắm ít đinh tiền, vàng để làm lễ rồi đốt theo ý nghĩa tượng trưng. Việc
làm đó được xem như là biểu hiện sự thành kính, gửi gắm niềm tin, chăm lo của
người đang sống đối với những người đã khuất, mong sao những người ở thế giới
bên kia có một cuộc sống đầy đủ và luôn phù hộ cho những người đang sống có
cuộc sống an bình,
Những năm gần đây cùng với qúa trình chuyển đổi nền kinh tế thì trong tín
ngưỡng văn hoá cũng đã nảy sinh ra nhiều yếu tố vượt qua giới hạn của văn hoá
tinh thần đã làm ảnh hưởng tới đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Tục đốt vàng
mã đang vượt ra khỏi giới hạn của tín ngưỡng để trở tiến đến ngưỡng của sự mê tín.
Với lập luận “trần sao âm vậy” người sống sợ người chết thiếu thốn mà đua nhau
sắm nhiều các loại đồ mã để gửi sang thế giới bên kia và quan niệm càng mua nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

loại đồ mã, đốt đồ mã càng đắt tiền thì càng đạt nhiều tài, nhiều lộc. Chính đó đã
đẩy nhanh hiện tượng “thánh một cân, trần một yến” khiến cho đồ mã “lên ngôi”
trong sự tiêu cực của xã hội.
Đốt vàng mã không chỉ còn nằm trong phạm vi nghi lễ tại gia đình, tế lễ ở
chùa, đền mà đã vựợt ra khỏi khuôn khổ đó. Hàng mã được sử dụng ngày càng
nhiều, hàng mã được bán nhiều nơi và trở thành một mặt hàng có tính thương mại.
Nó không chỉ là vài đinh tiền vàng, mà đã có nhiều loại hình như: nhà lầu, xe hơi,
ti vi, xe máy, vi tính và những đồ cao cấp mang tính thời thượng.v.v Có một điều
mà bất cứ ai cũng rõ việc mua hàng mã đều phụ thuộc hoàn toàn vào người bán và
người chủ trì làm lễ (thầy cúng), họ bảo mua thứ hàng nào thì chủ nhân chỉ việc

mua, người mua không mặc cả, nếu mặc cả thì thiếu lòng thành và sẽ bị người
thuộc thế giới bên kia oán trách. Việc đốt hàng mã còn tạo nên nhiều điều ảo
tưởng, sự mơ hồ về những niềm tin không giới hạn… Điều này đã khiến cho
những người không hiểu rõ ý nghĩa của tục đốt hàng mã thì thi đua nhau, gia đình
nào eo hẹp kinh tế không đốt được nhiều vàng bạc, tài sản cho thần thánh, cha mẹ,
người thân thì buồn tủi, do đó cố gắng sắm cho đủ các bộ hàng mã để đốt ngang
bằng với bà con lối xóm. Cũng không ít người đốt vàng mã tại các đền, chùa là
những đồ mã đắt tiền nhưng chưa hẳn là thể hiện hết tấm lòng thành mà chỉ để cầu
xin các vị thần linh phù hộ sắm được xe hơi đắt tiền, những ngôi nhà cao to và
phúc, lộc sẽ về đầy…
Hiện nay, trong đời sống tín ngưỡng văn hoá của người dân tục đốt vàng mã
đang có xu hướng phát triển và ngày càng chiếm ưu thế, cũng không ít người cho
rằng đồ mã đã đến thời thịnh vượng, tục đốt vàng mã đang trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng vàng mã trên
cả nước ngày càng tăng, nhu cầu đốt vàng mã ngày càng nhiều đặc biệt là vào các
ngày lễ tết, ngãy giỗ….
Không biết từ bao giờ, vàng mã đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống cúng kỵ của mọi gia đình mà không ít các phật tử khi tới chùa vẫn có thói
quen rải và đốt vàng mã thật nhiều để gặp may mắn, cầu an. Chính vì vậy việc hóa
vàng mã càng trở nên linh thiêng và cần thiết Bởi vậy, cứ đến những dịp đặc biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

như Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng,
Trước đây, người ta chỉ đốt vàng mã vào ngày rằm, ngày giỗ. Bây giờ,
người ta đốt hầu như quanh năm, đặc biệt là hai đợt tháng bảy Âm lịch - mùa Vu
Lan và dịp Tết Nguyên đán. Nhiều người không chỉ đốt vàng mã ở nhà, mà còn đốt
cả ở những nơi vốn là di tích như chùa, đền, miếu, phủ
Ngay tại thắng cảnh chùa Hương, người ta đã xây hai lò đốt vàng mã cực
lớn, đặt tại chùa Thiên Trù, Động Hương Tích. Mặc dù hoạt động liên tục, đốt suốt

ngày đêm hai lò này vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu của người hành hương khi mùa
hội đến.
1.3.2.Tình hình phát triển nghề làm vàng mã trên cả nước.
Hơn 10 năm nay, tục lệ đốt vàng mã đã và đang phát triển mạnh, phạm vi
ngày càng lan rộng. Nhiều người còn coi đó là một nghi thức mới không thể thiếu
trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Ở nước ta hiện nay, tục lệ đốt vàng mã đã và đang
phát triển mạnh, không còn ở trong phạm vi cúng giỗ ở gia đình và chùa đền mà còn
lan sang các cơ quan công quyền quốc doanh, trở thành một nghi thức không thể
thiếu của các công ty xây dựng cầu đường và các công trình thủy điện, trong các
buổi lễ động thổ, khởi công các công trình do nhà nước giao phó. Do vậy, nhu cầu
sử dụng vàng mã của người dân ngày càng cao, kèm theo đó các loại mặt hàng cũng
ngày càng đa dạng chủng loại, mua bán tấp nập là không khí chung tại các cửa hàng
nhang đèn, vàng mã được bầy bán ở các cửa hàng, dọc các tuyến đường.Hàng mã,
đồ cúng liên tục được đóng trong những kiện lớn để chuyển về các cửa hàng tại các
quận, huyện của thành phố và các tỉnh. Các mặt hàng có đến cả trăm loại khác nhau.
Chỉ riêng tiền, vàng đã có vài chục loại: tiền đồng, đô la, euro, vàng thỏi, vàng
miếng, vàng khoen, vàng trang sức… Sống động, ấn tượng và “cập nhật thời sự”
nhất là các loại xe, nhà, quần áo và vật dụng cá nhân. Thị trường có loại xe gì, hàng
mã đều có đủ, từ SH, Dylan, Vespa, Air Blade, đến xe hơi Innova, Mercedes…; nhà
thì từ nhà trệt đến nhà phố, biệt thự có sân vườn, hồ bơi, nhà để xe hơi… góp phần
làm cho ngành sản xuất hàng mã ngày càng phát triển cả về quy mô và công xuất.
Theo Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở Hà Nội, những nơi sản xuất vàng mã
lớn như làng Cót, Nhân Hòa (Từ Liêm - Hà Nội) và xã Song Hồ (Thuận Thành -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Bắc Ninh) mỗi ngày tiêu thụ từ hai đến ba nghìn ki lô gam giấy.
Trong một năm, cả nước có khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng, riêng
Hà Nội, tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt tiền, vàng mã.
- Thành phố Hà Nội.

Tại thành phố Hà Nội, trung tâm thủ đô của cả nước nhưng vấn đề tâm linh,
linh thiêng vẫn được coi trọng và gìn giữ từ bao đời nay, có nguyên cả phố Hàng
Mã chuyên bày bán các mặt hàng dành cho người cõi âm . Hoặc, ghé thăm hai làng
làm vàng mã nổi tiếng Phúc Am, Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường
Tín, TP Hà Nội), chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bộ khung hình voi, hình
ngựa được xếp dàn hàng trên đường lớn từ đầu làng tới cuối làng, trong các ngõ
nhỏ, trong sân nhà, trong xưởng để chờ được gia công, hoàn thiện. Theo lời một
người dân nơi đây, trước kia, người dân Phúc Am chủ yếu làm sơn mài, cuốn thuốc
lá, đan rổ rá, chỉ có vài cụ già làm vàng mã như nghề tay trái và chủ yếu là cuốn các
thỏi vàng thoi. Song, khoảng 20 năm trở lại đây, do nhu cầu của người dân chuyển
sang dùng rổ nhựa khiến nghề đan rổ không còn đất phát triển, kết hợp với tình
trạng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, người dân mất ruộng nên đổ dồn sang làm vàng
mã. Vài nhà làm thấy có lợi nên mọi người truyền tai nhau, dần dần, nghề vàng mã
lan rộng ra cả làng, và thực sự phát triển mạnh mẽ khoảng 6, 7 năm trở lại đây.
Hiện cả làng có 250 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu, trong đó chỉ có khoảng
20 chủ cơ sở. Còn lại, đa phần người dân trong làng mỗi người nhận thực hiện một
công đoạn khác nhau như người nhậ làm khung, người dán hoa văn. Đồng thời,
hàng còn được chuyển đi nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Ninh…
Quả thực, nghề làm vàng mã đã giúp người dân nơi đây có nguồn thu ổn định,
khắp làng, san sát những ngôi nhà xây khá khang trang, có cả những ngôi nhà cao
tầng, to đẹp mà chủ nhân của nó đã có thâm niên hơn chục năm theo nghề vàng mã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17


Hình 1.4. Sản phẩm ngựa giấy

Hình 1.5. Sản xuất các loại mũ quan
- Tỉnh Quảng Ninh.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có Công ty TNHH một thành viên sản xuất gia

công vàng mã xuất khẩu. Nghề gia công vàng mã không đòi hỏi lao động có tay
nghề cao. Do đó, từ khi đi vào hoạt động, xưởng gia công đã tạo việc làm cho trên
80 lao động trên địa bàn huyện Trung bình một tháng, xưởng gia công vàng mã của
Công ty xuất đi từ 180 đến 200 tấn vàng mã sang thị trường Đài Loan. Về lâu dài,
doanh nghiệp này đang hướng phát triển và chuyển dần sang gia công vàng mã xuất

×