Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của nước thải KCN hòa khánh đến hoạt động sản xuất và đời sống hộ nông dân phường hòa hiệp nam, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.99 KB, 88 trang )

Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần dây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế kéo theo đó là sự gia tăng của các KCN, KCX trên khắp cả nước. Theo
thống kê thì tính đến tháng 10 năm 2009 cả nước đã có 223 KCN được chính
phủ phê duyệt trong đó có 171 KCN đi vào hoạt động. Các KCN có những ưu
thế nổi bật như việc tập trung được rất nhiều các hoạt động sản xuất, sẽ rất thuận
lợi cho việc phát triển, đồng thời xét theo góc độ môi trường thì việc tập hợp
được nhiều hoạt động sản xuất như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc xử lý
chất thải phát sinh từ các KCN này. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận
là chính những hoạt động của các KCN đang gây ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường và hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội
diễn ra phổ biến ở nhiều ngành nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi
trường ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là
hoạt động sản xuất của các nhà máy trong các KCN, hoạt động làng nghề và
sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Hiện nay trong cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng với sự
gia tăng nước thải trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao
hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc.
Điều này có thể cho thấy sự nguy hại từ nước thải của các ngành công nghiệp.
Thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều KCN. KCN Hòa Khánh là
KCN có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất ở Đà Nẵng. Hiện nay, hàng ngày có
khoảng hơn 7.000 m
3
nước thải công nghiệp từ KCN này được thải ra mà không
được xử lý hoặc xử lý chưa đạt các tiêu chuẩn cho phép về môi trường. Ô nhiễm
môi trường nước trong KCN Hoà Khánh và các vùng lân cận đang ở trong tình
trạng báo động, tác động xấu đến sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân


SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 1
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
địa phương. Trong đó người dân phường Hòa Hiệp Nam là một trong những địa
phương chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của nước thải KCN Hòa
Khánh. Thực trạng cho thấy môi trường ở đây đang ngày một giảm sút, đời sống
nhân dân gặp nhiều khăn, đặc biệt là đối với các hộ nông dân.
Từ thực tế và kiến thức đã được học tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá
ảnh hưởng của nước thải KCN Hòa Khánh đến hoạt động sản xuất và đời
sống hộ nông dân phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu nhằm biết được mức độ ảnh hưởng của KCN Hòa
Khánh đến sản xuất và đời sống nhân dân nơi đây.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa có sở lý luận và thực tiễn về môi trường, ô nhiễm môi
trường, tác động của môi trường đến con người.
- Tìm hiểu đánh giá tác động của nước thải KCN Hòa Khánh đến sản
xuất và đời sống của nhân dân phường Hòa Hiệp Nam.
- Đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải để đảm bảo sản xuất cho
người dân phường Hòa Hiệp Nam.
2.2 Đối tượng nghiên cứu.
Các hộ dân thuộc phường Hòa Hiệp Nam, thành phố Đà Nẵng.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)
- Căn cứ vào thông tin cung cấp của các phòng chức năng Chi cục Bảo
vệ Môi trường, thành phố Đà Nẵng; số liệu của phòng thống kê – UBND
phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng; các nguồn
thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet…
b. Thu thập số liệu sơ cấp
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 2

Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Nghiên cứu tiến hành điều tra lấy ý kiến của các hộ dân thuộc tổ 1 và tổ
22, khối Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam, thành phố Đà Nẵng.
-

Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, các mẫu
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
- Nội dung điều tra: Được phản ảnh qua mẫu điều tra được xây dựng
sẵn.
3.2 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp thu
t
hập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các nhà

nh đạo, các cán bộ các cán bộ tại UBND phường, các cán bộ tại Chi cục
Bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng. Đây là phương pháp quan trọng và có
tính khách quan cao.
3.3. Phương pháp phân tích thống kê
Dùng phần mềm Excel để:
- Tổng hợp so sánh sự biến động các chỉ tiêu trước và sau khi có KCN.
- So sánh các thông số nước thải KCN Hòa Khánh để biết được mức độ
ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân phường Hòa Hiệp Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin, số liệu điều
tra từ các hộ dân tổ 1 và tổ 22, khối Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam, quận
Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian : Các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu
trong 3 năm từ 2010 - 2012
- Phạm vi nội dung: Thực trạng xử lý nước thải KCN Hòa Khánh và tình
hình sản xuất, đời sống của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi nước thải KCN Hòa

Khánh.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 3
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật
Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các
loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý,
hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để
xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài
nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các
chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người
thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người.
Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 4
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập

thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường.
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường
sống có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới
sinh vật. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không
gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để
sản xuất Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi
không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ
những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và
xã hội.
- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho
đời sống và sản xuất của con người. Nhu cầu của con người về các nguồn tài
nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 5
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là
nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: Rừng tự nhiên, Các thuỷ vực, Động

thực vật, không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió, các loại quặng,
dầu mỏ
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong quá trình sống. Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất
thải vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các
yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và
tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ
bên ngoài. Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho
đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như:
Tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực
tím từ năng lượng mặt trời.
1.1.1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
Các hình thức ô nhiễm môi trường bao gồm:
• Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào
bầu không khí.
• Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 6
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
• Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con

người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa
học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
• Ô nhiễm tiếng ồn: Bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn
công nghiệp.
• Ô nhiễm sóng: Do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình
Tồn tại với mật độ lớn.
• Ô nhiễm ánh sáng: Hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị
chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới
quá trình phát triển của động thực vật
Tùy vào phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm toàn cầu, khu vực hay địa
phương. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên nhất là
sinh vật và sức khỏe con người. Để chống ô nhiễm môi trường phải áp dụng các
công nghệ không chất thải hoặc phải làm sạch các chất thải khí và nước trước
khi thải ra môi trường, tiêu hủy các chất thải rắn.
1.1.2. Khái niệm nước tự nhiên và ô nhiễm nước
1.1.2.1. Nước tự nhiên
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông,
suối, ao, hồ, nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trong đất và không khí. Gần 94%
nước trên trái đất là nước mặn, nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ( 2 – 3%).
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước
cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm
99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ
thể con người.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 7
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự
sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.

Nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
sau khi sử dụng đều trở thành nước thải, bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau và
lại được đưa trở về nguồn nước, nếu không xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường.
1.1.2.2. Ô nhiếm nước và phân loại nước thải
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước
và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật
nuôi và các loài hoang dã.".
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nước
ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm
nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là
khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện
nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ
các nhà máy, xí nghiệp. Phân loại ô nhiễm nguồn nước theo nguồn gốc bao
gồm:
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc
hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 8
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
1.1.2.3. Khái niệm nước thải và nước thải công nghiệp
a. Khái niệm nước thải.

Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã
được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ
và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
b. Khái niệm nước thải công nghiệp.
Theo QCVN-24-2009: Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ
các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp
nhận nước thải.
- Đặc điểm của nước thải công nghiệp
Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: Nước thải sinh
hoạt từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong
KCN.
Nước thải công nghiệp rất đa dạng và khác nhau về thành phần cũng như
lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Ngành nghề của các cơ sở sẩn
xuất trong khu công nghiệp, loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng,
tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở.
Thành phần nước thải công nghiệp chủ yếu bao gồm: Các chất rắn lơ lửng
(TSS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD), kim loại nặng, các chất dinh dưỡng
(hàm lượng tổng nitơ, tổng photpho )
- Tính chất đặc trưng của nước thải:
+ Nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ với nồng độ cao: Như các
ngành công nghiệp chế biến da, nấu thép, thủy hải sản, nước thải sinh hoạt
+ Nước thải bị ô nhiễm bởi chất béo, dầu mỡ, nước có màu và mùi khó
chịu như: Các ngành công nghiệp chế biến da, thủy hải sản, điện tử, cơ khí, dệt
nhuộm
+ Nước thải sinh hoạt: Từ nhà bếp, khu sinh hoạt chung, toilet trong khu vực,
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 9
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
khu vui chơi giải trí, dịch vụ, khối văn phòng làm việc có thể gây ô nhiễm bởi
các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan chứa nhiều vi trùng.


1.1.3. Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam.
Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều
bắt buộc phải tuân thủ các TCVN và các QCVN về môi trường. Về khái niệm
về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật TCQCKT xác định như sau:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng
làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhẵm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công
bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ
thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo
an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật , môi trường;
bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu
cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. ( Điều 3, luật TCQCKT)
Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp
dụng khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN
mới bắt buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia
thành 2 nhóm:
 Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:
+ Nhóm TCMT đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 10
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
+ Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ cho mục đích
cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, nông
nghiệp và các mục đích khác.
+ Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi

trồng thủy sản, vui chơi, giải trí và các mục đích khác.
+ Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn.
+ Nhóm TCMT về âm thành, ánh sáng, bức xạ trong khu dân cư, nơi
công cộng.
 Nhóm tiêu chuẩn chất thải bao gồm:
+ Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, nước
thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải từ sinh hoạt và các hoạt động
khác.
+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng
để xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp y tế và từ hình thức xử lý
khác đối với chất thải.
+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc,
thiết bị chuyên dụng.
+ Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại.
+ Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với các phương tiện giao
thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá
- Tổng diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang do nước thải KCN Hòa
Khánh của địa phương so với tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương.
- tỷ lệ thu nhập bình quân trên hộ
- Tỷ lệ diện tích đất bị mất: là sự so sánh giữa diện tích bị mất với diện
tích đất nông nghiệp của hộ.
1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng KCN tới kinh
tế hộ
- Lao động của hộ.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên
môn.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 11
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My

- Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
- Số lao động bình quân/ hộ = Tổng lao động/ tổng số hộ.
- Thu nhập bình quân/ hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ tổng số hộ.
- Điều kiện sống của người dân.

- Môi trường sống.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp ở Việt Nam và
Thành Phố Đà Nẵng.
1.2.1.1. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp ở Việt Nam
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút
đầu tư nước ngoài nhằm phát triển đất nước theo định hướng CNH - HĐH, từ
năm 1991 chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển các KCN, các
KCX. Các KCN được hình thành đã khẳng định vai trò quan trọng trong công
cuộc CNH – HĐH đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, và đặc biệt là đã
đẩy nhanh tiến trình hội
nhập

với
nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 283 KCN được thành lập với
tổng diện tích hơn 72.000 ha, trong đó 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng
diện tích 58.300 ha, có 6.800 dự án sản xuất, kinh doanh đang hoạt động, đạt tỷ
lệ lấp đầy trung bình khoảng 65%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1
ha đất (đã cho thuê) đạt khoảng 1,6 triệu USD/ha/năm. Các KCN hiện đang tạo
việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp.
Theo quy hoạch, từ 2012 đến năm 2015 sẽ thành lập thêm 91 KCN với tổng
diện tích 20.839 ha và mở rộng thêm 22 KCN với tổng diện tích 3.543 ha.
Dự kiến đến năm 2015 sẽ có thêm 24.381 ha đất KCN.
(Bộ Khoa học và Đào tạo, 2012).

SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 12
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển
công nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra
nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí
thải công nghiệp, đặc biệt là vấn đề nước thải.
Hiện nay, Việt Nam đã có những chính sách phát triển công nghiệp
gắn liền với bảo vệ môi trường và các văn bản liên quản đến quản lý môi trường
khu công nghiệp tuy nhiên công tác quản lý nước thải còn rất nhiều bất cập và
chưa được quan tâm đúng mức. Tại các địa phương cũng đã triển khai và vận
hành các hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ còn thấp và hiệu quả
chưa cao dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và
hoạt động sản xuất của người dân xung quanh vùng KCN.
Các nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường nước từ
các KCN là do việc quy hoạch phát triển các KCN. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
sự bất cập về địa điểm bố trí, quy mô và loại hình sản xuất của nhiều KCN, Cụm
công nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của dân cư địa phương, an
ninh lương thực và chất lượng môi trường, sinh thái trong vùng.
Nguyên nhân các KCN - CCN thiếu nhà máy xử lý nước thải chủ yếu
là do nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt
còn chưa đủ mạnh. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về
BVMT. Những hạn chế về mặt cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ
chuyên môn năng lực và các nguồn lực cần thiết của hệ thống các cơ quan quản
lý cũng như lực lượng giám sát thi hành luật pháp về BVMT chưa đủ mạnh để
đáp ứng nhu cầu công tác thực tế, phương tiện và thiết bị phục vụ quan trắc ô
nhiễm nước thải công nghiệp vừa thiếu vừa lạc hậu.
1.2.1.2. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp ở thành phố
Đà Nẵng
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 13
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My

Đà Nẵng là thành phố nằm ở trung độ của cả nước, là đầu mối giao
thông nối vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới. Từ Đà Nẵng đến thủ đô
Hà Nội 760 km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 960 km về phía Nam.
Các trung tâm kinh doanh thương mại quan trọng của các nước
trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính
2.000km mà tâm là thành phố Đà Nẵng. Thành phố hội đủ những điều kiện về
truyền thống lịch sử, quy mô dân số, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật giao thông
như sân bay quốc tế, cảng nước sâu để trở thành một trong những trung tâm
sản xuất công nghiệp, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam và Đông
Nam Á.
Khởi đầu bằng sự hình thành KCX An Đồn (nay là KCN Đà Nẵng)
được thành lập vào năm 1993, đến nay thành phố Đà Nẵng có 6 KCN tập trung,
bao gồm: KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh
mở rộng, KCN Hòa Cầm và KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, với quy mô
1.141,82 ha. Tất cả các KCN này đều cách trung tâm thành phố không quá 15
km.
Tính đến nay, các KCN tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút 347 dự án,
trong đó 273 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư là 11.448,8 tỷ đồng và 74 dự
án nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 774,2 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy hơn 85%,
thu hút hơn 63.000 lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận. Các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động chủ yếu là hoạt động sản xuất hàng may mặc,
chế biến thủy sản.
Bảng 1: Tình hình phát triển các KCN ở Đà Nẵng
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 14
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Nguồn: Ban quản lý các KCN và CX Đà Nẵng
Về cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp cơ bản hoàn thành các hạng
mục hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà đầu tư, đặc biệt là
hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tính đến nay, 5/6 khu
công nghiệp đang hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đưa vào vận

hành với tổng công suất đạt 11.250 m
3
/ngày đêm.
Thực trạng nước thải tại các KCN Đà Nẵng: Hiện nay nước thải từ các
KCN có thành phần đa dạng chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mở và
một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1.000.000 m3nước thải/ngày
của các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không thông qua xử lý đã
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 15
KCN
Tổ
ng số
dự
án
Dự
án
tro
ng nước
D
ự án
n
ước
ngoài
D
T đất
CNghiệp
(h
a)
D
T đã cho
thuê (ha)

Tỷ
lệ lấp
đầ
y (%)
D
T còn
lại (ha)
Hòa
Khánh
17
7
13
3
4
4
29
8,25
28
8,48
96,
72
9,
77
Hòa
Khánh MR
17 7
1
0
67,
79

51,
96
76,
65
15
,83
Hòa
Cầm
52 47 5
96,
13
76,
38
79.
45
19
,75
Liên
Chiểu
26 24 2
13
6,49
97,
03
71,
09
39
,46
Đà Nẵng 42 30
1

2
41,
87
41,
87
10
0
0,
00
DVTS
Đà Nẵng
33 32 1
43,
68
31,
14
71,
29
12
,54
Tổng
cộng
34
7
27
3
7
4
68
4,21

58
6,86
85,
77
97
,35
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mặt. chất lượng nước mặt tại các
sống quanh khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các nguồn xả thải này.
Bảng 2: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công
nghiệp
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính
Chế biến đồ hộp thủy sản,
rau quả đông lạnh
BOD, COD, PH, TSS
Chế biến nước uống có cồn BOD, PH, TSS, PH, P, N
Chế biến thịt BOD, PH, TSS, độ đục
Sản xuất bột ngọt BOD, TSS, PH, NH4+
Cơ khí COD, dầu mỡ, TSS, CN-, Cr, Ni
Thuộc da
BOD5, COD, TSS, Cr, NH4+,
dầu mỡ, Phenol, sunfua.
Dệt nhuộm TSS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ.
Phân hóa học PH, độ axit, F, kim lại nặng
Sản xuất phân bón hữu cơ,
vô cơ
PH, TSS, Cl-, SO4-, tổng chất rắn
Sản xuất giấy
TSS, BOD, COD, Phenol, lignin,
tannin.

Dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác quản lý nước thải khu công nghiệp
vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết là vấn đề về ý thức về trách nhiệm của doanh
nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
Từ sau khi Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường được ban hành và có hiệu lực, các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp buộc phải bỏ ra một nguồn kinh phí thường xuyên cho việc xử
lý nước thải vốn được miễn trước đó.
Để chối bỏ trách nhiệm này, thời gian qua, không ít trường hợp doanh
nghiệp đã đấu nối trái phép hệ thống nước thải vào hệ thống thoát nước mưa
hoặc nhiều chủ doanh nghiệp đối phó bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cục bộ nhưng hiệu quả xử lý không cao, chỉ vận hành hệ thống khi có cơ
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 16
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
quan thanh, kiểm tra. Chẳng hạn, tại KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, qui định
nồng độ COD trong nước thải đầu ra sau xử lý cục bộ của các doanh nghiệp sản
xuất, chế biến hải sản không được vượt quá 1500 mg/l - mức tiếp nhận của
trạm xử lý nước thải tập trung, tuy nhiên có những doanh nghiệp không xử lý
nước thải đạt nồng độ nêu trên, gây ô nhiễm môi trường khu vực.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 17
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
CHƯƠNG II:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KHU CÔNG
NGHIỆP HÒA KHÁNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẨT VÀ ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HÒA HIỆP NAM.
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Hòa Hiệp Nam là một phường của quận Liên Chiểu nằm về phía
Bắc thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp huyện Hoà Vang
- Phía Nam giáp phường Hoà Khánh Bắc
- Phía Bắc giáp ráp gianh với thị trấn Lăng cô – Thừa Thiên Huế.
Tổng diện tích tự nhiên là 53.72 km
2
là một phường ven biển, ven núi,
người dân sống dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đường sắt bắc nam chạy song
song. Các đầu mối giao thông thuận lợi có bến xe ga tàu, cầu cảng chuyên dùng
cho các nhà máy, xí nghiệp thuộc KCN.
Với thế mạnh là đầu mối giao thông phía Bắc thành phố công với thế
mạnh là phát triển KCN Hòa khánh, cảng nước sâu Liên Chiểu, Hòa Hiệp Nam
có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
2.1.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn
Phường Hòa Hiệp Năm nằm trong thành phố Đà Nẵng thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ mùa đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió
mùa đông bắc và vị trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh
hưởng của gió tây nam và địa hình dãy trường sơn. Đặc trưng chung của vùng
cát đà nẵng như: tổng lượng hiệt > 9000 độ, tổng lượng bức xạ năm > 140
Kcal/cm2. Tổng lượng mưa là 2060 mm và số giờ nắng từ 1800 – 2000 giờ/
năm. Dưới đây là các đặc trưng về khí hậu:
+ nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình tại đây hàng năm là 25,7
0
C.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 18
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình tháng tại Đà Nẵng
T
háng
Nhiệt độ (
0

C)
Trung bình
Nhiệt độ cao
nhất
Nhiệt độ thấp
nhất
I 24,4 24,9 18,9
I
I
22,4 26,2 19,9
I
II
24,2 28,5 21,4
I
V
26,2 30,2 23,2
V 28,3 33,4 24,8
V
I
29,1 34,3 25,5
V
II
29,2 34,0 25,4
V
III
28,6 31,6 24,2
I
X
27,4 29,2 24,2
X 25,8 21,7 23,2

X
I
24,0 22,1 21,6
X
II
22,0 22,0 19,6
X
III
25,7 29,9 22,8
+ Số giờ nắng: Hàng năm trung bình có khảng 2000 giờ nắng, số giờ nắng
trung bình trong ngày là 6 giờ.
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 19
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình tại khu vực là 82%. Các mùa khô
có độ ẩm trung bình từ 75-80, độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 40.
+Lượng mưa: Hàng năm tại Đà Nẵng có một màu mưa và một mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và
tháng 11. Các tháng ít mưa nhất trong năm là 3,4,5 và 6.
Sông Cu Đê nằm ở phía bắc của thành phố, sông chính dài 38 km, bắt
nguồn từ dãy núi cao phí bắc. Tổng diện tích lưu vực là 426km
2
địa hình lòng
sông chia làm hai phần khác biệt nhau rõ rệt. Đoạn hạ lưu giới hạn từ biển vào
khoảng gần 30km.
Bầu Tràm là một hồ chứa nước nằm trong khuôn viên KCN Hòa khánh có
diện tích 61 ha, dung tích khoảng 1 triệu m
3
nước. Trước đây Bầu Tràm là một
dạng đầm phá bị tàn lụi ở vùng cát ven biển. Đặc trưng của Bầu Tràm là có độ
thẩm thấu cao, dễ nhiễm mặn và dễ thẩm thấu chất ô nhiễm.

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
đặc điểm tài nguyên đất của phường Hòa Hiệp Nam:
- Lớp cát pha sét: Thành phần chủ yếu là thạch anh có màu sám trắng lẫn
nhiều dăm sạn thạch anh, bề dày pha sét là 6 m.
- Lớp sét có nguồn gốc phong hóa có màu xanh trắng, vân sám đen lẫn
dăm sạn, rất cứng, bề dày lớp sét là 1.5 m
-Lớp cát pha sét có màu xám trắng, xám đen, cám nâu, lẫn nhiều dăm sạn,
có nguồn gốc phong hóa, kết cấu rất chặt, bề dày lớp sét trên 6.5 m.
b. Tài nguyên nước: Phường Hòa Hiệp Nam có nguồn nước mặt là sông
Bàu Tràm và hệ thống ao hồ, đập rất lớn.
c. Tài nguyên rừng
Là phường có lợi thế về tài nguyên rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải
Vân, diện tích 3418,7 ha. Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những
đường hầm dài nhất Đông Nam Á xuyên qua lòng núi. Rừng ở đây phong phú
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 20
4
1
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
các loại tài nguyên động thực vật, là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng lý tưởng được hình thành bởi quần thể sinh thái như sông Cu - Đê,
Làng Vân, đường hầm đèo Hải Vân và thắng cảnh thiên nhiên Nam Ô.
d. Tài nguyên khoáng sản
một số loại khoáng sản tập trung chủ yếu trên địa bàn gồm:
+ Cát trắng: Tập trung ở khu vực Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m
3
.
+ Đá xây dựng: Đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố Đà Nẵng.
+ Cát, cuội sỏi xây dựng: Tập trung ở lòng sông Cu Đê.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động và mức sống dân cư
Hòa Hiệp Nam là một phườ ng tập trung khá đông dân cư chủ
yếu là dân tộc Kinh. Tính đến năm 2012, toàn phường có 4.100 hộ với 17.117
nhân khẩu. Trong đó, hộ nông nghiệp là 987 hộ, chỉ chiếm 24,07% trong tổng
số hộ lao động, hộ phi nông nghiệp là 6.225 hộ, chiếm đến 75,93% tổng số hộ.
Trong độ tuổi lao động khoảng 11.193 người, trong đó lao động phi nông nghiệp
chiếm chủ yếu với 6.225 người, chiếm 55,61%; lao động nông nghiệp đạt 4.968
người, chiếm 44,38%. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm của phường là 1,2%. Mật độ
dân số là 1832 người/km
2
. Với những đặc điểm trên, cho thấy phường Hoà Hiệp
Nam có đủ điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong các ngành
phi nông ngiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, mức thu nhập bình quân đầu
người của phường còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là dân số đông, vẫn còn
nhiều lao động trong nông nghiệp, lao động có trình độ tay nghề thấp nên khó
kiếm việc làm.
Bảng 4:
Tình hình dân số và lao động phường Hòa Hiệp Nam năm
2012
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 21
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Nguồn : phòng Thống kê – UBND phường Hòa Hiệp Nam
Đối với địa bàn phường Hòa Hiệp Nam, năm 2012 vẫn được tiếp tục
xác định là "Năm giải tỏa đền bù, tái định cư và an sinh xã hội", hiện nay trên
địa bàn phường có tổng cộng 16 dự án được triển khai thực hiện, trong đó có
nhiều dự án trọng điểm của thành phố như dự án đường Nguyễn Tất Thành nối
dài, dự án khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú, dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô,
dự án khu tái định cư Hòa Hiệp 3. Xác định công tác đền bù, giải tỏa là công
việc của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu hiện nay nhằm
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 22

Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
%
I. Tổng số nhân khẩu Ngư
ời 17.117
10
0.00
II. Tổng số hộ Hộ
4.100
10
0
1. Hộ nông nghiệp Hộ
987
24
,07
2. Hộ phi nông nghiệp Hộ
3.113
75
,93
III. Tổng số lao động Ngư
ời 11.193
10
0
1. Lao động nông
nghiệp
Ngư
ời 4.968
44
,38
2. Lao động phi nông

nghiệp
Ngư
ời 6.225
55
,62
IV. Một số chỉ tiêu - - -
1. Bình quân nhân
khẩu/hộ
Ngư
ời 4,17 -
3. BQ lao động/hộ Ngư
ời 2,73 -
4. BQ lao động nông
nghiệp/hộ
Ngư
ời 1,21 -
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, đây là một cơ hội lớn để phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ lợi ích dân sinh
được quan tâm đầu tư cơ bản, bộ mặt đô thị ngày một khang trang, hiện đại, theo
đó nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ngày được hình thành, mỗi công dân tự
hào được sống trong một môi trường văn minh của đô thị loại 1 cấp quốc gia.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của phường Hòa Hiệp Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn phường Hòa Hiệp Nam tính đến
thời điểm năm 2012 là 788,17 ha, đất đai trên địa bàn tương đối đa dạng, gồm
nhiều loại khác nhau như: Đất pha cát, đất sét, đất feralit nâu vàng, đất đồi. Kết
hợp giữa sự đa dạng về đất đai và khí hậu là điều kiện thuận lợi để phường
phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá
đáp ứng nhu cầu thị trường
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân - Lớp K43KTTNMT Trang 23

Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Bảng 5: Tình hình biến động đất đai của phường Hòa Hiệp Nam năm 2010 – 2012
Loại đất Năm 2010
Năm
2011
Năm 2012 So sánh
2011/2010 2012/2011
D
T (ha)
C
ơ cấu
(%)
D
T (ha)
c
ơ cấu
(%)
D
T (ha)
C
ơ cấu
(%)
+
/-
tỷ
lệ (%)
+
/-
tỷ
lệ (%)

Tổng diện tích đất tự
7
1
7
1
7
1
0
0
0
0,
1. Đất nông nghiệp
8
1
7
9
5
6,
-
-
-
-
1.1 đất sản xuất
8
1
7
9
5
6,
-

-
-
-
1.1.1 Đất trồng cây
7
9,
6
8
4
6,
-
-
-
-
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1
2,
1
1
1
1,
-
-
0
0,
1.1.1.2 Đất trồng cây
5
7,
5
7

3
4,
-
-
-
-
1.1.2 Đất trồng cây
5
0,
5
0
5
0,
-
-
-
-
1.2 Đất lâm nghiệp
-
-
-
-
-
-
-
-
0
0,
1.3 Đất nuôi trồng
-

-
-
-
-
-
-
-
0
0,
1.4 Đất nông nghiệp
-
-
-
-
-
-
-
-
0
0,
2. Đất phi nông
5
7
5
7
5
7
6
1,
2

2,
3. Đất chưa sử dụng
1
1
1
1
1
1
0
0
-
-
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân Trang 24
Khoá luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Qua bảng cho thấy diện tích đất nông nghiệp qua các năm có xu hướng
giảm xuống, cụ thể: Năm 2010 là 81,43 ha thì đến năm 2011 giảm xuống còn
74,39 ha, đến năm 2012 chỉ còn lại 53,69 ha, như vậy sau 3 năm diện tích đất
nông nghiêp đã giảm từ 10,33% xuống còn 6,81%, giảm 3,52%. Đất sản xuât
nông nghiệp chiếm tỷ lệ 100% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Đóng vai
trò chính trong việc đem lại nguồn lương thực thực phẩm cũng như thu nhập
thường xuyên của người dân. Trong đó đất cho cây trồng hằng năm chiếm tỷ lệ
cao hơn so với đất cây trồng lâu năm. Năm 2010, diện tích cây trồng hằng năm
là 75,69 ha, chiếm 9,60%; trong khi đó diện tích cây trồng lâu năm chỉ có 5,73
ha, chỉ chiếm 0,73%. Đến năm 2012, diện tích cây trồng hằng năm giảm xuống
còn 48,38 ha, chiếm 6,14%; diện tích cây trồng lâu năm là 5,3 ha, chiếm 0,67%.
Lúa là một trong những cây trồng hằng năm của địa phương mang lại
thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa các năm qua đã giảm
nhiều: Năm 2010 có diện tích là 19,68 ha chiếm 2,50%. Đến năm 2012, diện
tích này bị thu hẹp còn lại 13 ha, chiếm 1,65% tổng quỹ đất tự nhiên của
phường.

Theo điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ UBND phường,
tôi được biết cách đây 5 năm, nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm một diện tích đáng
kể trên địa bàn, nhưng những năm gần đây, phần diện tích nuôi trồng thủy sản
đã bị san lấp, giải tỏa để phục vụ cho các dự án công nghiệp và dịch vụ khác.
Trong khi diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 10,33% thì
diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn địa bàn lại chiếm tỷ lệ vượt trội 71,92%.
Sự gia tăng về dân số, trình độ, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật là
nguyên nhân làm cho nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng lên. Năm 2010
diện tích đất phi nông nghiệp là 566,87 ha , năm 2011 tăng lên thành 573,49 ha, và
đến năm 2012 diện tích này là 594,65 ha, tăng thêm 4,53% so với năm 2010.
Diện tích đất chưa sử dụng của phường là 139,8 ha, chiếm 17,74%,
bình quân 2010 - 2012 giảm 1,99%. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng đất
SVTH: Phạm Thị Hồng Vân Trang 25

×