Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

khảo sát một số giống khoai tây nhập nội và nghiên cứu kỹ thuật trồng cho giống khoai tây cip9 –tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐỖ THỊ NGÂN



KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CHO GIỐNG KHOAI
TÂY CIP9 –TẠI THÁI BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐỖ THỊ NGÂN



KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CHO GIỐNG KHOAI
TÂY CIP9 –TẠI THÁI BÌNH




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM VĂN CƯỜNG
2. GS. TS. NGUYỄN QUANG THẠCH



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn



Đỗ Thị Ngân









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, những
lời động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Học cây trồng đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức
bổ ích trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Cường; GS.TS. Nguyễn
Quang Thạch, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn. Lãnh đạo Trung tâm
Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và người
thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành tốt luận văn này./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2015
Tác giả



Đỗ Thị Ngân






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi

Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 1
1.2.1. Mục đích 1
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn 2
1.3.2. Ý nghĩa khoa học 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây 3
1.1.1. Giới thiệu chung và giá trị sử dụng của cây khoai tây 3
1.1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 4
1.1.3. Phân loại cây khoai tây 4
1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây và khoai tây chế biến
trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.2. Các nghiên cứu cơ sở sinh lý hình thành năng suất củ khoai tây 8
1.2.1. Chỉ số diện tích lá, thể năng quang hợp, cấu trúc bộ lá và năng
suất quang hợp 9
1.2.2. Mối tương tác giữa nguồn và sức chứa 10
1.2.3. Độ dẫn khí khổng, hàm lượng diệp lục và quang hợp 11
1.2.4. Yếu tố môi trường và quang hợp 12
1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng khoai tây 13
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

1.3.1. Giống 13
1.3.2. Các nghiên cứu về thời vụ trồng 13
1.3.3. Các nghiên cứu về phân bón 15
1.3.4. Các nghiên cứu về mật độ. 18
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1. Nội dung 1: Khảo sát một số giống khoai tây nhập nội vụ đông 2013 tại
huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình 19
2.1.1. Vật liệu : Tập đoàn giống khoai tây nhập nội do Bộ Nông
nghiệp & PTNT cung cấp. 19
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu 23
2.2. Nội dung 2: Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng giống khoai tây CIP 9
vụ đông 2013 tại Thái Bình. 23
2.2.1.Thí nghiệm 1:Ảnh hưởng thời vụ trồng đến STPT, NS và phẩm
cấp giống CIP9 vụ đông 2013 tại Thái bình. 23
2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón hữu cơ và mật
độ, đến STPT, NS, PC phẩm chất giống khoai tây CIP 9 tại
huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình. 24
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Nội dung 1: Khảo sát một số giống khoai tây nhập nội Vụ đông 2013
tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình 27
3.1.1. Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng một số giống khoai tây nhập
nội 27
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây một số giống khoai tây
nhâp nội 28
3.1.3. Động thái tăng trưởng số lá một số giống khoai tây nhâp nội 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.1.4. Động thái tăng trưởng đường kính thân một số giống k. tây nhâp
nội 31
3.1.5. Chỉ số diện tích lá 31
3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 33
3.1.7.Tình hình sâu bệnh trên một số giống khoai tây nhập nội 36
3.1.8 Đánh giá chỉ tiêu phẩm cấp củ một số giống khoai tây nhập

nội 37
3.2.Nội dung 2: Xây dựng kỹ thuật trồng cho giống khoai tây CIP 9 Vụ
đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình 38
3.2.1 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và phẩm cấp giống CIP9 Vụ đông 2013
tại huyện Vũ Thư - tỉnh Thái bình 38
3.2.2. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón hữu cơ và mật
độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất, phẩm cấp giống
k.tây CIP 9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình. 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
1 Kết luận 56
2. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1.Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 2011 5
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 1992- 2010 7
3.1: Danh sách một số giống khoai tây nhập nội vụ đông 2013 tại huyện Vũ
Thư- tỉnh Thái Bình 19
3.2. Tiêu chuẩn khoai tây chế biến chíp về mặt phẩm cấp 23
3.1. Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng một số giống khoai tây nhập nội Vụ
đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình 28
3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây một số giống khoai tây nhập nội
Vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình(cm) 29
3.3. Động thái tăng trưởng số lá một số giống khoai tây nhâp nội Vụ đông

2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình(lá/cây) 30
3.4. Động thái tăng trưởng đường kính thân một số giống khoai tây nhâp nội
Vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình(cm) 31
3.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) ở các thời điểm một số giống khoai tây nhâp nội
Vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình (m2 lá/ m2 đất) 32
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất một số giống khoai tây
nhập nội Vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình 33
3.7. Tình hình bệnh hại trên một số giống khảo sát vụ đông 2013 tại huyện
Vũ Thư- tỉnh Thái Bình 36
3.8. Hình thái củ một số giống khoai tây nhâp nội khảo sát Vụ đông 2013 tại
huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình. 37
3.9: Ảnh hưởng thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng giống
khoai tây CIP 9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình 39
3.10. Ảnh hưởng thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây khoai tây
CIP9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình (cm) 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

3.11. Ảnh hưởng thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng số lá giống khoai
tây CIP9 vụ đông 2013 – Vũ Thư- tỉnh Thái Bình (lá/cây) 41
3.12: Ảnh hưởng thời vụ trồng đến LAI của giống khoai tây CIP9 41
3.13. Ảnh hưởng thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân
cây giống khoai tây CIP9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh
Thái Bình (cm) 42
3.14. Ảnh hưởng thời vụ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống
khoai tây CIP9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình. 43
3.15. Ảnh hưởng thời vụ trồng đến tỷ lệ các cấp củ sau thu hoạch giống
khoai tây CIP9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình(%) 46
3.16. Ảnh hưởng phân bón hữu cơ và mật độ đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh
trưởng giống khoai tây CIP 9 Vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh
Thái Bình. 47

3.17. Ảnh hưởng phân hữu cơ và mật độ trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây giống khoai tây CIP9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ
Thư- tỉnh Thái Bình(cm) 48
3.18. Ảnh hưởng phân hữu cơ và mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI)
giống khoai tây CIP9 Vụ đông 2013 - tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái
Bình (m2 lá/ m2 đất) 50
3.19: Ảnh hưởng phân hữu cơ và mật độ trồng đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống khoai tây CIP9 vụ đông 2013 huyện Vũ
Thư- tỉnh Thái Bình 52
3.20. Ảnh hưởng phân bón hữu cơ và mật độ đến tỷ lệ các cấp củ giống
khoai tây CIP9 vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình(%) 55


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC HÌNH

3.1.Các đồ thị tương quan giữa NSTT với các chỉ tiêu:Diện tích lá(A);
số củ trên khóm(B); khối lượng củ/khóm (C) một số giống
khoai tây nhâp nội khảo sát vụ đông 2013 tại huyện Vũ Thư –
tỉnh Thái Bình 35
3.2. Các đồ thị tương quan giữa KLTB củ (B) , KL củ TB/khóm (A) đến
NSTT các thời vụ trồng trên giống khoai tây CIP9 Vụ đông 2013
tại huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình 44
3.3. Các đồ thị tương quan giữa Số củ TB/K , KLTB củ/khóm và NSTT các
công thức phân bón và mật độ trên giống khoai tây CIP9 vụ đông
2013 tại huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình 54


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1


MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một cây lương thực, thực
phẩm chính của nhiều nước trên thế giới. Khoai tây được trồng phổ biến ở
130 nước và được xếp thứ tư sau lúa nước, lúa mì và ngô.
Nhu cầu khoai tây của các nước Đông Nam Á tăng 4,5%/năm, trong đó
khoai tây nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ tăng 12%/năm. Riêng
Indonesia, tiêu dùng khoai tây tươi tăng 6,5%/năm, khoai tây chế biến tăng
23%/năm. Tuy nhiên, Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm nghìn
tấn khoai tây từ Trung Quốc. Hiện nay, sản lượng khoai tây trong nước mới
đáp khoảng 30% nhu cầu của thị trường.

Đứng trước nhu cầu khoai tây phục vụ
cho nhu cầu ăn tươi và chế biến trong nước cũng như trên thế giới ngày càng
tăng. Tỉnh Thái Bình có diện tích trồng khoai tây khoảng hàng năm 4500 –
5400ha. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây diện tích trồng khoai tây Thái Bình
đang dần bị co hẹp lại nguyên nhân chính do: bộ giồng Khoai tây chưa phong
phú, nhất là bộ giống khoai tây ngắn ngày, ít giống có vỏ củ đỏ, ruột củ vàng
phục vụ cho ăn tươi tại vùng cũng như cung cấp cho các tỉnh lân cận thậm chí
ở các tỉnh miền nam Việt Nam rất cần thiêt. Vì vậy, việc mở rộng, phát triển bộ
giống khoai tây dùng ăn tươi và chế biến cho năng suất cao, phẩm cấp tốt là
yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Khảo sát một số giống khoai tây nhập nội và nghiên cứu kỹ
thuật trồng cho giống khoai tây CIP9 Tại

huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình”.





1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích
Lựa chọn giống khoai tây nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất và phẩm cấp tốt trồng tại

huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp cho giống
khoai tây CIP9.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm
cấp một số giống khoai tây nhập nội trong điều kiện canh tác tại huyện Vũ
Thư - tỉnh Thái Bình.
- Xác định được thời vụ trồng, mức phân bón hữu cơ, mật độ trồng thích hợp
cho giống khoai tây CIP9 làm cơ sở để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được giống khoai tây mới cho năng suất cao, có phẩm cấp
tốt phù hợp với điều kiện vụ đông tại

huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
- Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật sản xuất cho giống khoai tây
CIP9 để áp dụng vào thực tế sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Đã xác định được ảnh hưởng của điều kiện sinh thái, đất đai tại vùng
trồng tới sinh trưởng, năng suất và phẩm cấp khoai tây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
1.1.1. Giới thiệu chung và giá trị sử dụng của cây khoai tây
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một cây lương thực có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu. Cây khoai tây được trồng phổ biến ở
130 nước trên thế giới. Trong những cây lương thực chính thì khoai tây được
xếp thứ tư sau lúa mỳ, lúa gạo và ngô.
Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng.
Bên cạnh giá trị làm lương thực,thực phẩm và thức ăn cho gia súc
khoai tây còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế
biến. Các dạng khoai tây chế biến: chíp (khoai tây rán lát); French fries
(khoai tây rán thanh); khoai tây đóng hộp; khoai tây ép bánh…. Khoai
tây được sản xuất làm nguyên liệu trong công nghiệp: dệt; sợi; gỗ ép;
giấy; dung môi hữu cơ; rượu (Nguyễn Công Chức, 2001).
Trong số những cây trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khoai tây là
cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn so với lúa gạo, ngô, đậu đỗ…Mặt khác,
khoai tây đem lại năng suất năng lượng và năng suất protein là cao nhất. Khoai
tây thuộc nhóm thực phẩm cao cấp. Củ khoai tây được ví như những “túi dinh
dưỡng” với hàm lượng tinh bột, protein, lipit, các chất dinh dưỡng khác, các
vitamin và chất khoáng như P, Ca, Fe, Mg, K rất cao.
Mức tiêu thụ khoai tây tính theo đầu người ở các vùng và quốc gia là
khác nhau nhiều nhất là châu Âu, châu Mỹ, sau đó là châu Phi và cuối cùng là
châu Á.
Tuy nhiên, khoai tây cũng có một số chất có hại về mặt dinh dưỡng (α-
solanine và α - chaconine), đặc biệt là chúng có mặt ngay ở dưới lớp vỏ. Các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4


hợp chất này tăng lên trong quá trình bảo quản và nhất là sau khi đưa ra ánh
sáng, không bị phân giải khi đun nóng và có thể gây độc cho người khi ở nồng
độ cao và làm giảm hương vị.
1.1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Cây khoai tây có nguồn gốc xuất xứ từ dãy núi Andes. Nơi khởi thủy của
khoai tây trồng là ở quanh hồ Titicaca, giáp ranh giữa nước Peru và Bolivia.
Năm trăm năm trước Công nguyên, cây khoai tây đã được sử dụng làm thức ăn
cho người. Tại nơi khởi thủy, giống khoai tây rất đa dạng, phổ biến nhất là loài
Solanum tuberosum, sau đó là loài S, andigena, loài ít hơn là S, juzepezukii .
Người châu Âu đã nhận thấy rất sớm giá trị của khoai tây được khám phá
bởi người Indian. Khoai tây sau đó nhanh chóng được đưa vào châu Âu. Trước
tiên vào Tây Ban Nha năm 1573, sau đó sang Ý và Anh vào cuối thế kỷ 16 và từ
Anh được đưa sang Mỹ (Virginia) năm 1621. Từ Châu Âu khoai tây sang tới
Ấn Độ năm 1610, vào Trung Quốc năm 1700 và sau đó vào Nhật Bản. Khoai
tây được trồng trên quy mô lớn vào những năm 1800 và tới khoảng thế kỷ
XIX mới thực sự phổ biến trên các châu lục.
Ở Việt Nam, khoai tây được đưa vào những năm 1880 do những nhà
truyền giáo người Pháp du nhập. Khoai tây trồng tập trung ở đồng bằng sông
Hồng (độ cao 5m), sau đó ở một số vùng trung du và vùng núi. Đà Lạt và
Lâm Đồng .
1.1.3. Phân loại cây khoai tây
Khoai tây trồng trọt (Solanum tuberosum L.) thuộc loài tuberosum, chi
Solanum, họ cà Solanaceae, bộ Solanales, phân lớp Asteridae, lớp
Magnoliopsida, ngành Magnoliophyta
Chi Solanum có khoảng trên 200 loài được phân bố khắp thế giới. Sự
đa dạng về loài, giống tập trung chủ yếu ở vùng Trung - Nam Mỹ và Australia.
Cùng với loài S, tuberosum là loài khoai tây trồng trọt phổ biến nhất, còn có
khoảng 7 loài có khả năng trồng trọt khác. Có nhiều cách để phân loại khoai
tây; dựa vào đặc điểm hình thái thân, lá, hoa…hay số lượng nhiễm sắc thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây và khoai tây chế biến trên thế
giới và ở Việt Nam
A. Tình hình sản xuất khoai tây thế giới
Theo số liệu của (FAOSTAT, 2012). Trung Quốc là nước đứng đầu về
sản lượng khoai tây với hơn 74 triệu tấn, thứ hai là Ấn Độ với sản lượng đạt
42 triệu tấn, Nga ở vị trí thứ ba với 21 triệu tấn, tiếp đến là Ukraine và Mỹ với
18 triệu tấn.
Lượng khoai tây chế biến ở Mỹ được tăng rất mạnh từ năm 1940 đến
nay chiếm khoảng 48% tổng số sản lượng. Tính theo mức tiêu thụ đầu người,
khoai tây chế biến của Mỹ tăng từ 0,86kg năm 1940 đến 10,64kg vào năm
1956 và 36,36kg vào 1978. Trong khoai tây chế biến, sản phẩm khoai tây
đông lạnh chiếm hơn 50%, khoai tây chíp chiếm từ 40 - 42%. Theo điều tra,
sản phẩm chíp và French fries tăng rất mạnh trong những năm tới.
Bảng 1.1.Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 2011
Nước
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Ukraine
Mỹ
Đức
Ba Lan

Bangladesh
Belarus
Netherlands
Các nước khác
5 077 504

1 863 000

2 109 100

1 408 000

406 588

255 200

490 853

435 000

366 766

156 969

6 061 218

74 799 084

42 339 000


21 140 500

18 705 000

18 016 200

10 201 900

8 765 960

7 930 000

7 831 110

6 843 530

113 474 825

14,7

22,7

10,0

13,3

44,3

40,0


17,9

18,2

21,4

43,6

18,7

Thế giới 18 630 198

330 047 109

17,7

Nguồn FAO 4/2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

B. Tình hình sản xuất Khoai Tây tại Việt Nam
Miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình dao
động trong khoảng 15 - 25
0
C, diện tích đất phù sa và đất cát lớn, hệ thống
thủy nông tương đối hoàn chỉnh và nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất khoai tây. Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho việc mở rộng và phát
triển khoai tây.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trước những năm 70 của thế
kỷ XX diện tích trồng khoai tây ở nước ta chỉ khoảng 2000 ha, khi đó khoai

tây được coi là cây rau mà chưa được coi là cây trồng chính. Sau năm 1970,
khoai tây mới được chính thức quan tâm và xem như là một cây lương thực
quan trọng.
Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam biến động lớn, diện tích tăng
nhanh vào những năm 1970 và đạt cực đại và năm 1979, sau đó liên tục giảm.
Tổng diện tích sản xuất khoai tây đã giảm từ 93,900 ha, với năng suất 9,3 tấn/ ha
(năm 1890) xuống còn 30.000 ha với năng suất 11 tấn/ha năm 2001.
* Những khó khăn chính đã gây cản trở sản xuất khoai tây ở Việt Nam
trong giai đoạn vừa qua là:
Thứ nhất, vấn đề về giống. Tỷ lệ lớn giống nhập khẩu từ Trung Quốc
có chất lượng thấp, các giống của Đức và Hà Lan tuy tốt nhưng giá thành cao.
Ngoài ra, do các nguyên nhân khác như hiện tượng thoái hóa giống, thiếu hệ
thống cung cấp giống.
Thứ hai, khó khăn trong công tác khuyến nông. Nông dân thiếu kiến
thức trong chăm sóc, quản lý bệnh,thu hoạch, thiếu các chính sách hỗ trợ…
Thứ ba, là khó khăn trong bảo quản và chế biến như vấn đề thiếu kho
lạnh, công nghiệp chế biến chưa phát triển.
Cho đến thời điểm này chúng ta mới tự túc được 20 - 25% giống tốt và
sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô, trồng củ bi và bảo quản khoai tây
giống trong kho lạnh. Đây là hướng đi đúng và bài bản nhất hiện nay, song
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

cần lượng vốn đầu tư khá lớn. Sản xuất khoai tây hiện nay chủ yếu phải sử
dụng giống nhập từ Trung Quốc mà thực chất đây là khoai tây thương phẩm.
Trong những năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
có những chính sách, dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển khoai tây ở Việt Nam.
Nhiều cơ quan nghiên cứu đặc biệt là Viện Sinh học nông nghiệp - Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã thành công trong việc thiết lập hệ thống sản
xuất giống khoai tây sạch bệnh có chất lượng cao. Việt Nam đã bắt đầu tự sản
xuất được củ giống có chất lượng sạch bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế ở quy mô

sản xuất. Trong những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây được phát triển
một cách ổn định, khoai tây dần trở thành cây trồng chính trong vụ đông ở
miền Bắc Việt Nam. Dưới đây là số liệu về quá trình phát triển của khoai tây
ở Việt Nam từ 1992 – 2010.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 1992- 2010
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
1992 25.006 9,41 235.306
1993 27.290 8,15 222.277
1994 25.315 10,25 259.428
1995 25.569 10,20 260.829
1996 26.758 11,96 320.133
1997 35.073 9,98 349.888
1998 31.043 10,69 331.942
1999 25.232 10,83 273.288
2000 28.000 11,5 342.100
2001 33.300 11,9 397.700
2002 34.900 12,0 421.000
2003 40.200 - -
2004 30.200 13,1 354.100
2005 31.000 14,0 434.000
2006 33.000 13,0 429.000
2008 35.000 13,0 450.000
2009 19.200 13,9 266.880
2010 17.200 13,9 239.080
( Nguồn: Cục khuyến nông- khuyến lâm- Bộ NN&PTNT, 2004; Báo cáo tổng
kết sản xuất vụ Đông Xuân 2011 các tỉnh phía Bắc- Cục trồng trọt, Bộ
NN&PTNT, 2011 )
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Ở Việt Nam, ngành chế bến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm,

nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ mở ra hướng đi cho sản xuất khoai tây.
Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm
chế biến có giá trị gia tăng như khoai tây rán chẳng hạn. Sản phẩm chế biến từ
khoai tây khá đa dạng như khoai tây rán dòn, khoai tây chiên và tinh bột. Sản
phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán dòn đã trở nên quen thuộc với
người Việt Nam, với các thương hiệu: Zon Zon; Snack; Bim Bim; Wavy…
Tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm,
nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế
biến vẫn phải nhập khẩu khoảng 10.000 tấn khoai tây/năm từ Anh, Trung
Quốc, Hà Lan. Mặc dù, mỗi năm Việt Nam sản xuất từ 200.000 – 400.000 tấn
khoai tây nhưng con số đưa vào sử dụng chế biến là rất ít. Nguyên nhân là do:
Nguồn cung trong nước mang tính thời vụ cao, thường canh tác vào vụ đông
xuân, nên khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến
tháng 5), trong khi nhu cầu đòi hỏi cung cấp nguyên liệu suốt trong năm. Chất
lượng khoai tây trong nước đang là một trong những trở ngại đối với ngành
chế biến khoai tây.
Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây Việt Nam,
tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm tiêu thụ ở siêu
thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán
cho các trường học; 5% cho người bán rong. Tuy nhiên, ở Việt Nam khoai tây
chế biến vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ biến, mà thường chỉ dùng
để làm quà cho trẻ em, hoặc vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ hội,
Tết…. Dạng sản phẩm chủ yếu được người tiêu dùng ưa chuộng là khoai tây
chiên, rất ít người quan tâm tới các dạng sản phẩm khác.
1.2. Các nghiên cứu cơ sở sinh lý hình thành năng suất củ khoai tây
Hơn 90% năng suất chất khô của cây khoai tây là do quang hợp tạo
thành. Cây khoai tây là cây có con đường quang hợp theo kiểu C3. Có hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

loạt các nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng hóa cacbon, bao gồm: lá, cấu trúc của

thân lá, diện tích lá, sự thay đổi các nhân tố môi trường, hàm lượng diệp lục,
tốc độ sinh trưởng của củ, các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh, sự biến động
về di truyền. Những hiểu biết về cơ sở sinh lý sự hình thành năng suất của
khoai tây có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp kỹ thuật
trồng trọt khoai tây.
1.2.1. Chỉ số diện tích lá, thể năng quang hợp, cấu trúc bộ lá và năng suất
quang hợp
Thời gian tồn tại của diện tích lá hay còn gọi là thế năng quang hợp (LAD)
và cấu trúc thân lá của cây là những nhân tố quan trọng nhất khi xem xét về các
nhân tố quyết định quang hợp. Đã phát hiện một số giống khoai tây có cường độ
quang hợp thấp có thể được bù lại bởi diện tích lá lớn và thời gian tồn tại lâu hơn.
Kết quả nghiên cứu của Khurana và McLaren (1982) cho thấy sự nhận
ánh sáng tới tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của chỉ số diện tích lá (LAI) cho
tới khi chỉ số LAI đạt 2,25 và giảm khi chỉ số diện tích lá là 4. Ở chỉ số
diện tích lá này, 95% tia tới bị chặn lại. Khi có giá trị tia tới là
2000µE/m
2
/s và chỉ số diện tích là 4 - 4,5 thì tia tới ở mặt đất dưới tán lá
chỉ còn 50- 100 µE tức là khoảng 5% tia tới.
Một số nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh hơn tính quan trọng của tuổi thọ
bộ thân . Có tương quan tuyến tính trực tiếp giữa năng suất củ và số ngày có
LAI duy trì ở giá trị lớn hơn 3, sản lượng của các giống khoai tây sớm được
xác định trước hết bởi tốc độ phát triển thân lá có nghĩa là sự thiết lập nhanh
chóng bộ phận hấp thụ ánh sáng. Ngược lại, đối với các giống muộn, năng
suất được xác định bởi cường độ quang hợp do bộ thân lá của chúng trong
trường hợp này xem như đã là tối thích. Chowdhury và Hodgson (1982) đã
tiến hành một thí nghiệm trồng xen các giống chín sớm và giống chín muộn
so với đối chứng là các giống trồng thuần riêng. Kết quả cho thấy năng suất
củ tính trên đơn vị diện tích cao hơn ở ruộng trồng xen. Đó là do có sự kéo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10


dài tuổi thọ của diện tích lá cao hơn và có bộ thân lá bền hơn của giống ở các
công thức trồng xen.
Ngoài kích thước của bộ thân lá tổng số cần xem xét đến cấu trúc tương
đối của bộ thân lá. Acock và cs (1978) khi nghiên cứu trên cà chua cho thấy
các lá phía trên chiếm khoảng 23% tổng số diện tích lá của cây nhưng đã
đồng hóa tới 66% lượng CO
2
cố định của toàn cây. Ở khoai tây thì lại khác.
Cường độ quang hợp giảm theo vị trí của lá theo thứ tự: trên > giữa > dưới.
Cường độ quang hợp tối đa đạt được ở các lá vừa bắt đầu thành thục và giảm
ở các lá già.
Đối với một số cây trồng khác, góc lá có thể quan trọng trong sự cạnh
tranh ánh sáng. Đối với khoai tây cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Câu hỏi đặt ra là góc lá có ảnh hưởng rõ rệt gì đến sự cạnh tranh ánh sáng hay
không ? Vào thời kỳ bắt đầu hình thành củ, điểm bão hòa ánh sáng của quang
hợp cây khoai tây đạt khoảng 1200 µE/m
2
/s tương ứng với 60% của toàn bộ
lượng ánh sáng mặt trời (Dwelle và cs, 1983). Như vậy, tốt nhất các lá đỉnh
của bộ thân lá khoai tây phải hấp thụ không nhiều hơn 1200 µE/m
2
/s và cho
phần ánh sáng còn lại đi qua những phần dưới của bộ thân lá.
Hawkins (1982) đã đưa ra cấu trúc lý tưởng của bộ thân lá là có các lá
đứng ở phía ngọn và các lá nằm ngang ở phía dưới. Cấu trúc này sẽ tạo nên
một hệ thống tích lũy chất khô hiệu quả nhất.
1.2.2. Mối tương tác giữa nguồn và sức chứa
Quang hợp không thể được nghiên cứu như một hiện tượng tách rời, mà
cần được nghiên cứu trong một tổng thể được điều khiển của toàn cây, đặc

biệt là mối tương tác giữa nguồn và sức chứa. Hàng loạt các công trình nghiên
cứu với các cây trồng khác nhau đã chỉ ra khi sức chứa tăng lên thì cũng cần
phải làm tăng đầu ra của nguồn (sự cố định CO
2
thực) và ngược lại. Càng
nhiều lá được duy trì thì càng làm tăng nguồn của đầu ra. Điều này đã được
khẳng định trên cây đậu tương .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Nhiều nghiên cứu về quan hệ giữa nguồn và sức chứa đã được thực hiện
trên khoai tây. Kết quả nghiên cứu của Dwelle (1981a) cho thấy cường độ quang
hợp thấp nhất vào thời gian khởi động hình thành củ và cao nhất vào thời kỳ tạo
các khóm củ, và sau đó giảm vào lúc cây đạt 60 - 70% năng suất tối đa.
Quang hợp thực ở khoai tây được xác định bởi kích thước của sức chứa
củ (tuber sink). Sự sinh trưởng của củ tương quan với sự tăng cường khả năng
quang hợp ở lá. Các nhà khoa học đã kết luận cường độ đồng hóa thực được
kiểm tra bởi yêu cầu về sức chứa của các khóm củ.
Qua các thí nghiệm trên đồng ruộng và trong chậu đã cho thấy cường
độ quang hợp trước khi ra hoa cao hơn nhiều sau khi ra hoa. Cường độ
quang hợp của các lá sẽ giảm nhanh sau khi đạt được diện tích tối đa.
Cường độ đồng hóa cao hơn trong điều kiện ngày ngắn khi cây bắt đầu
hình thành củ so với điều kiện ngày dài. Nói chung, cường độ quang hợp
của cây luôn luôn tăng lên khi bắt đầu khởi động hình thành củ. Khi loại bỏ
củ sẽ làm giảm nhanh quang hợp. Khoai tây có củ luôn luôn có cường độ
quang hợp cao hơn so với cây không có củ.
Các dẫn liệu này đưa đến kết luận: cường độ quang hợp chịu ảnh hưởng
gián tiếp của sức chứa (củ). Có nghĩa là trên đối tượng khoai tây, không chỉ
xem xét riêng biệt khả năng đồng hóa cacbon của lá mà còn phải chú ý đến
yêu cầu của sức chứa (củ).
1.2.3. Độ dẫn khí khổng, hàm lượng diệp lục và quang hợp

Lá khoai tây có khí khổng ở cả mặt trên và mặt dưới. Nhiều giống
khoai tây có độ dẫn của khí khổng của mặt dưới lá thường cao hơn từ 2 - 4 lần
so với khí khổng ở mặt trên (Dwelle và cs, 1983). Một số giống lại có tương
đối ít khí khổng trên bề mặt lá, trong trường hợp này độ dẫn khí khổng có thể
là nhân tố hạn chế đến sự trao đổi cacbon. Khi so sánh các giống khoai tây,
thì cường độ quang hợp được tăng lên cùng với sự tăng diện tích và độ dẫn
của khí khổng, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. Khi bộ máy quang hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

đạt được mức đồng hóa cacbon tối đa, sự tăng độ dẫn khí khổng không có ảnh
hưởng gì đến sự tăng cường độ quang hợp (Dwelle và cs, 1981b). Độ dẫn khí
khổng ở các bề mặt lá trên có thể là nhân tố hạn chế đối với một số giống
(Dwelle và cs, 1983, 1984).
Khi hàm lượng diệp lục thấp có thể hạn chế sự đồng hóa cacbon. Có một
số giống có tương quan chặt giữa cường độ quang hợp với hàm lượng diệp lục.
Tuy nhiên, cường độ quang hợp không phải lúc nào cũng tương quan với hàm
lượng diệp lục. Thí dụ: sự đồng hóa CO
2
thực trên một đơn vị diệp lục của
giống A6948 - 4 và A66107- 51 cao hơn 45% so với giống Russet Burbank,
mặc dù chúng có hàm lượng diệp lục (µg diệp lục/mg chất tươi) xấp xỉ nhau.
1.2.4. Yếu tố môi trường và quang hợp
Các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, nước, các chất dinh dưỡng cần phải ở
mức tối ưu để cho phép thu được một cường độ quang hợp cao nhất. Về ánh
sáng, Dwelle và cs (1983) đã chỉ ra rằng với một số giống khoai tây, cường độ
quang hợp của các lá riêng biệt sẽ được bão hòa ở mức 1200µE/m
2
/s (60% của
ánh sáng mặt trời). Tuy nhiên, một bộ thân lá đầy đủ có thể hấp thu tới 95% tia
tới, vào lúc này lượng cacbon đồng hóa được có thể cao hơn ở cường độ ánh

sáng là 2000µE/m
2
/s, giảm 34% tia sáng tới năng suất củ khoai tây sẽ giảm.
Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự mở khí khổng của khoai tây. Nhiều
cây C3 như khoai tây sẽ mở khí khổng hoàn toàn ở cường độ ánh sáng thấp
hơn nhiều so với điểm ánh sáng bão hòa của quang hợp. Tuy nhiên, đối với
khoai tây độ dẫn khí khổng của khoai tây sẽ tăng tuyến tính khi tăng chiếu
sáng từ 500- 2000 µE/m
2
/s (Dwelle và cs, 1981b, 1983). Như vậy, các lá ở
phần ngoài của bộ thân lá khoai tây được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt
trời sẽ có độ dẫn của khí khổng là cao hơn so với mức cần thiết để duy trì hoạt
động quang hợp tối đa. Do độ dẫn khí khổng cao hơn làm cho sự mất nước
nhiều hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp. Giống Russet
Burbank có cường độ quang hợp tối đa ở nhiệt độ 24 - 30
0
C (Dwelle và cs,
1981a). Ở 35
0
C cường độ quang hợp bị giảm rõ rệt. Độ dẫn khí khổng đạt
mức tối đa ở 24
0
C và duy trì ở mức này cho đến tận 35
0
C. Như thế, sự
giảm lượng cacbon đồng hóa ở 35
0

C không phải bởi sự thay đổi về độ dẫn
của khí khổng mà do kết quả tác động của nhiệt độ đến bộ máy quang hợp.
Nhìn chung, quang hợp của khoai tây thích hợp ở nhiệt độ từ 16 - 25
o
C
cho các giống được sinh trưởng ở các vùng có nhiệt độ ngày đêm từ 15 - 20
o
C
(Ku và cs, 1977). Sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng như sự thiếu hụt về nước có
thể làm giảm cường độ quang hợp và kết quả làm giảm năng suất củ.
1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng khoai tây
1.3.1. Giống
Dwelle và cs (1983) cũng đã phát hiện thấy có sự sai khác rõ rệt về
cường độ quang hợp giữa các giống khoai tây. Mặc dù sản phẩm quang hợp
tổng số là quan trọng nhưng những kết quả đo quang hợp trong một thời gian
ngắn thì không hẳn đã tương quan với sản lượng của cây. Tuy nhiên, năng
suất cuối cùng của cây không đơn thuần chỉ dựa trên kết quả đo cường độ
quang hợp trên một đơn vị diện tích lá. Sản lượng phải được xác định dựa
trên cường độ quang hợp của một đơn vị diện tích trồng và thời gian hoạt
động quang hợp trong suốt vụ trồng (có nghĩa là dựa vào sản phẩm đồng hóa
của toàn bộ thân lá trong suốt vụ trồng), cũng như dựa vào sự phân bố và vận
chuyển các sản phẩm đồng hóa.
1.3.2. Các nghiên cứu về thời vụ trồng
Hàm lượng chất khô của cùng một giống khoai tây có thể bị thay đổi khi
trồng ở các mùa vụ khác nhau ngay cả trên cùng một loại đất, vùng trồng. Sự
thay đổi này là do có sự khác biệt về thời gian trồng, thời gian thu hoạch, độ
ẩm đất, nhiệt độ đất, chế độ bảo vệ thực vật khác nhau và kể cả các nhân tố môi
trường khác . Kết quả nghiên cứu ở bang New York trong 32 năm liền đã phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14


hiện ra sự biến động về tỷ trọng hàm lượng chất khô của cùng một giống trong
các vụ trồng khác nhau hoặc các năm trồng khác nhau. Thí dụ có sự thay đổi về
tỷ trọng của các giống khoai tây trồng trong các năm khác nhau như giống
Katahdin có tỷ trọng là 1,068; 1,059; 1,084; 1,065 ứng với các năm trồng 1955;
1956; 1957; 1958. Cũng tương tự như vậy với giống Kennebec là 1,069; 1,060;
1,087; 1,065. Giống Russet Burbank là 1,068; 1,066; 1,081; 1,066.
Kết quả nghiên cứu của Lee (2002) cũng cho những nhận xét tương tự.
Hàm lượng chất khô của củ Atlantic thu hoạch ở các năm trồng khác nhau
trong giai đoạn 1997 - 2000 tại Hàn Quốc khác biệt khá rõ rệt ở các vụ trồng
khác nhau. Thí dụ: đối với giống trồng vụ đông có hàm lượng chất khô là
16,7%; 16,8 %; 16,6%; 17,3% và đối với giống trong vụ hè là 16,2%; 16,2%;
16,0 %; 15,0% ứng với các năm trồng 1997; 1998; 1999; 2000.
Ảnh hưởng của các thời vụ trồng trong cùng một năm lên hàm lượng
chất khô của khoai tây chế biến Atlantic cũng được nhiều tác giả nghiên cứu.
Kết quả trung bình về hàm lượng chất khô trong củ theo nghiên cứu của Lee
(2002), ở 6 vụ trồng: vụ đông, vụ xuân sớm, vụ xuân, vụ hè sớm, vụ hè, vụ
thu tại Hàn Quốc như sau: 16,9%; 17,2%; 16,4%; 15,6%; 15,8%; 17,3%. Kết
quả đã cho thấy khoai trồng ở vụ hè (hè sớm, hè muộn) có hàm lượng chất
khô thấp nhất so với các vụ trồng khác trong năm.
Các số liệu phân tích của ORION FOOD VINA (Agro) (Báo cáo tại hội
nghị tổng kết sản xuất khoai tây chế biến của công ty ORION FOOD VINA
(Agro), 2011) cũng cho thấy có sự thay đổi về hàm lượng chất khô của khoai
tây Atlantic trồng tại Việt Nam trong 4 năm vừa qua. Hàm lượng chất khô
trong củ đạt các mức sau: 18,1%; 17,5%; 17,2%; 17,4% ứng với các năm trồng
2008; 2009; 2010; 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất khô của
các giống khoai tây chế biến phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện trồng trọt.
Thời gian thu hoạch có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất và chất
lượng của khoai tây chế biến. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15


địa phương chỉ có khả năng trồng một vụ (thường là các nước ôn đới).
Trồng sớm giúp kéo dài thời gian sinh trưởng trên đồng ruộng, kéo dài thời
gian tích lũy, củ có hàm lượng chất khô cao hơn nhiều so với trồng muộn.
Lee (2002) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sau trồng (thời gian
thu hoạch) đến hàm lượng chất khô và năng suất của củ (củ có đường kính lớn
hơn 4,8 cm). Tác giả nhận thấy thời gian sinh trưởng có ảnh hưởng quyết định
đến năng suất khoai Atlantic. Khoai trồng ở vụ xuân khi kéo dài thời gian sinh
trưởng từ 80 ngày cho đến 100 ngày đã làm tăng năng suất rõ rệt của khoai
tây Atlantic từ 11 tấn/ha (80 ngày) lên 15 tấn/ha (85 ngày), lên 24 tấn/ha (90
ngày) lên 31 - 33 tấn/ha (95 - 100 ngày). Trong khi đó, hàm lượng chất khô
cũng thay đổi rõ rệt từ 17,5%, đạt cực đại 18,7% vào lúc 90 ngày và sau đó
giảm xuống 18,4% ở 100 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng đường giảm dần
từ ngày 80 cho đến ngày 100 sau trồng, từ 0,25% xuống còn 0,17%. Về màu
sắc chế biến của chíp tính theo giá trị Hunter không thấy có sự sai khác rõ rệt
giữa khoai thu được từ ngày thứ 80 trở đi.
Thời vụ trồng và ngày thu hoạch còn ảnh hưởng đến các tổn thương
bên trong ruột củ (rỗng ruột, vết đen trong củ). Đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về vấn đề này như Ahmadi (1960) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian trồng đến hiện tượng thối hỏng của khoai tây thu hoạch.
1.3.3. Các nghiên cứu về phân bón
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của khoai tây
nói chung và khoai tây chế biến nói riêng, phân bón có ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Theo Kukh (1981), trồng khoai tây trên đất cát pha podzol hóa (bạc màu hóa),
năng suất phụ thuộc từ 33 - 82% vào phân bón; 5,5 - 31,6% vào thời gian
trồng và 0,8 - 3,5% vào mật độ trồng.
Khoai tây đòi hỏi một lượng lớn về dinh dưỡng khoáng để có thể sinh
trưởng và cho năng suất tối đa, đặc biệt là yêu cầu về nito và kali. Thiếu phân
bón có thể làm cho cây sinh trưởng còi cọc, kích thước củ nhỏ không đạt yêu

×