Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

nghiên cứu giải pháp cung ứng dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







ĐỖ THỊ PHƯƠNG MỸ



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
TIẾP VẬN QUỐC TẾ



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ







HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐỖ THỊ PHƯƠNG MỸ



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
TIẾP VẬN QUỐC TẾ




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS ĐỖ KIM CHUNG



HÀ NỘI - 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn


Đỗ Thị Phương Mỹ



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều phòng, ban, ngành và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học thạc sỹ này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn GS.TS. Đỗ
Kim Chung, các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách,
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để
tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ.

Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận
Quốc tế, các phòng, ban của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã
hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Hà nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn


Đỗ Thị Phương Mỹ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục hình, biểu đồ vii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 3
2.1 Tổng quan về dịch vụ logistics 3
2.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics 3

2.1.2 Vai trò của dịch vụ logistics 7
2.1.3 Nội dung, nghiên cứu về giải pháp cung ứng dịch vụ logistics 12
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp cung ứng dịch vụ logistics 17
2.2 Cơ sở thực tiễn về cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty Interlogistics 21
2.2.1 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật và quá trình phát triển của ngành dịch vụ
logistics ở Việt Nam (Nguồn: XNK Việt Nam) 21
2.2.2 Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay. 22
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics 35
2.2.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics tại một số nước ASEAN 43
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
3.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Interlogistics 51
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 52
3.2 Phương pháp tiếp cận 57
3.2.1 Tiếp cận theo loại dịch vụ 57
3.2.2 Tiếp cận theo khu vực, thành phố 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

3.2.3 Phương pháp chọn mẫu 58
3.3 Phương pháp thu thập số liệu 58
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 59
3.5 Phương pháp phân tích số liệu 59
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
4.1 Thực trạng cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty Cổ Phần Giao
Nhận Tiếp Vận Quốc Tế 60
4.1.1 Dịch vụ Hải Quan 60
4.1.2 Dịch vụ kho bãi 63
4.1.3 Dịch vụ vận tải nội địa 66
4.1.4 Dịch vụ gom hàng lẻ 69
4.1.5 Dịch vụ phát triển đại lý 75

4.2 Yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty Cổ
phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế 78
4.2.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 78
4.2.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 79
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao cung ứng dịch vụ logistics 82
4.3.1 Dịch vụ Hải Quan 82
4.3.2 Dịch vụ Kho bãi 83
4.3.3 Dịch vụ vận tải nội địa. 84
4.3.4 Dịch vụ gom hàng lẻ 85
4.3.5 Dịch vụ phát triển Đại lý 87
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Kiến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1.


B/L Bill of lading
2.



CBM Cubic meter
3.


CFS Container freight station
4.


CIF Cost, insurance and freight
5.


CNF/CFR Cost and freight
6.


CY Container yard
7.


D/O Delivery order
8.


DDU Delivery duty unpaid
9.


EXW EX Works
10.



FCL Full container load
11.


H B/L House Bill of lading
12.


ICD Island clearance depot
13.


LCL Less than container load
14.


NVOCC Non Vessel Operating Common Carrier
15.


XNK Xuất nhập khẩu
16.


TP Thành phố
17.



TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
18.


PTDL Phát triển Đại lý
19.


PTDN Phát triển Doanh nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang

4.1 Bảng so sánh doanh thu hải quan 61
4.2 Bảng so sánh doanh thu kho bãi 65
4.3 Bảng so sánh doanh thu vận tải nội địa 67
4.4 Bảng so sánh số khối (CBM) tại Hà Nội 70
4.5 Bảng so sánh số khối (CBM) của HCM 71
4.6. Bảng so sánh doanh thu của Hà Nội 72
4.7 Bảng so sánh doanh thu của HCM 74
4.8 Bảng so sánh doanh thu phòng PTĐL 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

STT Tên hình, biểu đồ Trang


Hình 2.1 Bản đồ vị trí ICD Sotran 41
Hình 3.1 Tổ chức nhân sự của công ty Interlogistics 54
Biểu đồ 4.1 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ hải quan 62
Biểu đồ 4.2 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ kho bãi 66
Biểu đồ 4.3 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ vận tải nội địa 68
Biểu đồ 4.4 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ gom hàng lẻ 75
Biểu đồ 4.5 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ PTDN 77





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề của đề tài
Thời gian đầu xuất hiện, logistics được xem là một trong những giải
pháp mới nhằm hợp lý hóa hơn quy trình sản xuất kinh doanh, mang lại
hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics
đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một trong những ngành
dịch vụ “cơ sở hạ tầng” hoặc “dịch vụ có giá trị gia tăng cao” trong nền
kinh tế quốc dân và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô
hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
phát triển kinh tế nhanh và bền vững kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia.
Trên thế giới, logistics được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khách
nhau của đời sống xã hội như quân sự, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp,
du lịch Và đã phát triển đến trình độ cao như quản trị logistics, logistics

hệ thống, E-logistics.
Tại Việt Nam, ngành dịch vụ logistics đã trải qua hơn hai thập niên
phát triển và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, còn
nhiều hạn chế về mặt năng lực của các doanh nghiệp. Đó là vốn, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực, công nghệ quản trị hiện đại Bên cạnh đó, các yếu
tố pháp luật, thể chế về logistics cũng cần được bổ sung cho phù hợp với đà
phát triển của hệ thống logistics quốc gia.
Nằm trong chương trình phát triển chung của cả nước, đó là xây
dựng các trung tâm logistics tại ba miền Bắc – Trung – Nam. Công ty Cổ
phần giao nhận tiếp vận Quốc tế
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động và những yếu tố ảnh
hưởng tới dịch vụ logistics tại ICD Tiên Sơn, học viên đã chọn đề tài “
Nghiên cứu giải pháp cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty Cổ Phần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

giao nhận tiếp vận Quốc Tế” thực hiện với hi vọng sẽ tìm ra các giải
pháp khả thi để phát triển loại hình dịch vụ này, làm bài học kinh
nghiệm cho các Cảng nội địa của Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
` Nghiên cứu giải pháp cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần
giao nhận tiếp vận Quốc tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cung ứng dịch vụ logistics cho doanh nghiệp.
- Đánh giá thự trạng dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần giao nhận
tiếp vận Quốc tế.
- Đề xuất giải pháp cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần
giao nhận tiếp vận Quốc tế.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Về không gian.
Phân tích hoạt động logistics tại Hà Nội – Đà Nẵng – TP. HCM của
Công ty Cổ phần giao nhận tiếp vận Quốc tế.
1.3.2 Về thời gian.
Đề tài sử dụng số liệu của Công ty Cổ phần giao nhận tiếp vận Quốc
tế với thời gian từ năm 2012 đến năm 2014.
- Thời gian thu thập số liệu từ ngày
- Thời gian thực tập đề tài từ tháng 05/2014 đến tháng 5/2015.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.
Tình hình dịch vụ logistics:
- Dịch vụ Hải Quan.
- Dịch vụ kho bãi.
- Dịch vụ vận tải.
- Dịch vụ gom hàng lẻ.
- Bộ phận phát triển doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

2.1 Tổng quan về dịch vụ logistics
2.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics
2.1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Logistics là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia,
song hiện nay chưa có một khái niệm (định nghĩa) chính xác về thuật ngữ
này. Có nhiều quan điểm về logistics như sau:
- Theo tài liệu của Đào Đình Bình (2011): Logistics là hoạt động
quản lý dòng lưu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất

thành phẩm xử lý các thông tin liên quan… từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
- Theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình
lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát
việc di chuyển, bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian
đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các
thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay
người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. (Đào Đình
Bình, 2011)
- Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá
trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của
dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các
thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa
mãn những yêu cầu của khách hàng.
- Trong lĩnh vực quân sự:logistics được định nghĩa là khoa học của
việc lập kế hoạch, tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua
lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài,
trang thiết bị.
- Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản

phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh
vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu
hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc
độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán
thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp.
Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong
lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là
một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.
Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển
trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao
thương quốc tế. (Hoàng Văn Châu, 2009)







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5













Hình 1.1 Dịch vụ logistics
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch
vụ logistics đều chỉ ra rằng:
- Logistics là quá trình mang tính hệ thống chặt chẽ và và liên tục từ
điểm đầu tiên của dây truyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các
hoạt động liên tục từ hoạch định quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy
của hàng hóa, thông tin, vốn trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra
của sản phẩm. Người ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà
tiếp cận với cả một quá trình, chấp nhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng
tổng chi phí có khuynh hướng giảm.
- Logistics không chỉ liên quan đến nguyên vật liệu mà còn liên quan
tới tất cả các nguồn tài nguyên, đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay
dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Đó là vật tư, vốn, nhân
lực, công nghệ thông tin, chiến lược.
- Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và
lưu kho bãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và
Nguyên
vật liệu
thô

Nguyên
vật liệu
thô

Các nhà cung
c

p v


n tư

Các nhà cung
c

p v

n tư

Các nhà cung
c

p v

n tư

Quá trình
s

n xu

t

Trung
gian

Trung
gian
Khách

hàng

Khách
hàng

Khách
hàng
Quá trình quản lý nguyên vật liệu Quá trình phân phối
LOGISTICS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi
vào, đi ra, bên trong, bên ngoài của nguyên vật liệu thô và thành phẩm.
- Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức.
Cấp độ thứ nhất các vấn đề được đặt ra là: Vị trí- phải lấy nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ ở đâu? khi nào? và vận
chuyển đi đâu?
Cấp độ thứ hai là quan tâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để
vận chuyển được các yếu tố trên từ điểm xuất phát tới điểm cuối cùng của
dây truyền cung ứng.
Toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu qua sản xuất, lưu
thông đáp ứng nhu cầu thị trường đều gắn liền với hoạt động giao nhận
vận tải. Vì thế người ta cho rằng, logsitics chính là sự phát triển cao,
hoàn thiện của vận tải giao nhận; là sự phát triển toàn diện và khéo léo
của vận tải đa phương thức.
Theo đó, logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động của vật chất
và thông tin về vị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng
tới tối ưu hóa lợi nhuận.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của các dịch vụ logistics.

- Dịch vụ logistics là một hệ thống các hoạt động nhằm tối ưu hoá
mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng , sản xuất, phân phối và tiêu
dùng sản phẩm chứ không phải chỉ là "kho" và "vận", "giao" và "nhận" như
một số người lầm tưởng. Đây là một chuỗi các dịch vụ chứ không phải là
một dịch vụ đơn thuần (Triệu Hồng Cẩm, 2006).
- Dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: dịch vụ
logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ cung ứng
các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cho tới phân phối các sản phẩm
đầu ra, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh
nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp cung ứng có thể kết hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

bất cứ yếu tố nào của các dịch vụ logistics với nhau hay tất cả các yếu tố
logistics tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận
tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.
Cùng với quá trình phát triển của mình, các dịch vụ logistics đã làm
đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt
khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như nhận hàng, bao gói, bảo quản,
làm thủ tục thông quan, vận chuyển hàng hoá cho đến cung cấp dịch vụ trọn
gói. Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người uỷ thác trở thành một chủ thể chính trong
các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các
nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, người giao nhận vận tải trở thành người cung
ứng dịch vụ logistics thực hiện một loạt các nghiệp vụ, quản lý một hệ thống
đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng
lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi kiểm tra
- Các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics là một chuỗi công việc có
tính chất liên hoàn, số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp,

thời gian thực hiện kéo dài.
2.1.2 Vai trò của dịch vụ logistics
Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện
đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và
toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn.
Trên thực tế, vai trò của hoạt động logistics được đánh giá trên cả hai cấp
độ: vĩ mô và vi mô.
2.1.2.1 Dưới góc độ vĩ mô (nền kinh tế)
Logistics tuy là ngành công nghiệp ra đời khá muộn nhưng lại là một
trong những động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Logistics có
ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

Thứ nhất, logistics phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của
một quốc gia, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước.
Theo nghiên cứu của Trường đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ)
Logistics đóng góp vào GDP của các nước lớn ở Châu Âu bắc Mỹ và một
số nền kinh tế ở Châu Á - Thái Bình Dương khoảng từ 10% đến 15%
(Trịnh Thị Thu Hương, 2007).
Logistics là công cụ tạo ra mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như
toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóatạo ra chuỗi giá
trị toàn cầu (GVC – Global Value Chain). Khi thị trường toàn cầu phát
triển với các tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các
nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là
công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược
doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho
các hoạt động của doanh nghiệp. Sự phát triển logistics làm cho nền kinh tế
mỗi nước gắn với nền kinh tế khu vực và thế giới, tạo ra sự hội nhập.
Thứ hai, logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong

thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng
thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng. Vì vậy, trong sản xuất,
kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được
các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh
muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình cần có
sự hỗ trợ của dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển
dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu
cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng
rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

doanh nghiệp, đặc biệt trong việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu
dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ ba, dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong
quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa.Giá cả hàng hóa trên thị trường
chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu
thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một bộ phận không nhỏ và là
bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường đặc biệt là hàng hóa
trong buôn bán quốc tế. Vận tải cũng là yếu tố quan trọng nhất trong hệ
thống logistics nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ
tiết kiệm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí
logistics ( bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý …) ước tính chiếm
tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ
tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số
nước không có đường biển. Dịch vụ logistics phát triển sẽ làm giảm chi phí
lưu thông trong hoạt động phân phối, từ đó tăng tính hiệu quả của nền kinh
tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với nước ta, việc phát triển hệ thống

logistics hiện đại theo hướng bền vững có vai trò rất quan trọng trong việc
giải quyết ùn tắc và giảm tai nạn giao thông, nhất là ở các thành phố lớn
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).
Thứ tư, logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế.Trong thực tế, một giao dịch
trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Các
dịch vụ logistics đơn lẻ, trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí
cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương
thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều
chi phí cho giấy tờ, thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ, cũng như
giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng
cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Đặc biệt khi thương mại điện tử ra đời cùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

với việc xuất hiện Logistics 5PL thì các khoản chi phí kể trên cùng với chi
phí về mặt thời gian càng được tiết kiệm hơn.
Thứ năm, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và
tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.Theo nhiều kết quả nghiên cứu về
logistics ở các hãng sản xuất, trong cơ cấu giá bán sản phẩm, chi phí sản
xuất thường chiếm 48%, marketing chiếm 27%, logistics chiếm 21%, còn
lại là phần lợi nhuận 4%. Điều này cho thấy chi phí logistics là rất lớn. Do
đó, việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp
cũng như toàn bộ nền kinh tế giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm
cho qua trình sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp trên thị trường (Trịnh Thị Thu
Hương, 2007).
Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic
logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi
phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới

mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu
hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển
nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong
hoạt động sản xuất và lưu thông.
2.1.2.2 Dưới cấp độ vi mô (doanh nghiệp).
Thứ nhất, logistics giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp
một các hiệu quả, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Trên cơ sở góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, chủ động tìm ngồn cung cấp
nguyên vật liệu, chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng
tồn kho (Nguyễn Như Tiến, 2006).
Logistics còn góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua
việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

Thứ hai, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố
đúng thời gian, đúng địa điểm (JIT – Just In Time), nhờ đó đảm bảo cho
quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh
của các doanh nghiệp. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa
và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều lần so với thời
kỳ trước, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ
vận tải và giao nhận. Đồng thời để tránh hàng tồn kho doanh nghiệp phản
tính toán để lượng hàng tồn kho là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu
thông nói chung và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao
hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng
hàng tồn kho ở mức tối thiểu.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép kết hợp
chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận

tải, giao nhận làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng
hơn, làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấpcho khách hàng. Đây cũng
là một công cụ để đạt được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Thứ ba, logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhà quản trị doanh nghiệp luôn phản giải
quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và
thời điểm để bổ sung hiệu quả nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành
trình vận tải, địa điểm, thời gian giao nhận và kho bãi chứa thành phẩm,
bán thành phẩm … Để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả
không thể thiếu vai trò của logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát
và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí
phát sinh, bảo đảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư: Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung (các dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối, lưu thông). Logistics là loại
hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận
tải giao nhận thuần túy. Trước kia người kinh doanh dịch vụ vận tải giao
nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn
lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một
sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị
trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ các nhà phân
phối, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng, phong
phú. Người vận tải giao nhận ngày nay phải triển khai thực hiện nhiều dịch
vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế ngày càng tăng của khách hàng.
Thứ năm: Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt
là marketing hỗn hợp. Thể hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi
hàng hóa được giao đúng thời gian, địa điểm, đúng sản phẩm yêu cầu với

giá cả hợp lý nhất.
2.1.3 Nội dung, nghiên cứu về giải pháp cung ứng dịch vụ logistics
2.1.3.1 Dịch vụ Hải quan
Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo,
tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (Trịnh Thị Thu Hương, 2011).
Trong đó:
- Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải
hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền.
- Đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan là hàng hóa xuất
nhập khẩu, phương tiện vận tải, tiền tệ
Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính rất đa dạng, nhưng có thể phân
thành 2 loại cơ bản:
+ Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ nội bộ các cơ
quan nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

+ Những thủ tục tiến hang những công việc thuộc quan hệ của cơ quan
nhà nước đối với công dân và các tổ chức xã hội.
Nhiệm vụ thủ tục Hải quan
Giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý,
ngọc trai, bưu phẩm, bưu kiện, phương tiện vận tải khi xuất hay nhập cảng.
Thi hành chính sách thuế xuất nhập cảng và có thể thu những sắc thuế
khác được ủy nhiệm.
Kiểm soát để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật lệ hải quan, những
hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại hàng xuất nhập trái phép,
kể các ma túy, thuốc phiện.
Phát hiện ngăn ngừa các hiện tượng tổn thất làm ảnh hưởng đến hàng
xuất nhập cảng thuộc tài sản của nhà nước còn nằm trong phạm vi giám sát,

quản lý của Hải quan.
Quy trình thực hiện hải quan
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ
khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ
thống của cơ quan hải quan.
Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải
quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong
các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển
sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi,
bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất
trình hồ sơ giấy để cơ qaun hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận
thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm
tra htực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Bước 3: Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa
để cơ quan hải quan kiểm tra.
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.
Bước 5: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
2.1.3.2 Dịch vụ kho bãi
Dịch vụ kho bãi là một hệ thống của Logistics, là nơi lưu giữ
nguyên liệu và thành phẩm, Những nhà sản xuất tiến hành sản xuất hàng
hóa, sau đó cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí các
hàng hóa được lưu kho (Đoàn Thị Hồng Vân, 2012).
Nhiệm vụ kho bãi

Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất
giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu
chuyển từ điểm đầu cho tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời
cung cấp các thông tin về tình trạng điều kiện dữ liệu và vị trí của các hàng
hóa được lưu kho.
Hoạt động logistics này là hoạt động chiến lược ảnh hưởng tới quá
trình vận chuyển, chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng
góa và tất nhiên ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền cung ứng. vị trí kho
hàng được quyết định dựa trên các điều kiện cơ bản sau: gần các trung tâm
bán hàng lớn, cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục làm đơn giản (đặc biệt là thủ tục
thông quan đối với các kho ngoại quan), có đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, có tình hình chính trị xã hội ổn định.
Hoạt động lưu kho có qua hệ mật thiết với hoạt động vận tải trong
chuỗi hệ thống logistics. Thiết kế hệ thống cơ sở sản xuất và kho hàng khoa
học, hợp lý cho phép tiết kiệm được chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra
của hệ thống logistics.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

2.1.3.3 Dịch vụ vận tải
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm
thay đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác
bằng các phương tiện vận tải (Đoàn Thị Hồng Vân, 2012).
Nhiệm vụ vận tải hàng hóa
Hoạt động vận chuyển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi
dịch vụ logistics. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logicstics thông thường
là người kinh doanh dịch vụ vận chuyển kinh doanh nội địa hoặc người
kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển
nguyên vật liệu từ nơi cung ứng cho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản
phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dùng có thể bằng phương tiện của

chính mình hoặc do thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ mà họ
thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vận chuyển.
2.1.3.4 Dịch vụ gom hàng lẻ
Khái niệm: Gom hàng (Consolidation) là việc biến các lô hàng lẻ
thành hàng nguyên gửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải, là một dịch vụ
không thể thiếu được trong vận tải container. Dịch vụ này cũng có thể do
người chuyên chở (hãng tàu) hoặc người giao nhận hoặc một người khác
đảm nhiệm, gọi là người gom hàng (Consolidator). (Đào Đình Bình, 2011).
Nhiệm vụ gom hàng lẻ
Thay mặt người ủy thá, phối hợp với cảng và các cơ quan liên quan
để thực hiện tốt nhiệm vụ: bốc xếp giao nhận hàng hóa xuấ nhập khẩu, đại
lya và các dịch vụ hàng hải khác, thu ngoại tệ về cho đất nước và bảo vệ
quyền lợi chính đâng cho người ủy thác.
Xây dựng phương án đóng góp vào sự phát triển chung của Đại lý
hàng hải Việt Nam, tham gia tốt vào các tổ chức quốc tế. Duy trì và mở
rộng các hoạt động vận tải truyền thống. Nghiên cứu và phát triển ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực hàng hải cũng như luật hàng hải. Phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

triển các dịch vụ tăng cao như đại lý vận tải, dịch vụ xuất hàng hóa đạt tiêu
chuẩn Quốc tế.
Quy trình gom hàng lẻ diễn ra như sau
Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và họ sẽ cấp cho
người gửi một chứng từ gọi là vận đơn gom hàng (House B/L).
Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyên
container cho người chuyên chở thực (hãng tàu).
Hãng tàu nhận container và sẽ cấp cho người gom hàng một vận đơn
gọi là vận đơn chủ (Master B/L). Hãng tàu vận chuyển container đến cảng
đến, dỡ khỏi tàu và giao nguyên container cho đại lý của người gom hàng

tại cảng đến trên cơ sở các người nhận đó xuất trình Master B/L.
Đại lý của người gom hàng, bằng chi phí của mình, dỡ hàng ra khỏi
container và giao hàng cho người nhận trên cơ sở các người nhận đó xuất
trình House B/L.
Trách nhiệm Người vận chuyển hàng lẻ
Có thể là người vận chuyển thực sự (effective carrier) tức hãng tàu
hoặc có thể là người thầu vận chuyển hàng lẻ nhưng lại không có tàu
(NVOCC: Non Vessel Operating Common Carrier).
- Người vận chuyển thực sự (hãng tàu) vận chuyển hàng lẻ với tư
cách người gom hàng, ký phát vận đơn thực (Master B/L) cho người gửi
hàng, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích và dỡ hàng xuống cảng,
giao hàng cho người nhận tại trạm CFS cảng đến.
- Người thầu vận chuyển hàng lẻ (NVOCC) thường do công ty
giao nhận đảm trách với tư cách người gom hàng, là người chuyên chở theo
hợp đồng vận chuyển (Contracting Carrier) chứ không phải là đại lý (agent)
Người thầu vận chuyển hàng lẻ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển
hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đến khi giao trả hàng xong tại cảng
đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng có thể là vận đơn tập thể (

×