Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ
NÔNG NGHIỆP

PTNT
HỌC VIỆN

N
Ô
N
G

N
GH
I
ỆP
VIỆT NAM
………….……………







HÀ THANH QUYẾT








THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT RAU TẬP TRUNG
TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ
NÔNG NGHIỆP

PTNT
HỌC VIỆN

N
Ô
N
G


N
GH
I
ỆP
VIỆT NAM
………….……………






HÀ THANH QUYẾT





THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT RAU TẬP TRUNG
TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN DANH THÌN






HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu phản
ánh trong quá trình nghiên cứu trong Luận văn do tôi tiến hành thực hiện trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Hà Thanh Quyết









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện và hoàn thành Luận văn tôt nghiệp, ngoài sự lỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân
và tập thể Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố
Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh, Khoa Môi trường,
phòng thử nghiệm số 32, dự án JAICA-HUA, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Thầy giáo TS. Trần Danh Thìn
đã hết mực nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè
và người thân của tôi đã luận ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suất quá trình
học tập và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Hà Thanh Quyết









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 5
2.2 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 7
2.2.1 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới 7
2.2.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam 9
2.2.3 Vai trò tích cực của phân bón tới môi trường 12
2.2.4 Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường. 13
2.2.5 Nguyên nhân làm tăng khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường 15

2.3 Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và Việt Nam 16
2.3.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 16
2.3.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 18
2.3.3 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở Việt Nam 19
2.3.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và con người 20
2.4 Thực trạng sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất rau trên thế giới
và Việt Nam 22
2.4.1 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên thế giới 22
2.4.2 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng ở Việt Nam 24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.4.3 Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp. 25
2.4.4 Độc tính của các chất điều hòa sinh trưởng đối với môi trường và con người. 27
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29
3.2 Nội dung nghiên cứu 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu. 29
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu. 29
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu phân tích cây và đất để thấy ảnh hưởng của việc sử
dụng hóa chất nông nghiệp đến chất lượng rau và môi trường đất. 31
3.3.3 Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu. 32
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
4.1.2 Điệu kiện kinh tế - xã hội 35
4.2 Tình hình sản xuất rau của thành phố Bắc Ninh 38
4.3 Thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp (phân hóa học, thuốc

BVTV và các chất kích thích sinh trưởng) tại thành phố Bắc Ninh. 43
4.3.1 Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất rau của thành phố Bắc Ninh 43
4.3.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau của thành phố
Bắc Ninh. 51
4.3.3 Tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng và các hóa chất cấm sử dụng
trong sản xuất rau của thành phố Bắc Ninh 61
4.3.4 Kết quả thí nghiệm phân tích mẫu cây và đất để thấy ảnh hưởng của việc sử
dụng hóa chất nông nghiệp đến chất lượng rau và môi trường đất 62
4.3.5 Tình hình quản lý hóa chất nông nghiệp tại thành phố Bắc Ninh. 63
4.4 Đánh giá ưu, nhược điểm việc quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp
trong sản xuất rau tại địa phương. 67
4.4.1 Ưu điểm: 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.4.2 Nhược điểm: 67
4.5 Một số giải pháp hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau
an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương. 68
4.5.1 Giải pháp về mặt kỹ thuật. 68
4.5.2 Giải pháp kinh tế 69
4.5.3 Giải pháp xã hội 69
4.5.4 Giải pháp chính sách, quản lý nhà nước 70
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Kiến nghị 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 76











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 - 2010 3
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010 4
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010 5
Bảng 2.4 Sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương 6
Bảng 2.5 Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu 7
Bảng 2.6 Mười nhóm nước tiêu thụ phân lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011 8
Bảng 2.7 Dự báo nhu cầu phân bón của thế giới 2015 9
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 10
Bảng 2.9 Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm 12
Bảng 2.10 Lượng phân bón sử dụng và tính chất đất 13
Bảng 2.11 Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất 21
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Ninh năm 2014 34
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và bình quân thu nhập đầu người của
thành phố Bắc Ninh 35
Bảng 4.3 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Bắc Ninh 35
Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản lượng rau thành phố Bắc Ninh năm 2013-2014 39
Bảng 4.5 Lịch thời vụ 1 số loại rau chính ở thành phố Bắc Ninh 40
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính vụ đông 2014-2015 41

Bảng 4.7 Dự kiến diện tích gieo trồng rau của toàn tỉnh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025 (ha). 42
Bảng 4.8 Mức sử dụng phân hữu cơ cho một số loại rau tại Thành phố Bắc Ninh 44
Bảng 4.9 Tình hình sử dụng các loại phân bón qua lá cho rau tại địa phương 51
Bảng 4.10 Danh sách các loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trong
sản xuất rau của thành phố Bắc Ninh và độc tính của chúng. 53
Bảng 4.11 Một số thuốc BVTV thuộc danh mục hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng và không có trong danh mục đang được sử dụng thực tế tại
địa phương 54
Bảng 4.12 Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo độc tính 54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 4.13 Liều lượng sử dụng thuốc BVTV của người dân trong sản xuất
rau tại địa phương 56
Bảng 4.14 Số lần phun thuốc BVTV trên rau tại địa phương 57
Bảng 4.15 Thời gian cách ly trước khi thu hoạch của một số loại rau 59
Bảng 4.16 Tình hình sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng và các
chất cấm sử dụng cho rau 61
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đến hàm
lượng và số lượng một số chỉ tiêu trong đất. 62
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đến hàm
lượng nitrat có trong cà chua sau khi thu hoạch. 63
Bảng 4.19 Danh sách các hộ kinh doanh thuốc BVTV ở thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh 65












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 So sánh lượng phân đạm thực tế và khuyến cáo sử dụng trên một
số cây rau. 47
Hình 4.2 So sánh lượng phân lân sử dụng thực tế và lượng khuyến cáo sử
dụng trên một số loại rau 49
Hình 4.3 So sánh lượng phân kali sử dụng thực tế và lượng khuyến cáo sử
dụng trên một số loại rau 50
Hình 4.4 Sử dụng kết hợp các loại thuốc BVTV 58
Hình 4.5 Thời gian phun thuốc trong ngày của nông hộ 59
Hình 4.6 Sử dụng bảo hộ lao động trong phun thuốc BVTV 60
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
EU : Liên minh Châu Âu
HTX : Hợp tác xã
FAO : Tổ chức lương thực thế giới
IFA : Hiệp hội công nghiệp phân bón quốc tế
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXB : Nhà xuất bản
RAT : Rau an toàn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
EU : Liên minh Châu Âu
WHO : Tổ chức y tế thế giới








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam có rất nhiều vùng sản xuất rau lớn. Trong đó vùng sản xuất rau
lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (chiếm 24,9% về diện tích và 29,6% sản lượng
rau cả nước), tiếp đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 25,9% về diện tích
và 28,3% sản lượng rau của cả nước). Sự hình thành và phát triển các vùng chuyên
trồng rau trong các năm qua đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội đất nước. Các vùng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động
nông thôn; giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp ở khu vực nông thôn, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, chuyên
canh cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và góp phần phục vụ nhu cầu
sử dụng rau trong và ngoài nước.
Trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Bắc Ninh
ngày càng thu hẹp nên cùng với phát triển kinh tế đô thị, thành phố luôn coi trọng
vấn đề sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhất là vùng sản xuất rau, hoa hàng
hóa, giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu thực phẩm
của người dân trong và ngoài vùng. Điển hình là HTX Hoà Đình (Võ Cường) từ lâu
đã trở thành vùng sản xuất rau hàng hoá lớn cung cấp cho người dân trong và ngoài
vùng. Năm 2009, UBND Thành phố Bắc Ninh đã triển khai thành lập Hội đồng sản
xuất, kinh doanh rau an toàn tập trung tại một số HTX điển hình. Tham gia vào quy
trình sản xuất, người dân được chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư.
Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau
phong phú , hệ số sử dụng đất cao , trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức
độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao. Tuy

nhiên, do phát triển tự phát, canh tác lạc hậu, cùng với nhận thức về môi trường của
người dân chưa cao nên các vùng trồng rau đã phát sinh các nguy cơ ô nhiễm môi
trường như: nước, đất, không khí Vấn nạn ô nhiễm môi trường do phân bón,
thuốc trừ sâu và các hóa chất trong nông nghiệp từ trồng trọt cũng là mặt trái của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

sự phát triển này. Với nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người
ngày càng sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản
phẩm. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhiều và không hợp lý đã làm cho
môi trường ngày càng xấu đi đặc biệt là đối với môi trường đất. Sự ô nhiễm môi
trường làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, sức khỏe của người dân, môi trường
xung quanh Trước tình hình đó đòi hỏi phải có các biện pháp khắc phục kịp thời
nhằm trả lại môi trường trong lành cho cuộc sống.
Nhằm cung cấp thông tin cụ thể về tình hình quản lý và sử dụng hóa chất nông
nghiệp (phân hóa học, thuốc trừ sâu và các chất kích thích sinh trưởng) tại thành
phố Bắc Ninh và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ cho
sự phát triển của vùng. Được sự phân công của khoa Môi trường, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong
sản xuất rau tập trung tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa chất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập
trung trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng hợp lý các
hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau an toàn, bảo vệ môi trường.
1.3. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp đến chất lượng nông sản,
sức khỏe con người và môi trường.

- Chỉ ra những nhược điểm, yếu kém của việc quản lý và sử dụng hóa chất
nông nghiệp trong sản xuất rau tại địa phương. Về cơ chế quản lý còn những yếu kém gì.
Chế độ canh tác hiện tại ảnh hưởng ra sao tới chất lượng nông sản, môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể về quản lý và sử dụng hóa chất nông
nghiệp hợp lý trong sản xuất rau an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sức
khỏe con người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau xanh là loại thực phẩm cần thiết chủ yếu của cuộc sống con người, cung
cấp phần lớn khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều
nước trên thế giới.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 - 2010
TT Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1 1980
8.066,84

106,11

85.597,24


2 1990
10.405,27

134,89

140.356,69

3 2000
14.572,54

146,84

213.983,18

4 2006
17.192,59

141,71

243.631,02

5 2007
17.276,08

142,24

245.731,56

6 2008

17.624,38

141,68

249.702,20

7 2009
17.881,68

138,70

248.026,11

8 2010
18.075,29

132,88

240.177,29

(Nguồn: FAO statistic, 2011)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy diện tích rau trên thế giới không ngừng tăng. Năm
1980 toàn thế giới trồng được 8.066.840 ha, năm 1990 là 10.405.270, tăng
2.338.430 ha (trung bình 1 năm tăng 233.843 ha). Năm 2010 trồng được 18.075.290
ha, tăng 3.502.750 ha so với năm 2000 (trung bình 1 năm tăng 350. 275 ha ).
Về năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm. Năm 1980 năng
suất rau chỉ đạt 106,11 tạ/ha, năm 1990 là 134,89 tạ/ha. Năm 2000 năng suất rau có
xu hướng giảm dần, tuy mức độ không nhiều nhưng con số đáng lo ngại cho ngành
trồng rau. Năm 2010 năng suất rau trên thế giới chỉ đạt 132,88 tạ/ha.
Do năng suất giảm trong thập kỷ gần đây nên sản lượng rau của thế giới đạt

cao nhất vào năm 2008 là 249.702.200 tấn, tăng 35.719.020 tấn so với năm 2000,
tăng 109.345.500 tấn so với năm 1990. Năm 2010 sản lượng rau chỉ còn
240.177.290 tấn, giảm 9.524.910 tấn so với năm 2008.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010
TT Vùng, châu lục
Diện tích
(nghìn ha )
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1 Châu Á 14.110,82

145,54

205.368,87

2 Châu Phi
2.747,52

61,39

16.867,03

3 Châu Âu 642,37

168,03


10.793,74

4 Châu Mỹ
541,62

121,57

6.584,47

5 Châu Đại Dương
32,97

167,16

551,13

6 Vùng Đông Nam Á
1.812,37

130,30

23.615,18

( Nguồn: FAO statistic, 2011)
Tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá lớn, châu Á có diện
tích trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn châu lục trồng được 14.110.820 ha,
chiếm 78,07% diện tích rau của cả thế giới. Châu Phi có diện tích trồng rau lớn thứ
2, đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại Dương có
diện tích trồng thấp nhất, chỉ có 32.970 ha, bằng 0,23% diện tích rau châu Á.

Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau
đứng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt 145,54
tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có năng
suất rau cao nhất thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình của thế giới
là 35,15 tạ/ha). Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha,
bằng 46,2% năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của châu Á.
Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của châu Á cao nhất là
205.368.870, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Đại Dương mặc dù có
năng suất rau cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp
nhất 551.130 tấn, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau của thế giới, bằng 0,27 sản lượng
rau của châu Á.
Sản lượng rau quả trên thế giới đang tăng lên do nguồn cung tại Ấn Độ, Mỹ và
EU tăng. Tại Ấn Độ, sản lượng trái cây và rau quả bao gồm táo, hành và cà chua tăng
khoảng 3% trong năm 2011. Niên vụ 2011/12, sản lượng rau quả là 149,607 triệu tấn.
Tại Mỹ, sản lượng thu hoạch khoai tây 2011 sẽ cao hơn năm trước, nguồn cung khoai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

tây đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp chế biến
và chất lượng dự kiến sẽ là rất tốt.
2.1.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa
và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt … có điều
kiện khá thuận lợi cho sản xuất rau.Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có
nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ khoa học công nghệ
các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế
biến xuất khẩu.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010
STT


Năm Diện tích (ha) Năng suất (ta/ha) Sản lượng (tấn)
1 1980 220.000 98,40 2.164.800,0
2 1990 261.100 112,35 2.933458,5
3 2000 452.900 124,36 5.632264,4
4 2006 536.914 118,83 6.380.149,1
5 2007 531.257 123,47 6.559.430,2
6 2008 529.851 117,06 6.202.435,8
7 2009 524.937 120,27 6.313.417,3
8 2010 553.500 121,64 6.732.774,0
(Nguồn: FAO statistic, 2011)
Số liệu bảng 2.3 cho thấy trong những năm gần đây diện tích trồng rau của
nước ta tăng lên rõ rệt. Năm 1980 cả nước trồng được 220.000 ha, năm 1990 là
261.100 ha, tăng 41.100 ha. Năm 2000 diện tích trồng rau của nước ta tăng kỷ lục,
đạt 452.900 ha, tăng 191.800 ha so với năm 1990.
Về năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động gần giống năng suất rau
của thế giới. Năm 1980 năng suất rau chỉ đạt 98,84 tạ/ha, năm 1990 đạt 112,35 tạ/ha
và năm 2000 năng suất rau đạt cao nhất 124,36 tạ/ha.
Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 1980 cả
nước thu được 2.164.800,0 tấn, năm 1990 là 2.933.458,5 tấn tăng 768.658,5 tấn so với
năm 1980 (trung bình tăng 76.865,85 tấn/năm). Năm 2000 sản lượng rau đạt 5.632.264,4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

tăng 2.698.805,9 so với năm 1990 (trung bình tăng 269.880,59 tấn/năm. Năm 2010
sản lượng rau của cả nước cao nhất, đạt 6.732.774,0 tấn, tăng 110.050,96 tấn/năm,
thấp hơn trong giai đoạn (1990 – 2000)
Bảng 2.4. Sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương
TT

Địa phương

2007 2008 2009
D.tích
(ha)
S.lượng
(tấn)
D.tích
(ha)
S.lượng

(tấn)
D.tích
(ha)
S.lượng
(tấn)
Cả nước 796 479 11 084 655

722 580 11 510 700

735 335 11 885 067

I Miền Bắc 335 835 4 889 834 339 534 5 002 330

330 578 4 956 667
1 ĐB. Sông Hồng 160 747 2 996 443 156 144 2 961 669

142 505 2 832 753
2 Đông Bắc 82 542 947 143 85 948 1 018 904

89 359 1 084 037
3 Tây Bắc 15 563 179 419 16 681 195 605 18 093 211 852

4 Bắc Trung Bộ 76 982 766 829 80 761 826 152 80 620 828 024
II Miền Nam 370 644 6 194 730 383 064 6 510 387

400 757 6 928 400
1 Nam Trung Bộ
47 427 708 316 46 646 695 107 49 459 713 473
2 Tây Nguyên
61 956 1 274 728 67 075 1 482 361

74 229 1 635 944
3 Đông Nam Bộ
69 723 892 631 70 923 940 225 73 094 1 014 715
4 ĐB. Sông Cửu Long

191 538 3 319 055 198 402 3 392 694

207 905 3 564 268
( Nguồn: Tổng cục thống kê 2006 – 2010)
Theo PGS.TS Trần Khắc Thi và cộng sự (2007) thì sản xuất rau ở Việt
Nam được tập trung ở 2 vùng chính:
Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp
chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất vùng này chủ yếu
cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm
60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.
Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hóa, luân canh với cây lương thực tại
các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước. Rau
ở vùng này tập trung chế biến, xuất khẩu và điều hòa, lưu thong rau trong nước.
Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt 515 triệu USD, ngành rau,
quả Việt Nam đã lọt top 5 nước xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7

Trong năm 2011 xuất khẩu rau quả đã có bước tăng đột biến tới 40,6% so với năm
2010, nhờ sự tăng trưởng đột biến ở các thị trường châu Á.
Năm 2012, tổng sản lượng rau cả nước đạt 14 triệu tấn, tăng 6% so với năm
2011. Nhiều vùng rau an toàn đã được mở rộng nhưng chỉ chiếm 3,8% so với diện
tích trồng rau của cả nước.
2.2. Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như sản
xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao. Chính vì
vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế bất ổn, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản
xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón
trong các năm 2008 – 2009 sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và
kali tăng 2,4% nhưng thực tế thì trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
lại giảm mạnh, cùng với khủng hoảng kinh tế nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt
gần 173 triệu tấn vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm
2008/2009 và tăng trở lại vào cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn
năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012 (Lê Quốc Phong, 2012).
Bảng 2.5: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
Đơn vị: triệu tấn
Năm N P
2
O
5
K
2
O Tổng
2007/2008
100,8 38,5 29,1 168,4

2008/2009
98,3 33,8 23,1 155,3
2009/2010
102,2 37,6 23,6 163,5
2010/2011
104,3 40,6 27,6 172,6
2011/2012 (ước tính)
107,5 41,1 28,2 176,6
(Nguồn: IFA 11/2012)
Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới, Trung Quốc là nước tiêu thụ
phân bón lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ, Braxin … nhóm 10 nước này chiếm trên
74% sản lượng tiêu thụ toàn cầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bảng 2.6: Mười nhóm nước tiêu thụ phân lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011
Đơn vị: Triệu tấn
Nước N Nước P
2
O
5
Nước K
2
O Nước Tổng
Trung Quốc

34.10 Trung Quốc

11,70 Trung Quốc


5,30 Trung Quốc

51,10
Ấn Độ 16,15 Ấn Độ 8,00 Mỹ 4,26 Ấn Độ 27,95
Mỹ 11,93 Mỹ 3,99 Braxin 3,80 Mỹ 20,18
Indonesia 3,35 Braxin 3,30 Ấn Độ 3,80 Braxin 9,80
Pakistan 2,93 Pakistan 0,80 Indonesia 1,05 Indonesia 4.90
Braxin 2,70 Úc 0,74 Malaysia 1,00 Pakistan

3,76
Pháp 2,12 Canada 0,65 Pháp 0.48 Pháp 3,05
Canada 1,94 Thổ Nhĩ Kỳ

0,54 Đức 0,38 Canada 2,91
Đức 1,70 Nga 0,54 Nga 0,35 Đức 2,33
Nga 1,38 Indonesia 0,50 Canada 0.32 Nga 2,26
Tổng 78,30 30,76 20,73 128,24

(Nguồn: IFA , 2011)
Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng urê chiếm nhiều
nhất, có đến 150 triệu tấn urê được tiêu thụ trong năm 2010 và lượng này tăng lên
155 triệu tấn năm 2011 (Magnus Berge, 2012), trong số đó Trung Quốc chiếm trên
54 triệu tấn, kế đến Ấn Độ trên 21 triệu tấn, các nước Nga, Indonesia, Mỹ mỗi nước
trên 6 triệu tấn, còn lại các nước khác (IFA, 2012). Đối với phân DAP và MAP năm
2011 tiêu thụ trên 56 triệu tấn, trong đó Ấn Độ tiêu thụ DAP chiếm 34%, Trung
Quốc chiếm 25%; Trung Quốc tiêu thụ MAP đến 47%, Bắc Mỹ 20%, và Nam Mỹ
15% sản lượng của toàn cầu (Eduar Linder, 2012). Ngoài ra, các loại phân bón
NPK, SSP và CAN cũng được người nông dân ngày càng quan tâm và tiêu thụ ngày
càng tăng, trong số đó Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga, Mỹ là những quốc gia có
lượng phân NPK sử dụng nhiều nhất.

Theo FAO (2011), với nhu cầu lương thực tăng, nông dân sẽ đầu tư thêm phân
bón để gia tăng năng suất, vì vậy nhu cầu phân bón được dự báo sẽ tăng khoảng
2,0% năm và đạt 190,4 triệu tấn vào năm 2015 ( bảng 2.7). Còn theo Ủy ban nông
nghiệp của IFA (6/2012) lại cho rằng nhu cầu phân bón của thế giới tăng trung bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1,7% với cả 3 yếu tố dinh dưỡng và sẽ đạt 189,9 triệu tấn vào năm 2015 (IFA, tháng
5/2012), và gia tăng nhu cầu tập trung ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Bảng 2.7: Dự báo nhu cầu phân bón của thế giới 2015
Đơn vị: Triệu tấn
Phân bón
Năm
2011 2012 2013 2014 2015
Đạm (N)
105,35 107,37 109,23 111,11 112,91
Lân (P
2
O
5
)
41,68 42,46 43,44 44,25 45,02
Kali (K
2
O)
28,68 29,68 30,68 31,60 32,55
N+P
2
O
5

+K
2
O
175,71 179,62 183,42 168,95 190,38
(Nguồn: FAO statistic, 2011)
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
Theo thống kê của phân bón tư vấn phát triển và thông tin mạng châu Á và
Thái Bình Dương (FADINAP), năm 1990 lượng phân bón dùng cho 1 ha gieo trồng
ở nước ta tăng so với năm 1980 là 418,6%, năm 1995 tăng 57% so với 1990. Tuy
nhiên, theo Võ Minh Kha, lượng phân bón hóa học sử dụng cho 1 ha lúa của nước
ta năm 1995 còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, bằng 30,8% ở Trung
Quốc, 19,4% ở Nhật Bản.
Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB,1995), lượng phân bón sử dụng ở
Việt Nam trong những năm 80 tăng nhanh, từ năm 1989 – 1990 tăng tới 172.000 tấn
dinh dưỡng, bình quân bón 75 kg/ha nhưng tỷ lệ bón còn mất cân đối nhiều. Theo
Võ Minh Kha và Nguyễn Như Hà (1995) lúa ở đồng bằng sông Hồng được bón 152
– 210 kg/ha/vụ, ở đồng bằng sông Cửu Long được bón 150 -200 kg/ha/vụ. Ở nước
ta, 80% phân bón sử dụng ở những vùng trồng lúa.
Theo nhận định của Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), nước ta là nước có
tốc độ tiêu thụ phân bón tăng rất cao trong những năm qua và đã đạt mức 2.063.600
tấn dinh dưỡng nguyên chất (N + P
2
O
5
+ K
2
O) vào năm 2005, tương đương trên 6
triệu tấn phân bón hóa học thương phẩm. Trong 3 tháng đầu năm 2008, lượng phân
bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức 1.029.000 tấn, tăng 19,9% về lượng và 108,9%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10

về giá so với cùng kỳ năm 2007. Do mức tiêu thụ phân bón cao, thị trường phân
bón trong nước chưa thể đáp đủ yêu cầu nên nước ta vẫn phải nhập khẩu phân bón
với lượng lớn.
Năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 3,9 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,6 tỷ
USD, giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2011, giảm lần lượt 6,91% và 4,82%.
Trong giai đoạn từ 2005 – 2012, lượng nhập khẩu phân bón tăng mạnh vào năm
2009 (tăng 51,6% so với 2008) nhưng sau đó lại giảm mạnh 22% trong năm 2010. Năm
2011, lượng nhập khẩu đã tăng trở lại 19,8% song lại giảm trong năm 2012.
Bảng 2.8 . Tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam
Đơn vị: tấn
TT Loại phân bón 2008 2009 2010 2011
2012
(ước tính)
1 Ure
1.643.330

2.372.000

1.955.000

2.191.000

2.260.000

Sản xuất
936.443

946.000


954.000

955.000

1.760.000

Nhập khẩu
706.897

1.526.000

1.001.000

1.236.000

500.000

2 DAP
433.760

1.040.000

948.280

920.900

933.000

Sản xuất

-

65.000

156.280

242.900

283.000

Nhập khẩu
433.760

975.000

792.000

678.000

650.000

3 Phân NPK
2.620.470

2.900.000

3.035.000

3.170.000


3.490.000

Sản xuất
2.450.000

2.565.000

2.785.000

2.850.000

3.190.000

Nhập khẩu
170.470

335.000

250.000

320.000

300.000

4 Phân kali
1.001.301

612.000

900.000


1.260.000

920.000

Nhập khẩu
1.001.301

612.000

900.000

1.260.000

920.000

5 Phân SA
722.333

1.166.000

650.000

889.000

950.000

Nhập khẩu
722.333


1.166.000

650.000

889.000

950.000

6 Phân lân
1.016.800

1.438.000

1.435.773

1.676.000

1.665.000

Tổng cộng
7.437.994

9.528.000

9.037.000

10.107.800

10.218.000


(Nguồn: Bộ NN&PTNT,2011)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Trong các năm 2008 – 2012, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ khoảng 65 thị
trường trên thế giới, trong đó, nhiều nhất từ Trung Quốc với tỷ trọng trên 40% cả về
lượng và giá trị. Từ năm 2010 – 2012 tỷ trọng nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc
đã tăng lên mức 45% tổng lượng nhập khẩu cả năm và đạt đỉnh mức cao nhất tại
năm 2011, với 2,172 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2012 tỷ trọng nhập phân bón
từ Trung Quốc sụt giảm (11 tháng 2012 chỉ đạt 1,916 triệu tấn) do Việt Nam tăng
lượng sản xuất trong nước.
Theo dự báo của Bộ NN & PTNT thì nhu cầu phân bón của cả nước trong
năm 2013 sẽ đạt mức 10,325 triệu tấn so với mức khoảng 9,6 triệu tấn năm 2012.
Trong đó, ure 2,0 triệu tấn; SA 850 nghìn tấn; phân kali 950 nghìn tấn; DAP 900
nghìn tấn; phân NPK 3,8 triệu tấn và phân lân các loại 1,825 triệu tấn. Đối với phân
ure, năm 2013 cần khoảng 2,0 triệu tấn, trong đó miền Bắc 50 vạn tấn; miền Trung
30 vạn tấn và miền Nam là 1,2 triệu tấn. Còn tính theo nhu cầu thời vụ thì vụ Đông
Xuân cần 97 vạn tấn (miền Bắc 29 vạn tấn; miền Trung 12 vạn tấn và miền Nam 56
vạn tấn); vụ Hè Thu cần 50 vạn tấn (miền Bắc 3 vạn tấn, miền Trung 10 vạn tấn,
miền Nam 37 vạn tấn) và vụ Mùa cần 53 vạn tấn (miền Bắc 18 vạn tấn, miền Trung
8 vạn tấn, miền Nam 27 vạn tấn).
Theo nhận định của Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), nước ta là nước có
tốc độ tiêu thụ phân bón tăng rất cao trong những năm qua và đã đạt mức 2.063.000
tấn dinh dưỡng nguyên chất (N+P
2
O
5
+K
2

O) vào năm 2005, tương đương trên 6
triệu tấn phân bón hóa học thương phẩm. Trong 3 tháng đầu năm 2008, lượng phân
bón chúng ta nhập khẩu đạt mức 1.029.000 tấn, tăng 19,9% về lượng và 108,9% về
giá so với cùng kỳ năm 2007. Do mức tiêu thụ phân bón cao, thị trường phân bón
trong nước chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu nên nước ta vẫn phải nhập khẩu phân bón
với lượng lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Bảng 2.9: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm

Đơn vị: tấn
Năm N P
2
O
5
K
2
O NPK N+P
2
O
5
+K
2
O
1985 342,3 91,0 35,9 54,8 469,2
1990 425,4 105,7 29,2 62,3 560,3
1995 831,7 322,0 88,0 116,6 1223,7
2000 1332,0 501,0 450,0 180,0 2283,0
2005 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6

2007 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2
(Nguồn: Trương Hợp Tác, 2009)
2.2.3. Vai trò tích cực của phân bón tới môi trường
Trong trồng trọt cần bón phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cây trồng
cao thỏa đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và bảo
vệ đất trồng.
Để bón phân đúng cần tuân thủ các nguyên tắc bón phân hay định luật sử
dụng phân bón mà bản chất là: Trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo
sản phẩm thu hoạch để khỏi làm kiệt quệ đất; Khắc phục yếu tố hạn chế của độ phì
nhiêu đất; Khắc phục tất cả những mất cân đối của đất trong cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng. Bón phân ( đặc biệt là phân khoáng) trong trồng trọt còn tạo cho cây
phát triển tốt, do đó che phủ đất tốt hơn nên còn hạn chế được quá trình xói mòn rửa
trôi đất.
Không những vậy, bón phân còn có thể làm môi trường đất tốt hơn, cân đối
hơn, đặc biệt là bón phân hữu cơ và vôi là các phương pháp cải tạo môi trường đất
toàn diện và có hiệu quả cao.
Bón nhiều phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất tích lũy mùn và
các chất dinh dưỡng, do đó nâng cao được độ phì của đất; Còn trước mắt có khả
năng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh của đất, trên cơ sở đó có thể bón nhiều phân
hóa học để thâm canh đạt hiệu quả càng cao.
Bón phân hóa học với lượng hợp lý có tác dụng tăng cường hoạt động của vi
sinh vật có ích, do đó lại tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

chuyển độ phì tự nhiên thành độ phì thực tế. Bón phân lân và phân kali có khả năng
làm tăng hàm lượng các chất này cho đất và độ phì đất (Nguyễn Văn Bộ, 1997)
Như vậy, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp nếu tuân thủ các
nguyên lý bón phân thì không chỉ đảm bảo sản xuất cho năng suất, chất lượng sản
phẩm cây trồng cao mà còn bảo vệ môi trường đất.

Kết quả nghiên cứu của Võ Minh Kha và các cộng sự trong công trình thực
nghiệm với các loại đất đồi xấu ở 3 địa điểm: Bắc Thái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc với 3
mức: không bón, bón 45kg NPK/ha, bón 90kgNPK/ha, được thể hiện ở bảng 2.10:
Bảng 2.10: Lượng phân bón sử dụng và tính chất đất

Mức bón phân

Tỷ lệ
Không
bón
45 kg
NPK/ha
90 kg
NPK/ha
Tỷ lệ C tăng (%) 1,29 1,49 1,55
Dung tích hấp thu tăng (ldl/100g đất) 14,5 15,2 16,4
Độ chua giảm (ldl/100g đất) 2,16 1,16 0,3
Độ xốp tăng (%) 45,6 49,4 50,2
(Nguồn : Võ Minh Kha, Nguyễn Như Hà, 1995)
2.2.4. Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường.
Nếu lạm dụng phân hóa học trong khi ít hoặc không bón phân hữu cơ sẽ làm
cho đất suy thoái tính chất hóa học (chua dần, mặn dần và suy giảm hàm lượng chất
hữu cơ trong đất), tính chất vật lý (mất kết cấu viên, đất chai cứng, khó thấm nước,
khí, rễ cây phát triển kém…), tính chất sinh học như suy giảm khu hệ sinh học đất
(Trần Danh Thìn, Trần Đức Viên, 2010)
Ảnh hưởng tới khí quyển: Khi bón phân vào môi trường đất, chỉ một phần
được cây trồng sử dung, phần còn lại chúng tích lũy trong môi trường nước; đất
hoặc bay hơi vào khí quyển. Theo Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý (2006)
riêng khí Metan, hàng năm thế giới thải ra khoảng 250 triệu tấn, trong đó các hoạt
động nông lâm nghiệp chiếm khoảng 46 – 60 %, ngoài ra trong quá trình sản xuất

phân bón làm phát thải ra một lượng lớn các khí thải (NH
3
, CH
4
, CO
2
, ), hệ quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

của nó là tạo ra hiên tượng hiệu ứng nhà kính, quá trình được minh họa bằng các
phương trình:
CO + O
3
CO
2
+ O
2

NO + O
3
NO
2
+ O
2

CH
4
+ O
3

CO
2
+ H
2
O
Nhiễm bẩn nitrat: Sử dụng các loại phân đạm khác nhau chính là nguyên
nhân sản sinh ra NO
3
-
, nguồn phân đạm hóa học được sử dụng cây trồng chỉ hấp thụ
được khoảng 50% còn lại nó đi vào đất, nước, không khí. Trong môi trường đất, do
keo đất có keo dương nên NO
3
-
linh động rửa sâu vào lòng đất gây nhiễm bẩnNO
3
-

tầng nước ngầm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Sự tích lũy photho, kali: Lân khi bón vào đất chủ yếu tồn tại ở dạng khó tan,
liên kết chặt chẽ với Fe và Al chỉ một phần cây trồng sử dụng, một phần bị rửa
trôi theo dòng nước, ở những vùng ngập nước dư thừa lân, đạm cũng với sự sinh
trưởng, phát triển của rong, tảo sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa dinh dưỡng, giảm oxi
hòa tan, gây ra hiện tượng phú dưỡng.
Kali bón vào đất thường linh dộng hơn, việc dư thừa kali trong môi trường
làm thay đổi tính chất của keo đất, ion K
+
thay thế Ca
2+
làm tính bền vững của keo

đất giảm, có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của đất, dẫn đến rế bị rửa trôi, khả năng
cung cấp từ đất kém đi.
Tích lũy kim loại nặng trong môi trường: Các loại phân hóa học được sản
xuất từ nguyên liệu chính là từ các quặng (apatit, phothorit, pyrit, ), các nguyên
liệu này đều chứa một lượng nhỏ nhất định các kim loại nặng, khi bón phân các kim
loại này tích đọng trong môi trường, trong các sản phẩm gây hại cho con người và
tới môi trường . Phân chuồng có nguồn gốc từ thức ăn tổng hợp là một trong những
nguyên nhân làm tích lũy kim loại nặng trong đất.
Nhiễm bẩn do phân hữu cơ: Khi bón phân hữu cơ làm cho đất giàu mùn,
trước khi bón nếu phân không được ủ hoai mục thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường:
Sự hòa tan chất hữu cơ làm cho nước có màu, cản trở sự hấp thụ năng lượng mặt
trời, quá trình phân giải hợp chất hữu cơ làm thải ra các khí CH
4
, NO, CO, SO
2
,
H
2
S và nhiều chất độc hữu cơ như: Hợp chất hữu cơ clo hóa, metanol, phenol các

×