Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.64 MB, 101 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



HÀ VĂN THẮNG


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI H ƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH






HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi và cộng sự cùng thực
hiện. Nghiên cứu và kết luận được trình bày trong khóa luận chưa từng được
công bố ở các nghiên cứu khác. Các đoạn trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng
trong khóa luận đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2015
Học viên



Hà Văn Thắng











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, để hoàn thành được luận văn này,

tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các
bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn
Xuân Thành người đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động
viên và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành
Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Môi
trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND huyện, phòng Tài nguyên &
Môi trường và người dân tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình cộng
tác và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, lấy mẫu và thu thập thông tin
tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã
luôn sát cánh, đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan…………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………… ii
Mục lục………………………………………………………………………… iii
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………vi
Danh mục bảng……………………………………………………………… vii
Danh mục hình………………………………………………………….……… ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
2.1. Mục đích nghiên cứu 2
2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của quản lý rác thải sinh hoạt 3
1.1.1. Các khái niệm 3
1.1.2. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt 3
1.1.3. Phân loại rác sinh hoạt 3
1.1.4. Thành phần của rác thải sinh hoạt 4
1.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình phát sinh, quản lý, và xử lý rác thải ở Việt Nam 13
1.2.3. Kết quả quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở tỉnh Thanh Hóa 27
1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý CTRSH 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hoá …… 31
2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa 31
2.2.3. Đánh giá thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Yên Định tỉnh Thanh Hóa 32
2.2.4. Dự báo rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Định năm 2020 33
2.2.5. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 34
2.3.4. Phương pháp cân rác và phân loại rác 35
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa……. 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế 40
3.1.3. Điều kiện xã hội 41
3.1.4. Các thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt. 43
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. 44
3.2.1. Các văn bản quản lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Định 44
3.2.2. Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định 45
3.2.3. Số lao động, chế độ đãi ngộ, trang thiết bị thu gom và vận

chuyển RTSH 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.4 Đánh giá 03 mô hình quản lý, xử lý RTSH tại huyện 50
3.2.5 Kinh phí cho hoạt động quản lý RTSH 51
3.2.6. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định 52
3.2.7. Đánh giá công tác thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Yên Định 56
3.3. Đánh giá thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên
Định tỉnh Thanh Hóa 59
3.3.1. Hiện trạng xử lý RTSH 59
3.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường tại các bãi rác 61
3.4. Dự báo khối lượng RTSH phát sinh đến năm 2020 65
3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý RTSH của huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa 66
3.5.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách 66
3.5.2. Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục 68
3.5.3. Các giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ 69
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BVMT: Bảo vệ môi trường
CTNH: Chất thải nguy hại
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
ĐNN: Đất ngập nước
HTX Hợp tác xã
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
GDP: Thu nhập bình quân/người
TM-DV-HC Thương mại - Dịch vụ - Hành chính
UBND: Ủy ban nhân dân
VSMT: Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
1.1: Thành phần vật lý của rác sinh hoạt tại Việt Nam 5
1.2: Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt 5
1.3: Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một
số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh 6
1.4: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị Việt Nam 13
1.5: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị 14
1.6: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn 17
1.7: Khối lượng CTR đô thị phát triển đến năm 2025 18
1.8: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị 25
3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 39
3.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Định năm 2014 41
3.3: Dân số và Lao động huyện Yên Định giai đoạn 2010 - 2013 41

3.4: Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Yên Định 42
3.5. Một số chỉ tiêu xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 43
3.6: Thống kê các tổ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Yên Định 48
3.7: Thông tin nhân lực của Công ty môi trường và Hợp tác xã dich vụ
môi trường tham gia thu gom RTSH trên địa bàn huyện Yên
Định 49
3.8: Thống kê các trang thiết bị thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 50
3.9: Đánh giá 03 mô hình quản lý, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Định 51
3.10: Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Yên Định 53
3.11: Thành phần rác thải sinh hoạt tại các điểm nghiên cứu 55
3.12: Khối lượng RTSH phát sinh huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa phân
theo các nhóm rác 56
3.13: Khối lượng RTSH thu gom và không thu gom được trên địa bàn
huyện Yên Định 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.14: Thông tin về tần xuất thu gom rác của một số địa phương trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 58
3.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về phân loại RTSH 58
3.16: Ý kiến của người dân về hoạt động tuyên truyền về BVMT và Quản
lý rác thải tại 03 điểm nghiên cứu, huyện Yên Định 59
3.17: Thông tin về các bãi chôn lấp rác huyện Yên Định 60
3.18: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 61
3.19: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 62
3.20: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 63
3.21: Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu công tác quản lý RTSH trên
địa bàn huyện Yên Định 64
3.22: Dự báo khối lượng RTSH phát sinh của huyện Yên Định đến năm

2020 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH
Trang
1.1: Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt 4
1.2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mĩ – Canada 9
1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB
Đức 10
1.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc 12
1.5: Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam 15
1.6: Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố 16
1.7: Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam 17
1.8: Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô
thị ở Việt Nam 21
1.9: Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải 22
1.10: Mô hình quản lý và xử lý quy mô hộ gia đinh, dân cư phân tán 23
1.11: Mô hình quản lý và xử l ý CTR sinh hoạt quy mô cụm dân cư
tại vùng ĐNN 24
1.12: Lò đốt rác xã Nga Văn – Nga Sơn – Thanh Hóa 29
1.13: Mô hình đốt rác thải sử dụng công nghệ BD-ANPHA tại xã Quảng
Tân - Quảng Xương- Thanh Hóa 28
2.1. Sơ đồ chọn 3 xã đại diện cho toàn huyện Yên Định 34
3.1. Vị trí địa lý huyện Yên Định trên bàn tỉnh Thanh Hóa 37
3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Yên Định năm 2014 40
3.3: Sơ đồ hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa. 46

3.4: Mô hình quản lý RTSH cho khu vực nông thôn 70
3.5: Mô hình quản lý RTSH cho khu đô thị 72



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc bờ sông Mã và cách thành phố
Thanh Hóa hơn 28 km về phía Tây Bắc. Yên Định bao gồm 27 xã và 02 thị trấn,
trong những năm qua nhờ vào chủ trưởng đúng của Huyện uỷ về chuyển đổi cơ cấu
ngành phù hợp với điều kiện của địa phương và từng bước áp dụng các tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá trong ngành sản xuất nông nghiệp mà nền kinh tế và
đời sống của người dân trong huyện đã được cải thiện và nâng cao.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu sống và những đòi hỏi về chất lượng
sống của người dân ngày càng cao hơn. Để đáp ứng được những điều đó, Yên
Định đã và đang đề ra những kế hoạch, mục tiêu để đáp ứng và giải quyết những
vấn đề đang còn tồn tại. Mục tiêu trước mắt trong năm 2015, phấn đấu trở thành
huyện Nông thôn mới và kế hoạch lâu dài tập trung phát triển những khu vực
trọng điểm về kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự tăng trưởng nền kinh tế, đô thị hoá và
sự gia tăng dân số thì vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong bộ mặt phát
triển của Yên Định, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Dân số tăng thì chất
thải sinh hoạt sẽ tăng theo. Chất thải rắn sinh hoạt như là một phần tất yếu của
cuộc sống mà con người phải đối mặt.
Các nghiên cứu trong nước gần đây như dự án 3R do JICA giúp đỡ thực
hiện tại Hà Nội năm 2006, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác tại Sông Kông –

Thái Nguyên, Yên Định – Thanh Hoá (do đơn vị tư nhân đầu tư), dự án bãi chôn
lấp rác hợp vệ sinh (Vĩnh Lộc-Thanh Hoá), … Kết quả thực hiện các chương
trình trên chỉ thành công bước đầu góp phần làm cho cộng động dân cư quan tâm
đến môi trường. Tuy nhiên, một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không thành
công trong quá trình triển khai thực hiện chương trình là do ý thức người dân còn
kém, cấp uỷ chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo giải quyết triệt để
theo hương bền vững và không đủ chi phí thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Từ thực tế trên việc “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản
lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá” là rất cần thiết để
giúp các nhà quản lý đề ra những biện pháp quản lý CTR sinh hoạt được tốt hơn
nâng cao hệ thống quản lý CTR sinh hoạt hiện tại góp phần vào việc phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường của huyện Yên Định trong thời gian tới.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh trên địa bàn
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Chỉ ra những nhược điểm, yếu kém trong công tác quản lý, thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định;
Đề xuất các giải pháp phải cụ thể mang tính khả thi cho quản lý, xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định.












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của quản lý rác thải sinh hoạt
1.1.1. Các khái niệm
* Khái niệm chất thải
Tại khoản 12 Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường 2014 thì: “Chất thải là
vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác”. Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế
thải sản xuất, dịch vụ, y tế, mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi (Lê
Văn Khoa, 2010).
* Khái niệm rác thải sinh hoạt
RTSH là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo
thành chủ yếu từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng như khu dân cư,
cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.
1.1.2. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt
RTSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi
khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước phân bố về không gian.
• Khu dân cư: Hộ gia đình, biệt thự, chung cư
• Khu thương mại: Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm
sửa chữa, bảo hành và dịch vụ.

• Cơ quan công sở: Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.
• Công trường xây dựng: Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở
rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
• Dịch vụ công cộng đô thị: Hoạt động dọn vệ sinh đường phố, công viên,
khu vui chơi giải trí, bãi tắm.
1.1.3. Phân loại rác sinh hoạt
Có nhiều cách phân loại RTSH, thông thường RTSH được chia thành ba
nhóm chính như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ,
kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng,…
Rác ướt hay còn gọi là rác hữu cơ: gồm các cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau
quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
Chất thải nguy hại (CTNH) là những phế thải rất độc hại cho môi trường
và con người như pin, bình ắc quy, thuốc trừ sâu, bom đạn,…
Bên cạnh đó dựa vào đặc tính dễ phân hủy người ta có thể phân chia
RTSH thành các loại như trong Hình 1.1:









Hình 1.1: Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt
1.1.4. Thành phần của rác thải sinh hoạt

Thành phần RTSH phụ thuộc vào mức sống của người dân. Mức sống, thu
nhập khác nhau giữa các địa phương đóng vai trò quyết định thành phần RTSH.
Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể
sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 – 77,1%, tiếp
theo là thành phần nhựa: 8 – 16%, thành phần kim loại chiếm 2% và chất thải
nguy hại lẫn vào chất thải sinh hoạt khoảng 0,02 – 0,82%. CTNH lẫn trong
RTSH thường là: pin, đèn ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất
Rác thải
sinh h
o
ạt

Giấy vụn, kim
loại, nhựa
d
ẻo

Vải vụn, cao
su, thuộc da,…

Sành sứ, chất
trơ,…
Chất hữu cơ
dễ phân ủy,…

Tái chế
Thiêu đốt

Chôn lấp


Chôn,
đốt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vỏ thuốc nhuộm tóc, vỏ thuốc trừ sâu, sơn móng tay, chất
thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, bơm kim tiêm của các
đối tượng nghiện ma túy,… (Tổng cục Môi trường, 2011). Nếu phân theo tính
chất cháy được thì lượng rác gốc hữu cơ chiếm 85% và lượng rác gốc vô cơ
chiếm 15%. Tỷ trọng rác khi thu gom là 0,417% tấn/m
3
và sau khi ép nén ở tỷ lệ
trung bình là 0,550 tấn/m
3
(Phạm Mạnh Tài, Đoàn Tuân, 2010).
Bảng 1.1: Thành phần vật lý của rác sinh hoạt tại Việt Nam
Thành phần

Phần trăm trọng lượng trung bình (%)

Thực phẩm

15

Giấy

40

Bìa các tong


4

Nhựa

3

Vải

2

Cao su

0,5

Da

0,5

Rác làm vườn

12

Gỗ

2

Đồ hộp

6


Thủy tinh

8

Kim loại màu

1

Kim loại đen

2

Bụi, tro, gạch

4

Nguồn: Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường, 2009
Bảng 1.2: Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt
Thành phần

Phần trăm trọng lượng khô
(%)

Carbon

Hydro

Oxy

Nito


Lưu huỳnh

Tro

Thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43,5

6,0

44,0

0,3

0,2


6,0

Bìa các tong

44,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Nhựa

60,0

7,2

22,8

-

-

10,0


Vải

55,0

6,6

31,2

4,6

0,15

-

Cao su

78,0

10,0

-

2,0

-

10,0

Da


60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác làm vườn

47,8

6,0

38,0

3,4

0,3

4,5

Gỗ

49,5


6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Bụi, tro, gạch

26,3

3,0

2,0

0,5

0,2

68,0

Nguồn: Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường, 2009
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Bảng 1.3: Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của

một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh
Loại chất thải


Nội
(Nam
Sơn)


Nội
(Xuân
Sơn)

Hải
Phòng
(Tràng
Cát)

Hải
Phòng
(Đình
Vũ)

Huế
(Thủy
Phương)

Đà
Nẵng
(Hòa

Khánh)

HCM
(Đa
Phước)

HCM
(
Phước
Hiệp)

Rác hữu cơ

53,81

60,79

55,18

57,56

77,10

68,47

64,50

62,68

Giấy


6,53

5,38

4,54

5,42

1,92

5,07

8,17

6,05

Vải

5,82

1,76

4,57

5,12

2,89

1,55


3,88

2,09

Gỗ

2,51

6,63

4,93

3,70

0,59

2,79

4,59

4,18

Nhựa

13,57

8,35

14,34


11,28

12,47

11,36

12,42

15,96

Da và cao su

0,15

0,22

1,05

1,90

0,28

0,23

0,44

0,93

Kim loại


0,87

0,25

0,47

0,25

0,40

1,45

0,36

0,59

Thủy tinh

1,87

5,07

1,69

1,35

0,39

0,14


0,40

0,86

Sành sứ

0,39

1,26

1,27

0,44

0,79

0,79

0,24

1,27

Đất và cát

6,29

5,44

3,08


2,96

1,70

6,75

1,39

2,28

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06

-

0,00

0,44

0,39

Nguy hại


0,17

0,82

0,05

0,05

-

0,02

0,12

0,05

Bùn

4,34

1,63

2,29

2,75

1,46

1,35


2,92

1,89

Các loại khác

0,58

0,05

1,46

1,14

-

0,03

0,14

0,04

Tổng

100

100

100


100

100

100

100

100

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
* Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
Nhìn chung, lượng RTSH ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước
đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu
người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới
như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6 kg/người/ngày; Singapo là 2 kg/người/ngày;
Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; New York (Mỹ) là 2,65 kg/người/ngày (Trần
Quang Ninh, 2005).
Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề
mang tính toàn cầu. Nhật Bản, Singapo là một trong những nước Châu Á đi đầu
trong việc bảo vệ môi sinh, đặc biệt là xử lý rác thải rất hiệu quả.
• Nhật Bản:
Trong 37 Đạo luật về BVMT có 7 Đạo luật về quản lý và tái chế CTR.

Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm 1970. Tỷ lệ tái chế
CTR ở Nhật Bản đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố của Nhật chủ yếu sử
dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân huỷ. Các hộ gia đình được yêu
cầu phân loại rác thành 3 dòng:
- Rác hữu cơ dễ phân huỷ để làm phân hữu cơ vi sinh, được thu gom hàng
ngày đưa đến nhà máy chế biến.
- Rác vô cơ gồm các loại vỏ chai, vỏ hộp đưa đến nhà máy để phân loại,
tái chế.
Loại rác khó tái chế, hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà
máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong
những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác
của cụm dân cư vào các giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư
(Lê Văn Khoa, 2010).
Nhằm thúc đẩy mô hình 3R (tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu) làm nền
tảng hình thành một xã hội hoạt động tái chế, Nhật Bản đã thực thi 5 hướng tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

cận, đó là: nâng cao nhận thức; chia sẻ thông tin; tăng cường cộng tác giữa các tổ
chức, cá nhân; nghiên cứu, phát triển công nghệ và các biện pháp khuyến khích
hỗ trợ. Bằng việc thực hiện các cách tiếp cận trên cùng với một số quy định bắt
buộc, mô hình 3R tại Nhật Bản đã trở nên hiệu quả và khả thi hơn trong cuộc
sống. Theo GS. Kitano (Nhật Bản): “Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị
trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thành tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng
cách!”(Thu Hường, 2014).
• Singapo
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản
phẩm thu được sau khi đốt được đưa vào bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau
Semakau, cách trung tâm thành phố 8km về phía Nam. Theo tính toán, bãi rác sẽ
đầy vào năm 2040. Để bảo vệ môi trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R:

Reduce (giảm sử dụng), reuse (tái sử dụng). Recycle (tái chế), để kéo dài thời gian
sử dụng bãi rác Semakau và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại
Singapo, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các
thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “tái chế”.
Chính phủ Singapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao
nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích họ
tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường và giữ gìn môi trường. Chương
trình giáo dục môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu
học, trung học và đại học. Ngoài các chương trình chính khóa, học sinh còn được
tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu
hủy chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế chất thải
(Lê Văn Khoa, 2010).
• Tại Mỹ và Canada:
Ở các vùng của Mỹ và Canada có khí hậu ôn đới thường áp dụng phương
pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau: Rác thải được tiếp nhận và
tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinh vật, trộn với
bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ 8-10 tuần lễ, sau đó
sàng lọc và đóng bao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

* Một số công nghệ, mô hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
• Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt của Mĩ – Canada
Nội dung công nghệ: Ở các vùng của Mĩ và Canada có khí hậu ôn đới
thường áp dụng phương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn: Rác thải
được tiếp nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi
sinh vật, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ 8 –
10 tuần lễ, sau đó sàng lọc và đóng bao (Hình 1.2) (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010).















Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mĩ – Canada
Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010
Tiếp nhận rác
Lên men từ 8 – 10
tuần
Đóng bao phân
bón
Bổ sung VSV
Nghiền hữu cơ
Loại bỏ tạp chất
không hữu cơ
Sàng, xử lý chất
hữu cơ
Đánh luống
Bùn
Chôn lấp chất trơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


Ưu điểm: (i) Thu hồi được sản phẩm làm phân bón; (ii) Tận dụng được
nguồn bùn là các phế thải của thành phố hoặc bùn ao; (iii) Cung cấp được
nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp; (iv) Kinh phí đầu tư và duy trì
thấp (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010).
Hạn chế:(i) Hiệu quả phân hủy hữu cơ không cao; (ii) Chất lượng phân bón
được thu hồi không cao vì có lẫn các kim loại nặng trong bùn thải hoặc bùn ao;
(iii) Không phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam vì phát sinh nước rỉ rác và
không đảm bảo được vệ sinh môi trường, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước
ngầm; (iv) Diện tích đất cần sử dụng quá lớn (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010).
• Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt làm phân bón của Đức
Nội dung công nghệ: Công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi
với thu hồi khí sinh học và phân hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các
gia đình đã được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được
tiếp nhận và tiến hành phân loại trực tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ
kín dưới dạng các thùng chịu áp lục cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá
trình lên men phân giải hữu cơ (Hình 1.3) (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010).












Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức

Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010
Tiếp nhận rác thải
sinh hoạt

Lọc
Chôn lấp chất trơ
Rác vô cơ
Rác hữu cơ lên men
(
thu khí
64%)

Phân loại
Nạp khí
Hút khí
Tái chế

Phân hữu cơ
VS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Ưu điểm: (i) Xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường, (ii) Thu hồi sản
phẩm là khí đốt có giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp ở khi lân cận
nhà máy, (iii) Thu hồi phân bón có tác dụng cải tạo đất, (iv) Cung cấp nguyên
liệu tái chế cho các ngành công nghiệp (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010).
Hạn chế: (i) Đòi hỏi kinh phí đầutư và duy trì cao, (ii) Chất lượng phân
bón thu hồi không cao (Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010).
• Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt làm phân bón của Trung Quốc

Nội dung công nghệ: Ở những thành phố lớn thường áp dụng công nghệ
trong các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận đưa vào thiết bị ủ kín (hầm ủ) sau 10 –
12 ngày, hàm lượng các khí H
2
S, CH
4
, SO
2
,… giảm, được đưa ra ngoài ủ chín.
Sau đó tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ (Hình 1.4) (Nguồn:
Lê Văn Khoa, 2010).
Ưu điểm: (i) Rác ủ từ 10 -12 ngày đã giảm mùi của khí H
2
S, sau đó mới
đưa ra ngoài xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại với người lao động. (ii)
Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm, (iii) Thu hồi
được sản phẩm tái chế, (iv) Rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây ảnh hưởng
đến tầng nước ngầm vì đã được oxy hóa trong hầm ủ, (iv) Thu hồi được sản
phẩm làm phân bón (Lê Văn Khoa, 2010).
Hạn chế: (i) Chất lượng phân bón không cao, chưa xử lý triệt để các vi
khuẩn gây bệnh, (ii) Thao tác vận hành phức tạp, (iii) Diện tích hầm ủ rất lớn,
không được phân loại, diện tích nhà máy lớn, (iv) Kinh phí đầu tư ban đầu lớn
(Lê Văn Khoa, 2010).





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12




























Hình 1.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc
Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010



Ủ chính, độ ẩm 40%, thời
gian từ 15 – 20 ngày
Chôn lấp chất trơ
Vật vô cơ
Phân loại theo trọng lượng
bằng không khí có thu kim
loại
Sàng phân loại theo kích thước
(bằng băng tải sàng quay)
Đóng bao, tiêu thụ
sản phẩm
Ủ phân bón (nhiệt độ từ
30 – 40
0
C)
trong thời gian
5 – 10 ngày
Phân loại sản
phẩm để tái chế
Phối trộn các nguyên tố
khác N, P, K và các
nguyên tố khác
Thiết bị chứa (hầm ủ kín) có bổ sung vsv, thu
ngước thải trong thời gian 10 – 12 ngày
Tiếp nhận rác thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.2.2. Tình hình phát sinh, quản lý, và xử lý rác thải ở Việt Nam

* Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
• Phát sinh CTR sinh hoạt đô thị
Tổng lượng CTR sinh họat ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung
bình 10 – 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị khối lượng CTR sinh hoạt chiếm
khoảng 60 – 70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh (một số đô thị tỷ lện này lên
đến 90%) (Tổng cục Môi trường, 2011).
Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống.
Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình
cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày (Bảng
1.4). Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn
nhiều so với nông thôn là 0,4 kg/người/ngày.
Bảng 1.4: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị Việt Nam
STT

Loại đô thị

Chỉ số CTR sinh hoạt
bình quân đầu người
(kg/người/ngày)

Lượng CTR đô thị phát sinh

Tấn/ ngày

Tấn/ năm

1

Đặc biệt


0,96

8.000

2.920.000

2

Loại 1

0,84

1.885

688.025

3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3


0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626

228.490

Tổng

17.682

6.453.930

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011
Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân trên đầu người lớn nhất xảy
ra ở các đô thị phát triển du lịch như các thành phố: Hạ Long, Hội An, Đà Lạt,
Ninh Bình… Các đô thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tình bình quân đầu
người thấp nhất là Tp. Đồng Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã Kon
Tum, Thị xã Cao Bằng (Tổng cục Môi trường, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


Bảng 1.5: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người
của các đô thị
Cấp đô
thị

Đô thị

CTR sinh hoạt
bình quân đầu
người
(kg/người/ngày)

Cấp đô
thị

Đô thị

CTR sinh hoạt
bình quân đầu
người
(kg/người/ngày)

Đô thị
loại đặc
biệt

Hà Nội

0,9


Đô thị
loại 3:
Thành
phố

Đồng Hới

0,31

Hồ Chí Minh

0,98

Đông Hà

0,6

Đô thị
loại 1:
Thành
phố



Hải Phòng

0,7

Hội An


1,08

Hạ Long

1,38

Bảo Lộc

0,9

Đà Nẵng

0,83

Kon Tum

0,35

Huế

0,67

Vĩnh Long

0,9

Nha Trang

> 0,6


Long An

0,7

Đà Lạt

1,06

Bạc Liêu

0,73

Quy Nhơn

0,9

Đô thị
loại 4:
Thị xã

Tuần Giáo

0,7

Đô thị
loại 2:
Thành
phố


Buôn Ma
Thuật

0,8

Sông
Công

>0,5

Thái Nguyên

>0,5

Từ Sơn

>0,7

Việt Trì

1,1

Lân Thao

0,5

Ninh Bình

1,3


Cam Ranh

>0,6

Mỹ Tho

0,72

Gia Nghĩa

0,35

Đô thị
loại 3:
Thành
phố

Điện Biên
Phủ

0,8

Đồng Xoài

0,91

Cao Bằng

0,38


Gò Công

0,73

Bắc Ninh

>0,7

Ngã Bảy

>0,62

Thái Bình

>0,6

Đô thị
loại 5:
Thị trấn,
thị tứ

Tủa Chùa

0,6

Phú Thọ

0,5

Tiền Hải


>0,6

Nguồn: JICA, 3/2011; Báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương, 2010
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 đã cho thấy, lượng CTR đô
thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô
thị, tương ứng khoảng 8.000 tấn/ ngày (2,92 triệu tấn/ năm) (Hình 1.5). Tuy
nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh CTR đô thị
của đô thị đặc biệt và đô thi loại 1 hiện nay tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân
của sự gia tăng này là do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính thì lượng CTR tăng lên đến 6.500 tấn/ ngày (con số của năm 2007 là
2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị trong khi
năm 2007 là 4 đô thị loại 1 (Tổng cục Môi trường, 2011).

Hình 1.5: Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011
Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Tp. Đà Nẵng, nơi có tố độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh. Còn
một số đô thị nhỏ như Thái Bình, Nam Định, Tiền Giang, Vĩnh Long,… tăng
không nhiều do tốc độ đô thị hóa không cao (Hình 1.6).

×