Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 122 trang )


i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



HÀN ANH TUẤN



PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP




HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



HÀN ANH TUẤN


PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA



CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA


HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dân trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn


Hàn Anh Tuấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Dương
Nga; người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô đã dạy tôi trong
thời gian học cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Viện Chăn nuôi, cán bộ
công tác tại các cơ quan ban ngành địa phương: Trung tâm khuyến nông tỉnh
Thanh Hóa, Phòng Khuyến nông huyện Yên Định, UBND xã Quý Lộc,
UBND xã Định Tường, UBND xã Định Liên_ những người đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn


Hàn Anh Tuấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

PHẦN I.MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3


PHẦN II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi bò thịt 8

2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt 13

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt 15

2.2 Cơ sở thực tiễn 19

2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới 19

2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam 22

2.2.3 Một số nghiên cứu có liên quan đến phát triển chăn nuôi bò thịt 25

PHẦN III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 28

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

3.1.2 Dân số và lao động 35

3.1.3 Kinh tế - văn hóa – xã hội 36


3.2 Phương pháp tiếp cận 38

3.2.1 Tiếp cận hệ thống chăn nuôi 38

3.2.2 Cách tiếp cận từ những vấn đề lý luận đến thực tiễn khách quan 38

3.2.3 Cách tiếp cận ngành hàng 38

3.3 Chọn điểm nghiên cứu 38

3.4 Phương pháp thu thập số liệu 40

Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.4.1 Số liệu thứ cấp 40

3.4.2 Số liệu sơ cấp 40

3.5 Phương pháp phân tích số liệu 41

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả 41

3.5.2 Phương pháp thống kê so sánh 41

3.5.3 Phương pháp phân tích tương quan 42

3.5.4 Phương pháp chuyên gia 43


3.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43

3.6.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình chung về chăn nuôi bò thịt toàn huyện 43

3.6.2 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển chăn nuôi bò của hộ nông dân 43

3.6.3 Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt 46

PHẦN IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định 48

4.1.1 Số lượng đàn và sản lượng thịt bò của huyện Yên Định 48

4.1.2 Biến động cơ cấu đàn bò của huyện Yên Định 50

4.1.3 Thực trạng nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò 53

4.1.4 Liên kết trong chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định 54

4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại các hộ nông dân 55

4.2.1 Thông tin chung về các hộ chăn nuôi 55

4.2.2 Cơ cấu đàn bò tại các hộ chăn nuôi 57

4.2.3 Tiếp cận thú y, khuyến nông và tín dụng của các hộ chăn nuôi bò thịt 60

4.2.4 Liên kết trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ chăn nuôi 62


4.2.5 Tình hình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn huyện Yên Định 65

4.2.6 Hiệu quả kinh tế tại các cơ sở chăn nuôi 66

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa 70

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt tại các hộ chăn nuôi 70

4.3.2 Các tác nhân tham gia ngành hàng bò thịt tại huyện Yên Định 78

4.4 Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 82

4.4.1 Chính sách định hướng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện
Yên Định 82

4.4.2 Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định 89

PHẦN V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

5.1 Kết luận 95

5.2 Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Tài liệu tiếng Việt 99

Tài liệu tiếng Anh 100




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang


2.1 Sản lượng thịt bò các nước trên thế giới năm 2013 19

3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Định giai đoạn 2011-2013 33

3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Định giai đoạn 2009 – 2013 35

3.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Định giai đoạn 2011-2013 36

3.4 Quy mô đàn bò thịt của huyện Yên Định năm 2013 39

3.5 Thu thập số liệu thứ cấp 40

3.6 Thu thập số liệu sơ cấp 41

4.1 Mật độ đàn bò tại các vùng nghiên cứu năm 2014 49

4.2 Biến động sản lượng thịt bò hơi giai đoạn 2011 – 2014 của tỉnh Thanh Hóa
và huyện Yên Định (tấn) 50


4.3 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bò thịt và các vật nuôi chủ yếu trên địa bàn
huyện Yên Định 53

4.4 Đặc điểm các cơ sở chăn nuôi bò thịt 55

4.5 Diện tích đất hộ đang quản lý và sử dụng 56

4.6 Quy mô đàn bò ở các hộ chăn nuôi bò thịt 56

4.7 Cơ cấu giống theo quy mô chăn nuôi 58

4.8 Cơ cấu giống theo mục đích chăn nuôi 58

4.9 Mục đích chăn nuôi bò theo quy mô 59

4.10 Phương thức chăn nuôi bò theo quy mô chăn nuôi 59

4.11 Phương thức chăn nuôi bò theo mục đích chăn nuôi 60

4.12 Tiếp cận các dịch vụ của các hộ chăn nuôi bò thịt 61

4.13 Tỷ lệ tham gia liên kết chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định 63

4.14 Bán bò từ các hộ chăn nuôi theo phương thức nuôi 65

4.15 Kết quả trong chăn nuôi bò tại các cơ sở bình quân/năm 67

4.16 Kết quả chăn nuôi bò thịt theo mục đích chăn nuôi tính trên 100kg thịt tăng
thêm 69


4.17 Tình trạng thức ăn thô xanh tại các cơ sở chăn nuôi bò 70


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

4.18 Các yếu tố cản trở đến việc chăn nuôi giống bò lai hướng thịt 72

4.19 Tỷ lệ cơ sở có vỗ béo bò và khó khăn trong việc vỗ béo bò 73

4.20 Khó khăn về kỹ thuật đối với người chăn nuôi 74

4.21 Khó khăn về thị trường đối với người chăn nuôi 75

4.22 Khó khăn về kinh tế-chính sách đối với người chăn nuôi 76

4.23 Các yếu tố cản trở liên kết chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định 77

4.24 Đặc điểm chung của nhóm tác nhân thu gom bò thịt 79

4.25 Đặc điểm chung của nhóm tác nhân giết mổ bò thịt 80

4.26 Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 83

4.27 So sánh hiệu quả của việc sử dụng thức ăn chế biến lên năng suất và hiệu
quả kinh tế tại các hộ chăn nuôi bò thịt 86

4.28 Tổng hợp một số chính sách liên quan đến tín dụng phát triển chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 87


4.29 Năng suất các giống bò lai hướng thịt có thể phát triển trên địa bàn huyện
Yên Định 88

4.30 So sánh hiệu quả của các giống bò lên năng suất và HQKT tại các hộ chăn
nuôi bò thịt 88



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang


2.1 Biến động số lượng và sản lượng bò thịt Việt Nam giai đoạn 2001-2013 22

4.1 Biến động và tốc độ phát triển đàn bò của huyện Yên Định giai đoạn 2000-2014 48

4.2 Cơ cấu đàn bò huyện Yên Định theo giống 50

4.3 Cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi 51

4.4 Cơ cấu phương thức chăn nuôi theo hệ thống nuôi 52

4.5 Cơ cấu đàn bò ở các hộ chăn nuôi tại huyện Yên Định 57

4.6 Cơ cấu chi phí trong chăn nuôi bò thịt tại các cơ sở chăn nuôi 68


4.7 Khó khăn trong trồng cỏ nuôi bò 71

4.8 Khó khăn trong hoạt động của nhóm tác nhân thu gom-lò mổ 81

DANH MỤC HÌNH
S


hình

Tên
hình

Trang

3.1 Vị trí địa lý huyện Yên Định 28
4.1 Lịch mùa vụ các loại thức ăn thô xanh cho bò tại huyện Yên Định 53

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang

4.1 Ngành hàng bò thịt huyện Yên Định 65


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu Nội dung
BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
CP : Chính phủ
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính
PT : Phát triển
PTNT : Phát triển nông thôn
QĐ : Quyết định
NN : Nông nghiệp
TĂ : Thức ăn
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
TTg : Thủ tướng
TTNT : Thụ tinh nhân tạo
UBND : Ủy ban nhân dân


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò thịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt
cho người tiêu dùng, một phần sức kéo trong nông nghiệp, cũng như thu nhập
cho người chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt đang được coi là một trong những giải
pháp quan trọng trong phát triển nông thôn.
Trong những năm gần đây, nhu cầu thịt bò của nước ta ngày càng tăng do thu
nhập của người dân tăng lên, tuy nhiên nguồn cung trong nước là không đủ do
chúng ta chưa có một ngành chăn nuôi bò thịt chuyên nghiệp. Theo số liệu của

Tổng cục Hải quan (2013) riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, số lượng bò Úc
sống nhập khẩu vào Việt Nam lên 32.500 con - đây mới chỉ là con số nhập
theo đường chính ngạch màchưa tính đến số lượng bò nhập khẩu qua đường
tiểu ngạch từ Campuchia, Lào, Thái Lan
Yên Ðịnh là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã với tài nguyên đất
đai phần lớn là đất phù sa phân bố tập trung thuận lợi cho việc trồng các cây
lương thực như lúa, ngô và đặc biệt đây là vùng mía nguyên liệu chính cung cấp
cho các nhà máy đường Lam Sơn, Thạch Thành, Việt Đài… với diện tích trồng
mía là 1.100 ha, quy hoạch đến năm 2015 là 2.000 ha; diện tích trồng ngô là
3.762 ha, diện tích lúa là 19.743 haĐiều kiện tự nhiên thuận lợi, với nguồn thức
ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp rất lớn là điều kiện thuận lợi cho Yên
Định phát triển chăn nuôi bò thịt.Ngành chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò
thịt nói riêng có vị trí quan trọng trong cõ cấu chãn nuôi của huyện. Sản lýợng
thịt bò năm 2012 của toàn huyện đạt 1.195 tấn, chiếm 7,4% tổng sản lượng thịt
gia súc, gia cầm (Cổng thông tin điện tử huyện Yên Định, 2014).
Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển, tuy nhiên ngành chăn nuôi bò thịt tại địa
phương cũng còn một số thách thức: bò chăn nuôi theo truyền thống, tận dụng
nguồn thức ăn sẵn có mà chưa phát huy được kỹ thuật chế biến phụ phẩm nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

còn phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, sản phẩm đầu ra chưa có sự liên kết chặt
chẽ với các tác nhân thu gom, giết mổ nên giá trị gia tăng của sản phẩm còn
hạn chếđã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng quy mô sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác lợi thế so sánh của điạ phương.Vì
vậy, cần các giải pháp để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa
nhằm tăng thu nhập của người chăn chăn nuôi và các tác nhân tham gia ngành
hàng bò thịt, thúc đẩy kinh tế địa phương và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển
chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên
Định, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt, tăng thu nhập
cho hộ nông dân tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi
bò thịt;
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện
Yên Định;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên
Định trong thời gian tới.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát
triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:Đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi bò
thịt, có bao gồm cả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi và các
giải pháp thực hiện nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt.
Phạm vi không gian:

- Nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5/2014- 5/2015
Số liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt được khảo
sát trong thời gian 2010-2014. Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2014.
Từ kết quả nghiên cứu, các đề xuất về chính sách được đưa ra trong thời gian
dài hạn đến 2030.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Tăng trưởng và phát triển
• Tăng trưởng
Mai Thanh Cúc và cs(2005) nêu rõ: ”Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về
mặt số lượng của một sự vật nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự
gia tăng hơn trước về sản phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất
hay hoạt động”.Cũng theo trích dẫn từ Mai Thanh Cúc và cs (2005) khái niệm
tăng trưởng kinh tế được Viện Chiến lược phát triển định nghĩa: ”Tăng trưởng
kinh tế là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định”; ”Khái
niệm tăng trưởng kinh tế này có thể áp dụng cho mọi quy mô, cấp độ, cho toàn
nền kinh tế, cho từng ngành, cho các doanh nghiệp, cho cấp độ hộ gia đình và
cấp độ cá nhân. Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu như kết quả của mọi hoạt
động kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Lượng của cải có thể được tính bằng hiện
vật hay bằng tiền. Để phản ánh mức độ tăng trưởng của một thời kỳ, người ta

thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau.
Chênh lệch giưa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời
kỳ cụ thể. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia
tăng của các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần
trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh
hay chậm”.
• Phát triển
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là tăng
nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất lượng,
phù hợp hơn về mặt cơ cấu và phân bố. Phát triển còn là sự tăng lên bền vững

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

về các tiêu chuẩn sống. Có thể nói phát triển là bao hàm ý niệm về sự tiến bộ,
bởi vậy phát triển nghĩa là sự tăng trưởng cộng với sự thay đổi về cấu trúc và
thể chế liên quan đến mục đích hay mục tiêu chủ định nào đó. Mai Thanh Cúc
và cs (2005) đã khái niệm về phát triển: ”Phát triển theo khái niệm chung nhất
là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực
sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ
hội ”. Như vậy, phát triển nhìn chung được coi như đồng nghĩa với sự tăng
trưởng, tuy nhiên tăng trưởng mới chỉ là điều kiện cần, song chưa phải là điều
kiện đủ vì nó chỉ đề cập đến việc tăng lên về phúc lợi kinh tế mà chưa nói đến
các phúc lợi xã hội. Chúng ta có thể tạo ra được những thay đổi, nhưng sự
thay đổi theo chiều hướng tăng trưởng mới chỉ là tiền đề cho sự phát triển,
không phải bất kỳ sự thay đổi nào cũng có sự phát triển. Đánh giá sự phát triển
cần phải xem xét vấn đề một cách toàn diện. Các giải pháp phát triển không
chỉ chú ý đến việc tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú
ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài
nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người.

Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển: Gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt số lượng
và các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng.
- Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự
gia tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số
lượng là quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản
xuất ra, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác…
- Các chỉ tiêu chất lượng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là
sự tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường. Với một
ngành sản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất
hợp lý…
Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong
một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp
vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính
sách, tổ chức…, đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển.
Có nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định nghĩa được nhắc
đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới về Môi trường & Phát triển
đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương
lai”. Ngày nay khái niệm bền vững phải cần hướng tới là bền vững về kinh tế,
bền vững về chính trị-xã hội và bền vững về môi trường (Ness et al., 2007).
• Phát triển chăn nuôi
Khi nói đến phát triển chăn nuôi người ta cũngđánh giá đến các khía cạnh: số
lượng và chất lượng.
- Phát triển về mặt số lượng: số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc

vào mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Với mục
tiêu chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi
không nuôi với số lượng lớn và không hạch toán kinh tế. Với mục tiêu hàng
hóa thì số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi thường lớn hơn nhiều so với chăn
nuôi tự cung tự cấp. Chăn nuôi là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Đinh
Xuân Tùng, 2009).
Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là:
mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn
nuôi. Các hộ chăn nuôi có điều kiện tốt về những yếu tố trên sẽ thuận lợi hơn
trong phát triển chăn nuôi số lượng lớn và ngược lại.
- Phát triển về mặt chất lượng:chất lượng phát triển chăn nuôi có thể
được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định
trong một thời kỳ nhất định, khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh
tranh trên thị trường, năng suất lao động tăng, lợi ích thu được của người chăn
nuôi và của cộng đồng xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng là: khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của người chăn nuôi, chất
lượng sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường, thu nhập và lợi nhuận tính
trên một đơn vị sản phẩm, tổng thu nhập, tổng lợi ích của người chăn nuôi
• Phát triển chăn nuôi bền vững
Phát triển chăn nuôi bền vững là đích hướng tới của các nước đang phát triển
vùng nhiệt đới, nơi các hệ sinh thái đang được thúc đẩy phát triển, cơ cấu nông
thôn được khuyến khích vững mạnh hơn, các nguồn lực địa phương và đầu
vào cho sản xuất được quan tâm đồng thời những sức ép đối với con người và
vật nuôi đang cố gắng đưa về mức thấp nhất có thể. Sự phát triển chăn nuôi
cần thiết phải đảm bảo tính bền vững.

Theo Timon (1993), để lập kế hoạch phát triển chăn nuôi bền vững, các yếu tố
bền vững cần quan tâm bao gồm: (i) đáp ứng nhu cầu của con người (cá nhân;
cộng đồng; quốc gia/ khu vực); (ii) Tự cung, tự cấp (về kỹ thuật, kinh tế, xã
hội); và (iii) Thân thiện với môi trường (địa phương và toàn cầu).
Theo Francis and Callaway(1993) thì một hệ thống chăn nuôi bền vững phụ
thuộc vào các yếu tố sau:
- Nguồn lực sử dụng có hiệu quả - sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
lực không thể thay đổi được và bất cứ khi nào có thể đều nên thay thế bằng
các nguồn lực có thể tái sử dụng ở địa phương cho các nguồn lực nhập từ bên
ngoài vào.
- Hiệu quả về kinh tế cả về ngắn và dài hạn;
- Năng suất sản xuất: duy trì và cải thiện năng suất sản xuất của các
nguồn lực cơ bản hơn là phá hủy nó hay làm giảm giá trị của nó;
- Môi trường lành mạnh: làm giảm thiểu tới mức ít nhất có thể các tác
động xấu của trang trại và các vùng lân cận của trang trại;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Xã hội ổn định, vững chắc: các hệ thống hợp lý cho chủ trang trại/hộ
chăn nuôi, kinh tế nông thôn, cơ sở hạ tầng và cộng đồng bền vững và hỗ trợ,
kết hợp với xã hội một cách tổng thể.
2.1.1.2 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù của kinh tế học phản ảnh về mặt chất lượng
của các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh,
do xã hội chịu sự chi phối bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong khi đó nhu
cầu của xã hội tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nên trong quá trình
sản xuất kinh doanh phải tiết kiệm nguồn lực, chi phí, đồng thời phải thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Quan niệm thứ nhất: Hiệu quả được đo bằng thước đo hiệu số giữa kết quả

đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H = Q - C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế; Q là kết quả sản xuất; C là chi phí bỏ ra trong
quá trình sản xuất.
Quan niệm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó của một quá trình sản xuất.
H = Q / C
Quan niệm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa phần kết quả tăng thêm
với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm.
HCB= ∆Q / ∆C
Trong đó: HCB là hiệu quả kinh tế cận biên; ∆Q là phần tăng thêm của kết quả
sản xuất; ∆C là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi bò thịt
2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật
Chăn nuôi bò thịt có những đặc thù riêng, sản phẩm của chăn nuôi bò là rất đa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

dạng, các cơ sở chăn nuôi bò với đa mục đích như chăn nuôi để lấy sức kéo, khi
bò loại thải thì bán thịt, chăn nuôi bò thịt kết hợp chăn nuôi bò sinh sản, khi bê đẻ
ra giữ lại nuôi kiêm dụng vừa để lấy thịt, vừa để lấy sức kéo.
Bò là động vật ăn cỏ nên không một loại thức ăn nào có thề thay thế hoàn toàn
được cho cỏ. Lượng cỏ mà bò ăn trong ngày đạt từ 10 - 20kg/con. Nếu bò ăn
chưa đủ ta có thể bổ sung cỏ cắt đã được phơi 1 - 2 nắng đề tăng lương chất
thô ăn vào hoặc các loại thức ăn thô xanh khác như rơm, thân lá ngô, mía…
Rơm là loại thức ăn phổ biến, kinh tế, tuy nhiên để tăng hiệu quả sử dụng,
tung độ tiêu hoá, rơm cần được xử lý trước khi cho bò ăn bằng cách ủ với urê.
Cần phải cân đối và chủ động được nguồn thức ăn thô xanh không thể thay thế
này thong qua việc tính toán diện tích bãi chăn, diện tích và năng suất các loại

phụ phẩm nông nghiệp từ đó cân đối với nhu cầu của bò để tính toán được số
lượng nuôi. Đặc biệt, cần chú ý đến tính mùa vụ trong nông nghiệp để đảm
bảo đủ nguồn thức ăn thô xanh cho bò.
Do chất lượng thức ăn thô xanh không thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu dinh
dưỡng của bò thịt, do vậy cần phải bổ sung thức ăn tinh trong giai đoạn bò
mang thai, nuôi con nhất là trong giai đoạn vỗ béo.
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan
hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, vì muốn có đàn bê nuôi thịt phải có đàn bò cái
sinh sản có tỷ lệ đẻ cao, nuôi con tốt, có nhiều bê đưa vào nuôi thịt thì hiệu suất
sản xuất thịt của một bò cái sinh sản mới cao. Tất cả những bò già, ốm yếu đẻ ít
nên loại khỏi đàn. Đực giống có vai trò quyết định trong phát triển tăng đầu con,
nếu cần được nuôi dưỡng tốt (ngoài cỏ tươi, mỗi ngày mỗi đực giống ăn 4 - 6kg
thức ăn tinh hoặc cám) và sử dụng hợp lý. Đực giống trưởng thành một ngày
cho phối giống 2 - 3 lần với thời gian nghỉ 1 - 2 ngày. Đực giống to cho phối 1 -
2 lần trong ngày với khoảng cách 2 ngày. Sau mỗi lần phối giống phải cho bò
ăn bồi dưỡng thêm thức ăn tinh. Mỗi đực giống dùng phối giống không quá 40 -
50 con bò cái sinh sản trong một mùa phối giống. Nuôi bò sinh sản cho sữa hay
nuôi bò sinh sản lấy thịt, muốn có năng suất sữa và thịt cao, bò mẹ phải được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

phối giống có chữa sau khi đẻ 2 - 3 tháng. Nuôi bò mẹ trong thời kỳ có chữa:
Sinh trưởng của bê sau cai sữa phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm
sóc bò mẹ lúc có chữa. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho bò cái được xây dựng
dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì, nuôi thai, tiết sữa và khả năng
cung cấp thức ăn hiện có của từng vùng.
Nuôi dưỡng bê con là một trong những công việc dễ làm tốt vì bê con bú mẹ
trực tiếp. Khi bê con bú mẹ trực tiếp thì việc nuôi bê trở nên đơn giản hơn
nhiều, chính vì đơn giản nên nó cũng là một công việc ít được quan tâm.

Nhiều bê con bị chết trong tuần đầu mới sinh có nguyên nhân không được
chăm sóc tốt. Sức khỏe của bê là điều cần phải hết sức quan tâm. Khi nuôi
dưỡng không đúng, bê thiếu chất dinh dưỡng sẽ có biểu hiện: lông thô nhám
không bóng mượt, thay đổi màu sắc và độ sáng của lông, rụng lông, các khớp
xương phình to hơn bình thường. Chuồng trại sạch sẽ, không khí trong lành và
đủ nước sạch lúc nào cũng là yêu cầu thiết yếu để bê có sức khỏe tốt. Để có
một con bê lớn nhanh, khỏe mạnh cần nuôi dưỡng tốt ngay khi bò mẹ có thai
và vệ sinh tốt khi bò mẹ sanh bê. Bê sinh ra phải được bú sữa đầu sớm và đầy
đủ thức ăn thô chất lượng tốt, thức ăn tinh, khoáng và vitamin. Chuồng trại
luôn khô ráo và sạch sẽ. Bê lai giữa bò Vàng ta với bò đực Sind nếu nuôi
dưỡng tốt thì sau 5 tháng tuổi đạt trên dưới 90kg.
Những bê cái và bê đực không giữ làm giống, muốn bán thịt thì cần áp dụng
kỹ thuật vỗ béo. Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng: phương pháp vỗ béo
ngắn và phương pháp vỗ béo dài. Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18
tháng tuổi hoặc bò sinh sản già loại thải. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 80-
90 ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao, nuôi nhốt. Vỗ béo dài ngày áp
dụng cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài cả 6 tháng,
chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh thấp
hơn so với phương pháp vỗ béo ngắn ngày nuôi nhốt. Mục đích vỗ béo là rút
ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm
nâng cao số lượng và chất lượng thịt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế
Ngành chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam chưa phát triểntheo đúng nghĩa của nó.
Trong thực tế, phần lớn bò được chăn nuôi ở các nông hộ, ở đây nguời nông
dân thường chăn nuôi bò với đa mục đích, vừa nuôi bò sinh sản, kết hợp với
cày kéo và nuôi bò lấy thịt.

Chăn nuôi bò thịt còn manh mún, nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu tại các hộ nông dân.
Phương thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, diện tích đồng cỏ cho chăn thả
rất ít vì đa số đất đã sử dụng cho việc trồng các cây lương thực và cây công
nghiệp. Đa số nông dân vẫn còn chăn nuôi bò thịt theo phương thức chăn
dắt/bán chăn dắt để tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, các loại phế phụ phẩm nông
nghiệp để tận dụng lao động gia đình theo kiểu “lấy công làm lãi”. Chăn nuôi
bò thịt có chu kỳ sản xuất khá dài nhưng hầu hết các hộ nông dân đều rất ít có
sự ghi chép để hạch toán kết quả chăn nuôi. Chính sự kết hợp nhiều mục đích
trong chăn nuôi bò và thiếu thông tin ghi chép đã làm cho việc hạch toán kinh tế
và tính toán hiệu quả thêm phần phức tạp và khó khăn hơn.
Do phương thức chăn nuôi chăn dắt, dựa vào các khu có cỏ tự nhiên hoặc tận
dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp ăn xanh, nên chi phí chăn nuôi bò thịt
của nước ta tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu tính cả chi phí lao động chăn dắt
thì giá thành sẽ cao, vì quy mô đàn thấp, dẫn đến năng suất lao động cũng rất
thấp. Chăn nuôi theo quy mô nhỏ, đa mục đích, thường lấy công làm lãi. Do
vậy chỉ tiêu lợi nhuận không mang nhiều ý nghĩa như các chỉ tiêu đánh giá kết
quả sản xuất.
Nếu xét trên khía cạnh về phương thức nuôi dưỡng, thì hiện nay đang tồn tại
các phương thức chăn nuôi như sau:
(i) Nuôi chăn thả là chủ yếu, kết hợp với bổ sung thức ăn. Bò được
chăn thả chủ yếu ngoài đồng, bãi chăn thả tự nhiên. Sau khi chăn thả bò được
bổ sung thức ăn thêm một lượng cỏ xanh hoặc rơm khô tại chuồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

(ii) Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: Phương thức này được áp
dụng chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng ven đê.
(iii) Nuôi nhốt hoàn toàn, thường trong giai đoạn vỗ béo bò.
Nếu xét trên khía cạnh về quá trình chăn nuôi thì chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

có thể chia thành 3 loại hình chăn nuôi:
(i) Bò cái sinh sản-bê con:
(ii) Bê con-bò thịt:
(iii) Bò cái sinh sản-bê con-bò thịt:
2.1.2.3 Vai trò của chăn nuôi bò thịt


Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Các sản phẩm từ chăn nuôi như: thịt, trứng sữa là sản phẩm có hàm lượng
protein cao, nó rất cần cho đời sống con ngời, giúp tăng thể lực, tăng sức làm
việc của con người. Thịt bò là một loại thực phẩm quan trọng, Theo Cục Chăn
nuôi (2013) sản lượng thịt bò của Việt Nam năm 2013 đạt 393.000 tấn, chiếm
4,5% tổng sản lượng các loại thịt tiêu thụ ở nước ta.

Cung cấp phân bón và tận dụng sức kéo cho ngành trồng trọt
Với nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa như hiện nay,
việc tận dụng sức kéo từ bò thịt có xu hướng giảm dần, tuy nhiên phân bón
cung cấp cho ngành trồng trọt vẫn có một vai trò quan trọng, đặc biệt là cho
các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su.

Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và thủ công mỹ nghệ
Chăn nuôi bò thịt ngoài cung cấp thịt cho xã hội còn cung cấp các sản phẩm
phụ khác như da, xương, sừng là nguyên liệu để chế tác các món đồ thủ công
mỹ nghệ.

Chăn nuôi bò thịt giúp tối ưu hóa các điều kiện tự nhiên, đa dạng hóa
sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13



Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trọng công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt
ở các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển. Hoàng Mạnh Quân (2001) chỉ ra rằng
chăn nuôi là một trong những nghành mang lại thu nhập chủ yếu cho nông hộ.
Đặc biệt trong các vùng nghèo và khó khăn, chăn nuôi là một nguồn thu rất quan
trọng của nông hộ. Như vậy, phát triển chăn nuôi đóng góp một phần không nhỏ
trong phát triển nguồn thu cho nông thôn và giảm nghèo cho nông hộ bởi vì tỷ lệ
người nghèo sống ở vùng nông thôn rất cao (VDR, 2003). Cụ thể như trong
nghiên cứu về chăn nuôi bò tại Quảng Ngãi, là một trong những tỉnh phát triển
chăn nuôi bò của cả nước, có thu nhập từ chăn nuôi bò chiếm 21% tổng thu nhập
từ nông nghiệp (UBND Quảng Ngãi, 2007; trích dẫn từ Lê Đức Ngoan và Đặng
Thanh Giang, 2008). Còn trong các hộ chăn nuôi bò thâm canh thì thu nhập từ
chăn nuôi bò thịt chiếm tới 70% thu nhập từ nông nghiệp (RUDEP, 2005, trích
dẫn từ Lê Đức Ngoan và Đặng Thanh Giang, 2008).
2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt
Phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất
lượng đàn bò thịt, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn bò, cơ cấu giá trị sản
phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững.
Vì vậy, nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt phải thực hiện phân tích đánh
giá đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung
chủ yếu là:

Gia tăng quy mô sản lượng chăn nuôi bò thịt
Quy mô của ngành chăn nuôi bò thịt thể hiện qua quy mô đàn bò: số lượng
đàn bò. Quy mô chăn nuôi bò thịt còn được phản ánh bằng
tổng sản lượng thịt
bò mà ngành sản xuất này tạo ra trong một thời
gian nhất định thường là tổng

trọng lượng bò thịt xuất chuồng trong kỳ.

Nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt
Những giống bò có năng suất thịt cao vừa bảo đảm hiệu quả cho
người chăn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

nuôi, đáp ứng nhu cầu thịt bò của thị trường ngày càng
cao vừa làm tăng
nhanh sản lượng thịt bò tạo ra sự phát triển của
ngành. Năng suất cao còn
quyết định tới thu nhập và khả năng tái sản xuất mở rộng ngành sản xuất này.
Chất lượng thịt phụ thuộc vào giống và điều kiện chăn nuôi.Thịt bò không chỉ
đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng và còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt
khe về kỹ thuật khác.

Đảm bảo cơ cấu đàn bò phù hợp với tái sản xuất đàn.
Nếu trong trang trại vừa nuôi bò mẹ vừa nuôi bê thịt thì cơ cấu đàn ít nhất phải có
trên 40% bò cái sinh sản và 10 - 12% bò cái hậu bị. Nếu bê sinh ra nuôi đến 6
tháng hoặc 7 - 8 tháng tuổi, bán giống hoặc chuyển qua nơi khác nuôi thịt, thì
trong cơ cấu đàn phải có 55 - 60% bò cái sinh sản và 12 - 15% bò cái hậu bị.

Gia tăng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của người chăn nuôi
và các tác nhân khác trong ngành hàng.
Huy động thêm các nguồn lực để tăng quy mô sản xuất ngành
chăn nuôi này
như đầu tư tăng thêm số lượng đàn bò, mở rộng diện tích đồng cỏ để tăng
lượng thức ăn…và nâng cao hiệu quả sử dụng

các nguồn lực trong nông
nghiệp chẳng hạn đầu tư cải tạo giống cho đàn bò, thâm canh trồng cỏ trên
một đơn vị diện tích, nâng cao trình
độ kỹ thuật cho người chăn nuôi hay áp
dụng quy trình công nghệ
quản lý đàn bò. Có rất nhiều tác nhân tiềm năng có
thể nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt ở các vùng miền
trong cả nước. Đinh Xuân Tùng và cs (2008) đã tìm ra việc áp dụng trồng cỏ
trong các hộ chăn nuôi có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi bò thịt. Ở tất cả các vùng nghiên cứu, nhóm hộ có hiệu quả chăn nuôi cao
là hộ đang áp dụng hệ thống chăn nuôi bò – trồng cỏ. Hiệu quả kỹ thuật của
các cơ sở chăn nuôi ở các vùng sinh thái nhìn chung còn thấp. Điều này cho
thấy tiềm năng tăng sản lượng sản phẩm đầu ra còn rất lớn trong điều kiện các
mức vật tư đầu vào hiện tại. Phát huy liên kết trong chăn nuôi, tiêu thụ, giết
mổ, chế biến… để nâng cao hiệu quả ngành hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15


Nâng cao kết quả kinh doanh và thu nhập của người chăn nuôi
Ngành chăn nuôi bò thịt thực sự phát triển khi nó bảo đảm cho
người chăn
nuôi có thu nhập và tích lũy từ chăn nuôi. Chăn nuôi bò
thịt phải bảo đảm tạo
ra việc làm và tăng thêm thu nhập của những
người tham gia chăn nuôi.

Hài hòa với phát triển chung của sản xuất nông nghiệp
Phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất

nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ
sinh môi trường sống cho con người. Phát triển chăn nuôi bò thịt, không chỉ
chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải
chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ
tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt
Theo Trần Trọng Thêm và cs (2007), chăn nuôi bò thịt chịu tác động chính bởi
các yếu tố:
2.1.4.1 Nhóm các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, đất, nguồn nước, địa hình… có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt, cụ thể:
Tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò thịt: Bò thịt là loài động vật có
hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó các yếu tố thời tiết,
khí hậu có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của đàn bò thịt.
Ngoài ra, khí hậu, thời tiết góp phần vào sự hình thành và phát triển của một số
loại bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như
dịch tả, tụ huyết trùng ở gia súc nói chung, bò thịt nói riêng.
Tác động gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển bò thịt thông qua thức ăn: Thức
ăn chính của bò thịt là các loại cỏ tự nhiên và một số loại thảo mộc. Những
loại cỏcây này có quy luật sinh trýởng và phát triển riêng liên quan chặt chẽ
tới thời tiết, khí hậu, ðất ðai của vùng, thông thýờng chúng sinh trýởng vào

×