Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Những lợi thế của du lịch Hà Nội với các tỉnh khác trong vùng du lịch Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.96 KB, 25 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

LỜI MỞ ĐẦU

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội có diện tích
3.324,92 km², dân số 6,472 triệu người (2009), khoảng cách dài nhất từ phía
bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km.
Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m(huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất
thuộc xã Gia Thụy(huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm
hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ
lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học và đầu mối giao thơng quan trọng của
cả nước.
Trong những năm qua, nền kinh tế Thủ đô Hà Nội cùng cả nước đạt
được nhiều chuyển biến tích cực. Với chính sách mở cửa, tăng cường hội
nhập nền kinh tế quốc gia vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế, các hoạt
động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, ngành du
lịch đã phát triển rất nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cả
nước nói chung cũng như Hà Nội nói riêng.
Cho đến nay, Hà Nội có trên 300 di tích được cơng nhận di tích lịch
sử văn hố (trong khoảng 2000 di tích trên địa bàn), đứng đầu cả nước về số
di tích được xếp hạng, mật độ trung bình 2 di tích/km2. Nhiều loại di tích có
ý nghĩa lịch sử gắn liền với q trình dựng nước và giữ nước (thành Cổ Loa
với sự tích An Dương Vương, khu di tích Sóc Sơn gắn với truyền thuyết
chống giặc Ân của Phù Đổng Thiên Vương, khu di tích về cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh...), Hà Nội vẫn cịn lưu giữ nhiều cơng
trình kiến trúc cổ, gồm hơn 600 ngơi chùa và khu phố cổ. Bên cạnh các cơng
trình kiến trúc cổ cịn có nhiều cơng trình mới được xây dựng như Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh, cung Văn hố Hữu Nghị... cùng hệ thống các viện bảo
tàng và nhà hát phong phú, đa dạng (bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Hà
Nội, bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách Mạng...). Tiềm năng du lịch Hà Nội


còn thể hiện ở các hoạt động văn hoá - văn nghệ dân gian, nghệ thuật múa
rối nước là loại hình sân khấu dân tộc độc đáo hấp dẫn khách du lịch nước
ngồi muốn tìm hiểu nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam, các lễ hội
truyền thống (hội Lệ Mật, hội Triều Khúc...), các làng nghề truyền thống
(đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng, Cốm Vòng....), ẩm thực Hà Nội được
du khách trong nước và thế giới đánh giá cao (phở bò, chả cá Lã Vọng, bánh
cuốn Thanh Trì, giị chả,...)
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Hà Nội đặc biệt với “mùa thu vàng” đã làm rung động biết bao tâm
hồn thi sĩ... Hà Nội còn được gọi là thành phố “xanh” với các hàng cây thuốc
nhiều loại khác nhau như xà cừ, bàng, sấu, phượng, hoa sữa... trải khắp phố
phường xanh cả bốn mùa. Trên 300 vườn hoa, công viên và thảm cỏ cùng hệ
thống tượng đài, các bể phun nước càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Thủ đơ.
Nói đến Hà Nội khơng thể nói đến vẻ đẹp của hệ thống sơng hồ. Dịng sơng
Hồng như dải lụa vắt ngang thành phố, hai bên bờ sơng có biết bao di tích
mà du khách có thể ghé thăm nếu đi du lịch bằng đường thuỷ. Những hồ đẹp
và tiêu biểu của Hà Nội là Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Thuyền Quang, Hồ
Trúc Bạch gắn với huyền thoại thiêng liêng giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, xung quanh Hà Nội trong bán kính 100 cây số có nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp như rừng Cúc Phương, động Hương Tích, núi Tam
Đảo, đền Hùng, Hoa Lư... Những điểm du lịch này kết hợp với Hà Nội thành
vùng du lịch hấp dẫn và Hà Nội trở thành một đầu mối cho tồn vùng. Có
thể nói, một quần thể du lịch phụ cận bao quanh thủ đô cấu thành một Hà
Nội phong phú, đa dạng về tiềm năng du lịch, xứng đáng là một trung tâm
du lịch lớn của cả nước. Hà Nội có nhiều danh thắng nổi tiếng, nhiều đặc sản
và hàng thủ công mỹ nghệ với bản sắc riêng. Người Tràng An nổi tiếng

duyên dáng và thanh lịch. Với tiềm năng ấy, cộng với một nền văn hố đậm
đà chất Á Đơng, du lịch Hà Nội chắc chắn hấp dẫn khách trong nước và
quốc tế.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là nơi hội tụ
của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ và đường hàng không. Hệ thống
giao thông này là cầu nối Thủ đô với các tỉnh trong nước và thế giới. Mạng
lưới đường sắt góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
Thủ đô.
Như vậy Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du
lịch. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài tiểu luận: “Những lợi thế
của du lịch Hà Nội với các tỉnh khác trong vùng du lịch Bắc Bộ”. Tiểu luận
của em gồm có những phần chính như sau:
1-Vị trí địa lý
2- Vị thế trung tâm chính trị- kinh tế- xã hội- văn hóa của đất nước
3- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật- xã hội
4- Thăng Long 1000 năm văn hiến
5- Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
6- Nguồn nhân lực
Với tầm kiến thức hạn hẹp, bài viết của em chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót, em rất mong những ý kiến đóng góp và phê bình của cơ giáo. Em xin
chân thành cảm ơn cô.
2


Website: Email : Tel : 0918.775.368

1-Vị trí địa lý của Hà Nội:
Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Hà Nội
có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam,

Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa
Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào
tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ
sơng Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ
phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm
ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác. Phần
diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ
Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462
m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gị
đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…

3


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng và lạnh,
giữa hai mùa đó lại có hai thời kì chuyển tiếp nên Hà Nội vẫn được biết đến
với đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân với mưa xuân lất phất bay đã
trở thành một thứ đặc trưng của khí hậu miền Bắc; mùa hạ với những ngày
nóng nực, những trận mưa rào ào ào như thác đổ; mùa thu đẹp một cách dịu
dàng nên thơ; đông của Hà thành se sắt với từng cơn gió bấc cứ lần lượt tràn
về… Tất cả đã làm nên một Hà Nội thật đặc biệt, bốn mùa cứ kế tiếp nhau
thay đổi, mùa nào cũng có cái hay cái đẹp riêng đã làm cho mảnh đất này
thêm hấp dẫn với những nét rất riêng, rất Hà Nội.
Thăng Long – Hà Nội đã sẵn mang trong mình vị thế của một đế đơ.

Từ xưa, đất Cổ Loa đã có địa thế thuận lợi cho một kinh kỳ, và trở thành
kinh đô của nước Âu Lạc. Trải qua các chặng đường lịch sử, mảnh đất này
lại trở thành Thành Đại La - Tống Bình – nơi đặt đô hộ phủ của bọn phong
kiến xâm lược phương Bắc. Năm 1010, Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra
Thăng Long bởi biết được địa thế của mảnh đất này. Trong “Thiên đô
chiếu”, Lý Thái Tổ đã khẳng định: “Huống chi Thành Đại La là kinh đô cũ
của Cao Vương, ở vào khu vực trung tâm của trời đất, có hình thế như rồng
phục, hổ chầu, đúng các vị trí của bốn phương Đơng, Tây, Nam, Bắc; trước
mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của núi sông. Đất ấy rộng rãi mà bằng
phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm ẩm thấp,
muôn vật cực kỳ phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là chỗ đất danh thắng,
thật là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất
đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời.”
Tiêu biểu cho mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là hình tượng “núi
Nùng – sơng Nhị”. Nó khơng chỉ là hình ảnh đi vào thơ ca văn học cổ mà đã
trở thành địa thế của mảnh đất đô hội này. Núi Nùng, hay còn gọi là núi
Long Đỗ, có nghĩa là Rốn Rồng (vì tương truyền ở giữa núi có một lỗ thơng
thiên, nối Trời Đất với Thiên Tử).Lý Thái Tổ đã dựng chính điện trên núi,
đời Lê cũng đã xây dựng điện Kính Thiên ở nơi này. Nhị Hà – sơng Cái –
dịng sơng mẹ là mạch nguồn ni dưỡng cả đại vùng văn hố Bắc Bộ nói
chung và tiểu vùng văn hố Thăng Long – Hà Nội nói riêng. Dịng chảy uốn
mình quanh mảnh đất này như chiếc thắt lưng điều thắt đáy lưng ong Hà
Nội. Có lẽ vì thế mà Thăng Long đã đựoc đổi tên thành Hà Nội, mảnh đất
nằm bên trong sông. Cũng từ dịng sơng Cái – sơng Hồng, với kết quả của sự
đổi dòng theo năm tháng đã để lại cho Thăng Long - Hà Nội nhiều danh
4


Website: Email : Tel : 0918.775.368


thắng: một Hồ Tây thơ mộng rộng mênh mông như hút hồn người ta vào
một khoảng khơng gian tĩnh lặng thanh khiết thốt tục với hương sen Tây
hồ; một hồ Gươm như lẵng hoa đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, là một sinh thể gắn
bó lâu đời với con người nơi đây, chứng kiến sự thay đổi của mảnh đất này;
nó như một con mắt biếc của người Hà Nội để người khác nhìn sâu vào đáy
mắt ấy hiểu được tâm hồn của con người Hà Nội, để người Hà Nội nhìn vào
đó và hiểu rõ lịng mình hơn…

Quanh mảnh đất Hà Nội cịn có rất nhiều những dãy núi con sơng,
khơng chỉ tạo thế phong thuỷ mà còn làm cho Hà Nội thêm đẹp, hiền hồ, và
phục vụ có hiệu quả cho đời sống sinh hoạt nông nghiệp, buôn bán của
những con người nơi đây: núi Khán, sông Tô, núi Phục Tượng, sơng Kim
Ngưu…

2-Vị thế trung tâm chính trị- kinh tế- xã hội- văn hóa của đất nước:
2.1-Chính trị:

Đầu thế kỷ XI, tiếp sau các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà Lý được
thành lập, các vua triều Lý đã tăng cường củng cố chế độ trung ương tập
quyền,phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc. Bô ̣
máy chính quyề n nhà nước đươ ̣c xây dựng từ trung ương đế n điạ phương.
Mùa Xuân năm 1010, vua Lý Công Uẩn về quê ở Châu Cổ Pháp, qua
thành Đại La, Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, “không đủ làm
chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác”, lúc quay về, Vua đã ban
5


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chiếu dời đô, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Mở đầu Bản Chiếu viết

“Ngày xưa nhà Thương đến Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu đến
thành vương là ba lần dời đô, há phải là các vua đời tam đại ấy theo ý
riêng mà tự dời đô bậy đâu, là vì mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế
cho con cháu ức mn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo lịng dân,
nếu có chỗ tiện thì dời đổi. Bởi thế ngôi truyền dài lâu, phong tục giàu
thịnh”. Như vậy, “kính mệnh trời” có nghĩa việc dời đơ là việc làm tất
yếu, là để tìm nơi trung tâm mà mưu nghiệp lớn, khơng riêng tư mà vì
việc chung, vì tương lai của đất nước được dài lâu, được bền vững và
hưng thịnh muôn đời. Bản Chiếu cũng khẳng định ưu thế về phong
thủy, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi của thành Đại La so với
cả nước, Đại La “ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở
giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện hình thế núi sơng sau trước, đất
rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập
lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là
nơi hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đơ của
kinh sư mn đời”.
Rõ ràng, với cách nói, phân tích và lập luận trong Bản Chiếu đã
thể hiện trí tuệ sắc sảo và tầm nhìn xa trơng rộng của bậc Đế vương với
tinh thần thuận theo lòng dân, thuận theo mệnh trời. Kết thúc bài Chiếu
là câu hỏi “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà đóng đơ, các khanh nghĩ thế
nào?”. Câu hỏi đã thể hiện việc nhà vua có ý bàn với quần thần, lấy ý
kiến của quần thần, như một sự khẳng định lại suy nghĩ lập luận của
vua. Sau khi nghe bản Chiếu và với câu hỏi ấy, bầy tơi đều nói “Bệ hạ
vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, để trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh
vượng, dưới cho nhân dân được giàu của, nhiều người, việc lợi như
thế, ai dám không theo”.
Trong khi dời đơ, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đã
đổi tên thành Đại La thành thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay).
Việc ban Chiếu dời đơ và q trình dời đơ và đổi tên kinh đơ của Vua
Lý Cơng Uẩn là việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố vị thế của

một quốc gia độc lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của
Thăng Long. Thăng Long được xây dựng trở thành Trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa của cả nước.
Kinh tế Thăng Long phát triển. Nông nghiệp được Nhà nước quan
tâm, khuyến khích tạo điều kiện phát triển: năm 1038, vua Lý Thái Tông sau
khi tế thần nơng đã cầm cày cày ruộng; có lệnh để bảo vệ trâu bò, tổ chức
6


Website: Email : Tel : 0918.775.368

việc trị thủy, đắp đê phòng lũ lụt (tiêu biểu năm 1108 đắp đê Cơ Xá sông
Hồng). Các nghề thủ công như tô tượng, đúc chuông, ươm tơ, dệt lụa, gốm
sứ phát triển, vua cịn dạy cung nữ dệt được gấm vóc..., hoạt động giao lưu
buôn bán các mặt hàng thủ công diễn ra mạnh mẽ trên đất Thăng Long.
Thăng Long còn là trung tâm văn hóa của nhà nước phong kiến Đại
Việt với những cơng trình kiến trúc cung điện, thành qch và tiêu biểu là
các cơng trình kiến trúc văn hóa Phật Giáo, Nho giáo như: chùa Diên Hựu
(chùa Một Cột) được dựng năm 1049, bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên (Tháp
Bảo Thiên) được xây năm 1057, Văn Miếu dựng năm 1070 …
Rõ ràng, sau khi dời đô từ Đại La về Thăng Long, từng bước Thăng
Long được xây dựng và trở thành “chỗ hội họp của bốn phương”. Sau nhà
Lý, có thể với những tên gọi khác nhau song Thăng Long vẫn là kinh đô của
nhiều triều đại phong kiến Việt Nam như Đông Đô (thời Trần), Đông Kinh
(Thời Lê)…
Năm 1831, sau khi chuyển kinh đô về Phú Xuân (Huế), vua Minh
Mạng đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội. Hà Nội trở thành một tỉnh của
nước ta. Thăng Long - Hà Nội khơng được coi là trung tâm chính trị nhưng
“do tồn tại lâu đời nên vẫn tiếp tục là đô thị lớn nhất Việt Nam”.
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử

dân tộc - Kỷ nguyên Độc lập tự do và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quảng trường Ba Đình - Hà Nội là nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là
nơi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là
nơi các thành viên Chính phủ Lâm Việt Nam DCCH ra mắt quốc dân đồng
bào, tỏ rõ ý định của Chính phủ chọn Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam
độc lập. Từ ngày 09.11.1946 khi Quốc hội khóa I thơng qua Hiến pháp năm
1946, Hà Nội chính thức là Thủ đơ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
“Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa nền đỏ, giữa có sao vàng năm
cánh. Quốc ca là bài “Tiến quân ca”. Thủ đô đặt ở Hà Nội”

7


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra mắt quốc dân
đồng bào sau ngày miền Bắc hồn tồn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày
01.10.1955.

Đến tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội
Việt Nam thống nhất đã quyết định lấy Hà Nội là thủ đơ nước Cộng hồ Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với khu hành chính Ba Đình, là nơi diễn ra và lưu giữ các sự kiện
chính trị, các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, các kỳ họp Quốc hội, các hoạt
động đối nội, đối ngoại… của đất nước, là nơi ra đời của những quyết sách
lịch sử quan trọng liên quan đến sự phát triển của đất nước như Lời kêu gọi
kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 17/7/1966 của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)) và đặc biệt
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(6/1991), Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992), các

văn bản pháp luật, Luật, Nghị định, Nghị quyết, Pháp lệnh, Sắc lệnh, Thông
tư và các văn bản quan trọng khác,… chứng tỏ Hà Nội là trung tâm chính trị
của cả nước.
2.2-Kinh tế:

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh
tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng
8


Website: Email : Tel : 0918.775.368

GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991-1995 đạt 12,52%, thời kỳ 19962000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà
Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt
Nam. Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc
gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng.
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có
những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành
công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nơng-lâm nghiệp và thủy sản
từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong
khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của
Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản
xuất cơng nghiệp, là cơ-kim khí, điện-điện tử, dệt-may-giày, chế biến thực
phẩm và cơng nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống
như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục
hồi và phát triển.
Năm 2009, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội tăng 6,7%, cao
hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (5,2%). Giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 9,43%. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng khách
du lịch đến Hà Nội tăng 15%, đạt 10,25 triệu lượt người, giá trị tăng thêm

ngành du lịch tăng 6,45%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 73.520
tỷ đồng, tăng 4,7% so với dự tốn Chính phủ giao và bằng 104,2% dự toán
HĐND thành phố giao. Vốn đầu tư xã hội trong năm 2009 đạt 128.400 tỷ
đồng, tăng 18,2%. Toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 130.000 lao
động, đạt 103% kế hoạch, có 20.130 hộ thốt nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối
năm giảm còn 7%...Tăng trưởng GDP Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng 6,67%,
cao hơn mức chung của cả nước và cao hơn so với nhiều địa phương.
Hầu hết lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Hà Nội đều giữ được mức
duy trì hoặc tăng trưởng khá, tạo đà cho tăng trưởng trong năm 2010 và
những năm tiếp theo. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 122009 tăng 11,3% so tháng trước. Tính chung, cả năm giá trị sản xuất cơng
nghiệp tăng 9,4% so năm 2008, trong đó kinh tế nhà nước tăng 6,1%, kinh tế
ngoài nhà nước tăng 11,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng 9,4%.
Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội
tăng 13,6% so với năm 2008, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 19,9%. Tổng
mức bán buôn hàng nhập khẩu, hàng cho sản xuất và bán cho các tỉnh phía
Bắc nhiều tháng đầu năm sụt giảm, chỉ phục hồi trong mấy tháng cuối năm
9


Website: Email : Tel : 0918.775.368

nên tỷ lệ tăng thấp so nhiều năm qua. Tổng mức bán lẻ, nhất là hàng tiêu
dùng thiết yếu vẫn có mức tăng khá trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó
khăn. Đặc biệt, chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa của thành phố đã
phát huy tác dụng giúp ích cho doanh nghiệp cũng như đơng đảo người tiêu
dùng.
Vốn đầu tư tồn xã hội trên địa bàn đạt 147.814 tỷ đồng, tăng 18,2%
so với năm 2008. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tăng 25,7%, vốn vay
tăng 15,2%, vốn đầu tư của DN nhà nước tăng 8,3%, vốn đầu tư của các tổ
chức DN ngoài nhà nước tăng 23,7%, vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,3%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm đạt 73.500 tỷ đồng, vượt 4,2% dự
toán năm, tăng 1,5% so năm 2008... Những con số trên cho thấy khả năng
huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển của Hà Nội vẫn khả quan
trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới.
Trong năm 2009, tuy chịu ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế,
nhưng đời sống nhân dân Hà Nội vẫn tương đối ổn định, tồn thành phố
khơng cịn hộ thiếu đói ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Theo kết quả điều
tra tại 128 địa bàn với 2.101 hộ thì tỷ lệ thất nghiệp của toàn thành phố năm
2009 là 3,24%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 2,7%.
2.3-Văn hóa:

2.3.1-Giáo dục:
Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở
thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuối thế
kỷ 19, Hà Nội ln là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc
thi thuộc hệ thống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung
vào bộ máy quan lại. Tuy vậy, về số lượng trạng nguyên, Hà Nội lại thấp
hơn những vùng đất truyền thống khác như Bắc Ninh, Hải Dương. Tới thời
Pháp thuộc, với vị trí là thủ đơ của Liên bang Đơng Dương, Hà Nội là một
trung tâm giáo dục của khu vực, nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và
giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đơng Dương, Trường Y
khoa Đông Dương là các trường mà sau này trở thành nền móng của giáo
dục đại học ở Việt Nam.
Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm
2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186
trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống
10


Website: Email : Tel : 0918.775.368


trường trung học phổ thơng, Hà Nội có 40 trường cơng lập, một vài trong số
đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học
Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu
Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập, thành phố cịn
có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba
trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là Trường THPT
thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường THPT
chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội và Trường THPT chuyên thuộc Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học
sinh phổ thông ưu tú khơng chỉ của Hà Nội mà cịn của tồn Việt Nam.
Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy
trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên
địa bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu
hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh
viên, Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trường đại học ở đây
như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những
trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam.

Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

11


Website: Email : Tel : 0918.775.368


2.3.2-Các địa điểm văn hóa, giải trí

Nhà hát Lớn Hà Nội

Theo con số giữa năm 2008, tồn thành phố Hà Nội có 17 rạp hát,
trong đó 12 rạp thuộc hai quận Hồn Kiếm và Hai Bà Trưng. Nhà hát Lớn
của thành phố, nằm tại số 1 phố Tràng Tiền, do người Pháp xây dựng và
hoàn thành vào năm 1911. Ngày nay, đây là nơi biểu diễn các loại hình nghệ
thuật cổ điển như opera, nhạc thính phịng, kịch nói, cũng là trung tâm của
các hội nghị, gặp gỡ. Nằm tại số 91 phố Trần Hưng Đạo, Cung Văn hóa Hữu
nghị Hà Nội cũng là một địa điểm biểu diễn quan trọng, nơi diễn ra các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thời trang, các cuộc thi hoa hậu... cùng các hoạt
động khoa học, hội thảo, hội nghị, triển lãm. Dành cho sân khấu kịch, thành
phố có Nhà hát Tuổi trẻ tại số 11 phố Ngơ Thì Nhậm với 650 chỗ ngồi, Nhà
hát Chng Vàng tại 72 Hàng Bạc với 250 ghế ngồi, Nhà hát Kịch Việt Nam
nằm trên con đường nhỏ sau lưng Nhà hát Lớn với 170 ghế. Các môn nghệ
thuật truyền thống của Việt Nam cũng có sân khấu riêng. Nhà hát Hồng Hà
tại 51 Đường Thành dành cho sân khấu tuồng. Nhà hát Cải lương Trung
ương nằm tại 164 Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng. Mơn nghệ thuật chèo cũng
có riêng Nhà hát Chèo Việt Nam ở khu Văn công Mai Dịch, huyện Từ Liêm,
và từ năm 2007 thêm một điểm biểu diễn ở Kim Mã, Giang Văn Minh. [100]
Rạp múa rối nước Thăng Long ở phố Đinh Tiên Hoàng, bờ hồ Hồn Kiếm,
thường được nhiều khách du lịch tìm đến.
Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam.
Một phần lớn trong số đó là các bảo tàng lịch sử, như Bảo tàng Lịch sử
Quân sự, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng
Cách mạng... Các lĩnh vực khác có thể kể tới Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Tổng cộng, Hà
Nội có hơn 10 bảo tàng, so với hệ thống gần 120 bảo tàng của Việt Nam.
12



Website: Email : Tel : 0918.775.368

Năm 2009, tại Hà Nội có 32 thư viện do địa phương quản lý với lượng sách
565 nghìn bản. Như vậy, số thư viện địa phương của Hà Nội hiện nay lớn
hơn Thành phố Hồ Chí Minh – 26 thư viện với 2.420 ngàn cuốn. Ngoài hệ
thống thư viện địa phương, tại Hà Nội còn phải kể tới các thư viện trong
trường đại học. Thư viện Quốc gia tọa lạc tại 31 phố Tràng Thi, với 800.752
đầu sách, 8.677 tựa báo, tạp chí, là thư viện lớn nhất và quan trọng nhất của
Việt Nam.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Trong hơn 10 rạp chiếu phim của Hà Nội, có 3 rạp được trang bị hiện
đại, đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế và thu hút khán giả là MegaStar, Trung
tâm chiếu phim quốc gia và cụm rạp Platinum Cineplex (The Garden - Mỹ
Đình). Nằm ở quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây là một địa điểm giải trí
hấp dẫn của thành phố. Cơng viên có diện tích 35.560 m², chia thành 5 khu
vui chơi được trang bị hiện đại với các đường trượt cao tốc, bể tạo sóng, bể
mát xa... Trong nội ô thành phố cũng có một vài công viên lớn như Công
viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Công viên Tuổi Trẻ. Hà Nội cịn là
thành phố có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Làng gốm Bát Tràng,
làng Lụa Vạn Phúc, Đồng Ngũ Xã... khơng chỉ đóng vai trị về kinh tế mà
cịn là những địa điểm văn hóa, du lịch.
Như vậy, từ kinh đô Thăng Long đến Thủ đô Hà Nội, trải qua 1000
năm với nhiề u biế n cố cùng với những trang sử vàng chói lo ̣i, Thăng Long Hà Nội vẫn luôn là “nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”, là Thủ đô trái tim yêu thương của cả nước. Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của đất nước, là thành phố “Vì hịa bình”, là “Thủ đô Anh
hùng”, của “lương tri và phẩm giá con người”

3- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội:

Là thành phố thủ đơ và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc,
bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt
Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy
và đường sắt. Giao thơng đường khơng, ngồi sân bay quốc tế Nội Bài cách
trung tâm Hà Nội khoảng 35 km, thành phố cịn có sân bay Gia Lâm ở phía
13


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm
1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của
trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm
tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung
Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên,
Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia
theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A
đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc
lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao
thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt
Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.

Đại lộ Thăng Long
Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đã được đầu
tư phát triển và đạt được một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp
ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của người
dân. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã được hồn thành như cải tạo
nâng cấp các tuyến đường quốc lộ hướng tâm, đại lộ Thăng Long- đại lộ dài
nhất Việt Nam, quốc lộ 32 (đoạn Cầu Giấy - Cầu Diễn), tuyến đường cao tốc

Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch- Trung Hoà), tuyến
đường Lê Văn Lương, đường Văn Cao,... Nhiều cơng trình giao thơng quan
trọng đang được đầu tư xây dựng như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường
Láng - Hoà Lạc, tuyến đường 5 kéo dài, tuyến đường La Thành - Thái Hà Láng; Hạ tầng kỹ thuật của nhiều khu đô thị mới được đầu tư: Linh Đàm,
Đại Kim - Định Công, Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu thể thao Mỹ Đình,...
Hệ thống vận tải hành khách công công bằng xe buýt bước đầu đã phát triển
và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Một số giải pháp quan trọng khác cũng đang được thực hiện, đó là
từng bước di chuyển các cơ quan hành chính, trường đại học, cao đẳng, dạy
nghề, bệnh viện lớn ra khỏi khu vực trung tâm. Quỹ đất này sẽ được dành
chủ yếu cho mục đích cơng cộng như làm vườn hoa, giao thông tĩnh; đẩy
mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT. Nhà trường thực
hiện chương trình giảng dạy văn hóa giao thơng ở các cấp học; tăng cường
kiểm tra, xử phạt vi phạm về trật tự ATGT...

14


Website: Email : Tel : 0918.775.368

4- Thăng Long 1000 năm văn hiến:
4.1-Văn hóa Thăng Long:
Năm 2010, Thăng Long- Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Hà Nội là vùng
đất địa linh nhân kiệt, nơi đâu cũng khắc ghi những dấu ấn của ngàn năm
văn hiến. Cũng chính từ nơi đây, tinh hoa của dân tộc được kết tinh, hội tụ
và lan tỏa, trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam.
Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại
của đất nước qua các thời kỳ lịch sử, cũng là nơi kết tụ các thành tựu văn
hóa của dân tộc. Các thế hệ nối tiếp nhau, những tài năng thuộc mọi lĩnh vực
từ mọi miền đất nước đều hội tụ về kinh đô – thủ đơ và chính mảnh đất địa

linh nhân kiệt “Rồng bay” này đã hun đúc, chắp cánh cho các tài năng nở
hoa kết trái.
Văn hoá Thăng Long là sự tiếp nối của những phẩm chất bất diệt của
con người Việt Nam đã được rèn đúc suốt bao nhiêu thế kỷ chiến đấu để tồn
tại và phát triển. Văn hoá Thăng Long không phải là sản phẩm riêng của
những con người sinh sống trên mảnh đất này. Nó là sự hội tụ chắt lọc và
nâng cao những tinh hoa của trí tuệ, của tâm hồn cả nước, và từ đây lan toả
ra mọi miền, trở thành di sản tinh thần và niềm tự hào chung của cả dân tộc.
Điều này có nghĩa là với vốn văn hố bản địa của nhóm cư dân sinh ra trên
mảnh đất Thăng long từ trước đây hàng ngàn năm luôn được bổ sung bởi các
giá trị văn hoá từ các vùng miền khác nha

Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn hoá Thăng Long phản ánh tinh hoa đời sống tinh thần của cả dân
tộc. Đặc điểm của nền văn hoá ấy được chiêm nghiệm qua hàng ngàn năm,
thể hiện ra từ cách tư duy đến cung cách sinh hoạt hàng ngày; từ sự bảo vệ
một cách kiên cường bản sắc văn hoá của dân tộc đến sự tiếp thu nhạy bén
và sáng tạo những tinh hoa văn hoá của nhân loại; từ sự phát minh khoa học
đến sáng tạo văn học nghệ thuật. Chính vì thế mà văn hoá Thăng Long đã
trở thành đỉnh cao của văn hoá dân tộc.

15


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Ở Thăng Long - Hà Nội đã sớm hình thành một cách có ý thức sự giao
thoa chặt chẽ giữa văn hoá dân gian và văn hố bác học. Thơng thường trong
xã hội trước đây, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học có sự mâu thuẫn,
đối kháng nhau vì văn hoá dân gian là văn hoá của những người dân lao

động bị áp bức cịn văn hố bác học là văn hố của giai cấp thống trị. Nhưng
điều đó khơng xảy ra ở vùng văn hoá Thăng Long. Điều này cũng dễ hiểu vì
suốt mấy trăm năm cường thịnh, giai cấp phong kiến Lý, Trần, Lê đã gánh
vác một nhiệm vụ lịch sử to lớn: lãnh đạo toàn dân tiến hành các cuộc chiến
tranh nhân dân chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách đồn kết dân tộc, khoan thư
sức dân, chính sách thân dân để huy động sức mạnh của tồn dân có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với cả dân tộc và các vương triều phong kiến. Văn
hoá dân gian đã trở thành mạch ngầm ni dưỡng dịng văn hố bác học.
Nhiều giá trị văn hố dân gian đã thấm sâu vào văn hóa bác học dưới nhiều
hình thức. Đồng thời thơng qua văn hoá bác học, văn hoá dân gian trở thành
các giá trị có ý nghĩa tồn dân tộc.
4.2-Hồng thành Thăng Long:
Hồng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh
thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam
đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý,
Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là cơng trình kiến trúc đồ
sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di
tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức
6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông
qua nghị quyết cơng nhận khu Trung tâm hồng thành Thăng Long - Hà Nội
là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này
được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế
kỷ; Tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các
tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Ủy ban di sản Thế giới (WHC) công nhận khu Trung tâm Hoàng
Thành Thăng Long là di sản văn hóa Thế giới dựa trên các tiêu chí sau. Thứ
nhất: những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lịng đất tại Khu

Trung tâm Hồng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá
16


Website: Email : Tel : 0918.775.368

trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ
bên ngồi, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị tồn cầu của văn minh nhân
loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mơ hình vương thành
phương Đơng, mơ hình kiến trúc qn sự phương Tây (thành Vauban), đến
từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo
của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu
thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong
tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc
và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời
kỳ lịch sử.

Di vật gốm sứ Hoàng thành Thăng Long
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy
nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng
trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay.
Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản
ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất
nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh
tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một
di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị,
văn hố như tại khu Trung tâm Hồng thành Thăng Long - Hà Nội.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét
về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của
một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế

giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục
hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngồi đơ hộ. Di sản đề
cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng
lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Bên cạnh bề dày truyền thống lịch sử đó, thủ đơ 1000 năm văn hiến
của chúng ta vẫn còn lưu giữ được những làng nghề, lễ hội và ẩm thực
truyền thống.
4.3-Làng nghề truyền thống:

17


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong
phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo
thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những
con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và khơng ít trong
số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau
khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, thành phố cịn có thêm nhiều làng
nghề danh tiếng khác. Theo con số cuối năm 2008, tồn Hà Nội có 1.264
làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam.
Nằm trong trung tâm khu phố cổ, Hàng Bạc trước đây là nơi tập trung
những người sinh sống bằng các nghề đúc bạc nén, kim hoàn và đổi tiền.
Những thợ kim hồn của Hàng Bạc có kỹ thuật tinh xảo, xuất thân từ ba làng
nghề làm đồ vàng bạc nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam: làng Châu Khê ở
tỉnh Hưng Yên, làng Định Công ở huyện Thanh Trì và làng Đồng Sâm thuộc
tỉnh Thái Bình. Thế kỷ 15, Lưu Xuân Tín, vị quan thượng thư bộ Lại vốn
người làng Châu Khê, được triều đình nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc

bạc nén tại kinh thành Thǎng Long. Nhờ vậy, những người thợ Châu Khê tới
Hà Nội và không chỉ làm bạc nén, họ làm cả nghề trang trí vàng bạc. Khi
nhà Nguyễn lấy Huế làm kinh đô, xưởng đúc bạc nén cũng chuyển tới kinh
thành mới, nhưng những người thợ Châu Khê vẫn ở lại Thăng Long và lập
nên con phố Hàng Bạc ngày nay. Vào thời kỳ thuộc địa, con phố Hàng Bạc
còn được mang tên Rue changeurs, có nghĩa phố Đổi Bạc. Dân cư ở đây
khơng chỉ sản xuất đồ kim hồn mà cịn buôn bán, đổi bạc nén lấy bạc vụn.
Ngày nay, nghề buôn bán vàng bạc xuất hiện ở nhiều con phố khác, nhưng
Hàng Bạc vẫn là nơi đông đúc bậc nhất.
Làng Bát Tràng nằm ở phía Nam thành phố, từ lâu đã nổi tiếng với
sản phẩm gốm mang tên chính ngơi làng này. Làng xuất hiện vào thế kỷ 14
khi những người dân làm gốm từ làng Bồ Bát, Ninh Bình và làng Ninh
Tràng, Thanh Hóa tụ họp về đây lập nên ngôi làng mới mang tên Bát Tràng.
Những người dân Bát Tràng trước kia ít sống với nghề gốm và nông nghiệp,
chủ yếu buôn bán cau khô, nước mắm. Nghề gốm ở đây chỉ thực sự phát
triển sau năm 1954, khi miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình.
Nhiều mẫu mã, các loại men truyền thống được những nghệ nhân của làng
phục hồi, sản phẩm gốm Bát Tràng nhanh chóng đạt được danh tiếng. Bát
Tràng hiện nay khơng chỉ là một làng nghề sản xuất thuần túy. Với nhiều
cơng trình tín ngưỡng, văn hóa cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng trở
thành một địa điểm du lịch thu hút của thành phố Hà Nội.

18


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Gốm Bát Tràng
Một làng nghề nổi tiếng khác của Hà Nội ngày nay là làng lụa Vạn
Phúc, vốn thuộc thành phố Hà Đông trước đây. Sản phẩm lụa của làng từ rất

lâu đã nổi tiếng với tên gọi lụa Hà Đông, từng được ca ngợi trong âm nhạc,
thi ca và điện ảnh. Tương truyền, bà tổ làng lụa Vạn Phúc vốn người Hàng
Châu, Trung Quốc, theo chồng chinh chiến rồi tới ở lại và truyền nghề dệt
cho làng. Theo một truyền thuyết khác, cách đây hơn 1200 năm, một cô gái
người Cao Bằng tên là A Lã Thị Nương đã đến làm dâu và mang nghề dệt
lụa tới làng. Trải qua thời gian, nghề lụa trở thành nghề truyền thống của
Vạn Phúc. Ngày nay, phần lớn các gia đình ở đây vẫn sống bằng nghệ dệt.
Bên cạnh các khung dệt cổ, nhiều gia đình sử dụng những khung dệt cơ khí
hiện đại. Các con phố Hàng Gai, Hàng Đào của Hà Nội là nơi tập trung
nhiều cửa hàng bán sản phẩm lụa Vạn Phúc.
4.5-Lễ hội truyền thống:
Thăng Long – Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của
miền Bắc Việt Nam, cùng với vùng đất tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Cũng
như các vùng đất khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ
chức nhiều nhất vào mùa xuân. Phần nhiều các lễ hội tưởng nhớ những nhân
vật lịch sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung,
An Dương Vương... Một vài lễ hội có tổ chức những trị chơi dân gian độc
đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ,
hội chạy cờ làng Đơ Thao, lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang.
Từ ngày 9 dến 12 tháng 1 âm lịch, lễ hội Triều Khúc được tổ chức tại
ngôi làng cùng tên, thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, nơi nổi tiếng với
nghề làm nón quai thao và may các đồ thờ như lọng, tàn, trướng, y mơn, tán
tía. Lễ hội được mở đầu bằng lễ rước long bào từ đình Sắc về đình Lớn. Khi
cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngồi sân đình các trị vui cũng được tổ
chức. Một trong những trị vui được nhiều người ưa thích nhất là trò đĩ đánh
bồng. Đĩ đánh bồng do hai nam thanh niên mặc trang phục nữ giới biểu diễn,
nhún nhảy và đánh chiếc trống Bồng đeo trước bụng. Nhiều trò vui khác như
múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu sẽ được tổ chức cho tới ngày 12, hội
kết thúc bằng lễ rã đám.
Một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ là lễ hội Thánh

Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, xuất phát từ một câu truyện truyền
thuyết về Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt
19


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Nam. Vào 9 tháng 4 âm lịch hàng năm, những người dân ở khắp nơi tụ hội
về đây tham dự, xem lễ hội làng. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên một
diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa
Kiến Sơ. Bắt đầu từ ngày 6, người dân làng tổ chức rước lễ rước cờ tới đền
Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng và ngày chính hội tổ chức hội trận, tái
hiện lại cảnh Thánh Gióng phá giặc Ân. Các ngày từ 10 đến 12 được tiếp nối
bằng các lễ rửa khí giới, rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng
là lễ khao qn, đến đêm có hát chèo. Ngồi lễ hội chính tại làng Phù Đổng,
một vài nơi khác cũng tổ chức hội Gióng như hội đền Sóc ở xã Xuân Đỉnh
huyện Từ Liêm, hội Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn, hội Phù Thánh Gióng ở làng
Chi Nam, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.
Trong nội ô thành phố, vào ngày 5 Tết Nguyên Đán, lễ hội Quang
Trung được tổ chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa. Địa điểm này từng
là nơi diễn ra trận đánh giữa nhà Tây Sơn và quân Thanh vào đêm 4 rạng
ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu, tức 1789. Lễ hội Quang Trung được tổ
chức với nhiều trị vui, trong đó tiết mục rước rồng lửa do thanh niên mặc
quần áo võ sinh thời cổ rước đi quanh sân lớn, cùng một đám võ sinh múa
cơn quyền tái hiện lại hình ảnh của q khứ.

Lễ hội chùa Hương
Ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, lễ hội chùa Hương tấp nập du
khách từ giữa tháng 1 tới tận tháng 3 âm lịch, nhưng đông nhất vào khoảng
từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2. Với cảnh núi non, sơng nước cùng

quần thể di tích chùa Hương, lễ hội là điểm đến của các tăng ni, phật tử,
những người hành hương và khách du lịch. Theo hành trình phổ biến, khách
chảy hội thường bắt đầu từ bến Đục, ngồi đò theo dòng suối Yến ghé lễ đền
Trình. Từ đó, họ tiếp tục đi qua cầu Hội, hang Sơn thủy hữu tình, núi Đồi
Chèo, núi Con Voi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà... rồi cập bến vào chùa Thiên
Trù. Từ đây, du khách bắt đầu hành trình đi bộ thăm chùa Tiên, chùa Giải
Oan, đền Cửa Võng và đến đệ nhất động Hương Tích. Vào những ngày
đơng, dịng người trẩy hội kéo dài khơng ngớt. Lễ hội chùa Hương là một
trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất Việt Nam.
4.6- Ẩm thực:
Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có
thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưng
20


Website: Email : Tel : 0918.775.368

ẩm thực thành phố cũng nó những nét riêng biệt. Cốm làng Vịng được
những người dân của ngôi làng cùng tên thuộc quận Cầu Giấy làm đặc trưng
bởi mùi thơm và màu sắc. Cốm làm từ giống nếp vàng gặt khi còn non, gói
trong những tàu lá sen màu ngọc thạch và được những người bán hàng rao
bán ngay từ sáng sớm. Tuy phổ biến nhất là cốm tươi, nhưng món ăn này
cịn được chế biến thành món chả cốm. Đây cũng là một món q được dùng
trong các dịp vui.
Thanh Trì, một vùng ngoại ơ khác, nổi tiếng với món bánh cuốn.
Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Những
phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng, đội trên đầu và đi rao khắp các
ngõ phố của Hà Nội. Bánh xếp trong thúng, từng lớp gối nhau trên những
tàu lá chuối. Khi ăn, bánh được bóc từng lớp rồi cuộn lại, bày trên những
chiếc đĩa. Món bánh cuốn Thanh Trì được ăn cùng với loại nước mắm pha

theo công thức đặc biệt của người Thanh Trì, đậu phụ rán nóng, chả quế.
Ngày nay, bánh cịn được ăn với thịt ba chỉ quay giòn.

Chả cá Lã Vọng
Một món ăn khác của Hà Nội, tuy xuất hiện chưa lâu nhưng đã nổi
tiếng, là chả cá Lã Vọng. Vào thời Pháp thuộc, gia đình họ Đồn phố Hàng
Sơn, ngày nay là phố Chả Cá, đã tạo nên một món ăn mà danh tiếng của nó
làm thay đổi cả tên con phố. Chả được làm từ thịt cá lăng – hoặc cá quả, cá
nheo nhưng sẽ kém ngon hơn – thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt
tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của
thực khách. Chả cá Lã Vọng phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún
rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ, chấm với mắm
tơm.

Phở bị Hà Nội
Phở là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng phở Hà Nội có những
cách chế biến đặc trưng riêng. Phở Hà Nội mang vị ngọt của xương bò, thịt
vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà khơng dai, màu nước phở trong, bánh phở
mỏng và mềm. Sau khi được trần qua nước nóng, bánh phở được dàn đều
trong bát, bên trên là những lát thịt mỏng cùng hành hoa, rau thơm.[118] Cùng
với thời gian, nhiều món phở mới xuất hiện với những cách chế biến khác
21


Website: Email : Tel : 0918.775.368

nhau, như phở xào, phở rán... Ở Hà Nội cịn có nhiều món ăn đặc trưng khác
như bún thang, bún chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, bánh
tôm Hồ Tây,…
Hà Nội 1000 năm văn hiến với bề dày truyến thống lịch sử, văn hóa

Diện mạo của Thăng Long – Hà Nội đã thay đổi theo thời gian nhưng cái ý
chí thì ngàn đời vẫn thế. Nó vẫn mang trong mình khí phách vĩnh cửu của cả
một dân tộc. Và dù thế nào đi chăng nữa, Thăng Long – Hà Nội vẫn là mảnh
đất hội tụ và toả sáng những tinh hoa văn hoá của dân tộc qua các thời đại.

5- Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch:
Theo thống kê đến tháng 10 năm 2010, Hà Nội hiện có 880 cơ sở lưu
trú với 17.000 phịng, trong đó có 213 khách sạn được xếp hạng với gần
10.000 phòng.H iệu suất thuê phòng các khách sạn 3–5 sao ở Hà Nội hiện
dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 9 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison,
Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel
Plaza, và InterContinental, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn
3 sao. Theo các dự án mới được cấp phép và chấp thuận đầu tư gần đây, đến
hết năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 2.000 phịng khách sạn cao cấp...
Bên cạnh đó Hà Nội có khoảng 200 cơng ty dịch vụ lữ hành với nhiều
chiến lược đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục
vụ. Như vậy với các cơ sở kinh doanh lưu trú và lữ hành, Hà Nội sẵn sàng
đón hang triệu lượt khách trong nước và quốc tế mỗi năm.

6- Nguồn nhân lực:
Nhân lực là một trong những nguồn vốn quý báu và quan trọng trong
đó nói riêng và cả nước nói chung, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hố
của cả nước, nguồn nhân lực của Thủ đơ có nhiều điểm mạnh và lợi thế so
với cả nước. Đồng thời Hà Nội cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số
Hà Nội là 6.472.200 người trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm hơn
22



Website: Email : Tel : 0918.775.368

50%. Số lao động tham gia trong lĩnh vực du lịch chiếm khoảng 2,5% tức là
khoảng 90 ngàn người. Mặc dù số lao động có chun mơn và kỹ năng cao
chưa cao nhưng hiện nay, để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch trong giai đoạn mới, ngành du lịch Hà Nội đã phối hợp các
ban, ngành liên quan triển khai thực hiện một số giải pháp. Trước mắt cần
hồn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn
nhân lực du lịch, bao gồm xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở
đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội
hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch,… Xây
dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ làm cơ sở cho
việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và
yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế; nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý,
kiện toàn và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý phát triển nguồn
nhân lực từ trung ương đến địa phương, trong đó chú ý cả năng lực của đội
ngũ quản lý và phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý.

KẾT LUẬN
Ngồi chức năng hành chính, chính trị, kinh tế và văn hố, Hà Nội cịn
là một trung tâm du lịch có sức hấp dẫn của cả nước. Du lịch là một trong
nhiều thế mạnh của Thủ đô. Hà Nội, thành phố với bề dầy lịch sử ngàn năm
23


Website: Email : Tel : 0918.775.368

văn hiến chứa đựng tiềm năng du lịch to lớn và vị trí Thủ đơ của Hà Nội có
ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ,

giữa vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ với kết cấu hạ tầng tương đối phát
triển, thành phố có nguồn tài nguyên du lịch tiềm tàng, đặc biệt là tài nguyên
văn hoá - lịch sử. Trải qua bao biến động thăng trầm Hà Nội lưu giữ được
nhiều di tích văn hố - lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch. Thăng
Long Hà Nội khơng chỉ có lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã
hội phát triển mà còn là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước với
bề dày lịch sử 1000 năm văn hiến. Bên cạnh đó đơng đảo các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú cùng nguồn nhân lực du lịch dồi dào. Tất
cả những điều trên là lợi thế của Hà Nội trong việc phát triển ngành du lịch,
góp phần phát triển kinh tế Hà Nội trong thời buổi hội nhập hiện nay để trở
thành một thành phố hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển, xứng đáng là trái tim của cả nước,
một điểm hẹn lý tưởng của bạn bè quốc tế trong quá trình hội nhập, một
thành phố vì Hịa bình.
Tài liệu tham khảo:
1. Địa lý du lịch- PGS Nguyến Minh Tuệ
2.



3.

/>
4.



5.

/>

6.

/>
7.

/>
8.

/>
24



×