Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Vấn đề quản lí làng xã huyện khoái châu, hưng yên qua hương ước cải lương thời pháp thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 110 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
NGUYN TH THOAN
vấn đề quản lý làng xã huyện khoái châu, hng yên
qua hơng ớc cải lơng thời pháp thuộc (1922 - 1942)
Chuyờn ngnh: Lch s Vit Nam
Mó s: 60 22 03 13
TểM TT LUN VN THC S KHOA HC LCH S

H Ni, 2014
1
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS. Nguyễn
Ngọc Cơ, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn tác
giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử
đặc biệt là Tổ bộ môn Lịch Sử Việt Nam, Phòng sau đại học trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình lựa chọn và hoàn thiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn


ủng hộ, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thoan
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
NXB : Nhà xuất bản
GS TS : Giáo sư Tiến sĩ
PTS : Phó tiến sĩ
TS : Tiến sĩ
Ths : Thạc sĩ
VHTT : Văn hóa thông tin
4
MỤC LỤC
5
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc, làng xã là một vấn đề lịch sử rất quan trọng cần
được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Việc nghiên cứu làng xã là một nhân tố
góp phần nghiên cứu toàn diện lịch sử dân tộc. Sự hình thành và phát triển
của làng xã là nét đặc thù trong lịch sử Việt Nam. Làng xã là một đơn vị hành
chính cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức quản lí đất nước. Trong bất cứ một
thời đại nào, chế độ nào, việc quản lí làng xã có vai trò rất quan trọng. Nó là
một trong những nhân tố quyết định đến sự ổn định, thống nhất quốc gia.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không chỉ gắn liền
với các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm mà còn gắn liền với quá trình
xây dựng hệ thống hành chính quốc gia. Thời phong kiến trong việc từng
bước xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền của quốc gia

độc lập tự chủ từ trung ương đến địa phương, nhà nước đã có những biện
pháp bước đầu can thiệp vào làng xã. Đến thời nhà Lê thì việc quản lí làng xã
ngày càng hệ thống, chặt chẽ hơn, đặc biệt từ thời vua Lê Thánh Tông sau khi
ông thực hiện cuộc cải cách quy mô lớn, tạo ra sự thống nhất từ trung ương
đến địa phương. Từ đó nhằm ổn định, thống nhất quốc gia, chống phân tán cát
cứ, góp phần quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ của dân tộc.
Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta nhằm
biến thành thuộc địa của chúng. Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, cai
quản một vùng lãnh thổ rộng lớn. Với một vùng đất rộng lớn, triều đại được
thành lập trong hoàn cảnh đặc biệt đã khiến cho nhà Nguyễn gặp phải nhiều
khó khăn trong vấn đề quản lí, trong đó quản lí làng xã được nhà Nguyễn
quan tâm. Cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam, sau khi thành lập, các
vị vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình,
thống nhất quốc gia. Một trong những biện pháp quan trọng là cải cách hành
6
chính, xây dựng hệ thống chính quyền thống nhất từ Trung ương đến địa
phương. Sang đầu thế kỉ XX sau khi bình định được các cuộc đấu tranh của
nhân dân ta, cùng với các hoạt động đầu tư khai thác thuộc địa đại quy mô về
kinh tế, chính quyền thực dân cũng bắt đầu tấn công mạnh vào tính chất tự trị,
khép kín, độc lập của làng xã – những “hương đảng, tiểu triều đình”, phá vỡ
“pháo đài bất khả xâm phạm” của người Việt nhằm quản lí đến tận làng xã,
phục vụ mục đích thống trị của chủ nghĩa thực dân. Để thực hiện mục đích,
âm mưu đó thực dân Pháp đã thông qua chính sách cải lương hương chính từ
đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Chính sách cải lương hương chính là một bộ phận quan trọng trong
chính sách cai trị và nô dịch của thực dân Pháp nhằm can thiệp sâu vào mọi
mặt của đời sống làng xã. Chính sách cải lương hương chính của Pháp có ảnh
hưởng lớn đến thiết chế chính trị cổ truyền và đời sống, tục lệ ở nông thôn.
Tìm hiểu về chính sách cải lương hương chính cũng như tác động của nó sẽ

góp phần hiểu sâu sắc, thấu đáo bức tranh toàn cảnh của làng Việt trong thời
kì Pháp thuộc. Đây là một cơ sở quan trọng để hiểu một cách toàn diện, đầy
đủ về lịch sử Việt Nam thời cận đại.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách cải lương hương chính ở ba kì của
nước ta. Bên cạnh những nét chung thì mỗi kì lại mang những đặc điểm riêng.
Đặc biệt là làng xã Bắc Kì, một điển hình cho tính tự trị, khép kín của làng xã
Việt Nam mà chính quyền Trung ương khó có thể quản lý, can thiệp vào đời
sống làng xã. Chính vì vậy, thực dân Pháp rất quan tâm, để mắt đến việc thực
hiện chính sách cải lương hương chính ở khu vực này. Khoái Châu, Hưng
Yên là một khu vực gần Bắc Thành, giàu truyền thống lịch sử nên thực dân
Pháp đặc biệt coi trọng việc thực hiện chính sách cải lương hương chính ở
đây. Một loạt các bản hương ước cổ của các làng xã trong huyện bị thay đổi
theo văn bản hương ước cải lương do thực dân Pháp quy định. Chính sách cải
lương hương chính được thực dân Pháp thực hiện trên tất cả các mặt: tổ chức
7
bộ máy quản lí làng xã, thuế khóa, tài chính, vệ sinh, y tế, giáo dục Việc tìm
hiểu vấn đề quản lí làng xã ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên thông qua hương
ước cải lương thời Pháp thuộc có giá trị khoa học và thực tiễn.
Thứ nhất, góp phần tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn về chính
sách cải lương hương chính của Pháp, tình hình làng xã ở huyện Khoái Châu,
Hưng Yên nói riêng và làng xã Việt Nam thời cận đại nói chung. Từ đó góp
phần hiểu toàn diện về lịch sử dân tộc thời cận đại.
Thứ hai, việc nghiên cứu về vấn đề quản lí làng xã thông qua hương ước
cải lương ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên còn góp phần cho công tác nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
Thứ ba, chính sách cải lương hương chính của Pháp cũng như vấn đề
quản lý làng xã Việt Nam thời Pháp thuộc đã có một số công trình nghiên cứu
ở các khía cạnh khác nhau nhưng vấn đề quản lí làng xã huyện Khoái Châu,
Hưng Yên qua hương ước cải lương thời Pháp thuộc chưa có một công trình
nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện.

Chính vì vậy, xuất phát từ những lí do trên đồng thời nhận thấy đây là
một vấn đề lịch sử cần tập trung nghiên cứu. Tôi quyết định chọn đề tài “Vấn
đề quản lý làng xã huyện Khoái Châu, Hưng Yên qua hương ước cải lương
thời Pháp thuộc (1922 – 1942)” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quản lí làng xã qua hương ước cải lương thời Pháp thuộc đã có
một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng vấn
đề quản lí làng xã huyện Khoái Châu, Hưng Yên thông qua hương ước cải
lương thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như:
Bùi Xuân Đính trong cuốn “Về một số hương ước làng Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ”, 1998 nghiên cứu chính sách cải lương hương chính và những
tác động của nó ở Bắc Bộ được cụ thể trong các bản hương ước cải lương mà
8
thực dân Pháp thống nhất soạn thảo cho các làng vận dụng. Điểm mới là tác
giả chỉ ra những thay đổi mang tính tích cực của các nhà cai trị Pháp đối với
các bản hương ước cải lương.
Công trình “Hương ước và quản lí làng xã” NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1998 của Bùi Xuân Đính, Vũ Duy Mền không nghiên cứu về hệ thống
các hương ước cải lương mà chủ yếu tập trung nghiên cứu các hương ước cổ
của làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì lẽ đó, công trình chuyên khảo về
hương ước này cũng thiếu vắng đi những nội dung nghiên cứu về một loại
hình hương ước nữa của làng xã Việt Nam được tạo ra do tác động từ quá
trình cai trị của thực dân Pháp.
Công trình “Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto
Nhật Bản (thế kỉ XVII – XIX)” của Vũ Duy Mền do Viện sử học xuất bản,
2001 là công trình nghiên cứu kĩ càng nhất về nội dung của hương ước. Ông
đưa ra những nhận định về hương ước với những mặt tích cực cũng như tiêu
cực của nó. Các tác giả cho rằng, tính chất tự trị, tự quản là nét tương đồng
cũng là nét đặc trưng của hương ước làng xã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt

Nam với luật làng Kanto của Nhật Bản cổ truyền. Đồng thời công trình cũng
cho thấy sự khác nhau căn bản của hương ước so với luật làng để từ đó dẫn
đến hệ quả lịch sử khác nhau trong quá trình chuyển đổi, phát triển lịch sử.
Năm 2006, cuốn “Làng Việt đa nguyên và chặt” của khoa Lịch sử trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
là các bài viết tiêu biểu của Giáo sư Phan Đại Doãn trong sự nghiệp nghiên
cứu về làng xã cùng với các bài viết khác của tác giả khác. Tác phẩm này góp
phần quan trọng giúp người viết có thêm cơ sở để hiểu hơn về sự hình thành
và phát triển của làng xã trong lịch sử.
Trong cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn trong lịch sử” do
Phan Đại Doãn chủ biên, 1994 có hai bài viết liên quan đến vấn đề này
Nguyễn Hồng Phong với tác phẩm “Xã thôn Việt Nam” in trong những
công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, năm 2005 có trình bày đẳng
9
cấp và bộ máy quản lý xã thôn từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc tác giả đề
cập đến những thay đổi trong bộ máy quản trị làng xã trước và sau đợt cải lương
hương chính của Pháp, phân tích tính chất của bộ máy ấy căn bản nằm trong tay
giai cấp phong kiến như thời kì trước nhưng chức dịch của nó biến đổi, trở thành
“cán bộ” của nhà nước thực dân phong kiến.
Trong “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại” Dương Trung
Quốc có bài viết “Bộ máy quản lý làng xã Việt Nam thời kì cận đại qua các
văn bản cải lương hương chính của chính quyền thực dân Pháp”. Tác giả
trình bày khái quát nội dung của 7 nghị định, đạo dụ của chính quyền thực
dân và chính quyền Nam triều qua đó rút ra một số nhận xét, trong đó nhấn
mạnh một số đặc điểm khác biệt và đồng nhất của bộ máy quản lí làng xã
giữa ba kỳ sau lần cải tổ.
Dương Kinh Quốc với tác phẩm “Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám 1945”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
Tác phẩm trình bày lịch sử xã hội và hệ thống chính quyền thuộc địa ở Việt
Nam thời kì thực dân Pháp thống trị cho đến trước cách mạng tháng Tám năm

1945. Tác giả đi sâu trình bày về quá trình can thiệp của chính quyền thực dân
Pháp vào tổ chức quản lí cấp xã ở Việt Nam.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên còn có các công trình nghiên
cứu khác như Luận án,Luận văn, các bài đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử,
tạp chí Dân tộc học như:
Luận văn có các đề tài: “Hương ước cải lương huyện Yên Lạc, Vĩnh
Phúc (1921 – 1942)” của Bùi Thị Huyền, Đại học sư phạm Hà Nội, 2010;
“Hương ước cải lương huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (1923 – 1942)” của
Nguyễn Thị Hương, Đại học sư phạm Hà Nội, 2009; Lê Thị Luyến với
“Hương ước cải lương huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc (1922 – 1942)”, Đại
học sư phạm Hà Nội, 2008…
Một số bài viết đăng trên tạp chí: “Kho hương ước cải lương hương
10
chính ở Bắc Kỳ” của Cao Văn Biền đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
số 3, 1998; Trong bài viết “Một vài nhận xét về chủ trương cải lương
hương chính ở Bắc Kỳ 1921 của thực dân Pháp” của Trần Trọng Mạch
đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 2 năm 1982 tác giả đã phân tích nội dung
cơ bản của chủ trương cải lương hương chính ở Bắc Kỳ qua nghị định của
thống sứ Bắc Kỳ 12/8/1921, đưa ra một số kiến giải về những thất bại của
chủ trương cải lương hương chính. Tuy nhiên tác giả chưa nêu được những
thành công bước đầu của thực dân Pháp.
Như vậy có thể thấy rằng, đến nay việc nghiên cứu hương ước như một
trong những tư liệu quan trọng khi tìm hiểu về làng xã chưa được quan tâm
đúng mức, đặc biệt là việc nghiên cứu hương ước cải lương ở các địa phương
cụ thể mà huyện Khoái Châu, Hưng Yên là một trong những địa phương chưa
có công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu kể trên
cũng cho thấy hương ước có vị trí quan trọng để thông qua đó nghiên cứu về
quá trình phát sinh, phát triển của làng xã. Vì vậy, những công trình nghiên
cứu nói trên về hương ước nói chung và hương ước cải lương nói riêng là
nguồn tài liệu vô cùng quý giá để tác giả tham khảo, góp phần nghiên cứu đề

tài Luận văn tốt nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung đi sâu nghiên cứu về vấn đề
quản lí làng xã ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thông qua hương ước cải
lương thời Pháp thuộc từ 1922 – 1942. Nội dung đề tài nghiên cứu các vấn đề
sau: Khái quát huyện Khoái Châu, Hưng Yên và công cuộc cải lương hương
chính của thực dân Pháp, vấn đề quản lí làng xã huyện Khoái Châu, Hưng
Yên qua hương ước cải lương thời Pháp thuộc, thực trạng làng xã huyện
Khoái Châu, Hưng Yên sau khi thực hiện chính sách cải lương hương chính
và ảnh hưởng của hương ước cải lương đối với vấn đề quản lí làng xã ở địa
11
phương hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian của đề tài là tập trung đi sâu nghiên
cứu về vấn đề quản lí làng xã trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
ngày nay gồm 25 xã.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 1922
khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách cải lương hương chính ở
huyện Khoái Châu, Hưng Yên cho đến năm 1942 kết thúc chính sách cải
lương hương chính ở đây.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
Luận văn “Vấn đề quản lí làng xã huyện Khoái Châu, Hưng Yên qua
hương ước cải lương thời Pháp thuộc (1922 – 1942)” trình bày toàn diện và
hệ thống về tình hình huyện Khoái Châu, Hưng Yên trước năm 1945 và công
cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp. Đặc biệt đề tài tập trung đi
sâu nghiên cứu về vấn đề quản lí làng xã ở huyện Khoái Châu qua các bản
hương ước cải lương do thực dân Pháp thực hiện trên tất cả các mặt tổ chức
bộ máy quản lí làng xã, tuần tra canh phòng bảo vệ an ninh làng xã, thuế
khóa, tài chính, y tế, giáo dục… Đồng thời đề tài còn tìm hiểu về thực trạng,

sự thay đổi của làng xã huyện Khoái Châu sau chính sách cải lương hương
chính của thực dân Pháp. Từ đó đánh giá sự thành công hay thất bại, thực chất
của chính sách cải lương hương chính mà thực dân Pháp thực hiện ở làng xã
huyện Khoái Châu, Hưng Yên nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung.
Cũng thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về làng
xã Việt Nam trong lịch sử, cụ thể là tình hình làng xã Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn tôi sử dụng nguồn tư
12
liệu gốc là các bản hương ước cải lương được lưu trữ tại Viện thông tin khoa
học xã hội. Đồng thời kế thừa tài liệu và lí luận của các công trình đi trước có
liên quan đến đề tài. Nguồn tư liệu này gồm sách tham khảo, tạp chí, luận văn,
luận án… được lưu giữ tại thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện trường Đại
học sư phạm Hà Nội, thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn,
phòng tư liệu Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội, Viện Thông tin
Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra trong quá trình
thực hiện đề tài, tôi còn sử dụng nguồn tư liệu điền dã từ địa phương, thu thập
tài liệu, nhân chứng lịch sử.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ bộ môn khoa học lịch sử, để thực hiện luận văn tôi đã vận
dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic được xác định là
phương pháp cơ bản để nghiên cứu nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp lịch
sử. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu.
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đối chiếu, so sánh tài liệu nhằm
đảm bảo tính khoa học, khách quan của luận văn. Luận văn còn sử dụng
phương pháp điền dã về các làng xã ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên để sưu
tầm, khai thác và tìm nguồn tư liệu. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá bước đầu.
5. Đóng góp của đề tài

Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn đề quản lí làng
xã huyện Khoái Châu, Hưng Yên qua hương ước cải lương thời Pháp thuộc (
1922 – 1942). Từ kết quả nghiên cứu đạt được, công trình nghiên cứu cho
thấy được những vấn đề về tổ chức, điều hành, quản lí ở làng xã huyện
Khoái Châu, Hưng Yên dưới thời Pháp thuộc đặc biệt là giai đoạn từ 1922
– 1942 khi thực dân Pháp thực hiện chính sách cải lương hương chính.
Những chuyển biến của làng xã huyện Khoái Châu, Hưng Yên trước tác
động của chính sách cai trị của thực dân Pháp thông qua hương ước cải
lương. Đồng thời chỉ ra được những điểm tích cực cũng như hạn chế của
cách thức quản lí làng xã dưới thời Pháp thuộc. Từ đó góp phần vào quá
13
trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cận đại.
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề quản lí làng xã qua hương ước cải
lương của thực dân Pháp còn cho chúng ta hiểu thêm phần nào về cách thức
quản lí xã thôn của Pháp nói riêng và của phương Tây nói chung.
Việc nghiên cứu đề tài góp phần vào quá trình khôi phục và xây dựng
đời sống mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đang
tiến hành. Góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển, bảo vệ đất nước.
Luận văn hoàn thành cũng sẽ là tư liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử
cận đại Việt Nam và công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Khoái Châu, Hưng Yên và công cuộc cải
lương hương chính của thực dân Pháp.
Chương 2: Vấn đề quản lí làng xã huyện Khoái Châu qua hương ước cải
lương thời Pháp thuộc (1922 – 1942).
Chương 3: Thực trạng làng xã huyện Khoái Châu sau khi chính quyền
thuộc địa thực hiện cải lương hương chính.
14
NI DUNG

CHƯơng 1: Khái quát về huyện Khoái Châu, HƯng Yên và
công cuộc cải lƯơng hƯơng chính của thực dân Pháp
1.1 Khỏi quỏt v huyn Khoỏi Chõu, Hng Yờn trc cỏch mng
thỏng Tỏm nm 1945
1.1.1 V trớ a lớ, iu kin t nhiờn
V trớ a lý: Tnh Hng Yờn thi Phỏp thuc nm gia min trung
chõu Bc K, ba phớa lin sụng, cú nhiu sụng o, nhiu ng b giao
thụng, rt thun li cho vic canh nụng v thng mi. Hng Yờn Bc giỏp
Bc Ninh, ụng giỏp Hi Dng, cú sụng o v sụng Cu Yờn phõn chia
a gii, phớa Nam cỏch sụng Luc l tnh Thỏi Bỡnh, phớa Tõy cú sụng Nh H
mt bờn l Hng Yờn, mt bờn l H ụng. Hng Yờn l t gia cỏc tnh
Bc Ninh, H Ni, Hi Dng, Nam nh, cú cỏc sụng ng, sụng Luc, sụng
Ngha Tr lm di vt ỏo, bn phng tỏm hng u thụng sut, khụng b nỳi
rng ngn tr, buụn bỏn i li bng ng sụng ng b u thớch hp, vỡ
th cho nờn tri cỏc i t kho thng, t u chn ni ny[45; 18]
Khoỏi Chõu nm trong h thng sụng Hng, l h thng sụng ln nht
Bc K, do cú ngun nc phự sa bi p ỏp ng nhu cu v phỏt trin kinh
t v dõn sinh ca nhõn dõn trong vựng t nhng bui u s khai. Sau cuc
ci cỏch hnh chớnh Minh Mng (1831), tnh Hng Yờn c thnh lp,
huyn Khoỏi Chõu thuc ph Khoỏi Chõu. Ph Khoỏi Chõu, phớa ụng giỏp
huyn M Ho tnh Hi Dng, phớa Tõy v phớa Nam giỏp sụng Nh H i
din vi hai huyn Thanh Trỡ v Thng Phỳc ca H Ni, bc giỏp huyn
Vn Giang ca Bc Ninh.
Din tớch ca tnh Hng Yờn nm 1934 l 82200 ha. Trong ú din tớch
ph Khoỏi Chõu l 13030 ha [43; 13], chim 15,8 % din tớch ton tnh Hng
Yờn lỳc ú.
15
Điều kiện tự nhiên: Khoái Châu nằm ở đồng bằng châu thổ sông
Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, không có diện tích rừng núi,
không có diện tích bờ biển. Đồng đất Khoái Châu thích hợp cho việc

phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Ngoài ra còn thích
hợp trồng các cây nông nghiệp khác như ngô, khoai, sắn, cây ăn quả,
một số loại cây công nghiệp… Đây là khu vực có đất ruộng phì nhiêu,
bằng phẳng nhất trong tỉnh.
Khí hậu Khoái Châu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm, có nguồn nước dồi dào. “Suốt bốn tháng đầu năm, chỉ những mưa phùn,
không khí ẩm thấp, đồ đạc quần áo meo mốc, các côn trùng mà nhất là ruồi
muỗi càng sản xuất ra nhiều. Hết thời kì mưa phùn cho đến cuối năm, khí hậu
điều hòa, không nóng lắm mà cũng không rét nhiều” [43;12]. Thời tiết trong
vùng theo sự thay đổi thời tiết, một năm chia ra làm ba mùa: mùa hanh, mùa
mưa phùn, mùa mưa to. Mùa hanh từ mùng 1 tháng 11 năm trước đến 15
tháng 1 năm sau. Mùa mưa phùn từ 15 tháng giêng đến mùng 1 tháng 5. Mùa
mưa to từ tháng 5 đến tháng 11, mùa này thường hay có giông tố hoặc bão.
Một năm có hai mùa nước, mùa nước lũ từ tháng 6 đến tháng 11, mùa nước
nhỏ từ thàng 11 đến tháng 6. Với nền khí hậu như vậy, bên cạnh những thuận
lợi, nhân dân trong vùng cũng gặp không ít khó khăn do thiên tai gây ra.
“Nhiều khi gặp kì đại hạn, nắng thiêu đồng mạ, hư lụi vườn rau hoặc gặp
mưa nhiều, cây cối thối nát, mùa màng rất là tai hại” [43;12].
Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi, ao, hồ dày đặc. Phía Tây huyện có
sông Nhị Hà chảy qua, đây là con sông lớn nhất của Bắc Kỳ. Sông Quảng
Lãng và sông Kim Ngưu chảy qua khu vực này. Sông Quảng Lãng do hai chi
lưu của sông Hoan Ái hợp thành. Sông Quãng Lãng chảy ra sông Cửu Yên.
Các sông đào ở phía Tây huyện hợp lại thành sông Kim Ngưu. Trên địa bàn
huyện, sông Nhị Hà là con sông to nhất, sức nước rất mạnh, đã gây ra nhiều
cảnh tượng tang thương. “Nước sông Nhị Hà và sông Luộc thường bị nước
16
thủy triều ngoài bể cản lại, nên dòng sông ứ trệ, rất hại cho hai bên bờ sông”
[43;14]. Từ khi hình thành, vùng đất Khoái Châu thường xuyên năm nào cũng
bị hạn hán và lũ lụt. Thời Lý triều đình bắt đầu đắp đê sông Hồng nhưng
không chống được lũ lớn. Đến thời Trần, triều đình đã huy động quân dân đắp

đê Đỉnh Nhĩ suốt từ đầu nguồn đến cửa biển để giữ nước lụt tràn ngập. Vua
Trần Nhân Tông năm 1238 đặt chức quan Hà đê chánh phó sứ coi việc đê
điều. Triều đại nhà Lê, dưới thời Lê sơ và đầu thời Lê Trung Hưng, các vua
nhà Lê quan tâm đến đê điều. Đời Lê Ý Tông, năm Cảnh Trị thứ 2 (1581)
phân định ra đắp đê đại công trình, trung công trình, tiểu công trình. Đại công
trình do nhà vua sai quan đắp, trung công trình do quan trấn chỉ huy đắp, tiểu
công trình do quan phủ, huyện chỉ huy đắp. Triều đại đại Tây Sơn tuy chỉ tồn
tại có 13 năm (1789 – 1802) nhưng khối lượng đắp đê rất lớn suốt cả một dải
Nhị Hà (trong đó có Khoái Châu) đều được đắp đê hoàn chỉnh và lấp hết các
cửa cống. Thời Nguyễn (1802 – 1806) việc đắp đê không được quan tâm nên
năm nào đê sông Hồng ở Khoái Châu, Văn Giang cũng vỡ. Năm 1807 lụt lớn
dân Bắc Thành chỉ còn 195589 suất, cuối triều Lê là 268990 suất [46; 12].
Năm 1826 triều đình nhà Nguyễn bãi bỏ Nha đê chính không còn có người
trông coi đê điều. Tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) đê Sài Quất, Nhuế
Dương (Đông Yên) vỡ, lụt. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) sai Đặng Văn
Hòa đào sông Cửu Yên, đắp đê ở hai bên bờ nhưng chất lượng đắp đê xấu. Từ
năm 1836 – 1844 năm nào đê sông Hồng và đê sông Cửu Yên cũng vỡ, cả
tỉnh Hưng Yên ngập sâu từ 2 – 2,5m nước [46;12]. Năm 1847 đê sông Hồng ở
Bắc Ninh, Hưng Yên vỡ khiến Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh lụt. Năm
1859, Hưng Yên, Hải Dương hạn hán nặng, lúa chết khô. Thời Thiệu Trị triều
đình bàn lại việc bỏ hay giữ đê nêu ra từ thời Gia Long, triều đình định bỏ đê
nhưng khi vua ra Kinh Lý ở Hưng Yên, dân phủ Khoái Châu đón đường kêu
xin mới để lại đê nhưng không cho tu bổ. Từ đó công việc về đê, cống, khơi
sông không được thực hiện nên đê ở Bắc Bộ trong đó có đê sông Hồng trên
17
địa phận Hưng Yên, Bắc Ninh năm nào cũng gặp cảnh ngập lụt.
Năm 1865, 1871 đê Phi Liệt ở Văn Giang, đê ở huyện Đông Yên, Kim
Động vỡ. Tháng 7/1873 nhiều đoạn đê xung yếu ở Sài Thị, Sài Quất (Đông
Yên), Phi Liệt (Văn Giang) vỡ. Tính từ năm 1865 – 1883 năm nào đê Phi Liệt
cũng vỡ. Tháng 7/1888 đê Văn Giang lại vỡ, đê Cửu Yên vỡ, tháng 8/1890 đê

Đa Hòa (Đông Yên) vỡ, đến tháng 9/1890 bão to, nước lớn. Dưới thời Pháp
thuộc đê sông Hồng cũng không được bảo vệ, không được xây các công trình
tưới, tiêu nước. Cả một tuyến sông Hồng của huyện chỉ có một cống lấy nước
rộng 1m, 1 cống tiêu nước rộng 0,6m [46;13].
Năm 1892 vỡ đê Hoàng Xá cả tỉnh Hưng Yên lụt. Năm 1896 đầu năm
hạn nặng, lúa thất thu, giữa năm lụt. Năm 1898, tháng 7 vỡ đê sông Đuống
(Bắc Ninh), ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương bị tàn phá nặng nề, nơi
không bị lụt thì sâu, chuột hoành hành. Năm 1915 một nửa nước sông Hồng
đổ vào ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh khiến cho đồng ruộng, làng
mạc bị tàn phá nặng nề. Năm 1921 bão lớn, tiếp đó hạn hán, tháng 8 nước
sông Hồng lên to uy hiếp đê. Tháng 9, tháng 10 lúa mùa ngập nước quá nửa
nên bị thất thu. Năm 1923 ở Bắc Kì vụ chiêm hạn hán lúa mất quá nửa, vụ
mùa lụt cảnh đói khổ không sao kể xiết. Năm 1924 vừa gặt chiêm thì đê Văn
Giang vỡ, Hưng Yên trở thành biển nước mênh mông, phủ Khoái Châu và các
huyện Yên Mỹ, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi nước ngập. Tháng 7/1926 nước
sông Hồng và sông Thái Bình lên cao, đê Kẻ Sặt vỡ, gặp luôn trận bão cuối
tháng gây thiệt hại cho toàn tỉnh. Năm 1932 đê Phi Liệt vỡ gây ngập lụt phía
Bắc tỉnh Hưng Yên. Tháng 9/ 1937 Hưng Yên lụt lớn nhấn chìm 38000 mẫu
ruộng làm cho hàng trăm nghìn người trở nên đói rách, thiệt hại tới 600000
frăng [46;14]. Nỗi thống khổ của nhân dân phủ Khoái Châu được thể hiện
trong câu “Oai oái như phủ Khoái xin lương”.
Khoái Châu nằm trên trục đường Thăng Long – Phố Hiến nổi tiếng
phồn hoa cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, nằm bên tả ngạn sông Hồng là
18
đường giao thông thủy quan trọng từ biển đông qua cửa biển Ba Lạt để tới
Thăng Long, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Trước cách mạng
tháng Tám, với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống sông, ngòi thuận lợi cho nhân
dân trong vùng đi lại sinh sống, buôn bán, giao thương giữa nhân dân trong
vùng và với bên ngoài.
1.1.2 Lịch sử hình thành huyện Khoái Châu

Qua câu chuyện dân gian truyền tụng từ đời này qua đời khác và khắp
mọi vùng đã khẳng định người Khoái Châu dựng làng, lập xã giữa vùng châu
thổ sông Hồng từ thuở vua Hùng. Vùng đất Khoái Châu đã có nhiều lần thay
đổi địa giới hành chính qua các thời kì lịch sử. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831)
Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính quy mô lớn ở trung ương
và địa phương. Ở địa phương xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh,
chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hưng Yên bắt đầu
từ đó có tên trên bản đồ Việt Nam. Sau cuộc cải cách của Minh Mạng, các trấn
phía Bắc được đổi thành 18 tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã.
Tỉnh Hưng Yên có phủ Khoái Châu và 5 huyện (Đông An, Kim Động, Thiên
Thi, Phù Dung, Tiên Lữ). Cải tổ lại hệ thống các quan lại đứng đầu tỉnh, bãi bỏ
các chức cũ mà đặt các chức mới như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát,
Lãnh binh ở các tỉnh. Sau nhiều lần thay đổi, mỗi triều đại đều có cải cách,
canh tân bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở cho phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử và thuận bề cho việc cai trị, điều hành, quản lí đất nước.
Tháng 12/1890 toàn quyền Piquet kí nghị định thành lập đạo Bãi Sậy có
4 huyện mới, cắt của huyện Đông Yên 3 tổng là Khóa Nhu, Tử Dương, Yên
Phú để cùng với các tổng khác cắt từ Văn Giang (Bắc Ninh), Đường Hào (Hải
Dương), Ân Thi (Hưng Yên) để thành lập huyện Yên Mỹ. Phủ Khoái Châu có
10 tổng là Đại Quan, Mễ Sở, Yên Cảnh, Yên Lạc, Yên Vĩnh, Yên Lịch, Phú
Khê, Đông Kết, Bình Dân, Ninh Tập và 76 xã.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính phủ bỏ cấp phủ thì
19
phủ Khoái Châu gọi là huyện Khoái Châu. Ngày 14/4/1946 chính phủ ra sắc
lệnh số 63 về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và xã, huyện Khoái Châu cũng
tiến hành hợp nhất 76 xã nhỏ thành 22 xã lớn, các xã đó tồn tại đến năm 1955
gồm: Mễ Sở, Dạ Trạch, Cấp Tiến, Ông Đình, Tân Dân, An Vĩ, Kim Ngưu, Tứ
Dân, Đông Kinh, Liên Khê, Chí Tân, Mạn Trù châu, Đại Tập, Đông Ninh,
Phùng Hưng, Đại Hưng, Dân Tiến, Việt Tiến, Đồng Tiến, Phú Nham, Nguyễn
Huệ, Vĩnh Long. Sau đó đổi tên một số xã Việt Tiến thành Việt Hòa, chuyển

thôn Vân Trì thượng về xã Dân Tiến, chuyển thôn Lôi Cầu từ xã Hiệp Hòa của
huyện Kim Động về xã Việt Hòa, xã Mạn Trù châu đổi là xã Tân Châu, xã Vĩnh
Long đổi là xã Bình Kiều, xã An Vĩ đổi là xã Quảng Châu, đến khi sửa sai đổi
lại là xã An Vĩ, xã Ông Đình đổi là xã Đông Châu, đến sửa sai lại đổi là xã Ông
Đình, xã Cấp Tiến đổi là xã Đông Tảo, xã Đông Kinh đổi là xã Đông Kết, chia
xã Mễ Sở là hai xã Mễ Sở và Bình Minh, chuyển xã Mễ Sở về Văn Giang, xã
Bình Minh thuộc huyện Khoái Châu. Xã Dạ Trạch chia làm hai xã là xã Dạ
Trạch và xã Thái Hòa, xã Thái Hòa nay là xã Hàm Tử [46; 6].
Ngày 24/7/1999 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
Nghị định số 60 – NĐ/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các
huyện Mỹ Văn và Châu Giang thành 5 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm,
Văn Giang, Khoái Châu. Chia huyện Châu Giang thành hai huyện Khoái
Châu và Văn Giang. Huyện Khoái Châu gồm 25 xã: Đông Tảo, Dạ Trạch,
Hàm Tử, Ông Đình, Bình Minh, An Vĩ, Đông Kết, Bình Kiều, Tân Dân, Tứ
Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Liên Khê, Nhuế Dương, Chí Tân, Đại
Hưng, Thuần Hưng, Thành Công, Phùng Hưng, Việt Hòa, Đồng Tiến, Hồng
Tiến, Dân Tiến và thị trấn Khoái Châu.
1.1.3 Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Khoái Châu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, cách biển không
xa nên Khoái Châu giữ vị trí hết sức quan trọng về quân sự. Xưa thủy quân
giặc thường từ biển đông vào cửa Ba Lạt rồi theo sông Hồng đánh chiếm
20
đồng bằng Bắc Bộ. Từ thời Hùng Vương thứ 18, nhà vua đã phái tướng Đỗ
Mục đóng đồn binh ở Bối Khê, tướng Nguyễn Minh đóng đồn ở tổng Đông
Kết để ngăn chặn quân Thục và quân Chiêm Thành theo đường kinh thành
đánh lên kinh đô Phong Châu. Năm 40 Hai Bà Trưng đóng quân ở Đình Gò
(Phụng Công, Văn Giang) đã sai một nữ tướng đóng quân ở Đa Hòa (Bình
Minh). Xã Phùng Hưng ngày nay là nơi chiến đấu của bà Bạt Kiếm chống Mã
Viện và cũng là nơi bà hi sinh, hiện làng Tiểu Quan còn đền thờ bà. Nhân dân
xã Ông Đình cùng nhân dân trong huyện gia nhập đội quân chống giặc Đông

Hán của hai bà Nguyệt Thai, Nguyệt Độ, sau đó gia nhập nghĩa quân của Hai
Bà Trưng. Năm 547 Triệu Quang Phục đưa 20000 quân sĩ về đóng ở đầm Dạ
Trạch và các tiền đồn An Vĩ, Đa Hòa, Bùi Xá để từ đó mở rộng địa bàn hoạt
động ra các tỉnh [46;23]. Năm 548 Triệu Quang Phục nghe tin Lý Nam Đế
mất liền lên ngôi vua, hiệu là Triệu Việt Vương đánh đuổi quân Lương ra
khỏi bờ cõi. Năm 767, thủy quân Chà Và, Côn Lôn (quần đảo Mã Lai) đều
theo cửa Ba Lạt, ngược sông Hồng đánh vào miền duyên hải Giao Châu, tiến
lên bao vây phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Năm 981, vua Lê Đại Hành xây
dựng trận địa đánh quân Tống ở bến Tây Kết, một người là Quách Đại Dong
(xã Ông Đình) đã chiêu mộ nhân dân trong vùng thành lập đội quân giúp nhà
vua, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch “Tĩnh vi nông, động ư binh”
[46;23]. Vọng gác và nơi tập luyện của quân đội ứng nghĩa của Quách Đại
Dong nay vẫn còn di tích ở đường Ái. Quân ta thắng lớn ở Tây Kết, bắt sống
các tướng Trần Khâm Tộ, Quách Quân Biện, Triệu Phục Huân. Quách Đại
Dong được phong là Duy Vương được nhân dân Ông Đình tôn làm Thành
hoàng làng. Năm 1010 Lý Thái Tổ rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long sai
Khuông Tín hầu Nguyễn Văn Lang đóng ở Thiết Trụ nay vẫn còn đền thờ.
Vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) sai Ngũ Nhạc đại vương về đóng ở tổng
Yên Lịch. Tể tướng Đỗ Anh Vũ thời Lý Anh Tông có công dẹp giặc Thân
Lợi (1141) và bình Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi, về đóng quân ở xã Hồng
21
Tiến ngày nay. Trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông triều đình
đều rút quân về đóng ở sông Thiên Mạc (Khoái Châu). Nhân dân Khoái
Châu đã cùng triều đình nhà Trần và quân dân cả nước đánh bại các cuộc
xâm lược của Mông Nguyên.
Tháng 9/1409 Trần Qúy Kháng sai tướng Nguyễn Thế Môi chỉ huy
20000 quân giữ cửa Hàm Tử. Trương Phụ, Phương Chính, Trần Húc đem
thủy quân đến đánh. Nghĩa quân có 600 chiến thuyền dàn trên sông, cọc đóng
ở phía Nam sông, dựng trại trên bờ sông [46;26]. Trận đánh diễn ra quyết liệt
nhưng đang gió Tây bắc lợi cho quân Minh, quân Trần thua to phải rút. Năm

1410 nhân dân Khoái Châu lại theo Phạm Tuân khởi nghĩa. Tháng 11 Phạm
Tuân bị giặc bắt, nhân dân Khoái Châu vẫn tiếp tục kháng chiến. Năm 1419
Nguyễn Đặc khởi nghĩa ở Khoái Châu. Nguyễn Đặc đã cùng Nguyễn Đa Cấu
ở Hoàng Giang thấy thành Đông Quan suy yếu, trống rỗng nên kéo nhau cùng
nổi dậy, xông thẳng đến Nhị Hà đánh phá cầu phao. Nhưng cuộc tiến công đó
bị Lý Bân đánh lui. Cuối năm 1425 Lê Lợi phái hai đạo quân ra Bắc trong đó
có một cánh quân do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú tiến ra vùng Khoái Châu, Bắc
Giang, Lạng Giang.
Tháng 3/1883 Đổng quân vụ Đinh Gia Quế ở làng Thọ Bình, tổng Bình
Dân dựng cờ “Nam Đạo Cần Vương, Bình Tây phạt tội” [46;26], lập căn cứ
Bãi Sậy đánh Pháp. Hầu hết các thôn, xã ở huyện Khoái Châu đều là làng
chiến đấu, trận địa, đều là kho lương, nơi sản xuất vũ khí của nghĩa quân. Rất
nhiều tướng lĩnh ở Khoái Châu xuất hiện như Nguyễn Đình Mai quê ở Thọ
Bình, ba anh em Chánh lãnh binh Nguyễn Đình Tính, Nguyễn Đình Chính,
Lãnh binh Ba Sành ở An Vĩ chiêu mộ quân đánh Pháp. Lãnh binh Dương Văn
Điện ở Phù Sa đưa cả họ Dương và dân ba làng Phù Sa vào nghĩa quân, vợ
chồng lãnh binh Nguyễn Đình Túc ở Đa Hòa, Lãnh binh Vũ Đức Thành ở
Ông Đình kiên cường đánh Pháp. Tháng 9/1885 Đinh Gia Quế lâm bệnh
nặng thì Bắc Kì hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật về trực tiếp
22
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đưa cuộc khởi nghĩa lên cao.
Năm 1892 cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại nhiều nghĩa quân Bãi Sậy
lên Yên Thế tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo như Đàm Tuân ở xã Thành Công, Nguyễn Đình Khiêm, Hoàng Văn
Thành ở Đồng Tiến, Nguyễn Hữu Nghị ở Đông Kết. Trong một trận đánh cụ
Nghị bị giặc Pháp bắt đưa về Khoái Châu hành hình.
Nhân dân Khoái Châu còn tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp,
chống Mĩ của cả nước làm nên nhiều chiến thắng đánh bại cuộc xâm lược
của đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ.
1.1.4 Vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và dân cư Khoái Châu

trước năm 1945
Chính trị: Từ năm 1884 tỉnh Hưng Yên cũng như các tỉnh khác ở xứ Bắc
Kỳ thuộc quyền nước Pháp bảo hộ, có quan lại ta cai trị dưới quyền kiểm đốc
của chính phủ bảo hộ [43;54]. Ngay từ khi mới đánh chiếm được tỉnh lị Hưng
Yên (4/1883) thực dân Pháp đặt Hưng Yên dưới chế độ quân quản, sau đó là
chế độ cai trị dân sự. Ở tỉnh có công sứ Pháp, giúp việc cho công sứ có Giám
binh, chỉ huy một đại đội lính khố xanh. Quan Nam triều có dinh Tuần phủ.
Năm 1885 chúng thăng Hoàng Cao Khải chức án sát làm tổng đốc ba tỉnh
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh kiêm chức Tiểu phủ sứ đánh phá nghĩa
quân Bãi Sậy thì dinh Tuần phủ được tôn lên làm dinh Tổng đốc. Giúp việc
tổng đốc có lãnh binh chỉ huy một đại đội lính cơ, toà án Nam triều. Hưng
Yên có hai phủ là Mỹ Hào, phủ Khoái Châu. Phủ Khoái Châu kiêm lý 5
huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ. Khi Pháp cai trị
chúng bỏ chức tri huyện Đông Yên mà quan phủ Khoái Châu kiêm nhiệm
chức tri huyện Đông Yên. Giúp việc tri phủ, tri huyện có hai thừa phái, một
lục sự. Riêng phủ Khoái Châu có một đồn binh do viên quản chỉ huy một
trung đội lính khố xanh. Vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX Khoái Châu có
thêm một huấn đạo coi việc học, một cai trạm coi việc bưu điện.
23
Tri huyện có hai chức năng hành chính và tư pháp. Dưới huyện là cấp
tổng, có chánh tổng, phó tổng nhưng không có thực quyền. Mọi công việc tri
phủ, tri huyện làm việc thẳng với lí trưởng của xã. Giúp việc lí trưởng có phó
lý, trưởng bạ, thư kí, trương tuần. Xã còn có Hội đồng dân biểu do chánh hội,
phó hội đứng đầu, có con dấu riêng. Mỗi xã còn có Hội đồng kỳ mục, đứng
đầu là tiên chỉ, thứ chỉ, tộc biểu.
Về kinh tế: Ruộng đất huyện Khoái Châu tuy nhiều nhưng trước cách
mạng tháng Tám năm 1945 đều nằm trong tay chủ ấp, địa chủ người Việt và
người Pháp. Phủ Khoái Châu năm 1934 diện tích hai thứ ruộng là 11800 ha.
Trong đó ruộng một mùa diện tích là 11700 ha, gặt được từ 11 đến 12,5 tạ;
ruộng hai mùa là 100 ha [43;30]. Những tên chiếm nhiều ruộng đất như: ấp

Cựu Hiên do tên thực dân người Pháp Dade chiếm 516 mẫu, ấp Bá Tôn ở Vân
Trì chiếm trên 300 mẫu, ấp Rochat ở Đông Tảo chiếm 200 mẫu, ấp Hàn Đắc
ở xã Phùng Hưng chiếm 158 mẫu, Chỉ Mạch ở Mạn Trù chiếm 140 mẫu, Đội
Châu ở Yên Lịch chiếm 100 mẫu, Lý Nghi ở Đa Hòa chiếm 75 mẫu, Chánh
Hệ ở Sài Thị chiếm 100 mẫu, Chánh Tảo ở Yên Vĩnh chiếm 60,5 mẫu, Lý
Bình ở An Dân 45 mẫu, Chánh Bình ở Lạc Thủy 40 mẫu, Chánh An ở An Lạc
40 mẫu [46; 32].
Đồng đất Khoái Châu do phù sa sông Hồng kiến tạo nên phì nhiêu thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng do triều đình nhà Nguyễn và thực dân
Pháp không quan tâm đến công tác trị thủy vì thế năm nào cũng xảy ra lụt lội
vào vụ mùa, hạn hán vào vụ chiêm. Cùng với kĩ thuật canh tác lạc hậu nên
năng suất cây trồng thấp. Năm 1939 tỉnh Hưng Yên được mùa lớn toàn tỉnh
cũng chỉ thu được 129000 tấn thóc với sản lượng bình quân cả năm khoảng
1,5 tấn/ha [46;33].
Ngoài trồng lúa là cây lương thực chính, nhân dân trong huyện còn trồng
các loại cây lương thực khác như: ngô, dâu, thầu dầu, đậu, nhãn… Ngô được
trồng ở chỗ đất cao ráo, gần các bờ đê có đất phù sa. Khắp vùng Khoái Châu
24
đều trồng ngô. Đây là khu vực trồng nhiều ngô nhất trong tỉnh. Sản lượng ngô
không những đủ cung cấp cho nhân dân trong tỉnh mà còn để xuất cảng bán ra
bên ngoài. Ngoài ra, cây đậu thường được trồng xen với cây ngô. Khoái Châu
là khu vực trồng nhiều đậu hơn cả, còn các huyện khác chỉ trồng đủ ăn. Cây
dâu thường được trồng ở dọc sông Nhị Hà và sông Luộc. Năm 1934 toàn tỉnh
có 730 mẫu dâu, trong đó Phủ Khoái Châu có 550 mẫu [43;30] chiếm 75,3%
diện tích trồng dâu toàn tỉnh. Lá dâu được dùng để nuôi tằm. Ở Khoái châu có
nghề chăn tằm kéo tơ phát triển. Xã Phú Trạch và Quan Xuyên nuôi tằm kéo
tơ, dệt sồi. Sồi được đem bán ở ngoài Hà Nội.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhân dân trong huyện thường nuôi trâu, bò,
lợn, gà… phục vụ đời sống nhân dân. So với các huyện khác trong tỉnh,
Khoái Châu là nơi có nghề chăn nuôi phát triển nhất. Phủ Khoái Châu, nổi

tiếng với cá đầm Kênh Khê, có tiếng là thịt ngon.
Bảng 1.1: Bảng kê súc mục phủ Khoái Châu năm 1932 – 1933 [43;53]
Trâu Bò Lợn
1932 1933 1932 1933 1932 1933
500 400 1700 1500 10000 15900
Về thủ công nghiệp, Khoái Châu có các nghề như: dệt vải, dệt lụa,
dệt sồi, làm gạch Nghề dệt vải ở xã An Vĩ, Đa Hòa. Dệt lụa ở xã Cốc
Phong, Cao Quan, Hương Quất, Bàng Nha. Nghề dệt sồi ở xã Phú Trạch
và Quan Xuyên.
Do Khoái Châu nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung ngành thủ công
nghiệp ít nên việc thông thương với bên ngoài chưa thực sự phát triển, các sản
phẩm đem bán ra bên ngoài ít, còn chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong
tỉnh. Hàng năm xuất cảng các mặt hàng nông sản là chủ yếu như thóc, gạo,
ngô, đậu… Việc buôn bán thường diễn ra ở những nơi thuận lợi về giao thông
đường bộ và đường thủy ( sông Nhị Hà, sông Luộc, sông Lực Điền) hay
25

×