Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Chính sách an sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.49 KB, 29 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................2
1.CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HỢP QUỐC......................................................3
1.1. Thơng tin cơ bản....................................................................................................................3
1.1.1 Sự thành lập.....................................................................................................................3
1.1.2 Nguồn vốn ......................................................................................................................3
1.1.3 Tôn chỉ và mục đích hoạt động.......................................................................................4
1.1.4 Phương hướng hoạt động................................................................................................6
1.1.5 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................7
1.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam – UNDP......................................................................................7
2. CHƯƠNG TRÌNH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI(WFP)............................................................10
2.1 Thơng tin cơ bản...................................................................................................................10
2.1.1 Sự thành lập...................................................................................................................10
2.1.2 Nguồn tài chính.............................................................................................................11
2.1.3 Tơn chỉ mục đích hoạt động.........................................................................................11
2.1.4 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................12
2.2 Quan hệ Việt Nam – WTF...................................................................................................12
3. QUỸ NHI ĐỒNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC(UNICEF)............................................................17
3.1 Thông tin cơ bản...................................................................................................................17
3.1.1 Sự thành lập...................................................................................................................17
3.1.2 Nguồn vốn.....................................................................................................................17
3.1.3 Tôn chỉ và mục đích hoạt động.....................................................................................18
3.1.4 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................20
3.2 Quan hệ Việt Nam – UNICEF.............................................................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................................................28

1



Website: Email : Tel : 0918.775.368

LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ thời xa xưa, để đối phó với những rủi ro, bất hạnh và những khó khăn
trong cuộc sống, con người đã tìm cách tự cứu mình và giúp đỡ lẫn nhau bằng các biện
pháp “tích cốc phịng cơ”, “lá lành đùm lá rách”. Cùng với thời gian, sự cưu mang đùm
bọc, tinh thần tương thân tương ái đó ngày càng được mở rộng và phát triển dưới nhiều
hình thức khác nhau. Tinh thần đồn kết và hướng thiện đó đã có tác động tích cực đến
nhận thức và cơng việc xã hội của Nhà nước ở các chế độ khác nhau. Từ thực tế khách
quan này đã làm cho chính sách An sinh xã hội ra đời và hệ thông An sinh xã hội của các
nước trên thế giới được hình thành và phát triển.
An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng
một xã hội hài hòa, văn minh và khơng có sự loại trừ. An sinh xã hội có ngun tắc cơ
bản là đảm bảo sự đồn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời
sống, do vậy có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và cơng bằng xã hội. Bên
cạnh đó, hệ thống An sinh xã hội thơng qua tác động tích cực của các chính sách chăm
sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ
trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và tồn bộ q trình phát triển kinh tế nói
chung.
Chính sách an sinh xã hội ra đời và hệ thống an sinh xã hội của các nước trên
thế giới được hình thành. Hơn thế nữa là các tổ chức quốc tế hoạt động vì sự phát triển
chung của các nước trên thế giới. Bài tiểu luận này, nhóm 4 chúng tơi xin giới thiệu về
một số chương trình, tổ chức quốc tế có các hoạt động về an sinh xã hội.
Bài tiểu luận có thể cịn nhiều thiếu sót. Mong được sự góp ý bổ sung từ phía
giảng viên và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

2



Website: Email : Tel : 0918.775.368

1.CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HỢP QUỐC
1.1. Thông tin cơ bản
1.1.1 Sự thành lập
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) là tổ chức trực thuộc Liên
hợp quốc được thành lập năm 1965 tại Niu Oóc trên cơ sở hợp nhất hai cơ quan của Liên
hợp quốc là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật mở rộng (EPTA) và Quỹ Đặc biệt của Liên
hợp quốc.
Tất cả các nước là thành viên Liên hợp quốc hoặc là thành viên của một trong
những tổ chức chuyên môn của hệ thống Liên hợp quốc, hoặc là thành viên của Cơ quan
Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đều có thể trở thành thành viên của UNDP.Trong
hệ thống Liên hợp quốc, UNDP đã trở thành cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn nhất với hai
tính chất viện trợ cơ bản là chuyển giao công nghệ và chuẩn bị cho đầu tư (hay tiền đầu
tư) theo từng chu kì 5 năm cho chương trình quốc gia của các nước. Cơ quan lãnh đạo là
Ban Điều hành gồm 36 thành viên (Châu Phi 8, Châu Á - Thái Bình Dương 7, Đơng Âu
4, Mĩ Latinh và Caribê 5, Tây Âu và khu vực khác 12) do Đại hội đồng Liên hợp quốc
bầu với nhiệm kì 3 năm; họp mỗi năm 2 lần, lần lượt tại Niu Yooc (New York) và
Giơnevơ (Genève). Cơ quan thường trực là Ban Thư kí và các cục, vụ chuyên ngành tại
trụ sở Niu Yook và cơ quan đại diện UNDP tại Giơnevơ
1.1.2 Nguồn vốn
UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống Liên hợp quốc hiện nay:
Vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, các tổ
chức, cá nhân. Trung bình hàng năm UNDP quản lý khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ thông
qua các nguồn vốn thường xuyên (core resources), không thường xuyên (non-core
resources) và các nguồn đồng tài trợ khác (co-financing or cost-sharing resources). 90%
viện trợ từ nguồn vốn thường xuyên của UNDP được dành cho các nước nghèo, nơi
chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói của thế giới hiện nay.

3



Website: Email : Tel : 0918.775.368

Viện trợ của UNDP là viện trợ khơng hồn lại được thực hiện dưới dạng chương trình
quốc gia có thời gian 5 năm bao gồm hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế của các quốc
gia. Các chương trình quốc gia được xây dựng dựa trên những ưu tiên của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch 5 năm của nước nhận viện trợ và các mục tiêu ưu
tiên trong từng thời kỳ của UNDP. Ngân sách dự kiến viện trợ cho các chương trình của
các nước nhận viện trợ do hội đồng Chấp hành UNDP thông qua. Chương trình quốc gia
là khn khổ hợp tác của UNDP với nước nhận viện trợ. Trên cơ sở chương trình quốc
gia, UNDP phối hợp với chính phủ xây dựng các chương trình dự án cụ thể. Phương
thức tiếp cận để thực hiện các chương trình quốc gia của UNDP từ trước năm 2000 là
tiếp cận bằng các dự án cụ thể. Nhưng kể từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh sang
phương

thức

tiếp

cận

bằng

các

chương

trình.


UNDP đồng thời quản lý vốn của một số quỹ khác như Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên
hợp quốc (UNCDF), Quỹ Phát triển phụ nữ (UNIFEM), Chương trình Những người tình
nguyện Liên hợp quốc (UNV)...Đối tác của UNDP gồm các Quỹ và Chương trình viện
trợ khác thuộc hệ thống phát triển Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế
như Ngân hàng Thế giới (WB), Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng khu vực và
các tổ chức phi Chính phủ.
1.1.3 Tơn chỉ và mục đích hoạt động
Giúp đỡ nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người
bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng năng lực trong việc thiết kế và thực
hiện các chương trình phát triển nhằm xố bỏ đói nghèo, tạo cơng ăn việc làm và tìm
phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái tạo
mơi trường, ưu tiên hàng đầu cho xố đói giảm nghèo. Các nguồn lực của UNDP cần
phải được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đem lại tác động tối đa tới sự
phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận viện trợ.

4


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực
quản lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực hiện
các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước.
Hoạt động của UNDP tập trung tăng cường hợp tác quốc tế vì sự nghiệp phát
triển; trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý quốc gia, sự tham gia rộng rãi hơn của
nhân dân, phát triển khu vực nhà nước và tư nhân, sự tăng trưởng công bằng. Các
chương trình và dự án hỗ trợ của UNDP được xây dựng dựa trên cơ sở các kế hoạch và
ưu tiên quốc gia và các ưu tiên trong chính sách của UNDP.
Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ và các lĩnh vực ưu
tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP là: Thực hiện các nghiên cứu về chiến

lược, chính sách và đưa ra các khuyến nghị; cung cấp các dịch vụ về tư vấn kỹ thuật;
thực hiện các nghiên cứu khả thi, tiền khả thi; tiến hành các phân tích và đánh giá thực
trạng, nghiên cứu tổng quan và xây dựng các quy hoạch tổng thể; Thực hiện các nghiên
cứu đánh giá thực trạng và đưa ra các khuyến nghị về phát triển tổ chức và thiết chế,
nghiên cứu đánh giá các chính sách, luật lệ và quy chế có tác động đến việc thực thi thiết
chế, hỗ trợ trong việc phân tích và phát triển, và lắp đặt các hệ thống quản lý như lập kế
hoạch, thông tin, báo cáo lập ngân sách, kế toán... Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý,
nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn. Trao đổi thông tin và tổ chức tham quan, khảo sát,
hội thảo và tập huấn; Hỗ trợ nghiên cứu về phát triển và thực hiện các sắp xếp về tổ chức
để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao. Giúp đánh giá và xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý; Hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ phù
hợp, khuyến khích và giúp đỡ phát triển năng lực công nghệ quốc gia. Trợ giúp việc
thiết lập và nâng cấp các phương tiện vật chất và trang thiết bị.
Từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vi mơ các vấn đề về thể chế,
chính sách cũng như tăng cường năng lực tập trung cho các hoạt động hỗ trợ các nước
đang phát triển thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và xố đói giảm nghèo.

5


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Các dự án trợ giúp kỹ thuật và tăng cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với
hỗ trợ xây dựng các chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ.
1.1.4 Phương hướng hoạt động
Trong thời gian tới, UNDP sẽ tiếp tục tập trung phát huy bốn ưu tiên để giúp
UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vĩ mô: thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ; hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông
tin. Đồng thời, sẽ bổ sung thêm hai ưu tiên khác là: ủng hộ nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc
của Tổng Thư ký;cải thiện nguồn tài chính hiện có cụ thể:

Về các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG): UNDP sẽ tập trung:
a) Đạt được những kết quả tại cấp độ quốc gia:UNDP giữ vững tốc độ
hiện nay và tiếp tục tăng cường quá trình báo cáo MDG, các sản phẩm và các bước đi
tiếp theo để các báo cáo MDG trở thành một công cụ thúc đẩy phát triển;
b)Phối hợp với các tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia nâng cao nhận thức
về MDG trong hệ thống Liên hợp quốc và trên thế giới;
c) Tăng cường năng lực theo dõi và phân tích sử dụng quy định của MDG;
d) Thúc đẩy phương thức điều hành quốc gia bằng cách giúp quốc gia bày
tỏ những ưu tiên của mình trong quá trình tư vấn và cung cấp thông tin cơ bản giúp tất
cả các bên có thế tham gia có ý nghĩa vào quá trình tư vấn;
e) Hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khu vực
f) Sắp xếp các chương trình và chính sách để thể hiện tầm quan trọng của
nhiệm vụ mới của UNDP về MDG.
Ngăn chặn khủng hoảng và tái thiết sẽ là mục tiêu được quan tâm đặc biệt trong
thời gian tới. UNĐP sẽ tăng cường năng lực của các nhân viên, vận động các nhà tài trợ,
và đảm bảo việc phân phối các dịch vụ xã hội cơ bản.
Trong lĩnh vực hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, UNDP sẽ tập
trung vào tính thống nhất của kế hoạch hành động, đánh giá tính khả thi của chương
trình. Với các cơ sở hạ tầng cơ bản đã có, trọng tâm hoạt động sẽ được chuyển sang phát

6


Website: Email : Tel : 0918.775.368

triển các nội dung bổ sung cho các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo và nhạy bén hơn mà
các văn phòng quốc gia có thể đóng góp cho các kế hoạch ưu tiên quốc gia. UNDP sẽ
mở rộng mạng lưới toàn cầu để các khách hàng từ bất cứ đâu, bên trong UNDP, tại các
quốc gia các tổ chức Liên hợp quốc và cộng đồng phát triển, đều có thể hưởng lợi từ
kiến thức, tri thức, và các kinh nghiệm.

Về cải tổ Liên hợp quốc, UNDP sẽ tích cực hỗ trợ nỗ lực của Tổng Thư ký nhằm
cải tổ Liên hợp quốc. Một số hoạt động chính gồm đơn giản và hài hồ hố các mơ hình
thực hiện chương trình của các tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia để tăng hiệu quả viện
trợ và sự hợp tác, giảm chi phí giao dịch cho các đối tác.
Về nguồn tài chính, UNĐP sẽ tiếp tục sắp xếp các chương trình tồn cầu và quốc gia phù
hợp với các lĩnh vực hoạt động, q trình hoạt động, nguồn huy động tài chính. Những
khoản đầu tư cho UNDP thông qua các kế hoạch công tác sẽ được thể chế hoá.
1.1.5 Cơ cấu tổ chức
UNDP là cơ quan trục thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc, chịu sự chi phối của
Đại Hội đồng và ECOSOC. Đại Hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn,
ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động.v.. Người đứng đầu UNDP được
gọi là Tổng Giám đốc (Admmistrator) do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Chấp hành (Executive Board) gồm 36 nước
thành viên phân bổ theo khu vực địa lý (châu Phi - 8; Châu Á- 7; Trung Âu - 4; Mỹ
Latinh và Caribê - 5; Tây Âu và các nước khác - 12), có nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng
Chấp hành là cơ quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước,
khu vực và kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt động của mình lên ECOSOC.
Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002, đồng thời là
Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 và 2001
1.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam – UNDP
Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với UNDP ngày 21 tháng 3 năm 1978.
Với vai trò là một cơ quan tài trợ của Liên hợp quốc, UNDP bắt đầu thực hiện chương

7


Website: Email : Tel : 0918.775.368

trình hỗ trợ tại Việt Nam từ 1978. Từ đó đến nay, UNDP đã thực hiện cho nước ta sáu
chương trình viện trợ(quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ, xóa đói giảm nghèo,

ngăn chặn khủng hoảng và khôi phục sau khủng hoảng, năng lượng và mơi trường,
phịng chống HIV/AIDS, bình đẳng giới) với tổng số vốn khoảng 430 triệu USD. Nhìn
chung các chương trình viện trợ của UNDP cho Việt Nam được đánh giá là thực hiện
tốt, có hiệu quả. UNDP coi Việt Nam là một điển hình trong quan hệ hợp tác giữa
UNDP với các nước. Qua các chương trình dự án của mình, UNDP đóng góp đáng kể
vào q trình xây dựng và thực hiện chính sách đổi mới, nhất là trong các lĩnh vực kinh
tế, pháp luật, hành chính. Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể cho nhiều ngành, địa
phương và tích cực hỗ trợ cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở nước ta, (đặc biệt là trong
việc huy động viện trợ, giúp Chính phủ điều phơí viện trợ, hội nhập khu vực và thế giới
và một số lĩnh vực cải cách thể chế nhạy cảm bao gồm việc phát triển khuôn khổ pháp lý
và cải cách hành chính.Quan hệ hợp tác Việt Nam - UNDP có thể chia làm ba giai đoạn.
Từ 1977 đến giữa thập kỷ 80: Hỗ trợ tái thiết đất nước và chuyển giao công nghệ.
Theo yêu cầu của Việt Nam, các dự án của UNDP chủ yếu tập trung vào hỗ trợ phục hồi
và nâng cấp năng lực sản xuất, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất hàng hoá thiết yếu phục vụ
đời sống nhân dân. Các dự án giai đoạn này thường có tỷ trọng lớn về thiết bị (chiếm tới
50 - 70% tổng ngân sách dự án) như dự án phục hồi nhà máy điện Thủ Đức máy dệt và
nhà máy đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, cải thiện trang thiết bị dịch vụ mặt đất cho
các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Quy Nhơn... Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong tương lai UNDP đã rất coi trọng chuyển giao cơng nghệ, bí quyết kỹ
thuật thông qua việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng và nâng cao năng lực cho một loạt các
viện nghiên cứu và quy hoạch nông nghiệp (như Viện Khoa học Nơng nghiệp, Viện
Phân bón và Thổ nhưỡng...); cải tiến các giống cây trồng và vật nuôi (lúa, ngô, cây công
nghiệp, cá, tôm...); và nâng cao chất lượng các sản phẩm cơng nghiệp (hàng dệt, nhựa,
cao su, hố chất cơ bản...)

8


Website: Email : Tel : 0918.775.368


Từ giữa thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90: Hỗ trợ thực hiện tiến trình đổi mới và
mở cửa
UNDP đã giúp Việt Nam đánh giá và xây dựng quy hoạch phát triển một số vùng
lãnh thổ và ngành kinh tế như: quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng; quy hoạch tổng thể ngành du lịch và hàng không dân dụng; báo cáo
tổng quan ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, giáo dục. UNDP cũng đã chủ động
hỗ trợ Chính phủ chuẩn bị báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam. Những báo cáo
và tài liệu này đã giúp Việt Nam, Ngân hàng thế giới và UNDP cùng phối hợp tổ chức
thành công Hội nghị Tài trợ quốc tế đầu tiên năm 1998, đặt nền móng cho thành cơng
tiếp theo của các Hội nghị thường niên của Nhóm các nhà tài trợ sau này.
Từ giữa thập kỷ 90 đến nay: Thúc đẩy cải cách thể chế, xóa đói giảm nghèo và
phát triển bền vững
Từ 4-1995, theo yêu cầu của Việt Nam, UNDP tổ chức và chủ trì Diễn đàn Nhóm
các nhà tài trợ. Diễn đàn đã góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và sự hiểu biết
chung về các vấn đề và ưu tiên phát triển quốc gia, trong đó có xố đói giảm nghèo, cải
cách tài chính cơng, hiệu quả sự dụng ODA, cải cách luật pháp, cải cách hành chính
cơng, cải cách thương mại..
UNDP đã hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam xây dựng và đưa vào thực hiện có hiệu quả
Luật Doanh nghiệp, góp phần đơn giản hố thủ tục hành chính và bãi bỏ nhiều loại giấy
phép, qua đó cắt giảm đáng kể gánh nặng và chi phí về thủ tục hành chính trong việc
thành lập doanh nghiệp. UNDP cũng đã hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, hiện đang là đường lối chỉ đạo quá trình phát triển đất nước
trong những năm tới. Trong chu kỳ 2001-2005, UNDP đã cung cấp 41,30 triệu USD
viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam. Với sự hỗ trợ của UNDP và một số nhà tài trợ
khác. Việt Nam đã phê duyệt và công bố chiến lược cải cách hành chính quốc gia 20012010 và dự thảo chiến lược cải cách luật pháp cho l0 năm tới, đặt nền móng cho những
bước

cải

cách


hành

chính



luật

pháp

mạnh

mẽ

sâu

rộng

hơn.

9


Website: Email : Tel : 0918.775.368

UNDP đã có nhiều hoạt động hỗ trợ việc xây dựng khung pháp luật kinh tế cho Việt
Nam như. tổ chức nghiên cứu chuyên đề, cung cấp chuyên gia tư vấn pháp luật quốc tế,
tổ chức toạ đàm. Các hoạt động này đã góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền xây
dựng, sửa đổi và ban hành một hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ, tồn diện, minh bạch
hơn và có tính khả thi cao hơn: Luật Ngân sách, Luật Thương mại, Luật Khống sản,

luật dầu khí, luật đầu tư nước ngoài... Đồng thời, UNDP giúp tăng cường năng lực chỗ
nhiều cơ quan pháp luật như: Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Toà án Nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, và nhiều cơ quan của các tỉnh thành.
UNDP cung bắt đầu tập trung nhiều hơn và giúp Việt Nam thực hiện xố đói,
giảm nghèo, phát triển con người bền vững. Nhiều dự án đã được thực hiện ở một số
tỉnh nghèo nhất ở miền Bắc, miền Trung, và miền Nam. Những bài học kinh nghiệm của
các dự án này đã được lồng ghép vào chương trình.
Mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo và tạo việc làm và Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xố đói- giảm nghèo mà UNDP đóng vai trị tư vấn. Bên cạnh đó,
UNDP đã và đang hỗ trợ Việt Nam tăng cường các chính sách hỗ trợ những nhóm và
cộng đồng dễ bị xâm hại như các dân tộc thiểu số, những người di dân ở khu vực nông
thôn và những người bị nhiễm HIV/AIDS. UNDP đã phối hợp hỗ trợ Việt Nam tăng
cường vai trò của phụ nữ trong quá trình ra quyết định, nâng cao nhận thức của cơng
chúng về bình đẳng nam nữ, thúc đẩy sự tiến bộ và nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã
hội.
2. CHƯƠNG TRÌNH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI(WFP)
2.1 Thơng tin cơ bản
2.1.1 Sự thành lập
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc,
chính thức được thành lập theo Nghị quyết 4/65 của Đại hội đồng FAO và Nghị quyết
2095 (XX) của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 6 và 20/12/1965. Trước đó,
WFP được hoạt động thử nghiệm trong 3 năm (1961-1963) theo tinh thần Nghị quyết

10


Website: Email : Tel : 0918.775.368

của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Đại hội đồng FAO năm 1961. Trụ sở WFP đóng tại
Rơm, Italia

2.1.2 Nguồn tài chính
Ngân sách hoạt động của WFP được trích từ các nguồn sau: Ngân sách thường
xuyên do các nước và tổ chức quốc tế (TCQT) đóng góp tự nguyện (khoảng trên 1,2 1,5 tỷ USD/năm) trong đó đứng đầu là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh. Trên cơ
sở xác định nguồn ngân sách 2 năm một lần, Hội nghị đóng góp của WFP được tổ chức
tại Liên hợp quốc để các nước tuyên bố đóng góp tự nguyện; Ngân sách do các nước
tham gia Công ước viện trợ lương thực đóng góp (hiện nay có khoảng 120 nước đóng
góp). Hình thức đóng góp được tuyên bố là trên cơ sở tự nguyện: 1/3 bằng tiền mặt; 1/3
bằng hiện vật và 1/3 là dịch vụ chuyên chở số lương thực đóng góp tới nước nhận. Ngân
sách dự trữ lương thực khẩn cấp quốc tế (khoảng 500.000 tấn/năm).
2.1.3 Tơn chỉ mục đích hoạt động
WFP viện trợ khơng hồn lại thơng qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội hoặc
viện trợ khẩn cấp. Hình thức viện trợ là cung cấp lương thực, thực phẩm (khơng hồn
lại) cho các nước đang phát triển để giúp các nước này thực hiện thành công các dự án
phát triển kinh tế và xã hội hoặc cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm nhằm cứu
trợ nạn nhân các quốc gia đang phát triển gặp thiên tai địch họa.
WFP đóng vai trị kép: vừa là một kênh quốc tế quan trọng về cung cấp lương
thực cứu trợ khẩn cấp, vừa là tổ chức cung cấp viện trợ lương thực chủ yếu hỗ trợ các
hoạt động phát triển. Viện trợ của WFP là nguồn viện trợ khơng hồn lại lớn nhất trong
hệ thống LHQ cho các nước đang phát triển. Tính từ năm 1963 đến nay, WFP đã huy
động được trên 25 tỷ USD và trên 50 triệu tấn lương thực, thực phẩm để giúp đỡ những
người nghèo trên thế giới. Thông qua các dự án “Food for Work”, viện trợ của WFP
giúp tạo việc làm nâng cao thu nhập cho dân nghèo, khôi phục hạ tầng cơ sở nông thôn,
bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em, qua
đó góp phần xóa đói giảm nghèo.

11


Website: Email : Tel : 0918.775.368


Các lĩnh vực WFP ưu tiên bao gồm: Các hoạt động hỗ trợ phòng chống thiên tai;
Sức khoẻ và dinh dưỡng; Thuỷ lợi và trồng rừng.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu WFP là một Giám đốc Điều hành GĐĐH do Tổng Thư ký Liên hợp
quốc và Tổng Giám đốc FAO bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Giám đốc Điều hành WFP
hiện nay là ông James T. Morris, quốc tịch Hoa Kỳ.
Về cơ cấu tổ chức:
Cơ quan quyền lực cao nhất của WFP là Uỷ ban Chính sách và Chương trình viện
trợ lương thực (Committee on Food Aid Policies and Programme-CPA), tương đương
như Hội đồng Quản trị của các TCQT khác. Năm 1983, CFA gồm 30 thành viên, hiện
nay là 42 thành viên trong đó 1/2 do ECOSOC bầu và một nửa cịn lại do Đại Hội đồng
FAO bầu trên cơ sở cân đối và hợp lý địa lý giữa đại diện của các nước phát triển và
đang phát triển. CFA họp mỗi năm hai lần để chuẩn bị báo cáo trình lên ECOSOC và
Hội đồng FAO về các vấn đề như xem xét và thông qua các dự án do Giám đốc Điều
hành trình lên; xem xét và thơng qua ngân sách hành chính và ngân sách dự án; kiểm
điểm các hoạt động của WFP, thơng qua các chính sách.
Ngồi CFA, bộ máy của FWP còn gồm Uỷ ban xét duyệt các dự án gọi tắt là SCP
gồm 28 đại diện của 28 nước thành viên.
Trên thế giới, WFP thiết lập hệ thống Văn phòng đại diện tại hơn 80 nước. Trước 1995,
đại diện của UNDP thường kiêm nhiệm đại diện của WFP. Người đứng đầu Văn phòng
đại diện WFP chỉ làm nhiệm vụ điều hành công việc chuyên môn. Từ năm 1995, WFP
chính thức đảm nhiệm cương vị đại diện của mình tại các Văn phịng đại diện.
2.2 Quan hệ Việt Nam – WTF
Việt Nam có quan hệ với WFP từ năm 1975. Năm 1978 WFP lập Văn phòng đại
diện tại Hà Nội. Hiệp định Cơ bản (bằng tiếng Pháp và tiếng Việt) giữa Chính phủ Việt
Nam và WFP được ký ngày 18/2/1979 (Thay mặt Chính phủ Việt Nam là cố Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và thay mặt WFP là Giám đốc Điều hành G.N. Vogel).

12



Website: Email : Tel : 0918.775.368

Trong 25 năm (từ 1975-2000), WFP đã viện trợ lương thực và vật tư phi lương thực
trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ lợi, y tế, dinh dưỡng và viện trợ khần cấp vv… cho
Việt Nam với tổng giá trị gần 500 triệu USD theo phương thức khơng hồn lại.
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, WFP bắt đầu viện trợ cho Việt
Nam các dự án với các mục đích giúp khắc phục hậu quả chiến tranh, giúp người tỵ nạn
hồi hương v.v. Trong 25 năm từ 1975 đến 2000, WFP là tổ chức thuộc hệ thống LHQ
viện trợ lương thực nhiều nhất cho Việt Nam với tổng giá trị gần 414 triệu đơla Mỹ theo
phương thức khơng hồn lại. Nếu kể cả các trang thiết bị, ơ-tơ và phí vận chuyển lương
thực đến các cảng của Việt Nam, tổng giá trị viện trợ của WFP cho Việt Nam có thể lên
tới gần 500 triệu USD, gồm các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
Hoạt động cứu trợ khẩn cấp: Đặc điểm của WFP là chỉ tiến hành các hoạt động
cứu trợ khẩn cấp khi Chính phủ có u cầu chính thức. Viện trợ khẩn cấp của WFP gồm:
cung cấp lương thực và thực phẩm cho các nạn nhân (Mỗi dự án tối thiểu là 2 triệu USD,
tối đa là 5 triệu). WFP đã giúp Việt Nam tổng số 27 dự án viện trợ khẩn cấp (trị giá 82
triệu USD) cho các nạn nhân của thiên tai và tỵ nạn với tỷ lệ: 46,2 triệu USD (56,3%)
cho những vùng bị bão; 16,7 triệu USD (20,5%) cho cứu trợ hạn hán và mất mùa; 12,8
triệu USD (15,6%) cho người Campuchia gốc Việt tỵ nạn tại Việt Nam; và 6,2 triệu
USD (7,6%) cho các vùng bị lũ lụt ở miền Trung và đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi
ra, WFP giúp Việt Nam nhiều dự án hành động nhanh (Quick Action Project) nhằm khắc
phục hậu quả chiến tranh, giúp người dân tái định cư tại một số vùng kinh tế mới trong 2
năm 1975, 1976 với tổng giá trị 13,2 triệu USD.
Hỗ trợ phát triển: Kể từ năm 1992, WFP chuyển hướng giúp đỡ Việt Nam, từ
viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho phát triển, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như thủy
lợi, lâm nghiệp, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nhóm dễ bị tổn thương v.v. với tổng
số viện trợ trị giá khoảng 266 triệu USD cho 22 dự án. Cụ thể:
WFP hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác hại của thiên tai thông qua các dự án nâng cấp
hang trăm cây số đê bao ở tỉnh Ninh Bình (2 huyện Gia Viễn và Nho Quan), nâng cấp


13


Website: Email : Tel : 0918.775.368

800 km hệ thống đê biển và trồng ngập mặn chắn sóng thuộc 13 tỉnh, từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam, thông qua 2 dự án mã số 4617 và 5325. Với dự án số 4304, WFP đã hỗ trợ
Chính phủ Chương trình trồng rừng phi lao ven biển để chống cát bay và chắn sóng
nhằm bảo vệ bờ biển;
WFP giúp nâng cao dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em thông qua các dự án mã số
2651, 3844 (Pha I và II). Dự án 2651 được CFA thông qua tháng 10 năm 1982, tổng số
vốn của WFP là 24 triệu USD, Chính phủ đóng góp 4,2 triệu USD bắt đầu thực hiện
tháng 3/1984 và kết thúc tháng 7/1989. WFP đã cung cấp 44.423 tấn bột mỳ để chuyển
đổi ra gạo cung cấp cho người thụ hưởng. Dự án đã thành công tốt đẹp tại 126 huyện,
thị. Tiếp theo đó, Dự án 3844 “ni dưỡng các nhóm dễ bị tổn thương trong khn khổ
của Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu” được CFA thơng qua tháng 12/1989 với
tổng đóng góp của WFP là 22,5 triệu USD (phần đối ứng của Chính phủ là 3,7 triệu
USD). Đối tượng của Dự án này là 175.000 phụ nữ mang thai, 175.000 phụ nữ đang
nuôi con bằng sữa mẹ, 490.000 trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Giai đoạn II của Dự án là
“Hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu” trong đó WFP đóng góp 10,6 triệu
USD được thơng qua tháng 10/1993, thực hiện trong 4 năm tại 450 xã của 25 huyện
thuộc 10 tỉnh nghéo nhất Việt Nam;
Viện trợ của WFP dành cho lĩnh vực thủy lợi được coi là ưu tiên với 135,4 triệu
USD (cho 8 dự án lớn), chiếm 32,7 % tổng số viện trợ của WFP dành cho Việt Nam
trong 25 năm qua. 6 dự án được thông qua trong giai đoạn từ 1977 - 1988 chủ yếu là
nâng cấp đê sông, xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ phục vụ công tác tưới tiêu. Dự
án 4617 (trị giá 16 triệu USD) khôi phục và nâng cấp 454 km đê biển của 7 tỉnh miền
Trung (từ Thanh Hóa đến Quảng Nam) được thơng qua tháng 2/1993 và kết thúc tháng
6/1999. Dự án 5325 (85.000 tấn bột mỳ trị giá 26,6 triệu USD) khôi phục và nâng cấp

301 km đê biển của 5 tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, đã kết thúc tốt đẹp
vào tháng 8/2000;

14


Website: Email : Tel : 0918.775.368

WFP đã viện trợ một khối lượng lương thực lớn, trị giá 124 triệu USD cho việc
trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Kể từ năm 1977, WFP đã hỗ trợ việc trồng rừng
trên tổng diện tích 450.000 hecta tại 247 huyện. Nếu tính trồng 25000 cây/ha thì tổng số
cây đã trồng được là 1,1 tỷ cây. Viện trợ của WFP cho lĩnh cực lâm nghiệp có thể chia
thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ 1976 đến 1988, WFP thông qua 7 dự án thực hiện tại miền
Trung và Tây Nguyên với tổng diện tích tái trồng rừng là 150.000 hecta, tạo công ăn
việc làm cho hàng vạn người nghèo.
+ Giai đoạn II: Từ 1989 đến 2000: dưới ánh sáng của chính sách đổi mới của
Chính phủ Việt Nam, WFP tập trung giúp đỡ các hộ gia đình nhỏ trồng cây trên đất
trống đồi trọc (thuê từ 30-50 năm) với 2 dự án. Dự án 4304 (trồng rừng ven biển miền
Trung, trị giá 23,5 triệu USD) bắt đầu từ 1992 và kết thức tháng 3/1998. Dự án 5322
(Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đơng Bắc Việt Nam trị giá 6 triệu USD),
triển khai năm 1996, kết thúc tháng 12/2002..
Ngày 31/12/2000, do tính chất cơng viêc khơng cịn phù hợp, WFP đã đóng cửa
Văn phịng đại diện tại Việt Nam. Kể từ đây, quan hệ Việt Nam-WFP bước vào giai
đoạn phát triển mới: Việt Nam từ nước nhận viện trợ lương thực đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu gạo hang đầu thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt
Nam - WFP, Việt Nam đã trở thành nhà tài trợ của WFP với việc Việt Nam viện trợ
nhân đạo lương thực khẩn cấp giúp đỡ một số nước khắc phục hậu quả do thiên tai gây
ra, trong đó có viện trợ nhân đạo 1,470 tấn gạo cho nhân dân Iraq (10/2003) thơng qua
Chương trình Lương thực thế giới.

Đẻ đánh giá hiệu quả các hoạt động của WFP tại Việt Nam, cuối năm 1993 đầu
năm 1994, một đoàn gồm đại diện của các nước tài trợ là Hà Lan, Canada và Nauy vào
Việt Nam. Đoàn đã đưa ra kết luận rằng Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt về
sản xuất lương thực và nông nghiệp, sản lượng lương thực đã tăng lên và Việt Nam đang
nổi lên như là một trong các “đại gia” xuất khẩu gạo trên thế giới. Đoàn kiến nghị WFP

15


Website: Email : Tel : 0918.775.368

nên giảm dần và kết thúc viện trợ lương thực cho Việt Nam trong 5 năm sau đó. Tháng
8/1995, bà C. Bertini, Giám đốc Điều hành của WFP sang thăm Việt Nam đã chính thức
thơng báo với Thủ tướng Võ Văn Kiệt về kế hoạch của WFP kết thúc các dự án viện trợ
phát triển tại Việt Nam vào cuối năm 2000 vì các nước tài trợ đề nghị WFP phải ưu tiên
những nơi khác trong khi Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế
giới. Tuy nhiên bà Giám đốc Điều hành cũng khẳng định rằng WFP luôn sẵn sàng cung
cấp các dự án viện trợ khẩn cấp nếu Chính phủ Việt Nam yêu cầu. Với quyết định đó,
WFP chính thức đóng cửa Văn phịng đại diện của mình tại Hà Nội vào ngày
31/12/2000. Tại buổi lễ đóng cửa Văn phịng WFP, Chính phủ Viêt Nam đã đánh giá cao
sự giúp đỡ của WFP trong 25 năm qua, tặng Huy chương Hữu nghị cho WFP và ông
Julian Lefevrre, Trưởng đại diện WFP tại Hà Nội.
Về cơ bản, WFP đánh giá cao và mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài
với Việt Nam. Ngồi mục đích tranh thủ khả năng tài trợ lương thực và mua với giá ưu
đãi gạo của Việt Nam, WFP cũng muốn Việt Nam cung cấp nguồn lực (chuyên gia, cán
bộ có năng lực) và chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng rất hiệu quả
viện trợ của WFP trước đây để triển khai các hoạt động của họ tại các nước hiện nay.
Tháng 5/2004, WFP đã cử đoàn sang thăm và làm việc với Việt Nam để thảo luận vấn
đề tăng cường quan hệ đối tác hai bên và việc tuyển dụng chuyên gia và công dân Việt
Nam làm việc ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt đơng, các cơ quan của WFP. Điều đó

cho thấy WFP rất coi trọng việc tăng cường quan hệ với Việt Nam với tư cách là một đối
tác có tiềm năng về viện trợ lương thực cũng như tiềm năng về nguồn lực.
Tháng 10/2005, ơng John Powel, Phó Giám đốc điều hành WFP đã sang làm việc
tại Việt Nam nhằm tìm hiểu cơ hội về phương pháp hợp tác giữa WFP và Việt Nam
trong giai đoạn mới. WFP cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng và triển vọng, WFP
mong muốn Việt Nam đóng góp nhiều hơn nữa vào việc hoạch định chính sách, đường
lối của WFP, giúp các nước về kinh nghiệm phịng ngừa và cứu trợ thiên tai, thơng qua
việc cử chuyên gia vào các hoạt động của WFP, mong muốn Việt Nam tiếp tục cung cấp

16


Website: Email : Tel : 0918.775.368

nông sản (chủ yếu là gạo) cho các nước thông qua WFP. Nhằm mở rộng hợp tác với Việt
Nam, WFP đề nghị phối hợp với Việt Nam tổ chức hội thảo với tên gọi “Ngày doanh
nghiệp” ở Việt Nam để WFP giới thiệu cho các doanh nghiệp và nhà cung cấp lương
thực nông sản của Việt Nam nắm bắt về cách thức hợp tác và làm ăn với WFP.
3. QUỸ NHI ĐỒNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC(UNICEF)
3.1 Thông tin cơ bản
3.1.1 Sự thành lập
Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp
quốc, có tơn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và
phát triển của trẻ em trên tồn thế giới.
UNICEF có 8 Trụ sở khu vực trong đó có các trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Tơ-ky-ơ, một
trung tâm nghiên cứu ở Phlo-ren-xơ (Florence) và một trung tâm cung ứng tại Cô-penha-ghen (Đan Mạch).
Ngày 11 tháng 12 năm 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ/LHQ) đã thông
qua nghị quyết 57 (I) thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United Nations
International Children's Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, với mục đích ban đầu là
cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 6 tháng 10 năm 1953, ĐHĐ/LHQ thông qua nghị quyết 802 (VIII), quyết định đổi
tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quĩ Nhi đồng của LHQ (United Nations
Children's Fund) song vẫn giữ tên viết tắt là UNICEF.
3.1.2 Nguồn vốn
Quỹ hoạt động của UNICEF khoảng hơn 1 tỷ (một tỷ) đô-la Mỹ/năm. Nguồn chủ
yếu là do đóng góp tự nguyện của các nước. Việc đóng góp tự nguyện này được các
nước tuyên bố tại Hội nghị đóng góp của Liên hợp quốc tổ chức vào đầu tháng 11 hàng
năm tại Niu Oóc nhân khóa họp hàng năm ĐHĐ/LHQ. Những nước đóng góp chủ yếu
cho UNICEF là Nhật bản, Mỹ, các nước Bắc Âu, Canada, Anh...

17


Website: Email : Tel : 0918.775.368

3.1.3 Tôn chỉ và mục đích hoạt động
Tơn chỉ mục đích ban đầu của UNICEF chỉ là giúp đỡ trẻ em ở châu Âu gặp hồn
cảnh khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ khi được ĐHĐ/LHQ chính thức
đổi tên thành Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc (10/1953), UNICEF đã mở rộng tơn chỉ
mục đích của mình với các mục tiêu: chăm sóc, phục vụ và bảo vệ mọi quyền lợi cho sự
phát triển của trẻ em trên toàn thế giới với tập trung ưu tiên số một vào trẻ em ở các
nước đang phát triển và kém phát triển. Các hình thức giúp đỡ phổ biến là: Cung cấp
các dịch vụ cơ bản về y tế kể cả thuốc thiết yếu; Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Dinh
dưỡng; Nước và vệ sinh môi trường; Giới và phát triển và các lĩnh vực khác có liên quan
đến trẻ em và phụ nữ. Đặc biệt, UNICEF còn tham gia vào các hoạt động cứu trợ khẩn
cấp. Mọi hỗ trợ của UNICEF tập trung vào các chương trình của cộng đồng với sự tham
gia của các tầng lớp nhân dân nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ thơ ở khắp mọi nơi
trên thế giới..
Năm 1996, Hội đồng chấp hành của UNICEF đã thông qua "Tuyên ngôn
UNICEF" (New Mission Statement) với nội dung chủ yếu sau:

- Thực hiện mọi chủ trương của LHQ về bảo về các quyền của trẻ em đồng thời
hỗ trợ, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của trẻ em.
- Hỗ trợ các quốc gia thực hiện những cam kết về trẻ em do Hội nghị Thượng
đỉnh về trẻ em của Liên hợp quốc (1990) đề ra.
- Huy động mọi ý chí chính trị và các nguồn lực vật chất nhằm giúp các nước xây
dựng năng lực nhằm đề ra các chính sách phù hợp để chuyển giao dịch vụ trẻ em tới các
hộ gia đình.
- Cam kết đảm bảo sự bảo vệ đặc biệt cho những trẻ em gặp hồn cảnh đặc biệt
khó khăn như: trẻ em là nạn nhân của xung đột vũ trang; trẻ em nghèo khó; trẻ em lang
thang cơ nhỡ...
- Thơng qua các Chương trình quốc gia để khuyến khích quyền bình đẳng cho
phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời hỗ trợ họ tham gia các hoạt động phát triển kinh tế

18


Website: Email : Tel : 0918.775.368

cũng như chính trị của các quốc gia và cộng đồng. UNICEF hợp tác với tất cả các
chính phủ, các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức phi chính phủ (NGO's) trong khuôn khổ
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em nhằm đạt được các mục tiêu về trẻ em do Hội nghị
Thượng đỉnh về trẻ em (1990) đề ra.
Để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh thế giới mới nhằm phục vụ trẻ em một
cách có hiệu quả nhất, trong những năm gần đây UNICEF đã xác định sứ mệnh và trách
nhiệm của mình như sau:
- Thực hiện trách nhiệm do ĐHĐ/LHQ giao phó là chăm lo việc bảo vệ các quyền
của trẻ em, giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em và tạo thêm cơ hội giúp trẻ
em phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
- Theo Cơng ước về Quyền Trẻ em, phấn đấu thiết lập các quyền của trẻ em như
những nguyên tắc đạo lý bền vững và các chuẩn mực quốc tế về việc đối xử với trẻ em.

- Nhấn mạnh sự sống còn, việc bảo vệ và phát triển của trẻ em là những địi hỏi
phát triển tồn cầu gắn liền với sự tiến bộ của con người.
- Động viên ý chí chính trị và nguồn lực vật chất để giúp đỡ các nước, đặc biệt là
các nước đang phát triển, bảo đảm phương châm “Trước tiên cho trẻ em” và để xây
dựng năng lực, đề ra các chính sách phù hợp và cung ứng các dịch vụ cho trẻ em và gia
đình của các em.
- Cam kết bảo đảm sự bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em chịu thiệt thịi nhất như nạn
nhân của chiến tranh, thiên tai, đói nghèo cùng cực, của mọi hình thức bạo lực và bóc lột
cũng như trẻ em bị tàn tật.
- Ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp để bảo vệ các quyền của trẻ em.Trong
việc phối hợp với các đối tác của LHQ và các cơ quan nhân đạo, UNICEF dành cho họ
những phương tiện đáp ứng nhanh của mình nhằm giảm bớt những đau khổ của trẻ em
và thực hiện việc chăm sóc đối với trẻ em.

19


Website: Email : Tel : 0918.775.368

- UNICEF là một tổ chức không thiên vị và sự hợp tác của UNICEF là khơng có
phân biệt đối xử trong mọi hoạt động của mình, dành ưu tiên cho các trẻ em bị thiệt thòi
nhất và những nước cần sự giúp đỡ nhất.
- Thơng qua các Chương trình Quốc gia, thúc đẩy các quyền bình đẳng của phụ
nữ và trẻ em gái và hỗ trợ họ tham gia đầy đủ vào sự phát triển về chính trị, kinh tế và xã
hội của cộng đồng.
- Hợp tác với mọi đối tác để đạt được những mục tiêu phát triển con người bền
vững đã được cộng đồng thế giới thông qua cũng như thực hiện triển vọng hồ bình và
tiến bộ xã hội đã được ghi trong Hiến chương của LHQ.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu: Đứng đầu UNICEF là một Giám đốc Chấp hành. Hai Phó Giám đốc chấp

hành giúp việc cho Giám đốc và một Ban thư ký. Ban thư ký có chức năng thực thi mọi
cơng việc của UNICEF tại trụ sở UNICEF Niu c và ở 8 Văn phịng UNICEF tại các
khu vực với 126 văn phòng đại diện tại các nước phụ trách hơn 160 nước trên thế giới.
Năm 1994, Ban thư ký này bao gồm 8.415 người. Năm 1998, đáp ứng lời kêu gọi tinh
giản bộ máy của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban thư ký cịn 6.200 người trong đó 84%
làm việc ở các văn phòng khu vực và văn phòng đại diện của UNICEF ở 126 nước trên
thế

giới,

số

cịn

lại

làm

việc

tại

Trụ

sở

Trung

ương


Niu

c.

Cơ quan lãnh đạo của UNICEF là Hội đồng chấp hành UNICEF
(HĐCH/UNICEF) bao gồm 36 nước thành viên của Liên hợp quốc được chọn bầu theo
tỷ lệ phân bổ cho các khu vực địa lý. Ban đầu, HĐCH bao gồm 30 thành viên, sau này
tăng lên 41 thành viên và từ năm 1993, ĐHĐ/LHQ khoá 48 ra nghị quyết 48/162 qui
định số thành viên HĐCH/UNICEF là 36. Các thành viên này được phân bổ theo khu
vực địa lý như sau: Châu Phi : 8; Châu Á : 7; các nước Đông Âu: 4; khu vực Mỹ la tinh
và Vịnh Ca-ri-bê: 5; Tây Âu và các nước khác (gồm cả Nhật Bản): 12. Mỗi năm sẽ bầu
lại 1/3 số thành viên nói trên tại phiên họp hàng năm của Hội đồng Kinh tế xã hội
(ECOSOC). Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng là 3 năm.

20


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Mỗi năm HĐCH/UNICEF họp 4 kỳ: phiên thường kỳ thứ nhất, thứ hai , thứ ba
vào các tháng 1, 3, 8 dương lịch và một phiên hàng năm bàn các vấn đề thực chất vào
tháng 5 hoặc tháng 6 dương lịch. Nhiệm vụ chính của HĐCH/UNICEF là:
-Thực hiện các chính sách của Đại hội đồng LHQ, sự phối hợp và chỉ đạo của
ECOSOC có liên quan tới các hoạt động của UNICEF.
-Tiếp nhận thông tin từ Giám đốc Chấp hành và chỉ đạo, chỉ thị cho Giám đốc
Chấp hành về hoạt động của UNICEF.
-Bảo đảm các hoạt động và chiến lược hoạt động thực tiễn của UNICEF phù hợp
với sự chỉ đạo chung về Chính sách của ĐHĐ/ LHQ và ECOSOC.
-Theo dõi hoạt động thực thi của UNICEF tại các nước.
-Thông qua các Chương trình hoạt động kể cả các Chương trình Quốc gia.

-Quyết định các kế hoạch về quản lý hành chính và ngân sách.
-Đề xuất những sáng kiến mới lên ECOSOC và thơng qua ECOSOC, lên
ĐHĐ/LHQ khi cần thiết
-Khuyến khích và xem xét các sáng kiến mới về chương trình
-Đệ trình báo cáo hàng năm lên ECOSOC tại phiên họp thường kỳ bàn về các vấn
đề thực chất, trong đó có thể nêu những khuyến nghị nhằm cải tiến việc phối hợp hoạt
động trên thực địa.
3.2 Quan hệ Việt Nam – UNICEF
UNICEF có quan hệ với Việt Nam từ cuối năm 1975 trước khi Việt Nam trở
thành thành viên của LHQ (1977). Đây là một trong những TCQT đầu tiên có quan hệ
với Việt Nam sau khi nước Việt Nam hoàn tồn thống nhất. Viện trợ của UNICEF đã
góp đáng kể cho việc thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta.
Về phía Chính phủ Việt Nam
Chính phủ ln giữ vững những cam kết với UNICEF cũng như luôn tạo ra môi
trường thuận lợi cho các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam, điều đó được thể hiện
qua các hoạt động cụ thể sau:

21


Website: Email : Tel : 0918.775.368

+ Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, và là nước thứ 2 trên thế giới ký
(20/1/1990) và phê chuẩn (28/11/2001) Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em
(CRC). Việt Nam đã phê chuẩn hai Nghị định thư không bắt buộc (NĐTKBB) bổ sung
cho CRC đó là NĐTKBB về bn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu
dâm trẻ em và NĐTKBB về sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.
+ Việt Nam đã ký Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh về Trẻ em 9/1990 và
5/2002.
+ Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành UNICEF từ 1996-1998 và giữ

cương vị Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành UNICEF năm 1998.Vừa qua Việt Nam đã
tích cực tham gia và có những đóng góp vào kết quả của Khoá họp đặc biệt của Đại hội
đồng Liên hợp quốc về trẻ em tổ chức tại Niu Oóc, tháng 5/2002.
+ Việt Nam đã ban hành Luật quốc gia về Phổ cập tiểu học và Luật Bảo vệ và
Chăm sóc Trẻ em Việt Nam (1991).
+ Tháng 12/1991 Việt Nam đã xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ
em đến năm 2000 và tháng 12/2001 Việt Nam đã đưa ra Chương trình Hành động Quốc
gia vì Trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
+ Năm 1992, Việt Nam đã tổ chức lại và nâng cấp Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc
Trẻ em Việt Nam (UBBVCSTE) thành một cơ quan ngang bộ với một bộ trưởng đặc
trách.Tháng 7/2002 Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Uỷ ban Dân số sát
nhập thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (UBDSGDTE).
+ Đầu năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã thống nhất các mục tiêu trung hạn về
sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ thơ. Cuối năm 1993, UBBVCSTE Việt Nam đã
hồn thành về cơ bản Chương trình hành động vì trẻ em ở toàn bộ các tỉnh thành.
+ Thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là nước thành viên, Việt Nam đã bảo
vệ thành công hai Báo cáo quốc gia về tình hình Việt Nam thực hiện Cơng Liên hợp
quốc về Quyền trẻ em giai đoạn 1993-1998 và và Báo cáo cập nhật về tình hình Việt
Nam thực hiện Công Liên hợp quốc về Quyền trẻ em giai đoạn 1998-2002 (Theo quy

22


Website: Email : Tel : 0918.775.368

định của Công ước, cứ 5 năm nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo một lần). Việc bảo vệ
thành công các báo cáo nói trên khơng những khẳng định việc ta hồn thành thực hiện
nghĩa vụ của mình, mà cịn giúp ta giới thiệu những thành tựu của ta về lĩnh vực chăm
sóc và bảo vệ trẻ em cho cộng đồng quốc tế.
+ Việt Nam đang khẩn trương hoàn thành Báo cáo thực hiện hai Nghị định thư

của Công ước Liên hợp quốc về Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, văn hoá phẩm khiêu
dâm trẻ em; và Sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.
Về phía UNICEF
Các chương trình hợp tác từ năm 1975 đến nay:
Chu kỳ 1: Hỗ trợ khẩn cấp (1975 - 1979) với tổng Viện trợ 127 triệu đô la Mỹ.
Hợp tác Việt nam - UNICEF giai đoạn này mang tính chất viện trợ khẩn cấp. UNICEF
giúp Chính phủ đáp ứng các nhu cầu do hậu quả chiến tranh, đồng thời hỗ trợ khả năng
của Chính phủ để tự lực trong sản xuất các nguyên liệu và trang thiết bị cơ bản cần thiết
cho các lĩnh vực phục vụ các yêu cầu của trẻ em.
Chu kỳ 2: Viện trợ cho trẻ em (1981 - 1983) với tổng viện trợ 20 triệu đô la Mỹ.
Các hoạt động viện trợ nối tiếp Chương trình quốc gia thứ nhất và bắt đầu mở rộng sang
việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho trẻ em trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng, cung cấp
nước sạch ở nông thôn, chăm sóc trẻ em, giáo dục mẫu giáo và tiểu học.
Chu kỳ 3: Bao gồm Chương trình hợp tác Việt Nam - UNICEF thứ 3 (1983 1987) trị giá 27 triệu đơ la Mỹ và Chương trình lồng ghép thứ tư (1988 - 1991) trị giá 34
triệu đô la Mỹ theo hướng mở rộng các dịch vụ cơ bản và lồng ghép chương trình. Đây
là chương trình bắc cầu hai chương trình quốc gia nối tiếp nhằm củng cố và phát triển
việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cũng như bắt đầu Chiến lược tiếp cận điều phối. Chiến
lược này giúp việc phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng thông
qua việc cung cấp các dịch vụ bổ sung như: Nâng cao dinh dưỡng bằng việc thúc đẩy
tăng trưởng, sản xuất thực phẩm từ hộ gia đình, chăm sóc trẻ thơ, cung cấp nước sạch
cho vùng nơng thơn và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Giai đoạn này bắt đầu một số

23


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chương trình lớn như tiêm chủng mở rộng và Chương trình chống các bệnh tiêu chảy.
Đáng chú ý là có hai hoạt động: Hỗ trợ phụ nữ trong phát triển và vệ sinh môi trường
đã bước đầu được giới thiệu. Giai đoạn 1983 - 1987, viện trợ mới chỉ tập trung vào 6

tỉnh, sau này mở rộng sang 14 tỉnh, và đến năm 1990 mở rộng cả 53 tỉnh với Chương
trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tới tận địa bàn xã trong toàn quốc. Kết quả của thời
kỳ này là: TCMR đạt 93% số xã với tỷ lệ 86% trẻ được tiêm phòng; chống tiêu chảy
cho 62% trẻ em dưới 5 tuổi của 70% xã; cung cấp muối I-ốt cho 5% trẻ thiếu muối I-ốt
và cung cấp Vi-ta-min A cho khoảng 12% đối tượng trẻ em; cung cấp nước sạch cho
12% dân số nông thôn; giúp 13% hộ nông thôn xây nhà vệ sinh; giáo dục đào tạo hướng
nghiệp 72 trung tâm tỉnh; cung cấp dụng cụ dạy và học cho một số trường tiểu học v.v...
Chu kỳ 4: Giai đoạn 1991 - 2000: Thời kỳ này đáp ứng sự chuyển đổi kinh tế và
kế hoạch Chương trình hành động quốc gia với hai Chương trình hợp tác: Chương trình
hợp tác thứ năm 1991 - 1995 trị giá 42 triệu đô la Mỹ và Chương trình hợp tác thứ sáu
1996 -2000 với tổng viện trợ ban đầu là 135 triệu đô la Mỹ (44 triệu đô la từ Quĩ thường
xuyên và 91 triệu đô la từ nguồn vận động), nhưng do UNICEF bị thiếu hụt về tài chính,
Chương trình này bị cắt giảm 25%.
Các mảng hoạt động chính của giai đoạn này bao gồm:
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu : Các mục tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em trong toàn
quốc từ 40/1000 hiện nay xuống 30/1000; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ từ 110/1000 xuống
55/1000; (chu kỳ 4) và: giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ từ 110/1000 xuống 70/1000); Giảm tỷ
lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi từ 46 /1000 xuống 30/1000; giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi
từ 81/1000 xuống 55/1000 (Chu kỳ thứ 5).
Dinh dưỡng: Các mục tiêu: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu Pro-te-in ở trẻ em
dưới 5 tuổi từ 42% xuống 30%. Tiến tới loại trừ thiếu Vi-ta-min A ở trẻ em và loại trừ
các rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.
Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Các mục tiêu: Cung cấp nước sạch
cho 80% dân số nông thôn (trung bình mỗi nguồn nước phục vụ cho 120 - 150 người

24


Website: Email : Tel : 0918.775.368


trong phạm vi 250mét). Vào năm 2000, sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 60% dân số
nông thôn; Cung cấp các phương tiện về nước uống và vệ sinh môi trường cho khoảng
13.000 trường tiểu học và trường học sinh dân tộc thiểu số và một số trung tâm y tế nông
thôn.
Giáo dục và phát triển trẻ thơ: Các mục tiêu: Phổ cập tiểu học vào năm 2000 cho
trẻ em độ tuổi 15, số cịn lại học hết cấp 1, khơng có trẻ em thất học; 100% trẻ em thành
thị học hết tiểu học và 90% trẻ em nông thôn học hết bậc tiểu học và; đối với khu vực
miền núi, cố gắng đạt 50% trẻ em học hết bậc tiểu học.
Phụ nữ trong phát triển: Các mục tiêu: Thông qua Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(LHPN) để phổ biến cuốn sách "Những điều cần cho cuộc sống" tới 12 triệu phụ nữ và
nữ thanh niên; xoá mù chữ cho 100.000 phụ nữ và nữ thanh niên độ tuổi 15 - 35; cung
cấp tín dụng và rèn luyện kỹ năng cần thiết cho 225.000 cho phụ nữ nghèo để tăng thu
nhập; cải thiện điều kiện của chị em nữ bằng hình thức vay vốn sản xuất để tăng thu
nhập; phát triển dịch vụ nhóm trẻ v.v...
Lập kế hoạch, theo dõi và thống kê xã hội: Củng cố khả năng của chính quyền
cấp tỉnh, huyện và xã trong lĩnh vực lập kế hoạch và thu thập số liệu thống kê; hỗ trợ
việc kiểm điểm hàng năm quá trình thực hiện Chương trình hành động ở cả 53 tỉnh;
theo dõi triển khai Chương trình hỗ trợ trọng điểm ở 142 huyện; đào tạo và đào tạo lại
cán bộ cấp xã, huyện về kỹ năng sử dụng vay vốn để sản xuất tăng thu nhập; hỗ trợ
công tác kiểm điểm tiến độ thực hiện hàng năm mục tiêu của Chương trình Hành động
quốc gia v.v...
Trẻ em trong hồn cảnh đặc biệt khó khăn: Dự kiến có thể giúp đỡ khoảng
150.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ; giúp đỡ các hoạt động vay vốn để sản xuất tăng thu
nhập cho 4200 hộ nghèo; giáo dục cho các em vị thành niên về HIV/AID.
Thông tin, truyền thông, huy động xã hội vì trẻ em và phụ nữ:
Chương trình dự kiến sẽ đảm bảo cung cấp cho chính phủ các thông tin đầy đủ và cập

25



×