Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa vịt trống tsn và vịt mái cỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 87 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
o0o



NGUYỄN THẾ ĐỊNH



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CON LAI
GIỮA VỊT TRỐNG TSN VÀ VỊT MÁI CỎ NUÔI TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN



CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60 62 01 05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
PGS. TS. ĐẶNG THÁI HẢI


HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN



- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả


Nguyễn Thế Định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo cùng toàn thể các thầy cô giáo và cán bộ công
nhân viên trong khoa Chăn nuôi đã giúp đỡ tôi trong toàn bộ khóa học.
Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Đặng Thái Hải – Trưởng Bộ môn Hóa sinh động vật
TS. Nguyễn Văn Trọng – Cục chăn nuôi, ThS. Nguyễn Thị Thúy Nghĩa – Phó
giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, TS. Nguyễn Văn Duy - Phó
giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi
tốt nhất của cán bộ, nhân viên và công nhân các bộ môn của Trung tâm Nghiên
cứu vịt Đại Xuyên, Viện Chăn nuôi.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ về vật chất và tinh
thần trong suốt thời gian qua.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên.


Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2015

Học viên


Nguyễn Thế Định


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình, đồ thị viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3
1.1.1 Cơ sở khoa học của ưu thế lai 3
1.1.2 Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm 7
1.1.3 Đặc điểm di truyền các tính trạng số lượng của thủy cầm 8
1.1.4 Sức sống và khả năng kháng bệnh của thủy cầm 10
1.1.5 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ở gia cầm 13
1.1.6 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 16

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 29
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.2 Nội dung nghiên cứu 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1 Bố trí thí nghiệm 34
2.3.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 35
2.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 37
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1 Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Cỏ và vịt TsN 41
3.1.1Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Cỏ 41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.1.2 Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt TsN 41
3.2 Đặc điểm ngoại hình của vịt TsC 41
3.2.1 Đặc điểm ngoại hình 41
3.2.2 Kích thước một số chiều đo 45
3.3 Khả năng sản xuất của vịt TsC 45
3.3.1 Tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn vịt con và hậu bị 45
3.3.2 Khối lượng cơ thể vịt thí nghiệm 48
3.3.3 Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ 50
3.3.4 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng qua các tuần đẻ 51
3.3.5 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 54
3.3.6 Khối lượng trứng qua các tuần đẻ 56
3.3.7 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng 58
3.3.8. Một số chỉ tiêu về ấp nở 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C Cỏ
TsN Tsaiya nâu
TG Triết giang
Đvt Đơn vị tính
NXB Nhà xuất bản
TB Trung bình
HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn
TLĐ Tỷ lệ đẻ
NST Năng suất trứng
DT Dài thân
VN Vòng ngực
VN/DT Vòng ngực/Dài thân
TTTA Tiêu tốn thức ăn
Cs Cộng sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang


2.1: Bố trí thí nghiệm trên đàn vịt 35
2.2: Lịch tiêm phòng vaccin cho vịt 36
2.3: Định mức thức ăn hạn chế cho vịt 36
2.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho vịt thí nghiệm
ở các giai đoạn 37

3.1: Đặc điểm ngoại hình của vịt TsC 42
3.2: Kích thước một số chiều đo của vịt TsC ở 56 ngày tuổi (cm) 45
3.3: Tỷ lệ nuôi sống của vịt giai đoạn 1 - 16 tuần tuổi (%) 46
3.4: Khối lượng cơ thể vịt qua các tuần tuổi (g/con) 48
3.5: Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt 51
3.6: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của vịt 52
3.7: Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 55
3.8: Khối lượng trứng qua các tuần đẻ (g) 57
3.9: Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt thí nghiệm 59
3.10: Một số chỉ tiêu về ấp nở của vịt thí nghiệm 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 3.1: Vịt con TsC một ngày tuổi 43
Hình 3.2: Vịt TsC trưởng thành 43
Hình 3.3.: Vịt Cỏ trưởng thành 44
Hình 3.4: Vịt TsN trưởng thành 44

Đồ thị 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của vịt giai đoạn 1 - 16 tuần tuổi 47
Đồ thị 3.2: Khối lượng của vịt ở các tuần tuổi 50
Đồ thị 3.3: Tỷ lệ đẻ của vịt qua các tuần đẻ 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về số lượng vịt. Năm 2011
đạt khoảng 89,2 triệu con (theo tài liệu TCTK). Chăn nuôi vịt trở thành một nghề
truyền thống gắn liền với văn hóa lúa nước của nước ta. Sản phẩm của chăn nuôi
vịt bao gồm thịt, trứng và các sản phẩm phụ khác. Các sản phẩm này đang góp
phần rất lớn vào việc ổn định nguồn thực phẩm cho xã hội.
Để tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật của thế giới, trong thời gian qua
Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất và chất lượng cao. Để góp phần
phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi thủy cầm, các nhà chọn giống đã nghiên cứu
chọn lọc, lai tạo ra những dòng, giống thủy cầm có năng suất trứng cao, chất
lượng trứng tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái và phương thức chăn nuôi khác
nhau, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị hiếu của người tiêu dùng. Trong đó có
giống vịt Siêu nâu (TsN 15 – Đại xuyên) là giống vịt hướng trứng. Vịt có màu
lông nâu, mình thon nhỏ, cổ dài, tỷ lệ nuôi sống cao (90 - 92%), tuổi đẻ quả trứng
đầu sớm (17 - 18 tuần tuổi), khối lượng cơ thể lúc vào đẻ 1100 – 1200 gam, năng
suất trứng bình quân đạt 260 - 270 quả/mái/năm, khối lượng trứng 55 - 65
gam/quả.
Vịt Cỏ màu cánh sẻ là giống vịt hướng trứng rất quý của Việt Nam, đã
được Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên chọn lọc qua 15 năm. Vịt Cỏ có tuổi
đẻ 20 - 21 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 250 - 260 quả/mái/năm, trứng có khối
lượng 60 - 67 gam/quả. ( Ngyễn Thị Minh, năm 2001)
Để nâng cao năng suất trứng, rút ngắn tuổi đẻ của vịt Cỏ và nâng cao khả

năng thích nghi, nâng cao khối lượng trứng của vịt TsN, nhằm phát huy ưu thế
của 2 giống vịt hướng trứng nói trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
khả năng sản xuất của con lai giữa vịt trống TsN và vịt mái Cỏ nuôi tại Trung
tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt TsC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số đặc điểm ngoại hình và khả
năng sản xuất của con lai giữa vịt trống TsN và vịt mái Cỏ.
- Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng
dạy sau này.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được khả năng sản xuất của con lai vịt hướng trứng có năng suất
và chất lượng phục vụ cho sản xuất để, sản phẩm mang tính cạnh tranh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Cơ sở khoa học của ưu thế lai
a. Khái niệm về ưu thế lai:
Lai giống là dùng hai giống hoặc cho các cá thể thuộc hai dòng không cận
huyết giao phối với nhau. Một trong những mục đích của việc lai giống là lợi dụng
một hiện tượng sinh học rất quan trọng, đó là ưu thế lai. Hiện tượng ưu thế lai đã
được chú ý nghiên cứu từ lâu, song thuật ngữ “ưu thế lai” - heterosis chỉ mới được

sử dụng từ năm 1941 theo đề nghị của nhà di truyền người Mỹ là Shull.
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức sống của đời con so với
bố mẹ khi có sự giao phối giữa những cá thể không thân thuộc. Ưu thế lai không chỉ
bao gồm sức chịu đựng, nó bao hàm sự giảm tử vong, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng
sức sản xuất. Vì vậy, người ta xem hiện tượng đó như một sinh lực (Lasley, 1974).
Theo Hutt (1987), ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức sống và tăng
cường thể trọng, trong đó các cá thể lai khác loài, khác giống và khác dòng thường
vượt trội hơn cả bố mẹ chúng. Ưu thế lai có thể biểu hiện qua hiện tượng sinh
trưởng nhanh hơn, kích thước cơ thể tăng lên, sức sống tăng.
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ của
những cá thể lai do lai tạo các con gốc không cùng huyết thống. Cũng có thể hiểu
ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ tức là sự phát triển toàn khối thuộc cơ thể con vật,
sự gia tăng cường độ trong quá trình trao đổi chất, sự tăng thêm của các tính
trạng sản xuất… Mặt khác, có thể hiểu ưu thế lai theo từng mặt một, từng tính
trạng một, có khi chỉ là một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác giữ
nguyên, có tính trạng giảm đi (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1994).
Theo Trần Đình Miên và Phan Cự Nhân (1998), khi các loài, chủng, giống
hoặc dòng nội phối khác với nhau thì con lai F1 thường vượt bố mẹ ban đầu về
tốc độ tăng trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, tính chống chịu bệnh
tật. Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng về năng suất của đời con do giao
phối không cận huyết và nuôi dưỡng trong điều kiện khác nhau. Theo Kushler
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

(1974), ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ ở đời con,
tính chịu đựng và năng suất của nó cao hơn bố mẹ.
Nguyễn Ân và cs. (1983) đều cho rằng, trong chăn nuôi việc lai các cá thể
khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung đã xuất hiện ưu thế lai ở tính trạng
sản xuất. Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng, khó xếp loại rành mạch,
nhưng một điều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có ưu thế lai so với bất kì con lai

nào ở thế hệ tiếp theo là F2, F3…Fn. Song dựa vào sự thể hiện các tính trạng mà
người ta thấy ưu thế lai ở động vật có thể phân thành các loại sau:
- Con lai F1 vượt bố mẹ về số lượng và sức sống.
- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức độ trung gian giữa 2 giống, song
khả năng sinh sản và sức sống có thể lớn hơn hẳn bố mẹ.
- Con lai F1 trội hơn bố mẹ về bản chất, tuổi thọ, sức làm việc, song nó
mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.
Một dạng ưu thế lai đặc biệt từ tính trạng riêng sẽ có khả năng di truyền
theo trung gian, song có liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì lại khác.
Để xác định mức độ biểu hiện của ưu thế lai, các tác giả như Falconer
(1989), Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên (1995) đều cho rằng: ưu thế lai là
sự khác biệt giữa giá trị tính trạng số lượng của con lai với bố mẹ, thường vượt
trên trung bình bố mẹ.
M
con lai
>
M
mẹ
+ M
bố

2
Theo Đặng Vũ Bình (2002), mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng
suất được tính bằng công thức sau:
H (%) =
1/2(AB + BA) - 1/2(A + B)
1/2(A + B)
Trong đó:
H: ưu thế lai (tính theo %)
AB: Giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

BA: Giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A
A: Giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A
B: Giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B
Đặng Vũ Bình (2002) còn cho biết, nếu chỉ sử dụng năng suất của một loại
con lai, chẳng hạn bố giống A lai với mẹ giống B, chúng ta đã bỏ qua ảnh hưởng của
ngoại cảnh của mẹ (sản lượng sữa, tính nuôi con khéo, năng suất thịt…) thì ưu thế
lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức sau:
H (%) =
AB - 1/2(A + B)
1/2(A + B)
Trong lịch sử của ngành chăn nuôi, ưu thế lai được biểu hiện rõ rệt trong
việc lai lừa với ngựa tạo ra con la. Kết quả con lai tạo ra hơn hẳn bố mẹ về nhiều
mặt như: tầm vóc, sức thồ, sức dẻo dai, sức chịu đựng (Trần Đình Miên và
Nguyễn Văn Thiện, 1995).
b. Bản chất di truyền của ưu thế lai:
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995), bản chất di truyền
của ưu thế lai được giải thích tập trung vào hai thuyết chính: thuyết gen trội và
thuyết gen siêu trội.
Giả thiết một locus có hai alen A
1
và A
2
,

ta sẽ có các kiểu gen trong quần
thể A
1

A
1
, A
1
A
2
, A
2
A
2
với giá trị kiểu gen tương ứng là +a, d, -a.
- Thuyết gen trội:
Do quần thể vật nuôi đã trải qua một quá trình chọn lọc, phần lớn các gen
có lợi là gen trội, dễ biểu hiện ra. Thông thường, trong cơ thể xác suất để tất cả
các gen ở trạng thái đồng hợp tử là thấp. Nhưng nhân giống theo dòng để tạo ra
các gen đồng hợp tử là cao hơn. Do vậy khi cho lai các dòng này; con lai F1 biểu
hiện ưu thế lai cao vì các gen trội của bố, mẹ được biểu hiện ở F1; chúng có khả
năng áp đảo các gen bất lợi khác nhờ đó con lai có sức sống và sức sản xuất cao
hơn bố mẹ.
Bên cạnh các gen trội có lợi cũng vẫn có gen trội không có lợi và bên cạnh
gen lặn không có lợi vẫn có gen lặn có lợi. Nên thuyết trội vẫn chưa giải thích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

thoả đáng hiện tượng khi cho giao phối các dị hợp tử với nhau để có con lai 4
dòng, thì loại này lại khoẻ hơn các con lai 2 dòng bình thường.
Để khắc phục điều này, năm 1946 Jull đã đưa ra thuyết trội, hiệu quả của
mỗi cặp alen ở trạng thái dị hợp tử thường khác với hiệu quả của từng alen biểu
hiện ở trạng thái đồng hợp tử. Cho nên, tính trạng ở thể dị hợp sẽ vượt qua bất kỳ
dạng bố hoặc mẹ nào đồng hợp về mặt alen này hay một alen khác trong đó.

- Thuyết gen siêu trội:
Trạng thái siêu trội có thể là do dị hợp, sự tương tác giữa hai alen sẽ tác
động lên kiểu hình. Trong phần lớn các trường hợp alen trội sẽ thắng thế (dẫn
theo Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Theo thuyết này thì cặp gen dị hợp tử A
1
A
2
có lợi cho sự phát triển cơ thể
hơn các cặp gen đồng hợp tử A
1
A
1
và A
2
A
2
. Từ đó ta có:
1 <
D
A
Theo một số tác giả (dẫn theo Nguyễn Huy Đạt, 1991) cơ sở của ưu thế lai
chính là ở ngay tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền. Kết quả nghiên cứu
của Hutt (1973) cho thấy, cơ thể ở trạng thái dị hợp A
1
A
2
phát triển mạnh mẽ
hơn cơ thể ở trạng thái đồng hợp A
1

A
1
, A
2
A
2
. Ưu thế lai của A
1
A
2
là ở chỗ mỗi
alen trong quá trình tổng hợp sinh hoá đảm đương một chức năng ít nhiều khác
các alen cùng loại; kết quả gây ảnh hưởng bổ sung cho nhau, từ đó tăng hiệu quả
tác động. Lasley (1960) khi nghiên cứu về tính trạng số lượng cho thấy, các tính
trạng số lượng có hiệu ứng xấu nhất khi có sự cận huyết thì lại thể hiện mạnh mẽ
nhất ưu thế lai. Hơn nữa, các tính trạng có hệ số di truyền (h
2
) cao hình như ít
chịu ảnh hưởng của ưu thế lai, trong khi đó các tính trạng có hệ số di truyền (h
2
)
thấp lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Mức ưu thế lai phụ thuộc vào mức độ sai
khác di truyền của các cặp bố mẹ đem lai.
Thuyết siêu trội đã giải thích thoả đáng hơn trường hợp ưu thế lai trong lai
kẹp bốn dòng mà hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm.
Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 rồi cứ sau mỗi thế hệ ưu thế lai giảm đi một
nửa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


HF1 = Σ dy
2

HF2 = 1/2HF1
HF3 = 1/4HF1
Ưu thế lai giảm bớt ở các thế hệ sau F1 bởi do có sự thay đổi trong sự tác
động tương hỗ và tương quan giữa các gen thuộc locus khác nhau. Hơn nữa, biểu
hiện của một tính trạng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không những của kiểu di
truyền mà còn của ngoại cảnh.
1.1.2 Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm
* Màu sắc lông:
Màu sắc lông của thủy cầm nói riêng và gia cầm nói chung là đặc điểm
ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dòng. Hiện nay màu sắc lông đối với
một số gia cầm còn để phân biệt trống mái khi mới nở (autosexing). Các giống
gia cầm bản địa, nguyên thủy thường có màu sắc lông đa dạng, phong phú và pha
tạp, còn các giống gia cầm hiện đại năng suất cao ngày nay thường có màu sắc
lông thuần nhất, đặc trưng. Các giống gia cầm và thủy cầm hướng thịt thường có
màu lông trắng tuyền hoặc màu sáng và có giá trị hơn lông màu vì khi giết thịt
không để lại gốc lông, không làm giảm sự hấp dẫn của thịt, giống gia cầm hướng
trứng thì thường có màu lông nâu.
* Hình dáng của vịt:
Hình dáng của vịt cũng là một yếu tố ngoại hình quan trọng để phân biệt tính
năng sản xuất chuyên biệt của chúng. Vịt hướng thịt có hình dáng to, hình chữ nhật,
dáng đứng thường gần song song với mặt đất; vịt hướng trứng thường có hình dáng
nhỏ, gọn, thanh, mảnh và dáng đứng thường tạo với mặt đất một góc gần 45 - 90
0
.
Vịt kiêm dụng thường có dáng tạo với mặt đất một góc khoảng 45
0
.

* Mỏ và chân:
Mỏ và chân là sản phẩm của da, được tạo ra từ lớp sừng, tại đó tập trung
nhiều nhánh thần kinh, mạch quản. Đối với vịt, mỏ còn chứa nhiều xúc giác, nhờ
đó mà chúng có thể kiếm mồi dưới nước. Màng bơi là phần cấu tạo không có
lông của da giữa các ngón chân. Màu của chân thường phù hợp với màu của mỏ,
và chúng đặc trưng cho từng giống thủy cầm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.1.3 Đặc điểm di truyền các tính trạng số lượng của thủy cầm
Tính trạng số lượng là các tính trạng có thể đo lường được bằng các đơn
vị đo lường và thường là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá phẩm chất
của giống.
Theo quan điểm di truyền học, hầu hết các tính trạng sản xuất của vịt đều
là các tính trạng số lượng, bao gồm: sinh trưởng, sản xuất thịt, sản xuất trứng
Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể
quy định và do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị kiểu gen (genotype value) do các gen
có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ rệt
đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng số
lượng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh.
Theo Đặng Vũ Bình (2002), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số
lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các
tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi
là giá trị kiểu hình. Các giá trị có liên hệ đến kiểu gen gọi là giá trị kiểu gen
(genotype value) và giá trị có liên hệ với môi trường gọi là sai lệch môi trường
(environmental deviation). Như vậy, giá trị kiểu hình của con vật sẽ được biểu thị
thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch của môi trường:
P = G + E

Trong đó: P: giá trị kiểu hình (phenotype value)
G: giá trị kiểu gen (genotype value)
E: sai lệch môi trường (environmental deviation)
Trong một quần thể, sai lệch ngoại cảnh trung bình của toàn bộ các cá thể
sẽ bằng không, do vậy giá trị kiểu hình trung bình của quần thể sẽ bằng giá trị
kiểu gen trung bình. Như vậy, trung bình quần thể liên quan đến giá trị kiểu hình
hoặc giá trị kiểu gen.
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy
định, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

hợp nhiều gen nhỏ thì ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng cần nghiên cứu, đây
là hiện tượng đa gen.
Giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, sai lệch trội -
lặn và át chế gen (sự tương tác giữa các gen). Do đó, giá trị kiểu gen được biểu
diễn thông qua 3 phương thức này:
G = A + D + I
Trong đó: G : giá trị kiểu gen
A : giá trị cộng gộp (chính là giá trị giống của cá thể)
D : sai lệch trội- lặn
I : sai lệch do tương tác giữa các gen
Giá trị cộng gộp (giá trị giống - A) của một cá thể là giá trị được đánh giá
thông qua giá trị trung bình của đời con của cá thể đó. Do bố mẹ không truyền
toàn bộ các gen của mình cho đời con, kiểu gen của bố mẹ sẽ khác với kiểu gen
của con cái, vì vậy không thể sử dụng khái niệm hiệu quả trung bình của gen khi
xem xét giá trị kiểu gen trung bình ở đời con. Trong trường hợp này, chúng ta
phải sử dụng khái niệm giá trị cộng gộp (giá trị giống).
Sai lệch trội lặn (D): khi xem xét trên một locus, sai lệch trội D được sinh
ra từ sự tác động qua lại giữa các alen tại một locus. Theo quan điểm thống kê,

sai lệch trội là tương tác giữa hai alen hoặc tương tác trong locus, nó biểu thị ảnh
hưởng của việc đặt hai gen thành một cặp để cấu thành kiểu gen, ảnh hưởng này
không bao gồm ảnh hưởng riêng rẽ của từng gen trong số hai gen này.
Sai lệch tương tác của các gen (I): là sai lệch do tương tác của các gen
không cùng một locus, các locus có thể tương tác theo từng đôi hoặc ba, bốn,
thậm chí nhiều hơn nữa, tương tác cũng có thể xảy ra giữa các alen (giữa hai hay
nhiều alen khác locus, ở locus này với cặp alen ở locus khác ). Sai lệch này
thường thấy trong di truyền các tính trạng số lượng còn đối với di truyền theo
Mendel thì ít thấy hơn.
Môi trường (E) cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng số lượng,
còn đối với các tính trạng số lượng do đơn gen quy định thì môi trường ít ảnh
hưởng đến. Ảnh hưởng của môi trường đến các tính trạng số lượng bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

- Sai lệch ngoại cảnh chung (Eg), là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác
động đến quần thể.
- Sai lệch ngoại cảnh riêng (Es), là các sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh
tác động đến từng cá thể trong quần thể.
Như vậy, kiểu hình của cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên thì giá trị
kiểu hình của cá thể đó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Như vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi, chúng ta cần phải tác
động về mặt di truyền (G) bằng cách tránh cận huyết, tác động vào hiệu ứng cộng
gộp (A) bằng cách chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng
cách phối giống tạp giao, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điều
kiện môi trường nuôi như thức ăn, nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y
1.1.4 Sức sống và khả năng kháng bệnh của thủy cầm
Sức sống của thủy cầm là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc trưng cho
từng cá thể. Sức sống và khả năng kháng bệnh là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng

rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thủy cầm nói riêng và
chăn nuôi nói chung. Sức sống và khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu
tố mà trong đó cận huyết và môi trường ngoại cảnh là hai yếu tố chính.
Sức sống và khả năng kháng bệnh được thể hiện gián tiếp thông qua tỷ lệ
nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng phần trăm số cá thể còn sống ở
cuối kỳ so với số cá thể ở đầu kỳ.
Khavecman (1992) cho rằng cận huyết làm giảm sức sống từ đó làm giảm
tỷ lệ nuôi sống, còn phương pháp lai thì ưu thế lai làm tăng sức sống từ đó làm
tăng tỷ lệ nuôi sống.
Theo Brandsch và Biilchel (1978), sự giảm sức sống sau khi gia cầm con
nở chủ yếu do tác động của môi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống
bằng các biện pháp vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng kịp thời, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho gia cầm phát triển.
Theo Khajarern (1990) thì xét theo khả năng thích nghi, điều kiện sống bị
thay đổi như thay đổi thức ăn nước uống, nhiệt độ môi trường, thời tiết khí hậu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

điều kiện chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh của gia súc và gia cầm
nói chung thì vịt là loài vật nuôi có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi
trường sống nhờ có khả năng sinh học đặc biệt.
Powell (1984) làm thí nghiệm trên vịt nuôi nhốt đã kết luận rằng: tương
tác kiểu gen và môi trường là không lớn vì các giống, dòng vịt ở nơi tạo ra
chúng và các nơi nhập chúng đều có sức sản xuất tương đương nhau.
Theo Khajarern (1990), vịt có khả năng sử dụng chất thải rất tốt và đồng
thời cũng là loài có khả năng tự kiếm mồi rất tốt, chính vì khả năng này mà
chúng có thể thích nghi tốt với các điều kiện chăn nuôi, quy trình nuôi dưỡng và
vệ sinh thú y mới.
Farell (1985) làm thí nghiệm trên vịt nuôi nhốt, nuôi chăn thả và gà nuôi
nhốt đã cho kết luận: ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở các nước nóng ẩm với

vịt có thể coi là không lớn vì vịt có khả năng tự điều chỉnh cơ thể. Vịt chỉ bị ảnh
hưởng của stress khi nuôi nhốt mà sự lưu thông không khí và trao đổi khí kém.
Những khả năng thích ứng của vịt với điều kiện môi trường mới đã giúp
các nhà khoa học cũng như các nhà làm kinh tế chú ý đến và tạo ra những giống,
dòng vịt có khả năng sản xuất tốt, thích nghi với rất nhiều vùng khác nhau trên
thế giới. Công ty Cherry Valley của Anh đã đi đầu trong việc tiếp cận đến thị
trường chăn nuôi thủy cầm của Việt Nam. Từ những năm 1989 – 1990, công ty
Cherry Valley đã tạo ra giống vịt CV Super M là giống vịt chuyên thịt, đưa sang
Việt Nam và phát triển đến ngày nay. Giống vịt này dù nuôi ở vùng ôn đới hay
nhiệt đới đều cho năng suất và chất lượng tương đương nhau và tương đương với
nguyên bản.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009), tỷ lệ nuôi sống của vịt Triết Giang
nhập nội từ Trung Quốc nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên giai đoạn
1 - 8 tuần tuổi đạt từ 93,15% - 99,54% tương đương với tỷ lệ nuôi sống khi vịt
được nuôi tại bản địa.
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009), tỷ lệ nuôi sống của vịt M14
nhập nội từ Pháp giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt từ 98,14% -
98,62% tương đương với vịt M14 khi được nuôi tại Pháp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Phùng Đức Tiến và cộng sự (2008) khi theo dõi vịt SM3SH nuôi tại trại
Cẩm Bình - Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi đạt từ
96,34% - 99% tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt này khi nuôi tại Trung
tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên , và tương đương với tỷ lệ nuôi sống tại Anh.
Điều kiện sống cũng ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến sức sống và khả
năng kháng bệnh của vật nuôi.
Phạm Văn Trượng và cs. (1993) cho biết, vịt CV Super M nuôi theo các
phương thức nuôi khác nhau có tỷ lệ nuôi sống khác nhau: với phương thức chăn
thả cổ truyền thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt 91,97% còn đối với phương

thức nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày
tuổi đạt trung bình 97,2%, cao hơn hẳn phương thức chăn thả truyền thống. Điều
này cho thấy đối với vịt CV Super M khi bổ sung thức ăn cho đàn thủy cầm đầy
đủ thì sức sống của chúng cũng tăng lên. Nageswara et al. (1999) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của phương thức nuôi đến tỷ lệ nuôi sống của vịt Khaki Campbell từ
19 - 58 tuần tuổi. Kết quả ở phương thức nuôi quảng canh, bán thâm canh và
thâm canh lần lượt là 89,4%; 93,0% và 93,1%.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với tỉ lệ nuôi sống. Có thể nói yếu tố
nhiệt độ là bí quyết để nuôi vịt thành công, vì ở giai đoạn này hệ thống điều hoà
thân nhiệt của vịt chưa hoàn chỉnh. Quy trình hướng dẫn chăn nuôi giống vịt CV
2000 của hãng Cherry Valley (1997) đã nhấn mạnh vai trò của yếu tố này. Kết
quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho thấy vịt ông bà CV Super M
có tỷ lệ chết 0 - 3 tuần tuổi chiếm tới 80% số vịt chết ở giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi.
Giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu thường có tỷ lệ hao hụt cao nhất (Lương Tất Nhợ,
1994). Do vậy, trong chăn nuôi cần phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt vịt con
giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu tiên.
Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998), dù chăn nuôi theo
phương thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác nhân
truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải trở thành một
quan niệm và phải thường xuyên, một biện pháp đảm bảo an toàn sinh học.
Do đó, trong chăn nuôi thủy cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

những phải chọn lọc các cá thể có sức sống cao, có khả năng thích nghi tốt với
môi trường và các vùng sinh thái khác nhau mà phải tạo cho chúng những điều
kiện nuôi dưỡng một cách tốt nhất để chúng có thể sản xuất ra những sản phẩm
tốt nhất.
1.1.5 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ở gia cầm
a. Khả năng sinh trưởng của vịt:

Ở gia cầm non, tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Kết quả nghiên cứu trên vịt Cỏ
của Nguyễn Thị Minh (2001) cho thấy, lúc 8 tuần tuổi vịt có khối lượng cao gấp
24,11 - 25,29 lần so với khối lượng một ngày tuổi. Khối lượng cơ thể của vịt
Khaki Campbell lúc trưởng thành bằng 38,21 - 40,09 lần so với khối lượng một
ngày tuổi (Nguyễn Thị Bạch Yến, 1997).
Khối lượng cơ thể phụ thuộc trước hết vào yếu tố giống. Các giống vịt
chuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn các giống vịt chuyên trứng và kiêm
dụng. Đối với các giống vịt chuyên thịt, theo kết quả nuôi khảo sát của Bird
(1985) trên giống vịt CV Super M đạt 3000 – 3330g ở 8 tuần tuổi. Kết quả
nghiên cứu của Phạm Văn Trượng (1995) đối với phương thức nuôi nhốt lúc 56
ngày tuổi vịt dòng trống CV Super M đạt 2817g, vịt dòng mái đạt 2636g. Vịt
thương phẩm CV Super M nuôi thâm canh đạt 2841,6g. Giống vịt Anh đào Hung
có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi là 1877g và vịt Anh đào Tiệp là 1954g
(Phạm Văn Trượng, 1995). Vịt Bầu nuôi 75 ngày tuổi đạt 1536 - 1764g (Nguyễn
Ân, 1983). Đối với các giống vịt chuyên trứng, khối lượng cơ thể vịt Cỏ nuôi 75
ngày tuổi chỉ đạt 1064,3g. Khối lượng trưởng thành của vịt trống là 1200 - 1500g
và vịt mái là 1200 - 1400g (Lê Xuân Đồng, 1994). Theo Nguyễn Thị Minh
(2001), vịt Cỏ mái màu cánh sẻ có khối lượng lúc vào đẻ là 1516,8g. Vịt Khaki
Campbell có khối lượng trưởng thành là 1817,4 - 1874,5g (Nguyễn Thị Bạch
Yến, 1997).
Khối lượng cơ thể vịt lai Anh Đào x Cỏ lúc 75 ngày tuổi đạt 1761 - 1853g
(Hoàng Văn Tiệu và cs., 1993), vịt lai Anh Đào x Bầu là 1300 - 1628g (Nguyễn
Song Hoan, 1993). Khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi của vịt lai CV Super M x Anh
Đào Hung là 2488g và CV Super M x Anh Đào Tiệp là 2485g (Phạm Văn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Trượng, 1995).
Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào giới tính, vịt đực có khối lượng cơ thể
lớn hơn vịt mái do các gen liên kết với giới tính quy định. Theo Leeson et al.

(1982) thì khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi của vịt trống Bắc Kinh là 3297g và vịt
mái Bắc Kinh là 3113g. Mức chênh lệch giữa hai giới tính là 166g, tương đương
5,07%. Các tác giả cũng cho biết vịt đực chỉ vượt trội vịt mái về khối lượng cơ
thể từ tuần tuổi thứ 6, ở các tuần tuổi 1, 2 và 4 khối lượng cơ thể vịt mái còn cao
hơn vịt đực. Đối với vịt CV Super M, kết quả nghiên cứu của Lương Tất Nhợ
(1994) trên vịt thương phẩm CV Super M cho thấy ở 4 tuần tuổi đầu, khối lượng
cơ thể vịt đực và vịt mái chưa sai khác nhau. Từ tuần tuổi thứ 5 thì khối lượng cơ
thể vịt đực mới hơn vịt mái và sự sai khác này là 8,33% ở tuần tuổi thứ 8. Vịt Cỏ
màu cánh sẻ có khối lượng lúc 8 tuần tuổi ở con đực là 1052g, con mái là 967g
(Nguyễn Thị Minh, 2001).
Một số tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của ngoại cảnh đến khối lượng cơ
thể vịt. Kschischan (1995) cho biết khối lượng cơ thể vịt đực và vịt mái Bắc Kinh
nuôi thâm canh đạt 2437g và 2114g, cao hơn phương thức nuôi quảng canh đạt
tương ứng là 2209g và 2091g.
Theo nghiên cứu của Hudsky and Machalek (1981) thì mật độ chuồng
nuôi ảnh hưởng lớn đến khối lượng giết thịt của vịt Bắc Kinh nuôi ở Tiệp Khắc.
Vịt nuôi ở mật độ 6 con/m
2
nền chuồng có khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi là
cao nhất.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể 7 tuần
tuổi của vịt Bắc Kinh nuôi ở nhiệt độ 20
0
C cao hơn 10% so với nuôi ở nhiệt độ
30
0
C (Knust et al., 1995).
Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng; vì thế để phát huy
được khả năng sinh trưởng của gia cầm thì phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hệ số di truyền của khối lượng cơ thể vịt ở mức trung bình, vì thế việc chọn lọc

nâng cao cơ thể vịt là có hiệu quả (Powell, 1985). Khối lượng cơ thể có mối tương
quan khá chặt chẽ với một số tính trạng khác. Việc sử dụng các mối tương quan
này vào công tác chọn lọc đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Để cải tiến khối lượng cơ thể nên chọn lọc cải tiến tiêu tốn thức ăn. Tương
quan di truyền của tiêu tốn thức ăn với khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi và tăng
khối lượng cơ thể lần lượt là -0,27 và -0,54 (Klemn, 1995). Việc chọn lọc theo
hướng giảm tiêu tốn thức ăn còn làm giảm tỷ lệ mỡ (Powell, 1985).
Tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể ở các giai đoạn tuổi của vịt
đã được nhiều tác giả nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng
không thể dựa vào khối lượng 1 ngày tuổi hoặc giai đoạn 4 tuần tuổi để dự đoán
khối lượng vịt trưởng thành mà nên lấy thời điểm 6 - 8 tuần tuổi để chọn lọc.
Nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1988) cho thấy hệ số tương quan kiểu hình
giữa khối lượng 8 tuần tuổi của vịt đực và vịt mái dòng trống CV Super M lần
lượt là 0,403 và 0,425.
Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể và khối lượng lòng
đỏ, lòng trắng của trứng lần lượt là 0,61 và 0,85; hệ số tương quan kiểu hình giữa
khối lượng trứng và khối lượng lòng đỏ, lòng trắng lần lượt là 0,82 và 0,98 (Karl
and Noble, 1985). Điều này giải thích cho việc khi chọn lọc tăng khối lượng cơ
thể sẽ dẫn đến làm tăng khối lượng lòng đỏ, lòng trắng và cuối cùng là khối
lượng trứng nhưng với mức độ khác nhau.
Theo Hudsky et al. (1986) thì mối tương quan kiểu hình giữa khối lượng
cơ thể với năng suất trứng, tỷ lệ phôi và số vịt con nở ra là âm; tương quan giữa
khối lượng cơ thể với khối lượng trứng là dương. Việc vận dụng mối tương quan
này vào công tác giống mang ý nghĩa thiết thực.
b. Tốc độ sinh trưởng:
Tốc độ sinh trưởng có liên quan chặt chẽ với những đặc điểm trao đổi chất
đặc trưng cho từng giống. Vịt có tốc độ sinh trưởng cao trong những tuần lễ đầu

tiên, lúc 7 - 8 tuần tuổi chúng có thể đạt 70 - 80% khối lượng trưởng thành. Để
mô tả tốc độ sinh trưởng người ta sử dụng một số chỉ tiêu như tốc độ sinh trưởng
cơ thể tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng cơ thể tương đối.
Tốc độ sinh trưởng cơ thể tuyệt đối biểu hiện sự tăng giá trị tuyệt đối khối
lượng gia cầm trong một khoảng thời gian nhất định. Thí dụ như số gam khối
lượng cơ thể tăng bình quân trong một ngày hay một tuần. Tốc độ sinh trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

tương đối biểu hiện tỷ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể gia cầm ở một thời
điểm nào đó so với một thời điểm trước đó. Trong thực thế sản xuất có thể dựa
vào hai đường cong này để xác định thời điểm giết mổ thích hợp và đề ra quy
trình nuôi dưỡng chăm sóc đàn vịt một cách hợp lý.
Tốc độ tăng khối lượng cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, giới
tính, chế độ dinh dưỡng, môi trường chăn nuôi. Vịt ông bà CV Super M có tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối bình quân giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi của dòng trống là 56,05
g/ngày, dòng mái là 52,74 g/ngày (Dương Xuân Tuyển, 1998), nhưng đối với vịt Cỏ
nuôi 75 ngày tuổi chỉ đạt 13,74 g/ngày (Lê Xuân Đồng, 1994).
Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Vịt Bắc Kinh có tốc
độ sinh trưởng tuyệt đối ở tuần tuổi thứ 2 có khẩu phần thức ăn 24% protein thô
đạt 320g, trong khi đó khẩu phần thức ăn 18% protein thô chỉ đạt 309g
(Abdelsamie and Farrell, 1985).
Lương Tất Nhợ (1994) nghiên cứu về sinh trưởng của vịt CV Super M
trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết: vịt CV Super M
bố mẹ ở 4 tuần tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 45 g/con/ngày, tốc độ sinh
trưởng tương đối là 35,65%; ở 8 tuần tuổi tương ứng là 25,57 g/con/ngày và
8,19%. Vịt CV Super M dòng ông ở 4 tuần tuổi tương ứng là 51,14 g/con/ngày
và 40,86%; ở 8 tuần tuổi tương ứng là 22,57 g/con/ngày và 7,12%. Vịt CV Super
M dòng bà ở 4 tuần tuổi tương ứng là 37 g/con/ngày và 34,97%; ở 8 tuần tuổi
tương ứng là 22 g/con/ngày và 8,01%.

Lê Viết Ly và cs. (1998) công bố kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của nhóm
vịt Cỏ màu cánh sẻ như sau: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của con đực ở 3 tuần tuổi là
8,31 g/con/ngày và ở 8 tuần tuổi là 18,05 g/con/ngày; của con mái ở 3 tuần tuổi là 6,9
g/con/ngày, ở 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày.
1.1.6 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như
tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng, chất
lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở.
Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: yếu tố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu sáng, phương
thức nuôi
a. Cơ sở giải phẫu cơ quan sinh dục của gia cầm:
Các nhà phôi thai học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trứng của gia cầm là
một tế bào sinh sản khổng lồ, bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng
trứng có chức năng hình thành lòng đỏ. Còn các phần khác được hình thành trong
quá trình trứng theo ống dẫn trứng ra ngoài, trước hết là lòng trắng tiếp là màng vỏ
và cuối cùng là vỏ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, ở gia cầm, trong quá
trình phát triển của phôi thai thì bên trái và bên phải đều có buồng trứng phát triển,
nhưng sau khi nở ra buồng trứng bên phải teo đi chỉ còn buồng trứng bên trái. Một
số tác giả cũng cho rằng, ở một số trường hợp cá biệt thì gia cầm mái cao sản có
buồng trứng phát triển ở cả hai bên.
Sau khi trứng chín, trứng rụng vào loa kèn là phần đầu tiên trong ống dẫn
trứng. Ở đây trứng dừng lại khoảng 20 phút, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá trình
thụ tinh. Và lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu, bao bọc xung
quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng trắng
xoắn lại tạo thành dây chằng lòng đỏ và hoàn chỉnh khi đến tử cung. Sau loa kèn
đến đoạn ống tiết lòng trắng, ở đây trứng dừng lại khoảng 3 tiếng để hình thành

tiếp lòng trắng. Sau khi lòng trắng gần hoàn thiện, trứng tiếp tục di chuyển theo
chiều xoay tròn đến bộ phận eo. Tại đây, tế bào trứng tiếp tục được hoàn thiện
lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng lại ở đoạn này khoảng 70 - 75 phút.
Màng dưới vỏ được hình thành, trứng di chuyển xuống tử cung. Tử cung có hình
túi, dài khoảng 8 - 10 cm. Phía ngoài màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng,
mới bắt đầu là sự lắng đọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau
đó tăng lên nhờ quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hòa lẫn
với một ít lòng trắng tạo thành những núm gai rất vững. Những núm gai này gắn
chặt với nhau nhưng giữa chúng có các khoảng trống có tác dụng trao đổi khí (gọi
là lỗ khí). Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo thành lớp màng mỏng phủ
lên trên vỏ cứng. Thời gian trứng qua tử cung mất 19 - 20 giờ. Sau khi trứng được
hoàn thiện, trứng chuyển động qua âm đạo và qua lỗ huyệt ra ngoài.

×