Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và bước đầu đề xuất các giải pháp thích ứng cho đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.58 MB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ
NÔNG NGHIỆP

PTNT
HỌC VIỆN

N
Ô
N
G

N
GH
I
ỆP
VIỆT NAM



NGUYỄN ĐỨC HIẾU





ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT LÚA VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP THÍCH ỨNG CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG





L
UẬN

VĂN

T
H

C

S
Ĩ








H
À

N

I
,


M
2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ
NÔNG NGHIỆP

PTNT
HỌC VIỆN

N
Ô
N
G

N
GH
I
ỆP
VIỆT NAM



NGUYỄN ĐỨC HIẾU






ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

SẢN XUẤT LÚA VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP THÍCH ỨNG CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG



C
H
UY
Ê
N N
G
ÀN
H
:
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
M
Ã

S

: 60.44.03.01



N
G
Ư

I


H
Ư

N
G

DẪN

KHO
A

HỌ
C
:
PGS. TS. PHẠM QUANG HÀ



H
À

N

I
,

M
2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Đức Hiếu



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Quang Hà,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt những
kiến thức quí báu về chuyên ngành khoa học môi trường cho chúng tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, chuyên viên Phòng Khoa

học và Hợp tác quốc tế, Viện Môi trường Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập và xử lý số liệu, tài liệu
liên quan để xây dựng luận văn.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người
đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn





Nguyễn Đức Hiếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH
ix
MỞ


ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Yêu cầu của đề tài 2
C

ơ
n
g

1.

T

N
G

Q
UAN

T
À
I

L
I

U

3
1.1. Tổng quan về sản xuất lúa vùng ĐBSH 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa vùng ĐBSH 7
1.2. Tổng quan về BĐKH 10
1.2.1. Đặc điểm của BĐKH 10
1.2.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH 11
1.2.3. Khái quát về BĐKH ở Việt Nam 16
1.3. Tổng quan về nghiên cứu tác động của BĐKH vùng ĐBSH 22
1.3.1. Tổng quan về phần mềm DSSAT 22
1.3.2. Chỉ số tổn thương của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và các cây
trồng chủ lực vùng ĐBSH 23
1.3.3. Dự báo năng suất, sản lượng cây lúa vùng ĐBSH theo các kịch bản BĐKH
đến năm 2050 25
C

ơ
n
g

2
.
N

I

DUN
G




P
H
Ư
Ơ
N
G

P
H
Á
P

N
GH
I
Ê
N

C

U
29
2.1. Đối

tượng




phạm

vi

nghiên

cứu
29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
29
2.2. Nội

dung nghiên cứu
29
2.3. Phương

pháp

nghiên

cứu
29
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 29
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình 29
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu trên excel 30

2.3.4. Phương pháp tính chỉ số tổn thương 30
2.3.5. Phương pháp dự báo 32
C

ơ
n
g

3.

K
ẾT

Q
UẢ



T
H

O

L
UẬN
34
3.1. Hiện trạng sản xuất lúa tại vùng ĐBSH 34
3.1.1. Diện tích trồng lúa vùng ĐBSH 34
3.1.2. Năng suất trồng lúa vùng ĐBSH 36
3.1.3. Sản lượng lúa tại vùng ĐBSH 38

3.2. Tác động của BĐKH đến cây lúa và sản xuất lúa vùng ĐBSH 39
3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và hạn hán đến sản xuất lúa ĐBSH 39
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng mưa đến sản xuất lúa ĐBSH 41
3.2.3. Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết cực đoan khác đến sản xuất lúa
ĐBSH 42
3.2.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến cây lúa 45
3.3. Đánh giá mức độ tổn thương do BĐKH đến cây lúa tỉnh Thái Bình và Hải
Dương 50
3.3.1. Tổng quan về tỉnh Thái Bình và Hải Dương 50
3.3.2. Kết quả điều tra phỏng vấn 52
3.3.3. Cơ sở dữ liệu tính chỉ số dễ bị tổn thương của cây lúa 2 tỉnh Thái Bình và
Hải Dương 53
3.3.4. Các yếu tố quyết định đến chỉ số dễ bị tổn thương của cây lúa 2 tỉnh Thái
Bình và Hải Dương 53
3.3.5. Kết quả 56
3.4. Dự báo năng suất cây lúa theo các kịch bản BĐKH đến năm 2050 tỉnh Thái
Bình và Hải Dương 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.4.1. Chạy mô hình 57
3.4.2. Kết quả 64
3.5. Đề xuất các biện pháp đảm bảo sản xuất lúa vùng ĐBSH 72
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
GDP
Gross Domestic Product

HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất
IASVN
Institute of Agriculture Science for Southern Viet Nam
IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change

KHKT Khoa học kỹ thuật
KNK Khí nhà kính
NASA
National Aeronautics and Space Administration

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
PTNT Phát triển nông thôn
UNFCCC
United Nations Framework Convention on Climate Change


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo vùng 6
Bảng 1.2. Số lượng các giống cây trồng được công nhận giai đoạn 1977-
2013 10
Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
ở các vùng khí hậu của Việt Nam 18
Bảng 1.4. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) 20
Bảng 1.5. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) 21
Bảng 1.6. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm) 22
Bảng 1.7. So sánh năng suất lúa xuân - ĐBSH trong các kịch bản BĐKH
với năng suất năm tham chiếu (2012) (tấn/ha) 25
Bảng 1.8. So sánh năng suất lúa mùa - ĐBSH trong các kịch bản BĐKH
với năng suất năm tham chiếu (tấn/ha) 27
Bảng 3.1. Diễn biến diện tích trồng lúa vùng ĐBSH (nghìn ha) 35
Bảng 3.2. Diện tích trồng lúa các vùng trên cả nước 35
Bảng 3.3. Năng suất trồng lúa vùng ĐBSH (tạ/ha) 36
Bảng 3.4. Năng suất trồng lúa các vùng trên cả nước (tạ/ha) 37
Bảng 3.5. Sản lượng trồng lúa vùng ĐBSH (nghìn tấn) 38
Bảng 3.6. Sản lượng trồng lúa ĐBSH 2013 so với cả nước (nghìn tấn) 39
Bảng 3.7. Diện tích lúa có chỉ số hạn hán cao vùng ĐBSH năm 2012 ( ha)
41
Bảng 3.8 .Thiệt hại về lúa do lũ lụt – ngập úng tại các tỉnh 42
ĐBSH 2004 và 2008 42

Bảng 3.9. Diện tích lúa vụ xuân 2012 bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh tại ĐBSH
44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Bảng 3.10. Diện tích lúa mùa ĐBSH bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh từ ngày
28/9 đến 14/10/2012 45
Bảng 3.11.Tác động của biến đổi khí hậu đối với cây lúa theo các giai đoạn
khác nhau 49
Bảng 3.12. Tổng quan về sản xuất lúa tỉnh Thái Bình năm 2013 51
Bảng 3.13. Tổng quan về sản xuất lúa tỉnh Hải Dương năm 2013 51
Bảng 3.14. Nhóm yếu tố về điều kiện tiếp xúc – độ phơi nhiễm 54
Bảng 3.15. Nhóm yếu tố về nguy cơ, độ nhạy cảm 55
Bảng 3.16. Nhóm yếu tố về khả năng thích ứng với tác động của BĐKH . 55
Bảng 3.17. Chỉ số dễ bị tổn thương của tỉnh Thái Bình và Hải Dương 56
Bảng 3.18. Chỉ số dễ bị tổn thương của một số tỉnh của ĐBSH 56
Bảng 3.19. Năng suất thông thường lúa xuân tỉnh Thái Bình theo các kịch
bản BĐKH (tấn/ha) 64
Bảng 3.20. Năng suất tiềm năng lúa xuân tỉnh Thái Bình theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 65
Bảng 3.21. Năng suất thông thường lúa mùa tỉnh Thái Bình theo các kịch
bản BĐKH (tấn/ha) 66
Bảng 3.22. Năng suất tiềm năng lúa mùa tỉnh Thái Bình theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 67
Bảng 3.23. Năng suất thông thường lúa xuân tỉnh Hải Dương theo các kịch
bản BĐKH (tấn/ha) 68
Bảng 3.24. Năng suất tiềm năng lúa xuân tỉnh Hải Dương theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 69
Bảng 3.25. Năng suất thông thường lúa mùa tỉnh Hải Dương theo các kịch
bản BĐKH (tấn/ha) 70

Bảng 3.26. Năng suất tiềm năng lúa mùa tỉnh Hải Dương theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang

Hình 1.1. Bản đồ vùng Đồng bằng sông Hồng 3
Hình 1.2. Kỹ thuật làm đất trong canh tác lúa 9
Hình 1.3. Làm mạ nền - Làm mạ dược - Cấy làm cỏ 9
Hình 1.4. Xuất hiện các điểm đen trên mặt trời 11
Hình 1.5. Mức độ dễ bị tổn thương trong sản xuất nông nghiệp và các cây trồng
chính vùng ĐBSH 24
Hình 3.1. Năng suất thông thường lúa xuân tỉnh Thái Bình theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 64
Hình 3.2. Năng suất tiềm năng lúa xuân tỉnh Thái Bình theo các kịch bản BĐKH
(tấn/ha) 65
Hình 3.3. Năng suất thông thường lúa mùa tỉnh Thái Bình theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 66
Hình 3.4. Năng suất tiềm năng lúa mùa tỉnh Thái Bình theo các kịch bản BĐKH
(tấn/ha) 67
Hình 3.5. Năng suất thông thường lúa xuân tỉnh Hải Dương theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 68
Hình 3.6. Năng suất tiềm năng lúa xuân tỉnh Hải Dương theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 69
Hình 3.7. Năng suất thông thường lúa mùa tỉnh Hải Dương theo các kịch bản
BĐKH (tấn/ha) 70
Hình 3.8. Năng suất tiềm năng lúa mùa tỉnh Hải Dương theo các kịch bản BĐKH
(tấn/ha) 71



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

M


ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa gạo là lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn
lương thực quan trọng nhất cho hơn nửa loài người, nhất là ở các nước Đông Á,
Đông Nam Á và Nam Á. Trong năm 2013, xuất khẩu lúa gạo toàn cầu ở mức
469,4 triệu tấn và tiêu thụ gạo toàn cầu ước tính khoảng 467 triệu tấn. Theo số
liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc năm 2013, Việt
Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất lúa gạo sau Ấn Độ và Thái Lan (FAO,
2014). Xét về thứ hạng trong nước theo sản lượng, gạo là sản phẩm nông nhiệp
hàng đầu của Việt Nam với tổng sản lượng năm 2013 là 44,1 triệu tấn, tương
đương 19,1 tỷ USD tăng 338 ngàn tấn so với năm 2012. Xuất khẩu gạo của Việt
Nam năm 1995 là 1,988 triệu tấn và đến năm 2013 là 6,61 triệu tấn. Có thể thấy
lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 18 năm qua đã tăng hơn 3,3 lần và đóng
góp không nhỏ cho xuất khẩu của Việt Nam (năm 2013 đạt 2,95 tỷ USD chiếm
hơn 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) (Tổng cục Thống kê, 2014).
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, thực trạng sản xuất lúa gạo của
Việt Nam đang chịu nhiều áp lực và tác động tiêu cực. Theo kịch bản biến đổi
khí hậu (BĐKH) của Bộ TN&MT, nếu nước biển dâng 1 m, khoảng 39% diện
tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung
có nguy cơ bị ngập (Bộ TN & MT, 2014).

Mực nước biển tăng sẽ tăng áp lực về xâm nhập mặn, nước mặt cho tưới
tiêu bị ảnh hưởng và nước ngầm bị mặn hóa, đất trồng và cây trồng cũng sẽ bị tác
động theo. Thêm nữa, vùng trồng lúa của ta chủ yếu tập trung ở các đồng bằng
thấp ven biển nên hệ lụy của nước biển dâng cao rất đáng ngại, điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất lúa của cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng
nói riêng. ĐBSH là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, có khoảng trên 1
triệu ha đất với sản lượng 8 triệu tấn lương thực (18% cả nước) dân số trên 19
triệu người (22% cả nước) bình quân ruộng đất thấp (bằng 40% số trung bình của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

cả nước) (Thông tin nông thôn Việt Nam, 2014). Các nghiên cứu về đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa ở ĐBSH đã được chú ý trong những
năm gần đây và đang là một câu hỏi cần lời giải đáp, được nông dân và người
trông lúa cũng như các nhà hoạch định chính sách hết sức quan tâm.
Vì những lý do đã nêu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và bước đầu đề xuất các giải pháp
thích ứng cho đồng bằng sông Hồng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng sản xuất lúa tại ĐBSH và các biện pháp đang áp
dụng trong sản xuất lúa hiện nay khi gặp khó khăn về thời tiết, khí hậu.
Xác định được diễn biến khí hậu, thời tiết ở khu vực ĐBSH trong thời
gian vừa qua, các tác động, mức độ thiệt hại có thể do hậu quả của BĐKH đến
cây lúa và sản xuất lúa tại ĐBSH.
Đánh giá được mức độ tổn thương do BĐKH đến cây lúa tỉnh Thái Bình
và Hải Dương.
Định lượng được một số thay đổi năng suất lúa theo các kịch bản BĐKH
đến năm 2050 tại ĐBSH.
Góp phần đề xuất được các giải pháp giảm thiệt hại do tác động của BĐKH
đảm bảo sản xuất lúa tại ĐBSH.

3. Yêu cầu của đề tài
Nêu được đặc điểm tự nhiên (đất đai, khí hậu), kinh tế - xã hội (điều kiện
sản xuất) liên quan đến hiện trạng sản xuất lúa của ĐBSH.
Nêu được các biến đổi về khí hậu và các biểu hiện cực đoan về thời tiết ở
ĐBSH trong những năm gần đây, các ví dụ cụ thể.
Nêu được tác động của BĐKH đến cây lúa và sản xuất lúa của ĐBSH. Các
kinh nghiệm canh tác lúa trong thực tiễn ứng phó với bất lợi của thiên tai, thời
tiết.
Đánh giá mức độ tổn thương và định lượng năng suất của cây lúa theo các
kịch bản BĐKH. Đề xuất các giải pháp đảm bảo sản xuất lúa tại ĐBSH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

C

ơ
n
g

1.

TỔ
N
G

Q
UAN

T

À
I

L
I

U

1.1. Tổng quan về sản xuất lúa vùng ĐBSH
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vùng ĐBSH là một trong hai vùng sản xuất lúa trọng điểm của nước ta.
Diện tích là 15.000 km
2
.
- Vị trí địa lý: ĐBSH trải rộng từ vĩ độ 21°34' Bắc (huyện Lập Thạch) tới
vùng bãi bồi vĩ độ 19°05´ Bắc (huyện Kim Sơn), từ kinh độ 105°17´ Đông
(huyện Ba Vì) đến kinh độ 107°07´ Đông (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông
bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía Tây và tây Nam là vùng tây Bắc, phía
đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10-15 m xuống đến các bãi
bồi 2 – 4 m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều (Thông
tin nông thôn Việt Nam, 2014).


Hình 1.1. Bản đồ vùng Đồng bằng sông Hồng
(Nguồn: Thông tin nông thôn Việt Nam, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

- Điều kiện tự nhiên:

Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu
lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi
nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa
khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng
nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển
sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm
bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.
Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của
vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ
xuân, vụ mùa, cây vụ đông.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ
cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ
Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh
Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200 m đến 2.000 m có
trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai
thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của
vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công
nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài (Viện Khoa học Địa
chất và Khoáng sản, 2014).
Tài nguyên biển: Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn. Bờ biển
có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và
chăn vịt ven bờ. Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch
như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà, (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng
sản, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

Tài nguyên đất đai: Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của
vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên
1,03 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48% diện tích đất tự nhiên của vùng
và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của
vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. Đất đai của vùng rất thích hợp cho
thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện
tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9
nghìn ha. Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn
ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua
sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn
cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển” (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản,
2014).
Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với
nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù
trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn
được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương (Viện Khoa học
Địa chất và Khoáng sản, 2014).
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
ĐBSH là vùng có mật độ dân cư đông đúc nhất cả nước, trung bình là 971
người/km
2
(năm 2013). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng
giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp gần 4 lần so với mật độ trung bình
của cả nước, gấp hơn 2 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gấp 8
lần so với Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp gần 10 lần so với Tây Nguyên
(Bảng 1.1). Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền
thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước.
Thế nhưng, dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định, gây sức ép

nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng (Thông tin nông thôn Việt
Nam, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo vùng

Diện tích
(km2)
Dân số
(Nghìn người)

Mật độ dân số

(Người/km2)
Đồng bằng sông Hồng 21059,3

20439,4

971,0

Trung du và miền núi phía Bắc 95274,7

11508,1

121,0

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95834,5


19362,5

202,0

Tây Nguyên 54641,1

5460,4

100,0

Đông Nam Bộ 23590,8

15459,6

655,0

Đồng bằng sông Cửu Long 40572,0

17478,9

431,0

CẢ NƯỚC
330972,4

89708,9

271,0


(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều
nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu
đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp
quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, ĐBSH đã được
khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản
xuất và cư trú của con người. Ở ĐBSH, dân số gia tăng vẫn còn nhanh, tốc độ
tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này gây
khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng. Bình quân diện tích
đất canh tác đầu người là 892 m
2
tương đối thấp so với khu các nước trong khu
vực. Trong đó, vùng ĐBSH có diện tích đất canh tác thấp nhất vì mật độ dân số
đông và diện tích đất nông nghiệp thấp, bình quân diện tích đất canh tác trên đâu
người dưới 500 m
2
. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm canh để
khai thác tối đa tiềm năng đất đai. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc
hoàn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ
phì nhiêu.
Dân số đông và sự gia tăng dân số đã để lại những dấu ấn đậm nét về kinh
tế - xã hội. Mặc dù mức gia tăng dân số đã giảm nhiều, nhưng sản xuất nhìn
chung chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng
loạt vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục vẫn còn gây bức
xúc. Trong nhiều năm qua, nước ta đã tiến hành phân bố lại dân cư và lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

trên phạm vi cả nước. Đối với ĐBSH, điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ngay từ năm 1961 đã có nhiều người từ ĐBSH chuyển lên các tỉnh thuộc miền

núi Tây Bắc và một số tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc. Nhưng phải đến cuối
những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ này, việc chuyển cư mới được
thực hiện với quy mô lớn. Trong thời kỳ 1984 – 1989, tỉ lệ chuyển cư thuần tuý
(tương quan giữa tỉ lệ người chuyển đến và tỉ lệ người chuyển đi) của hầu hết các
tỉnh trong vùng đều mang giá trị âm, nghĩa là số người chuyển đi nhiều hơn số
người chuyển đến ĐBSH.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện
nhất trong cả nước, đặc biệt là hệ thống đê điều và các công trình thủy lợi. Tổng
chiều dài đê điều ngăn mặn, chống lũ dài trên 3000 km được xây dựng từ lâu và
được duy tu bảo trì hàng năm đã có đóng góp tích cực trong thâm canh tăng vụ
tại ĐBSH.
Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, các hoạt
động kinh tế sẽ đứng trước những thách thức lớn về điều kiện sản xuất, rủi ro và
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại vùng làm gia
tăng chi phí ứng phó và giảm thiểu BĐKH tại vùng.
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa vùng ĐBSH
1.1.3.1. Đặc điểm về cơ cấu mùa vụ
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vùng ĐBSH được
đánh giá là vùng có mức độ thâm canh lúa cao. Kết quả tổng quan cho thấy sản
xuất lúa tại vùng ĐBSH cho thấy sản xuất lúa chủ yếu tập trung vào 2 thời vụ
chính là lúa mùa và lúa xuân. Thực tế cũng cho thấy thời vụ canh tác lúa cũng có
sự chuyển biến rõ rệt như cơ cấu lúa mùa, lúa chiêm được áp dụng phổ biến từ
những thập kỷ 60-70 đã chuyển dịch mạnh sang các vụ lúa xuân và lúa mùa để
phù hợp hơn với điều kiện đất đai, khí hậu và môi trường.
- Lúa chiêm xuân/lúa xuân: bắt đầu từ mùa khô, yêu cầu cao về nước
tưới. Thời vụ gieo bắt đầu từ cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch vào
cuối tháng 5. Trong thời gian đầu của vụ chiêm do thiếu nước canh tác, rét đậm
rét hại kéo dài không phù hợp với các kỹ thuật canh tác tiên tiến, nhất là canh tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


các giống lúa lai. Hơn nữa, do vụ chiêm, thời gian canh tác kéo dài nên đã ảnh
hưởng đến các cây trồng khác trong cơ cấu như cây vụ đông, cây vụ hè. Do vậy,
vụ lúa chiêm xuân không có phù hợp khi có các yếu tố thay đổi về cơ cấu giống
và yếu tố tự nhiên (Bộ NN & PTNT, 2014).
- Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) được chuyển dịch mạnh
mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vụ lúa này cũng là vụ có bộ giống đa dạng,
được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Do
những biến đổi về điều kiện thời tiết như rét đậm vào thời điểm gieo cấy và để
thuận lợi cho đất canh tác cây vụ đông, những năm gần đây, vụ xuân muộn với
các giống Q5,KD18, lúa lai 2 và 3 dòng. . . được mở rộng và phát triển mạnh,
chiếm 80 -90% diện tích lúa chiêm xuân. Như vậy, do tác động bởi rét hại, rét
đậm và thiếu nước ở đầu vụ xuân, diện tích lúa xuân muộn đã dần thay thế cho
các diện tích lúa chiêm. Do vậy, các đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất
lúa cần đánh giá, phân tích kỹ việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ từ vụ chiêm
xuân, xuân sớm, đông xuân sang vụ lúa xuân muộn (Bộ NN & PTNT, 2014).
- Vụ lúa mùa đươc phân bố phổ biến ở 3 mức thời vụ gồm mùa sớm, mùa
trung và mùa muộn, bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần
tháng 11 hàng năm. Đối với các vùng đất cao, điều kiện thủy lợi tốt, các giống
lúa ngắn ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày như Q5, KD18. . .
đã được chuyển giao cho sản xuất. Sản xuất lúa mùa sớm thường có năng suất
thấp hơn nhưng lại có khả năng giải phóng đất cho cây trồng vụ đông. Tuy nhiên,
khi các điều kiện thời tiết bất thường, canh tác lúa mùa sớm cũng gặp nhiều rủi
ro, nhất là trong điều kiện ngày càng khó dự báo và xuất hiện các cơn bão muộn,
mưa bất thường ở cuối vụ trong thời gian chuẩn bị thu hoạch. Đối với vụ mùa
trung hoặc muộn, các giống lúa dài ngày như Nếp cái, Dự, Mộc Tuyền, Bao
Thai, Tám thơm được áp dụng để có năng suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên,
do diện tích lúa mùa muộn chủ yếu canh tác trên diện tích đất trũng có nguy cơ
cao khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra như lũ lụt hoặc bị tác động mạnh
của hiện tượng xâm lấn mặn (Bộ NN & PTNT, 2014).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9










Hình 1.2. Kỹ thuật làm đất trong canh tác lúa


Hình 1.3. Làm mạ nền - Làm mạ dược - Cấy làm cỏ
1.1.3.2. Đặc điểm về cơ cấu giống lúa tại ĐBSH
Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, chọn lọc và tạo các giống cây trồng
có khả năng chống chịu cao, phù hợp để đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả sử
dụng đất cao nhằm cải thiện đời sống nông dân tại khu vực ĐBSH. Do vậy,
nghiên cứu và cải tiến giống cây trồng nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

tiêu cực của biến đổi khí hậu để khai thác tốt tài nguyên nông nghiệp (đất, nước,
khí hậu) đã được Nhà nước quan tâm đầu tư trong nhiều năm nay.
Bảng 1.2. Số lượng các giống cây trồng được công nhận giai đoạn 1977-2013
TT Tên giống Cả nước ĐBSH
1 Lúa lai 21 19

2 Lúa thuần 163 93
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2014)
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, trong giai đoạn 1977-2013, tổng số
giống cây trồng được công nhận và chuyển giao vào sản xuất là 384 giống cây
trồng, trong đó có 163 giống lúa thuần và 21 giống lúa lai. Trong các giống cây
trồng được Bộ NN & PTNT công nhận, theo ước tính 241 giống được chuyển
giao cho vùng ĐBSH, riêng lúa là 122 giống lúa.
Kết quả trên cũng cho thấy mức độ chuyển giao nhanh và số lượng lớn các
giống cây trồng vào sản xuất thể hiện sự phản ứng tích cực của các cơ quan
nghiên cứu, chính quyền và nông dân trong việc cải tiến và lựa chọn các giống
cây trồng phù hợp hơn nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với cơ quan nghiên cứu quản lý,
việc chuyển giao các giống cây trồng mới thể hiện chiến lược thích ứng rõ ràng
với biến đổi khí hậu. Đối với nông dân, việc lựa chọn cơ cấu giống cây trồng mới
thể hiện sự tự thích ứng và điều chỉnh hành vi để thích ứng với điều kiện BĐKH.
Trên thực tế, kết quả thống kê các giống lúa được Bộ NN & PTNT công
nhận, càng những năm về sau số lượng giống cây trồng được tạo ra ngày càng
nhiều. Do vậy trong bối cảnh BĐKH, việc chọn tạo ra các giống cây trồng mới
phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu là một trong những giải pháp phù hợp
nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
1.2. Tổng quan về BĐKH
1.2.1. Đặc điểm của BĐKH
Quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, không thể đảo ngược được.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng
đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh
quan, môi trường sống …).
Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề khó lường trước

Nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử của mình
(Glossary, 2014).
1.2.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH
1.2.2.1. Nguyên nhân do tự nhiên
Nguyên nhân gây ra BĐKH có thể do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ
sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời, các hoạt động núi lửa, thay
đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.










Hình 1.4. Xuất hiện các điểm đen trên mặt trời
(Nguồn: NASA, 2014)
Số điểm đen mặt trời xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000.
Với sự xuất hiện các điểm đen làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi
nhiệt độ bề mặt trái đất (NASA, 2014).
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể
là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì

sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxit (SO
2
), hơi nước, bụi và tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các xon khí được phun ra bởi núi lửa, các
xon khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy
chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ
thống khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự
chuyển động của CO
2
vào trong khí quyển.
Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một
quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5°. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay
trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể
tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến
BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên
đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến
hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy ban Liên Chính phủ về
BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người
(IPCC, 2014).
1.2.2.2. Nguyên nhân do con người
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch
(than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.

Những số liệu về hàm lượng khí CO
2
trong khí quyển được xác định từ
các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ
băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO
2
trong khí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

quyển chỉ khoảng 180 - 200 ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so
với thời kỳ tiền công nghiệp (280 ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí
CO
2
bắt đầu tăng lên, vượt con số 300 ppm và đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa
là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO
2
tự
nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua (IPCC, 2014).
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH
4
), ôxit nitơ (N
2
O)
cũng tăng lần lượt từ 715 ppb (phần tỷ) và 270 ppb trong thời kỳ tiền công
nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319 ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất
khí chlorofluoro cacbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên
toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO
2
, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ

mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh,
hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) cho
thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng
một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng
18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC,
HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2012, tổng lượng phát thải khí CO
2
của các nước giàu
chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO
2
toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh
trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc
và 48 lần ở Ấn Độ.
Riêng năm 2012, lượng phát thải khí CO
2
của Hoa Kỳ là hơn 6 tỷ tấn,
bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO
2
toàn cầu. Trung Quốc là nước
phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO
2
, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ
1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn,
Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12
tỷ tấn CO
2
, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990

(29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO
2
của các
nước này tăng khá nhanh trong khoảng 22 năm qua. Một số nước phát triển dựa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước
Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO
2
. Năm 2013, phát thải
hơn 100 triệu tấn CO
2
, tăng gấp 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung
bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2
tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn,
Lào 0,2 tấn).
Như vậy, phát thải các khí CO
2
của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15
năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong
khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt
233,3 triệu tấn CO
2
tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998
(IPCC, 2014).
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân
số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải
toàn cầu; các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải

2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng
lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình
đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị
định thư Kyoto.
Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước
Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu
vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công
bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát
triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại
của chúng” (UNFCCC, 2014).
1.2.2.3.Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng,
khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon,
mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí CO
2
, CH
4
, NO
x
, và CFCs - một loại khí

×