Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 103 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN ĐỨC HIẾU



HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ LÀM BÚN KHẮC NIỆM, BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2015

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN ĐỨC HIẾU



HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ LÀM BÚN KHẮC NIỆM, BẮC NINH


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: NGUYỄN THANH LÂM


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Tác giả




Nguyễn Đức Hiếu















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện bản luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo khoa Môi
trường, Ban Quản lý Đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Các cán bộ
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi
trường thành phố Bắc Ninh; UBND phường Khắc Niệm và sự khích lệ, động
viên của gia đình, bè bạn.
Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành

cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Lâm – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc
Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh, UBND phường
Khắc Niệm cùng cán bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu, khoa học và
nghiêm túc của bản thân; song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Nguyễn Đức Hiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH viii
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam 3
1.1.1. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam 3
1.1.2. Khái niệm làng nghề, tiêu chí công nhận làng nghề 6
1.1.3. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề. 7
1.2. Lịch sử phát triển làng nghề Bắc Ninh 10
1.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế- xã hội 13
1.3.1. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế và giải quyết lao
động, việc làm 13
1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với các vấn đề xã hội 14
1.3.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn . 14
1.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề 15
1.4.1. Áp lực từ quá trình phát triển làng nghề tới môi trường 15
1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề 17
1.4.3. Tác động của chất thải ô nhiễm tới môi trường làng nghề 21
1.5. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và áp lực môi trường 24
1.5.1. Áp lực tới môi trường nước 25
1.5.2. Áp lực tới môi trường không khí 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề làm bún
Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. 26

2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề (Hiện trạng sản xuất,
hiện trạng chất lượng nước, không khí và chất thải rắn) . 26
2.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề làm bún
Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. 26
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLMT,
cải thiện chất lượng môi trường tại làng nghề làm bún Khắc Niệm. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 26
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 27
2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 27
2.3.4. Phương pháp chuyên gia 27
2.3.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, đánh giá tổng hợp 28
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội làng nghề làm bún Khắc Niệm . 32
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 33
3.1.3. Đặc điểm địa chất 34
3.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội 35
3.2. Hiện trạng sản xuất Bún của làng nghề làm bún Khắc Niệm 36
3.2.1. Tình hình sản xuất chung 36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.2. Quy trình sản xuất bún 38
3.3. Hiện trạng môi trường 45
3.3.1. Hiện trạng hệ thống tiêu thoát 45
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước 46
3.3.3. Hiện trạng môi trường không khí 54
3.3.4. Hiện trạng môi trường chất thải rắn 55

3.3.5. Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất đến sức khỏe của người dân 58
3.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề làm bún Khắc Niệm. . 59
3.4.1. Những việc đã làm được 59
3.4.2. Những thách thức và tồn tại 61
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 62
3.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường làng
nghề làm bún Khắc Niệm Bắc Ninh 63
3.5.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 63
3.5.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến lĩnh
vực bảo vệ môi trường 65
3.5.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường 65
3.5.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và
cảnh báo ô nhiễm môi trường 66
3.5.5. Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của
cộng đồng bảo vệ môi trường 67
3.5.6. Các giải pháp về quy hoạch phát triển 68
3.5.7. Giải pháp kỹ thuật 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1. Kết luận 80
2. Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 11

Bảng 1.2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 18
Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải tại một số làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm điển hình 19
Bảng 1.4: Ước tính tải lượng ô nhiễm thải ra từ một số làng nghề dệt nhuộm . 20
Bảng 1.5: Tải lượng ô nhiễm do sử dụng than ở một số làng nghề sản xuất
vật liệu xây dựng 21
Bảng 1.6: Tỷ lệ bệnh tật tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) tính
trên tổng số dân của khu vực 22
Bảng 1.7: Một số bệnh thường gặp tại các làng nghề 23
Bảng 2.1: Bảng vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề làm bún Khắc Niệm 28
Bảng 2.2: Bảng vị trí lấy mẫu nước thải tại làng nghề bún Khắc Niệm 29
Bảng 2.3: Bảng vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề bún Khắc Niệm 29
Bảng 2.4: Bảng vị trí lấy mẫu nước ngầm tại làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm 30
Bảng 2.5: Thông số phân phân tích nước và phương pháp thử 31
Bảng 3.1: Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và nước trong quy trình sản xuất . 42
Biểu 3.1: Trang thiết bị trong quá trình sản xuất bún 43
Bảng 3.2: Tác động của các khâu trong quy trình sản xuất bún tới môi trường . 44
Bảng 3.3: Lưu lượng nước tại các điểm xả thải 46
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6 48
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại xã Khắc
Niệm (vị trí NM1, NM2, NM3, NM4, NM5) 51
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 53
Bảng 3.7: Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh tại xã
Khắc Niệm (vị trí KK1, KK2, KK3, KK4, KK5) 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.8: Tình hình chất thải rắn trung bình mỗi ngày tại Khắc Niệm 56
Bảng 3.9: Tổng hợp tình hình vệ sinh môi trường nông thôn 57
Bảng 3.10: Thống kê các bệnh thường gặp tại làng nghề Khắc Niệm 58


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất. 9

Hình 3.1: Bản đồ Hành chính xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh 32
Hình 3.2: Luồng tiêu thụ sản phẩm 38
Hình 3.3: Quy trình sản xuất bún 39
Hình 3.4: Một số hình ảnh sản xuất bún thực tế 41
Hình 3.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT

ATTP An toàn thực phẩm
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
CBTP Chế biến thực phẩm
NQ/TƯ Nghị Quyết/ Trung Ương
QLMT Quản lý môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QCCP Quy chuẩn cho phép
TB Trung bình
TT Thông tư
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


MỞ ĐẦU

Làng nghề ở Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời,
phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành
kinh tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm làm ra phong phú,
đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giải quyết việc
làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động động nông thôn và các vùng phụ cận,
đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua.
Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng làng
từng xã, từng huyện và cả tỉnh. Tạo ra một khối lượng hàng hoá dồi dào,
phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Làng
nghề phát triển đã cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát
triển nghề truyền thống.
Tuy nhiên, do lịch sử để lại các làng nghề phát triển tự phát, không
được quy hoạch, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém
trong công tác bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường đang có
chiều hướng gia tăng, một số nơi tình trạng ô nhiễm đã trở lên báo động. Làng
nghề làm bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh là một trong những làng nghề
như vậy. Hiện tượng xả chất thải trực tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực và đặc

biệt là chất lượng nước sông Tào Khê- nguồn nước tưới tiêu cho các huyện
Quế Võ và huyện Tiên Du, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp của hai huyện này. Làng nghề làm bún Khắc Niệm đã được
đưa vào danh mục các làng nghề ô nhiễm môi trường cần xử lý theo Chương
trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn
2012- 2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu về các vấn đề môi
trường tại làng nghề với đề tài: “Hiện trạng và giải pháp cải thiện môi
trường làng nghề làm bún Khắc Niệm, Bắc Ninh”.
*. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề làm bún Khắc Niệm, Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường làng
nghề làm bún Khắc Niệm, Bắc Ninh.
*. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra đảm
bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng môi trường tại làng nghề làm bún
Khắc Niệm, Bắc Ninh.
- Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định
lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Các giải pháp được đề xuất phải có tính thực tế và mang lại hiệu quả cao
khi áp dụng.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam
1.1.1. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư
thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng
trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông
nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn
900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn
tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ
Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm… Tìm hiểu
nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó có thể thấy rằng hầu hết các
sản phẩm này đều được sản xuất để phụ vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công
cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật,
công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây cũ,
Hà Nam, Hưng Yên, Hà Bắc cũ), các làng nghề nông thôn đã có những
bước đánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam. Vượt lên

các nhu cầu về nông nghiệp, các sản phẩm như đồ sành sứ, đồ gốm, vải
vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng mĩ nghệ, giấy gió đã được chế biến phục vụ
nhu cầu hàng ngày, phục vụ đời sống tâm linh, cho việc học tập, đời sống
văn hóa và thậm chí cho cả xuất khẩu. (Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng
nghề Việt Nam và Môi trường).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Có thể chia lịch sử phát triển làng nghề thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1954 – 1878: Với chương trình công nghiệp hóa ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, thợ thủ công cũng đã được khuyến khích tham
gia vào hợp tác xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những hợp tác xã tiểu
thủ công nghiệp, chủ yếu là làm hàng xuất khẩu đi các nước trong phe xã hội
chủ nghĩa như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Đức, Ba Lan. Hàng hóa xuất khẩu
chủ yếu là hàng thủ công, mỹ nghệ… phụ thuộc chủng loại, số lượng và giá
trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối, chính sách của chính phủ. Nhiều
làng nghề truyền thống khác đã mai một và suy thoái trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 1978 – 1985: Khi hệ thống bao cấp đã suy sụp, áp lực bởi
sự gia tăng dân số, hậu quả chiến tranh, cấm vận của Mỹ, sự thay đổi hệ thống
chính trị thế giới đã đưa Việt Nam vào thời kỳ khó khăn trong phát triển kinh
tế. Đời sống của nhân dân, đặc biệt là các hộ nông dân và tiểu thủ công
nghiệp gặp khó khăn buộc họ phải bươn chải, tìm đường cải thiện đời sống
theo con đường tự phát. Nhiều nghề đã được khôi phục tại làng nhằm đáp ứng
nhu cầu rất thấp của người dân.
- Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của làng
nghề. Giai đoạn này được dánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các chính sách
kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách
phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.

Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề đã có được thị trường
tiêu thụ tương đối ổn định ở Đông Âu và Liên Xô (cũ). Chính sự ổn định này đã
cho phép các làng nghề duy trì được sự phát triển và thu được những nguồn thu
đáng kể từ các sản phẩm xuất khẩu. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ đạt giá trị cao nhất, trên 246 triệu rúp (Nguồn: Đặng Kim Chi
(2005), làng nghề Việt Nam và Môi trường).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Tuy nhiên sự phát triển trên không duy trì được lâu do bị ảnh hưởng
trực tiếp của những biến động về chính trị - xã hội trên thế giới. Sự sụp đổ của
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ) vào đầu những năm 90
đã làm cho thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu chủ yếu gần như không còn
nữa. Trước những khó khăn lớn, sản xuất ở nhiều làng nghề bị đình trệ, sa sút,
thậm chí bế tắc.
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các
sản phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh
tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới,
cùng với thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường
của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục
nhanh chóng, đồng thời nhiều làng nghề mới được hình thành (làng nghề gỗ
Đồng Kỵ, làng nghề gạch ngói Hương Cảnh )
Nghị quyết Trung ương V của Đảng (tháng 6/1993) về tiếp tục đổi mới
nông nghiệp, nông thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
đã mở ra thời kỳ mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống. Nhiều địa
phương có làng nghề truyền thống đã chủ động tìm kiếm thị trường mới, tổ
chức sản xuất và khôi phục lại các ngành nghề truyền thống.
Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng
nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố
trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Theo số liệu thống kê

mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức của
Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, tính đến tháng 7 năm 2011, tổng số làng nghề và làng có nghề
trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận
và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận. (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi
trường (2011), Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường
tại các khu kinh tế, làng nghề).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.1.2. Khái niệm làng nghề, tiêu chí công nhận làng nghề
*. Khái niệm làng nghề:
Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề:
- Theo giáo sư Trần Quốc Vượng (2000): “Một làng nghề (như làng
gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Dương Ổ, Đa Hội ) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt
theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà ) cũng có 1 số nghề phụ khác
(đan lát, làm tương, làm đậu phụ ) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh
xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó
nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định.
- Theo Lê Thị Minh Lý (2003): “Làng nghề là một thực thể vật chất và
tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một
nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để tạo ra một loại sản phẩm,
có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian”.
- Theo PGS.TS Đặng Kim Chi (2005): “Làng nghề là làng nông thôn
Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số
hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông”.
- Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Thông tư
số 46/2011/TT-BTNMT: “Làng nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp
thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa

bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Như vậy, có thể hiểu, làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một
thôn (làng) có một hay một số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất,
kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng
giá trị sản phẩm của toàn làng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

*. Các tiêu chí công nhận liên quan đến làng nghề:
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn đã quy định các tiêu chí công nhận nghề truyền thống,
làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
- Tiêu chí công nhận làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống.

1.1.3. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề.
Để giúp cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như hoạt động
bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn để thấy được bức tranh tổng thể về
làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng như sau:
(1) Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: Dựa trên
đặc thù văn hoá, mức độ bảo tồn của các làng nghề đặc trưng cho các vùng
văn hoá lãnh thổ khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

(2) Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: Nhằm xác định
nguồn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như
phần nào thấy được xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội.
(3) Theo quy mô sản xuất, quy trình công nghệ: Cách phân loại này
nhằm xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất tại các làng
nghề, qua đó có thể xem xét tới tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản
xuất đáp ứng cho các nhu cầu như đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường
(4) Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: Đây là cách phân loại phục vụ
mục tiêu đánh giá đặc thù, quy mô các nguồn thải từ hoạt động sản xuất của
làng nghề.
(5) Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu: Cách phân loại này nhằm
xem xét, đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tại các làng nghề, tiến tới có
được các giải pháp quản lý và kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm lượng tài
nguyên sử dụng cũng như hạn chế các tác động tới môi trường
(6) Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển:
Với đặc thù phát triển tự phát, sự phát triển của làng nghề phụ thuộc nhiều
yếu tố khác nhau nhưng quan trọng nhất là thị trường. Cách phân loại này
xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đối với sự phát triển
của các làng nghề.

Với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề, cách phân loại theo
ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả. Vì thực tế cho thấy
nếu đánh giá được ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản
xuất thì sẽ đánh giá được tác động của sản xuất ngành nghề đến môi trường.
Theo cách tiếp cận này, làng nghề được xem đồng thời trên các mặt: Quy
trình sản xuất, sản phẩm và quy mô sản xuất. có thể chia hoạt động làng nghề
nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính, bao gồm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

(1) Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
(2) Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
(3) Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
(4) Làng nghề tái chế phế liệu
(5) Làng nghề thủ công mỹ nghệ
(6) Các nhóm ngành khác


(Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp năm 2008)
Biểu 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất.

Sự phân chia theo nhóm ngành cho chúng ta thấy:
- Mỗi ngành chính gồm nhiều ngành nhỏ liên quan phụ thuộc nhau tạo
thành các nhóm ngành.
- Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt
động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
Loại hình này có số lượng làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân
bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về
quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng
nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền
thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún,
bánh đậu xanh, bánh gai… với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu
và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình. (Nguồn: Đặng
Kim Chi (2005), làng nghề Việt Nam và Môi trường).
1.2. Lịch sử phát triển làng nghề Bắc Ninh
Làng nghề TTCN ở Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời,
phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh
tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú và
đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, một số mặt hàng đã
có chỗ đứng xuất khẩu ra nước ngoài được bạn hàng ưa chuộng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Mô hình hoạt
động sản xuất chủ yếu là hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Bắc Ninh có tổng
số 62 làng nghề với 32 làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới. Thực tế,
tổng số làng nghề của Bắc Ninh lớn hơn nhiều do báo cáo sử dụng các làng
nghề lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã, làng nghề
tỉnh Bắc Ninh được phân loại theo 06 nhóm ngành nghề, cụ thể như sau: (Sở
TN&MT Bắc Ninh, 2012).
- Nhóm làng nghề tái chế chất thải: 06 làng nghề
- Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: 15 làng nghề
- Nhóm làng nghề thủ công, mỹ nghệ: 15 làng nghề.
- Nhóm làng nghề dệt, nhuộm: 04 làng nghề.
- Nhóm làng nghề gia công cơ, kim khí: 04 làng nghề.

- Nhóm làng nghề khác: 18 làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Bảng 1.1: Danh sách các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

TT Tên làng nghề Địa chỉ Nghề sản xuất chính
1 2 3 4
I Huyện Yên Phong

1 Đông Xuất Xã Đông Thọ Cày bừa
2 Đại Lâm Xã Tam Đa Nấu rượu
3 Đoài Xã Yên Phụ Mỳ gạo, bánh đa nem
4 Đức Lâm Xã Yên Phụ Mỳ gạo, bánh đa nem
5 An Ninh Xã Yên Phụ Mỳ gạo, bánh đa nem
6 An Tập Xã Yên Phụ Bún khô bánh đa nem
7 Câu giữa Xã Yên Phụ Mỳ gạo, bánh đa nem
8 Cầu Gạo Xã Yên Phụ Bánh khô bánh đa nem
9 Mẫn Xá Xã Văn Môn Đúc xoong nhôm
10 Quan Đình Xã Văn Môn Nấu rượu
11 Quan Độ Xã Văn Môn Dịch vụ vật tư
12 Trung Bạn Xã Đông Thọ Cày bừa
13 Vọng Nguyệt Xã Tam Giang Tơ tằm
II Thuận Thành

14 Đông Hồ Xã Song Hồ Làm tranh dân gian
15 Đại Mão Xã Hoài Thượng Tơ tằm
16 Mão Đoài Xã Mão Điền Nuôi cá giống
17 Thôn Cả Thị Trấn Hồ Tre đan rổ rá
18 Trà Lâm Xã Trí Quả Làm đậu

III Gia Bình

19 Đại Bái Xã Đại Bái Đúc gò đồng nhôm
20 Cao Thọ Xã Vạn Ninh Đồ gỗ mộc dân dụng
21 Kênh Phố Xã Cao Đức Sản xuất cày bừa
22 Lập ái Xã Song Giang Tre đan rổ rá
23 Môn Quảng Phú Xã Lãng Ngâm Nón lá
24 Ngâm Mạc Xã Lãng Ngâm Nón lá
25 Đại Lai Xã Đại Lai Thêu ren
26 Xuân Lai Xã Xuân Lai Tre đan giát giường cần câu
IV Lương Tài

27 Hoàng Kênh Xã Trung Kênh Vận tải đường sông
28 Lai Tê Xã Trung Chính Lưới vó
29 My Xuyên Xã Mỹ Hương Nấu rượu
30 Quảng Bố Xã Quảng Phú Đúc gia công sản phẩm đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

31 Tử Nê Xã Tân Lãng Mỳ bún bánh
32 Tuyên Bá Xã Quảng Phú Đồ gỗ mộc dân dụng
V Quế Võ

33 Đoàn kết Xã Phù Lãng Gốm dân dụng
34 Đức Tài Xã Chi Lăng Tre đan rổ rá
35 Phấn Trung Xã Phù Lãng Gốm dân dụng
36 Quế ổ Xã Chi Lăng Sản xuất sản phẩm từ cói
37 Việt Vân Xã Việt Thống Dao kéo
VI Tiên Du


38 Đình Cả Xã Nội Duệ Xây dựng
39 Duệ Đông Xã Nội Duệ Xây dựng
VII Từ Sơn

40 Đình Bảng Phường Đình Bảng T/nghiệp, sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ
41 Đa Hội Phường Châu Khê Sắt thép cơ khí
42 Đồng Hương Xã Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghê
43 Đồng Kỵ Phường Đồng Kỵ Đồ gỗ mỹ nghê
44 Hương Mạc Xã Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghê
45 Hồi Quan Xã Tương Giang Dệt
46 Kim Bảng Xã Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghê
47 Kim Thiều Xã Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghê
48 Làng Cẩm Phường Đồng Nguyên

Nấu rượu
49 Mai Động Xã Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghê
50 Phù Khê Đông Xã Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghê
51 Phù Khê Thượng Xã Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghê
52 Phù Lưu Phường Đông Ngàn Thương nghiệp
53 Tiêu Long Xã Tương Giang Dệt
54 Tiêu Sơn Xã Tương Giang Xây dựng
55 Vĩnh Kiều Phường Đồng Nguyên

Xây dựng
56 Dương Sơn Xã Tam Sơn Mộc mỹ nghệ
57 Trịnh Xá Phường Châu Khê Thép
VIII Thành phố Bắc Ninh

58 Đào Xá Xã Phong Khê Giấy
59 Dương ổ Xã Phong Khê Giấy

60 Tiền Ngoài Xã Khắc Niệm Bún bánh
61 Tiền Trong Xã Khắc Niệm Bún, bánh
62 Khúc Toại Xã Khúc Xuyên Mỳ gạo, bánh đa nem

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2008)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế- xã hội
1.3.1.Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động,
việc làm
Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp
phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tại các làng có
nghề, đại bộ phận người dân tham gia làm nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản
xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả thống kê tại nhiều làng có
nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm
khoảng 20 - 40%. Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một
tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ
các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng. Mức thu nhập của người lao
động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông.
Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện năm 2004
chỉ ra rằng, tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7%, thấp
hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là 10,4%. Như vậy có thể thấy, làng
nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa gián tiếp đặc biệt quan
trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực
thành thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập.
Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt

động sản xuất còn có một ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là
người cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như các ngành kinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

doanh, dịch vụ khác. Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể
vào GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Làng nghề truyền thống được xem như một nguồn tài nguyên du lịch
văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng. Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn
với thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc, được người tiêu dùng
trong nước và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát
Tràng, Hà Nội; gốm Chu Đậu, Hải Dương; gốm Phù Lãng, Bắc Ninh.
(Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng nghề Việt Nam và Môi trường).
1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với các vấn đề xã hội
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác
“bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc”. Lịch sử phát triển của các làng nghề
truyền thống gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống
vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địa phương.
Phát triển làng nghề đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy các
tinh hoa văn hóa của dân tộc, bảo vệ giá trị “nghệ tinh” cao quý của các nghệ
nhân có tài năng với bí quyết nghề gia truyền qua nhiều thế hệ, thông qua đó bảo
tồn những giá trị đặc biệt của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động
đã tạo điều kiện giảm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút,… góp phần
đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn. Đồng thời với sự quy tụ các
tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình
độ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo
sự đa dạng hóa của nền văn hóa và sản xuất tại nông thôn.
1.3.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ
phát triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch, giao

×