Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.53 KB, 34 trang )

1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP
1.1. Tên dự án:
Dự án xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phước Hiệp.
Nhằm xử lí lượng rác thải đô thị ngày một tăng và hổ trợ cho bãi
chôn lấp Đông Thạnh ( Hóc Môn) sắp đóng cửa vào cuối năm
2002. Một dự án xây dựng bãi chôn lấp đã được tiến hành do
công ty xử lí chất thải làm chủ đầu tư sau đó sáp nhập vào công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường - đô thị và
thuộc khu liên hiệp xử lí chất thải rắn Tây Bắc_ đó là dự án Bãi
chôn lấp Phước Hiệp.
1.2. Vị trí địa lí:
Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc khu liên hiệp xử lí chất thải rắn
Tây Bắc, nằm trong khu vực kênh 15 đến kênh 17, thuộc phần
đất của nông trường Tam Tân. Sau khi giao khoáng lại nay
thuộc quyền quản lí của xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 37 km.
Ranh giới hành chính:
1 | P a g e
 Phía Đông của bãi rác giáp ấp Mũi Côn Tiểu.
 Phía Tây của bãi rác giáp ấp Phước Hòa.
 Phía Nam của bãi rác giáp ấp Mũi Côn Đại.
 Phía Bắc của bãi rác giáp với kênh Thấy Cai (Ranh giới
giữa Hồ Chí
Minh và tỉnh Long An)
Hình 1. Bãi chôn lấp Hiệp Phước
1.3. Quy mô của dự án:
Công suất thiết kế: 3000 tấn/ năm, tổng diện tích trên 50 ha.
Bãi chôn lấp bao gồm 3 bãi ( bãi 1, 2, và 3):
 Bãi chôn lấp số 1:
2 | P a g e
Được tiến hành xây dựng vào 9/9/2002 theo quyết định số


3678/QĐ/UB do công ty Xử lí chất thải làm chủ đầu tư sau đó
sáp nhập vào công ty Môi trường đô thị.
Bãi số 1 được xây dựng trên diện tích là 19 ha với tổng công
suất chôn rác lên tới 3.33 triệu tấn rác, công suất xử lí rác hằng
ngày là 3.000 tấn/ngày.
Bắt đầu đi vào hoạt động 1/1/2003 với diện tích 300x600 và
chiều sâu 1.8 m, đã đóng cửa hoạt động vào 9/2007.
Sau đó tiếp tục xây dựng bãi 1A với diện tích là9.75 ha, tiếp
nhận 1.86 triệu tấn rác có hình thức nửa chìm nửa nổi.
 Bãi chôn lấp số 2:
Được chia thành 4 ô có diện tích là 19.8 ha, tiếp nhận từ 1.500-
2500 tấn rác mỗi ngày, cũng có dạng nửa chìm nửa nổi. Chính
thức hoạt động vào 16/2/2008 nhằm thay thế cho bãi chôn lấp
1A đã ngưng hoạt động vào năm 2008, bãi có sức chứa 4.464
triệu tấn rác và công suất là 2000 tấn rác/ ngày, tối đa là 4000
tấn mỗi ngày.
 Bãi chôn lấp số 3: bắt đầu xây dựng từ năm 2008.
3 | P a g e
1.4. Điều kiện tự nhiên tại khu vực:
 Địa hình:
Xã Phước Hiệp có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao
giảm dần từ 12 mét đến 8 mét, theo địa hình và cây trồng có thể
chia làm hai vùng: vùng gò và vùng triền.
 Khí tượng:
Khí hậu xã Phước Hiệp chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 28,1
o
C, vào tháng 4 có nhiệt độ cao

nhất (29,5
o
C), vào tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (27,2
o
C). Biên
độ nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm giữa các tháng mùa khô: 8
– 10
o
C, các tháng mùa mưa: 5 – 6
o
C.
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình trong các tháng mùa
khô là 76,4%, mùa mưa là 80,6%.
 Thủy văn:
Xã Phước Hiệp - Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch
khá đa dạng, với những đặc điểm chính:
4 | P a g e
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều,
với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là
2,0 m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng
trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch
Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh
hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ
thủy văn của huyện và chịu ảnh hưởng sự xâm nhập của thủy
triều.
 Địa chất:
Tại xã Phước Hiệp chủ yếu có 3 loại đất chính là:
Đất phù sa: được hình thành trên các trầm tích Alluvi ven các

sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần phải được
cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử
dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
Đất xám: hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ. Loại đất
này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với
5 | P a g e
các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày,
rau, đậu …
Đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa
của các loại đá mẹ và mẫu đất khác nhau.
1.5. Đặc điểm hiện trạng môi trường tại khu vực:
1.5.1. Hiện trạng môi trường không khí:
Trước khi tiến hành xây dựng bãi chôn lấp Phước Hiệp, để đánh
giá hiện trạng môi trường khí tại khu vực, trung tâm Công nghệ
môi trường ( ENTC) đã tiến hành lấy mẫu không khí tại một số
nơi tại khu vực và được kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả phân tích một số thông số chính trong môi
trường không khí:
Điểm
đo
Kết quả (mg/m
3
)
Bụi H
2
S NH
3
Aldehyt Chì THC
M1 0,22 KPH 0,15 0,018 Vết 1,5
6 | P a g e

M2 0,27 0,015 0,12 0,01 10
-4
1,7
M3 0,24 KPH 0,08 0,005 KPH 1,1
TCVN 0,3
(1)
0,008
(2)
0,2
(2)
0,012
(2)
0,005
(1)
5,0
(3)
Nguồn: Trong tâm Công nghệ môi trường – ENTEC 06/2002
Trong đó:
KPH: không phát hiện
(1) Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
(2) Tiêu chuẩn 5938 – 1995 về nồng độ cho phép các chất độc
hại trong không khí xung quanh.
(3) Tiêu chuẩn 5938 – 1995 về nồng độ cho phép các chất độc
hại trong không khí xung quanh.
Theo như kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các thông số( bụi,
H
2
S, NH
3
, Andehit, THC, Chì) đo đạc được tại các vị trí đều

thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép( trừ thông số H
2
S ở mẫu 2
và Andehit tại mẫu 1 và vượt tiêu chuẩn nhưng với lượng không
lớn) và như vậy môi trường không khí tại khu vực tương đối
trong sạch và tốt cho sức khỏe người dân.
Bảng 2. Kết quả đo đạc tiếng ồn:
Điểm đo Kết quả đo Thời điểm đo TCVN
7 | P a g e
(dBA) 5949- 1995
(dBA)
M1 44-47 10h45 ngày
21/06/2002
60
M2 38-42 11h5 ngày 21/06/2002 60
M3 46-48 10h30 ngày
21/06/2002
60
Với TCVN 5949 – 1995: giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu
vực công cộng và dân cư.
Như vậy theo kết quả này thì độ ồn trung bình tại các khu vực là
38 -48 dBA và thấp hơn so với tiêu chuẩn, do đó tại khu vực
không có sự ô nhiễm tiếng ồn.
 Từ khi bãi chôn lấp Phước Hiệp đi vào hoạt động thì môi
trường không khí tại khu vực có sự thay đổi:
Qua quá trình đánh giá hiện trạng môi trường, khí phát sinh từ
bãi rác có nồng độ cao, dung tích lớn và chứa nhiều chất độc hại
như CH
4
, NH

3
, H
2
S, và đều vượt chuẩn cho phép: nồng độ H2S
vượt tiêu chuẩn 80 lần, NH3 vượt tiêu chuẩn gây ô nhiễm không
khí 100 lần ( QCVN 05-2009-BTNMT).
8 | P a g e
1.5.2. Hiện trạng môi trường nước mặt:
Qua quá trình quan trắc một số vị trí tại khu vực về các thông số
chất lượng nước có kết quả như sau:
Bảng 4. Kết quả hiện trạng môi trường nước mặt khu vực BCL.
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN
5942-
1995
K1 K2 K3
1 pH - 3,1 2,9 4,1 5,5-9
2 TSS mg/l 25 34 28 80
3 DO mg/l 5,46 4,98 3,8 >2
4 BOD
5
mg/l 4 1 8,7 <25
5 COD mg/l 3,12 3,86 12,47 <35
6 N-NH
4
+
mg/l 1,47 1,21 0,27 1
7 N-NO
2
-
mg/l KPH KPH KPH 0,05

8 N-NO
3
-
mg/l 0,15 0,1 0,15 15
9 Fe mg/l 2,37 3,68 0,34 2
10 Dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH 0,3
11 Cadmi mg/l Vết KPH 0,007 0,02
12 Chì mg/l 0,008 0,024 0,011 0,1
13 Hg mg/l KPH KPH Vết 0,002
14 E.coli MPN/100ml 0 0 0 -
15
ΣColiform
MPN/100ml 4 4 1.100 10.000
(Nguồn: Trung tâm Công nghệ môi trường – ENTEC tháng
6/2002)
Ghi chú:
Tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 về giới hạn các thông số và
9 | P a g e
nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt.
K1: Mẫu nước mặt của kênh 15 phía Đông BCL.
K2: Mẫu nước mặt của kênh 16 giữa khu vực BCL.
K3: Mẫu nước mặt của kênh 17 phía Tây BCL.
KPH: Không phát hiện
Từ kết quả ta thấy hầu hết các thông số đều thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép đối với nước loại B phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu, chỉ
trừ có thông số N-NH
4
+
tại K1, K2 là cao hơn một chút so với
tiêu chuẩn.

 Khi có bãi chôn lấp Hiệp Phước đi vào hoạt động thì các
thông số môi trường nước có sự thay đổi: Nước rỉ rác từ bãi rác
chưa xử lí hiệu quả theo nước mưa chảy ra kênh, sông làm cho
sông ngòi bị ô nhiễm nghiêm trọng:
Nồng độ nước rỉ rác sau khi xử lí vẫn còn vượt tiêu chuẩn cho
phép ( QCVN 12:2008-BTNMT) nguồn nước loại B.
Nước rỉ rác của bãi chôn lấp có thành phần và tính chất chứa
nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng đặc biệt là các vi sinh vật có
hại cho môi trường sống và con người.
10 | P a g e
Chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận giảm về các chỉ tiêu ô
nhiễm vi sinh và hữu cơ, nhiều khu vực chuyển sang màu đen.
1.5.3. Hiện trạng môi trường nước ngầm:
Kết quả phân tích các mẫu nước ngầm tại khu vực cho kết quả
như sau:
Bảng 5. Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực BCL:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN
5944-
1995
S1 S2
1 pH
-
6,7 6,2 6,5-8,5
2 Chất rắn tổng
cộng
mg/l 75 110 750-1500
3 Độ cứng (tính
theo CaCO
3
)

mg/l 1,96 1,87 300-500
4 Cadmin mg/l Vết Vết 0,01
5 Chì mg/l 0,004 0,002 0,05
6 Cr (VI) mg/l 0,008 Vết 0,05
7 Cu mg/l KPH Vết 1
8 Zn mg/l 0,08 0,12 5
9 Fe mg/l 0,08 0,27 1-5
10 Hg mg/l KPH KPH 0,001
11 N-NO
3
-
mg/l 0,05 0,07 45
12 Cl
-
mg/l 93,3 67,8 200-600
13 SO
4
-
mg/l 53,4 12,9 200-400
14 Fecal coli MPN/100ml 0 0 0
15 Coliform MPN/100ml 240 4 3
11 | P a g e
(Ghi chú: TCVN 5944 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước
ngầm)
S1: Mẫu nước ngầm tại hộ Nguyễn Vĩnh Nghiệp ( Hộ bệnh nhân
nghèo thành phố)
S2: Mẫu nước ngầm tại hộ Châu Văn Đào ( phía Đông khu vực
BCL)
KPH: Không phát hiện
Theo kết quả cho thấy hầu hết các thông số đều đạt tiêu chuẩn

cho phép ( TCVN 5944-1995), chỉ có một vài thông số là vượt
chuẩn với lượng nhỏ: pH trong mẫu 2 và Coliform trong mẫu 2.
 Khi bãi chôn lấp đi vào hoạt động thì chất lượng nước ngầm
thay đổi: nguồn nước giếng lấy từ khu vực có mùi hôi khó chịu
và phải mất một thời gian lâu mới có thể bớt mùi hôi.
1.5.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật tại khu vực:
 Các loài thực vật có mức độ tập trung thấp, chủ yếu là các
loài cây bụi, tre nứa rải rác. Ngoài ra còn rải rác một số
cây lâu năm nhưng đang bị nhân dân khai thác lấy gỗ.
12 | P a g e
 Mật độ cây xanh che phủ không cao do chiến tranh tàn
phá.
 Động vật nuôi trong khu vực cũng không nhiều, chủ yếu là
các loài gia súc được chăn thả.
 Hệ sinh thái dưới nước không phát triển do các nguồn
nước trong khu vực BCL bị nhiễm phèn.
1.5.5. Khoáng sản:
Trên địa bàn huyện Củ Chi khá phong phú gồm có các loại chủ
yếu sau:
 Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ
yếu ở Rạch Sơn;
 Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn , Sạn
sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng
nhưng với trữ lượng không đáng kể.
1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội tại khu vực:
1.6.1. Phát triển nông nghiệp:
Do đặc điểm tự nhiên khá thuận lợi, đất đai màu mỡ ( đất phù
sa, đất xám) thích hợp cho trồng cây ăn trái, cây hoa màu ngắn
13 | P a g e

ngày, nguồn nước sông ngòi dày đặc  thủy lợi phát triển phù
hợp cho trồng cây lương thực ( lúa nước, ) nên nền nông nghiệp
tại khu vực phát triển mạnh. Kết quả tổng kết năm 2004 trị giá
sản xuất nông nghiệp ước tính thực hiện được là 612. 875 triệu
đồng đạt 99,81% kế hoạch và tăng 3,39% so cùng kỳ. Trong đó,
giá trị trồng trọt là 340.103 triệu đồng đạt 99,31% kế hoạch, giá
trị chăn nuôi là 181.869 triệu đồng đạt 97,89% kế hoạch và tăng
5,32% so cùng kỳ. Dịch vụ nông nghiệp thực hiện được 75.859
triệu đồng đạt 104,07% kế hoạch, lâm nghiệp đạt 9.612 triệu
đồng đạt 103,54% kế hoạch, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản thực
hiện được 5.432 triệu đồng đạt 149,85% kế hoạch.
Có được thành tựu này là do xã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ
nông nghiệp:
• Công tác thú y trạm tăng cường phòng chống dịch cúm
gia cầm, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát hướng
dẫn tiêu huỷ gia cầm, xử lý hố chôn sau khi huỷ nhằm
ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tái phát ra xung quanh.
• Công tác bảo vệ thực vật: tiếp tục huấn luyện chương
trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, trình diễn quy trình
14 | P a g e
kỹ thuật sản xuất và hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu an
toàn - hiệu quả, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời,
tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn nân không có hiện
tượng dịch bệnh xảy ra.
• Công tác khuyến nông: mở một số lớp tập huấn, tham
quan, hội thảo, trình diễn thực nghiệm nhưng chưa nhân
rộng các mô hình được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế
cao. Chăn nuôi phát triển nhanh, ngoài một số vật nuôi phổ
biến, nông dân còn tìm hiểu và nuôi trồng một số loài đặc
sản quý hiếm.

1.6.2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Nhìn chung, ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tại khu
vực khá phát triển:
Giá trị sản xuất Công nghiệp ước tính thực hiện tháng 12/2004,
cộng dồn từ đầu năm đạt 873.641 triệu đồng tăng 39,59% so với
cùng kỳ năm 2003.
Giá trị sản xuất thực tế công nghiệp, ước tính thực hiện tháng
12/2004 đạt được 176,863 triệu đồng tăng 13,44% so tháng
trước, so với cùng kỳ đạt 1,441, 830 triệu đồng tăng 63,09%.
15 | P a g e
1.6.3. Phát triển thương mại, tài chính:
 Thương mại
Tổng hàng hoá bán ra: ước tính thực hiện tháng 12/2004: 113.
602 triệu đồng
Tổng mức hàng hoá bán ra trên địa bàn huyện ước tính thực hiện
trong tháng 12/2004: 1,440.093 triệu đồng, tăng 25,87 % so với
thực hiện cùng kỳ năm 2003 đạt 105,35% kế hoạch năm.
 Tài chính
Tổng thu ngân sách Nhà nước đến nay là 83.805 triệu đồng.
 Lao động – xã hội:
Chương trình xoá đói giảm nghèo: hiện nay đang trợ giúp cho
2.598 hộ nghèo mượn số tiền 9.747 triệu đồng để trang trải và
phát triển kinh tế gia đình. Số nhà tình nghĩa trong toàn huyện
đến nay là 3725 căn.
Tình hình giải quyết việc làm trong năm 2004 đã giải quyết cho
được: 9665 người có việc làm ổn định, đạt 120,81% chỉ tiêu kế
hoạch năm.
16 | P a g e
2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN BÃI CHÔN LẤP
PHƯỚC HIỆP

2.1. Các vấn đề môi trường của dự án Bãi chôn lấp Hiệp
Phước:
2.1.1. Tác động của bãi rác đến môi trường tự nhiên:
 Tác động đến môi trường nước ( nước mặt và ngầm)
Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thẩm thấu xuống nguồn nước
ngầm ( nước giếng của người dân) làm nước giếng có mùi hôi.
Nước rỉ rác theo nước mưa chảy ra đường phố, ngõ chợ, chảy
vào nước kênh Thầy cai làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Hàm
lượng các chỉ số về amoni, Colifom, BOD, COD của kênh Thầy
Cai đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
 Tác động đến môi trường không khí:
17 | P a g e
Trong quá trình phân hủy rác sinh hoạt trong bãi rác phát sinh
nhiều khí độc như CH
4
, H
2
S, NH
3
, CO, và chúng bốc vào
không khí gây ô nhiễm không khí.
Phát sinh mùi hôi thối do phân hủy rác và từ nước rỉ rác.
Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện chuyển động liên
tục và phát ra nhiều tiếng ồn cho khu vực gần bãi rác.
 Tác động đến môi trường đất:
Bãi rác chiếm một diện tích lớn đất canh tác.
Nước rỉ rác từ bãi rác thấm qua đất và tích tụ trong đất các kim
loại nặng như Pb, Ni
Trong rác sinh hoạt có những chất khó phân hủy do chưa phân
loại rác tại nguồn như nilon, sành sứ, cao su,… và chúng sẽ tích

tụ trong đất làm cho đất bạc màu.
 Tác động đến môi trường vi sinh vật:
Các kim loại nặng, chất khó phân hủy tích tụ trong đất làm ức
chế sự phát triển của các vi sinh vật sống trong đất, làm đất giảm
độ tơi xốp, cây trồng không thể hấp thu các chất dinh dưỡng
trong đất và sẽ bị tiêu diệt.
18 | P a g e
Nước rỉ rác xâm nhập vào nguồn nước gây ô nhiễm nước và gây
chết các sinh vật sống trong nước nhất là cá và các sinh vật nhạy
cảm.
2.1.2. Tác động đến môi trường xã hội:
Là nơi sinh sống và phát triển cho các loài gây bệnh như ruồi,
chuột  gây nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho người dân khu vực
lân cận  ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Gây bệnh nghề nghiệp cho công nhân vệ sinh môi trường do tiếp
xúc với các khí độc và môi trường ô nhiễm.
Gây mất mỹ quan đô thị do trong quá trình vận chuyển còn để
vương vãi rác thải, nước rỉ rác trên đường và khu vực lân vận.
2.2. Vấn đề môi trường quan trọng của dự án bãi chôn lấp
Phước Hiệp:
2.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí bởi mùi hôi phát sinh
từ bãi chôn lấp:
Trong quá trình thu gom, vận chuyển và phân hủy chất thải rắn
sinh hoạt của thành phố luôn phát sinh một vấn đề môi trường
19 | P a g e
nan giải là mùi hôi từ chất thải rắn. Tuy khu liên hiệp Phước
Hiệp đã xây dựng hệ thống khử mùi nhưng hoạt động của nó
chưa thật hiệu quả và chưa kiểm soát được mùi hôi phát sinh.
Mặc khác phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải còn thô sơ,
chưa che chắn hết mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

 Nguyên nhân phát sinh mùi hôi:
Trong rác sinh hoạt thường chứa rất nhiều chất thải khác nhau:
chất vô cơ ( cao su, nhựa, nilon, kim loại, ) và chất hữu cơ
( thức ăn, thực phẩm thừa ), chúng trộn lẫn vào nhau và có khả
năng phân hủy sinh học khác nhau, chất hữu cơ phân hủy nhanh
hơn và tạo ra nước rỉ rác có mùi hôi.
Khi rác thải được vận chuyển đến bãi chôn lấp, sẽ xảy ra quá
trình phân hủy kị khí và thải ra khoảng 168 hợp chất gây mùi
gồm axit hữu cơ, rượu anđehit, hỗn hợp khí, este, sulphit,
mercaptans… và hầu hết chúng đều có mùi đặc trưng.
Trong đó có các khí đặc trưng gây mùi chủ yếu:
20 | P a g e
Các hợp chất hữu cơ chứa Sulfua sẽ bị phân hủy tạo ra các hợp
chất có mùi hôi như metyl mercaptan và axit aminobutyric. Sự
biến đổi của methiomine và aminoaxit như sau:
 CH
3
SCH
2
CH(NH
2
)COOH : methiomine
 CH
3
SH: methyl mercaptan
 CH
3
CH
2
CH

2
(NH
2
)COOH: amino butyric axit
Sau đó Metyl mercaptan có thể bị thủy phân sinh hóa thành
methyl alcolhol và H
2
S có mùi trứng thối:
CH
3
SH + H
2
O  CH
4
OH + H
2
S
 Mức độ tác động:
 Đối với môi trường:
Mùi hôi sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí chứa rất nhiều chất
độc hại với nồng độ cao, dung tích lớn vượt tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
Bảng 3. Kết quả quan trắc các chất ô nhiễm tai BCL Phước
Hiệp:
Chất ô nhiễm
(mg/m
3
)
Bụi SO
2

NO
2
NH
3
H
2
S Mercaptan CH
4
(ppm)
KV chôn lấp 0,6
8
0,1
3
0,09 15,9
2
0,78 0,0066 6000
21 | P a g e
KV vùng đệm 0,2
7
0,1
3
0,09 1,04 0,18 0,0018 700
TCVN 5937-
1995
0,3 0,5 0,4 0,2 0,00
8
- -
(Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái
sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công
nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003)

 Đối với sức khỏe người dân:
 Gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống hô hấp, có thể là nguyên
nhân gây ung thu phổi do thành phần của chúng có một số
hợp chất khí gây hại: CH
4
, H
2
S, NH
3
,…
 Có khả năng gây ra bệnh bạch cầu ở trẻ em và ung thư
thận nếu như phải tiếp xúc trong thời gian dài.
 Gây ra những bệnh về da.
 Gây ngứa mắt.
 Tạo cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc, từ đó gián tiếp
gây ra bệnh mất ngủ, tinh thần bất ổn, dễ nổi nóng,…
 Làm đảo lộn cuộc sống của người dân:
Do mùi hôi từ các phương tiện vận chuyển rác qua khu vực,
nhiều bữa người dân mới dọn cơm ra đã vội mang vào vì mùi
hôi không chịu được.
22 | P a g e
Cứ 10 phút lại có khoảng 20 chiếc xe tải vận chuyển rác chạy
qua và phát ra mùi hôi tanh đến rợn người, không ai muốn ra
khỏi nhà.
Ở những khu vực cách xa bãi chôn lấp cũng hứng chịu phải mùi
hôi này mỗi khi có gió thổi đến.
 Hướng giải quyết:
Tuy ở bãi chôn lấp đã thiết kế hệ thống xử lí mùi hôi nhưng hoạt
động chưa hiệu quả, vẫn còn mùi hôi phát sinh và gây ô nhiễm
không khí. Do đó cần phải tăng xử lí mùi hôi:

 Phun chế phẩm EM khử mùi tại bãi chôn lấp.
 Đậy kín bãi chôn lấp bằng nilon sau mỗi lớp rác đổ xuống
bãi rác.
 Tiến hành phân loại rác tại nguồn, loại bỏ rác hữu cơ dễ
phân hủy ra và xử lí riêng bằng phương pháp sinh học: làm
phân compost, ủ sinh học,
 Đầu tư đổi mới và hoàn thiện hệ thống khử mùi tại bãi
chôn lấp và thường xuyên kiểm tra, bảo trì, nâng cấp để
đảm bảo hoạt động hiệu quả.
23 | P a g e
2.2.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm bởi nước rỉ
rác:
Tại bãi chôn lấp Hiệp Phước, hằng ngày phải tiếp nhận 6000 tấn
rác sinh hoạt của thành phố, vượt quá công suất thiết kế ban đầu
do đó lượng nước rỉ rác sinh ra không thể kiểm soát và xử lí triệt
để. Chính vì thế, vẫn còn một phần nước rỉ rác xâm nhập vào
môi trường, nhất là vào mùa mưa, nước rỉ rác theo nước mưa
chảy tràn vào các ngõ đường, chảy tràn vào hệ thống sông ngòi
gây ô nhiễm nguồn nước mặt, đặc biệt là sau sự lún sụt và tràn
nước rỉ rác.
Mặt khác, một phần nước rỉ rác thâm nhập qua đất và thấm vào
nguồn nước ngầm làm nước ngầm ( nước giếng của các hộ dân
bị ô nhiễm _ có mùi thối)
 Nguyên nhân phát sinh nước rỉ rác:
Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ_
thức ăn thừa, thực phẩm sống,…có hàm lượng nước lớn phân
hủy sinh học cao, trong quá trình lưu trữ tại hộ gia đình, rác sẽ
bị phân hủy tạo ra nước rỉ rác có mùi hôi.
24 | P a g e
Các phương tiện vận chuyển không được trang bị, thiết kế theo

đúng quy định ( làm bằng nhựa composit ) đảm bảo không phát
sinh nước rỉ rác ra môi trường.
Hệ thống xử lí nước rỉ rác quá tải vào mùa mưa, thường bị tắc
nghẽn  xử lí nước rỉ rác không đạt tiêu chuẩn, thành phần còn
chứa nhiều chất ô nhiễm.
Hệ thống thoát nước mưa chưa hoàn chỉnh, nhất là vào mùa
mưa_ lượng nước mưa quá lớn, hệ thống thoát nước không tốt,
chảy tràn vào bãi chôn lấp và mang theo nước rỉ rác chảy vào hệ
thống sông ngòi.
 Mức độ tác động:
 Đối với môi trường:
Nước rỉ rác với thành phần phức tạp, khi theo nước mưa chảy
tràn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch sẽ làm thay đổi thành
phần, chất lượng của nước sông  sông bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
Tại kênh 15 - nơi xả thải sau xử lý, nước có màu vàng đục. Tại
khu vực kênh 16, cách bãi rác chừng 100m tuy không xả nước,
nhưng nước lại có màu đen ngòm và rất hôi.
25 | P a g e

×