Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Chiến lược giá sản phẩm cho công ty cổ phần vận tải biển viship biển đông vinashin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 44 trang )

Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
CHƯƠNG I
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5
1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần vận tải biển ViShip 7
1.3 Tìm hiểu cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp 8
1.4 Cơ sở vật chất của công ty cổ phần vận tải biển ViShip 9
1.4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phương tiện 9
1.4.2 Các trang thiết bị hiện có ở văn phòng tại Hà Nội 11
1.4.3 Cơ cấu lao động của công ty 13
1.4.4 Định mức lao động tiền lương trong công ty cổ phần vận tải biển ViShip 13
1.4.4.1 Các hình thức tổ chức lao động 13
1.4.4.2 Xác định nhu cầu lao động và cơ cấu lao động 13
1.4.4.3 Tổ chức công tác tiền lương trong công ty 15
1.5 Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một số năm 16
1.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển ViShip
trong 2 năm thành lập và đi vào hoạt động 16
1.5.2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật 18
1.5.3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 19
1.5.4 Sơ bộ đánh giá điểm mạnh yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
vận tải biển ViShip 25
CHƯƠNG II
TÌM HIỂU CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ
A , Hội đồng quản trị 28
B, Ban giám đốc 28
SV: Trần Văn Phông 1 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
C, Ban kiểm soát 28
Tìm hiểu một số phòng ban


2.1 Phòng giao nhận vận tải ( phòng vận tải container) 29
2.2 Phòng khai thác thương vụ 31
2.3 Phòng quản lý tàu 31
2.4 Phòng pháp chế 32
2.5 Phòng tài chính kế toán 34
2.6 Hành chính nhân sự 36
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Đại diện tại Hải Phòng 37
Đại diện tại TP. HCM 37
Các công ty trực thuộc 38
Đề cương tốt nghiệp 41
Danh mục các tài liệu thu thập được 43

SV: Trần Văn Phông 2 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
Lời nói đầu
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa càng phát triển.
Chính vì vậy trong những thập niên gần đây vận tải nói chung và vận tải biển nói
riêng trong những năm gần đây đang ngày càng phát triển một cách nhanh chóng cả
về số lượng và chất lượng. Trong các phương thức vận tải thì vận tải biển chiếm thị
phần vận chuyển nhiều nhất khoảng hơn 30% trong toàn bộ thị phần vận tải. Sở dĩ như
vậy là vì nó mang một số đặc tính ưu việt như: Có thể vận chuyển được hàng siêu
trường, siêu trọng với số lượng lớn và quãng dài. Đặc biệt hiện nay với quá trình
container hóa thì vận tải biển đang là một phương thức vận tải đang được quan tâm và
phát triển. Chính vì có thể vận chuyển được nhiều và quãng đường xa cho nên vận tải
biển là phương thức vận tải có chi phí vận chuyển nhỏ nhất trong các phương thức vận
chuyển hiện nay.
Việt Nam, một quốc gia có đường bờ biển dài vì vậy có rất nhiều điều kiện
thuận lợi để ngành vận tải biển tồn tại và phát triển thêm vào đó là Việt Nam đã gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cho nên việc lưu thông hàng hoá với nước

ngoài càng được đẩy mạnh và phương thức vận tải biển là một phương thức vận tải rất
có ưu việt trong bối cảnh nước ta hiện nay. Hiện nay thì nước ta có khoảng hơn 600
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển, đây là một con số không nhỏ so
với các nước trong khu vực và hi vọng trong tương lai không xa thì ngành vận tải biển
của nước ta sẽ trở thành một ngành kinh tế rất quan trọng chiếm khoảng 45% tổng sản
phẩm trong nước (GDP). Vì vậy nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận tải
biển hiện nay cũng trở lên cấp thiết và vô cùng quan trọng. Trong đó, trường ĐH Giao
Thông Vận Tải Hà Nội có chuyên ngành kinh tế vận tải Thủy Bộ nhằm đào tạo đội
ngũ kĩ sư có đủ năng lực và trình độ hoạt động về lĩnh vực vận tải đường bộ và vận tải
đường thủy và một số lĩnh vực khác có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh
SV: Trần Văn Phông 3 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
tế. Trong quá trình đào tạo sinh viên được học kiến thức và chuyên ngành có liên quan
đến lĩnh vực vận tải nói riêng và lĩnh vực vận tải Thủy Bộ nói chung. Ngoài ra trong
quá trình học tập sinh viên còn được bước đầu làm quen với cơ sở vật chất và lĩnh vực
kinh doanh của ngành để khi ra trường sinh viên có thể nhanh chóng thích ứng với
công việc. Trong thời gian qua nhà trường đã liên hệ và bố trí cho một nhóm sinh viên
thực tập tại công ty vận tải biển ViShip một công ty mới thành lập chuyên về lĩnh vực
vận tải hàng hóa bằng đường thủy. Qua thời gian thực tập ngắn ngủi tuy chưa đi sâu
và từng chi tiết cụ thể nhưng em cũng đã nắm được một số đặc điểm cũng như tình
hình hoạt động của công ty. Em xin cảm ơn bộ môn Kinh tế vận tải du lịch đã liên hệ
và bố trí cho em thực tập tại công ty và em xin cảm ơn thầy giáo Trần Văn Giang đã
hướng dẫn chúng em thực tập trong thời gian vừa qua. Dưới đây em xin giới thiệu vài
nét sơ lược về công ty cũng như hoạt động của công ty.
SV: Trần Văn Phông 4 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Do sự phát triển của thị trường vận tải biển nội địa và quốc tế. Cái tên công ty
vận tải biển ViShip được thành lập ngày 31/12/2006 thuộc công ty cổ phần vận tải

biển ViNaShin là thành viên của công ty vận tải Biển Đông. Có nhiệm vụ môi giới,
kinh doanh vận tải biển nội địa và quốc tế, trong quá hoạt động kinh doanh có sự giám
sát và chỉ đạo của công ty mẹ là công ty vận tải Biển Đông. Mới thành lập và đi vào
hoạt động nhưng công ty đã có những đóng góp đáng kể cho ngành vận tải biển nói
chung và công ty cổ phần vận tải biển ViNaShin cũng như công ty vận tải Biển Đông
nói chung, sau 2 năm hình thành và phát triển công ty vận tải biển ViShip đã xây dựng
và phát triển một hệ thống các đại diện, hệ thống chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý và khai thác đoàn phương tiện. Trong 2 năm qua công ty đã có
những tiến bộ và nâng cao được thị phần trong lĩnh vực vận tải thủy đặc biệt là đoàn
tàu container tuyến vận tải thủy nội địa Hải Phòng – Sài Gòn đã chiếm gần 21% trong
tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến này cùng lĩnh vực. Công ty luôn cố
gắng phấn đấu để khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển
của Việt Nam và tạo lòng tin cho khách hàng.
SV: Trần Văn Phông 5 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VISHIP
Tên tiếng Việt: Công ty vận tải biển VISHIP
Tên tiếng Anh: VISHIP LOGISTICS DEPARTMENT DIRECTORY
Trụ sở chính : Tầng 5,6,7,8 tòa nhà 1A, A1 Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội
Tel : +84-4-3719 1075
Fax : +84-4-3514 9157
Văn phòng đại diện tại
Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 448 A Nguyễn Tất
Thành- Quận 4- TP.Hồ Chí
Minh
Tel : +84-8-6261
8071/89
Fax : +81-8-6261 8078
Văn phòng đại diện tại Hải Phòng

Địa chỉ: 86 Trần Hưng Đạo - Quận Hải An- TP.Hải Phòng
Tel : +84-31-355 5357
Fax : +84-31-355 5356
Kho tại Hải Phòng
Địa chỉ : 226 Lê Lai - Quận Ngô Quyền- TP.Hải Phòng
Thông tin cơ bản:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Chủ sở hữu: Công ty cổ phần vận tải biển ViNaShin.
Giám đốc: Nguyễn Xuân Hiệp
Ngành nghề kinh doanh:
SV: Trần Văn Phông 6 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
- Vận tải hành hóa bằng đường biển trong và ngoài nước.
1.2 . Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vận tải biển Viship.
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vận tải biển Viship.
SV: Trần Văn Phông 7 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Hội đồng quản
trị
Ban giám
đốc
Ban giám sát
Phòng pháp
chế
Phòng quản
lý tàu
Phòng khai
thác,
thương vụ
Vận tải
container

Chi nhánh và
các văn phòng
Các công ty
trực thuộc
Phòng tài
chính kế toán
Phòng hành
chính nhân sự
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
1.3. Tìm hiểu cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
1.3.1. Giám đốc công ty.
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với công ty cổ phần vận tải Biển Đông
( công ty mẹ) và nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty cổ phần vận tải biển
ViShip ( công ty con), là người đại diện cho toàn bộ quyền lợi của cán bộ công nhân
viên trong công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo các
công việc và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Định hướng mục tiêu, đường lối và quyết định các sách lược kinh doanh.
- Quản lý xây dựng cơ bản, đổi mới điều kiện và môi trường làm việc.
- Thay mặt cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.2 Phó giám đốc thứ nhất : Quản lý và chỉ đạo trực tiếp công ty cổ phần vận tải
biển ViShip tại cảng Hải Phòng.
1.3.3 Phó giám đốc thứ 2: Quản lý và chỉ đạo trực tiếp công ty cổ phần vận tải biển
ViShip tại cảng Sài Gòn
1.3.4 Các phòng ban của công ty vận tải biển ViShip.
ViShip là công ty cổ phần nên nó bao gồm các bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị.
- Ban Giám đốc
- Ban kiểm soát
- Các phòng ban:

+ Phòng kế toán tài chính
+ Phòng hành chính nhân sự
+ Phòng pháp chế
+ Phòng quản lý tàu
+ Phòng khai thác, thương vụ
SV: Trần Văn Phông 8 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
+ Phòng giao nhận vận tải( phòng vận tải container)
- Các đại diện, chi nhánh công ty
+ Đại diện tại Hải Phòng
+ Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
- Các công ty trực thuộc
1.4. Cơ sở vật chất của công ty cổ phần vận tải biển ViShip.
Công ty cổ phần vận tải biển ViShip có trụ sở chính tại tầng 5,6,7,8 tòa nhà 1A,
A1 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội, có trong tay đội tàu và các trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ cho các công tác vận tải,
1.4.1 Cơ sở vật chất và chất lượng phương tiện.
Đối với công ty cổ phần vận tải biển ViShip là chủ sở hữu của 5 tàu đó là:
Lucky ViShip, Sunny ViShip, Blue ViShip, Green ViShip và Morning ViShip. Do sự
cố va chạm ngày 16/8/2008 tàu chở hàng Green ViShip đã bị chìm và sau đó được
trục vớt thành công. Như vậy hiện nay công ty hiện còn 4 tàu đang vận hành.
Bảng 1: Thông số cơ bản của các tàu:
No Ship Year Built Ship Type
Tonnage
Place
Built
GT NT DWT
151,195
1 LUCKY VISHIP 1981 Bulk carrier 34,190 19,568 61,754 Japan
2 SUNNY VISHIP 1983 Bulk carrier 34,850 19,807 61,755 Japan

3 BLUE VISHIP 1986 Bulk carrier 7,170 4,381 12,359 Japan
4 GREEN VISHIP 1986
General
cargo 4,688 2,425 6,606 Japan
5
MORNING
VISHIP 1996 Container 3,260 6,251 8,721 Japan
SV: Trần Văn Phông 9 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
SV: Trần Văn Phông 10 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
M/V LUCKY VISHIP
DWT: 61,754
BUILT: 1981, Japan
TYPE: Panamax size - bulk carrier
FLAG: Panama
HOLD/HATCH: 7/7 Rolling type
NRT: 19,568
GRT: 34,190
SPEED: 12.0 knots
IMO NUMBER: 7916325
BALE CAPACITY:
GRAIN CAPACITY:
INSURANCE: LONDON STEAMSHIP
CLASSIFICATION: DNV.
M/V SUNNY VISHIP
DWT: 61,755
BUILT: 1983, Japan
TYPE: Panamax size - Bulk Carrier
FLAG: Panama
HOLD/HATCH: 7/7 Rolling type

NRT: 19,807
GRT: 34,850
SPEED: 13.0 knots
IMO NUMBER:8111245
BALE CAPACITY:
GRAIN CAPACITY:
INSURANCE: WEST OF ENGLAND
CLASSIFICATION: RUSSIA REGISTRY
M/V BLUE VISHIP
DWT: 12,359
BUILT: 1986, Japan
TYPE: Single Deck - Bulk carrier
FLAG: Mongolia
Port of Registry : Ulaanbaatar
HOLD/HATCH: 3/3 Pontoon
NRT: 4,381
GRT: 7,170
SPEED: 12.5 knots
IMO NUMBER: 8518833
BALE CAPACITY: 14,434.82 CBM
GRAIN CAPACITY:15,051.97 CBM
INSURANCE: WEST OF ENGLAND
CLASSIFICATION: VR
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
1.4.2 Các trang thiết bị hiện có tại trụ sở chính tại tòa nhà 1A,A1 Thái Thịnh-
Đống Đa- Hà Nội:
Bảng 2: Bảng số liệu thiết bị văn phòng
STT Tên Thiết bị Đơn vị Số lượng
SV: Trần Văn Phông 11 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
M/V GREEN VISHIP

DWT: 6,606
BUILT: 1986, Japan
TYPE: SINGLE deck - General cargo
FLAG: Mongolia
HOLD/HATCH: 2/2 Pontoon
NRT: 2,425
GRT: 4,688
SPEED: 12.5 knots
IMO NUMBER: 8602804
PORT OF REGISTRY: Ulaanbaatar
BALE CAPACITY:
GRAIN CAPACITY:
INSURANCE: WEST OF ENGLAND
M/V MORNING VISHIP
DWT: 8,721
BUILT: 1996, Japan
TYPE: Container
FLAG: Vietnam
Port of regisrtry : Hai Phong
HOLD/HATCH: Pontoon
NRT: 6,251
GRT: 3,260
SPEED: 13.5 knots
IMO NUMBER: 9146780
CRANE : 2 x 36T
INSURANCE: LONDON STEAMSHIP
CLASSIFICATION: VR
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
1 Máy tính cái 50
2 Bàn làm việc cái 55

3 Ghế cái 70
4 Máy in cái 4
5 Máy Fax cái 15
6 Máy điện thoại cái 30
7 Tủ cái 15
8 Máy chiếu cái 03
SV: Trần Văn Phông 12 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
1.4.3. Cơ cấu lao động của công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 KH Năm 2009
1 Lao động trực tiếp (Thuyền viên) 78 86 92
2 Lao động gián tiếp 65 66 71
3 Lao động phục vụ 20 25 25
Tổng số lao động 163 177 188
1.4.4. Định mức lao động tiền lương trong công ty
1.4.4.1 Các hình thức tổ chức lao động.
 Trong doanh nghiệp vận tải biển có các loại lao động như sau:
Thủy thủ, thuyền viên, thợ máy, công nhân BDSC, nhân viên kỹ thuật, lao động
quản lý và lao động khác.
 Tình hình tổ chức lao động
- Đối với thủy thủ và thuyền viên thì doanh nghiệp tổ chức theo đội tàu.
- Đối với thợ BDSC tổ chức theo tổ, đội, nhóm
- Đối với lao động gián tiếp doanh nghiệp: Tổ chức theo các phòng ban
nghiệp vụ chuyên môn.
1.4.4.2 Xác định nhu cầu lao động và cơ cấu lao động trong doanh nghiệp vận tải
biển ViShip.
 Xác định nhu cầu lao động:
Xác định nhu cầu lao động là xác định số lao động cùng loại cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì và tương ứng với nó là
một cơ cấu lao động hợp lý theo trình độ và theo nghề nghiệp.

Các phương pháp xác định nhu cầu lao động thông dụng hiện nay là:
- Phương pháp định biên
- Tính toán theo quỹ thời gian lao động từng loại
- Theo định mức lao động tổng hợp
- Theo năng suất lao động
SV: Trần Văn Phông 13 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
- Phương pháp cân đối khả năng về nguồn chi trả lương.
Theo khung định biên an toàn tối thiểu quy định đối với tàu biển Việt
Nam:
Ta có bảng số lượng thuyền viên như sau:
STT Chức danh Số lượng
1 Thuyền trưởng 1
2 Đại phó 1
3 Sỹ quan boong 2
4 Sỹ quan vô tuyến điện 1
5 Thủy thủ trực ca 2
6 Máy trưởng 1
7 Máy 2 1
8 Sỹ quan máy 1
9 Thợ trực 3
Tổng cộng 13
Đối với doanh nghiệp vận tải biển ViShip thì xác định nhu cầu lao động
bằng phương pháp định biên. Tuy nhiên do doanh nghiệp ViShip chỉ có
kinh doanh tàu còn lại các công việc sửa chữa tàu thì phải thuê ngoài nên
không có xưởng BDSC vì vậy mà không có lao động BDSC phương tiện
Theo khung định biên trên thì ta có thể xác định tổng số lao động của
doanh nghiệp là:



thuyền viên
= Số tàu của doanh nghiệp * số thuyền viên cần cho một
tàu = 13 * 5 = 65 ( Thuyền viên)
Tuy nhiên số thuyền viên có thể không liên tục( do tình trạng sức khỏe,
do điều kiện mùa vụ ) nên doanh nghiệp lúc nào cũng có số thuyền viên
dự trữ. Theo như bảng trên ta thấy tổng số thuyền viên của doanh nghiệp
luôn lớn hơn số thuyền viên tối thiểu cần có cho một tàu.
 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.
SV: Trần Văn Phông 14 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại Hải Phòng và TP. Hồ
Chí Minh.
- Tại văn phòng tại Hà Nội công ty có 46 người còn lại ở 2 chi nhánh
Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh
- Hiện tại thì số lượng lao động trong doanh nghiệp không thay đổi
nhiều nhưng trong tương lai khi doanh nghiệp triển khai việc sản xuất
phụ ( sản xuất gạch men) thì doanh nghiệp cần phải tuyển dụng thêm
lao động.
1.4.4.3 Tổ chức công tác tiền lương trong công ty cổ phần vận tải biển ViShip.
a, Khái niệm tiền lương.
Tiền lương là giá cả hàng hóa sức lao động được hình thành trên thị trường sức
lao động xác định về thời gian và không gian. Tiền lương có hai loại:
- Tiền lương danh nghĩa: Là tiền lương được trả bằng tiền.
- Tiền lương thực tế: Là lương danh nghĩa được quy đổi ra các vật phẩm
cần thiết để tái sản xuất sức lao động theo giá thị trường.
b, Các hình thức trả lương
Hiện nay có 2 phương án trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo
thành phẩm.
Doanh nghiệp lựa chọn phương án trả lương kết hợp cả hai phương án trên.
c, Các phương pháp xác định quỹ tiền lương bao gồm:

- Phương pháp tính toán trực tiếp.
- Phương pháp tiền lương bình quân
- Theo định mức tiền lương tổng hợp chung cho các loại lao động.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tiền lương bình quân để xác định quỹ tiền
lương của doanh nghiệp.
Cơ cấu lao động và định mức tiền lương được thể hiện thông qua bảng tổng hợp
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở vấn đề tiếp theo.
SV: Trần Văn Phông 15 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
1.5 Tình hình sản xuất của công ty qua một số năm
Công ty cổ phần vận tải biển ViShip là doanh nghiệp được thành lập từ đầu
năm 2008 và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải biển, cùng với xu thế phát triển
chung công ty không ngừng đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng cho
mình. Do mới thành lập nên công ty còn rất nhiều khó khăn nhưng với sự lỗ lực của
các cán bộ công nhân viên của công ty cộng với đa số là người trẻ tuổi nên công ty đã
đạt được những thành tựu đáng kể trong 2 năm vừa qua. Thể hiện là doanh thu không
ngừng tăng nhanh.
1.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển
ViShip trong 2 năm vừa qua( 2007, 2008)
Sau 2 năm hoạt động thì công ty đã đạt được một số chỉ tiêu quan trọng, dần
dần khả định được thị phần của mình. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả sản xuất
kinh doanh trong đó có các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của công ty.
SV: Trần Văn Phông 16 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm vừa qua.
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 KH 2009 Ghi
chú
I Phần tính doanh thu Triệu
đồng
1186250 2501108 2600500

1 Số chuyến
Chuyến
286 398 360
Tàu LUCKY VISHIP
Chuyến
48 77 80
Tàu SUNNY VISHIP
Chuyến
45 86 90
Tàu BLUE VISHIP
Chuyến
60 91 100
Tàu GREEN VISHIP
Chuyến
62 60
*
0
bị chìm
ngày
16/8/20
08
MORNING VISHIP
Chuyến
71 84 90
2 SL BQ chuyến
Tấn/
Chuyến
18000 25780 26000
3 Tổng sản lượng quy đổi
Tấn

5148000 10260440 9360000
4 Cước CY bình quân Tấn
triệu
đồng/ Tấn
0,18 0,183 0,188
5 Doanh thu CY trung
bình chuyến
triệu
đồng/
chuyến
3240 4717,74 4888
6 Tổng doanh thu CY
triệu đồng
926640 1877660,52 1759680
7 Doanh thu dịch vụ
triệu đồng
250 420 500
8 Doanh thu tàu
triệu đồng
1186000 2500688 2600000
II Phần chi phí tính giá
thành
triệu đồng
556686 862136 1162245
A Chi phí vận hành tàu
triệu
đồng
517906 803731 1098245
1 Lương
triệu đồng

12168 16066 26944
Lương thuyền viên
triệu đồng
10968 14416 25006
Lương lao động phục vụ
tàu
triệu đồng
1200 1650 1938
2 Nhiên liệu
triệu đồng
146930 250045 310315
3 Hoa tiêu, cảng phí
triệu đồng
6857 8322 9601
4 Xếp dỡ tàu, bãi
triệu đồng
141090 290008 396807
5 Lưu bãi
triệu đồng
51717 60225 89210
6 Sửa chữa Container
triệu đồng
9688 9012 9803
SV: Trần Văn Phông 17 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
7 Sửa chữa thường xuyên
tàu
triệu đồng
15709 18317 35382
8 Khấu hao tàu

triệu đồng
91456 91736 96333
9 Khấu hao Container
triệu đồng
19012 19600 19701
10 Lãi vay tàu
triệu đồng
11111 16334
B Chi phí thuê ngoài
triệu
đồng
31000 53560 53000
C Chi phí quản lý công ty
triệu
đồng
7780 10845 11000
1.5.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế - kĩ
thuật.
Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2007,
2008 ta có thể đưa ra nhận xét sau:
* Về doanh thu:
Doanh thu năm 2008 tăng 211% so với năm 2007, chi phí tăng 155%.
Do tàu Green ViShip bị đắm cho nên công ty phải thuê các phương tiện trục vớt
cho nên chi phí ở năm 2008 mới tăng cao như thế. Phấn đấu trong năm 2009 công ty
sẽ giữ được mức doanh thu ổn định khi tàu Green ViShip còn chưa được đưa vào sử
dụng hoặc chưa được thay thế bởi tàu mới.
* Về các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật.
Chỉ trong vòng 2 năm thành lập và đi vào hoạt động nhưng ViShip đã đạt được
những thành công đáng kể trong thị phần vận chuyển. Thể hiện năm 2008 đã chiếm
21% thị phần vận chuyển của tuyến vận chuyển nội địa Hải Phòng – TP. Hồ Chí

Minh. Số chuyến vận chuyển không ngừng tăng thể hiện năm 2008 đã tăng 139% so
với năm 2007. Năm 2009 vẫn tiếp tục tăng nhưng do công ty chỉ còn 4 tàu nên tổng số
chuyến vận chuyển của công ty có thể giảm xuống một chút so với năm 2008.
Công ty cổ phần vận tải biển ViNaShin là doanh nghiệp chỉ đơn thuần kinh
doanh vận tải chứ không có xưởng BDSC cho nên các chỉ tiêu kĩ thuật không được
SV: Trần Văn Phông 18 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
tính toán một cách chi tiết mà chỉ có phòng quản lý tàu đảm nhiệm tính toán các chỉ
tiêu này. Tuy nhiên do công ty áp dụng biện pháp giao tàu cho các phòng ban tự quản
lý và khai thác trên cơ sở sự chỉ đạo hỗ trợ từ ban giám đốc và các phòng ban khác.
Cụ thể phòng khai thác quản lý và khai thác 4 tàu: Sunny ViShip, Blue ViShip, Lucky
ViShip và Green ViShip
*
; Phòng giao nhận vận tải tổ chức khai thác tàu container
Morning ViShip.
1.5.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
1.5.3.1 Đánh giá tình hình thị trường.
a, Thị trường hàng hóa
Sau 2 năm thành lập và đi vào hoạt động công ty cổ phần vận tải biển ViShip có
vị thế là các chủ tàu đối với vận tải nội địa đã có sự phân bố nhu cầu vận chuyển hàng
hóa giữa 2 miền Nam - Bắc là rất khác biệt.
Phía Bắc tập trung vào các mặt hàng sau:
- Hàng nguyên liệu địa lý ( bột đá các loại ), phân bón nội địa, phân bón
ngoại, hóa chất công nghiệp vẫn là các nguồn chủ lực từ phía Bắc vào và nó
chiếm khoảng 40% - 50% tỷ trọng hàng hóa
- Nhóm hàng vật liệu xây dựng như: gạch, sắt thép, kính, vỏ chai, sơn nhóm
hàng này chiếm khoảng 20%.
- Nhóm hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ở phía Bắc,
chủ yếu là chuyển từ cảng Sài Gòn ra.
- Nhóm hàng điện tử, điện lạnh, hàng của các công ty liên doanh.

- Nhóm hàng transit và vỏ rỗng của các Shipping Lines.
- Trong khi đó ở phía Nam tập trung vào các nhóm hàng sau:
- Hàng nông sản, nhu cầu vận chuyển cả năm TAGS, cám. Đối với mặt hàng
gạo thì theo mùa vụ.
- Nhóm hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đây cũng là nhóm hàng chủ lực từ
miền Nam ra miền Bắc và chủ yếu tập trung ở khu vực công nghiệp.
SV: Trần Văn Phông 19 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
- Nhóm hàng hóa chất, dầu nhớt, vật liệu xây dựng tập trung ở các dải các nhà
máy liên doanh sản xuất lớn trong các khu công nghiệp.
* Dự báo trong thời gian tới nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa 2 miền Nam - Bắc
tiếp tục tăng do tình hình phát triển chung của nền kinh tế và định hướng phát triển
của ngành vận tải.
Cụ thể như sau:
- Miền Nam: Sự phát triển của các khu công nghiệp như: TP.HCM, Đồng Nai,
Bình Dương luồng hàng từ miền Nam ra: chủ yếu là các hàng tiêu dùng
như hóa mỹ phẩm, thực phẩm, bột ngọt, đường sữa của các nhà máy ở các
khu công nghiệp, sản phẩm cho công nghiệp- xây dựng, nông sản rất ít
hàng máy móc thiết bị.
- Miền Bắc: Thế mạnh của các loại nguyên liệu do tính chất phân bổ theo
vùng địa lý ( bột đá, đá vôi, than, quặng sắt )tập trung ở phía Bắc.
Ngoài ra còn có miền Trung, các chuyến tàu của công ty chủ yếu cập cảng Đà
Nẵng chủ yếu vận chuyển dầu mỏ. Đặc biệt trong thời gian tới khi nhà máy lọc dầu
Dung Quất ( Quảng Ngãi) đi vào hoạt động thì công ty cũng sẽ chú trọng đến nguồn
hàng dầu mỏ thô từ ngoài biển vào và dầu được chế biến từ nhà máy này đi các nơi vì
đây là nhà máy lọc dầu có quy mô lớn trong khu vực cũng như châu lục.
Hầu hết hàng vận chuyển trên tuyến biển nội địa là hàng đóng vào các container còn
hàng không đóng container chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt.
* Đối với các tuyến vận tải biển quốc tế công ty thường xuyên vận tải hàng hóa
sang Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan. Hàng hóa trên các tuyến này chủ yếu

là : Lương thực( gạo), thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, cà phê, các loại quặng, đá
vôi xuất khẩu sang Nhật Bản và vận chuyển máy móc, thiết bị, đồ điện tử từ Nhật
Bản về nước và sang các quốc gia khác; vận chuyển lương thực thực phẩm, máy móc,
thiết bị từ Thái Lan về nước và sang các nước khác ngược lại vận chuyển lương thực,
SV: Trần Văn Phông 20 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
thực phẩm từ trong nước sang Thái Lan; vận chuyển lương thực, thực phẩm, quặng,
đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Singapore
b, Các hãng tàu:
- Hiện tại là thời điểm số lượng tàu tham gia vào tuyến nội địa là thấp hơn so
với nhu cầu vận chuyển. Với tư cách là một công ty hoạch toán độc lập ( chỉ
chịu trách nhiệm trước công ty mẹ là công ty vận tải Biển Đông) nên trong 2
năm hoạt động thì công ty luôn biết cách phát huy tối đa quyền hạn và nghĩa
vụ của mình. Hiện tại thì nguồn hàng vẫn giữ ở mức đảm bảo cho công ty có
thể tồn tại và phát triển nhưng trong những năm tới do sự phát triển và yêu
cầu của nền kinh tế cộng với sự mở rộng thị trường vận tải biển do Việt
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên khả năng cạnh tranh
là không thể tránh khỏi. Hiện nay theo em được biết thì đang có các tàu của
công ty TNHH vận tải biển VINAFCO, công ty cổ phần vận tải biển Việt
Nam (VOSCO) và một số công ty khác trong tập đoàn kinh tế VINASHIN
đang tham gia vận chuyển trên tuyến thủy nội địa Hải Phòng – Sài Gòn nên
vấn đề cạnh tranh và chiến lược phát triển đang được công ty triển khai một
cách nhanh chóng. Tính đến hết năm 2007 sản lượng vận chuyển trên tuyến
Hải Phòng – Sài Gòn của công ty đã chiếm hơn 21% tổng khối lượng vận
chuyển trên tuyến này công ty cổ phần vận tải biển ViNASHIN. Đối với
tuyến vận tải thủy quốc tế do sự phát triển của nền kinh tế, do xu thế
container hóa nên hiện nay sự cạnh tranh giữa các công ty vận tải biển trong
nước và các công ty vận tải biển trong nước với các công ty vận tải biển
nước ngoài là rất lớn. Do sự tiêu chuẩn của các container nên các tàu chở
container có trọng tải lớn đã ra đời. Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện tàu

container có trọng tải đến 9600 TEU vì vậy để có thể cạnh tranh được trên
trường quốc tế đòi hỏi công ty còn phải lỗ lực trong một thời gian dài vì hiện
nay công ty chỉ đang sở hữu một tàu container là tàu MORNING VISHIP có
SV: Trần Văn Phông 21 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
trọng tải 8721 DWT tương đương với khoảng 480 TEU. Một khó nữa là hiện
nay công ty đang phải khắc phục sự cố tàu GREEN VISHIP bị chìm ngày
16/8/2008 và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên để có
thể tồn tại và cạnh tranh được với các công ty khác thì ViShip phải có một
chiến lược phát triển đúng đắn.
- Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là sự khủng hoảng kinh tế, là ảnh hưởng của
giá nhiên liệu lên xuống thất thường khó dự đoán làm cho giá cước vận
chuyển liên tục bị ảnh hưởng trong khi việc thuyết phục khách hàng điều
chỉnh tăng giá cước là rất khó khăn.
* Dự báo trong thời gian tới:
Trong khu vực Châu Á cũng như trên thế giới đang bắt đầu chạm phải đó là hiện
tượng đóng hàng quá tải ( Overtonnge)
- Nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO nên vận tải
hàng hóa sẽ nhộn nhịp hơn khi có nước ngoài tham gia.
- Vận tải nội địa sẽ sôi động hơn, số lượng tàu tham gia vận chuyển trên tuyến
hoặc kết hợp sẽ tăng lên.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2009 cho nên
việc sản xuất của các công ty nói chung và công ty cổ phần vận tải biển
ViShip nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
c, Việc khai thác hàng hóa và vận chuyển qua công ty cổ phần vận tải biển ViShip.
Qua số liệu trên và tinh hình diễn biến của nền kinh tế nói chung và ngành vận tải
biển nói riêng ta thấy:
- Đối với nhóm hàng thứ nhất tuy nhu cầu vận chuyển là rất lớn nhưng công
ty không vận chuyển một khối lượng lớn là vì giá cước của mặt hàng này
không cao, chỉ vào khoảng 3200/20’ Bắc và 3500/20’ Nam. Nếu chỉ vận

chuyển loại hàng này thì doanh thu đầy tàu cũng chỉ đủ bù đắp chi phí trong
thời đại hiện nay và có chăng chỉ một chút lợi nhuận nhỏ.
SV: Trần Văn Phông 22 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
- Đối với loại hàng thứ hai trong đó có chủ đạo là mặt hàng gạch men, gạch
granit với đặc điểm chung của nhóm khách hàng này:
+ Đối với mặt hàng kính xây dựng: Hiện nay nhu cầu vận chuyển mặt
hàng này cũng lớn, cước tương đối cao, tuy nhiên do việc xếp dỡ và quy cách
kiện kính nên hầu hết phải đóng và container nên việc vận chuyển cũng cần rất
nhiều công đoạn vì thế mà việc vận chuyển không diễn ra một cách thực sự
nhanh chóng.
+ Đối với mặt hàng sơn : chủ yếu là nhà máy ở các khu công nghiệp phía
Nam bán ra thị trường phía Bắc như : NIPPON, ICI, SEAMATER
- Đối với nhóm hàng thứ 3 tỉ trọng nhỏ trong nhu cầu luân chuyển, có một nhà
máy lớn nhất ở phía Bắc là nhà máy CALOFIC thì thị phần của công ty cổ
phần vận tải biển ViSip chiếm từ 10%-20% tùy thời điểm. Các nhà nhà máy
khác đều ở TP.HCM như dầu ăn Tân Bình, dầu ăn Tường An thì ViShip
cũng đảm nhận một thị phần nhỏ. Các nhà máy khác về thực phẩm và nước
giải khát như: nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải, nước khoáng Laska bánh
kẹo Hải Châu, Kinh Đô, Hải Hà, Hà Nội Milk thì ViShip cũng chiếm thị
phần ở mức trung bình so với các công ty vận tải biển khác. Riêng ở phía
Bắc có nhà máy bia Hà Nội, nhà máy bia Thái Bình có thị trường tiêu thu rất
lớn nhưng cũng chưa xúc tiến được thị phần ở thị trường phía Nam.
- Đối với nhóm hàng thứ 4: Nhóm hàng này có yêu cầu rất cao về chất lượng
dịch vụ và việc chỉ định hầu như là từ các tập đoàn, công ty mẹ như
Yamaha, Honda, Ford, Toyota, Canon
- Đối với nhóm hàng vỏ rỗng: Là một thành việc thuộc Vinashin vì thế hiện
tại công ty cổ phần vận tải biển ViShip có quan hệ tốt với rất nhiều hãng tàu
thuộc tập đoàn kinh tế Vinashin lẫn các công ty ngoài Vinashin nên đây là
một điều kiện hết sức thuận lợi để làm dịch vụ này

SV: Trần Văn Phông 23 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46
Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
Tóm lại: Tuy thị trường vận tải đang có rất nhiều đổi mới và thuận lợi nhưng do
tình hình kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng cho nên bên cạnh những thuận lợi
cũng là những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình sản xuất kinh
doanh trong tương lai. Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược sản xuất
kinh doanh hợp lý, phải năng động nhạy bén với thời cuộc để có thể tồn tại và phát
triển trong tương lai.
1.5.3.2 Nội lực đơn vị.
a, Nhân lực – kinh nghiệm
Sau hơn 2 năm thành lập và đi vào hoạt động công ty đã hình thành được một
đội ngũ cán bộ nghiệp vụ khá vững chắc, các cán bộ khai thác đã tích lũy được rất
nhiều kinh nghiệm trong việc tạo mối quan hệ, phát triển cũng như theo dõi và quản lý
khách hàng, bên cạnh đó là với sức trẻ và lòng nhiệt huyết của các cán bộ công nhân
viên trong công ty thì lãnh đạo công ty tin rằng công ty sẽ tồn tại được và phát triển
trong ngành vận tải biển. Hiện nay công ty cũng đang chú trọng đến đội ngũ cán bộ
giao nhận, đang từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ làm công tác giao
nhận vận tải. Nhân viên ở bộ phận này phải có thể am hiểu tính chất từng mặt hàng để
có những xử lý hiện trường hợp lý đảm bảo tiến độ vận chuyển hàng nhanh, tiết kiệm
chi phí từ đó có thể hạ được giá thành để có thể cạnh tranh. Điều này đã được khách
hàng công nhận và khẳng định đó là thế mạnh của công ty. Ngoài ra đội ngũ cán bộ
quản lý cũng được hoàn thiện các kỹ năng phù hợp với tính chất kinh doanh trong lĩnh
vực vận tải chuyên ngành.
b, Quan hệ khách hàng và thương hiệu
Có thể khẳng định rằng đây là nội lực đáng quan tâm nhất của công ty. Các mối
quan hệ với khách hàng cũng như đối với các nhà vận tải đã được công ty xây dựng,
duy trì và phát triển trên cơ sở công việc, nhu cầu vận chuyển. Việc kinh doanh tàu
cộng với trình độ ngoại ngữ cao của các cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp quan
hệ khách hàng của công ty được mở rộng và đa dạng hóa tới mức tối đa. Nó cũng góp
SV: Trần Văn Phông 24 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46

Trường ĐH GTVT Hà Nội Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch
phần xây dựng vị thế của ViShip trong thị trường vận tải. Trong định hướng sắp tới,
đơn vị có điều kiện tiếp tục khai thác các mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng trong
các mảng kinh doanh trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
c, Tài chính, tài sản.
Công ty có tất cả 5 tàu. Trong đó có một tàu chuyên chở container là tàu
Morning ViShip. Sau sự cố chìm tàu Green ViShip công ty đã phải chi một khoản tiền
để trục vớt tàu này và khắc phục sự cố tràn dầu. Hơn nữa hiện nay tàu Green ViShip
chưa đưa trở lại hoạt động được nên đây là một sự mất mát khá lớn đối với công ty.
Hiện nay, hệ thống thiết bị văn phòng tại 3 khu vực là Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM
là một tài sản không nhỏ. Vì thế công ty cần có một phương án kinh doanh để tiếp tục
khai thác khối tài sản này.
Tài sản là thế mạnh của công ty nhưng cũng là sức ép đối với công ty, buộc
công ty phải vận động, tìm tòi những hướng đi mới nhằm đảm bảo hoạt động kinh
doanh diễn ra một cách hiệu quả nhất.
1.5.3.3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh.
a, Kinh doanh dịch vụ vận tải.
Năm 2008 số chuyến vận chuyển đã tăng gần 140 % so với năm 2008, và sản
lượng bình quân chuyến đã tăng 143 %. Do hiện giờ công ty chỉ còn lại 4 tàu cho nên
kế hoạch năm 2009 tổng số chuyến sẽ giảm 90 % so với năm 2008 nhưng sản lượng
bình quân chuyến vẫn đảm bảo tăng.
b, Kinh doanh kho bãi tại Hải Phòng.
1.5.4 Sơ bộ đáng giá điểm mạnh yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần vận tải biển ViShip.
1.5.4.1. Điểm mạnh
- Là công ty con của công ty cổ phần vận tải Biển Đông thuộc tập đoàn Vinashin
nên được công ty mẹ và tập đoàn tạo điều kiện tốt để hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đội tàu trẻ nên sức chở và các thông số kĩ thuật còn ổn định
SV: Trần Văn Phông 25 Lớp kinh tế vận tải Thủy Bộ _ K46

×