Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.71 MB, 88 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ PHƯƠNG




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI BÃI RÁC NAM SƠN, HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI BÃI RÁC NAM SƠN, HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ HẢI VÂN

HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Phương

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa môi trường, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đến nay tôi đã kết thúc chương trình đào tạo cao học và
hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: "Đánh giá hiện trạng quản lý môi
trường tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội".
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Học viện nông nghiệp Việt
Nam, các thầy cô giáo Khoa môi trường, đặc biệt là TS. Đinh Thị Hải Vân là

người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh sự giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện của các anh chị là đồng nghiệp đang làm việc tại Xí nghiệp quản lý
chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân,
bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Mặc dù đã làm việc với tất cả nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian hạn
chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Yêu cầu nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về bãi chôn lấp 3
1.1.1. Các khái niệm chung về bãi chôn lấp 3
1.1.2. Phân loại bãi chôn lấp 4
1.2. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên Thế giới và ở Việt Nam 9
1.2.1. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên Thế giới 9
1.2.2. Công tác quản lý bãi chôn lấp ở Việt Nam 10
1.3. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh 15
1.3.1. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường nước 15
1.3.2. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường đất 17
1.3.3. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường không khí 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Phạm vi nghiên cứu 20
2.3. Nội dung nghiên cứu 20
2.3.1. Hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội. 20
2.3.2. Hiện trạng môi trường tại bãi rác Nam Sơn 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.3. Biện pháp quản lý về môi trường tại bãi rác Nam Sơn 20
2.3.4. Các giải pháp phù hợp cho việc quản lý về môi trường tại bãi rác Nam
Sơn. 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 22
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 22
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 27
2.4.4. Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. 27
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Hiện trạng bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội 28
3.1.1. Hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn. 28
3.2. Hiện trạng môi trường của bãi chôn rác Nam Sơn 35
3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 35
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước 38
3.2.3. Hiện trạng môi trường đất 43
3.3. Ảnh hưởng của bãi rác tới môi trường 44
3.3.1. Ảnh hưởng của bãi rác tới đời sống xã hội 44
3.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn 50
3.4.1. Công cụ pháp luật áp dụng trong quản lý môi trường 50
3.4.2. Công cụ kỹ thuật áp dụng vào công nghệ xử lý rác trong quản lý môi
trường 52
3.4.3. Quản lý bằng công cụ kinh tế 62
3.5. Các giải pháp quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1. Kết luận 65
2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


APU Đơn vị chống ô nhiễm tại Singapore
BCL HVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BOD Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BYT Bộ y tế
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CO Khí Cacbon monoxit
CO
2
Khí Cacbonic
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
EM Chế phẩm sinh học
GTCC Sở giao thông công chính
HCl Axit Clohidric
KT - XH Kinh tế - xã hội
LHXLCT Liên hợp xử lý chất thải
NO

Khí Nito oxit
ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính sách từ bên ngoài
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
pH Chỉ sổ đo độ hoạt động của các ion hidro (H
+
) trong dung dịch
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TOC Tổng Cacbon hữu cơ
UBND Ủy Ban Nhân Dân

URENCO
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường Đô
Thị Hà Nội
USD Đô la Mỹ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Phân loại quy mô bãi chôn lấp 8
Bảng 1.2. Các phương pháp xử lý CTR phổ biến khu vực Đông Nam Á 10
Bảng 1.3. Thành phần nước rò rỉ của bãi chôn lấp mới và đã hoạt động
một thời gian. 15
Bảng 1.4. Tỷ lệ thành phần các khí sinh ra chủ yếu từ bãi chôn lấp 18
Bảng 2.1. Bảng ký hiệu và tên mẫu 24
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích mẫu 26
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp khối lượng rác xử lý tại bãi rác Nam Sơn 34
Bảng 3.2. Khối lượng rác xử lý tại bãi rác Nam Sơn (theo năm) 35
Bảng 3.3. Độ ồn trong và ngoài bãi rác Nam Sơn 36
Bảng 3.4. Chất lượng không khí tại khu vực chôn lấp 37
Bảng 3.5. Chất lượng không khí xung quanh ô chôn lấp đang hoạt động 38
Bảng 3.6. Chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác 40
Bảng 3.7. Chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác 41
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu đất 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 2.1. Khung phương pháp nghiên cứu 21
Hình 2.2. Sơ đồ lấy mẫu tại khu vực bãi chôn lấp rác Nam Sơn 23
Hình 3.1. Toàn cảnh của bãi chôn lấp rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội 28
Hình 3.2. Sơ đồ bãi chôn lấp rác Nam Sơn 29
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình vận hành bãi rác Nam Sơn 31
Hình 3.4. Xe chở rác đi lên ô chôn lấp (khu vực hồ sinh học) 31
Hình 3.5. Rác được đổ từ xe chở rác vào các ô chôn lấp 32
Hình 3.6. Rác được san ủi 32
Hình 3.7. Rác tại ô chôn lấp được san ủi 33
Hình 3.8. Phủ đất và san ủi đất 33
Hình 3.9. Hiện trạng nước do người dân đánh giá 42
Hình 3.10. Số hộ dân nhận được sự hỗ trợ của xí nghiệp 46
Hình 3.11. Rác nhặt được người dân phơi tràn lan trên đường 47
Hình 3.12. Một số căn bệnh người dân mắc phải. 47
Hình 3.13. Ao nơi người dân làm sạch phế liệu. 48
Hình 3.14. Đề xuất của người dân sống xung quanh giảm thiểu ảnh hưởng
của bãi rác 49
Hình 3.15. Ý kiến của người dân về việc đóng cửa bãi rác 50
Hình 3.16. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rác tại bãi rác Nam Sơn của Công ty
SEEN 55
Hình 3.17. Nước rác được lên bể sục vôi từ hồ sinh học 56
Hình 3.18. Hệ thống bể lắng cặn 57
Hình 3.19. Hệ thống tháp tách NH
3
(Stripping) 59

Hình 3.20. Hệ thống 2 bể đệm SBR và hệ thống Semultech, máng tràn và

bể
lọc cát 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề rác thải hiện nay đang trở thành mối quan tâm của nhân loại, được
cả Thế giới quan tâm. Để giải quyết vấn đề này việc xuất hiện các bãi rác, công
nghệ xử lý rác là rất cần thiết. Qua điều tra hiện nay cả nước có 98 bãi chôn lấp
rác thải nhưng chỉ có 16 trong số đó là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hà Nội một
trung tâm phát triển của cả nước cũng đã và đang từng bước giải quyết sao cho
phát triển kinh tế nhưng ổn định về xã hội & môi trường.
Với lượng chất thải rắn sinh ra từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất ngày
càng tăng và đa dạng cụ thể: năm 2011 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh 6.500 tấn/ngày, trong khi năm 2007 mới chỉ là 2.600 tấn/ngày (Báo cáo môi
trường quốc gia, 2011). Khi lượng chất thải rắn tăng lên nhanh chóng thì tình
trạng quá tải và ô nhiễm môi trường nặng nề là một thách thức đặt ra đối với
công tác bảo vệ môi trường.
Hiện nay, toàn bộ lượng rác của thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận
được đem đến đổ ở bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, bãi rác
này được đưa vào hoạt động từ năm 1999, có diện tích gần 85 hecta công suất xử
lý 4.200 tấn rác/ngày hoạt động 24/24h. Sau 16 năm đi vào hoạt động thì bãi rác
Nam Sơn đang bị quá tải, công tác quản lý môi trường đang gặp rất nhiều khó
khăn. Để đảm bảo lượng rác vẫn được thu gom xử lý diễn ra Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bãi rác giai đoạn II với
tổng diện tích sử dụng khoảng 737.000 m

2
. Thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư
một số hạng mục đặc thù như đường giao thông, trạm y tế, trường học trạm cấp
nước sạch để phục vụ dân sinh ở các xã đã dành đất cho dự án.
Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường tại bãi rác và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý môi trường tại bãi rác. Cung cấp cơ
sở thực tiễn cho việc hoạch định chính sách và lựa chọn các công nghệ xử lý phù
hợp trong tương lai góp phần giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh từ bãi
rác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương. Trước các vấn đề trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tôi lựa chọn và thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi
rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường từ đó đánh giá
công tác quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà
Nội.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn.
- Đề xuất biện pháp quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm được hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn và công nghệ xử
lý rác tại đây.
- Tìm hiểu được hiện trạng môi trường xung quanh, những ảnh hưởng của
bãi rác tới môi trường xung quanh.
- Biết được công tác quản lý môi trường tại bãi rác từ đó đưa ra các đề
xuất quản lý về môi trường đối với bãi rác.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về bãi chôn lấp
1.1.1. Các khái niệm chung về bãi chôn lấp
Bãi chôn lấp chất thải rắn (CTR) như ta hiểu là một diện tích hoặc một
khu đất được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp CTR
nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp (BCL) tới môi trường
(Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2012).
Ở bất kỳ một bãi chôn lấp nào cũng thường bao gồm các ô chôn lấp chất
thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác nhau như trạm xử lý nước, khí
thải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành.
Trong đó ô chôn lấp chất thải chính là phần thể tích CTR được đổ vào
BCL trong một khoảng thời gian. Ô chôn lấp bao gồm CTR và vật liệu che phủ
xung quanh nó.
Trong ô chôn lấp phần lớp che phủ chính là lớp vật liệu che phủ trên toàn

bộ BCL trong khi vận hành và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác
động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp
CTR.
Sau khi chôn lấp nảy sinh ra vấn đề nước rỉ rác, chính là phần nước phát
sinh trong quá trình phân hủy tự nhiên CTR có chứa các chất gây ô nhiễm.
Trong quá trình chôn lấp rác thì ngoài nước rác còn có khí từ ô chôn lấp
CTR phát sinh chính nguồn khí này là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải
do quá trình tự phân hủy tự nhiên CTR.
Rác được đổ vào các ô chôn lấp sau khi đã được lót một lớp đáy bằng
phương pháp trải toàn bộ vật liệu trên toàn diện tích đáy và thành bao quanh ô
chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào
tầng nước ngầm. Ngoài ra còn có các phần khác như:
Vùng đệm ta có thể quan sát và thấy được ở bất kỳ một bãi rác nào bằng
mắt thường chính là dải đất bao quanh BCL nhằm mục đích ngăn cách, giảm
thiểu tác động xấu của BCL đến môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Hàng rào bảo vệ được bố trí kế tiếp cạnh vùng đệm chính là hệ thống
tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật cản có chiều cao nhất định bao
quanh BCL nhằm hạn chế tác động từ các hoạt động chôn lấp CTR đến môi
trường xung quanh.
Trong các hoạt động của bãi chôn lấp một hoạt động cũng diễn ra thường
xuyên và quan trọng chính là hoạt động quan trắc môi trường là các hoạt động
gắn liền với việc phân tích đo đạc các số liệu về chất lượng không khí, nước.
Mục đích là theo dõi sự di chuyển của khí và nước trong BCL.
Một công đoạn khác trong chuỗi các công đoạn trong bãi chôn lấp là việc
ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tại BCL đó được gọi là công đoạn
đóng bãi chôn lấp sau một thời gian hoạt động của BCL tính từ khi bắt đầu chôn
lấp CTR đến khi đóng BCL (Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2012).

Để hạn chế các ô nhiễm môi trường trong bãi chôn lấp cũng được thiết
kế hệ thống thu gom khí thải chính là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom
khí thải sinh ra từ BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy
cơ gây cháy nổ.
Hệ thống thu gom nước rác tại mỗi bãi rác chính là hệ thống các công
trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn để thu gom nước rác về
hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.
Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa cũng rất cần thiết tại đây hệ thống
thu gom nước mặt và nước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt
từ bên ngoài xâm nhập và các ô chôn lấp.
1.1.2. Phân loại bãi chôn lấp
1.1.2.1. Phân loại theo cấu trúc
Bãi hở đây là phương pháp xử lý chất thải rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí
cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác.
Thường gặp ở các vùng nông thôn, nơi tập chung ít dân cư hay diện tích đất
dư thừa, chưa được đầu tư kinh phí cho việc quản lý rác nên thường xuất
hiện những bãi rác tự phát này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Bãi rác hở có nhiều nhược điểm như:
- Tạo cảnh quan xấu, gây cảm giác khó chịu.
- Khi đổ thành đống, rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các động vật
gặm nhấm, các loài côn trùng, vector gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm
cho sức khỏe con người.
- Các bãi rác hở lâu ngày bị phân hủy sẽ rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội,
ẩm ướt và từ đó hình thành những dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất
bên dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.

- Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành
các khí có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có hiện tượng “cháy
ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến vấn
đề ô nhiễm không khí.
Có thể nói đây là phương pháp xử lý rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công
việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương
pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn. Do vậy ở các thành phố đông dân
cư và quỹ đất đai khan hiếm thì phương pháp này trở nên đắt tiền cùng với nhiều
nhược điểm như đã nêu trên.
Bãi chôn dưới biển theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chôn rác dưới
biển cũng có nhiều điều lợi. Ví dụ như ở thành phố New York, trước đây chất
thải rắn được chở đến bến cảng bằng những đoàn xe lửa riêng, sau đó chúng
được các xà lan chở đem chôn dưới biển ở độ sâu tối thiểu 100 feets, nhằm tránh
tình trạng lưới cá bị vướng mắc. Ngoài ra ở San Francisco, New York và một số
thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ, người ra còn xây dựng những bãi rác ngầm
nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch, bê tông phá vỡ các tòa nhà thải bỏ.
Điều này vừa giải quyết được vấn đề chất thải, đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho
các loài sinh vật biển. Bãi chôn lấp dưới biển chưa phổ biến ở một số nơi đặc biệt
ở Việt Nam không có loại bãi chôn lấp này.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh chính là bãi chôn lấp được thiết kế để đổ chất
thải rắn sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây rác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

được đổ bỏ bằng cách trải rộng trên mặt đất, sau đó được nén và bao phủ một lớp
đất dày 1,5cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày (Nguyễn Văn Phước,
2009).
Khi bãi chôn lấp vệ sinh đã sử dụng hết công suất thiết kế của nó, một lớp
đất (hay vật liệu bao phủ) sau cùng dày khoảng 60cm được phủ lên trên.
Ưu điểm của bãi rác hợp vệ sinh:

- Ở những nơi có đất trống, bãi rác vệ sinh thường là phương pháp kinh tế
nhất cho việc đổ bỏ chất thải rắn.
- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của bãi rác vệ sinh thấp so với các
phương pháp khác (đốt, ủ phân).
- Bãi rác hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại chất rắn mà không cần
thiết phải thu gom riêng lẻ hay phân loại từng loại.
- Bãi rác hợp vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng như khi khối lượng
rác gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó
các phương pháp khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi
khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra
giảm thiểu được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
- Các bãi rác vệ sinh khi bị chôn lấp đầy, chúng ta có thể xây dựng chúng
thành các công viên, các sân chơi, sân vận động, công viên giáo dục, sân golf,
hay công trình phục vụ nghỉ ngơi giải trí.
Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm như sau:
- Các bãi rác hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông
dân có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. Người ta ước
tính một thành phố có quy mô 10.000 dân thì trong một năm thải ra một lượng
rác có thể lấp đầy diện tích 1 hecta với chiều sâu 3m.
- Các lớp đất phủ ở các bãi rác vệ sinh thường hay bị gió thổi mòn và phát
tán đi xa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

- Các bãi rác vệ sinh thường tạo ra các khí CH
4
hoặc khí H

2
S độc hại có
khả năng gây cháy nổ hay gây cháy nổ gây ngạt. Tuy nhiên CH
4
có thể được thu
hồi để làm khí đốt.
Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô
nhiễm không khí.
1.1.2.2. Phân loại theo chức năng
Bãi chôn lấp được phân loại theo chức năng thì được phân làm 3 loại:
- Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: Được chôn các chất thải nguy hại như
chất bảo vệ thực vật, vỏ đựng các chất nguy hại.
- Bãi chôn lấp chất thải chỉ định: Tại đây các chất thải được chỉ định được
chôn tại đây mới được chôn.
- Bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị là bãi chứa toàn bộ lượng rác thải đô thị
được vận chuyển tới bãi chôn lấp.
1.1.2.3. Phân loại theo địa hình
Phương pháp đào hố/rãnh là phương pháp lý tưởng cho những khu vực có
độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn có và mực nước ngầm không gần bề mặt,
thích hợp sử dụng cho những loại đất đai bằng phẳng hay nghiêng đều và đặc
biệt là những nơi có chiều sâu lớp đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ lớp rác nén.
Phương pháp chôn lấp trên khu vực đất bằng phẳng phương pháp này
được sử dụng khi địa hình không cho phép đào hố hoặc mương. Khu vực bãi
chôn lấp được lót đáy và lắp đặt hệ thống thu nước rò rỉ.
Phương pháp hẻm núi/lồi lõm là các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai
thác mỏ có thể được sử dụng làm bãi chôn lấp. Kỹ thuật đổ và nén chất thải
trong khe núi, mõm núi, mỏ đá phụ thuộc vào địa hình, địa chất và thủy văn của
bãi đổ, đặc điểm của vật liệu bao phủ, thiết bị kiểm soát nước rò rỉ, khí thải rác
và đường vào khu vực bãi chôn lấp.
1.1.2.4. Phân loại theo chất thải rắn tiếp nhận

Bãi chôn lấp chất thải rắn khô là bãi chôn lấp các chất thải thông thường
(rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công nghiệp).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bãi chôn lấp chất thải rắn ướt là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải
dưới dạng bùn nhão.
Bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông
thường và cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc
phải tăng khả năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu nước rác, không để cho rác
thấm đến nước ngầm.
1.1.2.5. Phân loại theo kết cấu
Bãi chôn lấp nổi được hiểu là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những
nơi có địa hình bằng phẳng, không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất
thành đống cao đến 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãi chôn lấp phải có
các đê không thấm để ngăn chặn nước rác xâm nhập vào nước mặt xung quanh
cũng như nước mặt xung quanh xâm nhập vào bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp chìm khác với bãi chôn lấp nổi là loại bãi chìm dưới mặt đất
hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, mỏ khai thác cũ, hào, mương, rãnh.
Bãi chôn lấp kết hợp được hiểu là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi.
Chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống
lên trên.
Bãi chôn lấp khe núi là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe
núi ở các vùng núi, đồi cao.
1.1.2.6. Phân loại theo quy mô
Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị
như dân số, lượng chất thải rắn phát sinh, đặc điểm chất thải rắn.
Bảng 1.1. Phân loại quy mô bãi chôn lấp
STT Loại bãi Dân số đô thị hiện tại Lượng rác (tấn/năm)


Diện tích
bãi (ha)
1 Nhỏ
100.000
20.000
10
2 Vừa 100.000 - 300.000 65.000 10 – 30
3 Lớn 300.000 – 1.000.000 200.000 30 – 50
4 Rất lớn
1.000.000 200.000 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1.2. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên Thế giới.
Chôn lấp vẫn là phương pháp thông dụng nhất đã và đang áp dụng ở các
nước phát triển. Ngay những nước có trình độ tiên tiến như Mỹ, Anh, Thủy Điển,
Đan Mạch thì xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp vẫn được sử dụng
như là phương pháp chính. Toàn bộ lượng chất thải rắn đô thị ở Hy Lạp được xử
lý bằng phương pháp chôn lấp. Ở Anh lượng CTR hàng năm khoảng 18 triệu tấn
trong đó chỉ 6% được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, 92% được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp. Ở Đức lượng CTR hàng năm khoảng 19.483 triệu tấn
trong đó 2% được sản xuất phân Compost, 28% được xử lý bằng thiêu đốt, 69%
đem chôn lấp (Viện công nghệ môi trường, 2007).
Singapore là một nước đang phát triển nhưng đã sớm quan tâm đến việc
xử lý CTR. Tuy là một nước nhỏ diện tích đất không nhiều vì vậy đất nước này
đã chọn biện pháp xử lý rác thải của mình là đốt và chôn lấp. Những thành phần
rác thải không cháy được chôn lấp ngoài biển. Bãi chôn lấp rác Semakau được
xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một hòn đảo nhỏ ngoài khơi
Singapore. Rác được chia làm hai loại, loại cháy được đem đốt còn loại không

cháy được chuyển tới chôn lấp rác trên biển tiết kiệm được diện tích đất trên đất
liền và mở rộng đất khi đóng bãi, môi trường nước thì bị thu hẹp lại. Khí thải
được xử lý nghiêm ngặt và tránh sự dịch chuyển chất ô nhiễm từ dạng lấp sang
dạng khí.
Tại Trung Quốc mức phát sinh trung bình lượng CTR là 0,4kg/người/ngày,
ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/người/ngày. Số chất thải không
thu gom được đổ vào các sông, đốt thành đống, đổ thành đống hoặc xử lý không
theo quy định. Tuy nhiên mấy năm gần đây hầu hết các thành phố lớn đều chuyển
sang chôn lấp hợp vệ sinh và sử dụng nhiều hơn công nghệ thiêu đốt. Hiện nay,
660 thành phố có khoảng 1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50.000 ha đất và ước
tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ dành 100.000 ha đất để xây dựng các bãi
chôn lấp mới. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng các bãi chôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất thải vẫn đang gây ra các vấn đề nan giải về môi
trường ở nước này.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn thông dụng đang được áp dụng ở các
nước đang phát triển trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các phương pháp xử lý CTR phổ biến khu vực Đông Nam Á

Tên nước
Hình thức xử lý (%)
Phân vi
sinh
Chôn lấp
hở
Chôn lấp
hợp vệ sinh


Đốt Khác
Indonesia 15 60 10 2 13
Malaysia 10 50 30 5 5
Myanmar 5 80 10 - 5
Philippines 10 75 10 - 5
Singapore - - 30 70 -
Thailand 10 35 35 5 15
Việt Nam 3 70 25 - 2
(Nguồn: Báo cáo các công nghệ xử lý CTR – WB, 2008)
1.2.2. Công tác quản lý bãi chôn lấp ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay chất thải rắn được xử lý bằng nhiều cách khác nhau.
Một phần rất nhỏ được xử lý bằng phương pháp làm phân vi sinh – compost,
phương pháp đổ bỏ chất thải bằng phương pháp chôn lấp là phổ biến. Phương
pháp thiêu đốt đang áp dụng cho chất thải nguy hại y tế và một phần chất thải
công nghiệp. Như vậy có thể nói nước ta kỹ thuật xử lý chất thải rắn còn chưa
cao. Phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn
lấp. Năm 2000, Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường ban hành TCVN
6696-2000 chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu chung về bảo vệ
môi trường đưa ra các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi lựa chọn vị trí BCL, khi
thiết kế BCL, khi xây dựng BCL và yêu cầu bảo vệ môi trường khi khai thác vận
hành đóng cửa BCL. Khi khai thác vận hành BCL cần phải có: Các BCL chất
thải phải có quy trình vận hành, khai thác bãi được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Đối với BCL lớn và rất lớn phải có hệ thống cân, phải có sổ theo dõi thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

gian, khối lượng, tính chất và nguồn gốc chất thải chôn lấp. Chất thải chôn lấp
thành từng lớp riêng và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ. Trước khi phủ lớp
đất ngăn cách chất thải phải được đầm, nén kỹ. Chiều dày lớn nhất của từng lớp
đất thải là 1m. Chiều dày của lớp đất phủ ngăn cách sau khi đầm nén là 0,15 –

0,2 m. Khi lượng chất thải trong từng ô chôn lấp đầy phải tiến hành đóng bãi
bằng lớp đất che phủ trên cùng. Lớp đất phủ trên cùng có đặc điểm: Lớp phủ trực
tiếp trên bề mặt chất thải có chiều dày lớn hơn 0,5 m và có hàm lượng sét > 30%.
Lớp phủ trực tiếp phải được đầm kĩ và tạo độ dốc thoát nước > 3%. Hai là, lớp
phủ trồng cây bằng đất thổ nhưỡng. Trước khi phủ lớp đất trồng cây phải phủ lên
bề mặt lớp phủ một lớp cát mỏng để tạo độ thoát nước bề mặt BCL. Chiều dày
của lớp trồng cây lớn hơn 0,3 m.
Năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường – Bộ Xây Dựng ban
hành thông tư liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD - hướng dẫn các
quy định về môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành
BCL. Quy định khi vận hành BCL gồm: Chất thải được chở đến BCL phải được
kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24
giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng các ô quy định cho từng loại chất
thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m
3
) chất
thải/năm nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm soát định lượng
chất thải. Chủ vận hành BCL phải xác định đúng các loại chất thải được phép
chôn lấp khi tiếp nhận vào BCL và phải lập số đăng ký theo dõi định kỳ hàng
năm và được lưu giữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCL trong thời gian vận hành
và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL. Chất thải phải được chôn lấp thành
các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ hàng ngày theo trình tự:
Một là, chất thải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 – 8
lần) thành những lớp có chiều dầy tối đa 60 cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối
thiểu sau đầm nén 0,52 tấn – 0,8 tấn/m
3
.
Hai là, phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi đã được
đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0 – 2,2 m. Chiều dày lớp đất phủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12

phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10 – 15% tổng thể tích rác thải
và đất phủ.
Và ba là, đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén.
Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ
thì có bề dày khoảng 15 – 20 cm. Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn
trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát
triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát
triển của côn trùng. Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào
BCL cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi BCL. Hệ thống thu gom
và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa
chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo
vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp. Nước rác không được phép thải trực
tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn quy
định (QCVN). Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu
gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới
lên BCL để tăng cường quá trình phân hủy chất thải trong những điều kiện sau:
Chiều dầy các lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4; phải áp dụng kỹ thuật tưới
đều trên bề mặt; không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành
phủ lớp cuối cùng.
Tháng 12 năm 2001 Bộ Xây Dựng đã ban hành TCXDVN 261:2001 – Bãi
chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quy định về các hạng mục
công trình phải có trong BCL, các yêu cầu thiết kế về kết cấu đáy thành BCL,
yêu cầu về hệ thống thu gom nước rỉ rác, hệ thống thu hồi khí và cách bố trí.
TCXDVN 261:2001 mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn thiết kế cho bãi chôn
lấp chất thải rắn. Vì vậy, năm 2004 Bộ Xây Dựng đã tiếp tục ban hành TCXDVN
320:2004 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quy
định các yêu cầu thiết kế, xây dựng BCL chất thải nguy hại như yêu cầu về khu
đất xây dựng, yêu cầu về khu tiền xử lý (nơi phân loại chất thải nguy hại và xử lý

chất thải nguy hại không được phép chôn lấp thành chất thải nguy hại được phép
chôn lấp), khu xử lý nước rác, khu phụ trợ và khu chôn lấp với các yêu cầu cụ thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

hơn TCXDVN 261:2001 như yêu cầu về phải có hệ thống lớp lót đáy và thành
kép gồm 5 lớp do chất thải có tính độc và tính ăn mòn, yêu cầu hệ thống thu gom
nước rác.
Nước rỉ rác sau xử lí trước đây thường dùng tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp. Đến năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN
25:2009/BTNMT – QCKTQG về nước thải của BCL CTR (thay thế TCVN
5945:2005). Quy chuẩn quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô
nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 6696 – 2009
thay thế cho TCVN 6696 – 2000 ở trên, về cơ bản tiêu chuẩn không có gì thay
đổi nhiều.
Phương pháp xử lý CTR bằng chôn lấp hở, đổ bãi vẫn phổ biến ở
Việt Nam.

Tuy nhiên phương pháp này lại gây ra một số ảnh hưởng tới môi trường
như cảnh quan khó coi, nảy sinh các côn trùng và vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm
tới sức khỏe con người, vấn đề nước rỉ rác không có hệ thống thu gom xử lý triệt
để, mùi hôi thối, quan trọng không kém là nguy cơ cháy ngầm.
Có thể coi đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công
việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương
pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân
cư và quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều
nhược điểm nêu trên.
Theo như số liệu điều tra được Việt Nam cũng mới chỉ có 12 trong tổng số
64 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 16

trong số 98 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần
lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA,
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế, các bãi chôn lấp
này lại luôn trong tình trạng quá tải. Trước thực tế chôn lấp chất thải diễn ra như
trên, một số tỉnh thành phố trên cả nước đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế
biến xử lý rác thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2008 đã hoàn thành nhà máy
xử lý rác trên diện tích 70ha với công suất xử lý 1.200 tấn/ngày. Đây là một nhà máy
điển hình đầu tiên tại Châu Á được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ và
quy trình xử lý rác phù hợp với các điều kiện rác thải tại địa phương.
Trong khi một số thành phố lớn đầu tư xây dựng các nhà máy lên tới hàng
trăm tỷ đồng thì tại Thừa Thiên Huế chỉ với gần 37 tỷ đồng đã có một nhà máy
xử lý theo công nghệ Việt Nam với nhiều ưu điểm. Với công nghệ này có đến
90% rác được tái chế, 10% rác còn lại sắp tới được nhà máy tận dụng sản xuất
đại trà gạch block. Theo phân tích của ông Nguyễn Huy Chương – Giám đốc nhà
máy, các nhà máy xử lý rác của nước ngoài không phù hợp trong xử lý rác thải ở
Việt Nam do được thiết kế để xử lý các loại rác đã được phân loại ngay từ đầu,
nhà máy chỉ tiếp nhận và tái chế. Còn tại nhà máy Thủy Phương, hỗn hợp rác
bước đầu được xé nhỏ, sau đó hệ thống gió ngang và gió dọc làm tơi ra và phân
thành ba loại rác khác nhau: Rác dùng để đốt, nhựa plastic, chất hữu cơ làm vi
sinh. Nhà máy Thủy Phương còn tận dụng làm phân hữu cơ. Đối với các loại rác
plastic như bao nilong, nhựa, được sản xuất ống nước, các hệ thống giao thông,
ván coppha dùng trong xây dựng. Đối với 10% rác thải còn lại sẽ được đốt để tận
thu lượng nhiệt nhằm tái sử dụng trong việc phân hủy chất plastic và sấy hệ
thống nhà máy, chất cặn bã của loại rác này được chôn lấp với số lượng không
đáng kể.
Hay tại Quảng Ninh sáng ngày 03 tháng 11 năm 2012 tại Uông Bí, Tỉnh

Quảng Ninh, Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường (tổng cục môi trường)
đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND thành phố Uông Bí tổ chức lễ
khởi công công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường bãi chôn lấp không
hợp vệ sinh Lạc Thanh. Vừa qua Chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 tại Quyết định số
1216/QĐ – TTG ngày 05 tháng 09 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ trong đó
xác định rõ mục tiêu: số lượng bãi chôn lấp chất thải đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật và hợp vệ sinh là 50% đến năm 2015 và 90% đến năm 2020 và giao Bộ Tài
Nguyên và Môi trường theo dõi thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

1.3. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh
1.3.1. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường nước
Biện pháp xử lý chất thải rắn bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh để lại
mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại bãi chôn lấp là khả năng ô nhiễm môi
trường do nước rò rỉ. Nhìn chung, nước rò rỉ từ bãi chôn lấp là nguyên nhân
chính dẫn tới suy thoái chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và đất nếu
không được kiểm soát.
Trong hầu hết các bãi chôn lấp nước rò rỉ từ bãi chôn lấp bao gồm chất lỏng
đi vào bãi chôn lấp rác từ các nguồn bên ngoài, như nước mặt, nước mưa, nước
ngầm và chất lỏng tạo thành trong quá trình phân hủy các chất thải. Thành phần của
nước rò rỉ rác phụ thuộc vào thành phần của rác, của các giai đoạn phân hủy đang
diễn ra, độ ẩm của rác và các phản ứng lý, sinh, hóa xảy ra trong bãi chôn lấp cũng
như quy trình vận hành bãi chôn lấp rác. Trong thành phần nước rò rỉ từ rác nồng độ
các chất là rất cao như BOD, COD, Nitơ hữu cơ, NO
3
-
, NH
3

-N, độ kiềm, cao hơn rất
nhiều so với quy chuẩn cho phép (Nguyễn Ngọc Nông, 2011).
Bảng 1.3. Thành phần nước rò rỉ của bãi chôn lấp mới và đã hoạt động một
thời gian.
Thành phần
Giá tr

, mg/l

Bãi chôn l

p ho

t đ

ng 2 năm

Bãi chôn l

p ho

t
động hơn 10 năm
Kho

ng

Giá tr



đi

n hình

BOD
5

2.000÷20.000

10.000

100÷2
00

TOC

1.550÷20.000

6.000

80÷160

COD

3.000÷60.000

18.000

100÷500


TSS

200÷2.000

500

100÷400

N h

u cơ

10÷800

200

80÷120

N ammoniac

10÷800

200

20÷40

NO
3
-
(nitrat)


5÷40

25

5÷10

Photpho t

ng

5÷100

30

5÷10

Photpho Octo

4÷80

20

4÷8

Đ


ki


m

1.000÷10.000

3.
000

200÷1.000

pH

4,5÷7,5

6

6,6÷7,5

Đ


c

ng

300÷10.000

3.500

200÷500


Ca

200÷3.000

1.000

100÷400

Mg

50÷1.500

250

50÷200

K

200÷1.000

300

50÷400

Na

200÷2.500

500


100÷200

Cl
-

200÷3.000

500

100÷400

SO
4
2
-

50÷1.000

300

20÷50

Fe t

ng

50÷1.200

60


20÷200

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

(Nguồn: George Tchobangluos, Intergrated Soild Waste Management, 1993)
Nếu nước rò rỉ từ bãi chôn lấp không được thu gom lại và xử lý thì nó sẽ đi
vào nguồn nước ngầm, nước mặt và ngấm vào đất trong khu vực và vùng lân cận.
Việc đi vào môi trường xung quanh sẽ gây ra hậu quả cho sinh vật và người dân
thông qua nước ngầm và nước mặt. Tại bãi rác Hòn Rọ, tỉnh Khánh Hòa người
dân đã chặn xe rác không cho xe rác vào đổ. Nguyên nhân do mùi hôi thối bốc ra
từ bãi cộng với việc nước rỉ rác từ bãi rác đen ngòm, hôi thối chảy theo kênh làm
chết lúa, ớt và nhiều cây trồng của người dân địa phương. Nước giếng trong thôn
thấm nước rỉ rác đục ngầu, có mùi hôi, dân không giám sử dụng phải đi chở nước
sạch về ăn. Hậu quả từ bãi rác không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác
hợp lý đã làm cho người dân bức xúc và khổ sở vì mùi và sự ô nhiễm từ bãi rác
gây ra. Bãi rác Hòn Rọ được tỉnh Khánh Hòa quy hoạch 20 ha để chứa rác cho
toàn thị xã nhưng hiện mới sử dụng được 2 ha đã gây bức xúc cho người dân do
không có công tác quy hoạch và quản lý tốt (Hiệp hội môi trường đô thị và khu
công nghiệp Việt Nam, 2011).
- Tác động đến nguồn nước mặt: Nước mưa, nước rò rỉ từ bãi rác nếu
không được kiểm soát chặt chẽ, xử lý triệt để và bơm thoát ra ngoài khu xử lý đổ
vào các mương lạch rồi ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước ngoài khu chôn lấp.
- Tác động đến nguồn nước ngầm: Nước thấm từ bãi rác xuống mạch
nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các chất trong nước thải thấm từ bãi
chôn lấp có thể phân ra thành 4 loại sau: Các ion và các nguyên tố thông thường
(Ca, Mg, Fe, Na,…); các kim loại nặng có vết (Mn, Cr, Ni, Pb, Cd); các hợp chất
hữu cơ thường đo dưới dạng TOC hoặc COD và chất hữu cơ riêng biệt như
phenol; các vi sinh vật.
Ảnh hưởng của các chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độ

oxy hóa chậm trong nước ngầm (oxy hòa tan thấp và lượng vi sinh vật hiếu khí
thấp). Ngoài ra các kim loại nặng và vi sinh vật có thể thấm qua đáy và thành bãi
xuống nước ngầm. Nước ngầm sẽ bị ô nhiễm không thích hợp là nguồn nước cấp
sinh hoạt cho dân xung quanh. Mặc dù nước rò rỉ được thu gom và xử lý nhưng

×