Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.39 MB, 102 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG





ĐÁNH GIÁ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH SƯƠNG MAI,
BỆNH XOĂN VÀNG LÁ VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG CÀ CHUA
MỚI CHỌN TẠO TẠI GIA VIỄN – NINH BÌNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG


ĐÁNH GIÁ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH SƯƠNG MAI,
BỆNH XOĂN VÀNG LÁ VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG CÀ CHUA
MỚI CHỌN TẠO TẠI GIA VIỄN – NINH BÌNH



CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 06.42.02.01

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN NGỌC HÙNG

GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH


HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hoài Phương
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Ngọc Hùng –
Trưởng bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Rau Quả Việt Nam và
GS.TS. Nguyễn Quang Thạch -Viện Sinh học nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị đang công tác tại Bộ
môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Rau Quả Việt Nam đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tập thể thầy cô trong khoa
Công nghệ Sinh học. Thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi tới người thân, gia đình cùng bạn bè, những người
đã luôn quan tâm ủng hộ và là chỗ dựa cho em trong suốt thời gian em làm luận
văn này, cũng như trong cuộc sống.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hoài Phương






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan về tính kháng bệnh trên thực vật 4
1.1.1 Khái niệm về tính kháng bệnh trên thực vật 4
1.1.2 Cơ sở di truyền tính kháng bệnh ở thực vật 4
1.2 Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua 5
1.2.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới 5
1.2.2 Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 10
1.3 Nghiên cứu về bệnh virus xoăn vàng lá (TYLCV) 15
1.3.1 Bệnh virus xoăn vàng lá (TYLCV) 15
1.3.2 Chọn tạo giống cà chua chống chịu bệnh xoăn vàng lá 19
1.4 Nghiên cứu về bệnh sương mai trên cà chua 21
1.4.1 Bệnh sương mai trên cà chua 21
1.4.2 Tình hình nghiên cứu về tính kháng bệnh sương mai trên cà chua 26
1.5 Chỉ thị phân tử và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng 29
1.5.1 Vai trò của chỉ thị phân tử 29

1.5.2 Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua 32
1.6 Điều kiện địa lý khí hậu đất đai huyện Gia Viễn– đặc điểm vùng thí nghiệm. 34
1.6.1 Điều kiện địa lý khí hậu Gia Viễn 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

1.6.2 Điều kiện đất đai huyện Gia Viễn - đặc điểm vùng thí nghiệm 34
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 35
2.1 Vật liệu 35
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 35
2.3 Nội dung nghiên cứu: 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1 Đánh giá đặc điểm nông sinh học năng suất và chất lượng quả của các tổ hợp
lai cà chua trong vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014 -2015 36
2.4.2 Kiểm tra sự xuất hiện và biểu hiện các gene Ph3, Ty3 đối với tính
kháng bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá trên các dòng cà chua
nghiên cứu thông qua chỉ thị phân tử. 39
2.4.3 Đánh giá tính kháng bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá của các
mẫu giống bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo. 42
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu: 45
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng 46
3.2 Đặc điểm nông sinh học của các THL cà chua 49
3.3 Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chủ yếu của các
dòng/giống cà chua tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2014 và
vụ Đông xuân 2014-2015 54
3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai cà
chua (F1) 56
3.5 Tính kháng sương mai của các tổ hợp cà chua lai (F1) qua lây nhiễm
nhân tạo 60

3.6 Tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
4.1 Kết luận 63
4.2 Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DNA : Deoxyribonucleic acid
AVRDC :
Trung tâm rau màu Châu Á
UTL : Ưu thế lai
THL : Tổ hợp lai
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
CABI : Center Agriculture British International
QTL :
Quần thể lai
BC1 : Back-cross1
RFLP : Đa hình độ dài các đoạn cắt hạn chế
(Restriction Fragment Length Polymorphism)
RAPD : Random Amplyfied Polymorphic DNA
SSR : Các trình tự lặp lại đơn giản (Simple Sequence Repeats)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang


2.1 Tên, nguồn gốc vật liệu thí nghiệm 35
2.2 Thành phần các chất dùng cho mỗi phản ứng PCR với chỉ thị LB3 41
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống cà chua trong vụ thu
đông 2014 và đông xuân 2014-2015 (ngày) 46
3.2
A
Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai (F1) cà chua vụ Thu
đông 2014 50
3.2
B
Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai (F1) cà chua vụ Đông
xuân 2014 -2015 51
3.2
C
Đặc điểm quả của các dòng tham gia thí nghiệm Vụ Thu đông 2014 53
3.2
D
Đặc điểm quả của các dòng tham gia thí nghiệmVụ Đông Xuân
2014 -2015 54
3.3 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu của các tổ hợp lai (F1) trên
đồng ruộng 55
3.4
A
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà
chua tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2014 56

3.4
B
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà
chua tham gia thí nghiệm trong Vụ Đông Xuân 2014 -2015 59
3.5 Tính kháng bệnh sương mai 60
3.6 Tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Số hình Tên hình Trang


1.1 Bệnh xoăn vàng lá cà chua 15
1.2 Triệu chứng bệnh sương mai trên lá (a), (b), (c); thân (d), (e), (f);
quả (g), (h), (i) 22
1.3 Chu kỳ vòng đời của nấm Phytophthora infestans 24
1.4 Biểu hiện của (A) chỉ thị đồng trội, (B) chỉ thị trội 31
2.1 Chỉ số hình dạng quả 39
2.2 Quá trình phân lập nấm sương mai (A-mẫu bệnh, B- Phân lập trên
môi trường V8, C- Hình dạng bọc bào tử động dưới kính hiển vi) 43
2.3 Lây bệnh sương mai nhân tạo trên lá tách rời 44
2.4 Lây nhiễm nhân tạo bệnh virus xoăn vàng lá 44
3.1 Điện di sản phẩm PCR xác định tổ hợp lai mang gene Ph3 61
3.2 Điện di sản phẩm PCR xác định tổ hợp lai mang gene Ty3 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) có nguồn
gốc ở miền Trung, Nam và Nam bắc Mỹ là một trong những loại rau ăn quả được
trồng rộng rãi và tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Theo Tổng cục thống kê năm
2012, diện tích trồng cà chua của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây không có sự
biến động nhiều, mỗi năm nước ta trồng khoảng 21-24 nghìn ha, năm 2012 là
23.566 ha với năng suất xấp xỉ 26 tấn/ha, chỉ bằng 60% so với năng suất trung bình
của toàn thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất còn thấp chủ yếu là do
dịch bệnh. Trong đó bệnh sương mai, bệnh virus là đối tượng gây hại phổ biến và
tương đối nghiêm trọng cho cà chua trong các điều kiện trái vụ và vụ Đông Xuân.
Bệnh sương mai (late blight) gây hại bởi nấm Phytophthora infestans là một
trong những bệnh gây hại hủy diệt ở hầu hết các vùng cà chua và khoai tây trên toàn
thế giới. Bệnh có thể hại trong mọi thời gian sinh trưởng của cây. Nấm bệnh hại
nhiều bộ phận của cà chua: thân, lá, quả và hạt (Rubin và cs, 2001; Rubin và Cohen,
2004). Bệnh có thể tiềm ẩn trong đất, hạt giống, và phát tán được trong không khí.
Bệnh gây hại nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn tới năng suất (giảm 60- 70%) và
phẩm chất trên cà chua, khoai tây ở một số vùng Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đà
Lạt (Nguyễn Văn Viên, 1998). Để hạn chế bệnh, kỹ thuật phổ biến nhất đang được
nông dân áp dụng là phun thuốc trừ bệnh với 13-15 lần phun/ vụ cà chua. Tuy
nhiên, hiệu quả phun thuốc hóa học rất hạn chế do nhiều mẫu nấm sương mai có
khả năng kháng metalaxyl, hoạt chất chính trong các thuốc trị bệnh sương mai.Với
đặc thù này sản xuất cà chua luôn tiềm ẩn tính thiếu ổn định và nguy cơ không an
toàn vệ sinh thực phẩm cao.
Hiện nay, sản xuất cà chua cũng đang phải đối mặt với bệnh xoăn vàng lá,
bệnh gây hại ở hầu hết các vùng sản xuất cà chua. Bệnh làm giảm năng suất và chất
lượng sản phẩm rất lớn, thậm chí không cho thu hoạch (Vũ Triệu Mân, Lê Lương
Tề, 2001), (Hà Viết Cường và cs, 2007).
Chọn tạo giống cà chua chống chịu bệnh bằng chỉ thị phân tử được thực hiện
ở nước ta trong những năm gần đây, bằng việc sử dụng các chỉ thị phân tử liên kết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2

với các gene Ty1, Ty2, Ty3 và lây bệnh nhân tạo thông qua phương pháp ghép đối
với 200 mẫu giống cà chua đã xác định được một số mẫu giống mang gene Ty1 và
Ty3 có khả năng kháng cao với bệnh xoăn vàng lá (Ton và cs, 2013). Khảo sát tính
kháng bệnh sương mai (Phytophthora infestans) cho thấy gene Ph3 trội không hoàn
toàn, kháng cao với các mẫu nấm phân lập tại các vùng sản xuất cà chua chính của
Việt nam. Thông qua chỉ thị phân tử đồng trội liên kết chặt (1-2 cM) với gene này
đã tạo được một số dòng cà chua kháng cao với bệnh sương mai (Trịnh Khắc
Quang, Trần Ngọc Hùng, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2013a). Một số giống cà chua lai
(F1) trên cơ sở phối hợp cả 2 tính kháng bệnh sương mai và xoăn vàng lá đã được
tạo ra (Trần Ngọc Hùng, 2013b).
Trong những năm gần đây điều kiện thời tiết biến đổi nên tình hình sâu bệnh
hại phát triển mạnh. Trên địa bàn huyện Gia Viễn năng suất cà chua thường không
cao, theo số liệu của chi cục thống kê của huyện Gia viễn năng suất bình quân hàng
năm thường thấp hơn so với các khu vực trong tỉnh Ninh Bình. Trong năm 2014
trên địa bàn huyện có khoảng 40 ha diện tích trồng vụ Thu Đông không cho thu
hoạch do sử dụng giống không đạt chuẩn, kém chất lượng. Do vậy nhằm thay thế bộ
giống cũ kém chất lượng bằng bộ giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và
chống chịu sâu bệnh đặc biệt kháng được hai bệnh sương mai và xoăn vàng lá
chúng tôi xin thực hiện đề tài “Đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh
xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà
chua mới chọn tạo tại Gia Viễn – Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được dòng cà chua mang gene kháng bệnh xoăn vàng lá và sương mai
năng suất cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên tại Gia Viễn – Ninh Bình.
3. Yêu cầu của đề tài
- Bằng chỉ thị phân tử, xác định các dòng mang gene Ph3, Ty3.
- Đánh giá tính chống chịu bệnh của các dòng cà chua mang gene kháng bệnh.
- Đánh giá năng suất, đặc điểm nông sinh học và tình hình sâu bệnh của các

dòng cà chua ở 02 vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông xuân 2014 -2015 tại Gia
Viễn- Ninh Bình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Các mẫu dòng mới có tính kháng bệnh sẽ bổ sung vào nguồn vật liệu chọn
giống và tạo tiền đề cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định được dòng, giống cà chua có triển vọng có năng suất cao, kháng
bệnh tốt với bệnh sương mai và bệnh xoăn vàng lá, phù hợp với điều kiện sinh thái
của miền Bắc Việt Nam.














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về tính kháng bệnh trên thực vật

1.1.1 Khái niệm về tính kháng bệnh trên thực vật
Khi cây trồng bị mầm bệnh tấn công, cây luôn có khuynh hướng chống lại
với mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống lại thì sẽ bị nhiễm bệnh, nếu cây chống
lại được với bệnh, không bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể thì gọi là kháng bệnh.
Tính kháng hoặc nhiễm bệnh của cây trồng tuỳ thuộc vào đặc tính di truyền của cây.
Các đặc tính di truyền này giúp cho cây có những cơ chế kháng bệnh khác nhau
(Bùi Chí Bửu, 2002 ).
1.1.2 Cơ sở di truyền tính kháng bệnh ở thực vật
- Kháng bệnh đơn gen (monogenic resistance): Tính kháng bệnh đơn gen
thường do một hoặc một vài gen quy định nhưng các gen này định vị rất gần nhau
và liên kết với nhau rất chặt chẽ nên còn được gọi là tính kháng dọc. Tính kháng
dọc mang tính đặc hiệu cao, nhằm vào một hoặc một số chủng tác nhân gây bệnh
chỉ có thể chống được một số chủng tương thích của tác nhân gây bệnh (nên còn
được gọi là tính kháng đặc hiệu). Mặc dù rất có hiệu quả, chống lại các chủng tương
ứng của tác nhân gây bệnh nhưng nhìn chung không bền vững. Tính kháng có thể bị
mất nếu xuất hiện trong quần thể tác nhân gây bệnh các chủng mới không tương
thích (từ nơi khác tới hoặc chủng bị kháng đột biến) có khả năng gây bệnh (Hà Viết
Cường và Trần Nguyên Hà, 2011).
- Kháng bệnh đa gen (polygenic resistance): Tính kháng đa gen thường do
nhiều gen quy định, mỗi gen đóng góp một mức độ nhỏ vào tính kháng (nên còn được
gọi là tính kháng ngang). Tính kháng ngang quy định tính kháng không hoàn toàn
nhưng bền vững. Tính kháng ngang không bị bẻ gãy nhanh hay bất thình lình như tính
kháng dọc. Tính kháng ngang có mặt ở khắp nơi, trên cả cây trồng lẫn cây dại, chống
tất cả các chủng của tác nhân gây bệnh kể cả các chủng độc nhất (nên còn được gọi là
tính kháng không đặc hiệu) (Hà Viết Cường và Trần Nguyên Hà, 2011).
- Tính nhiễm bệnh do tế bào chất: Hầu hết các trường hợp kháng hoặc nhiễm bệnh

là do gen điều khiển. Tuy nhiên, có một số trường hợp tính nhiễm bệnh lại do tế bào chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

quyết định. Trong trường hợp này, tế bào chất lấn át cả gen điều khiển tính kháng làm cho
gen này không hoạt động được (Hà Viết Cường và Trần Nguyên Hà, 2011).
1.2 Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua
1.2.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Công việc chọn tạo giống cà chua đã được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng
giữa thế kỷ XIX ở Châu Âu, Livingston là nhà chọn giống cà chua đầu tiên được
công nhận vào năm 1870 ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, người Ấn độ ở Mêhicô được coi là
có công lao lớn nhất trong việc phát hiện và chấp nhận nó như một loại cây thực
phẩm (Bhuiyan S.R.et al, 1986). Cùng với sự phổ biến trong sản xuất ở thế kỷ XX thì
sự cố gắng tìm tòi khám phá về cà chua cũng dược tăng theo. Trong 40 năm qua, các
nhà chọn giống trên thế giới đã đạt được những kết quả thật ngoạn mục trong việc cải
thiện về năng suất và các đặc điểm sinh học của cà chua. Hàng trăm giống cà chua mới
đã được chọn tạo thành công đáp ứng được nhu cầu rất khác nhau về điều kiện địa lý,
khí hậu của các vùng sản xuất.
Hướng chọn giống hiện nay là chọn tạo giống đáp ứng các hướng sử dụng cụ
thể để đáp ứng nhiều nhu cầu cần thiết khác nhau. Dạng giống mới đòi hỏi có thân
nhỏ, đậu quả tập trung và quả có độ cứng tương đối đáp ứng được việc thu hoạch
bằng máy và bằng tay. Hơn nữa yêu cầu về năng suất, khả năng chống bệnh và các
đặc điểm về chất lượng cũng là vấn đề đặt ra. Rất nhiều các đặc tính di truyền quý
được kế thừa trong việc chọn giống mới và những thay đổi trong phương thức canh
tác đã trở thành yêu cầu lớn đặt ra trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ngày nay
việc chọn giống cà chua cũng như các loại cây trồng khác đã theo hướng chọn
giống thích hợp với điều kiện môi trường, hệ thống canh tác, phương thức thu
hoạch bằng tay hay bằng máy và đề xuất hướng sử dụng sản phẩm.
Để thuận lợi cho quá trình chọn tạo giống các nhà khoa học đi vào giải mã sơ
đồ gen ở nhiễm sắc thể cà chua. Năm 1947 Young và Macarther đã chỉ ra bản đồ vị

trí của 31 gen trên bộ nhiễm sắc thể của cà chua (Chalukova, et al 1991).
Kiểu gen được khai thác nhiều nhất ở thời kỳ này là gen lùn sử dụng để tạo
ra giống thấp cây, cây gọn, chín sớm chín tập trung thích hợp cho thu hoạch bằng
máy. Các giống chống chịu nóng ra đời là cho diện tích, sản lượng trồng cà chua thế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

giới tăng nhanh. Đặc biệt những giống này giúp cho quá trình rải vụ, cà chua có thể
trồng sang các tháng mùa hè tránh được tình trạng sản phẩm cà chính vụ bị mất giá, tạo
ra nguồn sản phẩm quanh năm cho ăn tươi và chế biến. Ngoài vấn đề chọn giống chịu
nóng thì chọn giống chịu vi khuẩn là một loại bệnh hại cà chua quan trọng nhất ở vùng
nhiệt đới. Các giống cà chua ăn tươi của AVRDC chọn theo hướng kháng vi khuẩn
(Hayward, 1991).
Hầu hết các giống được phát triển trong sản xuất hiện nay là giống lai F1.
Phần lớn các nhà nghiên cứu nhận định rằng sự chống chịu tốt hơn của giống lai F1
với các điều kiện bất lợi của môi trường so với dòng ban đầu nhờ phản ứng bảo vệ
rộng. Tính chống chịu chung của giống lai F1 với sâu bệnh hại được biểu hiện
không phụ thuộc vào sự tồn tại của các gen kháng đặc thù (Eigenbrode and
Trumble, 1994).
Nghiên cứu UTL và mối tương quan một số tính trạng ở cà chua đã cho thấy
phần lớn các con lai cho UTL dương cao hơn bố mẹ tốt nhất về khối lượng quả, số
quả trên cây, chiều cao cây và năng suất cá thể. UTL âm về thời gian từ trồng đến ra
hoa (Ahmed, Sharuddin, 1988) (Dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998).
Ước lượng hệ số di truyền và khả năng tổ hợp của tính trạng độ cứng quả
bằng phân tích Diallen ở cà chua các tác giả đã cho thấy phần lớn con lai F1 có di
truyền trung gian và trội không toàn phần, ưu thế lai dương về độ cứng quả tìm thấy
ở 2 tổ hợp F1 (Markovic, Zdravkovis, Damjanovic, 1994).
Nghiên cứu về các giống lai F1 đã cho thấy số quả trên cây ảnh hưởng nhiều
hơn đến năng suất so với khối lượng quả (Kampeerai Kasemsestha 1988) (Dẫn theo
Kiều Thị Thư 1998).

Các giống lai F1 chịu nóng ở Thái Lan cho năng suất cao hơn gấp 3 - 4 lần
giống địa phương Suda, đậu quả tốt hơn ở 3 vụ: lạnh, nóng và mưa. Đánh giá tính
chịu nóng của 45 con lai cà chua được tạo ra giữa bố mẹ chịu nóng (HT) và mẫn cảm
nóng (HS) đã cho thấy: tất cả các con lai F1 cho năng suất quả 12,8 tấn – 41,2 tấn/ha
so với giống địa phương Suda: 5,6 tấn/ha. Giống lai có năng suất cao tìm thấy ở cặp
lai giữa dòng HT AVRDC và dòng HS của Việt Nam (AVRDC, 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Những năm gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ gen AVRDC đã tạo ra được
một số dạng cà chua ưu thế lai sau:
- Bảo quản lâu (Long shelf life) – anti – sence RNA for ACC Synthase.
- Kháng virus – Viral coat protein
- Kháng thối sau thu hoạch – Chitinase gen
- Kháng sâu – BT gen ( From Bacillus thuringiensis)
Để xác định được giống cà chua lai F1 phục vụ cho ăn tươi kháng bệnh virus
xoăn vàng lá trồng trong vụ Hè và 08 giống cà chua ăn tươi lai F1 cùng với 4 giống
đối chứng đã được tiến hành đánh giá tại khu thí nghiệm trung tâm nghiên cứu rau
màu thế giới AVRDC. Các giống kháng này đồng thời cũng được tiến hành thí
nghiệm đánh giá tại các chi nhánh, trung tâm, trạm, trại khảo nghiệm giống tại các
huyện Taoyu, Hualien, Pingtung của Đài Loan năm 2003. Kết quả cho thấy các
giống quả to FMTT995; FMTT904 và FMTT965 cho năng suất cao tại 58,3; 56,2
và 56,1 tấn/ha
Nhằm xác định được những giống cà chua lai F1 quả nhỏ thích hợp cho điều
kiện trồng vụ hè, 5 giống cà chua lai F1 quả nhỏ được tiến hành nghiên cứu đánh
giá tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu thế giới AVRDC và 3 địa
phương khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống cà chua CHT1312 có quả nhỏ và
dài hơn, màu sắc và hương vị thơm hơn cũng như tỷ lệ hàm lượng chất khô hoà
tan/axit cao hơn các dòng cà chua quả nhỏ khác và được nông dân chấp nhận.
(AVRDC, 2004).

* Chọn tạo giống cà chua thích ứng với điều kiện bất thuận / trái vụ
Tại AVRDC nghiên cứu, phát triển bộ giống cà chua có khả năng đậu quả
cao ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Tạo giống chịu nóng cho vụ hè ở khu vực
châu Á được thực hiện những năm qua đã cung cấp cho các nước trong khu vực rất
nhiều dòng, giống cà chua chịu nóng để các nước tiếp tục tuyển chọn các dòng thích
ứng được với điều kiện thời tiết của từng quốc gia (AVRDC reports 2003) .
Nhằm phát triển sản xuất cà chua trong mùa mưa ở Thái Lan, các thí nghiệm
đánh giá bộ giống được thu thập trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng Sakol Nakhon
đã được tiến hành bởi Trung tâm đào tạo nghiên cứu nông nghiệp Lampang trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

giai đoạn 1995-1996. Kết quả đã xác định được giống cà chua ăn tươi Seeda Hauy-
sai và giống Seeda thích nghi với điều kiện khí hậu vùng Sakol Nakhon trong vụ
mưa, đạt yêu cầu chất lượng của thị trường, năng suất quả đạt 34 tấn/ha và 32,97
tấn/ha (Pichet and Anon, 1996).
Các nhà khoa học Bulgari đã tạo ra được các tổ hợp lai Jar và Dar thuộc dạng
bán hữu hạn, thích hợp cho trồng sớm trong điều kiện nhà nhân tạo và giống Viki,
Asja và Lorin thuộc dạng hữu hạn thích hợp cho sản xuất trên đồng ruộng trong
điều kiện chính vụ. Nhóm tác giả này cũng đã phát hiện ra gen ps-2 quy định tính
bất dục đực ở cà chua và họ đã ứng dụng thành công trong sản xuất các giống cà
chua nói trên (Zhivko Petrov, 2000).
Canh tác cà chua trong điều kiện nhiễm mặn ở nhiều vùng trên thế giới cũng
là một mục tiêu mà sản xuất đang hướng đến. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn
tạo giống cà chua chịu mặn là hướng đang được các nhà khoa học quan tâm.
Foolad et al., (1993) khi nghiên cứu trên quần thể F2 của cặp lai L. esculentum
(UCT5) x L. pennellii (LA716) đã xác định được 3 gene Est-3 trên NST số 1, Prx-7
trên NST số 3 và 6 Pgdh-2 và Pgi-1 trên NST số 12 có liên kết chặt với tính chịu
mặn của cây cà chua, và cũng xác định được 02 gene Got-2 trên NST số 7 và Asp-2
trên NST số 8 không qui định tính chịu mặn. Với kết quả này, các nhà khoa học sẽ

rút ngắn được thời gian trong việc xác định tính chịu mặn trong các giống cà chua
mới bằng chỉ thị phân tử . Nghiên cứu sự tương tác giữa khả năng chịu mặn và độ
ẩm không khí để đề xuất phương pháp canh tác hợp lý trên đất nhiễm mặn cũng
được đề cập.
Hạn hán là một trong những yếu tố ngoại cảnh làm hạn chế năng suất cây
trồng, đặc biệt ở những vùng khô hạn và bán khô hạn. Ứng dụng công nghệ sinh học
trong chọn tạo giống cà chua chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, Nasar Virk


cộng sự (2012) đã xác định được gen SIMPK4 qui định khả năng chống chịu các yếu
tố điều kiện ngoại cảnh và chức năng hoạt động của gen SIMPK4 trên cây cà chua.
Với việc lây nhiễm để xác định tính kháng bệnh, tác giả đã chứng minh được gene
này qui định tính kháng của cà chua đối với Botrytis cineria. Như vậy, cây cà chua
mang gene SIMPK4 sẽ kháng được bệnh Botrytis cineria và chịu được khô hạn. Kết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

quả này rất có ý nghĩa cho các nhà chọn giống cà chua trong công tác chọn tạo giống
cho điều kiện bất thuận (Easlon H M, 2009); (Nasar Virk et al., 2012).
* Chọn tạo giống năng suất cao
Nghiên cứu, phát triển bộ giống cà chua lai F1 có năng suất cao, thịt quả dày,
màu sắc thích hợp, khẩu vị ngon đã rất thành công tại Đài Loan. Hiện nay hầu hết
diện tích cà chua được trồng nơi đây đều là các giống ưu thế lai, và ngành sản xuất
cà chua lai F1 đã trở thành ngành kinh doanh ở Đài Loan, góp phần quan trọng
trong xuất khẩu cà chua của nước này (AVRDC reports, 2004).
Chọn tạo giống cà chua lai có năng suất quả cao rất thành công ở Mỹ. Năm
1920 các giống cà chua chế biến chỉ cho năng suất 10,1 tấn/ ha, đến năm 2004, năng
suất của các giống cà chua chế biến đã là 120 tấn/ ha. Một thời gian dài, chọn tạo
giống cà chua ở Mỹ trên cơ sở phát triển các giống thuần cung cấp cho sản xuất,
nhưng từ năm 1970 đã tập trung tạo giống cà chua ưu thế lai. Ngày nay tạo giống ưu

thế lai cao về năng suất là chủ yếu ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
Ở Ấn Độ, để tạo giống ưu thế lai về năng suất và các tính trạng quả, các nhà
khoa học đã tạo ra hàng loạt các tổ hợp lai giữa một dòng thử kháng héo xanh vi khuẩn
và các giống cà chua thương mại dùng trong chế biến. Ưu thế lai đã được xác định ở
tính trạng khối lượng quả trong 2 tổ hợp lai (Sakthi x Fresh market 9 và Sakthi x
HM208F), năng suất cá thể trong 2 tổ hợp (Sakthi x TH3318 và Sakthi x Fresh market
9) và độ dày thịt quả ở các tổ hợp (Sakthi x St64, LE206 x 64, LE214 x St64), mức độ
biểu hiện ưu thế lai đạt được từ 5,95 – 21,37% (Alica et al, 2001).
Trung Quốc là nước có nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, tạo
giống cà chua lai cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay, các giống cà chua lai
F1 chiếm khoảng 85% giống trồng trong sản xuất.
* Chọn tạo giống chất lượng cao
Tại Mỹ, công tác chọn tạo giống cà chua chất lượng cao đã đạt được những
kết quả quan trọng. Trường Đại học Florida đã tạo ra một số giống cà chua ăn tươi

có chất lượng cao. Các yếu tố đảm bảo khả năng kết hợp của các dòng thuần, qui tụ
năng suất, tính chống chịu và chất lượng vào giống ưu thế lai. Chọn giống cà chua
có hàm lượng β-Caroten, hàm lượng lycopen cao thực hiện trên cơ sở đánh giá cảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

quan và phân tích hàm lượng các chất trong quả cà chua của nhiều dòng giống từ
nhiều nguồn thu thập. Kết quả một số dòng cà chua có hàm lượng lycopen cao đã
được xác định để làm nguồn vật liệu ban đầu cho chọn tạo giống cà chua chất lượng
cao (Abusita A.A et al, 2000); (John Stormel et al, 2005).
Ở Ba Lan, thông qua nghiên cứu đánh giá chất lượng một số dòng và giống
cà chua, Michalik và CS (1986) đã xác định được giống Pulawski Pizemyslowy và
dòng PH1703 có hàm lượng chất khô trong quả đạt 5,1%, tiếp đến là Pizemyslowy
IN, đạt 5,0%, trong khi giống đối chứng Grand có hàm lượng chất khô chỉ đạt
(2,71%), tỷ lệ đường/axit (7/8) tốt nhất là ở các giống 01355 và VF92-12 (dẫn theo

Tiwari and Choudhury, 1993)
1.2.2 Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
Ở nước ta, lịch sử trồng cà chua được trên 100 năm nay. Để đáp ứng cho nhu
cầu của sản xuất công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua đã được tiến hành từ
rất sớm. Nhìn chung, nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở nước ta thường tập trung
vào các mục tiêu như sinh trưởng khỏe, năng suất cao, quả chắc, thịt quả dày, chịu
nứt quả cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu nhiệt, ngắn ngày, thời gian bảo quản dài,
màu sắc chín đỏ đều, chất lượng đáp ứng yêu cầu ăn tươi và chế biến. Cho đến nay,
số lượng và chủng loại giống cà chua đã trở nên phong phú, đa dạng, phần nào đáp
ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng (Lê Thị Thủy, 2012).
Để thực hiện mục tiêu phát triển rau hoa quả giai đoạn 2010-2015 và tầm
nhìn 2020 của chính phủ. Cây cà chua là một trong những cây rau quan trọng được
ưu tiên nghiên cứu phát triển trên qui mô lớn. Tham gia vào công tác này có các
Viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện KHKT Nông nghiệp miền
nam, Viện Di truyền nông nghiệp, các trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại
học Thủ Đức, Sư phạm Qui Nhơn và một số công ty.
Giai đoạn từ 2000 đến nay với sự nỗ lực của các nhà khoa học, được sự đầu
tư thích đáng từ các Chương trình chọn tạo giống, nhiều giống cà chua thuần và cà
chua lai F1 chọn tạo ra từ Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Cây lương thực và cây
thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được giới thiệu và phát triển, góp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

phần đa dạng hóa bộ giống cà chua trong sản xuất ở miền Bắc. Đặc biệt đã tập trung
nghiên cứu chọn tạo ra các giống cà chua Xuân Hè, nhằm tạo ra sản phẩm giá trị
hàng hóa cao để cung cấp cho thị thường, nâng cao thu nhập cho người dân.
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công 2 giống cà
chua chế biến C95, C155 và các giống cà chua lai VT3 và VT4. Giống C95 tạo ra
từ tổ hợp lai NN325 x số 7. Giống có thời gian sinh trưởng 125-130 ngày, ra hoa

tập trung. Quả thon dài, ít hạt, năng suất 40-50 tấn/ha ở chính vụ, chất lượng tốt,
giống thích hợp trồng trong vụ sớm, vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè. Giống cà chua
VT3 có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng
rộng, năng suất cao 44,35 tấn/ha trong vụ đông sớm và đạt 59,14 tấn/ha trong vụ
đông chính và đạt 30,62 tấn/ha trong vụ xuân hè. VT3 có dạng quả to trung bình,
hình tròn dẹt, cùi dày, vai xanh khi chín màu đỏ thẫm, nhiều bột, độ Brix đạt
4,6%, thích hợp cho ăn tươi, giống VT4 có năng suất cao từ 50,04-60,21 tấn/ha,
chống chịu được một số bệnh vi khuẩn, vi rus và sương mai khá (Đào Xuân Thảng
và cs 2005); (Đào Xuân Thảng và cs, 2008); (Đoàn Xuân Cảnh 2013).
Viện Nghiên cứu rau quả đã chọn tạo thành công các giống cà chua chế biến
PT18, các giống cà chua lai FM20, FM 29, lai số 9. Giống PT18 có quả thuôn dài,
năng suất khá, thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến trồng được trong 3 vụ Thu
Đông, Xuân Hè và vụ Đông. Giống cà chua lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả
năng sinh trưởng, phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt
(Trần Khắc Thi và Tô Thị Thu Hà, 2010), Giống FM29 có năng suất trung bình 45-
50 tấn/ha trong vụ Xuân Hè và đạt 55-60 tấn/ha vụ Đông Xuân, thích hợp trồng trên
nhiều chân đất khác nhau (Lê Thị Thủy và cộng sự, 2010). Nhóm tác giả này cũng đã
nghiên cứu và tạo thành công một số tổ hợp lai F1 (kết hợp giữa dòng mẹ có vòi nhụy
vươn dài mẫn cảm với GA3 với các dòng bố có vòi nhụy ngắn) cho năng suất 49-50
tấn/ ha ở một số vùng trồng thử nghiệm. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lai bằng phương
pháp mới không khử đực dòng mẹ cho năng suất tương đương với phương pháp sản
xuất hạt lai bình thường trong khi chi phí sản xuất giảm 35% (Lê Thị Thủy, 2012).
Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu cho tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ
chế biến. Tác giả Dương Kim Thoa và cộng sự (2012) đã thu thập, đánh giá tập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

đoàn 129 mẫu giống cà chua thích hợp cho chế biến. Tác giả đã chọn lọc được một
số mẫu giống mang các tính trạng giá trị, phù hợp cho tạo giống chế biến công
nghiệp gồm chín sớm 14 mẫu, ra hoa tập trung 55 mẫu, tiềm năng năng suất cao 72

mẫu, 20 mẫu có hàm lượng chất khô hòa tan cao (độ brix >5) và 3 mẫu chống chịu
tốt với bệnh vi rus vàng xoăn lá (TYLCV) trong đó có dòng D6 có khả năng kết hợp
cao, 3 mẫu không có tầng dời cuống quả. Nguồn vật liệu này rất có giá trị phục vụ
chương trình chọn tạo giống cà chua chế biến ở điều kiện ĐBSH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất chú trọng đến công tác tạo giống cà
chua lai và công nghệ sản xuất hạt giống lai cà chua. Các giống cà chua lai F1 được
nghiên cứu lai tạo bởi các nhà khoa học của Học viện đã cho kết quả rất khả quan,
nhiều giống cà chua lai F1 như HT7, HT21, HT42, HT160, HT144 đã và đang phát
triển tốt trong sản xuất. Giống cà chua HT7 là giống cà chua F1 chịu nóng đầu tiên
được nghiên cứu và lai tạo thành công tại Việt Nam. Giống HT7 có khả năng chịu
nóng cao, ngắn ngày, quả nhanh chín và chín đỏ đẹp, thấp cây. Giống có hàm lượng
chất khô hòa tan độ brix 4,6-4,8, năng suất 40-56 tấn/ha. Giống được công nhận là
giống quốc gia năm 2000, với hơn 150 ha sản xuất đại trà (Nguyễn Hồng Minh và
Kiều Thị Thư, 2006). Giống cà chua HT21 là giống ngắn ngày, thấp cây, thích hợp
trồng trong vụ Đông sớm và Đông chính. Giống có dạng quả tròn, hàm lượng chất
khô hòa tan cao, đặc biệt có hàm lượng đường cao (brix 5,18%), năng suất cao 45-
60 tấn/ha. (Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư, 2006). Giống HT42 là giống ngắn
ngày, thấp cây, ra hoa đậu quả tốt ở điều kiện bất thuận như nhiệt độ cao, nhiệt độ
thấp, ánh sáng ít ,có khả năng tái sinh mạnh, chống chịu tốt với bệnh héo xanh vi
khuẩn, năng suất cao 45-60 tấn/ha (Nguyễn Hồng Minh và cs, 2011). Đặc biệt giống
HT160 tạo ra năm 2000 với ưu thế ngắn ngày, thích hợp trồng trong nhiều vụ.
Giống có khối lượng trung bình quả 90-100g, dạng quả hơi thuôn dài, chín đỏ đẹp,
thịt quả dày, chắc mịn, khả năng vận chuyển xa tốt, khẩu vị ngọt dịu, có hương
được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống có năng suất cao 50-68 tấn/ha, hiện được
phát triển mạnh ngoài sản xuất đại trà (Nguyễn Hồng Minh và cs, 2011).
Công tác lai tạo giống cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến, gần đây
cũng được một số viện, trường đại học tập trung nghiên cứu. Điển hình, giống cà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13


chua quả nhỏ HT144 đáp ứng được yêu cầu cho cà chua xuất khẩu, có tiềm năng
năng suất 40-45 tấn/ha, chống chịu bệnh virus vàng xoăn lá, bệnh héo cây, khả năng
chịu nóng cao có khả năng trồng được trái vụ, được giới thiệu cho sản xuất năm
2007. Từ năm 2008, giống đã được mở rộng trong sản xuất ở phía bắc (Nguyễn
Hồng Minh và cộng sự, 2011).
Khối các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hạt giống rau trong nước
cũng đã góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu và phát triển bộ giống cà chua ưu
thế lai ở Việt Nam. Đây là khối mạnh nhất, chiếm thị phần lớn nhất trong việc cung
cấp hạt giống cho sản xuất, trong đó có các công ty như Công ty Đông tây, công ty
cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, công ty cổ phần giống cây trồng trung ương,
các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài phải kể đến như công ty
Sygenta, công ty Seminis, công ty Trang Nông, công ty Nông Hữu…đã đưa được
nhiều giống ra sản xuất góp phần làm phong phú bộ giống cà chua ở nước ta như:
Giống cà chua Savior chống chịu tốt với bệnh virus xoăn vàng lá, sinh
trưởng bán hữu hạn, khả năng chịu mưa, chịu nhiệt tốt, quả cứng, dạng oval đẹp,
thuận lợi cho vận chuyển và chế biến, khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, khối
lượng trung bình quả 80 -100 g, năng suất trung bình 2,5 -3 kg/cây, năng suất lý
thuyết đạt 75 tấn/ha. Giống có khả năng trồng nhiều vụ trong năm, là giống cà chua
lai F1 đang được trồng với diện tích lớn nhất ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng như Bắc
Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương….
Giống lai F1 T 42 do công ty cổ phần giống cây trồng Miền nam nghiên cứu chọn
tạo. Giống sinh trưởng bán hữu hạn, thích hợp với khí hậu mát mẻ ở vùng cao, trồng được
mùa nắng và mùa mưa, chống chịu sâu bệnh tốt. Dạng trái tròn đẹp, độ cứng tốt, không
nứt khi mưa, được thị trường ưa chuộng. Mỗi cây 30-40 trái, nặng trung bình 97 -125g.
Năng suất 60 -65 tấn/ha, giống được sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Giống cà chua lai F1 VL101 do công ty Sakata Nhật Bản sản xuất được công
ty TNHH thương mại Hoa Sen độc quyền phân phối. Giống có đặc điểm cây cao,
quả cứng, màu sắc đẹp, chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 3 kg/cây. Giống
được phát triển và được bà con nông dân trồng cà chua ở Lâm Đồng ưa chuộng.
Cùng với VL101, giống cà chua Anna do công ty Seminis nhập khẩu và phân phối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

đang được trồng phổ biến tại Lâm đồng đặc biệt là huyện Đơn Dương với khoảng
650 ha vụ Hè năm 2010.
Giống cà chua lai DV2962 là giống cà chua có nguồn gốc Ấn Độ do công ty
Seminis nhập nội và công ty Đất Việt độc quyền phân phối tại Việt Nam. Giống có
biên độ thích ứng rộng, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp. Quả hình
trứng, khối lượng trung bình 90 -100 g, chắc quả, thịt quả nhiều, chín đỏ tươi, vai
hơi xanh, phẩm chất tốt, hàm lượng chất khô hoà tan cao, độ Brix đạt 4,8 -5, thời
gian trồng đến thu quả đầu là 70 -75 ngày, thu hoạch trong khoảng 35 -50 ngày
(Tổng thời gian sinh trưởng từ trồng đến kết thúc thu 110 -130 ngày). Giống có khả
năng chống chịu với một số bệnh hại quan trọng như héo xanh vi khuẩn, sương mai
và virus xoăn vàng lá, năng suất trung bình 55– 60 tấn/ha. ()
Nhóm tác giả Viện Nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu xác định nguồn gen
thích hợp phục vụ tạo giống cà chua chống chịu bệnh sương mai (Phytophthora
infestans) tại Việt Nam. Bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo với nguồn nấm sương
mai được thu thập và phân lập từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Kết quả cho
thấy tất cả các mẫu giống hoang dại, địa phương và các giống được trồng phổ biến
trong nước đều có phản ứng khác nhau với các mẫu phân lập từ nấm sương mai,
nhưng không xác định được mẫu giống nào kháng bệnh tốt dùng cho chọn tạo
giống. Trong các mẫu giống nhập nội mang các gen Ph1, Ph2, và Ph3, chỉ thấy mẫu
giống có gen Ph3 có biểu hiện khả năng kháng cao với các chủng nấm khác nhau.
Dạng dị hợp tử của gen Ph3 trong tổ hợp F1 thể hiện tính kháng trung bình giữa hai bố
mẹ, điều này phản ánh tính trạng trội không hoàn toàn của gen này. Đây là cơ sở để tạo
giống cà chua chịu bệnh sương mai ở Việt Nam (Trần Ngọc Hùng và cs, 2012).
Phát triển chỉ thị phân tử liên kết với gen Ph3 kháng bệnh sương mai ở cà
chua đã tìm ra được chỉ thị SCU602F3R3 liên kết chặt với gen Ph3, với kết quả này
sẽ giúp cho các nhà chọn tạo giống rút ngắn được thời gian trong quá trình chọn tạo
giống cà chua kháng bệnh sương mai (Hai Thi Hong Truong và cs , 2013).

Trần Ngọc Hùng và cs (2013) đã tạo được một số tổ hợp lai cà chua (F
1
)
mang đồng thời cả gene kháng bệnh sương mai (Ph3) và kháng TYLCV (Ty1, Ty3),
có năng suất cao và chất lượng tốt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Phan Hữu Tôn và cs (2013) qua khảo sát 200 mẫu giống cà chua đã xác định
được 7 mẫu giống mang gene Ty1, 7 mẫu giống mang gene Ty3, trong đó có 2 mẫu
giống mang cả gene Ty1 và Ty3 kháng TYLCV.
Tóm lại để thúc đẩy việc mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất
của cà chua trong thời gian sắp tới Việt Nam cần có những bước đột phá trong
nghiên cứu và chọn tạo giống mới, đặc biệt chú ý đến việc: Nghiên cứu và phát
triển bộ giống cà chua mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu một số sâu
bệnh hại chính như: bệnh virus, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh sương mai Đồng
thời có khả năng chịu vận chuyển, phù hợp với từng vùng sinh thái cụ thể.
1.3 Nghiên cứu về bệnh virus xoăn vàng lá (TYLCV)
1.3.1 Bệnh virus xoăn vàng lá (TYLCV)
Triệu chứng bệnh: Cây bị bệnh virus sinh trưởng kém, đốt thân hoặc các
lóng ngắn lại và hơi uốn cong. Lá có màu xanh sáng, nhiều lá bị nhỏ lại, phiến lá
gợn sóng, bề mặt lá trở thành láng bóng. Rìa lá uốn cong lên, xoăn lại thành hình
lòng mo. Các lá non ở ngọn xoăn lại nhiều hơn. Bệnh thường xuất hiện rõ nhất vào
giai đoạn ra nụ. Cuối giai đoạn sinh trưởng, cây bị bệnh nặng sẽ lùn hẳn xuống,
cành cong queo, quả rất ít hoặc hầu như không có.

Hình 1.1: Bệnh xoăn vàng lá cà chua

Bệnh xoăn lá có thể xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ cho tới khi trồng ra
ruộng và tới khi thu hoạch, phổ biến nhất là khi cây bắt đầu ra hoa. Bệnh xuất hiện

càng sớm thì mức thiệt hại càng nặng, cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

bệnh xuất hiện muộn thì chỉ ở những nhánh, lá non ra sau mới bị nhiễm bệnh,
nhưng hoa và quả ở những nhánh trước đó cũng dễ bị rụng, nếu có quả thì quả nhỏ,
không phát triển được và không cho năng suất hoặc năng suất không cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:
Virus lây lan bằng dịch cây, chủ yếu là do các loại rệp muội (Brevicoryne
brassicae L.) và bọ phấn (Bemisia tabaci) chích hút từ cây bệnh rồi truyền sang cây
khoẻ. Mật độ bọ phấn và rệp càng cao thì tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh xoăn lá càng
nhiều. Thời tiết là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến mức độ phát sinh của bệnh. Hàng
năm bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh từ tháng 10 đến đầu tháng 11 (nhất là
những năm có mùa đông ấm, nhiệt độ trên dưới 22
0
C, nắng nhiều, ít mưa phùn) và
gây hại nặng vụ cà chua xuân - hè tháng 3-4. Bệnh xoăn vàng lá không lây truyền
qua hạt giống mà nguồn bệnh lây lan chủ yếu do virus được giữ lại trong cơ thể của
bọ phấn. Mức độ phát sinh và gây hại của bệnh xoăn vàng lá phụ thuộc rất nhiều
vào qui luật phát sinh, phát triển và gây hại của các vectơ truyền bệnh như rệp muội
và bọ phấn. Khi mật độ các loại rệp và bọ phấn này tăng thì tỷ lệ cây bị bệnh cũng
tăng lên. Các loại côn trùng gây bệnh này phát sinh, phát triển gây hại mạnh nhất
khi cây đang thời kỳ sinh trưởng mạnh. Do đó bệnh xoăn vàng lá cũng được lây lan
nhanh chóng trong giai đoạn này và mức độ gây hại cũng tăng lên từ thời kỳ này
cho tới khi thu hoạch.
Những nghiên cứu về TYLCV (Tomato yellow leaf curl virus)
+ Vị trí phân loại: Virus có tên khoa học là Tomato yellow leaf curl virus, thuộc
họ Geminiviridae, giống Begomovirus. Năm 2000, Ủy ban phân loại virus quốc tế
(ICTV) xác định virus TYLCV thuộc giống Begomovirus, họ Geminiviridae.

+ Phân bố địa lý: TYLCV phân bố rộng khắp trên thế giới, nó xuất hiện ở
hầu hết các khu vực như: Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kì, Bán đảo Ả Rập, Châu Phi, Châu
Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc
+ Phổ ký chủ: Theo nghiên cứu của Cohen S, Antignus Y (1994) [55], phổ
ký chủ của virus TYLCV gồm 15 loài cây trồng thuộc 5 họ thực vật. Hầu hết các
cây họ cà đều là ký chủ của virus gây bệnh. Giống cà chua trồng (Lycopersicon

×