Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 123 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN THỊ XUYÊN



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN


HÀ NỘI, NĂM 2015

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v


ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa hề được
công bố trong luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội ngày tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Xuyên
















H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và chuẩn bị luận văn vừa qua, để
hoàn thành được đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, tổ
chức, các tập thể, cá nhân trong và ngoài quận Long Biên, cũng như các thầy cô
giáo thuộc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa Kế
toán và Quản trị kinh doanh, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. những người đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiên giúp đỡ tôi trong qúa
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Đỗ Văn
Viện – người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này.
Tôi trân trọng cảm ơn Quận ủy, UBND quận, phường và các phòng ban
chuyên môn thuộc quận Long Biên, đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác thu
thập số liệu cần thiết và giúp đỡ cho tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
trên địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn tới gia đình và bạn bè, các anh, chị đồng
nghiệp và tập thể lớp cao học quản trị kinh doanh K22B đã khích lệ, cổ vũ động
viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Xuyên





H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục hình v
Danh mục viết tắt vii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

CÔNG CHỨC 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2. Vai trò của nâng cao chất lượng công chức cấp quận 10
2.1.3. Đặc điểm của nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp quận 12
2.1.4 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp quận 14
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp quận 27
2.2 Cơ sở thực tiễn 34
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở các nước trên
thế giới 34
2.2.2 Kinh nghiệm ở các tỉnh thành của Việt Nam 37
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao chất lượng đội ngũ CC quận
Long Biên 40
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 47
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 47
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 48
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 50
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 51
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 51

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quận Long Biên 53
4.1.1 Số lượng ĐNCC quận Long Biên 53
4.1.2 Về chất lượng ĐNCC quận Long Biên 55
4.1.3 Đánh giá chất lượng công chức quận Long Biên 59
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức quận
Long Biên 72
4.2.1 Nhân tố khách quan 72
4.2.2 Nhân tố chủ quan 76
4.2.3 Đánh giá chung chất lượng ĐNCC quận Long Biên 78
4.3. Quan điểm, định hưởng và giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCC quận
Long Biên thời gian tới 83
4.3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng ĐNCC 83
4.3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng ĐNCC 83
4.3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng ĐNCC quận Long Biên 85
4.3.3. Mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNCC quận Long Biên đến năm 2020. 85
4.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCC quận Long Biên những năm tới 86
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Kiến nghị 101
5.2.1. Đối với Nhà nước 101
5.2.2. Đối với Thành phố Hà Nội 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 103

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 So sánh cấu trúc các bộ phận chính tạo nên vị trí việc làm với ngạch
công chức 21
3.1 Diện tích các loại đất của quận Long Biên (2014) 44
3.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Long Biên 46
3.3 Thu thập thông tin, số liệu đã công bố 48
3.4 Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng 49
4.1 Số lượng đội ngũ CC quận Long Biên giai đoạn 2012 – 2014. 53
4.2 Số lượng CC quận Long Biên chia theo các phòng, ban năm năm 2014 54
4.3 Trình độ đào tạo của đội ngũ CC quận Long Biên, giai đoạn 2012 – 2014 55
4.4 Trình độ lý luận chính trị của ĐNCC quận Long Biên, giai đoạn
2012 – 2014 57
4.5 Trình độ tin học và ngoại ngữ đội ngũ công chức quận Long Biên
qua các năm 58
4.6 Độ tuổi và giới tính của đội ngũ CC quận Long Biên năm 2014. 59
4.7 Đánh giá đội ngũ CC chức quận Long Biên của lãnh đạo quận năm 2014 60
4.8 Đánh giá năng lực đội ngũ CC quận Long Biên của lãnh đạo các đơn
vị năm 2014 61
4.9 Đánh giá kiến thức chuyên môn của đội ngũ CC quận Long Biên
năm 2014 62
4.10 Kỹ năng làm việc của đội ngũ CC quận Long Biên năm 2014 64
4.11 Đánh giá của đội ngũ CC quận Long Biên về mức độ hoàn thành
công việc năm 2014 66
4.12. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức quận Long Biên giai đoạn
2012 – 2014 69
4.13 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ĐNCC quận Long Biên năm 2014 71
4.14 Ảnh hưởng của nhân tố khách quan đến chất lượng đội ngũ công
chức quận Long Biên qua điều tra 75

4.15 Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan đến chất lượng công chức quận
Long Biên qua điều tra 77

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng 23




H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CC : Công chức
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐNCC : Đội ngũ công chức
UBND : Ủy ban nhân dân





H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bác Hồ đã chỉ rõ “ Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB
Chính trị, Hà Nội năm 2002, tập 5, trang 269 và 271). Theo người “ Cán bộ là
cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thị động
cơ dù có tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem
chính sách của Chính Phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ
dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” (Sách đã dẫn, tập 5,
trang 54-55).
Hội nghị lần 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII khẳng định
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cánh mạng gắn liền với vận
mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác
xây dựng Đảng”. Các hội nghị khóa X, XI tiếp theo đều khẳng định vai trò
quan trọng của cán bộ như trên.
Cấp Phường (xã), Quận (huyện) là một trong bốn cấp hành chính sự
nghiệp của nhà nước Việt Nam. Là đơn vị có vai trò, vị trí hết sức quan trọng.
là nơi thực hiện trực tiếp các đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của
cấp trên giao, nơi trực tiếp chăm lo tới đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa
nhà nước và nhân dân.

Để chính quyền cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước có hiệu
quả thì cần phải có đôi ngũ cán bộ, công chức (CBCC) tốt. Trên thực tế, nơi
nào có đội ngũ CBCC tốt, thì nơi đó công tác quản lý nhà nước có hiệu quả
cao và ngược lại khi đội ngũ CBCC kém, sẽ dẫn đến hiểu quả quản lý thấp,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất dân chủ, khiếu nại gia tăng, ảnh hưởng đến an
ninh, chính trị.

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, đội ngũ CB, CC được hình thành
từ nhiều nguồn khác nhau, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
CBCC không đồng đều. Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý và
phát triển nguồn nhân lực trong công tác tổ chức cán bộ hiện nay. Chính vì vậy,
công tác tuyển chọn, đào tạo, bố trí cán bộ hợp lý, đúng với năng lực chuyên
môn cần được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, đảm bảo chỉ tiêu về
số lượng và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước để theo kịp được yêu cầu
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.
Từ thực trạng hiện nay các câu hỏi đặt ra:
(i) Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở nước ta nói
chung và trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói riêng cho phù
hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước?
(ii) Kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai sao cho phù
hợp với tình hình mới, thời kì CNH, HĐH đất nước góp phần vào công cuộc đổi
mới đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội?
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nâng cao

chất lượng đội ngũ công chức quận Long Biên, thành phố Hà Nội” với
mong muốn được đóng góp một phần nhỏ công sức vào việc tìm ra những
hướng đi cụ thể, giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước
đối với nguồn CB, CC trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quận Long Biên
những năm gần đây, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức quận Long Biên, thành phố Hà Nội những năm tới.

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tế về chất lượng đội ngũ
công chức.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CC quận Long Biên những năm
gần đây, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC quận.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC quận Long Biên,
thành phố Hà Nội những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ CC cấp quận để
có thể đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng

ĐNCC cấp quận.
- Thực trạng chất lượng ĐNCC quận Long Biên những năm qua.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CC cấp quận.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC quận Long Biên
trong thời gian tới.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
- Tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2012-2014.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 04/2014- 04/2015.




H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Ở nước ta, khái niệm công chức được hình thành, gắn với sự phát triển
của nền hành chính nhà nước, qua từng giai đoạn khác nhau:
Theo điều 1, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa thì công chức là “những công dân Việt Nam được
chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ

quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức theo qui chế này,
trừ những trường hợp riêng do Chính phủ qui định”. Như vậy, phạm vi công
chức rất hẹp, chỉ là những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường
xuyên trong các cơ quan Chính phủ, không bao gồm người làm trong các cơ
quan, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát,…
Sau đó một thời gian dài (từ đầu thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80 thế ký
XX), ở nước ta gần như “không tồn tại khái niệm công chức” mà thay vào đó
là khái niệm “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước” chung chung, không
phân biệt công chức, viên chức”.
Đến năm 1990, do yêu cầu khách quan của tiến trình cải cách nền hành
chính nhà nước và đòi hỏi phải chuẩn hóa đội ngũ cho phù hợp với thông lệ
quốc tế, thuật ngữ và khái niệm này được qui định trong Nghị định số
169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) như
sau: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ
thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương,
ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do
ngân sách nhà nước gọi là công chức”. Tuy nhiên tại Điều 2 của Nghị định

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

này, khi qui định những người là công chức và không phải công chức thì lại
có một số đối tượng như công an, những người làm nghiên cứu khoa học,
giáo viên, nhà báo, nghệ sỹ… chưa được xếp loại nào.
Tháng 2 năm 1998, Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội khóa X ban hành. Điều 1 của Pháp lệnh qui định: “Cán bộ, công
chức được qui định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước…”. Qui định này khẳng định quan điểm
và nhận thức mới về đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay, song
vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa cán bộ và công chức.
Tháng 11 năm 1998, Nghị định số 95/CP về “tuyển dụng và sử dụng,
quản lý công chức” được ban hành. Tiếp đó cùng với việc sửa đổi, bổ sung
Pháp lệnh cán bộ, công chức vào năm 2003, một số Nghị định, Thông tư
mới được ban hành, các Nghị định, Thông tư này đã làm rõ hơn khái niệm
công chức bao gồm: “những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ
một công việc thường xuyên, được phân loại theo một trình độ đào tạo,
ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước… Những người được tuyển
dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các
cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan,
đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên
nghiệp”. Như vậy, có những điểm chung cơ bản giữa Nghị định này với
Nghị định 169/HĐBT trên đây.
Kế thừa và phát triển những quy định trước đây về đội ngũ CC, khái
niệm đội ngũ CC được luật hóa. Điều 4 Luật Cán bộ, công chức
22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định:

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

“ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bộ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ

quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công dân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, đối với CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương cửa đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật”.
Như vậy công chức được xác định trên cơ sở tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ,
công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh thì được xác định là công chức.
“ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Theo quy định này tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ
các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong
các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu
cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác
định là cán bộ.

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có
những tiêu chí chung: là công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ
ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ
một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp
hành chính (công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã).
Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng,
gắn với nguồn gốc hình thành.
- Khái niệm chất lượng công chức cấp quận
+ Khái niệm
Chất lượng đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp quận nói
riêng là chất lượng của tập hợp công chức trong một tổ chức, địa phương mà
trước hết cần được hiểu đó chính là chất lượng lao động và tinh thần phục vụ
nhân dân vô điều kiện của đội ngũ công trong thực thi công vụ. Đây là một loại
lao động có tính chất đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đội ngũ
lao động này.
Vì vậy, chất lượng của đội ngũ công là một trạng thái nhất định của đội
ngũ công chức, thể hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các yếu tố, các
thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ công. Chất lượng
của đội ngũ công chức cấp quận phụ thuộc vào chất lượng của từng công chức
trong đội ngũ đó, mà chất lượng này thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu
biết về chính trị - xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự
chuyển đổi của nền kinh tế mới Chất lượng của công chức được phản ánh
thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản
lý của đội ngũ công chức cấp quận. Chất lượng công chức còn bao hàm tình


H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

trạng sức khoẻ của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Do vậy, có thể
định nghĩa chất lượng công chức như sau:
Chất lượng công chức được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn phản ánh
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng,
kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức của người công chức.
Chất lượng của công chức còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của người công
chức, có đủ điều kiện sức khoẻ cho phép công chức thực thi nhiệm vụ công
việc được giao.
Chất lượng của đội ngũ công chức cao cho phép hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản
lý nhà nước và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước.
Thực tế nghiên cứu lịch sử hình thành nhà nước của các nước cho thấy:
mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển thì phải có một bộ máy nhà
nước lành mạnh, trong đó chất lượng của đội ngũ công chức đóng vai trò
quyết định. Họ chính là những con người đại diện cho Nhà nước với sứ mệnh
tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân thực thi pháp luật, thực hiện chủ
trương, chính sách để bảo vệ, xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia.
Như vậy, đội ngũ công chức có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn
vong và phát triển của mỗi quốc gia. Vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là: nếu
đội ngũ công chức có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, thì chẳng những đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được xây dựng đúng, phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, mà việc tổ chức

thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước có khả năng hiện thực.
+ Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp quận
Chất lượng công chức được thể hiện qua các mặt như bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, trình độ nhận thức, trình độ chuyên

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

môn, năng lực công tác trong thực tiễn, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ… Trên
cơ sở các yếu tố này, nghiên cứu xin đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất
lượng công chức cấp quận như sau:
* Tiêu chí đánh giá năng lực trình độ công chức cấp quận, bao gồm
các tiêu chí về:
** Trình độ văn hóa;
** Trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
** Kỹ năng nghề nghiệp;
** Kinh nghiệm công tác;
** Yêu cầu về sức khỏe.
* Tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp
ứng sự thay đổi công việc của công chức cấp quận:
** Nhận thức về sự thay đổi công việc trong thực tế và tương lai;
** Những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi của công việc.
* Tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức
cấp quận.
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của công
chức, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và mức độ đảm
nhận chức trách, nhiệm vụ của công chức. Để đánh giá công chức theo tiêu

chí này, cần dựa vào kết quả thực hiện công việc của công chức. Đánh giá
thực hiện công việc, thực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ
thể của công chức với những tiêu chuẩn đã được xác định trong bản mô tả
công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc.
Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công chức cấp quận, còn có
một số chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng đội ngũ công chức cấp quận như chỉ
tiêu theo cơ cấu tuổi, giới tính, sự phối hợp giữa các nhóm trong thực thi
nhiệm vụ, sự tuân thủ kỷ luật, văn hoá làm việc công sở… Do vậy, khi nghiên

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

cứu phân tích đánh giá chất lượng của đội ngũ công chức cấp quận, cũng cần
quan tâm tới các tiêu chí này.
- Khái niệm nâng cao chất lượng công chức cấp quận
Nâng cao chất lượng công chức cấp quận là việc nâng cao chất lượng
của từng cán bộ công chức trong các cơ quan, đơn vị cấp quận. Khái niệm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp quận được hiểu là việc
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin
học; nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý Nhà nước; nâng
cao thái độ chính trị và đạo đức của người cán bộ công chức.
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp quận được thực hiện
thông qua các hoạt động quy hoạch đội ngũ công chức; đào tạo và bồi
dưỡng; tuyển dụng và sử dụng đội ngũ công chức cấp quận.
2.1.2. Vai trò của nâng cao chất lượng công chức cấp quận
Hoạt động quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra
và điều hành mọi hoạt động trong xã hội. Đó chính là hoạt động điều chỉnh

các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực nhà
nước. Hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung và của hệ thống chính trị nói
riêng, xét cho cùng, được quyết định bởi phẩm chất chính trị, đạo đức, trình
độ, năng lực của đội ngũ công chức cấp quận.
Thực tiễn cho thấy, đội ngũ công chức cấp quận có vai trò sau:
-Công chức cấp quận đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới và
xây dựng đất nước. Một đất nước có đội ngũ công chức đầy đủ phẩm chất
chính trị, có trình độ chuyên môn và năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao,
sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước là một đất nước mạnh.
Bởi vì, đội ngũ công chức cấp quận chính là lực lượng nòng cốt, luôn đóng
vai trò chủ đạo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong mỗi giai đoạn lịch sử
của đất nước;

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

- Công chức cấp quận là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có
nhiệm vụ hoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn và tiếp thu nguyện
vọng của nhân dân, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản
ảnh kịp thời với cấp trên. Giúp cho Đảng và Nhà nước đề ra được những chủ
trương, chính sách sát với thực tiễn;
- Đội ngũ công chức cấp quận là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò
quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà
nước cấp quận, là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong việc thực
hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước;
- Đội ngũ công chức cấp quận là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia

xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, hoạch định các chính
sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức quản lý Nhà nước và
kiểm tra. Điều này thể hiện rõ ở việc quản lý kinh tế vĩ mô. Bởi vì, toàn bộ
nền kinh tế quốc dân hoạt động trong môi trường, thể chế, định hướng nào
đều là do công chức hành chính Nhà nước nói chung và hành chính Nhà
nước cấp quận nói riêng hoạch định và đội ngũ này là những người trực
tiếp tạo môi trường, điều kiện về sử dụng công cụ kinh tế, thực lực kinh tế
để tác động, quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường.
Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, vai trò của đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp
quận nói riêng càng trở nên quan trọng, bởi các lý do sau đây:
- Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện khiến cạnh tranh trên thị trường
thêm quyết liệt, đòi hỏi càng nhiều phương án, quyết định quản lý và sự lựa
chọn phương án tối ưu càng khó khăn, phức tạp hơn;
- Sự tác động của các quá trình quản lý đối với thực tiễn trong điều kiện
mới càng trở nên quan trọng. Các quyết định quản lý sâu sắc, lâu dài, có thể

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

đem lại hiệu quả lớn, nhưng cũng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó,
đối với công chức phải có trách nhiệm cao về chất lượng, về tính khoa học
trong các quyết định quản lý;
- Sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức,
trong đó có tri thức kinh tế và quản lý kinh tế hiện đại, đặc biệt sự xuất hiện
của hệ thống thông tin mới, gồm cả thông tin quản lý đã và đang được mở
rộng, đòi hỏi đội ngũ công chức phải có khả năng, trình độ để xử lý thông tin;

- Hệ thống quản lý (gồm cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, bộ máy quản
lý) phải đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường cũng đòi hỏi đội ngũ công
phải đổi mới về kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và nâng cao trách
nhiệm của mình.
2.1.3. Đặc điểm của nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp quận
Cán bộ công chức Việt Nam, công chức nói chung, và đội ngũ công
chức cấp quận nói riêng, được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình
cách mạng nước ta, qua các thời kỳ khác nhau. Ngoài những đặc điểm chung,
do đặc thù nghề nghiệp, lĩnh vực công tác, đội ngũ công chức còn có một số
đặc điểm riêng như sau:
- Đội ngũ công chức Việt Nam là một bộ phận nguồn nhân lực quan
trọng trong hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hệ thống
chính trị ở Việt Nam bao gồm tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, các
đoàn thể quần chúng; hệ thống hành chính nhà nước và lực lượng vũ trang…
Theo quy định hiện hành, những người đang làm việc trong hệ thống chính trị
đều được coi là cán bộ, công chức nhà nước, những người đang làm việc
thuộc khối nhà nước là công chức hành chính Nhà nước (làm công tác quản lý
Nhà nước);
- Ở Việt Nam có sự luân chuyển bố trí cán bộ, công chức giữa các tổ
chức trong hệ thống chính trị. Chẳng hạn như cán bộ làm trong tổ chức của

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Đảng có thể luân chuyển sang làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước và
ngược lại
Do đặc thù của lĩnh vực quản lý nhà nước là đa ngành, đa lĩnh vực, nên

công chức hành chính Nhà nước ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có đặc thù quản
lý khác nhau. Điều đó được thể hiện qua một số đặc điểm của lao động công
chức hành chính Nhà nước như sau:
- Do tính chất lao động trí tuệ phức tạp theo từng loại của hệ thống bao gồm:
+ Công chức lãnh đạo, quản lý là những người thực hiện chức năng
quản lý, điều hành công việc của những công chức dưới quyền;
+ Công chức chuyên môn, nghiệp vụ là những người thực hiện một
công việc đòi hỏi có sự hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn mà người
công chức đó được phân công;
+ Công chức phục vụ (công chức thừa hành) là những người làm công
tác chuẩn bị, thu thập tài liệu phục vụ cho lãnh đạo ra quyết định quản lý (như
thư ký, nhân viên đánh máy, văn thư…).
- Tính chất ngạch công chức bao gồm:
+ Chuyên viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống
quản lý Nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ
được phân công;
+ Chuyên viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống
quản lý Nhà nước giúp lãnh đạo chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ;
+ Chuyên viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất
của ngạch trong hệ thống quản lý Nhà nước, giúp lãnh đạo ngành (ở cấp vụ
đối với lĩnh vực có nghiệp vụ và có độ phức tạp cao); giúp lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân quận (trong các lĩnh vực tổng hợp) về chỉ đạo và quản lý lĩnh vực
công tác đó;

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14


- Các yêu cầu về kỹ năng như kỹ thuật xử lý công việc, khả năng giao
tiếp và quan hệ phối hợp trong công tác, khả năng sử dụng các phương tiện kỹ
thuật phục vụ trong công tác…
Tóm lại: Lao động của công chức là loại lao động trí tuệ phức tạp trong
hệ thống quản lý Nhà nước. Vì trong quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; mỗi một ngành, một lĩnh vực có đặc thù riêng
nên đòi hỏi đội ngũ công chức ở ngành, lĩnh vực đó phải có trình độ chuyên
môn về ngành, lĩnh vực đó mới thực thi tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Vì
vậy, công chức khác với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp và doanh
nghiệp kinh doanh.
2.1.4 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp quận
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là vấn đề hết sức quan trọng
trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xuất
phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, trên cơ sở những chủ trương,
chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung nâng cao chất
lượng công chức cấp quận cần tập trung vào các khâu chủ yếu sau:
- Tuyển dụng công chức cấp quận
Tuyển dụng công chức cấp quận là quá trình tuyển dụng những người
phù hợp và đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc cụ thể. Việc tuyển dụng
công chức cấp quận đúng người, đáp ứng yêu cầu công việc là một trong
những khâu quan trọng đối với cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay. Tuyển
dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức
hành chính Nhà nước cấp quận, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt
thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt
để bổ sung cho lực lượng công chức. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng không
được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọn được những người có đủ năng
lực và phẩm chất đạo đức tốt bổ sung cho lực lượng này.

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

Tuy nhiên, việc tuyển dụng công chức cấp quận dù bằng bất kỳ hình
thức nào thì việc tuyển dụng công chức cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, tuyển dụng công chức cấp quận phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí
công tác của cơ quan, đơn vị để chọn người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi
tuyển dụng công chức là phải đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Tuyển dụng công chức phải đảm bảo tính vô tư, khách quan và chính
xác, phải tuân thủ những quy định của Chính phủ, phù hợp với định hướng
lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ; lựa chọn được những người đủ tiêu
chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định của bộ máy hành
chính nhà nước. Để thực hiện được điều này, việc tuyển dụng công chức vào
bộ máy hành chính Nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở khoa học như
xác định nhu cầu cần tuyển dụng, phân tích công việc, các tiêu chuẩn chức
danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để tiến hành tuyển chọn
Hai là, tuyển dụng công chức cho các cơ quan hành chính Nhà nước
phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống về phương pháp, cách thức
tiến hành tuyển dụng công chức. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải có cơ
quan tập trung thống nhất quản lý về công tác tuyển chọn công chức. Đây là
đặc thù riêng của công tác tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành
chính Nhà nước.
- Sử dụng đội ngũ công chức cấp quận
+ Sử dụng đội ngũ công chức cấp quận
Việc sử dụng đội ngũ công chức cấp quận phải xuất phát từ nhiều
yếu tố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị.
Có hai căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng là yêu cầu của công vụ và
điều kiện nhân lực hiện có của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Việc sử dụng công
chức cấp quận phải dựa vào những định hướng có tính nguyên tắc sau:

* Sử dụng công chức phải có tiền đề là quy hoạch;

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

* Sử dụng phải căn cứ vào mục tiêu. Mục tiêu của hoạt động quản lý
dẫn đến mục tiêu sử dụng công chức;
* Bổ nhiệm phải trên cơ sở xây dựng cơ cấu nhân lực của tổ chức;
* Bổ nhiệm trên cơ sở đòi hỏi của công vụ và nguồn nhân lực hiện có
(đúng người, đúng việc);
* Tuân thủ nguyên tắc khách quan, nguyên tắc vô tư và công bằng khi
thực hiện chính sách của Nhà nước. Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện
chính sách sử dụng CC;
* Trong sử dụng, cần chú ý đảm bảo sự cân đối giữa các vị trí trong
một cơ quan, giữa đội ngũ công chức cấp quận với đội ngũ cán bộ Đảng, đoàn
thể trong phạm vi các cơ cấu của hệ thống chính trị.
Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) nhấn mạnh việc bộ trí, sử dụng
cán bộ, công chức như sau:
* Bố trí phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường. Điều đó
có nghĩa là khi sử dụng cán bộ, công chức; nhất là những người làm nhiệm vụ
lãnh đạo, quản lý, phải xem xét cả hai yếu tố khách quan (tiêu chuẩn cán bộ,
công chức) lẫn chủ quan (phẩm chất, năng lực, nguyện vọng );
* Đề bạt, cất nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bố trí, đề bạt
không đúng có thể dẫn đến thừa, thiếu cán bộ công chức một cách giả tạo,
công việc kém phát triển, tiềm lực không được phát huy;
* Trọng dụng nhân tài, không phân biệt đối xử với người có tài ở trong
hay ngoài Đảng, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

* Chú ý kết hợp hài hoà giữa đóng góp của cán bộ, công chức với chế
độ, chính sách tiền lương và các đãi ngộ khác. Khi thưởng, phạt phải rõ ràng,
công bằng, kịp thời, phải căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ,
công chức.

H
ọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17

Ngày nay, trong việc sử dụng đội ngũ công chức nói chung, đội ngũ
công chức cấp quận nói riêng, cần quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương
của Đảng và Nhà nước về vấn đề cán bộ. Có như thế việc sử dụng mới đúng
và hiệu quả.
+ Vị trí việc làm của công chức theo Luật cán bộ, công chức
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật cán bộ, công
chức và đã có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2010. So với các quy định của
pháp luật trước đây, Luật cán bộ, công chức có nhiều quy định mới trong đó
có quy định về vị trí việc làm.
* Vị trí việc làm
** Vị trí việc làm là một trong số những nguyên tắc quản lý cán bộ,
công chức. Điều 5 Luật cán bộ, công chức quy định về các nguyên tắc quản lý
cán bộ, công chức, trong đó có nguyên tắc “Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức
danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”;
** Vị trí việc làm là một trong số các nguyên tắc tuyển dụng công
chức. Theo quy định của khoản 3, điều 38 Luật cán bộ, công chức cụ thể là:
“Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm” (tính
chất, phạm vi áp dụng của nguyên tắc quy định tại khoản 3, điều 38 hẹp hơn
so với nguyên tắc quy định việc áp dụng vị trí việc làm theo quy định tại

khoản 2, điều 5 Luật cán bộ, công chức);
** Vị trí việc làm là một quy phạm pháp luật hành chính. Theo khoản 3
điều 7 Luật cán bộ, công chức vị trí việc làm là: công việc gắn với chức danh,
chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công việc
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây là quy phạm giải thích về thuật ngữ “vị trí
việc làm”.
Mặc dù được tiếp cận nhận thức với tính chất, phạm vi, ý nghĩa khác
nhau nhưng nói đến vị trí việc làm là nói đến những vấn đề căn bản sau đây:

×