Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản tại công ty cổ phần qsoft việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.26 KB, 115 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***





NGUYỄN THỊ THANH THÚY



HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
QSOFT VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***






NGUYỄN THỊ THANH THÚY



HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
QSOFT VIỆT NAM



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI BẰNG ĐOÀN



HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho vệc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh Thúy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân, tập thể.
Trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy
cô giáo Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kế
toán & Quản trị kinh doanh đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản. Đặc
biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Bùi Bằng
Đoàn (Bộ môn Kế toán quản trị và kiểm toán) đã giành nhiều thời gian trực
tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể nhân viên các
phòng ban của Công ty Cổ phần QSoft Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh Thúy



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB Kiểm soát nội bộ
GTGT Giá trị gia tăng
TSCĐ Tài sản cố định
CP Cổ phần
TGĐ Tổng giám đốc
HC Hành chính
KT Kế toán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản tại doanh
nghiệp 5
2.1.1 Một số vấn đề chung về HTKSNB 5
2.1.2 HTKSNB trong quản lý tài sản tại doanh nghiệp 23
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 31
2.2.1 Bài học kinh nghiệm về HTKSNB trong quản lý tài sản 31
2.2.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan 34
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần QSoft Việt Nam 36
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 38
3.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty 41

3.1.4 Tình hình cơ bản và kết quả hoạt động SXKD của Công ty 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 48
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 48
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 48
3.2.3 Phương pháp phân tích 48
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
4.1 Thực trạng công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty 50
4.1.1 Đặc điểm tình hình tài sản cố định tại Công ty 50
4.1.2 Quy định phân cấp quản lý tài sản tại Công ty 52
4.1.3 Các quy định trong quản lý tài sản tại Công ty 54
4.2 Các rủi ro trong quản lý tài sản của Công ty 69
4.2.1 Những rủi ro xảy ra trong khâu mua sắm tài sản cố định 69
4.2.2 Những rủi rỏ xảy ra trong khâu ghi chép tài sản cố định 71
4.2.3 Những rủi ro xảy ra trong khâu sử dụng, bảo quản tài sản cố định 72
4.2.4 Những rủi ro xảy ra trong khâu sửa chữa, nâng cấp TSCĐ 75
4.2.5 Những rủi ro xảy ra trong khâu thanh lý, nhượng bán TSCĐ 75
4.3 Đánh giá HTKSNB trong quản lý tài sản của Công ty theo 3 tiêu chí 77
4.4 Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài
sản tại Công ty 82
4.4.1 Hoàn thiện quy định mua sắm tài sản 82
4.4.2 Hoàn thiện quy định ghi sổ TSCĐ 83
4.4.3 Hoàn thiện quy định sử dụng và bảo vệ TSCĐ 83
4.4.4 Hoàn thiện quy định nâng cấp, sửa chữa bảo trì tài sản 84
4.4.5 Hoàn thiện quy định thanh lý TSCĐ 85
4.4.6 Thực hiện phân cấp quản lý chi tiết hơn đối với tài sản tại Công ty 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

4.4.7 Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy chế trong quản lý
tài sản tại Công ty 91

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 96

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 3.1: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2012-2014) 44
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2012-2014) 47
Bảng 4.1: Tình hình tài sản cố định của công ty qua các năm 51
Bảng 4.2: Cơ cấu của tài sản cố định qua các năm 52
Bảng 4.3: Quy định phân cấp quản lý tại Công ty 53
Bảng 4.4: Tình hình gian lận trong sử dụng thiết bị quý 4/2014 74
Bảng 4.5: Tình hình một số tài sản khi kiểm kê năm 2014 74
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp thực tế rủi ro trong quản lý tài sản cố định 76
Bảng 4.7: Bảng thống kê kêt quả điều tra về HTKSNB 78
Bảng 4.8: Kết quả điều tra đánh giá HTKSNB trong quản lý tài sản tại Công
ty 80
Bảng 4.9: Bảng phân cấp quyền hạn, trách nhiệm theo vị trí 88













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 2.1: Vòng đời của tài sản 25
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 38
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quy trình mua sắm TSCĐ của Công ty. 55
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ quy trình nhận và bàn giao TSCĐ tại Công ty 56
Sơ đồ 4.3: Lưu đồ luân chuyển chứng từ quy trình mua sắm TSCĐ tại công
ty. 58
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ các bước ghi sổ TSCĐ của Công ty 60
Sơ đồ 4.5: Sơ đồ quy trình sửa chữa, nâng cấp TSCĐ tại Công ty 65
Sơ đồ 4.6: Sơ đồ quy trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ tại công ty. 68
Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản qua các năm
42


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

STT Tên biểu Trang

Phụ lục 01 96
Phụ lục 02 97
Phụ lục 03 98
Phụ lục 04 99
Phụ lục 05 100
Phụ lục 06 101
Phụ lục 07 104


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một doanh nghiệp nào ngay từ khi thành lập cũng đều muốn
hoạt động một cách hiệu quả nhất và hướng tới lợi nhuận cao. Nhưng để thực
hiện điều đó thì không đơn giản, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề từ bên ngoài như: sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ kinh
doanh, rủi ro bất trắc có thể xảy ra trong nền kinh tế thị trường; hoặc rủi ro
nội tại ngay trong bản thân công ty điển hình là việc không sử dụng hiệu quả
các nguồn lực có giới hạn, sự gian lận hay sai xót từ phía người lao động. Vì
vậy việc giảm thiểu tác động của các yếu tố không mong muốn như trên là hết
sức cần thiết. Ngoài ra, trong một tổ chức, việc quản lý không thể dựa vào

lòng tin, tình cảm mà phải dựa trên cơ sở các quy định, quy chế của đơn vị
ban hành ra. Vì vậy, đơn vị cần hình thành một cách thức quản lý có hiệu quả,
đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm soát nội bộ thực chất là các chính sách, quy chế, quy định mà ban
lãnh đạo đơn vị ban hành ra để điều hành hoạt động nhằm ngăn ngừa rủi ro,
sai phạm của các bộ phận, cá nhân trong hoạt động để đạt mục tiêu hiệu quả
cao nhất. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại lợi ích
cho doanh nghiệp:
+ Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính
của doanh nghiệp;
+ Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với tài sản của doanh
nghiệp do bên thứ ba hoặc do chính nhân viên của công ty gây ra;
+ Giảm bớt rủi ro không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho
Doanh nghiệp;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

+ Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh
của doanh nghiệp;
+ Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi
ro chưa đầy đủ.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp là
vậy, nhưng nó cũng như một chiếc áo cần nới rộng hay co vào tùy thuộc “thể
trạng” của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển lên thì lợi ích của hệ
thống kiểm soát nội bộ cũng trở lên to lớn hơn do số lượng giao dịch và hoạt
động tăng lên rất nhiều kèm theo đó là việc rủi ro sẽ tăng tỉ lệ thuận với số
lượng các hoạt động này, cho nên một chiếc “áo” to và hoàn hiện hơn là rất
cần thiết. Công ty cổ phần QSoft Việt Nam cũng vậy.
Công ty cổ phần QSoft Việt Nam được thành lập từ giữa thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ 21, với số vốn và số nhân công hạn chế, nhưng từng bước đã

vươn lên thành một công ty có chỗ đứng trong giới công nghệ thông tin
(CNTT) với sự phát triển cả về số lượng nhân viên, tài sản và vốn. Trong
những ngày đầu mới thành lập và đến hiện tại việc kiểm soát chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm của người quản lý nên khi công ty phát triển hơn thì việc kiểm
soát này ngày càng bộc lộ những hạn chế như:
+ Mất quá nhiều thời gian trong việc thực hiện kiểm tra giám sát;
+ Các sai xót vẫn còn xảy ra trong quá trình hạch toán kế toán;
+ Việc kiểm soát tài sản chưa có tính hệ thống, vẫn còn nhiều thiếu xót,
sơ hở dẫn đến tình trạng mất mát, hư hỏng và lạm dụng trong quá trình sử
dụng;
+ Vẫn còn lỗ hổng trong việc quy định các loại báo cáo trong quá trình
quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

Chính vì những lý do trên, nên chúng tôi chọn nội dung: “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản tại Công ty Cổ phần QSoft
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) và hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản trong doanh
nghiệp, khái quát hóa các kiến thức đó để sử dụng trong quá trình đánh giá
HTKSNB của doanh nghiệp trong thực tế.
Nghiên cứu tình hình thực tế của HTKSNB trong công ty cổ phần
Qsoft Việt Nam, đối chiếu với phần lý thuyết cộng với các đánh giá để chỉ ra
các điểm còn tồn tại ở công ty. Đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống kiểm soát nội bộ

trong quản lý tài sản của các doanh nghiệp;
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ trong
quản lý tài sản tại công ty cổ phần QSoft Việt Nam;
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ,
đảm bảo tính hiện hữu, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống này đối với hoạt
động quản lý tài sản của Công ty.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý
tài sản ở doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống này
tại đơn vị nghiên cứu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống
KSNB trong quản lý, bảo vệ tài sản tại các doanh nghiệp và giải pháp hoàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

thiện nội dung này tại một doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập
trung vào đối tượng là tài sản cố định.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện tại Công ty Cổ phần
Qsoft Việt Nam. Địa chỉ: Số 8 No 3 KĐT mới Dịch Vọng, Dịch Vọng, Cầu
Giấy, Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu từ 2012 đến
2015. Thời gian thực hiện đề tài từ 2014 đến 2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản tại
doanh nghiệp
2.1.1 Một số vấn đề chung về HTKSNB
2.1.1.1Khái niệm về HTKSNB
Mỗi tổ chức đều có những mục tiêu riêng của mình và quá trình thực
hiện các mục tiêu đó thường gặp phải nhiều bất trắc, rủi ro nên cần phải có
biện pháp phát hiện, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
Trong quá trình điều hành tổ chức, nhà quản lý các cấp thường dễ mắc
sai phạm khi đưa ra các quyết định vượt quá thẩm quyền, trách nhiệm của
mình nếu không có những quy định cụ thể.
Ngoài ra, hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức sẽ không hiệu quả nếu
như không có môi trường tốt, ở đó người lãnh đạo thiếu sự liêm chính và đạo
đức nghề nghiệp, hệ thống thông tin không được phổ biến rộng rãi đến từng
bộ phận, cá nhân…, tình trạng gian lận, tham ô, lạm dụng, mất mát tài sản của
đơn vị chắc chắn cũng xảy ra nếu đơn vị, tổ chức không có một chế độ kiểm
tra, kiểm soát và bảo vệ tốt các loại tài sản của mình.
Như vậy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp cần
thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh.
Khái niệm “ kiểm soát nội bộ” ra đời từ đầu thế kỉ XX, cho đến nay có
rất nhiều khái niệm khác nhau về HTKSNB.
Theo Viện kế toán viên công chứng Mỹ (IACPA), hệ thống KSNB
được định nghĩa như sau:
“Hệ thống KSNB gồm kế hoạch tổ chức và tất cả những phương pháp,
biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

của tổ chức, kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy của các thông tin kế toán,
thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ chương quản lý
đã đề ra”.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) tại chuẩn mực 400: “ Hệ
thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm
toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các
quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để
lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và có hiệu
quả tài sản của đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ
thống kế toán và các thủ tục kiểm soát” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 400, 2001).
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “Hệ thống KSNB là một hệ
thống những chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của
đơn vị, bảo đảm độ tin cậy cảu các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế
độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động” (IFAC, 2012).
Như vậy, thiết lập HTKSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát,
trong đó các nhà quản lý không quản lý bằng lòng tin, cảm tính mà bằng các
quy định, quy chế rõ ràng.
Quy chế, nội quy là các quy định bằng văn bản mà các đơn vị, tổ chức
ban hành ra nhằm điều chỉnh hành vi của từng thành viên hướng hoạt động
theo mục tiêu chung.
Quy chế quản lý của doanh nghiệp “là tất cả những tài liệu do cấp có
thẩm quyền ban hành và yêu cầu một cá nhân, một nhóm người, một bộ phận,
một số bộ phận trong doanh nghiệp hay toàn bộ doanh nghiệp phải tuân theo,
nhằm cùng với doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra”.
Cơ chế “là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc
vào nhau” (Le Petit Larousse, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Cơ chế “là cách thức theo đó một quá trình thực hiện” (Từ điển Việt
Nam 1996).
Các nội dung của hệ thống KSNB:

+ Kiểm soát quản lý:
- Bao gồm toàn bộ các khâu, các quá trình quản lý trong tổ chức: Hành
chính, Tổ chức nhân sự, Tài sản thiết bị, Các quy trình nghiệp vụ chuyên
môn, …
- Kiểm soát quản lý phải tuân thủ các chuẩn mực, quy định trong quản lý.
+ Kiểm soát kế toán:
- Bao gồm toàn bộ các quy trình, nghiệp vụ, phần hành kế toán; Tiền,
Tài sản, Hàng tồn kho, Bán hàng, …
- Kiểm soát kế toán tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
Kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý có vai trò như nhau và luôn hỗ
trợ cho nhau. Tuy nhiên, kiểm soát kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến tính
chính xác của thông tin kế toán hơn là kiểm soát quản lý. Kiểm soát quản lý
gắn liền với trách nhiệm thực hiện các mục tiêu của tổ chức và là điểm xuất
phát để thành lập kiểm soát kế toán.
2.1.1.2 Bản chất và lợi ích của HTKSNB
Thiết lập một hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà
ở đó bạn không quản lý bằng lòng tin mà bằng những quy định rõ ràng.
Việc thiết lập được một HTKSNB hoạt động có hiệu quả sẽ đem lại
những lợi ích cho doanh nghiệp:
+ Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, rủi ro từ bên trong
và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Bảo vệ được tài sản của đơn vị khỏi bị hư hỏng, mất mát, trộm cắp,
lạm dụng trong quá trình sử dụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

+ Đảm bảo độ chính xác của các số liệu thông tin kế toán, tính trung
thực của các Báo cáo tài chính.
+ Đảm bảo mọi thành viên phải tuân thủ các quy chế, quy định của
doanh nghiệp và pháp luật của nhà nước.

+ Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực, tài sản của đơn vị để đạt được
mục tiêu hoạt động hiệu quả nhất.
+ Đảm bảo bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng
và các bên có lợi ích liên quan.
+ Gây dựng được lòng tin của xã hội, các đối tác, … đảm bảo sự phát
triển bền vững cho doanh nghiệp, tổ chức.
2.1.1.3 Các thành phần cấu thành HTKSNB
Tùy thuộc vào loại hình hoạt động, quy mô, cơ cấu tổ chức mà
HTKSNB thể hiện là khác nhau, nhưng để hoạt động hiệu quả cần phải có đủ
5 thành phần: môi trường kiểm soát, nhận dạng và đánh giá rủi ro, các hoạt
động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và kiểm tra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9



a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức,
ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của nhân viên. Môi trường kiểm soát là toàn
bộ các yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của HTKSNB. Môi
trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập
một nền nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức. Các nhân tố trong môi
trường kiểm soát bao gồm:
- Sự trung thực và giá trị đạo đức:
Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trước tiên phụ thuộc vào
tính chính trực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của những người liên
quan đến các quá trình kiểm soát. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà quản lý

HTKSNB
2. Nhận

dạng rủi ro
và đánh giá
r
ủi ro

1. Môi
trường
kiểm soát
3. Các
hoạt động
kiểm soát
5. Giám
sát và
kiểm tra
4. Thông
tin và
truyền
thông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

cao cấp phải xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị và cư xử
đúng đắn để có thể ngăn cản không cho các thành viên có các hành vi thiếu
đạo đức hoặc phạm pháp. Muốn vậy, những nhà quản lý cần làm gương cho
cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực và cần phải phổ biến những quy
định đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp.
Một cách khác để nâng cao tính trung thực và sự tôn trọng các giá trị
đạo đức là đơn vị phải loại trừ hoặc giảm thiểu những sức ép hay điều kiện có
thể dẫn đến nhân viên có những hành vi thiếu trung thực.
- Năng lực nhân viên:

Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần
thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả
và hữu hiệu, cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân
trong việc thiết lập HTKSNB.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc
xây dựng thực hiện, duy trì KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ
trong việc thực hiện sứ mạng chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức
đều giữ một vai trò trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ.
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro.
Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức.
Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các
thành viên trong tổ chức. Một trong những nội dung đào tạo là hướng dẫn về
mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công
việc.
- Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo:
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và
thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng
KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

nhận được điều đó và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh
thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Ví
dụ như việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của
lãnh đạo đến KSNB.
Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không
quan trọng có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả
là KSNB chỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thật sự, dẫn đến mục tiêu,
nhiệm vụ của đơn vị không còn đạt được như mong muốn.
- Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu
của đơn vị.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy
quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức được thiết kế tổ chức sao
cho có thể ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những
hoạt động không phù hợp. Hoạt động được xem là không phù hợp là những
hoạt động mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự vi phạm và che dấu sai
lầm và gian lận.

Cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo.
+ Hệ thống báo cáo phù hợp.
Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, ban
kiểm soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức độc lập với các đối tượng
kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan.
- Chính sách nhân sự:
Chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục,
đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, hướng dẫn nhân viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy
của nhân viên để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng,
huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một
phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Nhân viên được tuyển dụng phải
bảo đảm được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công
việc được giao.
Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích
bằng các hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt
động cụ thể. Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi

phạm cũng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm.
Các yếu tố của môi trường kiểm soát được mô tả bằng sơ đồ:

b. Đánh giá rủi ro.
Môi trường
ki
ểm soát

Năng lực
nhân viên
Chính sách
nhân sự
Triết lý
quản lý và
phong
cách lãnh
Cơ cấu tổ
chức
Sự liêm
chính và giá
trị đạo đức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Tất cả các hoạt động đang diễn ra trong mọi đơn vị đều có thể phát sinh
những rủi ro. Vì vậy các nhà quản lý phải th ận trọng khi xác định và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho các mục tiêu của doanh nghiệp
không thực hiện được. Việc đánh giá và nhận dạng rủi ro tạo cơ sở để xác
định các giải pháp xử lý rủi ro.
Phân tích đánh giá rủi ro để thu hẹp vào những rủi ro chủ yếu. Việc

nhận dạng rủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến những đe
dọa của rủi ro và liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó
rủi ro.
Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro đe
dọa mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp.
- Nhận dạng rủi ro
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, có thể phân rủi ro thành 3 loại, xuất
phát từ môi trường bên ngoài và bên trong.
Rủi ro từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp là rủi ro phát sinh từ môi
trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm môi trường vi mô và
môi trường vĩ mô.
Rủi ro kinh doanh môi trường vĩ mô gồm: môi trường chính trị, các yếu
tố kinh tế, xu hướng biến động của xã hội, phát triển của khoa học và công
nghệ…
Rủi ro từ môi trường vi mô gồm: sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh
của khách hàng, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, môi
trường cạnh tranh hiện tại.
Rủi ro từ các yếu tố bên trong doanh nghiệp gồm rủi ro hoạt động và
rủi ro tuân thủ.
Rủi ro hoạt động là rủi ro phát sinh từ hoạt động nội bộ doanh nghiệp,
tổ chức, bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

+ Rủi ro do vi phạm chủ trương đường lối, chính sách, quy chế, nội quy
của doanh nghiệp, tổ chức cũng như cam kết của doanh nghiệp với bên ngoài.
+ Rủi ro về tài sản và các nguồn lực khác trong quá trình hình thành và
sử dụng, chẳng hạn như: gian lận, mất mát, lãng phí, hư hỏng, lạm dụng, phá
hoại…
+ Rủi ro về văn hóa doanh nghiệp.

Rủi ro tuân thủ pháp luật gồm vi phạm pháp luật Việt Nam như luật,
chế độ kế toán, tài chính, Luật lao động, Luật môi trường… và vi phạm pháp
luật quốc tế.
Dù là rủi ro bên trong hay rủi ro bên ngoài doanh nghiệp, nó đều ảnh
hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Khi một yếu tố rủi ro nào xảy ra
hoặc thay đổi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách hoạt động, phát triển của
doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro
Là đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro gây ra và khả
năng xảy ra rủi ro, đây là một vấn đề mang tính cảm tính, dựa nhiều vào kinh
nghiệm của các nhà quản lý.
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tầm quan trọng của rủi ro với tổn
thất và khả năng xảy ra rủi ro:


Cao
Cao
Thấp
Thấp
% xảy
ra
Tổn thất ước tính

Trọng yếu

×