Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 128 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




PHAN KHUÊ VƯƠNG



SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LÚA THUẦN MỚI
CHỌN TẠO TẠI TỈNH NINH BÌNH



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT LONG




HÀ NỘI – 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cao đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội tháng năm 2015
Tác giả luận văn


PHAN KHUÊ VƯƠNG


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Việt Long - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Trần Văn Quang – Viện nghiên cứu và
phát triển cây trồng – Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý
báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn

bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.

Hà Nội tháng năm 2015
Tác giả luận văn


PHAN KHUÊ VƯƠNG


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa 3
2.1.1. Thời gian sinh trưởng 3
2.1.2. Chiều cao cây lúa 4
2.1.3. Khả năng đẻ nhánh 4
2.1.4. Số lá và chỉ số diện tích lá 5

2.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 6
2.1.6. Di truyền về tính chống chịu của cây lúa 8
2.1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu chất lượng lúa gạo 9
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 13
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới 13
2.2.2. Thị trường gạo, gạo thơm trên thế giới 16
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam 19
2.2.4. Tình hình nghiên cứu về lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ở Việt Nam. 21
2.3. Tình hình sản xuất lúa tại Ninh Bình 22
2.4. Cơ cấu giống lúa tại Ninh Bình 24



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 26
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 27
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật 28
3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi 29
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Diễn biến một số yếu tố thời tiết chính trong thời gian làm thí
nghiệm 33
4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí
nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan, tỉnh

Ninh Bình 34
4.2.1. Một số đặc điểm sinh vật học ở giai đoạn mạ của các giống lúa
thí nghiệm 35
4.2.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa khảo
nghiệm 37
4.2.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa 42
4.2.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm 46
4.2.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm
trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan - Ninh Bình 48
4.2.6. Khả năng tích luỹ chất khô 51
4.2.7. Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm 54
4.2.8. Đặc điểm lá đòng và bông của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm 56


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.9 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống tham gia thí nghiệm vụ
mùa 2013 60
4.2.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa
thí nghiệm 63
4.3. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí
nghiệm 68
4.4. Đánh giá phẩm chất cơm của các giống lúa tham gia thí nghiệm 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
1 Kết luận 71
2 Đề nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 78




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT Công thức
CTV Cộng tác viên
ĐVT Đơn vị tính
ĐC Đối chứng
FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PB Phân bón
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TGST Thời gian sinh trưởng
YK Yên Khánh
NQ Nho Quan



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

2.1 Sản lượng lúa gạo thế giới trong những năm gần đây (2009-2013) 14

2.2 Thị trường gạo trên thế giới 16
2.3 Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2013 20
2.4 Diện tích và sản lượng lúa của Ninh Bình từ năm 1995-2013 23
2.5 Cơ cấu các giống lúa trên Ninh Bình giai đoạn 2009-2012 24
4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính trong vụ mùa 2013 tại Yên
Khánh và Nho Quan – Ninh Bình 33
4.2 Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ trong vụ mùa 2013 tại Yên
Khánh và Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 36
4.3 Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ
mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 38
4.4 Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa vụ mùa
2013 tại Yên Khánh - Ninh Bình 43
4.5 Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ
mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan - Ninh Bình 47
4.6 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa thí nghiệm vụ
mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình 50
4.7 Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống thí nghiệm vụ
mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình 52
4.8 Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 55
4.9 Đặc điểm lá đòng và bông của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan tỉnh
Ninh Bình 57
4.10 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống tham gia thí nghiệm
trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan tỉnh Ninh Bình 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống

lúa trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan tỉnh Ninh Bình 64
4.12 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng, giống lúa thí
nghiệm 69
4.13 Đánh giá phẩm chất cơm của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 71




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG

2.1 Những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (2012-2014) 15
2.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam 2012 – 2013 21
4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa vụ mùa
2013 tại Yên Khánh - Ninh Bình 44
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa vụ mùa 2013
tại Nho Quan - Ninh Bình 44
4.3 Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa
2013 tại Yên Khánh, Nho Quan - Ninh Bình 65



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

Chương 1. MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực chính, lâu đời của nhân
dân ta và nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á Trên thế
giới có khoảng 40% dân số lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính và 110 quốc
gia có sản xuất, tiêu thụ gạo. Châu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu chiếm
90% về sản lượng cũng như diện tích, là nơi có nền nông nghiệp cổ xưa nhất gắn
liền với canh tác lúa nước (Nguyễn Đình Giao, 2001)
Ở Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, việc sản xuất lúa có
nhiều thuận lợi. Trong những năm gần đây, nhờ vào những tiến bộ về giống, kỹ
thuật canh tác, cơ chế quản lý mà sản xuất lúa gạo của nước ta có những bước
phát triển vượt bậc và đạt được các thành tựu to lớn, góp phần vào sự tăng
trưởng chung của nền kinh tế cả nước, từ một nước nhập khẩu gạo trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới (Nguyễn Thị Trâm, 2002). Trong
năm 2013, nước ta xuất khẩu 8,10 triệu tấn gạo trong sản lượng 43,73 triệu tấn,
tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo (Tổng cục thống kê,
2013). Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo nước ta còn nhiều thách thức trong chiến
lược an ninh lương thực và phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Nguyễn Văn Sơn, 2013).
Tỉnh Ninh Bình có diện tích sản xuất lúa hàng năm khoảng 41.869 ha
và cơ cấu giống lúa thuần chiếm từ 60 – 70% diện tích. Mặc dù, có các giống
lúa thuần có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo đảm bảo cho mục đích
tiêu dùng và thương mại nhưng đại đa số người nông dân trong tỉnh vẫn tập
trung vào gieo cấy giống lúa LT2, QR1 và Bắc thơm số 7. Những giống lúa
thuần khác cũng được bà con nông dân sử dụng trong bộ giống sản xuất tại
gia đình nhưng với diện tích nhỏ và mang tính tự phát. Hiện nay, giống Bắc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


thơm số 7, LT2, QR1 khi trồng ở địa phương bị nhiễm sâu bệnh rất nặng, đặc
biệt là nhiễm rầy nâu – rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn
lá và cổ bông (Phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp & PTNT Ninh Bình, 2013).
Mặt khác, trong cơ cấu sản xuất lúa tại tỉnh Ninh Bình, việc sử dụng các giống
lúa lai cũng chiếm tới 30 – 40% là chưa phù hợp, do các giống lai chủ yếu nhập
khẩu từ Trung Quốc, có năng suất, chất lượng không ổn định, giá giống cao,
nguồn cung cấp giống không chủ động, phụ thuộc vào Trung Quốc (Sở Nông
nghiệp & PTNT Ninh Bình, 2013). Do vậy, việc giảm thiểu cơ cấu giống lúa
lai và giống Bắc thơm số 7, LT2, QR1 trong cơ cấu gieo cấy lúa nhằm hạn chế
các rủi ro và đảm bảo an ninh lương thực là một trong những giải pháp quan
trọng và cần thiết trong sản xuất lương thực của tỉnh Ninh Bình.
Việc nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa thuần được chọn tạo
trong nước có năng suất cao, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện canh
tác của tỉnh Ninh Bình là hết sức cần thiết; từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài:
“So sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng,
giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh Ninh Bình”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn một số dòng, giống lúa thuần có năng
suất, chất lượng cao, ít nhiễm sâu bệnh phù hợp với điều kiện sinh thái tại
huyện Yên Khánh, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, từ đó làm phong phú
thêm bộ giống lúa trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đảm bảo an
ninh lương thực của tỉnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và đánh giá mức độ nhiễm
sâu bệnh hại chính của các dòng, giống thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của
các dòng, dòng, giống thí nghiệm



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa
Lúa là cây trồng đa dạng về kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm
riêng biệt mà ta có thể dựa vào đó để phân biệt như: thời gian sinh trưởng,
khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây, bộ lá lúa và khả năng quang hợp, dạng hạt,
màu sắc hạt (Bùi Huy Đáp, 1980).
Các nhà chọn tạo và khảo nghiệm giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ
một chương trình chọn tạo và khảo nghiệm giống nào cũng cần có những thông
tin đầy đủ các đặc điểm về nguồn vật liệu khởi đầu của giống. Do vậy, việc
nghiên cứu các đặc điểm hình thái, đặc điểm nông học, khả năng chống chịu…
của các giống lúa đã được tiến hành từ lâu và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa
2.1.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến
khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc chủ yếu vào giống ngoài
ra còn thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nắm được quy
luật này là cơ sở cho việc xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh
tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau (Vũ Tuyên Hoàng, 2000).
Theo Yoshida (1979) cho rằng, những giống lúa có thời gian sinh
trưởng quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị
hạn chế. Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho
năng suất cao vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên, trong
điều kiện đất đai có độ phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng
dài hơn sẽ cho năng suất cao hơn.
Nguyễn Đình Giao và cs (2000) cho rằng: Các giống lúa ngắn ngày ở
nước ta có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày, giống trung ngày có thời

gian sinh trưởng từ 140-160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc, do ảnh
hưởng của nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng từ 180-200 ngày. Ở đồng bằng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

sông Cửu Long, các giống lúa có thời sian sinh trưởng trong vụ mùa tương
đối dài, khoảng 200-240 ngày, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh
trưởng dài đến 270 ngày
Hiện nay thời gian sinh trưởng lý tưởng của cây lúa là 90-100 ngày. Tuy
nhiên thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy với
điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trong điều kiện ở miền Bắc nước ta, do ảnh
hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng của cùng một giống lúa
nếu gieo cấy vào vụ Xuân sẽ dài hơn gieo cấy trong vụ mùa. Trong cùng một vụ,
nếu thời vụ gieo cấy sớm hay muộn thì thời gian sinh trưởng của cùng một giống
lúa cũng thay đổi. Ngay cả trong cùng một thời vụ gieo cấy ở vụ chiêm Xuân,
năm nào trời rét lúa trỗ muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài, năm nào ấm thì
ngược lại. Còn trong vụ mùa, nhiệt độ ít thay đổi qua các năm nên thời gian sinh
trưởng của các giống lúa tương đổi ổn định (Nguyễn Thị Trâm, 2002).
Trong sản xuất hiện nay, người nông dân rất cần có những giống lúa
ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu cao, không
phản ứng với quang chu kỳ để có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhằm
tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ đó tăng sản lượng và tăng thu nhập.
2.1.2. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến tính chống đổ của cây
lúa. Dạng hình thấp cây, thân cứng có khả năng chống đổ tốt. Các giống lúa
có nguồn gốc Trung Quốc mang gen lùn sdl là gen lặn nhưng không ảnh
hưởng đến chiều dài bông rất có ý nghĩa trong chọn giống. Hiện nay các nhà
chọn tạo giống đang tập trung và định hướng chọn tạo kiểu hình cây lúa có

chiều cao lý tưởng khoảng 100cm (Nguyễn Thị Trâm, 2000).
2.1.3. Khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.
Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra
lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá thứ nhất bắt đầu phân hoá, trong quá


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

trình ra các lá tiếp theo cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo. Theo
quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và
bắt đầu xuất hiện nhánh thứ nhất và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện.
Nghiên cứu về vấn đề đẻ nhánh của cây lúa Vũ Tuyên Hoàng và cs
(2000) khẳng định: Những giống lúa đẻ sớm, đẻ tập trung thì trỗ tập trung và
cho năng suất cao hơn. Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng những giống lúa đẻ rải
rác thì trỗ bông không đều, không có lợi cho quá trình thu hoạch dẫn đến năng
suất giảm. Theo Yoshida 1979, đẻ nhánh sớm và tập trung sẽ tạo tiền đề cho
diện tích lá phát triển nhanh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Đẻ nhánh gọn cho
phép tăng mật độ cấy mà không ảnh hưởng đến quang hợp cho năng suất cao.
2.1.4. Số lá và chỉ số diện tích lá
Lá không chỉ là một đặc trưng hình thái giúp phân biệt các giống lúa
khác nhau mà còn là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây,
do vậy việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến khả năng
quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tổng số lá trên cây nhiều hay ít
cũng liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể. Theo
Jenning P.R (1979) thì số lá/cây là một đặc điểm di truyền đặc trưng của
giống, có hệ số di truyền cao, số lá/cây biến động lớn từ 9-25 lá/cây tuỳ thuộc
vào giống. Ở Việt Nam, nhóm giống lúa ngắn ngày thường có khoảng 12-15

lá, nhóm lúa trung ngày có khoảng 16-18 lá và nhóm dài ngày có thể có 20-21
lá. Số lá còn thay đổi tùy theo thời vụ cấy, các biện pháp bón phân và chăm
sóc khác nhau. Cùng một giống nếu gieo sớm, số lá tương đối nhiều, nếu gieo
cấy muộn số lá giảm đi và thời gian sinh trưởng cũng sẽ rút ngắn. Vụ Xuân ở
miền bắc, những năm rét nhiều, rét đậm, thời gian sinh trưởng của cây lúa bị
kéo dài, số lá có thể tăng lên từ 1-4 lá. Số lá/cây có tương quan chặt với thời
gian sinh trưởng: thời gian sinh trưởng ngắn thì số lá ít, thời gian sinh trưởng
dài thì số lá nhiều (Nguyễn Thị Trâm, 1995).
Để tăng năng suất lúa phải tăng hàm lượng chất khô trước trỗ, tăng khả
năng vận chuyển và cuối cùng là tăng quang hợp thời kỳ sau trỗ (Cuong Van


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Pham, 2004) Quang hợp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tạo thành
năng suất lúa. Vấn đề đặt ra là muốn cho cây quang hợp mạnh thì cần điều
chỉnh cho nó có một bộ lá tối ưu, diện tích quang hợp lớn mà không che phủ
lẫn nhau, hàm lượng diệp lục trong lá cao vì vậy phải có chỉ số diện tích lá
(LAI) thích hợp (Bùi Chí Bửu, 2007)
Khi nghiên cứu về bộ lá lúa của một giống cần quan tâm đến một số
đặc điểm hình thái cơ bản: góc độ lá đòng, chiều dài, chiều rộng lá, màu sắc
phiến lá, độ tàn lá… Bộ lá dày, cứng và góc độ tương đối hẹp tạo điều kiện
nâng cao mật độ gieo cấy đồng thời ánh sáng mặt trời vẫn có thể chiếu sâu
qua các tầng lá đến gốc, kích thích quá trình đẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh và
làm tăng diện tích lá (Trần Đình Long, 1997).
2.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất được cấu thành bởi ba yếu tố, đó là: số bông/m2, số hạt
chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Trong cả ba yếu tố trên thì số bông trên
đơn vị diện tích có tính quyết định và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ

thuộc vào mật độ cấy, khả năng đẻ nhánh và khả năng chịu phân bón (đặc biệt
là phân đạm) (Phạm Văn Cường, 2005). Đồng thời số bông/m
2
cũng là yếu tố
tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại, số hạt/bông và khối
lượng 1000 hạt được kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền. Về nguyên tắc
thì mật độ gieo cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất
định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, nếu vượt quá giới hạn
đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi vì lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều
bông. Theo Gupta.P.C (1976) khi tăng số bông đến một phạm vi mà số hạt
chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì đạt năng suất cao, nếu số bông tăng quá
cao thì số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều làm cho năng suất giảm.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy số bông có quan hệ nghịch với số
hạt/bông và khối lượng 1000 hạt. Số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt có mối
quan hệ thuận với nhau (Nguyễn Thị Trâm, 2002).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Số hạt/bông phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, lượng phân bón
và kỹ thuật bón phân. Xét theo khía cạnh cấu trúc, nó phụ thuộc vào số gié, số
hoa phân hoá cũng như thoái hoá. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ
sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Số hạt/bông nói lên sức chứa của
cây, sức chứa phải tương ứng với nguồn. Nguồn lớn và sức chứa nhỏ gây ra
hiện tượng vẹo hạt, sức chứa lớn mà nguồn nhỏ thì tỷ lệ hạt lép cao. Vì vậy
nâng cao số hạt/bông thì các nhà chọn giống phải chú ý đến khả năng quang
hợp của cây (Nguyễn Thị Trâm, 2002).
Tỷ lệ hạt chắc là một trong những yếu tố cấu thành năng suất, giống có
tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Tỷ lệ hạt chắc được quyết

định trực tiếp bởi 3 thời kỳ là: thời kỳ giảm nhiễm, trỗ và chín. Để có tỷ lệ hạt
chắc cao phải bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý, sao cho khi lúa làm đòng, trỗ bông
và chín gặp được điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và cây lúa phải được cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng cũng như chế độ nước hợp lý (Vũ Tuyên Hoàng, 2000).
Khối lượng 1000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện
dinh dưỡng và ngoại cảnh mà phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố giống. Khối
lượng 1000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường
chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì
vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ
giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có 2 mặt, khi số bông tăng lên
trong giới hạn nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối cùng
tăng. Nhưng nếu số bông tăng lên quá cao, làm cho khối lượng bông giảm
nhiều lúc đó năng suất sẽ giảm. Để có ruộng lúa năng suất cao thì giữa các
yếu tố cấu thành năng suất phải có sự cân bằng thích hợp. Có thể điều chỉnh
cân bằng đó thông qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý để thu được
năng suất cao nhất (Nguyễn Thị Trâm, 2002).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

2.1.6. Di truyền về tính chống chịu của cây lúa
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, đây là điều
kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển đồng thời cũng là điều kiện
thích hợp cho nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại. Theo Vũ Triệu Mân (2001),
trung bình hàng năm ở nước ta sâu, bệnh làm thiệt hại tới 26,7% năng suất cây
trồng. Theo Vũ Triệu Mân và cộng sự cho rằng, nước ta hàng năm có khoảng 30
vạn ha lúa (chiếm 30% diện tích gieo trồng) bị sâu bệnh phá hại, riêng ở Miền
Bắc sâu bệnh làm tổn thất khoảng 1,2 triệu tấn thóc (Vũ Triệu Mân, 2001).

a) Di truyền bệnh bạc lá
Bệnh bạc lá được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào khoảng năm 1884-
1885. Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt là ở
châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Việt Nam ). Vi khuẩn
gây bệnh bạc lá lúa – Xanthomonas Oryzae, chúng khá phổ biến ở khoảng 70
nước có trồng lúa trên thế giới, song vùng gây hại lớn nhất là vùng Đông Nam
Á và châu Á làm thiệt hại nặng nề về năng suất và chất lượng gạo.
Những năm gần đây IRRI và một số các nước phát triển đã lập được
bản đồ gen và dùng phương pháp PCR để phát hiện chọn lọc những gen
chống bệnh bạc lá của lúa, trên cơ sở đó có thể điều tra phát hiện nhiều gen
chống bệnh khác nhau trên cùng một giống một cách chính xác (Inger, 1996)
Theo Phan Hữu Tôn (2003) dùng phương pháp PCR (Polymerase
Chain Reaction) đã phát hiện và chọn lọc những gen chống bệnh ở lúa trong
đó có bệnh bạc lá. Qua nghiên cứu 145 giống lúa địa phương cho thấy có 12
giống chứa gen Xa-5 và không có giống nào chứa gen Xa13 và Xa21
b) Di truyền tính chống chịu sâu đục thân
Trên thế giới sâu đục thân xuất hiện ở nhiều quốc gia như Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Philipin, Malaysia, Sri Lanca, Indonesia Ở
nước ta sâu đục thân có ở hầu hết các vùng trồng lúa khắp cả nước. Hàng năm
có 5-6 lứa sâu đục thân, đây là loài sâu nguy hiển, nó gây hại chủ yếu vào thời
kỳ làm đòng đến trỗ bông của hầu hết các trà lúa, làm giảm năng suất rất lớn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

và là đối tượng sâu hại rất khó phòng trừ. Biện pháp chủ động nhất là chọn
tạo ra những giống lúa ngắn ngày để thuận tiện cho việc bố trí thời vụ lúa trỗ
tránh được cao điểm gây hại của sâu. Chọn tạo ra giống có khả năng chống
chịu sâu đục thân.

Nghiên cứu của Broadlent F.E, (1979) cho rằng những giống có râu
mẫn cảm với sâu đục thân hơn giống không có râu. Yoshida (1979) đã đưa ra
mối tương quan thuận giữa chiều cao cây, chiều dài lá đòng, chiều rộng lá
đòng và độ lớn đường kính thân với tính mẫn cảm sâu đục thân. Còn mức độ
ráp của bẹ lá, mức độ cuốn chặt lấy thân của bẹ lá có mối tương quan nghịch
với tính mẫn cảm sâu đục thân. Theo Yoshida (1979) hàm lượng silic trong
cây càng cao thì tính mẫn cảm với sâu đục thân càng giảm và có khả năng
chống chịu sâu đục thân
2.1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu chất lượng lúa gạo
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo nhưng nổi bật nhất là:
ảnh hưởng của yếu tố giống, điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật canh tác
và các công đoạn sau thu hoạch, bảo quản. Trong các yếu tố trên thì giống là
yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng nhiều nhất.
a, Chất lượng xay xát
Chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ gạo xát
và tỷ lệ gạo nguyên. Xay xát thóc thực chất là quá trình loại bỏ trấu, phôi và
vỏ cám. Khi loại bỏ các bộ phận này hàm lượng cellulose và lipid sẽ bị giảm
rõ rệt. Loại bỏ cellulose sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá còn khi bỏ lipid sẽ làm tăng
khả năng bảo quản gạo. Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho
tỷ lệ % tổng số gạo và gạo nguyên hạt cao. Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di
truyền bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ
trong suốt thời gian lúa chín đến thu hoạch (Bùi Huy Đáp, 1999). Tỷ lệ vỏ
trấu trung bình từ 20-22% và có thể thay đổi từ 16-26%, cám và phôi hạt
chiếm 10%. Do đó tỷ lệ gạo trắng thường ở khoảng 70%. Hàm lượng trấu của
lúa Việt Nam rải rộng trong khoảng 18,18-26,9 %, các giống lúa ở miền Nam


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


gieo trồng trong vụ hè thu có hàm lượng vỏ trấu gấn như nhau, các giống lúa
gieo trồng vụ Xuân hẻ có hàm lượng trấu cao nhất (Lê Doãn Diên, 2003)
Kích thước hạt:
Theo Nguyễn Văn Hiển, 1992 cho biết, tỷ lệ gạo nguyên có mối tương
quan nghịch với chỉ số dài/rộng hạt gạo. Hạt càng nhỏ, dài và độ bạc bụng càng
cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp. Chiều dài và đặc tính hình thái hạt di truyền
độc lập với nhau và có thể được kết hợp với các tính trạng phẩm chất như hàm
lượng amylose, hoặc kiểu cây, hoặc thời gian sinh trưởng.
Thị hiếu người tiêu dùng về hình dạng hạt rất khác nhau, có nơi thích hạt
hạt trọng, có nơi thích dạt trung bình nhưng có nơi thích hạt thon dài. Nhưng
nhìn chung hạt thon dài là được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế
(Trần Văn Đạt, 2007).
Độ bạc bụng
Độ trong suốt của hạt gạo tuỳ thuộc vào tính chất của phôi nhũ, mức độ
bạc bụng với vết đục xuất hiện ở trên lưng, bụng hoặc ở trung tâm hạt gạo
(gạo hạt lựu). Tinh bột ở vùng bạc bụng xuất hiện rời rạc có cấu trúc kém chặt
chẽ hơn vùng trong suốt nên nó tạo ra các khe hở chứa không khí giữa các hạt
trung bình (Nguyễn Thị Trâm, 1995). Mặc dù độ bạc bụng không ảnh hưởng
gì đến phẩm chất cơm, nhưng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thích hạt gạo có nội nhũ trong và trả giá cao hơn cho những
loại gạo này (Lê Doãn Diên, 2003)
Độ bạc bụng của nội nhũ chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, ngoài ra
còn chịu sự tác động của điều kiện môi trường. Điều kiện môi trường chủ yếu
ảnh hưởng đến độ bạc bụng là nhiệt độ sau khi trỗ, nhiệt độ cao làm tăng độ
bạc bụng, nhiệt độ thấp làm giảm hoặc mất độ bạc bụng (Nguyễn Văn Hoan,
1994). Phơi thóc làm giảm độ ẩm từ từ hạt gạo sẽ trong hơn, ít bạc bụng hơn
so với phơi thóc giảm độ ẩm đột ngột
Theo Nguyễn Văn Hiển (1992), độ trong suốt của gạo Việt Nam ở dải



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

rộng từ gần trong suốt đến bạc bụng. Các giống lúa miền Nam có tỷ lệ gạo
trong suốt cao và tương đối đồng đều, các giống lúa miền Bắc chủ yếu có độ
trong suốt trung bình đến bạc bụng (1-9 điểm). Các giống lúa gieo trồng vụ hè
thường có độ trong suốt thấp hơn các giống trồng trong vụ thu, đông xuân
b, Chất lượng thương phẩm
Theo đánh giá của IRRI về phân loại chất lượng theo chỉ tiêu hình dạng
và kích thước hạt theo hạt gạo xay: loại rất dài >7,5mm; loại dài từ 6,61-
7,5mm; loại trung bình: 5,51-6,60; loại ngắn <5,50mm. Dạng hạt được đánh
giá theo tỷ lệ dài/rộng (D/R): hạt thon D/R >3,0; trung bình có D/R khoảng
2,1-3,0; hạt bầu có D/R khoảng 1,1-2,0; hạt tròn có D/R<1,1.
Hình dạng hạt là kết quả của mối quan hệ giữa chiều dài, chiều rộng và
độ dày hạt gạo. Những đặc điểm này là thuộc tính của giống và được di truyền
trung gian giữa bố và mẹ, hình dạng hạt gạo là đặc tính của giống tương đối ổn
định, ít bị thay đổi do điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu sau khi nở hoa mà
nhiệt độ hạ xuống có thể làm giảm chiều dài nhưng không nhiều. Nếu những cá
thể có hình dạng hạt đẹp ở F2 thì ít biến đổi ở các thế hệ sau. Vì vậy, trong các
quần thể từ F3 hay các dòng thuần không có hy vọng chọn lọc được dạng hạt
đẹp hơn F2 hoặc nguyên bản (Nguyễn Thị Trâm, 2000)
Chiều dài và hình dạng hạt di truyền độc lập nên có thể tổ hợp hai tính
trạng đó vào một giống. Không có sự khác biệt di truyền nào gây cản trở sự tái
tổ hợp của tính trạng hạt thon dài với các tính trạng độ trong, độ bạc bụng, hàm
lượng amylose trong nội nhũ, kiểu cây, thời gian sinh trưởng và năng suất.
Độ trong của gạo di truyền độc lập với các tính trạng nông sinh học
khác nên có thể dùng các phương pháp lai hữu tính để tạo năng suất cao lại
vừa có hạt gạo trong (Lê Doãn Diên, 2003)
Sở thích của người tiêu dùng khác nhau khá rõ giữa các vùng, các quốc gia
cho nên tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt thay đổi giữa các quốc gia

và dân tộc. Nhóm dân cư ở vùng trồng lúa Japonica hạt dài trung bình, các nước


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Châu Á thích hạt gạo dài và rất dài như Thái Lan, Hông Kông và một số nước
Châu Mỹ. Những vùng trồng lúa cạn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên Việt
Nam thì người tiêu dùng lại thích hạt gạo to, bầu (Lê Doãn Diên, 2003)
c) Chất lượng dinh dưỡng
So với cây trồng được coi là cây lương thực nuôi sống con người thì lúa
gạo có hàm lượng protein trong hạt ít hơn, chỉ khoảng 7-8%. Tuy nhiên lúa
gạo lại cung cấp 40-80% lượng calo và 40-50% lượng protein trong khẩu
phần dinh dưỡng của con người. Protein của gạo là loại protein có giá trị dinh
dưỡng cao nhất so với tất cả các loại ngũ cốc khác. Nó được đặc trưng bởi
tính dễ đồng hóa, sự cân bằng về các loại aminoacid và có mặt đủ 8
aminoacid không thay thế cũng như các loại vitamin và khoáng chất.
d) Chất lượng nấu nướng và ăn uống
Bên cạnh những chỉ tiêu về xay xát, thương phẩm thì các chỉ tiêu về
chất lượng ăn uống và nấu nướng cũng rất cần thiết trong kinh doanh và sử
dụng. Chất lượng nấu nướng và ăn uống được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
về nhiệt độ hóa hồ, hàm lượng amylose, hương thơm và các chỉ tiêu phẩm
chất cơm như độ dính, độ dẻo, độ mềm
Sản phẩm chính của lúa gạo là cơm, tính ngon miệng của cơm được
quyết định do yếu tố vật lý là dẻo, độ mềm của cơm và yếu tố hóa học là mùi
thơm (Nguyễn Văn Hiển, 1992).
Mùi thơm
Mùi thơm là một chỉ tiêu rất quan trọng khi đánh giá chất lượng gạo. Khi
nấu cơm mùi thơm bốc lên cho thấy một hợp chất chính của formaldehydes và
hydrogen sulffide. Mùi thơm có thể được đánh giá tại 3 thời điểm: trên lá,trên

hạt gạo lật và trên cơm khi nấu. Theo đó người ta chia thành 3 nhóm giống theo
mức khác nhau là không thơm, hơi thơm và thơm (Lê Doãn Diên, 2003)
Tính trạng mùi thơm rất dễ bị thay đổi bởi điều kiện môi trường. Mùi
thơm của Basmati (Ấn Độ) cần nhiệt độ lạnh của môi trường gieo trồng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

(Gupta.P.C, 1976). Mùi thơm của các giống lúa thơm cổ truyền Việt Nam có
thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai như Nàng thơm chợ Đào chỉ duy trì
mùi thơm khi trồng ở chợ Đào (Long An), Tám thơm chỉ thích hợp khi trồng
ở đồng bằng sông Hồng và sẽ mất mùi khi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long
(Trần Đình Long, 1997)
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Theo thống kê của FAOSTAT trong năm 2013 trên thế giới
có 115 nước trồng lúa với tổng diện tích 153.652.007 ha, năng suất bình quân
toàn thế giới là 4.373,6 kg/ha và tổng sản lượng lúa là 672.015.587 tấn .
Châu Á: Sản lượng lúa vẫn tăng trong năm 2013, khoảng 672,7 triệu
tấn lúa, cao hơn 2012 khoảng 1,2%, do từ các nước: Ấn Độ, Indonesia, Thái
Lan, Myanmar và Bangladesh. Tuy nhiên, sản lượng lúa ở Trung Quốc thấp
hơn chỉ tiêu 1% do hạn hán ở các tỉnh miền Đông và Trung tâm. Sản lượng
lúa cũng bị giảm ở Nhật Bản, Malaysia và Philippin.
Châu Phi: Sản lượng lúa năm 2013 không thay đổi nhiều so với năm
2012, đạt 26,8 triệu tấn lúa. Vùng Tây Phi và Bắc Phi sản lượng lúa tăng thêm
5%, trong khi miền Nam Châu Phi và đặc biệt Madagascar, sản lượng lúa
giảm 4% do khí hậu bất lợi [50].
Châu Mỹ La Tinh và Caribbean: Năm 2013, sản lượng lúa tăng nhẹ
so với 2012, khoảng 28,0 triệu tấn lúa, tức 1,9%. Ở Trung Mỹ và Caribbean

sản xuất lúa gia tăng tại Dominican Republic và Mexico; ở Nam Mỹ sản
lượng lúa tăng không rõ rệt: gia tăng tại Brazil, Guyana, Paraguay và
Venezuela, trong khi giảm sút tại Bolivia và Chile. Ở Mỹ, điều kiện sản xuất
lúa tương đối thuận lợi, nhưng sản lượng giảm 5% so với kế hoạch [50].
Châu Âu: Sản lượng lúa của EU sụt giảm nhiều (4 triệu tấn) trong khi
Liên bang Nga đạt kỷ lục (1,1 triệu tấn).
Châu Úc: Sản lượng lúa tốt nhất trong 10 năm qua (0,92 triệu tấn).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bảng 2.1. Sản lượng lúa gạo thế giới trong những năm gần đây
(2009-2013)
Đơn vị: Tấn
Tên nước 2009 2010 2011 2012 2013
Afghanistan
645.000

672.000

672.000

500.000

512.094

Argentina
1.334.155


1.243.259

1.748.075

1567.971

1563.450

Brazil
12.651.144

11.235.986

13.476.994

1.1549.881

1.1758.663

Trung Quôc
1.578.169

1.451.011

1.666.273

1700.229

20.3290.000


Ấn Độ
35.673.000

143.963.000

157.900.000

15.7800.000

15.9200.000

Indonesia
64.398.890

66.469.394

65.740.946

6.9056.126

7.1279.709

Nhật Bản
10.592.000

10.604.000

10.500.000

1.0654000


10.758.000

Bangladesh
48.144.000

50.061.200

50.627.000

50.497.000

51.500.000

Malaysia
2.511.043

2.464.830

2.575.988

2.750.404

2.626.881

Myanmar
2.681.958

32.579.651


29.009.894

28.080.000

28.000.000

Philippines
16.266.417

15.772.319

16.684.062

18.032.422

18.439.406

Viet Nam
8.950.200

40.005.600

42.398.346

43.661.570

44.039.291

Thế giới
(Tổng)

686.957.597

701.998.667

726.121.583

738.187.643

745.709.788

Nguồn: FAOSTAT, 2014
Thương mại thế giới: Trong năm 2013, sản lượng lúa thương mại thế giới
giảm 2%, đạt 37,8 triệu tấn so với số kỷ lục của năm 2012, do nhu cầu tiêu
thụ ở Châu Á giảm xuống.
Giá gạo thế giới tiếp tục giảm từ cuối năm 2012 do sự cạnh trạnh mãnh
liệt trên thương trường, chủ yếu ở vùng tiêu thụ phía nam sa mạc Sahara và
Trung Đông, đặc biệt khi Ấn độ tiếp tục cung cấp gạo giá thấp. Các nước xuất
khẩu lớn như Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ bị thiệt hại đáng kể. Ấn Độ vẫn
tiếp tục giữ ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ năm 2012 đến 2013.
Gạo tồn kho: Theo FAO, vào cuối năm 2012 gạo tồn kho thế giới đạt
đến số lượng kỷ lục ở 161,3 triệu tấn (tăng lên 11% so với năm 2011). Trong
năm 2013, gạo tồn kho thế giới còn tiếp tục tăng lên 174,7 triệu tấn (tăng
8,3%). Theo dự đoán của FAO, số lượng gạo tồn kho thế giới có thể tăng cao


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

hơn nữa ở mức 183 triệu tấn trong năm 2014. Số lượng tồn kho hiện nay tương
đương với 36% nhu cầu quốc tế, một con số cao nhất trong thập niên vừa qua.

Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2012), tổng nhu cầu tiêu
thụ gạo trung bình hằng năm của cả thế giới ước tính 452,5 triệu tấn, trong khi
đó sản lượng gạo thế giới không đáp ứng đủ nhu cầu. Theo FAO, tiêu thụ gạo dự
báo sẽ tăng trong năm 2013-2014, đạt khoảng 490,4 triệu tấn, cao hơn khoảng
2,5% so với 478,5 triệu tấn trong năm 2012-2013, với mức tiêu thụ gạo trung
bình người vẫn ở mức khoảng 57 kg/người/năm trong năm 2013-2014.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Ấn Độ đứng
đầu về xuất khẩu gạo trong hai năm liên tiếp, với tổng lượng xuất khẩu năm
2013 đạt 9,61 triệu tấn, tiếp tục nới rộng khoảng cách với các nước xuất khẩu
lớn khác. Tuy nhiên, nếu so với mức xuất khẩu kỷ lục của năm 2012, xuất
khẩu gạo của Ấn Độ vẫn giảm gần 9,8%. Xuất khẩu của Thái Lan đứng vị trí
thứ hai với tổng lượng xuất khẩu đạt 6,79 triệu tấn, giảm nhẹ 2,6% so với năm
trước đó. Việt Nam đứng vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo, với lượng thấp hơn
Thái Lan, đạt 6,74 triệu tấn, giảm 12,9% so với năm 2012. Đây là mức giảm
mạnh nhất trong số 5 thị trường xuất khẩu gạo chủ chốt trên thế giới

Hình 2.1. Những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
(2012-2014)
(Nguồn: USDA, 2014)
Dự báo của UDSA - tháng 9 - 2013
Triệu
t
ấn

Tên nước

×